You are on page 1of 2

GV: Phan Duy Khôi

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – Nguyễn Tuân


*** Tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút,
bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho
nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo.
- Phong cách nghệ thuật
- Nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân là chất tài hoa tài tử. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của
ông đều là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Nguyễn Tuân tiếp cận thiên nhiên, sự vật,
sự việc chủ yếu về phương diện văn hóa, thẩm mĩ; ông yêu những cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những
tính cách phi thường hoặc những phong cảnh thơ mộng, tinh tế. Sau Cách mạng tháng Tám, những
nét chủ yếu trong phong cách Nguyễn Tuân vẫn được tiếp nối và phát huy. Ông tìm thấy chất tài
hoa nghệ sĩ ở cả những con người bình thường, ở nhân dân lao động. Ông vẫn ca ngợi những con
người tài hoa nghệ sĩ và dễ có cảm hứng với những gì đem đến cho ông những cảm giác mạnh.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác. Ông đem vào tác phẩm nhiều loại kiến thức. Đặc biệt, mỗi bài
kí của ông là một công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc. Sau Cách mạng tháng Tám, ông vẫn vận
dụng những tri thức của các ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để quan sát và mô tả hiện thực.
- Ông viết văn cầu kì độc đáo, cố tình khác người từ cách dùng từ, đặt câu đến đề tài, nhân vật, cốt
truyện.
*** Tình huống truyện:
Tình huống truyện “Chữ người tử tù” thể hiện sự phức tạp nhiều chiều trong mối quan hệ giữa con người với
con người. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục vốn có mối quan hệ kì lạ là vừa đối kháng (Huấn Cao là kẻ
lãnh đạo nổi loạn, viên quản ngục là người thay mặt cho trật tự phong kiến), vừa là tri âm tri kỉ (tâm hồn
đồng điệu về tình yêu nghệ thuật); hai con người ấy đã gặp gỡ ở chốn ngục tù. Tình huống ấy đặt hai nhân vật
Huấn Cao và viên quản ngục vào thế đối địch. Nhưng giữa nhà tù đầy bóng tối đó, thiên lương và tình yêu cái
đẹp đã lên tiếng: Huấn Cao đã cho chữ viên quản ngục và cả những lời khuyên chân thành liên quan đến cái
đẹp nghệ thuật lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Tình huống éo le, kịch tính đó đã góp phần thể hiện những nét tính cách
đẹp đẽ nhất của cả hai nhân vật và tư tưởng tác phẩm.
1. Nhân vật Huấn Cao
a. Con người tài hoa
+ Sự ca ngợi của người đời
+ Sự khao khát/ quyết tâm, nhẫn nại của ngục quan
+ Sự nâng niu, trân trọng trong cảnh cho chữ
b. Con người nghĩa khí
- Thái độ:
+ Đối với cường quyền và bạo lực: khí khái, không chịu cam phận thủ thường
+ Đối với ngục quan: đường hoàng, ngang tàng
- Hành động:
+ Dỗ gông: biểu hiện cho chí khí đã muốn là làm, thể xác bị giam cầm nhưng tinh thần thì tự do tung
hoành
+ Mắng viên quản ngục: giữ khí tiết, tự trọng, không vì biệt đãi mà chịu lụy
+ Đối với người xin chữ: “tính ông vốn khoảnh”: không dùng cái tài để mưu cầu vật chất
*Tiểu kết: HC có khí phách hiên ngang, uy nghi của một bậc anh hùng lẫm liệt
GV: Phan Duy Khôi

c. Con người có thiên lương cao đẹp


Tấm lòng vị tha, vị nghĩa: thấu hiểu ước ao cao đẹp của viên quản ngục, tự trách thiếu chút nữa đã phụ tấm
lòng tri âm
 người nghệ sĩ tài hoa có phẩm tiết cao quý
*** Tiểu kết: Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất, lí tưởng nhất của đời văn Nguyễn Tuân, là sự kết tinh của một
ngòi bút tài hoa lãng mạn, là sự kết hợp lí tưởng tuyệt vời với một đấng anh hùng hào kiệt và một bậc tài hoa
nghệ sĩ
=> Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân: cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể
tách rời nhau.
2. Nhân vật viên quản ngục
a. Con người yêu cái đẹp
- Ao ước có chữ Huấn Cao vì biết sự quý giá, ý nghĩa của chúng
- Trăn trở khi phải giam cầm một nghệ sĩ-kẻ sĩ khí tiết như Huấn Cao: “Người ngồi đó…”
- Dám hi sinh vì cái đẹp: Đứng trước sự giằng xé giữa bổn phận (coi ngục) và sở nguyện (yêu chữ), ông mạo
hiểm chọn sở nguyện  cái đẹp trở nên linh thiêng, thành niềm say mê, sở nguyện thiết tha cả đời người
b. Con người có tâm hồn “thiên lương”
- Con đường xin chữ: sự kiêu bạc của HC, tai mắt của kẻ khác, thời gian thụ án chém đến gần…  Khó khăn
trăm bề
- Thế nhưng, cách xin chữ: không dùng bạo lực để chà đạp cái đẹp, mà dùng tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”
- Khúm núm trước HC cũng chính là cúi mình trước cái đẹp đích thực của nghệ thuật, của nhân cách cao quý
- Lời nói: “kẻ mê muội xin bái lĩnh”: thái độ dứt khoát từ bỏ sự mê muội để đến với đốn ngộ, bừng sáng
3. Cảnh cho chữ: “cảnh xưa nay chưa từng có”
a. Bối cảnh đặc biệt
- Thời gian: đêm khuya-đêm cuối của một con người khí khái, tài hoa
- Địa điểm: buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, đầy phân chuột  dơ bẩn, hôi hám
 1 nghịch cảnh với thú chơi chữ
- Ánh sáng: Tỏa ra ngùn ngụt từ bó đuốc, từ mảnh lụa trắng  sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối 
sự chiến thắng của cái đẹp với cái xấu, bạo tàn.
b. Cuộc gặp gỡ đặc biệt:
+ Tư thế người cho chữ:
 “cổ đeo gông…”: tư thế đường hoàng, ung dung của người nghệ sĩ  cái đẹp trở nên rạng ngời cao quý
 Tận hưởng mùi thơm của mực, của giấy, đắm mình say mê thú chơi chữ  cốt cách cao đẹp của người
nghệ sĩ, cái mĩ, cái thiện, cái dũng đã thống nhất làm một.
+ Tư thế người nhận chữ: viên quản ngục, thư lại: tư thế khúm núm, run run
 Sự đảo lộn vị thế xã hội: người tù-quản ngục, nhưng sâu xa hơn, đó là sự hòa hợp đến vô cùng của người
sáng tạo và thưởng thức cái đẹp  Nghệ thuật tương phản-đối lập đặc sắc
=> Với cảnh cho chữ này, nhà ngục tăm tối, uy quyền đương thời bỗng sụp đổ thảm hại, cái cao cả được lên
ngôi
*** Ý nghĩa cảnh cho chữ:
+ Nghệ thuật đích thực nối kết tâm hồn
+ Cái đẹp không lụi tàn mà mãi mãi được lưu giữ.
+ Đây là cảnh cho chữ, cảnh chuyển giao cái đẹp của nghệ thuật, nhưng cũng là cảnh trao tặng cái đẹp của
nhân cách, của phẩm chất con người: Kẻ mê muội xin bái lĩnh

You might also like