You are on page 1of 4

CON ĐƯỜNG THƠ CHẾ LAN VIÊN

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước
ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một
thời gian dài im lặng (1945 - 1958
Chế Lan Viên là người có năng khiếu thơ từ nhỏ, ông bắt đầu làm thơ từ
năm 12, 13 tuổi. Cho đến năm ông 17 tuổi, ông đã xuất bản tập Điêu tàn, xuyên
suốt tập thơ là nỗi buồn không dứt về thân phận mất nước. Nỗi buồn ấy dù mơ hồ
nhưng có những nét đáng quý và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ sáng tác của
nhà thơ, đó là cơ sở để Chế Lan Viên nhận thấy ánh sáng của cách mạng,
nhận đúng con đường phải đi cho đời mình khi xảy ra sự lựa chọn quyết định.
Ông có nhiều phát biểu mang chất tuyên ngôn nghệ thuật đưa ra nhiều định nghĩa
về thơ, diễn biến theo hành trình sáng tác hơn 50 năm. Cả cuộc đời cầm bút, con
đường thơ của Chế Lan Viên trải qua nhiều giai đoạn với những biến đổi trong tư
tưởng và nghệ thuật nhưng hành trình thơ thơ ấy vẫn thống nhất trong một con
người - con người Chế Lan Viên.

I. Trước cách mạng tháng Tám:


Chế Lan Viên là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào
thơ ca lãng mạn với xu hướng thoát ly hiện thực nhưng ở ông ta cũng thấy có
quan điểm thẩm mỹ riêng. Ông đã viết trong lời tựa tập Điêu tàn “ Làm thơ là làm
sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người
Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ
vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu được vì nó nói những cái vô
nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”. Quả là Chế Lan Viên cùng với trường
thơ Loạn : “ muốn xác lập một thế giới mới trong thi ca khác với quan hệ của đời
thường” ( Hà Minh Đức ). Đó là một thế giới dị thường với bóng tối, mồ hoang,
sọ người, xương khô, máu tủy và hồn ma vất vưởng :
Nhắm mắt lại cho cả bầu bóng tối
Mênh mang lên bát ngát tựa đêm sầu
Cho hồn phách say sưa trong giả dối
Về cõi âm chờ đợi đã bao lâu
Cách nhìn thế giới như vậy chịu ảnh hưởng khá rõ ở quan điểm mỹ học của thơ
tượng trưng Pháp. Chế Lan Viên say mê cái phi thường, ông đã tìm thấy cái”
thiêng liêng” ở các nền tôn giáo và sau này ông bắt gặp cái “ cao cả phi
thường “ trong hiện thực cách mạng của dân tộc. Về phương diện nghệ thuật “
cái phi thường “ chính là sự độc đáo. Và đây chính là nét nhất quán trong phong
cách thơ ông.
 
II. Sau cách mạng tháng Tám:
Chế Lan Viên từ bỏ thế giới quan siêu hình với quan điểm mỹ học có phần
cực đoan “ kinh dị “ và từng bước hoàn thiện thế giới quan cộng sản hiện thực
cách mạng, khơi nguồn sáng tạo đưa ông từ lầu thơ với thế giới quan của “
trăng, mây “ về với cuộc sống thực tại của nhân dân. Ông nói về “ kinh nghiệm
tổ chức sáng tác “ Trước hết chúng ta làm văn nghệ là để tả sự thật. Vả chăng sau
này muốn truyền cảm cho người đọc, cố nhiên không chỉ nói cái cảm xúc của ta
mà nói cả sự việc” , ông nhìn lại thơ mình và” Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước
chảy - Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn “.Ông dứt khoát lựa chọn nhiệm vụ
mới cho thơ: “Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi- Đảng dạy ta thơ phải trả lời”,
“Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói- Chỉ nói thôi mới nói hết được lời” Ông đem
thơ phục vụ lợi ích cách mạng, xem thơ là vũ khí để cải tạo tư tưởng, xung
trận chiến đấu:
Đây là quan niệm phù hợp với thời đại. Niềm say mê, sự độc đáo phi thường vẫn
còn nhưng nhà thơ không để thơ rơi vào cõi siêu hình huyền bí mà để nó giữa hiện
thực hào hùng của nhân dân.
 
III. Những năm cuối đời:
    Quan điểm sáng tác văn học phục vụ sự nghiệp cách mạng, phản ánh hiện
thực xã hội vẫn tiếp tục được phát huy. Nhưng càng về sau, Chế Lan Viên càng
bộc lộ những băn khoăn trăn trở. Chưa bao giờ là dễ dãi trong nhận thức, ông
không chấp nhận những lối chạy theo thời thượng, học đòi khi đất nước đang
trong bước chuyển mình mạnh mẽ, ông hiểu rõ mình cần làm gì để văn
chương phù hợp với bước đi của lịch sử, ông sẵn sàng chấp nhận câu thơ mình
không còn “nguyên sắc đỏ” với cuộc đời mà:
                     Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày
Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ đỡ khổ
Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngã vào tay .
                                                              ( Thơ bình phương - đời lập
phương )
Nhưng bản chất của nghệ thuật luôn không thay đổi nên ông rơi vào mâu thuẫn.
Khi chiêm nghiệm về thơ:
                     Ở đất nước ta ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt
Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò đánh giặc
Kiếm làm cho con rùa không thể yên thân trong cuộc sống thường...
Thơ chỉ sống một phần cho mình còn ba phần cho nhiệm vụ
                                           Nghĩ mà thương!
(Sử)
Những kinh nghiệm từng trải và quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi khiến nhà thơ không
ham mê “ làm sự phi thường “ nữa. Ông mong muốn “ Vực sự sống ba chiều - lên
trang thơ hai mặt phẳng “ nhưng không thể, ông chới với hoang mang ngay những
vấn đề cá nhân ông chọn lựa. Ông muốn tìm về cái bản ngã, đúng với yêu cầu của
nghệ thuật “ Tất cả phải lấy mình ra che chở - Tự sâu thẳm đời mình, sâu thẳm tận
cùng sâu “
Nhưng rồi bệnh tật lấy đi mong ước cuối đời ấy; những Di cảo là sự bổ sung đầy ý
nghĩa  cho hành trình tự nhận thức và sáng tạo của ông. Ở giai đoạn này, ông cố
gắng tìm đến sự dung hòa các quan điểm về thơ, các hình thức tư duy thơ vốn tách
bạch dẫn đến trái ngược ở hai giai đoạn trước:
                          Người dệt thảm mặc áo rách và cuộc đời xám xịt
Ấy thế nhưng cái nghề dệt mà, ta cứ dệt thảm hoa
Lật trái trang thơ may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít
                          Thơ không phản ảnh đời mình thì nó cũng phản ảnh những
mùa hoa
                                                                        ( Dệt thảm)
Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn
biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại
cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức
năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ  đối với cuộc
sống.
Thành tựu nghệ thuật Chế Lan Viên đã đạt được trong quá trình sáng tạo chính là
những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam  nói riêng và văn
chương Việt Nam nói chung.

You might also like