You are on page 1of 5

 

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Trong văn xuôi VN hiện đạo, Nam Cao là nhà văn có phong cách vô cùng độc đáo

1.

Suốt một đời cầm bút, Nam Cao luôn trăn trở về ý nghĩa công việc viết văn mà mình
theo đuổi để rồi ông đã tìm được câu trả lời cho mình. Ông nhận ra rằng dường dù thể
hiện theo những cách như thế nào thì điều quan trọng rất cần phải hướng đến và gắn bó
với đời sống của quần chúng nhân dân.

-Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương xa rời, lãnh đạm với đời sống đen tối,
bất công mà con người chịu đựng. Với những cách viết như thế, nhà văn cho rằng dù có
đẹp, có hay nhưng đó chỉ là cái đẹp, cái hay của “ánh trăng lừa dối”.Trong “giăng
sáng” (1942), nhà văn đã phát biểu đanh thép cách nhìn nhận đó của mình bằng một
tuyên ngôn: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”. 

Nam Cao đã lên tiếng vạch trần tội ác của những kẻ thống trị đó là Bà Kiến trong truyện
ngắn Chí Phèo đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương, Nam
Cao còn tái hiện rất chân thực đời sống cơ cực, khổ sở của con người khi bị áp bức, bóc
lột đến nỗi trở nên tuyệt vọng và tha hóa. Đó chính là là lão Hạc, một người nông dân
chân phương, giàu tình thương con nhưng phải chết trong vật vã, đau đớn khi bất lực
trước số mệnh. Đó cũng chính là Chí Phèo, một con người sống trong sự vô thừa nhận
của xã hội vì mang tiếng rạch mặt, ăn vạ và đến cuối cùng khi mong muốn được hoàn
lương thì cũng không được đón nhận để rồi cũng tìm đến cái chết như một sự giải thoát
cho cuộc đời. Hay Đó là bà lão nghèo khổ vì một bữa ăn mà đánh đổi cả cuộc sống của
mình.

→ Nam Cao khi xác định mục đích của nghệ thuật là gắn liền với đời sống của con
người, ông đã thẳng thắn lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và vì những người sống khốn
khổ, cùng quẫn, ông sẵn sàng lên tiếng và bộc lộ tiếng nói yêu thương cũng như đề cao
những người tư tưởng , đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là
nguyên nhân của những hành động bên ngoài.

2. 

2.1 Ngòi bút Nam Cao thường viết về các cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh mà nhà văn gọi là
Những truyện không muốn viết. Từ những sự việc quen thuộc, thậm chí tầm thường
trong đời sống hàng ngày, tác phẩm của Nam Cao đã đặt ra những vấn đề XH có ý
nghĩa to lớn, thể hiện những triết lí sâu sắc, những triết lý không khô khan, xuất phát từ
cuộc sống thực và tâm tư đầy đau đớn dằn vặt của nhà văn về con người, về cuộc sống
và nghệ thuật quá đó thể hiện một quan điểm nghệ thuật tiến bộ của NC.  Như  nhà văn
Lê Văn Trương đã nhận xét: “ Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không
nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước
chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình”.

2.2 Như Nguyễn Minh Châu đã nhận xét:“Trong các trang truyện của Nam
Cao ,trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt
cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước
hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con
người” .Thật vậy:

N
gòi bút Nam Cao có khuynh hướng đi sâu vào nội tâm, vào thế giới tinh thần của con
người. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đới tượng trực tiếp của ngòi bút
Nam Cao. Ông đặc biệt sắc sảo trong việc phân tích và diễn tả những quá trình tâm lý
phức tạp, những hiện tượng dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười, mấp mé ranh giới giữa
thiện và ác, giữa con người với con vật…

3.
Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông
không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã mà còn có khả năng
hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của
nhân vật. Đó là ngôn ngữ làng quê thân thuộc dễ tiếp cận dễ đi sâu vào tâm trí người
đọc như ngôn ngữ trong các tác phẩm về đề tài người nông dân như chí phèo lão hạc
hay sống mòn.. Như trong tp Chí phèo có đoạn…. Chỉ với một đoạn ngắn nhưng tg
đã sử dụng nhiều ngôn ngữ đời sống giúp người đọc dễ tiếp cận tâm lí nhân vật.
Kết cấu cốt truyện theo tâm lí như “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà”, “Sống
mòn”

→ từ đó ta thấy được ông có Phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh.

Với Nam Cao, triết lý đã trở thành nhu cầu thẩm mỹ, thành cảm hứng nghệ thuật.
Triết lý xuất hiện hầu khắp các sáng tác của ông. Điều cần nhấn mạnh là truyện của
Nam Cao có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nên theo Bùi Công Thuấn “Chính những vấn
đề triết lý và những tính cách nhân vật độc đáo ấy đã làm cho truyện ngắn Nam Cao
đã vượt rất xa trong thời gian...”.Triết lý là giọng chung của Nam Cao, song mỗi
truyện có âm hưởng riêng.Tùy vấn đề suy nghiệm và tùy từng tác phẩm mà sáng tác
của ông có giọng buồn thương chua chát hay chất hùng biện hào hứng.

—> Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng
tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng
thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng
bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật
điêu luyện, độc đáo ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện
truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hoá ở nửa đầu thế
kỉ XX.

You might also like