You are on page 1of 20

Chẩn đoán động cơ thông qua tình trạng của bugi và cách khắc phục

Bugi trên xe ô tô là chi tiết quan trọng trong hệ thống đánh lửa của động cơ xăng.
Nó cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí được nén ở áp
suất cao để sinh công suất cho động cơ. Cấu tạo cơ bản của một bugi bao gồm: Cực
mát ( cực được uốn cong), cực tâm ( cực đánh lửa), khe hở đánh lửa giữa cực mát
và cực tâm là 0,9mm (đối với hệ thống đánh lửa tiếp điểm) và 2,03mm (với hệ thống
đánh lửa điện tử), sứ cách điện, phần vỏ kim loại, đầu tiếp xúc với dây cao áp...

Cấu tạo của một chiếc bugi thông thường

Là một chi tiết hoạt động trực tiếp và tiếp xúc với buồng đốt của động cơ nên tình
trạng làm việc ổn định, tốt/xấu của động cơ ít nhiều sẽ anh hưởng đến bugi và sẽ thể
hiện qua tình trạng của bugi. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số tình trạng làm việc
bất ổn của động cơ thông qua màu sắc, trạng thái làm việc của bugi.
Bugi có màu vàng nâu:

Bugi của động cơ hoạt động tốt


Bugi có màu vàng nâu chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ hòa khí
(xăng/không khí) đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định. Nếu
thay bugi mới nên thay bugi có khoảng nhiệt bằng nhau (có chiều dài lớp sứ cách
điện phía dưới bằng nhau). Khoảng nhiệt dài bugi làm việc nóng hơn và khoảng
nhiệt ngắn hơn bugi làm việc mát hơn.

Bugi có màu đen và khô:


Bugi bị bám muội than ở động cơ dư xăng
Trường hợp bugi xe bạn có màu này thường là do động cơ hoạt động ở chế độ giàu
nhiên liệu (dư xăng) hoặc xe chạy cầm chừng quá mức. Nếu có thêm hiện tượng
khói đen thoát ra ở ống pô thì chính xác là động cơ dư xăng. Hiện tượng này có thể
do một số nguyên nhân như: lọc gió bẩn dẫn đến nghẹt làm cung cấp không đủ không
khí để đạt tỉ lệ hỗn hợp chuẩn, bộ chế hòa khí hỏng, cánh bướm gió bị kẹt, bugi đánh
lửa yếu nên không đốt cháy hết hòa khí. Trước khi thay bugi cần điều chỉnh lại cho
tỉ lệ hòa khí phù hợp, vệ sinh lọc gió, bướm gió...

Bugi có màu đen và ướt:


Bugi dính dầu ở động cơ bị hở sec măng

Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi lanh, bị đốt tạo thành muội than bám trên
bugi và dầu bám vào bugi làm buugi ướt. Nguyên nhân dầu lọt vào xi lanh có thể do
hở supap, hở sec-măng hoặc thành xi lanh bị mài mòn. Trong trường hợp xe bạn ra
khói trắng và có mùi khét, cần phải nhanh chóng sửa chữa (làm máy) để không gây
sự cố hư hỏng thêm khi xe hoạt động (bó máy khi hết dầu bôi trơn).

Bugi có màu trắng:

Bugi có màu trắng do quá nhiệt


Tình trạng này của bugi chứng tỏ động cơ hoạt động quá nhiệt. Nguyên nhân gây
nên tình trạng trên có thể do bugi không phù hợp (có khoảng nhiệt quá lớn), chỉ số
octan của nhiên liệu quá thấp, thời gian đánh lửa của động cơ không tối ưu, hệ thống
làm mát động cơ hỏng, hoặc động cơ bị thiếu xăng (quá nhiều không khí). Trường
hợp này cần kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục bằng cách thử thay thế
bugi khác, điều chỉnh các hệ thống liên quan.v.v...

Bugi bị chảy cực tâm:


Bugi bị chảy cực tâm do quá nhiệt
Trường hợp này bugi sẽ bị chảy cục bộ cực tâm hoặc chảy hết toàn bộ, đầu sứ cũng
bị rỗ hay nứt. Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên do bị tự động đánh lửa gây nên
quá nhiệt, bugi có khoảng nhiệt không phù hợp, hoặc do các nguyên nhân khác như:
chất cháy đóng cặn trong buồng đốt, bô bin hỏng, supap hỏng, chất lượng nhiên liệu
kém. Điều này sẽ gây nên hiện tượng mất lửa làm giảm công suất động cơ. Trong
trường hợp này bạn nên kiểm tra bô bin, kiểm tra động cơ, tỉ lệ nhiên liệu và thay
bugi mới.

Các cực bugi bị chảy:


Các cực bugi bị chảy do quá nhiệt vì đánh lửa tự động
Khi bugi xe bạn bị chảy cả hai cực và có chất lạ bám trên cực bugi. Đó là do bugi bị
quá nhiệt do tự động đánh lửa. Sự đánh lửa sớm, bô bin bị hỏng, supap hỏng, chất
lượng xăng kém hoặc chất cháy đóng cặn trong buồng đốt cũng gây nên hiện tượng
trên. Tình trạng này sẽ làm mất khả năng đánh lửa và làm giảm công suất động cơ,
gây hỏng động cơ của xe. Bạn cần kiểm tra lại động cơ, chất lượng nhiên liệu, bô
bin đánh lửa trước khi thay bugi mới.
Bugi có khoảng cách đánh lửa lớn:
Bugi mòn cực tâm có khe hở đánh lửa cao dẫn đến khả năng đánh lửa kém
Tình trạng này do sử dụng bugi trong thời gian quá dài mà không thay. Quá trình
đánh lửa sẽ làm mòn cực tâm, làm khe hở đánh lửa tăng lên và giảm khả năng đánh
lửa của bugi gây giảm công suất của động cơ. Trong trường hợp này nên thay bugi
mới để động cơ hoạt động tốt hơn.

Bugi có cực âm bị mòn nhiều:


Bugi bị mòn cực âm do chất phụ gia nhiên liệu
Trường hợp này xảy ra do bugi bị ảnh hưởng bởi sự ảnh hưởng của các chất phụ gia
có trong xăng và dầu động cơ. Khi có tình trạng trên động cơ sẽ bị mất lửa, đặc biệt
là khi tăng tốc do khe hở đánh lửa giữa hai điện cực bugi lớn làm điện thế đánh lửa
kém, xe của bạn cũng khởi động khó khăn. Bạn nên thay bugi mới.

Bugi bị vỡ đầu sứ:


Bugi bị bể sứ do bị đóng cặn.
Trường hợp này bugi có thể bị hư do tác động cơ khí, do bị đánh rơi hoặc đè nặng
lên cực tâm bugi do sử dụng sai. Hoặc do sử dụng lâu ngày bugi bị đóng cặn ở đầu
sứ bugi và cực tâm và do cực tâm bị gỉ sét. Tình trạng bugi như vậy sẽ gây mất lửa,
đánh lửa muộn so với thời điểm phun nhiên liệu làm giảm công suất động cơ. Trường
hợp này bạn nên thay bugi mới phù hợp.
Chẩn đoán động cơ thông qua phân tích khí xả
1, Thành phần khí xả
Tham số thành phần khí xả phản ánh tình trạng chung của động cơ về quá trình
chuẩn bị và đốt cháy hỗn hợp, nó phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Tỉ lệ hỗn hợp.
- Mức độ hoà trộn đều nhiên liệu với không khí.
Thực hiện điều đó chủ yếu do hệ thống nhiên liệu và nạp, thải khí gây ra, trạng
thái nhiệt động cơ, tình trạng hoạt động của hệ thống đánh lửa (động cơ xăng),
chất lượng quá trình nén (trong động cơ Diesel), chất lượng nhiên liệu.v.v…
Như vậy, thành phần khí thải cũng là một tham số ra phản ánh tình trạng chung
của cụm máy, nó không cho biết chỗ hỏng song nó cho phép đánh giá chất lượng
cháy, công suất động cơ một cách khá hiệu quả.
Lưu ý: Thành phần khí thải ở động cơ xăng khác động cơ Diesel bởi hệ số dư
lượng không khí ở động cơ Diesel lamda > 1 còn động cơ xăng nằm trong giới hạn
trên lamda = 0,4 -0,5 và giới hạn dưới lamda = 1,3- 1,4.
Thành phần khí xả trong động cơ chủ yếu có các loại sau: ni tơ, ô xy, hơi nước,
cácboníc, ôxýt các bon ( xem bảng 4-2). Qua bảng (4-2) có nhận xét:
Điều kiện cháy hoàn và dư không khí thì khí thải chủ yếu có N2, O2, CO2, H2O và
ít CO. Vậy nếu thiếu oxy thì hàm lượng CO sẽ tăng nhiều, CO2 giảm dần chứng tỏ
hỗn hợp cháy đậm. Các chất CO, NOX, HC là chất gây độc hại cho môi trường.
Đối với động cơ phun xăng điện tử lắp bộ xúc tác khí xả thì thành phần chất độc
hại giảm.
2, Biểu hiện của màu sắc khí xả
+ Khí xả không màu hoặc có màu nâu rất nhạt Chứng tỏ quá trình cháy tốt, nếu
màu nâu là do nhiệt độ thấp, nhiên liệu cháy không hết.
+ Khí xả có màu đen Nguyên nhân chính là do thừa nhiên liệu hoặc thiếu không
khí.
* Thừa nhiên liệu: do điều chỉnh sai lượng cấp liệu (BCA hoặc bộ điều tốc) nên dư
dầu. Hoặc vòi phun không đảm bảo tốt: phun không tơi sương (phần dẫn hướng và
mặt côn kín sát mòn, rỗ), lỗ phun bị tắc, nghẹt hay mất độ tròn xoay hoặc lò xo vòi
phun không tốt, điều chỉnh áp lực phun không đúng, dẫn tới chất lượng phun nhiên
liệu kém, qui luật phun không đảm bảo. Có thể còn do điều chỉnh góc phun sớm,
góc đánh lửa sớm quá muộn.
* Thiếu không khí:
- Có sự cản trở lớn ở đường nạp (tắc lọc khí, bướm gió mở không hết, ống góp hút
bị nghẹt, xu páp hút mở không hết do điều chỉnh sai).
- Có sự cản trở ở đường thải (bình giảm âm nghẹt, ống góp khí thải nghetï do bị
đóng nhiều muội than, xu páp thải mở không hoàn toàn điều chỉnh sai hoặc không
mở). Ở động cơ tăng áp việc thiếu không khí nhiều lý do là tuốc bin máy nén khí
làm việc không tốt gây nên.
+ Khí thải có màu xanh đậm thường xuyên
Do lọt dầu nhờn vào buồng cháy (khe hở nhóm piston xécmăng – xi lanh tăng hoặc
đệm kín nắp qui lát hở, bể hoặc xupáp hút và thải đóng không kín hoặc không mở).
Có thể do: áp suất dầu bôi trơn quá lớn, hoặc lượng dầu ở cacte cao quá mức cho
phép, hoặc không khí quét lẫn nhiều dầu bôi trơn.
+ Khí xả có màu xanh nhạt (xanh lơ)
Có thể có tổ máy không làm việc hoặc xilanh bị mòn hay trầy xước có lằn. Hoặc
xéc măng bị gãy hay lắp sai hoặc mức dầu bôi trơn ở cacte và ở bình lọc gió (loại
ướt) quá cao, hoặc gioăng cao su chắn dầu ở máy nén khí bị hở, hỏng bạc đồng đỡ
trục tuốc bin.
+ Khí xả có màu trắng
Do máy lạnh hoặc có nước lọt vào buồng cháy. Nếu máy lạnh thì sau một thời gian
nổ máy màu trắng sẽ giảm và hết.
Có thể do điều chỉnh góc phun sớm, góc đánh lưả sớm quá lớn. Hoặc do không
khí, nhiên liệu cung cấp có lẫn nước. Một yếu tố khác đó là nhiên liệu có chỉ số
cêtan thấp, số ốc tan cao.
4. Xác định một số hư hỏng qua phân tích khí xả
* Động cơ xăng: Nếu khí xả có lượng ôxy và nhiên liệu chưa cháy cao có khả
năng sự bốc hơi, hoà trộn kém của hỗn hợp hoặc do có tổ máy không làm việc.
Ta làm như sau: lần lượt ngắt điện từng bugi, ở máy bị ngắt mà hàm lượng nhiên
liệu chưa cháy trong khí xả không tăng thì đó là máy không làm việc.
* Động cơ Diêzel: Lượng nhiên liệu cháy không hết thải ra ngoài là do chất lượng
phun kém (nhiên liệu không tới xương, phân bố không đều, vòi phun nhỏ giọt…)
cũng có thể do điều kiện cháy không tốt (áp suất nén không đủ vì lọt khí ra ngoài,
máy quá lạnh)… Nếu như ngắt đường dầu cao áp dẫn tới vòi phun nào đó mà
lượng nhiên liệu trong khí thải giảm xuống thì chính là do tổ máy đó bị hư hỏng.
Sự thay đổi thành phần khí xả khi ngắt từng xilanh cũng phản ánh sự làm việc
không đồng đều giữa chúng.
Tăng ga đột ngột nhưng không thấy lượng CO và nhiên liệu (xăng) chưa cháy tăng
thì có thể kết luận hệ thống tăng tốc làm việc kém hoặc không làm việc.
Động cơ phun xăng (duy trì lamda tối ưu cho từng chế độ taỉ) nhờ có bộ xúc tác
khí xả thông qua cảm biến mà lượng CO, NOX, HC ít.
Việc thay đổi hàm lượng trên phụ thuộc nhiều vào các phần tử hệ thống (cảm biến,
khối tính toán, khối chấp hành… Vì vậy có phần chẩn đoán riêng.
Phương pháp đánh giá chuẩn đoán hư hỏng động cơ mà không cần tháo máy
1. Tỉ lệ hư hỏng của các bộ phận trên động cơ xăng thông thường như sau:

Nhóm piston-xi lanh-xéc măng 13%


Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 12%
Cơ cấu phối khí 7%
Hệ thống đánh lửu 45%
Hệ thống nhiên liệu 18%
Hệ thống làm mát 4%
Hệ thống bôi trơn 1%
2. Chẩn đoán chung
Tham số chẩn đoán như công suất hữu ích, nhiệt độ, thành phần khí xả, tổn thất cơ
giới, mức độ ồn và va đập, hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn...phản ánh
chung trạng thái chất lượng của động cơ. Do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố
nên chúng chỉ nói lên trạng thái làm việc chung của động cơ là tốt hay xấu mà
không chỉ rõ hư hỏng ở bộ phận nào.
3. Chẩn đoán hệ thống
Tham số chẩn đoán phản ánh trạng thái chất lượng của từng cơ cấu, hệ thống trong
động cơ, thường là:
a) Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel:

• góc phun sớm


• áp suất phun
• lượng nhiên liệu chu trình của từng nhánh bơm
• độ đồng đều về cấp nhiên liệu giữa các vòi phun.
b) Hệ thống bôi trơn
Độ chênh lệch áp suất dầu bôi trơn trước và sau lọc
 Áp suất dầu trên đường dầu chính
 Áp suất mở các van an toàn trên đường dầu chính và trong lọc dầu.
c) Hệ thống phối khí
Lưu lượng khí nạp
Độ kín xupap và đế.
d) Hệ thống làm mát:
 Độ chênh lệch nhiệt độ nước làm mát trước và sau két nước
 Nhiệt độ bắt đầu mở van hằng nhiệt
 Nhiệt độ bắt đầu mở van điện từ đóng li hợp quạt gió hoặc van điều chỉnh dầu
vào khớp nối thủy lực của quạt gió.
4. Chẩn đoán riêng
a) Nhóm piston-xilanh-xec măng
• lượng khí lọt xuống cac te trong một đơn vị thời gian
• Mức độ tiêu hao dầu nhờn thành muội than
• Độ rò rỉ khí nén trong buồng cháy
• Độ chân không đường nạp
• Áp suất cuối kì nén
b) Nhóm thanh truyền trục khuỷu và bạc
 Áp suất dầu bôi trơn trên đường dầu chính
 Tiếng gõ trục bạc
 Cường độ va đập của nhóm piston thanh truyền khi thanh đổi liên tuc áp suất khí
nén trong buồng cháy.

CHẤN ĐOÁN KHI CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ YẾU:


Biểu hiện của động cơ khi công suất yếu:

 Máy nóng
 Khói đậm mầu
 Tăng tốc kém
 Không kéo được tải lớn
 Áp suất nén yếu
 Trong một số trường hợp, máy có tiếng kêu bất thường, tốc độ không ổn định,
tăng tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘNG CƠ THEO THÀNH PHẦN KHÍ XẢ
Biểu hiện của khí xả

 Khí thải không màu hoặc có mầu nâu rất nhạt: chứng tỏ quá trình cháy khá
tốt.
 Khí thải có mầu nâu sẫm hoặc đen: thừa nhiên liệu hoặc thiếu không khí, do
hệ thống nhiên liệu hỏng( điều chỉnh sai nhiên liệu cung cấp, vòi phun phun
không sương...) hoặc cản trở lớn các đường nạp( tắc bầu lọc khí, bướm gió
mở không hết..). đối với động cơ tăng áp, nhiều khi là do bộ tuốc bin-máy nán
làm việc không tốt gây nên.
 Khí thái có mầu xanh đậm: do lọt dầu nhờn vào buồng cháy khi nhóm xec
măng- xi lanh không đảm bảo kín khít. Nếu có mầu xanh nhạt lúc có mầu lúc
không, thường do nguyên nhân bỏ máy.
 Khí thải có màu trắng: máy lạnh hoặc có nước lọt vào buồng cháy.

You might also like