You are on page 1of 2

5 Sự cố thường gặp khi khởi động xe máy Page 1 of 2

Kiểm tra, bảo dưỡng, bugi theo định kỳ


Bugi là bộ phận tạo ra tia lửa điện trong buồng đốt, môi trường làm việc của nó rất khắc
nghiệt, tần suất làm việc cao, chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ. Sau mỗi 4.000
km, cần phải tháo bugi ra để kiểm tra định kỳ, chỉnh khe hở giữa chấu mát và điện cực
(+).

1 - Điện cực chính.


2, 8, 9 - Keo chèn.
3 - Long đen.
4, 7 - Sứ cách điện.
5 - Khe hở chấu mát - cực (+).
6 - Đầu tiếp nguồn cao áp.
10, 11 - Vỏ kim loại.
12 - Chấu mát.
Kiểm tra chung thường kỳ
Khi xe của bạn chạy được một thời gian (trên 2.000 km), tháo bugi ra để quan sát, ta có
thể đoán biết được tình trạng động cơ:
1. Sứ cách điện (bao quanh cực + ở giữa vành tròn đầu bugi) có màu đỏ gạch nung, chấu
và nồi bugi khô sạch, chứng tỏ động cơ hoàn toàn tốt.
2. Sứ cách điện và chấu bị bao phủ một lớp muội đen, khô, nghĩa là nhiên liệu không được
đốt cháy hết, do các nguyên nhân sau:
- Vít lửa rơ, rỗ.
- Điện thứ cấp yếu.
- Bugi đang dùng sai tiêu chuẩn (loại quá nguội).
- Chế hoà khí chỉnh sai tỷ lệ hỗn hợp, bị thừa xăng.
- Áp lực nén trong buồng đốt thấp, xú páp bị xì.
3. Sứ cách điện, chấu mát bẩn, bám đầy muội than ướt, như vậy là dầu nhờn bị lọt vào
buồng đốt, do séc măng và xi lanh mòn.
Bảo dưỡng căn chỉnh theo định kỳ
Trình tự thao tác như sau:

mhtml:mk:@MSITStore:C:\Users\linh\Downloads\taimienphi.vn-ky-thuat-sua-xe-ma... 24/08/2022
5 Sự cố thường gặp khi khởi động xe máy Page 2 of 2

1. Dựng xe trên chân chống giữa, rút nắp dây cao áp khỏi bugi.
2. Làm sạch khu vực quanh chân bugi trên nắp quy lát.
3. Dùng tuýp bugi tháo nó ra khỏi đầu quy lát.
4. Ngâm đầu chấu vào xăng, dùng que gỗ moi sạch muội bẩn bên trong nồi bugi, tránh
làm sứt vỡ sứ cách điện. Rửa lại với xăng thật sạch và thổi khô.

Chấu mòn, khe hở K rộng. K đúng = 0,6-0,7 mm.

5. Dùng một vật chuẩn phẳng dẹt dày 0,7 mm để kiểm tra khe hở giữa chấu mát với điện
cực (+) ở trung tâm. Khe này rộng quá thì tia lửa khó phóng qua, mất lửa ở tốc độ thấp,
chóng hỏng bôbin sườn. Nhưng nếu nó hẹp quá thì tia lửa lại không đủ lớn để hỗn hợp bắt
cháy, xe không bốc, tốn xăng. Chỉnh lại khe hở bằng cách gõ vào hoặc nạy ra mỏ chấu mát
một cách nhẹ nhàng.
6. Sau khi đã làm sạch, quan sát xem sứ cách điện có nứt, mẻ không, điện cực có mòn quá
không. Nếu có một trong các dấu hiệu trên thì phải thay bugi mới.
7. Bugi vẫn đang ở ngoài, cắm nắp tiếp điện vào, kề vỏ sắt của nó lên thân máy, đạp cần
khởi động rồi quan sát tia lửa, chúng phải phóng đều, mạnh, tập trung giữa chấu và cực
(+). Nếu lửa nhỏ, phóng lung tung ra xung quanh, chứng tỏ bugi yếu phải thay mới.
8. Khi lắp lại bugi vào quy lát, giỏ vài giọt dầu vào gien rồi dùng tay xoáy nhẹ cho đến khi
vào hết, dùng tuýp siết thêm 1/4 vòng.
9. Nếu điện cao áp bị mất qua dây và chụp bugi, xe thường chết máy khi đi mưa hoặc sau
khi rửa. Kiểm tra kỹ, nếu thấy lỗi thì phải thay mới, thao tác cuối cùng là lắp lại nguồn điện
này và nổ thử máy.

mhtml:mk:@MSITStore:C:\Users\linh\Downloads\taimienphi.vn-ky-thuat-sua-xe-ma... 24/08/2022

You might also like