You are on page 1of 112

LỜI GIỚI THIỆU

Đây là năng đặc thù nghề kỹ thuật Sửa chữa, lắp ráp máy tính, chủ yếu nhằm
phát triển các kiến thức và kỹ năng cơ bản về: Mô tả cấu tạo, hoạt động của
Mainboard PC; tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa, thay thế các linh kiện, thiết bị/bộ
phận của mainboard PC.
Năng lực này bố trí giảng dạy sau năng lực sửa chữa bộ nguồn, sửa chữa màn
hình
Tài liệu Sửa chữa mainboard được biên soạn cho học sinh sinh viên trường Cao
đẳng Cơ khí nông nghiệp. Nội dung được viết theo phương pháp tiếp cận theo năng
lực (APC) ban hành năm 2019. Tài liệu này cung cấp kỹ năng phục vụ cho các thành
tố năng lực:
1. Sử dụng dụng cụ, thiết bị chuyên dựng sửa chữa mainboard;
2. Tìm hiểu về Mainboard;
3. Chẩn đoán;
4. Xác định hư hỏng;
5. Khắc phục hư hỏng;
6. Hoàn thiện sản phẩm.
Tài liệu gồm 3 bài, mỗi bài bao gồm các nội dung cho các thành tố năng lực,
cụ thể như sau:
Bài 1: Giới thiệu các dụng cụ, thiết bị chuyên dung sửa chữa mainboard.
Nội dung bài 1 phục vụ cho thành tố năng lực 1.
Bài 2: Tìm hiểu mainboard máy tính
Nội dung bài 2 phục vụ cho các thành tố năng lực số 2,3,4.
Bài 3: Tổng hợp các hư hỏng và cách khắc phục cho mainboard
Nội dung bài 3 phục vụ cho các thành tố năng lực 5,6.
Trong quá trình viết, tôi có tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành sửa chữa
mainboard. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về kiến thức, rất mong được sự đóng
góp ý kiến của bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin
gửi về hòm thư hoangtungvt@gmail.com
Xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh phúc ngày 2 tháng 12 năm 2019
Biên soạn

Hoàng Tùng

1
BÀI 1 – GIỚI THIỆU CÁC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG SỬA
CHỮA MAINBOARD

I. GIỚI THIỆU VỀ MÁY KHÒ VÀ CÔNG DỤNG


1. Giới thiệu
Máy khò là vật dụng không thể thiếu đối với thợ sửa phần cứng. Máy khò
dùng để tháo các loại IC, Mosfet, hoặc thậm chí có thể dùng để làm lại chân chip
Nam. Dưới đây xin giới thiệu về máy khò và công dụng.
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại máy khò chất lượng khác nhau
như: Quick, Atten, ProTool… Với giá từ 600 – 1 triệu 5. Với các chức năng hiển
thị nhiệt độ, nhiệt, gió. Máy khò Atten là một trong những dòng máy thông dụng,
giá thành hợp lý, khả năng làm việc bền bỉ, đáp ứng tương đối tốt cho các yêu cầu
sửa chữa. Các thông số kỹ thuật và cách sử dụng của máy khò khác tương đối
tương tự máy khò Atten, do vậy tôi xin giới thiệu về máy khò Atten.
1.1. Hình dạng bên ngoài của máy khò.
* Tay khò và đầu khò nhiệt.
* Đồng hồ hiển thị nhiệt độ.
* Nút chỉnh gió.
* Các nút chỉnh nhiệt độ.

Hình dạng và các chức năng máy khò Atten 858D

1.2. Công dụng của máy khò nhiệt.


2
* Tháo linh kiện khỏi mainboard hay hàn vào mạch.
* Sấy, tạo chân IC, làm vệ sinh mainboard.
2. Cấu tạo của máy khò nhiệt.
Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận:
- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách
và gắn linh kiện trên mạch điện tử an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì
chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh
kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.
Lưu ý:
– Việc kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an
toàn, đảm bảo không bị hỏng linh kiện và hỏng board mạch.
– Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt,
khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời
gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất
xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như
vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió; nhiệt; và nhựa thông
lỏng (mỡ hàn).
– Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC (chú ý đến diện tích bề mặt),
thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng
khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn
nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện,
chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…
– Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện
lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh đầu quá to hoặc
quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy
nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng
nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng
lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh
kiện lận cận nhiều hơn.
– Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Phải che chắn các linh
kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là
nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.
3. Cách sử dụng máy khò
3.1. Lưu ý trước khi sử dụng máy khò
 Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò.
 Cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi mainboard.
3
 Nếu trên mainboard có pin, camera phải được tháo ra.
 Hạn chế khò gần tụ điện để tránh nổ tụ gây nguy hiểm.
3.2. Cách tháo, lắp IC bằng máy khò
3.2.1 Tháo linh kiện ( IC, điện trở dán, diode dán, transitor dán, mosfet dán…)
Lựa chọn tư thế thoải mái, tay không thuận cầm mỏ khò, chỉnh nhiệt độ và
gió cho phù hợp. thông thường để gió về “Max” và nhiệt độ khoảng 3500C.
 Dùng mỡ hàn, nhựa thông bôi đều lên chân linh kiện cần xử lý.
 Chọn đầu khò phù hợp với linh kiện cần lấy, to quá hay nhỏ quá cũng lấy
rất khó hoặc làm hỏng IC.
 Đặt mỏ khò vuông góc với linh kiện cần tháo, xoay đều mỏ khò hạn chế
tiếp xúc các linh kiện xung quanh linh kiện cần tháo.
Khò đều đến khi thiếc trên chân linh kiện cần tháo bóng đều. Dùng nhíp
nhích nhẹ khi thấy linh kiện dịch chuyển thì dùng nhíp gắp ra.
Lưu ý:
Giai đoạn này phải không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị hỏng.
Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến
thiếc không đủ nóng chảy làm đứt chân IC và mạch in. Để tránh những sự cố đáng
tiếc như trên, cần phải tuân thủ các quy ước sau đây:
– Phải giữ bằng được sự toàn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ
mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã “ngấu” hết
– Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo
“hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chui vào.
– Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông
phải đủ “loãng”. Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít
kinh nghiệm.
– Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua
thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải
“chịu trận” quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược
điểm chí tử này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC ,
nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo kinh
nghiệm, nên chỉnh gió đủ mạnh để đẩy nhựa thông và nhiệt vào gầm IC
- Phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu
vào trong. Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển đầu khò thẳng góc 90◦ lên
trên, khò tròn đều quanh IC trước (thông thường lõi của IC nằm ở chính giữa), thu
dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt để tác dụng lên những mối thiếc nằm
ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đẩy IC dịch chuyển, dùng panh kẹp
hoặc bút chân hút chân không nhấc linh kiện ra. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng
4
vì IC thường bị hỏng là do quá nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra.
Tất nhiên nếu thiếu nhiệt thì thiếc chưa đủ nóng chảy, khi nhấc IC sẽ kéo cả mạch
in lên, như vậy sẽ làm hỏng cả mạch in.
3.2.2. Lắp linh kiện ( IC, điện trở dán, diode dán, transitor dán, mosfet dán…)
 Làm sạch tiếp xúc nơi cần đặt linh kiện.
 Cho vào nơi tiếp xúc một ít nhựa thông để nơi tiếp xúc chân chì chảy đều.
 Dùng nhíp gắp linh kiện vào chỉnh cho chân linh kiện đúng với nơi tiếp
xúc.
 Khò đều đến khi chì bóng, các tiếp xúc đã chính xác thì dừng lại.
Lưu ý:
– Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp
nhựa thông mỏng. Chú ý, nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt
main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ đẩy linh kiện lên làm sai định vị.
- Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó chỉnh gió yếu
hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiện cho phép, lật bụng
IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí
(nếu có thể ta dùng panh kẹp giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài
vào giữa mặt linh kiện.
– Tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối
đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ
khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì
vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều
lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị hỏng. Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch
định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp
nguội.
Kết luận:
– Nhiệt độ làm chảy thiếc phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng
và dày thì nhiệt độ khò càng lớn-nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện.
– Gió là phương tiện đẩy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm, để tạo
thuận lợi cho chúng dễ lùa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng
nhất là các linh kiện có diện tích lớn.Gió càng lớn thì càng lùa nhiệt vào sâu nhưng
càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy
luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà.
– Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng”
thẩm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loãng khác
nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh
kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để
chung dễ thẩm thấu sâu.
5
– Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm khò sẽ tác động tới các vùng
linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ.
- Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là
tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở… Đây là vấn đề rộng đòi hỏi kỹ
thuật viên phải luôn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm. Bởi chính nhiệt là 1
trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của phần cứng, để chúng tiếp cận với nhiệt độ
lớn là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi vậy kỹ năng càng điêu luyện càng tốt.
II. GIỚI THIỆU VÀ SỬ DỤNG CARDTEST MAINBOARD
1. Hướng dẫn sử dụng Card Test Main
1.1. Khi nào thì chúng ta sử dụng đến Card Test để kiểm tra.
 PC hoặc laptop khi bật công tắc không có đèn báo nguồn, không vào điện
thì cho dù có dùng Card Test cũng không có tác dụng gì cả.
Vì vậy Card Test Main được sử dụng khi máy đã lên nguồn nhưng máy vẫn
còn sự cố như:
- Có đèn báo nguồn nhưng không lên hình.
- Lên hình nhưng không vào được Windows.
 Mục đích của Card Test là để phát hiện ra các hư hỏng như:
- Máy chưa có nguồn thứ cấp => đèn nguồn 3,3V trên Card không sáng.
- Máy bị thiếu một số điện áp, ví dụ mất nguồn cấp cho CPU => Khi đó Card
Test báo treo Reset.
- Máy bị mất xung Clock. => Card Test báo mất xung Clock.
- CPU chưa hoạt động. => Các đèn FRAM, IRDY hoặc SYS trên Card không
sáng nhấp nháy.
- CPU không chạy chương tình BIOS hoặc máy lỗi BIOS. => Card Test
không nhảy số Hecxa, hiện ngay số 00 hoặc FF hoặc không hiện gì cả.
- Ngoài ra Card Test còn phát hiện các lỗi của CPU, lỗi của Chipset, lỗi của
RAM và lỗi của Chip Video thông qua các mã Hecxa (POST Code) được hiển
thị trên các đèn Led 7 thanh.
Như vậy thông thường người thợ sẽ sử dụng Card Test để kiểm tra máy khi
máy đã lên nguồn nhưng không lên hình, các hư hỏng về khối nguồn như không
lên nguồn thì chúng ta phải sử dụng Nguồn đa năng để kiểm tra, lúc này chúng
ta chưa kiểm tra bằng Card Test được.
6
1.2. Ý nghĩa của các đèn Led và các phím trên Card Test.
1.2.1. Ý nghĩa của các đèn Led đơn.
 +5V đèn báo có điện áp 5V thứ cấp (thường máy lên nguồn mới sáng đèn
này)
 + 3V báo điện áp 3V thứ cấp (báo đèn này là máy đã lên nguồn)
 CLK báo sáng khi máy có xung Clock, tắt là mất xung Clock.
7
 Reset (RST) báo tín hiệu Reset, đèn này sáng 1/2 giây rồi tắt khi bật nguồn
là máy có tín hiệu Reset, đèn này không sáng hoặc sáng nhưng không tắt là mất
tín hiệu Reset.
 FRAME đèn báo tín hiệu khung, tín hiệu này xuất hiện khi CPU đang chạy
chương trình BIOS, nếu đèn FRAME nháy nháy là tốt, nếu đèn này không sáng
thì tương đương với chương trình BIOS không được thực thi.
 IRDY và BUSY là các đèn báo trạng thái làm việc và báo đang bận tức là
các trạng thái thể hiện CPU đang hoạt động, nếu các đèn này nháy nháy là OK nó
tương đương với CPU đang hoạt động.
RUN (nếu có) là đèn báo CPU đang hoạt động và đang chạy chương trình

BIOS, nó tương tự như đèn FRAME.
 OSC đèn báo này chỉ có tác dụng khi gắn Card vào khe ISA của Main
Desktop, nó báo tín hiệu xung đồng bộ dòng khi Main phát ra tín hiệu Video, tức
là có tín hiệu Video xuất ra màn hình.
 BIOS - Là đèn báo trạng thái truy cập BIOS, khi máy đang khởi động nếu
đèn BIOS nháy nháy là CPU đang truy cập BIOS, đèn không sáng là không có tín
hiệu truy cập BIOS.
 Trong các đèn Led đơn ở trên thì quan trọng nhất là các
đèn 3V, CLK và RST , đó là các đèn cho chúng ta biết máy đã lên nguồn (3V
sáng), đã có xung Clock (CLK sáng) và đã có tín hiệu Reset hệ thống (RST sáng
rồi tắt), các đèn khác có thể không có trên một số Card và nếu có thì độ chính xác
cũng không cao bởi chất lượng Card thường bị kém khi làm việc với các tín hiệu
có tần số cao.
1.2.2. Ý nghĩa của đèn Led 7 đoạn.

Đèn Led 7 đoạn hiển thị mã lỗi (POST Code) đây là các mã Hecxa được
xuất ra trong quá trình máy khởi động và kiểm tra các thiết bị (quá trình POST
máy).
8
Chúng ta dựa vào mã Hecxa hiển thị trên đèn Led 7 đoạn và tra cứu để biết
máy đang bị lỗi bộ phận gì, thông thường dựa vào mã Hecxa chúng ta có thể chuẩn
đoán các sự cố của CPU, Chipset, RAM và Chip Video.
1.2.3. Ý nghĩa các phím bấm.
 Các phím bấm Up và Down trên Card có tác dụng xem lại các mã POST
Code, ví dụ khi chúng ta dùng Card Test kiểm tra thấy mã Hecxa nhảy rất nhanh
qua các mã: 01 - 04 - C3 - E5 - D4 - Và dừng lại ở mã D6 nhưng chúng nhảy rất
nhanh và chúng ta không nhìn rõ thì khi chúng ta bấm vào nút Down nó sẽ hiển
thị lại các mã mà nó vừa đi qua.
1.2.4. Ý nghĩa của các mã Hecxa (POST Code)
 Mã Hecxa là một số đếm của hệ 16 (gồm các số
0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F), mã Hecxa hiển thị mã Code khi POST máy
thường có giá trị thấp nhất là 00 và lớn nhất là FF, thực ra mã Hecxa là số viết tắt
của mã nhị phân mà máy tính sử dụng trong quá trình hoạt động, mã Hecxa thường
được viết bởi chữ h ở đuôi
- Ví dụ số nhị phân sau: 0001 1111 có thể được viết tắt bởi số Hecxa là 1Fh
 Các nhà lập trình BIOS đã gán cho mỗi thành phần nhỏ của máy tính một
số Hecxa, một linh kiện như Chipset nam có thể chứa nhiều thành phần như vậy
nên nó cũng có rất nhiều mã Hecxa khác nhau khi khởi động, chương trình BIOS
lưu một bản danh sách các thành phần của máy, đồng thời nó cũng lưu chương
trình để cho CPU hoạt động được khi máy chưa nạp hệ điều hành.
 Khi máy tính khởi động, ban đầu CPU hoạt động trước, CPU truy cập vào
ROM để nạp chương trình BIOS, nếu nạp được thì CPU sẽ chạy chương trình
BIOS và thực hiện kiểm tra các thiết bị, nó kiểm tra các thiết bị lần lượt theo thứ
tự được ghi trong BIOS, các thiết bị tốt sẽ có tín hiệu phản hồi và CPU sẽ kiểm
tra thiết bị kế tiếp, nếu thiết bị nào đó lỗi thì CPU không nhận được tín hiệu phản
hồi và nó sẽ kiểm tra mãi thiết bị đó mà không thực hiện kiểm tra thiết bị kế tiếp,
chính vì vậy mà Card Test sẽ dừng lại ở mã Hecxa của thành phần bị lỗi.
 Ví dụ: với một số dòng máy khi POST, mã Hecxa dừng lại ở mã C1 thì ta
biết đó là lỗi RAM.
Thật đáng tiếc là các nhà Lập trình BIOS lại không thống nhất các mã trên,
thậm chí trong mỗi nhà Lập trình BIOS cũng không thống nhất các mã cho các
đời máy khác nhau.
Ví dụ cũng là lỗi C1 thì BIOS do Award lập trình là lỗi RAM nhưng do
Phoenix lập trình lại là lỗi thiết bị khác, thậm chí lỗi C1 do Award quy định tại
các phiên bản cũ lại là hư thiết bị khác, không phải RAM.
 Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng, hình như mã POST chỉ có ý
nghĩa lớn nhất với chính các nhà sản xuất Laptop, bởi chính họ là người có trong
tay tài liệu POST của dòng máy cụ thể, còn đối với chúng ta là những người thợ
9
thì việc tìm hiểu mã POST là một điều vô cùng khó khăn bởi khi nhận được một
mã lỗi, chúng ta cần phải đi xác minh xem công ty nào lập trình BIOS cho chiếc
máy mà chúng ta đang sửa.
Hơn thế nữa khi chúng ta có được các hướng dẫn trong tay thì lại không
chắc chắn là phiên bản BIOS trong hướng dẫn đó có phù hợp với máy của chúng
ta đang sửa hay không ?
 Đã phức tạp như thế nhưng để nhận được các mã Hecxa đó cũng không đơn
giản, các nhà sản xuất máy tính thì cố tình che giấu thông tin, trước đây tín hiệu
POST Code chuyển ra ngoài qua cổng Mini PCIE của các máy có hỗ trợ cổng
này, bây giờ một số máy họ đã chuyển sang gửi thông tin POST Code qua một
cổng khác, khiến cho Card Test qua cổng Mini PCIE bị mất tác dụng hiển thị mã
Code (các chức năng kiểm tra CLK, RST vẫn bình thường), thế là các nhà sản
xuất Card Test lại phải đi tìm các cổng mới.
 Các nhà sản xuất Card Test đã tìm và phát hiện ra rằng:
- Các máy Lenovo hiện nay đem xuất tín hiệu POST Code ra chân PIN (gọi
là cổng I2C)
- Các máy ASUS mới lại xuất tín hiệu ra cổng ELPC ở trên Main.
- Các máy khác xuất tín hiệu ra cổng LPC (cổng này không có vị trí nào cố
định).
- Và một số máy thì mã POST Code xuất ra cổng nào vẫn còn là...ẩn số ???
- Một số máy thì vẫn xuất tín hiệu POST ra cổng Mini PCIE. (Các máy có cổng
Mini PCI thì vẫn xuất tín hiệu POST Code như cũ)
Chính vì những lý do trên mà hiện nay trên thị trường đã xuất hiện các Card
Test tích hợp 3 trong 1, 5 trong 1, như Card Test dưới đây:
Card Test Main Laptop 5 IN 1

Card Test 5 in 1 hỗ trợ 5 giao diện kiểm


tra mã POST Code (hiện có bán tại 78 Phố
Vọng), Card này hỗ trợ các giao diện:
- Giao diện Mini PCI
- Giao diện Mini PCI-E
- Giao diện LPC
- Giao diện E-LPC (chuyên dụng cho
Laptop ASUS)
- Giao diện I2C (chuyên dụng cho Laptop
IBM, Lenovo - qua chân Pin).

Card Test 5 IN 1 và các dây cáp đi kèm.


10
2. Các cổng, khe cắm (giao diện) trên Main Laptop cho phép gắn Card Test.

2.1. Các giao diện Mini-PCI


Mini PCI là một giao diện chung, được sử dụng trong laptop. Nó bao gồm
124 chân. Card Debug-Five-In-One này không sử dụng đầy đủ những chân, và
chỉ có 101 chân được sử dụng . Giao diện khe cắm Mini PCI sẽ làm việc với tất
cả các Laptop.
2.1.1. Giao diện Mini-PCIe
- So với Mini-PCI, Mini-PCIe chỉ cần ít chân cắm hơn dưới chân: pin-8, mã
PIN-10, mã PIN-12, mã PIN-14, mã PIN-16, mã PIN-17, và số PIN-19.
- Số chân dùng trong Mini-PCIe là hạn chế nên không phải là tất cả các dòng
Laptop có thể sử dụng được khe cắm Mini PCIe. Nhưng hiện nay rất nhiều nhà
sản xuất máy tính xách tay cũng
đã và đang bắt đầu sử dụng loại
card test này, chẳng hạn như
IBM, HP, Fujitsu, Toshiba,
Hasee, TCL, Acer và vv ...
- Đối với các loại Laptop
không có khe cắm Mini-PCIe thì
các bạn phải dùng card test
khác…như PT098C chẳng hạn.

11
- Sau đây là danh sách một số loại Laptop, có thể làm việc với giao diện
mini-PCIe. HP: V6000 series, bao gồm cả CT6, V9000 series, bao gồm cả AT8,
AT9 ... IBM / Lenovo: CW3, CW4, LE4, LE5 ... Hasee: 310, 320 ... Fujitsu:
PROLAND 10 series Acer: hầu hết các kiểu mới ...

2.1.2. Giao diện LPC


- Đối với Laptop không hỗ trợ khe cắm Mini-PCI và Mini PCIe thì Card test
Năm-In-One Laptop sẽ cho bạn có thể sử dụng giao diện cổng “khe cắm” thứ ba:
LPC.
- LPC giao diện tồn tại trong tất cả các board mạch chính Laptop.
- Thứ tự chân “Pin” LPC trên card Five-In-One Debug-Card, từ trái sang
phải như sau: PIN1-LFRAME, PIN2-LAD3, pin3-LAD2, PIN4-LAD1, PIN5-
LAD0, PIN6-GND, PIN7-LRESET #, PIN8-LCLK, PIN9-3.3V
- Hầu hết các dòng máy tính xách tay IBM / Lenovo ThinkPad dự trữ giao
diện LPC
trong bo mạch chủ.
- Đối với Laptop IBM X 60, các giao diện LPC được đặt trong các khe cắm
U39 của bảng chính. Thứ tự các Pin là như sau: A2-> LRESET # A3-> LFRAME
# A5-> LCLK A9-> LAD3 A10-> LAD2 A11-> LAD1 A12-> LAD0
- Đối với IBM T6 R6 máy tính xách tay, các giao diện LPC được đặt tại các
J26 khe của bảng chính. Thứ tụ các Pin là như sau: A1-> LCLK, B2-> LRESET
A3-> LFRAME # #
B7-> LAD3 A7-> LAD2 B6-> LAD1 A6-> LAD0
12
- Chú ý: Thông thường, trong máy tính xách tay không có kết nối LPC hoặc
khe cắm. Cần phải kết nối cổng LPC với laptop bằng cách sử dụng các dây dẫn
và phải hàn nên đòi hỏi hết sức cẩn thận.
- Dưới đây là một số giao diện chip LPC chân có thể kết nối Năm-In-One
Debug-Card tương ứng. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng tham khảo Datasheets
những chip.
Lưu ý: Debug-card test sử dụng nguồn cấp 3.3V, và bạn có thể sử dụng bất
kỳ 3v3 và GND ở chỗ nào trên board mạch chính.. Xin lưu ý rằng không đấu với
nguồn -3,3v hoặc đấu ngược sẽ hỏng card test.
- Debug-Card LPC giao diện của BIOS pin laptop như sau .
LPC BIOS Pin định nghĩa: PIN2-RST # PIN13-LAD0 PIN14 LAD1 PIN15-
LAD2 PIN16-GND PIN17-LAD3 PIN23-LFRAME # PIN25-VCC PIN31-CLK
1.2.3. Giao diện ELPC trên card Năm-In-One được thiết kế Test cho máy tính
xách tay ASUS.
- Giao diện này sử dụng riêng một dây cáp để kết nối trực tiếp với board
mạch chủ laptop ASUS mà không cần sử dụng dây bay. Nó rất dễ sử dụng và hỗ
trợ hầu hết với các bo mạch chủ Laptop ASUS, chẳng hạn như ASUS A8S, F8S ,
EPC và vv ...
- Thông thường, Asus có một kết nối, được đặt tên như DEBUG_CON, trong
bo mạch chủ. Bạn chỉ cần sử dụng cáp để kết nối Five-In-One g vào cổng này là
được

1.2.4. Giao diện I2C trên card 5-In-1 được thiết kế riêng cho dòng Laptop IBM /
Lenovo.
- Giao diện sử dụng jac chỉ có 3 đầu dây là: SDA, SCL và GND chưa có
nguồn 3,3v. (bởi vì giao diện pin laptop I2C chỉ sử dụng có 3 đầu SDA, SCK và
GND), nên bạn kết nối với giao diện pin laptop để lấy xung hiển thị mã báo lỗi
mà thôi.
13
- Khi sử dụng Card-In-One kết nối với I2C bạn nhớ là vẫn phải đồng thời kết
nối “cắm” card test với khe cắm Mini-PCI-E trên bo mạch chủ hoặc lấy nguồn
3,3v ở pin 9 giao diện LPC hay ở chỗ nào đó để cung cấp cho card Test.
- Chú ý: Khi kết nối interposer pin để test bạn cần phải kết nối chính xác các
ký hiệu SDA / SCL / GND tương ứng với cars test thì mới test được.
Hiện nay, card test hỗ trợ các Laptop IBM sau: T61, R61/I/E, T400 / S, T500,
X61 / S, Z61, W200, W300, X200 / S, W500, W700 ...

3. Các hãng lập trình BIOS.


Khi sử dụng Card Test để kiểm tra thấy đèn Led 7 đoạn chạy được một số
bước thì dừng lại ở mã C5, nhưng khi tra cứu trên một số tài liệu thì cho kết quả
như sau:
Error Code – C5
AMI (C5)Power on delay complete. Going to enable ROM i.c. disable Cache
if any.
Award (C5)Early shadow; OEM Specific-Early shadow enable for fast boot.
Phoenix (C5)PnPnd dual CMOS(optional)
 Như vậy mỗi một nhà lập trình BIOS lại quy ước mã C5 với một lỗi khác
nhau, điều này khiến cho vấn đề trở lên phức tạp bởi chúng ta
khó xác định được máy Laptop mà chúng ta đang sửa có BIOS do hãng nào lập
trình.
 Dưới đây là danh sách các nhà cung cấp BIOS trên thế giới.
- American Megatrends Inc.
14
- Phoenix Technologies
- Award Software International
- MicroID Research (MRBIOS)
- Insyde Software (Insyde)
- General Software (General Software)
Ngoài ra một số hãng có khả năng tự lập trình BIOS cho một số sản phẩm của
mình như IBM, COMPAQ, HP
4. Tính khả thi của Card Test trong sửa chữa máy.
Hiện nay Card Test Laptop vẫn là thiết bị không thể thiếu trong ngăn tủ của
các bạn thợ, tuy nhiên để khai thác được hết những tính năng ưu việt của nó thì
các bạn nên sử dụng nó một cách linh hoạt, không áp dụng máy móc, sau đây là
một số lời khuyên cho các bạn sử dụng Card Test.
 Ở thời điểm 2012, bạn nên mua một Card Test 3 in 1 hoặc 5 in 1 thì càng
tốt, bởi Card này bạn có thể sử dụng được cho nhiều loại máy.
- Một số máy thì vẫn sử dụng cổng Mini PCIE để hiện mã Code nên khi chưa rõ
thì bạn cứ tạm thời sử dụng cổng này nếu không thấy số Hecxa nhảy thì bạn thử
các cổng khác sau đây:
- Thử gắn Card qua cổng I2C (chân PIN) trên các máy Lenovo.
- Gắn Card qua cổng ELPC trên các máy ASUS.
- Tất cả các máy bạn vẫn có thể kiểm tra được tín hiệu Reset hệ thống và
xung Clock thông qua cổng Mini PCI hoặc Mini PCIE.
Quan trọng nhất của Card Test Main Laptop là bạn kiểm tra được tín
hiệu Reset hệ thống.
 Với mã POST Code để nhảy được mã Hecxa thì bạn cần gắn đúng cổng hỗ
trợ, tuy nhiên khi nhận được mã Hecxa báo lỗi rồi thì không nên mất thì giờ để
tra cứu bởi rất khó tìm ra một chú thích đúng, bởi vì mỗi mã lỗi thì một hãng lập
trình BIOS cho ra một kết quả khác nhau, thậm chí trong một hãng cũng đưa ra
lỗi khác nhau giữa các phiên bản BIOS.
Vậy thì mã POST Code còn có ý nghĩa như thế nào không phải dựa vào tra

cứu mà nên dựa vào kinh nghiệm.
 Mỗi lần sửa chữa là một lần góp thêm kinh nghiệm:
- Ví dụ khi kiểm tra máy Laptop IBM T41 thấy mã Hecxa nhảy nhiều bước và
dừng ở mã 46 (thông thường sau bước này thì Card Test nhảy đến 52 thì ra hình)
=> Hiện tượng này sau khi thay Chip Video là máy sẽ chạy bình thường, như vậy
cần ghi lại mã 46 trên khi kiểm tra máy IBM T41 là lỗi Chip Video.
 Bạn hãy chủ động tạo ra kinh nghiệm cho chính mình.
15
- Một máy Laptop sau khi sửa xong, tại sao bạn không tháo thử RAM ra để quan
sát xem mã POST Code báo là gì ?, đó chính là mã báo lỗi RAM đối với các máy
khác cùng loại.

- Bạn cũng có thể làm cho Chip Video tạm ngừng hoạt động bằng cách tìm mạch
nguồn tạo ra 1,8V cấp cho Chip Video rồi tạm thời khoá đèn Mosfet trên lại (chập
G vào S để khoá) khi đó nguồn tạo 1,8V sẽ ngừng hoạt động, tuy nhiên phương
pháp này chỉ thực hiện được khi nguồn 1,8V đó chỉ cấp cho Chip Video mà thôi.
Ngoài ra còn dựa vào các kinh nghiệm sau mà không quan tâm đến mã

Hecxa hiển thị mã gì.
- Đèn Hecxa không nhảy số hoặc không hiển thị => Suy ra CPU không chạy
hoặc không nạp được BIOS.
- Đèn Hecxa có nhảy số dù chỉ một bước => Chứng tỏ CPU đã chạy và đã
nạp được BIOS.
- Đèn Hecxa chỉ nhảy được 1 đến 2 bước và dừng => Lỗi thuộc về CPU và
hoặc Chipset bắc, thay thử CPU vẫn thế là do Chipset bắc.
- Đèn Hecxa nhảy được khoảng 3 đến 4 bước => Máy thường bị lỗi RAM
hoặc RAM không tiếp xúc.
- Đèn Hecxa nhảy được trên 4 bước (qua lỗi RAM) thì dừng => thì thường
lỗi ở Chipset nam.
- Đèn Hecxa nhảy nhiều bước, gẫn bằng số bước khi màn hình hiển thị =>
Điều này chứng tỏ Chip Video bị lỗi.
- Một số trường hợp Chip Video lỗi gây ra mất hình nhưng qúa trình khởi
động vẫn tiếp tục do quá trình POST máy CPU không phát hiện ra một số lỗi của
Chip Video, ví dụ lỗi bong chân hay hỏng mạch khuếch đại đệm tín hiệu ở ngõ
ra.
 So sánh với sử dụng nguồn đa năng thì thiết bị nào hiệu quả hơn.
- Nếu nói về sự cần thiết thì cả hai thiêt bị trên đều không thể thiếu được với
mỗi người thợ sửa Laptop.
- Nếu không có đồng hồ đo dòng (nguồn đa năng) thì bạn không thể kiểm tra
các máy không lên nguồn, bởi các máy này Card Test chưa có ý nghĩa gì cả.
- Kể cả khi đã lên nguồn, máy đã chạy thì dựa vào dòng tiêu thụ của máy mà
những người thợ có kinh nghiệm biết rằng máy đang khởi động tới đâu, dòng điện
dừng lại ở một giá trị nào đó là họ có thể suy ra được hư hỏng một cách tương
đối.
- Tuy nhiên với Card Test Main lại cho chúng ta mấy thông tin quan trọng
như:
16
* Nếu có tín hiệu Reset thì suy ra => Các nguồn điện chính đã tốt, xung
Clock đã tốt.
* Nếu số Hexca nhảy số dù chỉ là 1 bước ta cũng có thể chắc chắn rằng =>
CPU đã chạy và đã nạp được.
III. GIỚI THIỆU VÀ SỬ DỤNG MÁY NẠP ROM BIOS
1. Giới thiệu
Trong quá trình sửa chữa, khi gặp phải pan lỗi BIOS, nếu không có máy
nạp Rom sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi máy nạp Rom bios gần như là một công
cụ không thể thiếu đối với thợ sửa chữa máy tính.

Máy nạp Rom

1.1. ROM là gì? BIOS là gì?


- BIOS là viết tắt của Basic Input/Output System. Hay là hệ thống nhập/xuất
cơ bản. BIOS đóng vai trò quan trọng, nhất là trong việc nạp hệ điều hành. Khi
người dùng bật máy tính, bộ vi xử lý sẽ thực hiện chỉ thị đầu tiên của nó. Cho nên
sẽ phải tìm những chỉ thị. Tuy nhiên vi xử lý lại không thể lấy chỉ thị từ hệ điều
hành nếu không có hướng dẫn, vì hệ điều hành nằm trên ổ cứng. Và BIOS sẽ cung
cấp những hướng dẫn này.
Một số nhiệm vụ mà BIOS phải thi hành:
– Tự kiểm tra các thiết bị phần cứng của hệ thống khi nguồn bật để đảm bảo
mọi thứ hoạt động ổn định.
17
– Kích hoạt các chip BIOS khác trên những card được gắn vào máy tính.
– Cung cấp một tập các đường kết nối để hệ điều hành giao tiếp với các thiết
bị phần cứng. Chính nhờ những đường kết nối này mà BIOS được gọi là hệ thống
xuất nhập cơ bản. Đặc biệt khi khởi động máy, các đường kết nối này quản lý bàn
phím, màn hình, các cổng tiếp nối và các cổng song song.
– Quản lý các thiết lập cấu hình.
BIOS là một phần mềm đặc biệt, nó giao tiếp với các thiết bị phần cứng trong máy
tính với hệ điều hành. BIOS thường được chứa trong bộ nhớ Flash trên bo mạch
chủ.
ROM (Read Only Memory) là tên của IC, một chip nhớ chỉ cho phép đọc dữ liệu
mà không cho ghi trong quá trình máy hoạt động. Tuy vậy hiện nay, người ta đã
sử dụng flash rom nên việc ghi tín hiệu trở nên dễ dàng hơn. Đó là khi chúng ta
Update BIOS hoặc Nạp BIOS là chúng ta thực hiện việc ghi dữ liệu vào ROM.
2. Tìm hiểu về máy nạp ROM
Máy nạp ROM (Device programmer hoặc ROM writer) hay còn được gọi là bộ
nạp ROM, mạch nạp, máy nạp trình IC. Đây là thiết bị điện tử chuyên dùng trong
lĩnh vực phần cứng máy tính hoặc phần mềm nhúng (firmware – phần mềm điều
khiển phần cứng). Nó có chức năng cấu hình các chip nhớ bán dẫn kiểu vi mạch
tích hợp điện tử khả trình (như đọc, ghi, xóa, xác thực…).

Có khá nhiều các dòng máy nạp Rom khác nhau trên thị trường
2.1. Chức năng của máy nạp ROM
Máy nạp ROM đa năng thường được sử dụng để ghi nạp dữ liệu cho các bộ
nhớ bán dẫn. Việc ghi nạp được tiến hành bằng cách cắm chip nhớ vào trong một
đế nạp ở phía trên máy nạp. Đế nạp này thường ở kiểu kep ZIF. Hoặc chúng ta có
thể dùng một đoạn dây cáp để kết nối trực tiếp các chân điều khiển của máy nạp
tới bo mạch chứa chip nhớ. Sau đó, dữ liệu được truyền vào trong chip nhớ bằng
18
cách cấp các tín hiệu điện từ các chân điều khiển tương ứng của máy nạp tới các
chân yêu cầu của con chip nhớ. Một số loại chip nhớ sẽ có giao diện giao tiếp cho
nhận dữ liệu nạp trình. Trong khi một số khác lại đòi hỏi dữ liệu nạp trình thông
qua các chân điều khiển kiểu giao tiếp song song. Ở đó thường yêu cầu một xung
nạp trình có mức điện áp cao để ghi nạp dữ liệu vào trong con chip nhớ.
Một trong những điểm nổi bật nhất và quan trọng nhất đối với máy nạp
ROM đa năng đó là các giải thuật nạp (programming algorithm) mà máy có khả
năng hỗ trợ nạp được. Mỗi một con chip sẽ có giải thuật nạp tương ứng do nhà
sản xuất chip định nghĩa. Cho nên chỉ các máy nạp có hỗ trợ giải thuật tương ứng
mới có khả năng cấu hình và giao tiếp với chip đó. Trên thực tế các loại chip nhớ
mới thường xuyên được ra đời và cung ứng trên thị trường. Điều đó khiến cho các
mã chip nhớ mới, các giải thuật nạp cho chip nhớ mới cũng cần được bổ sung
tương ứng cho các máy nạp trình IC.
2.2. Phân loại máy nạp ROM
Hiện nay có một số cách phân loại máy, phổ biến như theo kiểu nạp trình,
theo chủng loại chip được hỗ trợ, hoặc theo năng suất/số lượng kênh nạp (socket
sites)
2.2.1. Theo kiểu nạp trình:
Loại máy nạp off-board: nạp kiểu song song (hay thường gọi là kiểu nạp
socket). Lúc này, các chip rời đơn sẽ được cắm và đế nạp (socket adapter) để nạp
dữ liệu cho nó. Sau đó, các chip này sẽ được lấy ra khỏi socket để đem đi gắn lên
bo mạch đích (target board). Kiểu nạp này thường được dùng trong sản xuất do
đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất hàng loạt, quy mô lớn.
Loại máy nạp on-board: có thể gọi là nạp kiểu nối tiếp. Kiểu nạp này được
chia làm 2 loại đó là nạp in circuit (ICP) và nạp In-system (ISP). Đây là kiểu nạp
dữ liệu cho chip khi chip đang được gắn trên bo mạch đích thông qua giao diện
nạp trình nối tiếp giữa mạch nạp và chip. Vì tính chất lệ thuộc vào bo mạch đích
nên đôi khi phương thức này khá phức tạp. Việc phải nạp cho nhiều chip khác
nhau sẽ dẫn đến mất nhiều thời gian. Nhưng ngược lại, nếu như bạn chỉ cần nạp
đi nạp lại cho duy nhất một chip của bo mạch đích thì phương pháp này lại rất
hữu dụng, giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí. Nạp kiểu nối tiếp đáp ứng tốt
cho yêu cầu ở giai đoạn phát triển ứng dụng hoặc nâng cấp, sửa chữa sản phẩm.
Nó cũng hay được áp dụng cho công việc kiểm tra chức năng trong sản xuất hàng
loạt một số loại sản phẩm dùng chip nhớ nhạy cảm tĩnh điện.
2.2.2. Theo chủng loại chip được hỗ trợ:
Có thể được chia làm 2 loại máy nạp đó là máy nạp đa năng và máy nạp.
Với dòng máy nạp đa năng cung cấp khả năng nạp được hầu hết các chủng loại
chip nhớ khác nhau. Trong khi dòng máy nạp chuyên biệt chỉ hỗ trợ khả năng nạp
trình được một số loại chip nhất định.
2.2.3. Theo năng suất hay số lượng kênh nạp trình:
19
Với cách phân chia này chúng ta có 3 loại là máy nạp đơn kênh, máy nạp
đa kênh và máy nạp tự động. Máy nạp đơn kênh (single site programmer) chỉ có
thể nạp được một chip cho một lượt. Máy nạp đa kênh (Multi sites/Gang
Programmer) có thể cung cấp khả năng nạp được đồng thời một lượt nhiều chip.
Máy nạp tự động (Automated Programming System/Auto-handler Programming
Machine) là loại máy sử dụng cánh tay robot thay cho thao tác của con người để
nạp số lượng lớn chip một cách đồng thời, liên tục cho sản xuất hàng loạt.
3. Lựa chọn máy nạp ROM.
Như đã đề cập ở trên, máy nạp ROM là công cụ và cánh tay đắc lực cho
anh em làm nghề kỹ thuật sửa chữa máy tính, laptop hay bất kỳ một thiết bị điện
tử nào. Chính bởi thế, việc sở hữu một chiếc máy tốt phục vụ cho công việc là
điều rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy nạp khác nhau
với mức giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tùy vào tính chất và quy mô
công việc, cũng như khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn cho mình một thiết
bị phù hợp.

Trong số rất nhiều các dòng máy nạp trình IC đa dạng hiện nay thì máy nạp
ROM minipro nổi bật và phổ biến hơn cả vì giá thành cũng như sự tiện dụng. Để
có thể sở hữu cho mình chiếc máy này, hãy nhanh tay click vào đường link bên
dưới. Hiện nay các dòng sản phẩm máy nạp ROM minipro chính hãng đang được
bán tại website hocvienit.vn với mức giá rất tốt.
Danh mục các loại máy và thiết bị nạp ROM
– Máy nạp Rom Mini Pro TL866CS Universal Programmer
– Máy nạp ROM Mini TL866
– Máy nạp Rom: Xeltek Superpro 610P Programmer
– Máy nạp ROOM Mini RT809
– Thiết bị Nạp Rom Xeltek Super Pro 5000 Programmer
20
– Thiết bị Nạp Rom Xeltek Super Pro 501s Programmer
– TSOP 20 Universal programmer
– Universal CNV-SOP16 to DIP16 programming adapter
– Universal PLCC32 to DIP32 programming adapter
– Universal PLCC44 to DIP44 programming adapter
– Universal Programmer TSOP32 to DIP32 Adapter
– Universal Programmer TSOP8-200Mil to DIP8 Adapter

BÀI 2: TÌM HIỂU VỀ MAINBOARD MÁY TÍNH


1. CHỨC NĂNG CỦA MAINBOARD:
Trong một hệ thống máy tính có khoảng 10 thiết bị khác nhau như:
- CPU
- RAM
- Card Video
- Card Sound
- Card LAN
21
- HDD
- CD ROM
- Keyboard
- Mouse
* Các thiết bị này có tốc độ chạy rất khác nhau:
- Ví dụ: Tốc độ ra vào qua chân CPU là 800MHz nhưng tốc độ qua chân RAM là
400MHz và tốc độ qua Card Sound chỉ có 66MHz
- Ngoài ra số đường mạch (số BUS) cũng khác nhau, vì vậy cmà các thiết bị trên không
thể kết nối trực tiếp với nhau được.
- Mainboard chính là thiết bị đóng vai trò trung gian để kết nối tất cả các thiết bị trên hệ
thống máy tính liên kết lại với nhau thành một bộ máy thống nhất, vì vậy Mainboard có
những chức năng sau:
* Các chức năng của Mainboard:
Gắn kết các thành phần trên một hệ thống máy tính lại với nhau
Điều khiển thay đổi tố độ BUS cho phụ hợp với các thành phần khác nhau
Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên Main
Cung cấp xung nhịp chủ (xung Clock) để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống
Chính vì những chức năng quan trọng trên mà khi Main có sự cố thì máy tính không thể
hoạt động được.

Hệ thống máy tính với các thiết bị gắn trên nó, Mainboard có các thành phần chính là
North Bridge (Chipset bắc), Sourth Bridge (Chipset nam), IC SIO (IC điều khiển các
cổng). Ba thành phần chính của Mainboard đóng vai trò trung gian để gắn kết các thiết
bị của hệ thống máy tính lại thành một bộ máy thống nhất.
2. SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MAINBOARD:
2.1 Các thành phần chính của Mainboard:
22
* Soket (đế cắm CPU)
Có nhiều loại đế cắm cho CPU tuỳ theo chủng loại Mainboard
- Socket 370 trên các Mainboard Pentium 3
- Socket 478 trên các Mainboard Pentium 4
- Socket 775 trên các mainboard Core 2 dual hoặc Dual 2 core
- Socket 1150 hoặc 1155 trên các mainboard Core i3, core i5, core i7 ..
Các chân Socket do Chipset bắc điều khiển.
* North Bridge (Chipset bắc)
- Chipset bắc có nhiệm vụ điều khiển các thành phần có tốc độ cao như CPU, RAM và
Card Video
- Chipset điều khiển về tốc độ BUS và điều khiển chuyển mạch dữ liệu, đảm bảo cho dữ
liệu qua lại giữa các thành phần được thông suốt và liên tục, khai thác hết được tốc độ
của CPU và bộ nhớ RAM
- Có thể ví Chipset giống như một nút giao thông ở một ngã tư, điều khiển chuyển
mạch như các đèn xanh đèn đỏ cho phép từng luồng dữ liệu đi qua trong một khoảng
thời gian nhất định, còn điều khiển tốc độ BUS là mỗi hướng của ngã tư khác nhau thì
các phương tiện phải chạy theo một tốc độ quy định.
23
Sourth Bridge (Chipset nam)
- Chức năng của chipset nam tương tụ như chipset bắc, nhưng chipset nam điều khiển
các thành phần có tốc độ chậm như: Card Sound, Card Net, ổ cứng, ổ CD ROM, các
cổng USB, IC SIO và BIOS v v...

ROM BIOS (Read Olly Memory - Basic In Out System)


- ROM là IC nhớ chỉ đọc, BIOS là chương trình nạp trong ROM do nhà sản xuất
Mainboard nạp vào, chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây:
+ Khởi động máy tính, duy trì sự hoạt động của CPU
+ Kiểm tra lỗi của bộ nhớ RAM và Card Video
+ Quản lý trình điều khiển cho chipset bắc, chipset nam, IC-SIO và card video
onboard
+ Cung cấp bản cài đặt CMOS SETUP mặc định để máy có thể hoạt động ta chưa
thiết lập CMOS
24
IC SIO (Super In Out)
- IC điều khiển các cổng vào ra dữ liệu
- SIO điều khiển các thiết bị trên cổng Parallel như máy In, máy Scaner, điều
khiển ổ mềm, các cổng Serial như cổng COM, cổng PS/2
- Ngoài ra SIO còn thực hiện giám sát các bộ phận khác trên Main hoạt động để
cung cấp tín hiệu báo sự cố
- Tích hợp mạch điều khiển tắt mở nguồn, tạo tín hiệu Reset hệ thống.

Clockgen (Clocking)
- Mạch tạo xung Clock
- Mạch tạo xung Clock có vai trò quan trọng trên Main, chúng tạo xung nhịp cung cấp
cho các thành phần trên Main hoạt động đồng thời đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ
25
thống máy tính, nếu mạch Clock bị hỏng thì các thành phần trên Main không thể hoạt
động được, mạch Clocking hoạt động đầu tiên sau khi Main có nguồn chính cung cấp.

VRM (Vol Regu Module)


- Modul ổn áp.
- Đây là mạch điều khiển nguồn VCORE cấp cho CPU, mạch có nhiệm vụ biến đổi điện
áp 12V/2A thành điện áp khoảng 1,5V và cho dòng lên tới 10A để cấp cho CPU, mạch
bao gồm các linh kiện như đèn Mosfet, IC dao động, các mạch lọc L,C

Khe AGP hoặc PCI Express


- Khe AGP và PCI Express dùng để gắn Card video, khe AGP hoặc PCI Express do
Chipset bắc điều khiển.
Khe RAM
26
- Khe RAM do Chipset bắc điều khiển dùng để gắn bộ nhớ RAM, đây là bộ nhớ trung
gian không thể thiếu được trong một hệ thống máy tính.
Khe PCI
- Khe PCI do Chipset nam điều khiển dùng để gắn các Card mở rộng như Card sound,
Card Net ...

Cổng IDE
- Cổng IDE do Chipset nam điều khiển, cổng IDE dùng để gắn các ổ đĩa như HDD,
CDROM, DVD ...
3. VỊ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN TRÊN MAINBOARD THỰC TẾ
27
Đèn Mosfet - trên mạch ổn áp nguồn cho CPU

Đèn Mosfet ổn áp cho Chipset


28
Mạch VRM trên mainboard Foxconn

29
Mạch SIO trên mainboard Foxconn

Chipset nam trên Mainboard Foxconn


30
Chipset bắc trên mainboard Foxconn

ROM BIOS trên mainboard Foxconn


31
Mạch Regu_RAM trên mainboard Foxconn

Mạch Regu_Chipset trên Mainboard Foxconn


32
Card Net onboard trên mainboard Foxconn

Card Sound onboard trên mainboard Foxconn

33
II. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH QUẢN LÝ NGUỒN TRÊN MAINBOARD
1. Các thành phần của mạch.
Mạch điều khiển nguồn trên Mainboard có chức năng điều khiển quá trình tắt mở nguồn,
ổn định các điện áp cấp cho CPU, Chipset, bộ nhớ RAM, Card Video và các linh kiện
khác.
- Các chủ đề ta cần tìm hiểu bao gồm:
+ Các điện áp của nguồn ATX
+ Mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU
+ Mach ổn áp nguồn cho Chipset
+ Mạch ổn áp nguồn cho RAM
Các điện áp của nguồn ATX.

Nguồn ATX có hai phần là nguồn cấp trước (Stanby) và nguồn chính (Main Power)
- Khi ta cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, nguồn Stanby hoạt động ngay và cung cấp
xuống Mainboard điện áp 5V STB, điện áp này sẽ cung cấp cho mạch khởi động nguồn
trên Chipset nam và IC-SIO (nguồn chính chưa hoạt động khi ta chưa bấm công tắc)
- Khi ta bấm công tắc => tác động vào mạch khởi động trong Chipset nam => Chipset
đưa ra lệnh P.ON => cho đi qua IC- SIO rồi đưa ra chân P.ON của rắc cắm lên nguồn
ATX (chân P.ON là chân có dây mầu xanh lá cây), khi có lệnh P.ON (= 0V) => nguồn
chính Main Power sẽ hoạt động.
- Khi nguồn chính hoạt động => cung cấp xuống Mainboard các điện áp 3,3V (qua các
dây mầu cam), 5V (qua các dây mầu đỏ), 12V (qua các dây mầu vàng), -5V qua dây
mầu trắng và -12V qua dây mầu xanh lơ.

34
Chân rắc cắm nguồn trên Mainboard Rắc cắm nguồn ATX
Các dây mầu đen : Mass
Các dây mầu cam : 3,3V
Các dây mầu đỏ : 5V
Các dây mầu vàng : 12V
Dây mầu tím : 5V STB (cấp trước)
Dây mầu trắng : - 5V
Dây mầu xanh lơ: -12V
Dây mầu xanh lá cây: P.ON (lệnh mở nguồn)
Khi P.ON = 0V là mở nguồn chính Rắc 4 chân cấp nguồn 12V cho
Khi P.ON > 0V là tắt nguồn chính mạch VRM
Dây mấu xám là chân P.G (Power Good - báo nguồn
tốt)
Các dây cùng mầu có cùng điện áp, trên nguồn ATX chúng xuất phát từ một điểm, tuy
nhiên nhà sản xuất vẫn chia ra làm nhiều sợi với mục đích để tăng diện tích tiếp xúc
trên các rắc cắm, đồng thời giảm thiểu được các trục trặc do lỗi tiếp xúc gây ra
2. Các mạch ổn áp trên Mainboard.
2.1. Các điện áp cấp trực tiếp đến linh kiện (không qua ổn áp) bao gồm:
Trên Mainboard có một số linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn điện từ nguồn ATX tới mà
không qua mạch ổn áp, đó là các linh kiện:
- IC Clock gen (tạo xung Clock) sử dụng trực tiếp nguồn 3,3V
- Chipset nam sử dụng trực tiếp các điện áp 3,3V, 5V và 5V STB
- IC-SIO sử dụng trực tiếp nguồn 3,3V và 5V STB
35
Lưu ý: (Các linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn điện từ nguồn ATX hay bị sự cố khi ta sử
dụng nguồn ATX kém chất lượng)
2.2. Các mạch ổn áp
- Các linh kiện như CPU, RAM, Card Video và Chipset bắc chúng thường chạy ở các
mức điện áp thấp vì vậy chúng thường có các mạch ổn áp riêng để hạ áp từ các nguồn
3,3V , 5V hoặc 12V xuống các mức điện áp thấp từ 1,3V đến 2,5V.
a) Mạch VRM (Vol Regu Module - Modun ổn áp):
- VRM là mạch ổn áp nguồn cho CPU, mạch này có chức năng biến đổi điện áp 12V
xuống khoảng 1,5V và tăng dòng điện từ khoảng 2A lên đến 10A để cung cấp cho CPU
- Trên các Mainboard Pen3 thì mạch VRM biến đổi điện áp từ 5V xuống khoảng 1,7V
cấp cho CPU
b) Mạch Regu_Chipset (mạch ổn áp cho chipset)
- Là mạch ổn áp nguồn cấp cho các Chipset, các Chipset nam và bắc của Intel thường
sử dụng điện áp chính là 1,5V các Chepset VIA thường sử dụng điện áp khoảng 3V
c) Mạch Regu_RAM (mạch ổn áp cho RAM)
- Với thanh SDRAM trên hệ thống Pentium 3 sử dụng 3,3V thì không cần ổn áp
- Thanh DDR sử dụng điện áp 2,5V; thanh DDR2 sử dụng 1,8V và thanh DDR3 sử
dụng 1,5V vì vậy chúng cần có mạch ổn áp để giảm áp xuống điện áp thích hợp.

Sơ đồ của mạch cấp nguồn trên Mainboard


2.3. Phân tích sơ đồ mạch cấp nguồn trên Mainboard
- Khi cắm điện, phần nguồn STANBY trên nguồn ATX hoạt động => cung cấp 5V STB
xuống Mainboard qua sợi dây mầu tím của rắc nguồn.
36
- Khi bấm công tắc => mạch khởi động trên Mainboard đưa ra lệnh P.ON = 0V điều
khiển cho nguồn chính hoạt động, nguồn chính chạy => cung cấp xuống Mainboard các
điện áp: 3,3V 5V và 12V, và một số nguồn phụ như -5V và -12V
- Nguồn 3,3V cấp trực tiếp cho IC tạo xung Clock, Chipset nam, BIOS và IC-SIO -
đồng thời đi qua mạch ổn áp hạ xuống 1,5V cấp cho các Chipset (Intel) hoặc hạ xống
3V cấp cho các chipset VIA.
- Nguồn 12V đi qua mạch ổn áp VRM hạ xuống điện áp khoảng 1,5V cấp cho CPU
- Nguồn 5V đi cấp cho Chipset và các Card mở rộng trên khe PCI , giảm áp xuống 2,5V
qua mạch ổn áp để cấp nguồn cho RAM

Hoạt động quá trình điều khiển nguồn:


- Khi cắm điện, nguồn STANBY hoạt động trước cung cấp điện áp 5V STB cho mạch
khởi động trên Chipset nam và IC- SIO
- Khi bật công tắc, từ Chipset nam đưa ra lệnh mở nguồn P.ON, lệnh này đưa qua IC-
SIO rồi đưa đến chân P.ON của rắc cấp nguồn cho Mainboard (qua dây mầu xanh lá) để
lên điều khiển cho nguồn chính Main Power hoạt động.
- Nguồn chính họat động cho ra các điện áp chính là:
* 3,3V - Cấp trực tiếp cho các IC như Chipset nam, SIO và Clock gen đồng thời
đi qua mạch ổn áp Regu để cấp nguồn chính 1,5V cho hai Chipset
* 5V cấp trực tiếp đến Chipset nam, và cấp cho các Card mở rộng PCI
37
* 12V cấp cho mạch ổn áp VRM để giảm áp xuống khoảng 1,5V cấp nguồn cho
CPU
- Nếu mạch VRM hoạt động tốt (không có sự cố) nó sẽ cho ra nguồn VCORE (1,5V)
cấp cho CPU đồng thời cho tín hiệu VRM_GD (VRM_Good) báo về Chipset nam, đây
là tín hiệu bảo vệ, nếu có tín hiệu này báo về, Chipset nam hiểu là CPU đã sẵn sàng hoạt
động và Chipset sẽ cho ra tín hiệu RESET để khởi động máy.
2.4. Đèn Mosfet trên Mainboard
2.4.1. Chức năng của đèn Mosfet trên Mainboard
Trên Mainboard thường thấy đèn Mosfet được sử dụng rất nhiều, chúng được sử dụng
trong mạch điều khiển nguồn cấp cho CPU, cho Chipset và RAM

a. Cấu tạo của đèn Mofet


Đèn Mosfet được cấu tạo từ các chất bán dẫn N-P-N , chúng được cấu tạo bởi 3 cực:
- Cực nền (Drain) – D
38
- Cực nguồn (Source) – S
- Cực cổng (Gate) – G

Đặc điểm của đèn Mosfet ngược (dùng trên Mainboard)


- Từ chân G sang chân S là cách điện
- Từ chân G sang chân D là cách điện
- Từ chân D sang chân S (khi cấp dương vào D) thì còn phụ thuộc vào điện áp chân G
Nếu điện áp chân G > điện áp chân S thì đèn dẫn (khi cấp dương vào D, âm vào S)
Nếu điện áp chân G < = điện áp chân S thì đèn tắt => Như trên là đèn tốt.
Các trường hợp đèn hỏng
- Nếu đo từ chân G sang chân S mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-S
- Nếu đo từ chân G sang chân D mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-D
- Nếu điện áp chân G dương hơn chân S mà đèn không dẫn (khi cấp dương vào D, âm
vào S) => là đèn đứt D-S
- Nếu điện áp chân G nhỏ hơn hoặc bằng điện áp chân S mà đèn vẫn dẫn => là đèn bị
chập D-S
b. Nguyên lý hoạt động của đèn Mosfet

39
c. Phương pháp đo kiểm tra đèn Mosfet trên Mainboard
Kiểm tra đèn Mosfet có bị chập không?
- Khi đo trực tiếp các đèn Mosfet trên Mainboard, chỉ xác định được là đèn có bị
chập hay không chứ không xác định được chất lượng của đèn
Giải thích kết quả của phép đo như sau:
- Khi đo trực tiếp Mosfet trên Mainboard bạn để đồng hồ ở thang X 1
- Đo vào cực D và cực S , đảo chiều que đo hai lần
=> Nếu hai chiều đo thấy :
- Một chiều kim chỉ lên một chút
- Một chiều lên gần hết thang đo
=> Là đèn có D - S không bị chập
=> Nếu cả hai chiều đo thấy kim lên bằng 0 Ω là Mosfet bị chập D – S
40
Cách đo kiểm tra chất lượng của đèn Mosfet bằng đồng hồ vạn năng
- Để kiểm tra được chất lượng của đèn, cần tháo hai chân G và S ra khỏi mạch in,
sau đó chỉnh đồng hồ ở thang 1 KΩ và đo như sau:
B1: Tháo chân Mosfet

B2: Đo G – D, G – S

41
B3: Nạp điện áp dương cho G và đo D – S
42
B4: Nạp âm cho G và đo D – S
43
Các trường hợp sau là đèn Mosfet bị hỏng
44
- Đo giữa G và S thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị dò hoặc chập G-S
- Đo giữa G và D thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị dò hoặc chập G-D
- Sau khi đã nạp điện áp dương cho G (để mở đèn) mà đo ngược D-S đèn không dẫn =>
Là đứt D-S
- Sau khi đã nạp âm cho G (để khoá đèn) mà đo ngược D-S đèn vẫn dẫn là chập D-S
Lưu ý: Khi đo chất lượng đèn chỉ cho kết quả chính xác khi gỡ chân G và S ra khỏi
mạch in
d. Ứng dụng của đèn Mosfet trên Mainboard
Mosfet được sử dụng để khuếch đại dòng điện trong các mạch ổn áp

Ở trên là mạch ổn áp nguồn cho RAM, Mosfet đóng vai trò khuếch đại dòng điện, IC
khuếch đại thuật toán LMV358 thực hiện điều khiển điện áp ở chân G, mạch có tác dụng
cung cấp một điện áp ổn định với dòng điện tương đối lớn.
Mosfet kết hợp với cuộn dây thực hiện đóng mở điện áp một chiều thành dạng
xung có rộng xung thay đổi được từ đó có thể tăng hay giảm điện áp đầu ra so với
điện áp đầu vào theo ý muốn.

45
Hoạt động ngắt mở của Mosfet trong mạch hạ áp

Mosfet trog mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU (mạch VRM)


\
Mosfet nhỏ được sử dụng thay cổng đảo

46
Các Mosfet nhỏ trên Mainboard được sử dụng để thay thế các cổng đảo, khi chân G có
điện (giá trị logic 1) thì Mosfet dẫn và chân D mất điện áp (cho giá trị logic 0) và ngược
lại
e. Đặc điểm của các đèn Mosfet trên Mainboard
- Đặc điểm của Mainboard là sử dụng điện áp thấp nhưng dòng lớn
Ví dụ: các đường điện áp
* 12V có dòng tiêu thụ khoảng 2 đến 3A
* 5V có dòng tiêu thụ khoảng 1A
* 3,3V có dòng tiêu thu khoảng 4A
* CPU sử dụng điện áp khoảng 1,5V nhưng có dòng tiêu thụ lên đến 10A
=> Vì vậy các đèn Mosfet trên Mainboard thường có điện áp chịu đựng thấp nhưng dòng
tiêu thụ lớn, bạn không thể sử dụng các đèn Mosfet trên Monitor để thay thế vào
mainboard được.

Ví dụ 1 : Một đèn Mosfet trên Mainboard có các thông số như sau:


- Điện áp chịu đựng giữa D - S chỉ có 30V
47
- Dòng đi qua mối D - S lên đến 42 A

Ví dụ 2 : Đèn Mosfet IRF-630 được sử dụng phổ biến trên mạch tăng áp của Monitor
lại có các thông số: Điện áp chịu đựng giữa D-S là 200V nhưng dòng chịu đựng giữa D-
S chỉ có 9A, trở kháng D-S khi đèn dẫn nhỏ hơn 0,4Ω
f. Nhận biết các đèn Mosfet

Các đèn Mosfet trên mainboard

2.4.2. Một số câu hỏi kiểm tra kiến thức


Câu hỏi 1 - Trên Mainboard đèn Mosfet thường được sử dụng để làm gì ?
Trả lời:
48
- Trên Mainboard đèn Mosfet thường được sử dụng trong các mạch ổn áp như mạch ổn
áp nguồn cho CPU (mạch VRM), mạch ổn áp nguồn cho Chipset, mạch ổn áp nguồn
cho RAM, mạch ổn áp cho Card Video.
Câu hỏi 2 - Đèn Mosfet trên Mainboard có hay bị hỏng không và thường hỏng ở
dạng gì ?
Trả lời :
- Đèn Mosfet trên Mainboard tương đối hay hỏng vì chúng làm việc ở dòng điện lớn và
thường hỏng khi các linh kiện tiêu thụ điện áp do Mosfet cung cấp mà bị chập
Ví dụ:
- Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho RAM thường bị chập hay nổ khi RAM hoặc chân RAM
bị chập đường Vcc
- Đèn Mosfet của mạch VRM (ổn áp nguồn cho CPU) có thể bị chập khi CPU bị chập
nguồn hoặc khi nguồn ATX dâng điện.
Câu hỏi 3 - Khi hỏng đèn Mosfet trên Mainboard thì thường sinh ra những bệnh gì
?
Trả lời :
- Khi một trong các đèn Mosfet của mạch VRM (ổn áp cho RAM) mà bị chập => sẽ sinh
hiện tượng: khi bật công tắc, quạt nguồn ATX quay khởi động (quạt lắc lư hoặc quay
được 1 - 2 vòng) rồi tắt.
- Khi đèn Mosfet cấp nguồn cho RAM bị nổ hoặc hỏng => sẽ gây mất nguồn Vcc cho
RAM dẫn đén hiện tượng máy có những tiếng Bíp dài báo lỗi RAM khi bật công tắc,
thay RAM khác vẫn không được.
- Khi đền Mosfet cấp cho RAM bị chập thì điện áp cấp cho RAM tăng lên và RAM sẽ
bị hỏng liên tục.
2.5. Mạch VRM trên Mainboard
2.5.1. Mạch VRM là gì?
- VRM là (Vol Regu Module - Modun ổn áp) - Mạch ổn áp nguồn cho CPU
- Mạch VRM (ổn áp nguồn cho CPU) thường nằm bên cạnh Socket của CPU, mạch bao
gồm các thành phần:
IC dao động (hay còn gọi là IC điều xung )
IC đảo pha (hay còn gọi là driver, lái xung)
Các đèn Mosfet
Các cuộn dây (nhận biết qua các cuộn dây đồng to xung quanh socket gắn CPU)
Các tụ lọc (to và nhiều xung quanh CPU)
2.5.2. Chức năng của mạch VRM
Điều khiển nguồn cấp cho CPU được ổn định với một dòng điện tương đối lớn khoảng
8 đến 10A
49
Mạch VRM trên Mainboard ASUS Socket 478

Mạch VRM trên Mainboard GIGABYTE Socket 775

50
Mạch VRM trên Mainboard GIGABYTE Socket 478

2.5.3. Sơ đồ nguyên lý của mạch VRM trên Mainboard


a. Các thành phần chính của mạch VRM
- IC dao động - có chức năng tạo dao động (tạo xung PWM - xung điều chế độ rộng) để
điều khiển các cặp đèn Mosfet hoạt động
- IC đảo pha - tách mỗi dao động ra thành 2 dao động có pha ngược nhau
- Các đèn Mosfet - Hoạt động đóng ngắt theo tín hiệu điều khiển của xung PWM, khi
xung PWM có pha dương thì Mosfet dẫn, khi xung PWM có pha âm thì Mosfet ngắt.
- Cuộn dây - kết hợp với tụ điện để lọc điện áp xung thành áp một chiều DC
- Tụ điện - kết hợp với cuộn dây để lọc điện áp xung thành áp một chiều DC
b. Nguyên lý hoạt động của mạch VRM:
- Khi có điện áp Vcc cung cấp cho IC dao động (ISL 6565A) đồng thời chân PGOOD
(chân báo sự cố nguồn ATX) có điện áp bình tuờng thì IC sẽ hoạt động, nó tạo ra các
xung PWM1, PWM2 và PWM3 để cấp cho 3 cặp đèn Mosfet
51
- Các xung PWM được tách ra làm hai xung có pha ngược nhau khi đi qua IC đảo pha,
sau đó hai xung ngược pha sẽ đưa đến điều khiển chân G của các đèn Mosfet.
- Khi đèn Mosfet có xung dương điều khiển nó sẽ dẫn, có xung âm điều khiển nó sẽ
ngắt, vì vậy đèn Mosfet sẽ đóng ngắt liên tục theo nhịp dao động của xung PWM
- Hai đèn Mosfet trên mỗi cặp sẽ đóng ngắt luân phiên, đèn này dẫn thì đèn kia ngắt và
ngược lại, tạo ra điện áp xung ở điểm giữa.
- Sau đó điện áp xung sẽ được mạch lọc L - C lọc thành điện áp một chiều bằng phẳng
để cấp cho CPU
c. Đặc điểm của mạch VRM
- Mạch biến đổi được điện áp vào từ 12V xuống khoảng 1,5V và tăng dòng từ 2A lên
khoảng 8 đến 10A
- Bản thân mạch có công suất tổn hao nhỏ chỉ chiếm khoảng 20% công suất hiệu dụng.
- Mạch có khả năng tự động điều chỉnh điện áp cấp cho CPU thông qua tín hiệu Logic
ở các chân VID0, VID1, VID2, VID3, VID4 từ CPU báo về.
- Trên các Mainboard Pentium 4 khi không gắn CPU thì các chân VID có giá trị logic
1 và mạch VRM đưa ra điện áp mặc định bằng 0V
- Điện áp đầu vào của mạch VRM trên các Mainboard Pen 4 là 12V, trên các Mainboard
Pen 3 là 5V
- Điện áp ra của mạch VRM trên các Mainboard Pen 3 khi không gắn CPU là khoảng
1,6V

52
Sơ đồ nguyên lý mạch VRM (ổn áp nguồn cho CPU)
Chú thích các chân của IC dao động:

- VCC - Nguồn cung cấp cho IC


- PWM1, PWM2, PWM3 - Các chân xung điều chế độ rộng đưa đến để điều khiển các
cặp đèn Mosfet
- ISEN1, ISEN2, ISEN3 các chân cảm biến về dòng điện
- EN - Chân cho phép IC hoạt động
- ENLL (chân PGOOD) - Chân báo trạng thái nguồn ATX hoạt động tốt
- Các chân VID0, VID1, VID2, VID3, VID4 báo trạng thái Logic cho biết giá trị điện
áp mà CPU sử dụng
- PGOOD , OVP - báo tình trạng của mạch VRM về chipset nam
- VSEN - Chân cảm biến điện áp (chân hồi tiếp)

Mạch VRM trên Mainboard MSI


53
Mạch ổn áp VRM trên Mainboard MSI
Mạch báo sự cố của mạch VRM về Chipset nam
- Khi mạch VRM hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu VRM_GD báo về Chipset nam cho biết
tình trạng hoạt động của mạch ổn áp cho CPU đã tốt, CPU đã sẵn sàng họt động.
- Tín hiệu VRM_GD đưa về Chipset là một điều kiện để Chipset nam đưa ra tín hiệu
Reset hệ thống, nếu mạch VRM không hoạt động hoặc có sự cố, tín hiệu VRM_GD sẽ
không có vì vậy mà Chipset sẽ không cho ra tín hiệu Reset để khởi động máy.

Phương pháp kiểm tra mạch VRM - Kiểm tra nguồn cấp cho CPU
Khi kiểm tra điện áp cấp cho CPU, bạn cần lưu ý mấy điểm sau đây:
54
- Với Mainboard Pentium 3 bạn có thể đo kiểm tra điện áp VCORE cấp cho CPU mà
không cần gắn CPU vào Socket
- Với các Mainboard Pentium 4 để đo điện áp cấp cho CPU, bạn cần gắn CPU vào
Socket trước khi đo, nếu không có CPU thì mạch VRM của Main Pen 4 ra điện áp mặc
định bằng 0V.
- Trước khi gắn CPU vào Socket để kiểm tra điện áp, bạn cần đo điện áp VCORE trước
(khi không có CPU) để loại trừ trường hợp mạch VRM bị chập Mosfet làm điện áp
VCORE tăng cao gây hỏng CPU của bạn.
Vị trí đo điện áp VCORE (VCORE là nguồn ra của VRM cấp cho CPU)
- Đo điện áp VCORE (điện áp cấp cho CPU) đo vào đầu các cuộn dây ra bằng thang
DC, bạn có thể đo vào cả hai đầu cuộn dây đều được, nếu đồng hồ báo khoảng 1,5V DC
là mạch VRM đã "OK", nếu đồng hồ báo điện áp bằng 0 hoặc dưới 1V DC là mạch
VRM bị hỏng.

Đo điện áp cấp cho CPU ở đầu các cuộn dây ra hoặc đầu dương các tụ 6,3V

55
Khi đo điện áp cấp cho CPU trên Mainboard Pen 4 phải gắn CPU vào Socket thì mới
có điện áp ra đo vào đầu các cuộn dây đầu ra (có từ 2 đến 4 cuộn dây đầu ra giống
nhau về kích thước)
Các bước kiểm tra mạch VRM và điện áp VCORE trên Mainboard Pentium 4

Bước 1 - Đo điện áp VCORE khi chưa gắn CPU phải có điện áp sấp sỉ bằng 0V, nếu
điện áp VCORE khi chưa gắn CPU đã có 12V là mạch VRM bị chập Mosfet phía trên
(Mosfet có chân D đấu vào 12V)
Bước 2 - Gắn CPU vào, cấp nguồn, bật công tắc và đo lại điện áp VCORE ở chân
cuộn dây ra
- Nếu có điện áp ra khoảng 1,5V là mạch VRM tốt
- Nếu không có điện áp ra hoặc ra thấp dưới 1V là mạch VRM hỏng
Giải thích các bước đo kiểm tra ở trên:
Bước 1 (Bật nguồn và đo khi chưa có CPU)
- Bạn cấp nguồn cho Mainboard, chỉnh đồng hồ ở thang 10V DC để chuẩn bị đo điện
áp VCORE ở đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM
- Gắn Card Test Main để quan sát trạng thái của nguồn
- Bật công tắc (chập hai chân PWR) để cho nguồn chính chạy, các đèn 3,3V, 5V và
12V trên Card Test sáng lên là nguồn ATX tốt và Mainboard không bị chập
- Đo vào chân cuộn dây điện áp phải sấp sỉ bằng 0 V (vì chưa gắn CPU nên mạch
VRM cho ra điện áp mặc định = 0V)
=> Nếu chưa gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây khoảng 5 đến 10V là mạch
VRM đang bị chập Mosfet, bạn cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet.
Bước 2 (Bật nguồn và đo khi đã gắn CPU vào Socket trên Main)
- Gắn CPU vào Socket trên Mainboard (Chắc chắn là CPU tốt)
- Bạn cấp nguồn cho Mainboard, chỉnh đồng hồ ở thang 10V DC để chuẩn bị đo điện
áp VCORE ở đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM
- Gắn Card Test Main để quan sát trạng thái của nguồn
- Bật công tắc (chập hai chân PWR) để cho nguồn chính chạy, các đèn 3,3V, 5V và
12V trên Card Test sáng lên là nguồn ATX tốt và Mainboard không bị chập
- Đo vào chân cuộn dây điện áp phải lên khoảng 1,5V (vì khi đã gắn CPU
=> mạch VRM phải cho ra điện áp khoảng 1,5V hay bằng điện áp của CPU sử dụng)
=> Nếu đã gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây (áp VCORE) vẫn bằng 0V là
mạch VRM không hoạt động
Sửa chữa như sau:
- Khò lại chân IC dao động tạo xung PWM và IC đảo pha
- Kiểm tra xem có đèn Mosfet nào bị chập không ?
- Thay IC dao động tạo xung PWM
56
Nếu CPU tốt sẽ có "hồi tiếp" VID0, VID1, VID2, VID3, VID4 về mạch tiếp tục họat
động, nếu CPU không tốt (không tiếp xúc tốt hoặc CPU chết) thì ngưng cấp xung -->
ngắt ngỏ ra.
- Nếu mất nguồn cấp cho CPU: kiểm tra ngược từ CPU (chắc rằng CPU tốt) tiếp xúc
CPU với socket tốt, các MOSFET tốt (không chạm, đứt, rò rĩ...) IC driver tốt (đo bằng
máy hiện sóng hoặc thay thử) IC điều xung tốt (đo bằng máy hiện sóng hoặc thay thử).
- Do mạch này họat động với dòng rất cao nên xác xuất hư hỏng ở khu vực này là rất
lớn. Nắm rỏ nguyên lý và sửa được mạch này là thành công 60-70%

Mạch ổn áp nguồn cho Chipset


Sơ đồ tổng quát các mạch ổn áp nguồn cho Chipset

- Chipset bắc sử dụng tới 4 điện áp Vcc, trong đó có hai điện áp chung với CPU và
RAM, hai điện áp chung với Chipset nam
- Chipset nam sử dụng tới 5 đường điện áp, trong đó có hai điện áp chung với Chipset
bắc là 1,5V và 1,8V ba điện áp lấy trực tiếp từ nguồn ATX là 5V STB, 5V và 3,3V.
Xác định các mạch ổn áp cho Chipset trên Mainboard
Việc xác định đúng các mạch ổn áp cho Chipset trên Mainboard là tương đối phức tạp
bởi các lý do sau đây:
- Ta không thể đo vào chân của Chipset bởi Chipset sử dụng chân gầm
- Các mạch in phía sau Chipset được phủ một lớp sơn cách điện
57
- Trên các đời Mainboard khác nhau sử dụng nhiều loại mạch ổn áp khác nhau
- Các loại Chipset khác nhau sử dụng nhiều loại điện áp khác nhau
Để xác định được cần dựa vào một số đặc điểm sau:
- Mạch ổn áp cho hai Chipset thường nằm trong khu vực giữa hai Chipset
- Khi hoạt động chân S thường có 1,5 đến 1,8V
- Mạch thường sử dụng IC 8 chân để điều khiển Mosfet
- Một số Mainboard đời mới sử dụng nguồn xung như mạch VRM của CPU vì vậy mạch
có các cuộn dây

Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho Chipset

Đo vào chân S của một đèn Mosfet đứng khu vực giữa hai Chipset
thấy có 1,5V hoặc 1,8V => đó là các đèn ổn áp cho Chipset

Mạch ổn áp sử dụng IC dao động điều khiển đèn Mosfet đơn.


58
Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho Chipset

Mạch ổn áp cho các Chipset trên vỉ máy

Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho Chipset sử dụng IC dao động


- Ta có thể thay đổi được điện áp ra bằng cách thay đổi giá trị điện trở trên cầu phân
áp của mạch hồi tiếp
Nguyên lý hoạt động của mạch
- Khi có nguồn cung cấp, IC ổn áp sẽ tạo ra điện áp điều khiển ở chân GATE để đưa tới
điều khiển chân G của Mosfet, Mosfet mở ra điện áp 1,5V cấp cho phụ tải là các Chipset,
mạch giữ được điện áp ra là giá trị không đổi nhờ vào đường hồi tiếp lấy từ chân S của
59
đèn Mosfet hồi tiếp về chân FB của IC thông qua cầu phân áp R106 và R107, nếu điện
áp ra tăng > 1,5V thì điện áp hồi tiếp về chân FB cũng tăng, IC sẽ tự động đưa ra tín
hiệu điều khiển giảm xuống, đèn Mosfet hoạt động giảm và điện áp ra sẽ giảm trở về vị
trí ban đầu. Nếu điện áp ra bị giảm thì quá trình điều khiển sẽ ngược lại.
- Mạch có thể điều chỉnh được điện áp ra thay đổi từ 1 đến 3V khi ta thay đổi giá trị
điện trở trên cầu phân áp R106-R107 tức là thay đổi điện áp hồi tiếp về chân FB của IC

Các chân IC và hình ảnh IC thực tế


Mạch ổn áp sử dụng IC khuếch đại thuật toán điều khiển đèn Mosfet.

IC khuếch đại thuật toán LM324M (4 cổng) được sử dụng trong các mạch ổn áp
nguồn cho Chipset và RAM
Phân tích mạch:
- Chân 10 của IC được đấu với
điện áp chuẩn do đi ốt Zener tạo
ra
- Chân 9 nhận điện áp hồi tiếp từ
cầu phân áp R209 và R210, nếu ta
muốn thay đổi điện áp ra thì điều
chỉnh giá trị của một trong hai
điện trở này.
- Chân 4 là nguồn Vcc
- Chân 8 là điện áp một chiều đưa
Mạch ổn áp sử dụng một cổng của IC
ra để mở đèn Mosfet
khuếch đại thuật toán LM324M mạch có
khả năng điều chỉnh được điện áp ra Nguyên lý ổn áp:
60
bằng cách thay đổi giá trị các điện trở - Khi điện áp chân 10 được gim cố
trên cầu phân áp của mạch hồi tiếp định bởi đi ốt zener, nếu điện áp
chân 9 giảm thì điện áp chênh lệnh
giữa chân 10 và 9 sẽ tăng, IC
khuếch đại thuật toán cho ra điện
áp ở chân 8 tăng => đèn Q31 dẫn
tăng.
* Giả sử dòng tiêu thụ của tải tăng
lên, điện áp ra có xu hướng giảm
xuống, khi đó điện áp hồi tiếp về
chân 9 sẽ giảm và theo nguyên lý
trên thì đèn công suất sẽ dẫn tăng
lên để đáp ứng được dòng tăng
của tải.
Mạch ổn áp sử dụng hai mạch ổn áp mắc nối tiếp:
- Để tăng chất lượng của điện áp ra, người ta có thể thiết kế hai mạch ổn áp mắc nối tiếp
(như hình dưới), đồng thời với mạch dạng này, mỗi đèn ổn áp sẽ giảm bới được điện áp
DS, từ đó nó giảm được công suất mà nó phải gánh.

Mạch ổn áp cấp nguồn 1,5V cho Chipset, mạch có thể thay đổi được điện áp ra nếu ta
thay đổi giá trị của một trong hai điện trở R173 và R174
Mạch ổn áp hạ áp sử dụng IC điều khiển và bộ lọc L-C
- Đây là mạch ổn áp có nguyên lý hoạt động tương tự như mạch VRM (ổn áp nguồn cho
CPU), mạch này thường được sử dụng trên các Mainboard chất lượng cao, trên
Mainboard đời mới hiện nay.
61
- Mạch sử dụng IC - RT9214, IC có 8 chân (như sơ đồ nguyên lý dưới đây)

Các chân IC:


- Chân (1) là chân BOOT - Đây là chân nhận điện áp khởi động cho IC
- Chân (2) là chân UGATE (Upper_GATE) cửa trên đi ra điều khiển chân G của đèn
Mosfet trên
- Chân (3) là Mass
- Chân (4) là chân LGATE (Lower_GATE) cổng ra điện áp thấp để điều khiển Mosfet
ở phiứa dưới
- Chân (5) là chân VCC - chân nguồn cung cấp cho IC, IC có thể hoạt động được với
nguồn cung cấp từ 5 đến 12V
- Chân (6) là chân FB (FeedBack Voltage) điện áp hồi tiếp - nhận áp hồi tiếp về để tự
động điều khiển điện áp ra, để có thể thay đổi điện áp ra theo ý muốn, ta có thể điều
chỉnh giá trị của một trong hai điện trở lấy điện áp hồi tiếp.
- Chân (7) chân OPS (Ocset Por and Shutdown) đây là chân cảm biến dòng
- Chân (8) chân PHASE - kết nối đến chân nguồn của Mosfet Upper và chân nền của
Moset Lower
62
Mạch có thể được thiết kế để lấy ra điện áp theo ý muốn dựa vào công thức sau đây.

Mạch ổn áp sử dụng IC ổn áp có hồi tiếp.


- Một IC có thể thay thế được cho cả IC điều khiển và đèn Mosfet đó là IC ổn áp có hồi
tiếp LM-1117
- Nguyên lý hoạt động của IC này rất đơn giản, chỉ cần mắc theo sơ đồ mạch ở dưới là
bạn đã có một điện áp ra cố định
- Để có được điện áp ra thay đổi theo ý muốn, bạn chỉ cần thay đổi giá trị R2
Tuy nhiên mạch cho dòng không lớn lên chỉ được sử dụng để điều khiển các điện áp
phụ cho Chipset như điện áp 1,8V

63
Câu hỏi kiến thức về mạch ổn áp cho Chipset
Câu 1 - Nếu hỏng các mạch ổn áp nguồn cho hai Chipset thì Mainboard có hiện
tượng gì ?
Trả lời:
- Nếu mạch ổn áp cho Chipset không hoạt động (mất điện áp 1,5V hoặc 1,8V cấp
cho hai Chipset), hai Chipset sẽ không hoạt động, khi đó Mainboard sẽ không khởi
động, không báo sự cố bằng tiếng bíp, không lên màn hình, tuy nhiên bật mở nguồn
vẫn có tác dụng quạt nguồn vẫn quay (do mạch mở nguồn chạy bằng điện áp 5V
STB)
- Khi kiểm tra bằng Card Test Main bạn sẽ thấy đèn RST sáng liên tục không tắt
hoặc không sáng (đây là hiện tượng mất Reset - đề cập ở bài sau)
- Nếu Mosfet bị chập => sẽ đưa cả 3,3V hoặc 5V vào Chipset, khi đó Chipset chạy
bị nóng và sẽ bị hỏng sau một thời gian sử dụng.
Câu 2 - Làm sao để xác định được đâu là đèn Mosfet ổn áp nguồn cho Chipset ?

Trả lời:
- Việc xác định đèn Mosfet ổn áp cho hai Chipset là tương đối khó vì các chân cấp nguồn
cho Chipset ta không thể đo được bởi Chipset là dạng chân gầm, tuy nhiên ta có thể căn
cứ vào một số đặc điểm sau:
- Đèn ổn áp cấp nguồn cho hai Chipset thường nằm ở khu vực giữa hai IC
- Chân D của đèn thường có 3,3V
- Nếu mạch ổn áp còn sống thì chân S của đèn có 1,5V DC (với Chipset Intel) hoặc có
3V (với Chipset VIA)
Câu 3 - Chipset nam hay hỏng ở dạng gì, nguyên nhân tại sao lại hỏng ?
Trả lời:
64
Chipset nam hay hỏng ở hai dạng sau:
- Chập Chipset - chập đường nguồn 3,3V hoặc 5V
- Không cho ta tín hiệu Reset hệ thống
* Biểu hiện của Chipset bị chập là:
- Cấp nguồn cho Main khi chưa bật công tắc, Chipset nam đã nóng hoặc sau khi bật
công tắc, Chipset rất nóng (sờ tay vào lâu có thể bỏng tay) => đây là hiện tượng Chipset
bị chập, trường hợp này bạn cần phải thay Chipset nam

Một Chipset tốt khi chúng hoạt động, Chipset hơi ấm khoảng 40o C
* Không cho ra tín hiệu Reset hệ thống:
- Reset hệ thống là tín hiệu phát ra từ Chipset nam để khởi động các thành phần trên
Mainboard hoạt động, tín hiệu Reset hệ thống có thể kiểm tra được bằng Card Test Main,
nếu trên Main bị mất tín hiệu Reset hệ thống thì Chipset bắc, CPU và các thành phần
khác không thể hoạt động được, vì vậy Mainboard sẽ không khởi động, không báo sự
cố, không lên màn hình.

65
Chipset nam sau khi hoạt động sẽ đưa ra tín hiệu Reset hệ thống (PCI RST#) để khởi
động các thành phần khác trên Mainboard

Các bệnh mất Reset (tức là đèn Reset không sáng hoặc sáng nhưng không tắt) là do
những nguyên nhân có liên quan đến Chipset nam như:
- Mất nguồn 1,5V hoặc 1,8V cấp cho Chipset (do hỏng các mạch ổn áp)
- Nguồn ATX có sự cố vì vậy mất điện áp PG (tín hiệu báo sự cố nguồn ATX) cấp cho
Chipset nam
- Mạch VRM (ổn áp cho CPU) có sự cố hoặc bạn chưa gắn CPU lên không có tín hiệu
VRM_GD báo về Chipset
- Chipset nam bị bong chân hoặc bị hỏng
3.2 - Nguyên nhân của Chipset bị hỏng
- Do Chipset sử dụng trực tiếp các điện áp 5V STB, 5V, 3,3V nên Chipset thường chịu
ảnh hưởng trực tiếp khi ta sử dụng nguồn ATX kém chất lượng hoặc nguồn ATX có sự
cố, vì vậy nguyên nhân chủ yếu của hỏng Chipset là do nguồn ATX.
- Ngoài ra Chipset nam điều khiển các thành phần như các Card mở rộng gắn trên khe
PCI, các ổ đĩa trên khe IDE, các cổng USB, vì vậy nếu các thiết bị như Card Sound hay
ổ cứng có sự cố cũng là một nguyên nhân làm hỏng Chipset nam do điện áp bị chập vào
các đường tín hiệu.
66
MẠCH ỔN ÁP NGUỒN CHO RAM VÀ AGP 4X, 8X
I. ĐIỆN ÁP CẤP CHO RAM
Loại RAM Điện áp sử dụng Số chân Mạch ổn áp
SDRAM 3,3V 168 không có
DDR 2,5V 184 có
DDR2 1,8V 240 có
DDR3 1,5V 240 có
- Thanh SDRAM sử dụng điện áp 3.3V, đây là điện áp trên Mainboard đã có sẵn vì vậy
thanh SDRAM không có mạch ổn áp.
- Các thanh DDR, DDR2 và DDR3 cần có mạch ổn áp để hạ từ điện áp 3,3V hoặc 5V
xuống điện áp cần thiết rồi cấp cho RAM
II. CÁC CHÂN ĐIỆN ÁP CỦA KHE DDR:

Các chân cấp nguồn của khe DDR - điện áp sử dụng là 2,5V
- Khe DDR có 184 chân, điện áp cấp cho khe DDR là 2,5V và đi vào rất nhiều chân, ở
trên là sơ đồ các chân nguồn cấp cho khe DDR ( gồm các chân 7, 15, 22, 30, 38, 46, 54,
62, 70, 77, 85, 96, 104, 108, 112, 120, 128, 136, 143, 148, 156, 164, 168, 172, 180, 184)
- Lưu ý: Cách tính chân của khe DDR như hình trên, thanh RAM chia làm hai múi, bạn
để khe DDR có múi dài ở bên trái, múi ngắn ở bên phải, đếm chân từ trái sang phải ở
hàng dưới trước theo thứ tự từ 1, 2, 3.... đến 92 sau đó đếm từ trái sang phải ở hàng trên
từ 93, 94, 95.... đến 184.
Lưu ý: chân 143 và chân 54 có vị trí rất dễ nhớ. Cách vị trí ngàm chống cắm ngược ở
giữa có 1 chân. Cách này rất dẽ xác định chân nguồn RAM cho các lọai RAM khác như
SDRAM hay DDR2...
Các chân điện áp của khe DDR 2

Các chân cấp nguồn của khe DDR2 - điện áp sử dụng là 1,8 V
67
- Khe DDR2 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR2 là 1,8V và đi vào nhiều chân, ở
trên là các chân cấp nguồn cho khe DDR2
- Lưu ý: Cách tính chân của khe DDR2 như hình trên, thanh RAM chia làm hai múi, bạn
để khe DDR2 có múi dài ở bên trái, múi ngắn ở bên phải, đếm chân từ trái sang phải ở
hàng dưới trước theo thứ tự từ 1, 2, 3.... đến 120 sau đó đếm từ trái sang phải ở hàng
trên từ 121, 122, 123.... đến 240.
- Chú ý chân 182, 186 và chân 66 có vị trí rất dễ nhớ. Cách vị trí ngàm chống cắm ngược
ở giữa có 1 chân. Cách này rất dẽ xác định chân nguồn RAM cho các lọai RAM khác
như SDRAM hay DDR1...
Các chân điện áp của khe DDR 3

Các chân cấp nguồn của khe DDR3 - điện áp sử dụng là 1,5 V
- Khe DDR2 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR3 là 1,5V và đi vào nhiều chân, ở
trên là các chân cấp nguồn cho khe DDR3
- Lưu ý: Cách tính chân của khe DDR3 như hình trên, thanh RAM chia làm hai múi, bạn
để khe DDR3 có múi ngắn ở bên trái, múi dài ở bên phải, đếm chân từ trái sang phải ở
hàng dưới trước theo thứ tự từ 1, 2, 3.... đến 120 sau đó đếm từ trái sang phải ở hàng
trên từ 121, 122, 123.... đến 240.
- Lưu ý chân 170 và 51 có vị trí rất dễ nhớ. Cách vị trí ngàm chống cắm ngược ở giữa
có 1 or 2 chân. Cách này rất dẽ xác định chân nguồn RAM cho các lọai RAM khác như
SDRAM hay DDR1, DDR2...
Vị trí của mạch ổn áp nguồn cấp cho RAM

- Mạch ổn áp nguồn cấp cho RAM thường nằm gần khe RAM, mạch do một đèn Mosfet
68
và IC ổn áp điều khiển, nguyên lý hoạt động của mạch hoàn toàn tương tự như mạch ổn
áp cho Chipset

Sơ đồ khối của mạch ổn áp nguồn cho RAM

Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho thanh DDR

Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho RAM


Mạch ổn áp nguồn cho RAM trên Mainboard Gigabyte 8I845PE
69
Mạch điều khiển nguồn cho RAM sử dụng IC - W83310 và đèn Mosfet
các linh kiện đứng xung quanh khe RAM

Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp cho RAM trên Mainboard GIGABYTE 8I845PE sử


dụng IC - W-83310 điều khiển được 3 cổng, mạch ổn áp cho RAM sử dụng một cổng ra
2,5V
70
Chân 20 của IC - W-83310 điều khiển đèn Mosfet (Q1) mở ra điện áp 2,5V cấp cho
thanh DDR
Phương pháp để xác định đèn Mosfet ổn áp cho RAM
- Khi ta thấy có nhiều đèn Mosfet đứng gần khe RAM thì việc xác định chính xác đâu
là đèn ổn áp cho RAM trở lên khó khăn hơn.
- Cách đơn giản nhất là bạn hãy đo từ một chân VDD của khe RAM đến chân S của các
đèn xung quanh, đo đến đèn nào đó mà có trở kháng bằng 0 thì đó chính là đèn ổn áp
cho RAM

Chỉnh đồng hồ ở thang x 1 Ω đo từ một chân cấp nguồn cho thanh RAM đến chân S
của các đèn Mosfet xung quanh, nếu có trở kháng bằng 0 Ω thì đó chính là đèn ổn áp
cho RAM
71
Chỉnh đồng hồ ở thang x 1 Ω đo từ một chân cấp nguồn cho thanh RAM đến chân S
của các đèn Mosfet xung quanh, nếu có trở kháng > 0 Ω thì đó không phải là đèn ổn
áp cho RAM

Câu hỏi kiến thức về mạch ổn áp cho RAM


Câu 1 - Khi bị mất nguồn cấp cho thanh RAM thì máy có biểu hiện gì ?
Trả lời:
- Khi mất nguồn cấp cho RAM thì lúc khởi động - máy sẽ báo lỗi RAM bằng các tiếng
bíp dài phát ra liên tục, máy không lên màn hình, ta thay thử một thanh RAM tốt nhưng
hiện tượng vẫn như vậy.
Câu 2 - Làm thế nào để xác định nhanh đâu là đèn ổn áp cho RAM ?
Trả lời:
- Để xác định nhanh các đèn ổn áp cho RAM bạn dựa vào các chân cấp nguồn cho RAM
(chân VDD)
* Các chân cấp nguồn cho khe DDR

* Các chân cấp nguồn cho khe DDR2


72
* Các chân cấp nguồn cho khe DDR3

- Để đồng hồ ở thang x 1Ω đo từ một trong những chân cấp nguồn (VDD) của khe
RAM đến chân S của các đèn Mosfet quanh khe RAM, nếu đo đến chân S của đèn nào
có trở kháng bằng 0 thì đó là đèn ổn áp cho RAM
Câu 3 - Làm thế nào để xác định được IC điều khiển đèn Mosfet ổn áp cho RAM ?
Trả lời:
- Để thang x 1Ω đo từ chân G và chân S của đèn Mosfet đến chân các IC gần đó, nếu
có một chân cho trở kháng bằng 0Ω thì đó chính là IC điều khiển Mosfet.
Ví dụ ở mạch dưới đây thì cả chân G và chân S đều thông đến chân của IC điều khiển

Câu 4 - Nếu mất nguồn cấp cho RAM thì máy có khởi động được không và có biểu
hiện gì ?
Trả lời:
- Hầu hết các trường hợp mất điện áp cấp cho RAM máy vẫn khởi động được và đưa ra
thông báo lỗi bằng tiếng bíp ở loa trong.
73
- Tuy nhiên có một số trường hợp máy không khởi động được do một số Mainboard
kiểm tra cả trạng thái của mạch ổn áp cho RAM, nếu mạch ổn áp cho RAM tốt mới tạo
ra tín hiệu PWR_OK, có tín hiệu PWR_OK thì Chipset nam mới tạo ra tín hiệu Reset
hệ thống.

Mạch ổn áp cho RAM ở trên sử dụng IC-ISL6225 và một cặp Mosfet, chân 15 của IC
có một tín hiệu PG_VDDR báo về mạch điều khiển Logic, nếu mất nguồn cấp cho RAM
thì sẽ mất tín hiệu PG_VDDR báo về và mạch Logic sẽ không tạo ra tín hiệu PWR_OK
(các mức nguồn tốt) do đó Chipset nam se không đưa ra tín hiệu Reset hệ thống.

Trên một số Mainboard có mạch điều khiển Logic kiểm tra các tín hiệu PWROK_VRM
- Mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU tốt PWROK_ATX
- Nguồn ATX hoạt động tốt PG_VDDR
- Mạch ổn áp cho RAM tốt PG_V1V5
- Mạch ổn áp cấp cho Chipset tốt
74
Khi có đầy đủ 4 tín hiệu trên thì mạch điều khiển Logic mới đưa ra thông báo PGOOD
(nguồn tốt) để báo về mạchtạo xung Clock, các thông báo PWRGD báo về Chipset nam
để Chipset nam tạo ra tín hiệu Reset hệ thống
Mạch ổn áp nguồn cho Card Video AGP 4X, 8X - Card PCI Express
Điện áp cung cấp cho các Card Video AGP
- Các Card Video AGP 1X, 2X có điện áp sử dụng chính là 3,3V vì vậy không cần có
mạch ổn áp mà nó sử dụng trực tiếp điện áp 3,3V trên Mainboard.
- Các Card Video AGP 4X và 8X sử dụng điện áp cung cấp chính là 1,5V vì vậy chúng
cần có mạch ổn áp để giảm áp từ 5V hoặc 3,3V xuống 1,5V cấp cho Card AGP
Sơ đồ chân cấp nguồn 1,5V cho khe AGP 4X và 8X

Sơ đồ chân cấp nguồn 1,5V vào cho Card Video AGP 4X, 8X

75
Mạch điều khiển nguồn 1,5V cấp cho Card Video AGP 4X, 8X sử dụng mạch nguồn
xung để hạ áp

Mạch sử dụng IC khuếch đại thuật toán và đèn Mosfet để điều khiển nguồn cấp cho
Card Video (nguyên lý hoạt động tương tự như mạch ổn áp cho Chipset)
- Cách xác định nhanh chân nguồn RAM :
Cách ngàm chống gắn ngược RAM ở giữa 1 chân (sát luôn đối với SDRAM và cách
2 chân đối với DDR3)

76
Mạch tạo xung Clock - Clock Gen
Chức năng của mạch Clock Gen (Mạch tạo xung Clock)
Mạch Clock Gen là gì ?
Clock Gen (Clock Generator - Mạch tạo xung Clock)
- Xung Clock hay còn gọi là xung nhịp chủ của máy tính, nó chính xác về mặt thời gian
vì vậy mà nó có thuật ngữ "Clock" tức là đồng hồ thời gian.
Ý nghĩa của xung Clock trên máy tính.
- Xung Clock trên máy tính có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đi theo các dữ liệu Data
để định nghĩa giá trị cho dữ liệu này, một dữ liệu Serial Data (dữ liệu nối tiếp) nếu không
có xung Clock đi cùng thì nó trở nên vô nghĩa.
- Trên các hệ thống số, các IC xử lý tín hiệu số mà không có xung Clock thì nó không
hoạt động được, vì vậy xung Clock là một điều kiện để cho các IC trên máy tính có thể
hoạt động.
- Xung Clock còn có ý nghĩa để đồng bộ dữ liệu trong toàn hệ thống máy tính.

CPU chỉ hoạt động khi có đủ 3 điều kiện: Vcc, xung Clock và tín hiệu khởi động Reset

Chipset bắc chỉ hoạt động khi có đủ 3 điều kiện: Vcc, xung Clock và tín hiệu khởi động
Reset

Vị trí mạch của mạch Clock Gen và đặc điểm nhận biết
Vị trí của mạch Clock Gen trên sơ đồ nguyên lý
- Trên sơ đồ nguyên lý, mạch Clock Gen đứng độc lập và không phụ thuộc vào các thành
phần khác trên Mainboard, mạch hoạt động đầu tiên sau khi có nguồn chính cung cấp
77
và tạo ra nhiều tần số Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần khác nhau trên
Main.

Mạch tạo xung Clock trên sơ đồ nguyên lý

Mạch tạo xung Clock trên sơ đồ nguyên lý

78
Vị trí của mạch Clock Gen trên vỉ máy

Mạch tạo xung Clock


- Clock Gen trên Mainboard GIGABYTE mạch gồm một IC có thạch anh 14,3MHz
đứng bên cạnh
Đặc điểm nhận biết mạch Clock gen trên Mainboard
- Bạn hãy tìm trên Mainboard một IC (thường là IC có hai hàng chân) và bên cạnh có
thạch anh 14.3MHz => đó chính là IC tạo xung Clock, IC và thạch anh tạo nên mạch
Clock Gen.

Mạch Clock Gen trên Mainboard ASUS gồm một IC hai hàng chân có thạch anh
14,3MHz bên cạnh
79
Nguyên lý hoạt động của mạch Clock Gen (mạch tạo xung Clock)
Sơ đồ nguyên lý của mạch Clock Gen

Sơ đồ nguyên lý mạch Clock Gen

80
Chú thích:
- VDD - Chân điện áp cung cấp 3,3V
- FS0, FS1, FS2 - Chân chọn tần số
Clock cho CPU
- CPU_STOP - Tín hiệu ngưng hoạt
động của CPU
- PCI_STOP - Tín hiệu ngưng hoạt
động của PCI
- PWRDN# - Tín hiệu tắt nguồn
- SDATA - Trao đổi dữ liệu với
Chipset nam và RAM
- SCLOCK - Trao đổi xung nhịp
- PWR_GD# - Tín hiệu báo sự cố của
của nguồn ATX và các mạch ổn áp
trên Main
- XTAL - Chân thạch anh
- CK_CPU - Xung Clock cấp cho
CPU
- CK_MCH - Xung Clock cấp cho
Chipset bắc
- CK_AGP - Xung Clock cấp cho
Card Video
- CK_ICH - Xung Clock cấp cho
Chipset nam
- CK_FWH - Xung Clock cấp cho
ROM BIOS
- CK_LPC - Xung Clock cấp cho IC-
SIO
- CK_LAN - Xung Clock cấp cho IC
Card Net onboard
- CK_MPC - Xung Clock cấp cho
khe PCI
- CK_SLOT - Xung Clock cấp cho
khe PCI
- CK-14M - Xung cấp cho các IC
Chipset nam, SIO, Card video

Nguyên lý hoạt động của mạch Clock Gen


81
Sơ đồ khối của IC - Clock Gen
- Khi có điện áp VDD 3,3V cung cấp vào các mạch trong IC, mạch dao động tạo xung
gốc bằng thạch anh 14,3MHz hoạt động tạo ra dao động chuẩn là 14,3MHz., sau đó các
mạch tạo xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất
định tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của
Mainboard.
Lưu ý:
- Tín hiệu Vtt_PWR_GD# là tín hiệu báo sự cố từ mạch Logic tập hợp từ các tín hiệu
P.G (Power Good - Báo sự cố cho nguồn ATX) , VRM_GD - Báo sự cố của mạch ổn
áp cho CPU, PG_VDDR - Báo sự cố của mạch ổn áp cho RAM và PG_V1,5V - báo sự
cố của mạch ổn áp cho Chipset
- Nếu một trong 4 thành phần là nguồn ATX, mạch VRM, ổn áp cho Chipset và mạch
ổn áp cho RAM có sự cố thì sẽ mất tín hiệu Vtt_PWR_GD# và mạch tạo xung Clock sẽ
không hoạt động.

82
Mạch báo sự cố từ các mạch ổn áp về để khống chế IC tạo xung Clock và Chipset nam,
Khi các mạch ổn áp có sự cố => sẽ mất tín hiệu PWR_GD => Mạch Clock và Chipset
nam sẽ không hoạt động
Hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa.
Biểu hiện của máy khi hỏng mạch Clock Gen
- Mạch Clock Gen hoạt động trước các IC trên Mainboard và hoạt động sau bộ nguồn
ATX (nguồn chính) và sau các mạch ổn áp như mạch VRM (ổn áp cho CPU), mạch ổn
áp cho RAM, cho Chipset.
- Mạch cung cấp xung Clock cho các thành phần khác trên Mainboard hoạt động như
CPU, Chipset bắc, Chipset nam, SIO, ROM BIOS, các khe AGP, PCI, IDE ...
Vì vậy khi hỏng mạch Clock Gen thì Mainboard sẽ không khởi động, khi bật công
tắc quạt nguồn có quay nhưng máy không khởi động, không có âm thanh báo sự
cố, không lên màn hình.
Phương pháp kiểm tra xung Clock
- Dùng Card Test Main, gắn vào khe PCI, cấp nguồn cho Mainboard và bật công tắc,
quan sát trạng thái của đèn CLK
(Khi kiểm tra xung Clock, trên các Mainboard Pen3 bạn không cần gắn CPU, trên các
Main Pen4 bạn cần phải gắn CPU)

Lưu ý: Trước khi gắn CPU vào Main, bạn cần kiểm tra điện áp VCORE để đề phòng
mạch VRM hỏng ra điện áp tăng cao làm hỏng CPU (Mở nguồn bằng cách dùng tô vít
hoặc panh, chập hai chân PW trên các rắc cắm ra công tắc phía trước máy lại)
83
Trường hợp kiểm tra thấy mạch xung Clock tốt như sau
Khi bật nguồn mà đèn CLK trên Card Test Main sáng lên (sáng duy trì) thì cho ta biết
các thông tin như sau:
- Bản thân mạch Clock Gen trên Mainboard đã hoạt động tốt
- Nguồn ATX và mạch ổn áp VRM cấp cho CPU thường là hoạt động tốt
2.2 - Trường hợp kiểm tra thấy mất xung Clock như sau
Trường hợp kiểm tra bằng Card Test Main thấy đèn CLK không sáng thì thông thường
là do mạch Clock Gen bị hỏng
- Do bong mối hàn chân IC
- Do hỏng thạch anh dao động 14,3MHz
- Do hỏng IC - Clock Gen
2.3 - Trường hợp kiểm tra thấy đèn CLK sáng một lúc (khoảng 10 giây) rồi tắt
Trường hợp này thường do một trong các nguyên nhân sau:
- Nguồn ATX bị lỗi => Mất điện áp P.G
- Mạch VRM (ổn áp cho CPU) không hoạt động hoặc ra điện áp sai => Mất tín hiệu
VRM_GD
- Mạch ổn áp cho RAM có vấn đề (chỉ một số Main mới ảnh hưởng đến xung Clock)
- Mạch ổn áp cho Chipset có vấn đề (chỉ một số Main mới ảnh hưởng đến xung Clock)
Sửa chữa bệnh mất xung Clock (đèn CLK không sáng khi kiểm tra bằng Card Test
Main)
Nguyên nhân:
Hiện tượng này thường do hỏng mạch Clock Gen
- Do bong mối hàn chân IC
- Do hỏng thạch anh 14,3MHz
- Do hỏng IC tạo xung Clock
84
Sửa chữa:

- Xác định đúng vị trí mạch Clock Gen (Bạn hãy tìm trên Mainboard một IC (thường
là IC có hai hàng chân) và bên cạnh có thạch anh 14.3MHz => đó chính là IC tạo xung
Clock, IC và thạch anh tạo nên mạch Clock Gen)

- Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh IC


- Dùng máy hàn khò, khò lại chân IC tạo xung Clock

- Thay thử thạch anh 14.3MHz


- Nếu không được bạn hãy thay IC tạo xung Clock
Sau mỗi một thao táccần thử lại, nếu có đèn CLK trên Card Test Main sáng lên là
bạn đã sửa xong.

85
1. Sửa chữa bệnh mất xung Clock (đèn CLK sáng một lúc rồi tắt khi kiểm tra
bằng Card Test Main)
2. Nguyên nhân:
Hiện tượng này thường do
- Nguồn ATX có sự cố làm mất xung P.G
- Mạch VRM có sự cố làm mất điện áp VRM_GD hoặc bạn chưa gắn CPU vào
Mainboard.
- Hỏng thạch anh 14,3MHz trên mạch dao động
- Bong chân IC tạo xung Clock
Sửa chữa:
- Thay thử nguồn ATX tốt
- Gắn CPU vào Mainboard rồi kiểm tra lại
- Kiểm tra mạch VRM và điện áp VCORE cấp cho CPU
- Thay thạch anh 14,3 MHz
- Khò lại chân IC tạo xung Clock
Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống
1. Tín hiệu Reset là gì ?
- Reset theo tiếng anh nghĩa là sắp đặt lại, làm lại
- Một IC xử lý tín hiệu số, nếu bật tín hiệu Reset thì nó sẽ hoạt động lại từ đầu.
- Một chiếc máy tính nếu bạn bấm nút Reset thì nó sẽ khởi động lại.
- Trong các mạch số, tín hiệu Reset có hai ý nghĩa:
- Reset để bắt đầu hoạt động.
86
- Reset để hoạt động lại từ đầu.

Ví dụ: Khi các vận động viên đã vào tư thế sẵn sàng nhưng phải đợi hiệu lệnh của
trọng tài thì mới bắt đầu chạy, hiệu lệnh của trọng tài đối với các vận động viên
tương tự như lệnh Reset đối với một IC số.
2. Điều kiện để một IC xử lý số hoạt động
- Các IC xử lý tín hiệu số trong máy tính cũng như trên các thiết bị khác được gọi là
các IC số, để các IC này hoạt động thì tối thiểu cần có những điều kiện sau đây:
- Có các mức điện áp Vcc cần thiết.
- Có xung Clock
- Có tín hiệu Reset

Khi có tín hiệu Reset, IC bắt đầu hoạt động

- Khi có điện áp và xung Clock, IC đưa vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, khi có tín
hiệu Reset thì IC bắt đầu hoạt động.
- Tín hiệu Reset thường là một xung điện và chỉ tồn tại trong khoảng 0,5 giây.
3. Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống trên Mainboard
- Trên Mainboard, tín hiệu Reset hệ thống được tạo ra bởi Chipset nam, nhưng để
tạo được tín hiệu này thì Chipset nam cần có đủ một số yếu tố như:
- Bản thân Chipset nam hoạt động tốt (nghĩa là có đủ các điều kiện như có Vcc, xung
Clock, không bong chân ...)
- Jumper CLEAR CMOS không để trống chân "Jumper Clear CMOS cần thiết lập
vào vị trí Normal "
- Có tín hiệu PWR_OK từ mạch Logic báo về Chipset nam
(tín hiệu này chỉ có khi nguồn ATX và các mạch ổn áp trên Main hoạt động tốt)
87
Phân tích:
- Nguồn ATX hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu P.G (Power Good) báo tình trạng nguồn
tốt đưa qua dây mầu xám xuống Mainboard, tín hiệu này được đưa qua các mạch
Logic để tạo ra tín hiệu PWR_OK đưa đến Chipset nam.
- Mạch VRM (mạch ổn áp cho CPU) nếu hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu VRM_GD
(VRM Good) báo tình trạng mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU đã tốt, tín hiệu
VRM_GD cũng được đưa qua các mạch Logic để tạo ra tín hiệu PWR_OK đưa về
Chipset nam.
- Tín hiêu PWR_OK là tín hiệu cho biết tình trạng của các mạch nguồn đã tốt, chỉ
khi có tín hiệu này báo về thì Chipset nam mới tạo ra tín hiệu Reset hệ thống.
- Các điện áp 5V, 3.3V, 1.5V, 1.8V là nguồn cấp cho các mạch khác nhau của Chipset
nam, thiếu một trong các điện áp này thì Chipset cũng không hoạt động.
- Xung Clock là xung nhịp cần thiết cho Chipset hoạt động
- Jumper CLEAR CMOS nếu bạn tháo ra khỏi Main thì Chipset sẽ không tạo ra tín
hiệu Reset hệ thống.
=> Tín hiệu Reset hệ thống là tín hiệu khởi động cho các thành phần trên Mainboard
hoạt động như Chipset bắc, ROM BIOS, các Card gắn trên khe PCI, IC-SIO, các ổ
đĩa gắn trên khe IDE, Card Video, IC điều khiển mạng LAN...(trừ CPU).

4. Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống trên các Mainboard đời cao
88
- Các Mainboard hiện nay có mạch giám sát nguồn chặt chẽ hơn, mạch Logic sẽ
kiểm tra tình trạng của nguồn ATX, mạch VRM và cả mạch ổn áp cho Chipset, Card
AGP và RAM nữa, chỉ khi các mạch ổn áp cho CPU, Chipset, Card Video và RAM
hoạt động tốt thì mạch Logic mới tạo ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD
- Khi mạch Logic cho ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD báo về Chipset nam, khi
đó Chipset mới tạo ra tín hiệu Reset hệ thống để khởi động các thành phần trên
Mainboard
- Khi có tín hiệu Reset hệ thống thì Chipset bắc và các thành phần khác trên Main
mới hoạt động
- Chipset bắc hoạt động sẽ tạo ra tín hiệu CPU_RST để khởi động cho CPU hoạt
động, vì vậy CPU là linh kiện hoạt động sau cùng.
Ghi chú: Mạch LOGIC là mạch thường tích hợp trong Chipset nam hoặc IC-SIO,
một số Mainboard sử dụng IC-LOGIC riêng, chúng có tên là Glue Logic.
5. Điều kiện để Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống.

Các điều kiện cần thiết để Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống

Chú thích:
89
- Tín hiêu GD_V1.5V - là tín hiệu báo mạch ổn áp 1,5V đã tốt
- Tín hiệu P.G (Power Good) là tín hiệu báo nguồn ATX tốt, tín hiệu này đi qua
dây mầu xám của nguồn ATX
- Tín hiệu VRM_GD là tín hiệu báo mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU đã hoạt
động tốt
- Tín hiệu GD_VDDR là tín hiệu báo mạch ổn áp nguồn cho RAM đã hoạt động
tốt
- Mạch LOGIC là mạch được tích hợp trong Chipset nam hoặc trong IC - SIO hoặc
sử dụng IC - GLUE LOGIC
- Tín hiệu PWR_OK (Nguồn đã OK) hoặc P.GOOD (Nguồn đã tốt) chỉ xuất hiện
khi tất cả các tín hiệu trên đã OK, nếu thiếu một trong số 4 tín hiệu trên thì mạch
Logic sẽ không đưa ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD
+ Nguồn Vcc 1,8V , Vcc 1,5V và xung Clock là điều kiện để Chipset nam hoạt
động
+ Khi Chipset nam hoạt động, nếu có tín hiệu PWR_OK và Jumper Clear CMOS
đặt đúng vị trí nó sẽ tạo ra tín hiệu Reset hệ thống để khởi động các thành phần trên
Mainboard.
6. Những nguyên nhân dẫn đến mất tín hiệu Reset hệ thống
Do những nguyên nhân sau:
- Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main (1)
- Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset (2)
- Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock) (3)
- Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset (4)
- Mất tín hiệu P.G từ nguồn ATX cấp xuống Main qua dây mầu xám (5)
- Mạch VRM có sự cố (không có tín hiệu VRM_GD) (6)
- Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động (7)
- Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP (8)
7. Phương pháp kiểm tra tín hiệu Reset hệ thống.
Các bước kiểm tra như sau:
- Chuẩn bị Mainboard cần kiểm tra tín hiệu Reset (tạm thời chưa gắn CPU)
- Dùng một bộ nguồn ATX tốt cấp điện cho Mainboard
- Gắn Card Test Main vào khe PCI
- Dùng Panh hoặc tô vít chập hai chân PW trên Main (chân cắm dây công tắc) để
mở nguồn
=> Nếu quạt trên bộ nguồn ATX quay bình thường => cho ta biết Mainboard
không bị chập
90
- Đo điện áp VCORE khi chưa gắn CPU phải bằng 0V (vì chưa gắn CPU, mạch
VRM chưa hoạt động)
- Bước tiếp theo là bạn gắn CPU vào Socket (khi gắn CPU cần rút điện nguồn)
- Kiểm tra lại vị trí Jumper Clear CMOS xem đã đặt vào vị trí "Normal" chưa ?,
Jumper Clear CMOS thường đứng gần Chipset nam
- Bật nguồn và quan sát đèn "RST" ở trên Card Test Main
Nếu: - Đèn RST sáng lên rồi tắt ngay là tín hiệu Reset tốt
- Đèn RST không sáng là mất tín hiệu Reset
- Đèn RST sáng liên tục (không tắt) cũng là mất tín hiệu Reset

91
BÀI 3 – TỔNG HỢP CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CHO
MAINBOARD
1. Qui trình chẩn đoán và giải quyết sự cố máy máy tính
1.1. Qui trình chẩn đoán.
1.1.1 Bios Ami
Trong quá trình khởi động, khi bios phát hiện lỗi trước khi hệ thống video của
PC làm việc thì Bios báo hiệu lỗi này bằng mã âm thanh thông qua tiếng kêu Beep.
Có rất nhiều loại Bios như: Ami, phoenix, Hp .. mỗi loại Bios có qui ước về mã
âm thanh tương ứng với lỗi khác nhau. Trong tài liệu này xin trình bày chuỗi bit
hãng AMI thông dụng để các bạn tham khảo.

Bảng mã
1.1.2. Bios Phoenix
Tiếng Beep của Bios Phoenix chi tiết hơn Bios Ami. Chẳng hạn, 1-1-3: 1 bip
dừng 1 bip dừng -3 bip dừng. mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn.
Hãy lắng nghe tiếng Bip, đếm số lần Bip.
Mô tả mã chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX
 1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong
CMOS.
 1-1-4: BIOS cần phải thay.
 1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
 1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
92
 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
 1-4-2: Xem lại RAM.
 2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần
đề.
 3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải
thay mainboard.
 3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
 3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card
màn hình hoặc thử với card khác.
 3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
 4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không
thì mainboard có vấn đề.
 4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
 4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn
thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng
thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
 4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
 4-3-2: Xem 4-3-1.
 4-3-3: Xem 4-3-1.
 4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra
ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
 4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch
chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng
nối tiếp này.
 4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
 4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất
nên thay.
 1-1-2: Mainboard có vấn đề.
 1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.
93
Ngoài ra chúng ta sử dụng kimh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sửa chữa.
Tuỳ vào từng trường họp của máy tính.
Ví dụ: Màn hình báo không nhận ổ đĩa, Màn hình báo HĐH bị lỗi...
1.2. Giải quyết sự cố
Quá trình khởi động sẽ bao gồm các bước sau:
Thao tác bật công tắc nguồn Power On khởi động máy tính.
Bộ nguồn được cấp và quá trình máy tính tự kiểm tra bắt đầu, quá trình thực
hiện trong khoảng 2s. Nếu quá trình phát hiện lỗi thì nó không cấp nguồn cho
Main nữa và máy trở về trạng thái treo hoặc báo lỗi thông qua mã âm thanh. Nếu
quá trình kiểm tra thành công tín hiệu kiểm tra kích mạnh tín hiệu định thời trên
Main và cấp nguồn cho CPU.
Tiếp theo CPU đọc chương trình lưu trong Rom Bios cụ thể là tiến hành kiểm
tra các thiết bị vào ra cơ bản nhất của hệ thống xem đã ở trạng thái sẵn sàng chưa.
Nếu gặp sự cố thông qua mã âm thanh.
Kiểm tra bộ nhớ chính nếu gắn RAM sai băng hoặc hở chân thì phát mã âm
thanh là những tiếng Bip ngắn và liên tục
Nhận diện ổ đĩa, kiểm tra Card video nếu gặp lỗi thì phát ra một Bip dài và 3
Bip ngắn.
Cuối cùng kiểm tra các thiết bị còn lại trên Main nếu thành công thì phát ra
tiếng Bip ngắn báo hiệu việc Post thành công.
CPU tiếp tục đọc ROM màn hình và bắt đầu hiẻn thị thông tin này đầu tiên lên
màn hình.
Đọc thông tin về Rom Bios, MainBoard, CPU.
Máy tính đánh địa chỉ bộ nhớ chính thông thường 3 lần
2. Đánh giá đúng hiệu năng làm việc của máy
Để đánh giá hiệu năng làm việc của máy tính ta cần lưu ý như sau:
 Cách phòng, diệt virus
 Tối ưu hoá hệ thống
 Mục đích của công việc
 Làm lại hệ thống theo định kỳ
3. Xử lý máy bị nhiễm virus
3.1. Khái niệm về Virus máy tính
Virus tin học (hay còn gọi virus máy tính) là các chương trình đặc biệt do con
người tạo ra ẩn trong máy tính. Các chương trình này có khả năng bám vào các
94
chương trình khác như một vật thể ký sinh. Chúng cũng tự nhân bản để tồn tại và
lây lan.
Do cách thức hoạt động của chúng giống virus sinh học nên người ta không
ngần ngại đặt cho chúng cái tên "Virus" đầy ấn tượng này.
Khi máy tính bị nhiễm Virus thì nó có thể có những biểu hiện không bình
thường như khởi động lâu hơn, không in được văn bản ra máy in... nhưng nhiều
khi không có biểu hiện khác thường nào hết.
3.2. Tính chất và phân loại Virus
Người ta chia virus thành 2 loại chính là B-virus, loại lây vào các mẫu tin khởi
động (Boot record) và F-virus lây vào các tập tin thực thi (Executive file). Cách
phân loại này chỉ mang tính tương đối, bởi vì trên thực tế có những loại virus
lưỡng tính vừa lây trên boot record, vừa trên file thi hành. Ngoài ra, ta còn phải
kể đến họ virus macro nữa.
B-virus: Nếu boot máy từ một đĩa mềm nhiễm B-virus, bộ nhớ của máy sẽ bị
khống chế, kế tiếp là boot record của đĩa cứng bị lây nhiễm.
F-virus: Nguyên tắc của F-virus là thêm đoạn mã lệnh vào file thi hành (dạng
.COM và .EXE) để mỗi lần file thực hiện, đoạn mã này sẽ được kích hoạt, thường
trú trong vùng nhớ, khống chế các tác vụ truy xuất file, dò tìm các file thi hành
chưa bị nhiễm virus khác để tự lây vào.
Macro virus: Lây qua các tập tin văn bản, Email, chọn ngôn ngữ Macro làm
phương tiện lây lan.
3.3. Các phương pháp phòng và diệt virus
♦ Đề phòng F-virus: Nguyên tắc chung là không được chạy các chương trình
không rõ nguồn gốc. Hãy dùng các chương trình diệt virus kiểm tra các chương
trình này trước khi chép vào đĩa cứng của máy tính.
♦ Đề phòng Macro virus: Họ virus này lây trên văn bản và bảng tính của
Microsoft. Vì vậy, khi nhận một file DOC hay XLS nào, bạn hãy nhớ kiểm tra
chúng trước khi mở ra.
♦ Diệt Virus: Để phát hiện và diệt virus, người ta viết ra những chương trình
chống virus, gọi là Anti-virus. Nếu nghi ngờ máy tính của mình bị virus, bạn có
thể dùng các chương trình này kiểm tra các ổ đĩa của máy. Một điều cần lưu ý là
nên chạy Anti-virus trong tình trạng bộ nhớ tốt (khởi động máy từ đĩa mềm sạch)
thì việc quét virus mới hiệu quả và an toàn, không gây lan tràn virus trên đĩa cứng.
Có hai loại Anti-virus, ngoại nhập và nội địa:
♦ Các Anti-virus ngoại đang được sử dụng phổ biến là VirusScan của McAfee,
Norton Anti-virus của Symantec, Toolkit, Dr. Solomon... chúng diệt virus ngoại
rất hiệu quả nhưng không diệt được virus nội địa.
95
♦ Các Anti-virus nội thông dụng là D2 và BKAV. Đây là các phần mềm miễn
phí, các anti-virus nội địa chạy rất nhanh do chúng nhỏ gọn, tìm-diệt hiệu quả các
virus nội địa. Nhược điểm của chúng là khả năng nhận biết các virus ngoại kém.
3.4. Chương trình diệt virus BKAV
Chương trình diệt virus BKAV được phát triển từ năm 1995 bởi nhóm nghiên
cứu là giảng viên và sinh viên Trường Đại học bách khoa Hà Nội.
Để khởi động BKAV
Chọn Start\Programs\Bach khoa Antivirus\Bkav 2002 hoặc D_Click vào lối
tắt của BKAV trên màn hình nền. Giao diện của chương trình BKAV như hình
dưới:

Chương trình diệt Virus BKAV

♦ Lớp Tuỳ chọn (Options)


Chọn ổ đĩa: cho phép chọn vị trí (ổ đĩa/thư mục) cần quét.
Chọn kiểu File: cho phép chọn kiểu tập tin cần quét virus.
Thông thường thì chỉ có các tập tin chương trình và tập tin văn bản mới cần
phải quét virus, các tập tin loại khác ít khi bị virus lây nhiễm.
Lựa chọn khác: cho phép chọn các tuỳ chọn khi quét và khởi động chương
trình.
♦ Lớp Nhật ký (History):
Trong khi quét: Liệt kê các tập tin đã được quét virus.
Trước/sau khi quét: liệt kê thông tin về các tập tin bị lây nhiễm virus và tình
trạng của tập tin sau khi đã quét virus: diệt thành công, không diệt được
96
♦ Lớp Lịch quét (Schedule):
Cho phép đặt lịch quét Virus tự động (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, …)
♦ Lớp Virus list: liệt kê danh sách các virus.
♦ Lệnh Quét (Scan): tiến hành quét/ngưng quét virus theo đường dẫn được chỉ
ra ở mục Chọn ổ đĩa.
♦ Lệnh Thoát (Exit): thoát khỏi chương trình.
♦ Lệnh Trợ giúp (Help): hướng dẫn sử dụng chương trình.
3.5. Chương trình diệt virus của Symantec
Chương trình này do hãng Symantec sản xuất, nó diệt các virus ngoại rất hiệu
quả, độ tin cậy cao. Chương trình này có nhiều phiên bản chạy trên các hệ điều
hành khác nhau, hình dưới đây là phiên bản 10.1

Thực hiện theo đường dẫn sau


Start\Programs\Symantec Client Security\Symantec AntiVirus
Có thể dùng cách kích kép chuột trái vào biểu tượng trên thanh taskbar
Trên hộp thoại Symantec AntiVirus
Kích chọn Full Scan nếu muốn Scan đầy đủ
Custom Scan nếu muốn Scan theo ý chọn
Quick Scan nếu muốn Scan nhanh
Scan a Floppy Disk để Scan đĩa mềm A:
LiveUpdate… Để Update Vius

Hộp thoại Symantec AntiVirus


97
3.6. Chương trình diệt virus của McAfee
Chương trình này do hãng McAfee sản xuất, nó diệt các virus ngoại rất hiệu
quả, độ tin cậy cao. Chương trình này có nhiều phiên bản chạy trên các hệ điều
hành khác nhau.
3.6.1. Phiên bản dùng cho máy trạm
Khởi động McAfee Professional:
Chọn Start\Programs\McAfee\VirusScan Professional Edition hoặc
D_Click lên lối tắt chưong trình.
Click chọn Scan for viruses now. Màn hình của VirusScan xuất hiện như hình
trang bên
Thực hiện quét virus:
- Chọn ổ đĩa/ thư mục cần quét (mặc nhiên quét toàn bộ máy tính).
- Scan settings: cho phép đặt lại các thông số khi quét.
- Scan: Tiến hành quét virus theo các thông số đã chọn.

Chương trình McAfee Professional của McAfee


3.6.2. Phiên bản dùng cho máy chủ (Server)
Khởi động VirusScan Enterprise:
Sau khi cài đặt xong, ứng dụng này sẽ chạy ở dạng dịch vụ (service), tức là tự
động chạy khi Windows khởi động.
Thực hiện quét virus:
- Nhấn chuột phải vào biểu tượng của VirusScan chọn On-Demand Scan … để
kích hoạt cửa sổ diệt virus.
98
- Chọn Add, Edit, Remove để thêm, thay đổi hoặc loại bỏ những đối tượng sẽ
được kiểm tra virus.
- Tùy chọn:
+ Include subfolders: kiểm tra và diệt cả những thư mục con.
+ Scan boot sectors: kiểm tra và diệt trong boot sectors.
- Nhấn Start để bắt đầu
Chú ý: ta còn có thể khởi động VirusScan từ menu đối tượng của Windows
Explorer bằng cách R_Click vào một tập tin hoặc ổ đĩa nào đó rồi chọn Scan with
McAfee VirusScan (với McAfee Professional) hay Scan for viruses (với
VirusScan Enterprise).

Chương trình VirusScan Enterprise của McAfee

Tóm lại:
Việc bảo vệ dữ liệu và phòng chống virus là vấn đề chúng ta phải luôn quan
tâm. Để bảo vệ dữ liệu của bạn có hiệu quả bạn cần phải luôn ghi nhớ những điều
sau đây:
Luôn tạo ra các bản sao đối với các dữ liệu quan trọng, và bản sao này phải
được cất giữ ở nơi an toàn. Luôn luôn quét virus trên các đĩa mềm lạ trước khi mở
các tập tin hoặc chạy chương trình trên đĩa đó. Các đĩa CD cũng có thể chứa các
chương trình nhiễm virus. Thường xuyên cập nhật các chương trình diệt virus vì
virus mới có thể phát sinh mỗi ngày, chương trình diệt virus cũ không thể diệt
được virus mới.
4. Thiết lập các thông số cho bios
4.1. Khái niệm về Bios
99
Đây là chữ viết tắt của Basic Input/Output System (hệ thống đầu vào/đầu ra cơ
bản). Về thực chất BIOS là phần mềm tích hợp sẵn, xác định công việc máy tính
có thể làm mà không phải truy cập vào những chương trình trên đĩa.
Chương trình này thường được đặt trong chip ROM đi cùng máy tính, độc lập
với các loại đĩa, khiến cho máy tính tự khởi động được. Các thông số của BIOS
được chứa tại CMOS, một chip bán dẫn khác hoạt động bằng pin và độc lập với
nguồn điện của máy.
Do RAM luôn nhanh hơn ROM nên nhiều nhà sản xuất đã thiết kế để BIOS có
thể sao từ ROM sang RAM mỗi lần máy tính khởi động. Quá trình này được gọi
bằng cái tên shadowing.
BIOS của PC được thiết kế khá sát với tiêu chuẩn nên dù có nhiều phiên bản
khác nhau, chúng vẫn giống nhau trên mọi máy. Nhiều PC hiện đại chứa BIOS
flash, nghĩa là BIOS đã được sao vào chip nhớ flash để nâng cấp khi cần thiết và
không cần đến pin nuôi. Khi công nghệ mới ra đời và các lỗi cũ được phát hiện,
nhà sản xuất thường đưa ra phiên bản BIOS cập nhật để giải quyết trục trặc và
nâng cao tốc độ hoạt động của hệ thống.
Việc cập nhật BIOS được thực hiện khá đơn giản nhưng phải hết sức thận trọng
và nên tuân theo những quy định sau:
- Nếu hệ thống chạy ổn định, không có lỗi gì thì không nên nâng cấp BIOS.
- Nếu cần nâng cấp, hãy đọc kỹ hướng dẫn của chương trình trước khi bắt tay
vào thực hiện.
Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ TEXT. Gần đây đang
phát triển loại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương
tự Windows và sử dụng được chuột (Mouse) trong khi Setup nhưng các mục vẫn
không thay đổi.
4.2. Các loại Bios
Thường thì ta vẫn quen bấm phím Delete để vào phần thiết lập BIOS. Tuy
nhiên, đó chỉ là thao tác đối với phần lớn các máy có xuất xứ từ Đông Nam Á. Ở
các loại máy tính khác (sản xuất từ Mỹ chẳng hạn), người dùng phải thông qua
chương trình quản lý riêng để thay đổi các thông số BIOS.
Hiện nay có 2 loại BIOS:
- BIOS dạng text. Người dùng sẽ di chuyển phím hướng để đưa vệt sáng đi tới
các lựa chọn. Nhấn Enter để quyết định, Esc để thoát (gõ Y khi muốn lưu thay
đổi, N là không lưu).
- BIOS Win. Đây là loại BIOS mới được phát triển. Thay vì màn hình dạng
text thông thường, các thông số hiện ra trên màn hình màu với nhiều cửa sổ. Người
dùng có thể di chuột hoặc phím hướng để chọn lựa.
100
Khi ta bật máy tính, đầu tiên BIOS sẽ cung cấp chương trình để khởi động máy,
tiếp sau đó là quá trình kiểm tra thiết bị còn gọi là POST ( Power On Seft Test -
Bật nguồn và kiểm tra ), quá trình POST được thực thi theo nội dung nạp trong
RAM CMOS.
Cấu hình mặc định (Default) của máy được nhà sản xuất nạp trong BIOS, khi
ta kích hoạt chương trình CMOS SETUP thì phiên bản mặc định được nạp lên bộ
nhớ và hiển thị lên màn hình cho phép ta có thể thay đổi các lựa chọn .
Sau khi thay đổi xong, nếu ta bấm SAVE thì bản CMOS ta vừa thay đổi đó
được nhớ vào bộ nhớ RAM CMOS, nếu RAM CMOS đã có nội dung thì mỗi lần
khởi động CMOS SETUP nó sẽ lấy nội dung từ đây.
RAM CMOS là một loại bộ nhớ tiêu thụ rất ít điện năng, RAM CMOS hiện
nay được tích hợp trong Chipset Sourth Bridge và được nuôi bằng Pin 3V trên
Mainboard, môt quả Pin có thể sử dụng được khoảng 5 năm.
Trong quá trình POST máy thì CPU sẽ lấy thông tin trong RAM CMOS để thực
thi, trường hợp dữ liệu trong RAM CMOS bị xoá hoặc hết Pin thì máy sẽ chạy
tạm bằng chương trình mặc định có trong ROM, nếu chương trình mặc định mà
không phù hợp với cấu hình của máy hiện tại thì máy sẽ bị báo lỗi trong khi khởi
động .
Hiện nay người ta dùng Flash Ram để lưu thông tin Bios nên không cần phải
có Pin nuôi trên mainboard. Tuỳ mainboard, các mục trong Bios có thể khác nhau
theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix…) nhưng về căn bản chúng vấn
giống nhau và trong phần này chủ yếu nói về căn bản, còn các tính năng riêng bạn
phải tự tìm hiểu thêm dựa vào nhưng kiến thức căn bản này.
4.3. Các tính năng của Bios
Khi ta bật máy tính, đầu tiên BIOS sẽ cung cấp chương trình để khởi động máy,
tiếp sau đó là quá trình kiểm tra thiết bị còn gọi là POST ( Power On Seft Test -
Bật nguồn và kiểm tra ), quá trình POST được thực thi theo nội dung nạp trong
RAM CMOS.
Cấu hình mặc định (Default) của máy được nhà sản xuất nạp trong BIOS, khi
ta kích hoạt chương trình CMOS SETUP thì phiên bản mặc định được nạp lên bộ
nhớ và hiển thị lên màn hình cho phép ta có thể thay đổi các lựa chọn .
Sau khi thay đổi xong, nếu ta bấm SAVE thì bản CMOS ta vừa thay đổi đó
được nhớ vào bộ nhớ RAM CMOS, nếu RAM CMOS đã có nội dung thì mỗi lần
khởi động CMOS SETUP nó sẽ lấy nội dung từ đây.
RAM CMOS là một loại bộ nhớ tiêu thụ rất ít điện năng, RAM CMOS hiện
nay được tích hợp trong Chipset Sourth Bridge và được nuôi bằng Pin 3V trên
Mainboard, môt quả Pin có thể sử dụng được khoảng 5 năm.
Trong quá trình POST máy thì CPU sẽ lấy thông tin trong RAM CMOS để thực
thi, trường hợp dữ liệu trong RAM CMOS bị xoá hoặc hết Pin thì máy sẽ chạy
101
tạm bằng chương trình mặc định có trong ROM, nếu chương trình mặc định mà
không phù hợp với cấu hình của máy hiện tại thì máy sẽ bị báo lỗi trong khi khởi
động .
Hiện nay người ta dùng Flash Ram để lưu thông tin Bios nên không cần phải
có Pin nuôi trên mainboard. Tuỳ mainboard, các mục trong Bios có thể khác nhau
theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix…) nhưng về căn bản chúng vấn
giống nhau và trong phần này chủ yếu nói về căn bản, còn các tính năng riêng bạn
phải tự tìm hiểu thêm dựa vào nhưng kiến thức căn bản này.
4.4. Nâng cấp bios
Nâng cấp BIOS luôn luôn bị mọi người coi là thao tác khá phức tạp và nguy
hiểm vì do việc nâng cấp không thành sẽ dẫn tới việc hỏng luôn mainboard hay
card màn hình
Nâng cấp BIOS cho Mainboard
- Bước thứ nhất: phải có được phần mềm cập nhật thích hợp với mainboard.
BIOS mainboard trên thị trường hiện nay phần lớn là BIOS của công ty
AWARD, một số ít main board sử dung BIOS của công ty AMI và của công ty
PHOENIX. Các loại BIOS đều có phần mềm mới chuyên dùng dành cho nó, hơn
nữa cũng giống như các phần mềm ứng dụng khác nó luôn luôn có các phiên bản
mới ra đời. Để chắc chắn, các bạn lên các web sites của hãng sản xuất để tải về
phiên bản mới nhất hoặc vào trang ưww.mydrivers.comđể tìm cho thích hợp.
Đối với BIOS AWARD mà nói thì phần mềm để cập nhật BIOS tương ứng là
awdflash.exe, đối với BIOS AMI thì phần mềm tương ứng là amiflash.exe. Tuy
vậy, có một số hãng còn yêu cầu sử dụng phần mềm cập nhật chuyên dụng được
cung cấp theo mainboard, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn với nhau.
- Bước thứ hai: tìm file BIOS phiên bản mới nhất sử dụng cho mainboard.
Nói chung các hãng sản xuất mainboard lớn đều định kỳ tung ra các file BIOS
phiên bản mới dùng để giải quyết các vấn đề tương thích của mainboard trong
ứng dụng thực tế nhằm thích ứng với các hệ điều hành và các phần cứng mới. Các
file BIOS là một file dữ liệu có đuôi là *.bin. Các bạn nên tải về các file này ở
trang chủ của các hãng sản xuất mainboard, không nên tùy tiện tải về ở các trang
khác, lỡ xảy ra vấn đề gì thì hối hận cũng đã muộn.
Lưu ý, khi tải các file này phải tải đúng phiên bản, số serial, đúng kiểu mainboard.
Khi chép không được nhầm lẫn.
- Bước thứ ba: làm một đĩa chuyên dùng để nâng cấp.
Nâng cấp BIOS phải được thực hiện trong trạng thái DOS thực ( real DOS )
bởi vì khi khởi động Windows sẽ có 1 số chương trình khởi động và ứng dụng
liên quan. Nâng cấp BIOS trong môi trường này một mặt sẽ xảy ra trường hợp lỡ
như bộ nhớ trong không đủ, mặt khác sẽ do sự can thiệp của các phần cứng đưa
đến việc nâng cấp thất bại.
102
Vì thế, phương pháp tốt nhất là dùng một đĩa mềm khởi động ở chế độ DOS.
Chú ý đĩa mềm này nhất định phải là đĩa mềm khởi động sạch, không có 2 file
autoexec.abt và config.sys ( nếu có cũng được nhưng phải là nội dung trống ). Sau
khi làm cho đĩa mềm này khởi động được bằng lệnh format A: /S thì copy file nhị
phân chứa nội dung BIOS mới và file dùng để tác động vào BIOS ( VD :
awdflash.exe ) vào đĩa mềm. Như vậy là đã làm xong đĩa chuyên dùng để nâng
cấp BIOS. Lưu ý, phải kiểm tra đĩa mềm này không bị lỗi vật lý để tránh phiền
phức về sau.
- Bước thứ tư: cài đặt flash ROM ở trạng thái có thể ghi vào.
Trên một số mainboard có 1 cái jump dùng để cài đặt trạng thái read only/write
của BIOS. Điều này chủ yếu là nhằm phòng ngừa sự phá hoại của virus CIH. Do
đó trước khi nâng cấp BIOS, bạn phải cài đặt cho cái jump này về vị trí write.
Ngoài ra trên một số main board thì tính năng này được thiết lập bằng thông số
trong chương trình BIOS.
Tiếp theo, bạn vào trong giao diện cài đặt BIOS, mục chọn CMOS Chipset
Feature Setup cài đạt 2 thông số System Bios Cacheable và Video Cacheable là
Disabled để quá trình cập nhật BIOS không gặp trở ngại.
- Bước thứ năm: tiến hành nâng cấp BIOS.
Trên thực tế, thời gian cần thiết để nâng cấp BIOS khoảng 40 giây nhưng thời
gian này có tầm quan trọng rất lớn, hỏng main board không phải là chuyện nhỏ
và đa phần đều rơi vào trong thời khắc quan trọng này. Các bạn lần đầu tiên nâng
cấp BIOS nhất định phải hiểu rõ các bước dưới đây. Ở đây mình tạm lấy Award
BIOS làm ví dụ cụ thể.
a). Dùng đĩa chuyên dùng đã tạo để khởi động máy tính ở trạng thái DOS thực.
Cũng có bạn muốn khởi động từ đĩa cứng nhưng tôi không khuyến khích vì biết
đâu trên đĩa cứng đã nhiễm virus.
b). Chạy chương trình awdflash.exe trên đĩa mềm. Chương trình sẽ kiểm tra và
hiển thị version hiện thời của BIOS và các thông tin liên quan. Trong phần “File
name to Program” bạn đưa vào tên của file nhị phân cần cập nhật version mới cho
BIOS, Enter xác nhận.
c). Chương trình sẽ hỏi bạn có cần lưu lại BIOS cũ không, lời khuyên của tôi
dành cho các bạn là nên lưu lại cho an toàn vì biết đâu chúng ta sẽ gặp sự cố đáng
tiếc trong quá trình thực hiện. Sau khi gõ vào “Y” để xác nhận lưu file BIOS cũ,
đặt một tên mới cho file ( nên đặt tên trùng với version của BIOS cũ cho dễ nhớ
). Lúc này, chương trình sẽ lưu file vào đĩa mềm, bạn hãy kiên nhẫn chờ cho quá
trình hoàn tất rồi mới thực hiện tiếp.
d). Sau khi hoàn tất việc lưu BIOS cũ, chương trình yêu cầu bạn xác nhận xem
bạn có thật sự muốn đổi mới BIOS hiện tại hay không. Sau khi xác nhận “Y” công
việc nâng cấp BIOS chính thức bắt đầu. Đây có thể là khoảng thời gian kinh khủng
103
nhất. Lúc này bạn phải ngồi cầu nguyện cho đừng bị cúp điện vì nếu như vậy thì
BIOS của bạn sẽ bị hỏng hoàn toàn. Nếu có điều kiện thì bạn nên trang bị UPS
nhằm hạn chế rủi ro trong thời khắc này.
Trong quá trình nâng cấp BIOS, chúng ta có thể nhìn thấy 1 dãy đường tiến độ
nhấp nháy không ngừng và kéo dài ra phía sau. Đấy là thanh hiển thị quá trình và
tốc độ việc nâng cấp.
e). Khoảng 30 giây thì quá trình nâng cấp BIOS sẽ hoàn thành, rất nhanh phải
không các bạn. Tiếp theo chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn F1 để khởi động lại
máy tính hay F10 để quay trở về DOS. Đến đây bạn nên chọn F1 để khởi động lại
máy tính.
f). Đến đây, nếu máy tính khởi động bình thường thì bạn được quyền thở phào
nhẹ nhõm, công việc đã hoàn tất. Bạn lưu ý ngày và version của BIOS khi khởi
động, nếu đã có thay đổi là xong. Bạn vào giao diện setup CMOS để cài đặt lại
các thông số là được.
- Bước thứ sáu: thiết lập lại trạng thái Read Only cho BIOS.
Đây là quá trình nên làm để “ông cố” CIH không còn đường phá hoại BIOS
được. Các bạn đừng quên bước này để khỏi phải hối hận về sau.
Trên đây là các bước cơ bản để nâng cấp BIOS cho mainboard. Tuy nhiên đây
cũng là một thao tác nâng cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu không cẩn thận sẽ gây nên
hậu quả khó lường. Do đó bạn nên thêm vào một số tham số liên quan cần thiết
để khi cập nhật BIOS thất bại, chỉ cần không hỏng cụm dẫn đường Boot Block
trong BIOS là có thể áp dụng phương pháp sửa chữa để cứu vãn tình thế.
Các tham số của file AWDFLASH.EXE
/? Hiển thị giúp đỡ ( Help )
/PY Tự động hoàn thành nhiệm vụ cập nhật BIOS
/sy Tự động lưu trữ dữ liệu BIOS cũ vào file
/sb Khi cập nhật BIOS buộc phải nhảy qua module Boot Block
/cp Sau khi cập nhật BIOS thì vừa cắm vừa sử dụng ngay PnP (ESCD)
/cd Sau khi cập nhật BIOS thì làm sạch dữ liệu DMI
/cc Sau khi cập nhật BIOS thì cập nhật dữ liệu CMOS
/R Sau khi kết thúc cập nhật BIOS, tự động khởi động lại.
/Pn Không chạy chương trình nâng cấp.
/sn Không lưu trữ dữ liệu BIOS
/sd Lưu trữ dữ liệu DMI vào file
/cks Khi cập nhật BIOS, hiển thị quá trình đối chiếu dữ liệu trong file lưu trữ
104
/tiny Chỉ chiếm dụng ít ROM
/E Sau khi cập nhật BIOS, tự động quay trở lại DOS
/F Khi cập nhật, sử dụng lại file dữ liệu BIOS cũ
5. Giải quyết hỏng hóc CPU
5.1. Nguyên nhân
Lắp CPU chưa đúng.
Tản nhiệt không gắn sát hoặc quạt mát không quay.
Kiểm tra các thiết bị khác vẫn hoạt động tốt mà máy tính không hoạt động
5.2. Cách khắc phục
Thường xuyên vệ sinh máy tính.
Cẩn thận trong quá trình lắp CPU.
Kiểm tra tản nhiệt và quạt làm mát.
Thay CPU mới.
6. Giới thiệu các loai chipset
Các lọai Chipset Pentium IV đều sử dụng Mainboard có Socket 478 và có Bus
từ 400~800 Mhz.Tùy theo mỗi loại mà có hỗ trợ(Support) công nghệ siêu phân
luồng(Hyper-Threading-Technology)

Họ chipset Đặc tính chung Tên Chipset Đặc tính riêng


Hầu hết các loại -Cache:256K
chipset Intel 845 đều
-Support:SDRAM
có tốc độ Bus từ
133 Mhz,DDRAM
400~533 Mhz và hỗ Intel 845, 200~266 Mhz.
trợ cho việc điều Intel 845GL
khiển cũng như kết -Support HDD
Intel 845 nối các thiết bị phần Ultra ATA 100~133.
cứng như:kết nối -Support AGP 4X
mạng LAN, điều
khiển sound card, card -Cache:256K
AGP… Intel -Support:DDRAM
845E,Intel 266 Mhz.
845GV,Intel
845G -Hỗ trợ công nghệ
siêu phân
luồng.(Hyper-
105
Threading-
Technology)
-Support HDD
Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
-Cache:256K
-Support:DDRAM
333 Mhz.
-Hỗ trợ công nghệ
Intel siêu phân
845GE,Intel luồng.(Hyper-
845PE Threading-
Technology)
-Support HDD
Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
Hầu hết các loại -Cache:512K
chipset Intel 845 đều
-Support:DDRAM
có tốc độ Bus từ
266~400 Mhz.
533~800 Mhz và hỗ
trợ cho việc điều -Hỗ trợ công nghệ
khiển cũng như kết siêu phân
nối các thiết bị phần luồng.(Hyper-
Intel 848 cứng như:kết nối Intel 848 Threading-
mạng LAN, điều Technology)
khiển sound card, card -Support HDD
AGP… Ultra ATA 100~133
& SATA(Serial ATA)
150 Mhz
-Support AGP 8X

Intel 850 Hầu hết các loại -Cache:512K


chipset Intel 850 đều
-Support:RDRAM
có tốc độ Bus 400
800 Mhz.
Mhz và hỗ trợ cho Intel 850
việc điều khiển cũng -Support HDD
như kết nối các thiết bị Ultra ATA 100~133
phần cứng như:kết nối -Support AGP 4X
106
mạng LAN, điều -Bus 533 Mhz.
khiển sound card, card
AGP… -Cache:512K
-Support:RDRAM
800 Mhz.
Intel 850E -Support HDD
Ultra ATA 100~133
-Support AGP 4X
-Support Hyper-
Threading-
Technology.
Hầu hết các loại -Cache:256K
chipset Intel 852 đều
-Support:DDRAM
có tốc độ Bus từ
Intel 266~333 Mhz.
400~533 Mhz và hỗ
trợ cho việc điều 852PM -Support HDD
khiển cũng như kết Ultra ATA 100~133.
nối các thiết bị phần -Support AGP 4X
cứng như:kết nối
mạng LAN, điều -Cache:256K
khiển sound card, card
Intel 852 AGP… -Support:DDRAM
Intel 200~266 Mhz.
852GM -Support HDD
Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
-Cache:256K
-Support:DDRAM
Intel 266~333 Mhz.
852GME -Support HDD
Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
6.1. Vị trí của chipset
Trên Mainboard có 2 IC quan trọng đó là Chipset cầu bắc và chipset cầu nam.
- Chipset cầu bắc: Chip cầu bắc trên một bo mạch chủ là nhân tố rất quan trọng
quyết định số lượng, tốc độ và loại CPU cũng như dung lượng, tốc độ và loại
RAM có thể được sử dụng. Các nhân tố khác như điện áp và số các kết nối dùng
được cũng có vai trò nhất định. Gần như tất cả các chipset ở cấp độ người dùng
107
chỉ hỗ trợ một dòng vi xử lý với lượng RAM tối đa phụ thuộc bộ xử lý và thiết kế
của bo mạch chủ. Các máy Pentium thường có giới hạn bộ nhớ là 128 MB, trong
khi các máy dùng Pentium 4 có giới hạn là 4 GB. Kể từ Pentium Pro đã hỗ trợ địa
chỉ bộ nhớ lớn hơn 32 bit, thường là 36 bit, do đó có thể định vị 64 GB bộ nhớ.
Tuy nhiên các bo mạch chủ chỉ hỗ trợ một lượng RAM ít hơn vì các nhân tố khác
(như giới hạn của hệ điều hành và giá thành của RAM).
Mỗi chip cầu bắc chỉ làm việc với một hoặc hai loại chip cầu nam. Do vậy nó
đặt ra những hạn chế kỹ thuật đối với chip cầu nam và ảnh hưởng đến một số đặc
tính của hệ thống.
Chip cầu bắc đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định một máy tính có thể
được kích xung đến mức nào.
- Chipset cầu nam hay còn gọi là I/O Controller Hub (ICH), là một chip đảm
nhiệm những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipset. Khác với chip
cầu bắc, chip cầu nam không được kết nối trực tiếp với CPU. Đúng hơn là chip
cầu bắc kết nối chip cầu nam với CPU.
Bởi vì chip cầu nam được đặt xa CPU hơn, nó được giao trách nhiệm liên lạc
với các thiết bị có tốc độ chậm hơn trên một máy vi tính điển hình. Một chíp cầu
nam điển hình thường làm việc với một vài chíp cầu bắc khác, mỗi cặp chíp cầu
bắc và nam phải có thiết kế phù hợp thì mới có thể làm việc với nhau; chưa có
chuẩn công nghiệp rộng rãi cho các thiết kế thành phần lôgic cơ bản của chipset
để chúng có thể hoạt động được với nhau. Theo truyền thống, giao tiếp chung
giữa chip cầu bắc và chip cầu nam đơn giản là bus PCI, vì thế mà nó tạo nên một
hiệu ứng cổ chai (bottleneck), phần lớn các chipset hiện thời sử dụng các giao tiếp
chung (thường là thiết kế độc quyền) có hiệu năng cao hơn.

Mô hình chipset cầu bắc và cầu nam


6.2. Cách đọc các thông số trên chipset
108
Để chọn được bo mạch chủ (BMC) xử lý nhanh, hoạt động ổn định thì yếu
tố quan tâm hàng đầu của bạn phải là chipset - đây là trung tâm đầu não quản lý
mọi hoạt động của BMC, từ việc giao tiếp CPU, bộ nhớ, đồ họa đến các thiết bị
ngoại vi (chuột, bàn phím, âm thanh, mạng, modem, printer...). Theo kinh nghiệm
thực tiễn, các BMC dùng cùng chipset có tốc độ và sự ổn định không khác biệt
nhiều. Vì vậy bạn cần chọn chipset đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu, ổn định.
Qua hình minh họa bạn sẽ hình dung ra hoạt động của chipset. Nói một
cách dễ hiểu, nó giống như ngã tư và bùng binh trong hệ thống giao thông, nếu
quản lý không tốt thì rất dễ kẹt xe, tranh chấp tuyến đường, khi đó hệ thống sẽ
chạy chậm hoặc thậm chí treo luôn mà bạn không biết tại sao. Thông thường,
chipset gồm 2 thành phần: chipset cầu bắc (North Bridge Chipset) và chipset cầu
nam (South Bridge Chipset). Nhiệm vụ của hai chipset này được quy định rõ ràng
và hiếm khi thay đổi. Năm 1997, giao tiếp AGP được giới thiệu và chipset cầu
bắc có thêm nhiệm vụ kết nối với card đồ họa. Chipset cầu bắc sẽ quản lý việc
giao tiếp dữ liệu với CPU, RAM và card đồ họa, vì vậy nó rất quan trọng, khả
năng xử lý của BMC phụ thuộc chipset này rất nhiều. Chipset cầu nam quản lý
các thiết bị ngoại vi, thông tin từ ngoài vào chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc
để xử lý và trả kết quả về. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ như chipset Intel
875P lại đưa giao tiếp mạng gigabit lên chip cầu bắc để tránh nghẽn đường truyền
từ chip cầu nam lên cầu bắc. Tại sao Intel lại làm như vậy? Giao tiếp giữa chipset
cầu bắc và cầu nam qua kỹ thuật Hub Link của Intel đạt băng thông 266MB/giây.
Trong trường hợp xấu nhất thì những thành phần sau có thể giao tiếp cùng lúc:
IDE RAID 0: 100 MB/giây; LAN 1 Gb/giây=125MB/giây; USB 2.0: 60 MB/giây;
card PCI: 21 MB/giây; Serial ATA: 150 MB/giây. Như vậy, theo lý thuyết thì
băng thông lớn nhất sẽ là 456MB/giây (card âm thanh và các thành phần khác
chưa được tính vào). Hub Link với băng thông 266MB/giây cũng có trường hợp
bị quá tải. Do đó, Intel đã tổ chức lại và đưa giao tiếp mạng từ chipset cầu nam
sang chipset cầu bắc, bởi vì thành phần này có thể góp phần làm nghẽn băng thông
giao tiếp giữa 2 chipset (VIA và SiS có công nghệ riêng làm cho băng thông giao
tiếp giữa chipset cầu nam và bắc đạt 1GB/giây nên hai hãng này đã không đưa
mạng gigabit cho chipset cầu bắc quản lý).
Một trường hợp khác là chipset nForce3 150. Trong khi các hãng thường dùng 2
chipset thì nVidia lại tích hợp cả cầu bắc và cầu nam thành nForce3 150, khi đó
sẽ không còn quãng đường di chuyển từ cầu nam lên cầu bắc và ngược lại, do đó
sẽ giảm thời gian xử lý.
Trên thị trường có rất nhiều chipset được sử dụng cho BMC, mỗi loại đáp
ứng một yêu cầu riêng, chipset dùng với CPU Intel có Intel 845, 845E, 845G,
845PE, 848P, 865P, 865PE, 865G, 875P; SiS 645, 648, 650, 655; VIA P4X333,
P4X400, PT800, PT880... Chipset dùng CPU AMD có VIA KT333, KT400,
KT600, K8T800; SiS 746FX, SiS 755; nVidia nForce2, NVidia nForce3 150... và
còn nhiều loại khác. Do số lượng chipset nhiều và một số có tính năng gần giống
nhau, nên để dễ dàng, bạn nên chọn CPU trước.
109
Thông thường việc chọn chipset chủ yếu dựa vào tỉ lệ hiệu năng/giá tốt
nhất, đồng thời chipset cũng phải đủ sức đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong
tương lai như cho phép nâng cấp CPU, bộ nhớ, ổ cứng và mở rộng các giao tiếp
ngoại vi. Không giống CPU, giá BMC dùng các chipset mới không biến động
nhiều sau một thời gian, vì vậy nếu được thì bạn nên trang bị chipset mạnh cho
BMC để dễ nâng cấp và thuận tiện trong việc giao tiếp với các thiết bị mới
Để đọc thông số của chipset ta tìm vị trí của chipset trên MainBoard và đọc
các thông số có ghi ở trên bề mặt chipset. Hoặc là chúng ta tra trong sách hướng
dẫn về MainBoard
Ví dụ:
945Gz
FSB 800/533MHz
Bộ nhớ cực đại 2GB
Bus RAM 533/400MHz DDR2
VGA tích hợp GMA 950
VGA mở rộng không có

945G
FSB 1066/800/533MHz
Bộ nhớ cực đại 4GB
Bus RAM 667/533/400MHz DDR2
VGA tích hợp GMA 950
VGA mở rộng PCI Express 16x
Từ đó ta thấy:
Các mainboard sử dụng chipset Intel 945Gz chỉ có bus hệ thống tối đa
800MHz, nếu các bạn thấy các bo mạch sử dụng chipset này mà nhà sản xuất công
bố nó có thể chạy được các CPU bus 1066MHz thì sẽ có hai khả năng:
 Nhà sản xuất sử dụng một công nghệ để ép FSB của CPU từ 1066MHz
xuống 800MHz, tức khi đó CPU chỉ chạy bus thực là 800MHz. Trường hợp này
là phổ biến.
 Nhà sản xuất ép xung chipset lên 1066MHz(*), tuy nhiên việc làm này
không đảm bảo một hiệu năng và sự an toàn lâu dài với một hệ thống hoạt động
liên tục 8h/ngày. Truờng hợp này có ít nhà sản xuất áp dụng.
Vậy về FSB ta thấy nếu sử dụng mainboard chipset 945Gz thì chỉ nên sử dụng
các CPU bus 800MHz.
Kiến trúc chipset 945Gz cho phép chạy tối đa 2GB RAM, 945G cho phép
tới 4GB. Tuy nhiên các nhà sản xuất có sử dụng hết khả năng 4GB hay không thì
không rõ tùy trường hợp cụ thể.
Cũng trên bảng trên ta thấy các mainboard sử dụng chipset 945Gz hoạt
động với RAM bus tối đa 533MHz, với 945G là 667MHz. Trường hợp cắm RAM
110
bus 667 vào mainboard chipset 945Gz mà hệ thống hoạt động thì nó chỉ chạy bus
RAM 533Mhz.
Trên bảng trên đề cập tới DDR2 400MHz, loại này không thấy trên các báo
giá ở Việt Nam.
Cả hai chipset trên đều tích hợp VGA Intel GMA 950, tức là các mainboard
sử dụng chúng đều có cạc màn hình onboard GMA 950.
Cũng có thể các bạn sẽ đặt câu hỏi vậy GMA950 chia sẻ bao nhiêu MB từ bộ nhớ
hệ thống? đây cũng là một điều nhiều người thường thắc mắc. Người viết xin đề
cập tới trong một bài khác.
Kiến trúc chipset 945Gz không có khe PCI Express 16x cho cạc màn hình
mở rộng, còn 945G thì có.
Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất đã bằng công nghệ riêng của họ chế tạo thêm
được một khe tương thích chuẩn giao tiếp PCI Express 16x cho các bo mạch sử
dụng chipset 945Gz (**)nên ta thấy trên thị trường nhiều bo mạch dùng chipset
này vẫn thấy có khe PCI Express 16x, nhưng có một lưu ý vô cùng quan trọng là
nó chỉ chạy tốc độ thực 4x trên khe này.
Có nghĩa là nếu bạn có một VGA cạc PCI Express 16x đem cắm vào khe này
thì hoặc nó không chạy nếu bản thân VGA đó không hỗ trợ lùi 4x (thường gặp là
các cạc với GPU ATI X300 và X550), nếu nó chạy thì băng thông chỉ đạt 4x.
Với bo mạch dùng chipset 945G, sẽ luôn có khe PCI Express 16x thật sự.
Kết luận:
Nếu bạn sử dụng máy với CPU bus 800/533MHz và không có yêu cầu nâng
cấp lớn về bộ nhớ và cạc đồ họa mở rộng sau này thì nên sử dụng các bo mạch
Intel 945Gz để tiết kiệm chi phí(***). Nếu không bạn nên sử dụng loại có chipset
945G.
Cùng trong họ Intel 945 còn có các chipset 945PL, 945P, 945GC, 945GT với
các công năng và mục tiêu khác nhau, các bạn có thể tham khảo tai website
intel.com
7. Giải quyết hỏng hóc chipset
7.1. Nguyên nhân
Do nhiệt
Do bụi
Do điện
7.2. Cách khắc phục
Luôn làm mát các thiết bị trong quá trình máy tính hoạt động.
Luôn vệ sinh máy tính định kỳ.
111
Luôn giữ điện áp ở mức ổn định.

112

You might also like