You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT


THIẾT KẾ BỘ NGUỒN XOAY CHIỀU CÓ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN
ÁP ĐỂ CẤP CHO TẢI LÀ MÁY SẤY TÓC 220V – 1250 W

Giảng viên hướng : Nguyễn Trung Dũng


dẫn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Vinh, Trịnh Xuân Mạnh, Trần Việt
Hoàng, Vũ Bảo Trí, Hoàng Anh Thế, Phạm Sỹ Trung,
Chu Tuấn Cường, Cao Văn Hiếu, Nguyễn Văn Hiếu,
Hoàng Xuân Sang, Nguyễn Chí Long
Lớp : Kĩ thuật Điều Khiển & Tự Động Hóa 1 -K62

Khoa : Điện – Điện tử

Hà Nội , ngày 18 tháng 5 năm 2023


Đề bài: Thiết kế bộ nguồn xoay chiều có điều chỉnh điện áp để
cấp cho tải là Máy sấy tóc 220V-1250W. Biết rằng bộ nguồn
này được cấp điện 220VAC-50Hz
MỤC LỤC
Đề bài.........................................................................................................................2
I. GIỚI THIỆU VỀ MÁY SẤY TÓC..................................................................5
1. Giới thiệu về máy sấy tóc...............................................................................5
2. Cấu tạo máy sấy tóc........................................................................................5
3. Nguyên lý hoạt động của máy sấy tóc...........................................................6
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ MẠCH
ĐIỀU KHIỂN...........................................................................................................8
1. Mạch động lực.................................................................................................8
1.1. Đưa ra vấn đề............................................................................................8
1.2. Phân tích và lựa chọn sơ đồ......................................................................8
1.2.1. Giới thiệu một số sơ đồ mạch động lực..............................................8
1.2.2 Mạch điều áp xoay chiều 1 pha ứng với tải R................................11
1.3 Bảo vệ bộ biến đổi AC-AC.......................................................................13
2. Mạch điều khiển............................................................................................13
2.1. Một số phương án lựa chọn mạch điều khiển.......................................13
III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH..................................................19
1. Nguyên lý hoạt động.....................................................................................19
1.1. Mạch động lực...........................................................................................19
1.2 Mạch điều khiển.........................................................................................20
2. Tính toán lựa chọn linh kiện........................................................................21
2.1. Mạch động lực...........................................................................................21
2.2. Mạch điều khiển........................................................................................23
3. Tính toán, chọn phần tử cách li...................................................................24
4. Hình ảnh toàn mạch sau khi thiết kế..........................................................26
IV. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM...............................26
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong lĩnh
vực Điện - Điện tử thì các thiết bị điện tử cũng được chế tạo ngày càng nhiều. Và
đặc biệt các ứng dụng của nó vào các nghành kinh tế quốc dân và đời sống hằng
ngày đã và đang được phát triển hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu
ngày càng nhiều và yêu cầu cao thì các nghành thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử luôn
phải nghiên cứu và tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt với chủ chương công
nghiệp hoá hiện đại hoá của nhà nước, các nhà máy, xí nghiệp cần phải thay đổi,
nâng cao để đưa công nghệ tự động điều khiển vào trong sản xuất. Do đó đỏi hỏi
phải có thiết bị và phương pháp điều khiển an toàn chính xác. Đó là nhiệm vụ của
nghành Tự động hóa cần phải giải quyết. Để giải quyết vấn đề này thì nước ta cần
phải có đội ngũ thiết kế đông đảo tài năng. Sinh viên nghành Tự động hoá tương lai
không xa sẽ đứng trong đội ngũ này, do đó mà phải tự trang bị cho mình những
kiến thức, trình độ và sự hiểu biết sâu rộng. Là những sinh viên của khoa Điện -
Điện tử và nghành Tự Động Hoá được trang bị với những kiến thức về nhiều môn
học trong đó có môn Điện tử công suất. Bài tập lớn Điện tử công suất là một bài
kiểm tra khảo sát kiến thức tổng hợp của sinh viên, và cũng là điều kiện để cho sinh
viên nghành Tự động hoá tự tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức về điện tử công suất.
Qua các bài giảng của các thầy cô và quá trình tìm hiểu chúng em đã hoàn thành
bài tập lớn này. Đây là mảng đề tài khá rộng, với khối lượng công việc lớn và mới
mẻ đối với chúng em cho nên chúng em đã gặp một số khó khăn trong qúa trình
thiết kế, song được sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn,
đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Trung Dũng và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn cùng
lớp, nên chúng em đã hoàn thành bản đồ án này.Chúng em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ quý báu đó. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như về trình độ của
các thành viên trong nhóm, nên không tránh khỏi còn nhiều chỗ thiếu sót, chúng
em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để chúng em hoàn
thiện hơn bài tập lớn này.

4
I. GIỚI THIỆU VỀ MÁY SẤY TÓC
1. Giới thiệu về máy sấy tóc
- Máy sấy tóc là một dụng cụ cơ điện dùng để thổi những luồng hơi nóng hoặc
mát vào các mái tóc ẩm ướt với tác dụng đẩy mạnh quá trình bốc hơi phần
nước bám trên tóc làm chóng khô tóc.
- Máy sấy tóc cũng là một công cụ giúp điều chỉnh một cách hiệu quả hình
dạng và kiểu tóc bằng cách đẩy nhanh quá trình hình thành liên kết Hidro
trong mỗi sợi tóc. Những liên kết này rất mạnh – thậm trí còn giúp định hình
kiểu tóc tốt hơn các liên kết lưu huỳnh trong việc uốn tóc cho làn song giữ
được lâu – tuy nhiên chúng chỉ tồn tại tạm thời và rất dễ bị tổn hại do sự ẩm
ướt. Tức là, những liên kết biến mất chỉ sau một lần dội nước lên tóc.
- Những kiểu tóc tạo ra sau khi sử dụng máy sấy tóc thường có nhiều làn nếp
và rất khó bị mất nếp, điều này còn có thể được phát huy bằng cách dùng
những sản phẩm tạo kiểu tóc và các bàn chải tóc trong quá trình sấy nhằm
tạo lực căng, lực kéo và lực nâng.
- Máy sấy tóc được phát minh và khoảng cuối thế kỉ 19. Những chiếc máy đầu
tiên được chế tạo bởi Alexander Godefroy vào thập niên 1890 trong thẩm mĩ
viện của ông ở Pháp. Các loại máy sấy tóc nhỏ gọn cầm tay xuất hiện lần
đầu vào năm 1920. Hiện nay máy sấy tóc được sử dụng rộng rãi bởi các
chuyên gia tạo mẫu tóc ở các thẩm mỹ viện lẫn những người tiêu dùng thông
thường tại nhà.
2. Cấu tạo máy sấy tóc
- Thiết kế, cấu tạo của máy sấy tóc không quá phức tạp, thường bao gồm vỏ
nhựa biên ngoài, bên trong gồm cánh quạt thu nhỏ với động cơ điện cùng
các bộ phận làm nóng. Các phần chính của máy sấy tóc có thể kể đến là
1. Cánh quạt
2. Động cơ điện
3. Bộ phận làm nóng ở dạng xoắn ốc hay còn gọi là dây mai so nhiệt
4. Cở sở với bảo vệ nhiệt
5. Nút khởi động và công tắc chế độ
6. Dây cung cấp điện

5
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của máy sấy tóc

3. Nguyên lý hoạt động của máy sấy tóc


- Nguyên lí hoạt động của máy sấy tóc khá giống với các thiết bị khác như bàn
là hay nồi cơm điện. Đó là dòng điện khi chạy qua dây dẫn điện trở sẽ làm
cho điện trở nóng lên và từ đó tỏa ra nhiệt.
- Theo đó, với thiết bị máy sấy tóc, dòng điện sẽ được kích hoạt để làm quạt
gió thổi, đồng thời đẩy luồng không khí đi qua điện trở. Tại đây, luồng
không khí sẽ được làm nóng lên để thổi trực tiếp lên tóc, tiến hành việc hong
khô tóc.
- Thông thường, dây điện trở được chế tạo từ hợp kim Cr-Ni thay vì Cu vì đây
là chất liệu đem lại độ bền rất cao và đặc biệt không gặp phải tình trạng oxi
hóa hay rỉ sét trong suốt quá trình sử dụng.
- Như có thể thấy từ hình 1, nguyên lí hoạt động của máy sấy tóc khá đơn
giản. Các nút chính được làm nóng và cánh quạt được xây dựng trên hình 1
là loại động cơ điện thu nhỏ trong khoảng 12-18V. Một cánh quạt nhựa được
gắn chặt cứng trên trục của máy sấy, đây là 1 thiết kế không thay đổi được
lưu truyền từ nhà sản xuất này sang các nhà sản xuất khác.
- Các yếu tốc làm nóng động cơ là 1 thiết bị làm bằng vật liệu không cháy,
cùng với sợi dây xoắn ốc đặc biệt để quấn quanh cơ thể của nó. Có thể có 1

6
số cuộn dây, căn cứ vào các chế độ mà chiếc máy sấy tóc hoạt động, nhưng
1 trong số các thiết bị đó nhất thiết phải được hạ thấp.
- Hình 1 còn cho thấy một động cơ mini và dưới đây là một khối bao gồm các
yếu tốc làm nóng cùng với 2 cuộn dây. Xoắn ốc phải được làm mát, hạ nhiệt
liên tục bằng 1 luồng không khí mát để tránh tình trạng quá nóng. Nếu vì 1
lý do nào đó, quá trình này không xảy ra thì cơ chế bảo vệ nhiệt độ được tích
hợp sẽ kích hoạt ngay lập tức. Đây cũng chính là điều bạn có thể nhận biết
các thương hiệu máy sấy tóc nổi tiếng nhất hiện nay như Philips hoặc
Rovent.
- Mục đích chính của chiếc máy sấy tóc là làm khô, đồng thời nhanh chóng
tạo kiểu cho mái tóc, trong khi đó nhiệt độ của khí được thổi ra đôi khi đạt
đến 60 độ. Nhiều thiết bị máy sấy tóc còn được trang bị công tắc điều chỉnh
tốc độ giữa dòng khí và nhiệt độ của nó. Để bảo vệ an toàn các bộ phận bên
trong tránh khỏi nhiệt độ cao, hệ thống bảo vệ cũng được lắp đặt để có thể
cắt nguồn điện cho sản phẩm kịp thời khi đang hoạt động, đặc biệt thuận tiện
trong các trường hợp khẩn cấp.

Hình 2: Hình ảnh 1 chiếc máy sấy tóc được bán trên thị trường

7
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ
MẠCH ĐIỀU KHIỂN
1. Mạch động lực
1.1. Đưa ra vấn đề.
- Bộ biến đổi điện áp xoay chiều được sử dụng để thay đổi trị hiệu dụng của
điện áp ngõ ra. Nó được mắc vào nguồn xoay chiều dạng sin với tần số và
trị hiệu dụng không đổi và tạo ở ngõ ra điện áp xoay chiều có cùng tần số
nhưng trị hiệu dụng điều khiển được. Do đó, bộ biến đổi điện áp xoay chiều
có tính năng giống như máy biến áp điều khiển vô cấp. Điện áp đáp ứng ở
ngõ rất hay đổi nhanh và liên tục.
- Bộ biến đổi điện áp xoay chiều được sử dụng để điều khiển công suất tiêu
thụ của các tải như lò nướng điện trở, bếp điện, điều khiển chiếu sáng cho
sân khấu, quảng cáo, điều khiển vận tốc động cơ không đồng bộ công suất
vừa và nhỏ ( máy quạt gió, máy bơm, máy xay ), điều khiển động cơ vạn
năng ( dụng cụ điện cầm tay, máy trộn, máy sấy ). Bộ biến đổi xoay chiều
còn được dùng trong các hệ thống bù nhuyễn công suất phản kháng.
- Phân loại: Dựa vào số pha nguồn cấp mà ta có các bộ điều chỉnh điện áp
khác nhau là Điều áp xoay chiều một pha, Điều áp xoay chiều ba pha.
1.2. Phân tích và lựa chọn sơ đồ
1.2.1. Giới thiệu một số sơ đồ mạch động lực

Hình 3: Các phương án điều áp 1 pha


- Hình 3a là điều áp xoay chiều điều khiển bằng cách mắc nối tiếp với tải một
điện kháng hay điện trở phụ (tổng trở phụ) biến thiên. Sơ đồ mạch điều chỉnh
này đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên, mạch điều chỉnh kinh điển này hiện
nay ít được dùng, do hiệu suất thấp (nếu Zf là điện trở ) hay cos π thấp (nếu
Zf là điện cảm )

8
- Hình 3b người ta có thể dùng biến áp tự ngẫu để điều chỉnh điện áp xoay
chiều U2. Điều chỉnh bằng biến áp tự ngẫu có ưu điểm là có thể điều chỉnh
điện áp U2 từ 0 đến trị số bất kì, lớn hay nhỏ hơn điện áp vào. Nếu cần điện
áp ra có điều chỉnh, mà vùng điều chỉnh có thể lớn hơn điện áp vào, thì
phương án phải dùng biến áp là tất yếu. Tuy nhiên, khi dòng tải lớn, sử dụng
biến áp tự ngẫu để điều chỉnh, khó đạt được yêu cầu như mong muốn, đặc
biệt là không điều chỉnh liên tục được, do chổi than khó chế tạo để có thể chỉ
tiếp xúc trên một vòng dây của biến áp. Hai giải pháp điều áp xoay chiều
trên hình 1a,b có chung ưu điểm là điện áp hình sin, đơn giản. Có chung
nhược điểm là quán tính điều chỉnh chậm và không điều chỉnh liên tục khi
dòng tải lớn. Sử dụng sơ đồ bán dẫn để điều chỉnh xoay chiều, có thể khắc
phục được những nhược điểm vừa nêu.
- Các sơ đồ điều áp xoay chiều bằng bán dẫn trên hình 3c được sử dụng phổ
biến. Lựa chọn sơ đồ nào trong các sơ đồ trên tuỳ thuộc dòng điện, điện áp
tải và khả năng cung cấp các linh kiện bán dẫn. Có một số gợi ý khi lựa chọn
các sơ đồ hình 3c như sau:

Hình 4: Sơ đồ điều áp xoay chiều 1 pha sử dụng phần tử bán dẫn


4a. bằng hai tiristor song song ngược
4b. bằng triac
4c. bằng một tiristor một diode
4d. bằng bốn diod một tiristor

9
- Hình 4a thường được sử dụng nhiều hơn, do có thể điều khiển được với
mọi công suất tải. Hiện nay Thyristor được chế tạo có dòng điện đến 7000A,
thì việc điều khiển xoay chiều đến hàng chục nghìn ampe theo sơ đồ này là
hoàn toàn đáp ứng được. Tuy nhiên, việc điều khiển hai Thyristor song song
ngược đôi khi có chất lượng điều khiển không tốt lắm, đặc biệt là khi cần
điều khiển đối xứng điện áp, nhất là khi cung cấp cho tải đòi hỏi thành phần
điện áp đối xứng (chẳng hạn như biến áp hay động cơ xoay chiều). Khả năng
mất đối xứng điện áp tải khi điều khiển là do linh kiện mạch điều khiển
Thyristor gây nên sai số. Điện áp tải thu được gây mất đối xứng như so sánh
trên hình 5b. Điện áp và dòng điện không đối xứng như hình 5b cung cấp
cho tải, sẽ làm cho tải có thành phần dòng điện một chiều, các cuộn dây bị
bão hoà, phát nóng và bị cháy. Vì vậy việc định kì kiểm tra, hiệu chỉnh lại
mạch là việc nên thường xuyên làm đối với sơ đồ mạch này. Tuy vậy, đối
với dòng điện tải lớn thì đây là sơ đồ tối ưu hơn cả cho việc lựa chọn.

Hình 5: Hình dạng đường cong điện áp điều khiển


- Để khắc phục nhược điểm vừa nêu về việc ghép hai tiristor song song
ngược, triac ra đời và có thể mắc theo sơ đồ hình 4b. Sơ đồ này có ưu
điểm là các đường cong điện áp ra gần như mong muốn như hình 5, nó
còn có ưu điểm hơn khi lắp ráp. Sơ đồ mạch này hiện nay được sử dụng
khá phổ biến trong công nghiệp. Tuy nhiên triac hiện nay được chế tạo
với dòng điện không lớn (I < 400A), nên với những dòng điện tải lớn cần
phải ghép song song các triac, lúc đó sẽ phức tạp hơn về lắp ráp và khó
điều khiển song song. Những tải có dòng điện trên 400A thì sơ đồ hình
4b ít dùng.
- Sơ đồ hình 4c có hai tiristor và hai điốt có thể được dùng chỉ để nối các
cực điều khiển đơn giản, sơ đồ này có thể được dùng khi điện áp nguồn
cấp lớn (cần phân bổ điện áp trên các van, đơn thuần như việc mắc nối
tiếp các van).

10
- Sơ đồ hình 4d trước đây thường được dùng, khi cần điều khiển đối xứng
điện áp trên tải, vì ở đây chỉ có một tiristor một mạch điều khiển nên việc
điều khiển đối xứng điện áp dễ dàng hơn. Số lượng tiristor ít hơn, có thể
sẽ có ưu điểm hơn khi van điều khiển còn hiếm. Tuy nhiên, việc điều
khiển theo sơ đồ này dẫn đến tổn hao trên các van bán dẫn lớn, làm hiệu
suất của hệ thống điều khiển thấp. Ngoài ra, tổn hao năng lượng nhiệt lớn
làm cho hệ thống làm mát khó khăn hơn.
Sau khi phân tích một số sơ đồ trên chúng em đã lựa chọn phương án
điều áp xoay chiều 1 pha sử dụng 2 van bán dẫn Thyristor mắc song
ngược để điều khiển có ưu điểm:
 Đường cong điện áp gần như mong muốn.
 Mạch điều khiển đơn giản.
 Giá thành rẻ, vận hành đơn giản.

Hình 6: Mạch điều áp xoay chiều 1 pha sử dụng 2 Thyristor mắc song ngược với
tải thuần trở R

I.2.2 Mạch điều áp xoay chiều 1 pha ứng với tải R

11
Hình 7: Điện áp trên tải (Vt) và dòng điện chạy qua tải (It)

Hình 8: Hình dáng điện áp trên linh kiện (VT) và dòng điện chạy qua linh
kiện (IT)
12
Trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều ngõ ra

√ √

1 α sin 2 α
UR = ∫
2π α
U i dθ = U 1− +
2
π 2π
- Trị hiệu dụng dòng điện qua tải
UR
IR =
R
- Công suất tiêu tán trên tải R
2
UR
P R = U R.I =
R
- Hệ số công suất nguồn
PR UR I R
Cosφ = = V.I
S R

KẾT LUẬN: Điện áp xoay chiều ngõ ra trên tải phụ thuộc vào góc điều
khiển α với α tăng thì U R giảm và ngược lại.
I.3 Bảo vệ bộ biến đổi AC-AC

Hình 9: Bảo vệ BBĐ AC-AC


Các BBĐ xoay chiều-xoay chiều khi làm việc cũng có thể xảy ra quá dòng
và áp như các BBĐ xoay chiều-một chiều, vì vậy ta cũng phải trang bị các
bảo vệ như đối với BBĐ xoay chiều-một chiều đã xét. Trong BBĐ này để
bảo vệ quá áp cho 2 van mắc song song ngược ta dùng một mạch R-C mắc
song song với chúng (hình 4.6), ngoài ra trong một số trường hợp có thể
dùng thêm mạch R-C mắc song song với nguồn cung cấp.

2. Mạch điều khiển


2.1. Một số phương án lựa chọn mạch điều khiển
 Phương án 1: Sử dụng IC thuật toán rời rạc thông qua các khâu
+ Khâu đồng pha
+ Khâu tạo điện áp rang cưa
13
+ Khâu so sánh
+ Khâu trộn xung
+ Khâu khuếch đại và biến áp xung
Các khâu đó được thể hiện qua hình sau:

+ Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
+ Nhược điểm:
- Mạch phức tạp phải thông qua nhiều khâu
- Chất lượng điều khiển không cao
 Phương án 2: Sử dụng IC chuyên dụng TCA 785

Các khâu khi dung IC chuyên dụng TCA 785:

Đối với việc điều khiển điện áp xoay chiều ta có thể sử dụng mạch điều
khiển tích hợp IC TCA785 để đơn giản hóa mạch điều khiển

+ Ưu điểm
- Mạch đơn giản, ít khâu điều khiển
- Tạo ra điện áp đối xứng
- Chất lượng điện áp ra như mong muốn
+ Nhược điểm
14
- Giá thành cao hơn so với dùng IC thuật toán rời rạc

 Kết luận: Từ việc so sánh ưu nhược điểm của 2 phương án trên ta lựa
chọn phương án 2 ( Sử dụng IC chuyên dụng TCA 785 )

Hình 10: Hình ảnh và sơ đồ chân IC TCA 785

Chức năng :
Chân Kí hiệu Chức năng

1 GND Chân nối đất

2 Q2 Đầu ra 2 đảo

3 QU Dầu ra U

4 Q1 Đầu ra 1 đảo

5 VSYNC Tín hiệu đồng bộ

6 I Tín hiệu cấm

7 QZ Đầu ra z

8 VREF Điện áp chuẩn

15
9 R9 Điện áp tạo xung răng cưa

10 C10 Tụ tạo xung răng cưa

11 V11 Điện áp điều khiển

12 C12 Tụ tạo độ rộng xung

Tín hiệu điều khiển xung ngắn,


13 L
xung rộng

14 Q1 Đầu ra 1

15 Q2 Đầu ra 2

16 VS Điện áp nguồn nuôi

Dạng tín hiệu của TCA 785:

Hình 11: Dạng tín hiệu của TCA 785

16
Sơ đồ cấu tạo:

Hình 12: Sơ đồ cấu tạo TCA 785


Các thông số của TCA 785:
Giá trị Giá trị tiêu Giá trị Đơn vị
min biểu(F= 50 max
Thông số
HZ.
VS=5V)
Dòng tiêu thụ IS 4,5 6,5 10 MA
Điện áp vào điều khiển , V11 0,2 15 V10 V
chân 11 trở kháng vào
R11 MAX kΩ
Mạch tạo răng cưa
Dòng nạp tụ I10 10 1000 μA
Biên độ răng cưa V10 80 VS-2 V
Điện trở mạch nạp R9 3 300 KΩ
Thời gian sườn ngăn của tP Ms
xung răng cưa

17
Tín hiệu cấm vào, chân 6
Cấm V6I 3.3 2.5 V
Cho phép V6H 4 3.3 V
Độ rộng xung ra, chân
13
V13 3.5 2.5 2.5 V
Xung hẹp
H 3.5 V
Xung rộng
Xung ra chân 14,15
Điện áp mức cao V14/V VS-13 VS-2.5 VS V
Điện áp mức thấp 15 0.3 0.8 1.0 V
Độ rộng xung hẹp V14/V 20 30 2 μs
Độ rộng xung rộng 15 530 620 40 μs/n
tP 760 F
Điện áp điều khiển
Điện áp chuẩn VREF 2.8 3.1 3.4 V
Góc điều khiển ứng với αrsef 2x10-4 5x10-4 1/K
điện
áp chuẩn

18
III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH
1. Nguyên lý hoạt động

1.1. Mạch động lực

ung

0 t
a
 1  2 2 3

uđkT1
0 t
b
uđkT2  2
0 t
c
ut it  2

t
d 0
  2

Ta có nguyên lí hoạt động của mạch như sau:

- Ta có : Từ t = 0 đến t < 1 =  thì ung > 0 và đặt điện áp thuận lên


T1 và đặt điện áp ngược lên T2, do vậy van T2 phải khoá nhưng T1 còn
chưa mở vì chưa có tín hiệu điều khiển. Như vậy trong khoảng này
dòng qua tải bằng không nên điện áp trên tải cũng bằng không (ut =
Rt.it , trong đó Rt là điện trở phụ tải), điện áp trên các van: uT1 = ung và
uT2 = -ung . Tại t = 1 =  xuất hiện xung điều khiển trên điện cực
điều khiển của T1, do vậy T1 có đủ 2 điều kiện để mở nên T1 mở. Van
T1 mở, dẫn đến sụt áp trên nó giảm về bằng không,ta có ut = ung và
xuất hiện dòng qua tải it = ut/Rt = ung/Rt , lúc này uT1 = uT2 = 0.
- Đến t =  thì ung = 0 và bắt đầu chuyển sang âm, dòng qua T1 và tải
cũng bằng không và có xu hướng đổi chiều nên T1 sẽ khoá lại (do van
không cho dòng đi theo chiều ngược). Lúc này T2 cũng chưa mở nên
dòng tải lại bằng không và điện áp trên tải cũng bằng không.
- Tại t = 2 = + xuất hiện tín hiệu điều khiển trên điện cực điều
khiển của T2 và van T2 sẽ mở do đang có điện áp thuận, điện áp trên
T2 giảm về bằng không nên ut = ung , lại có dòng tải it = ut/Rt = ung/Rt .
- Đến t = 2 thì ung = 0 và bắt đầu chuyển sang dương, nó sẽ tác động
ngược chiều dòng qua T2. Lúc đó it cũng bằng không và có xu hướng
đổi chiều nhưng T2 không cho dòng đi theo chiều ngược lại nên T2
khoá lại mà T1 còn chưa mở vì chưa có tín hiệu điều khiển nên dòng
tải lại bằng không và ut = Rt.it = 0.
- Đến t=2=2+ thì van T1 lại có tín hiệu điều khiển, T1 lại mở và sự
làm việc của sơ đồ diễn ra giống như chu kỳ vừa xét.
- Đồ thị điện áp nguồn ung ; điện áp điều khiển các van uđkT1, uđkT2 ; điện
áp và dòng trên tải ut , it được biểu diễn trên các đồ thị hình 4.1. Điện
áp trên phụ tải là điện áp xoay chiều không hình sin có giá trị hiệu
dụng nhỏ hơn điện áp nguồn và giá trị hiệu dụng điện áp trên tải sẽ
càng nhỏ khi góc  càng tăng. Sóng hài bậc nhất điện áp tải có tần số
bằng tần số nguồn cung cấp .
- Góc  trong BBĐ này được gọi là góc điều chỉnh hay điều khiển.

1.2 Mạch điều khiển

- TCA 785 là một vi mạch phức hợp thực hiện 4 chức năng của một
mạch điều khiển: “tề đầu” điện áp đồng bộ tạo điện áp răng cưa đồng
bộ, so sánh và tạo xung ra. Nguồn nuôi qua chân 16. Tín hiệu đồng bộ
đượclấy qua chân số 5 và số 1. Tín hiệu điều khiển được đưa vào chân
11. Một bộ nhận biết điện áp 0 sẽ kiểm tra điện áp lấy vào chuyển
trạng thái và sẽ chuyển tín hiệu này đến bộ phận đồng bộ. Bộ phận
đồng bộ này sẽ điều khiển tụ C10; Tụ C10 sẽ được nạp đến điện áp
không đổi (quyết định bởi R9). Khi điện áp V10 đạt đến điện áp V11
thì một tín hiệu sẽ được đưa vào khâu logic. Tuỳ thuộc vào biên độ
điện áp điều khiển V11, góc mở α có thể thay đổi từ 0 đến 180 o. Với
mỗi nửa chu kì song một xung dương xuất hiện ở Q 1, Q2. Độ rộng
trong khoảng 30-80μs.

20
- Độ rộng xung có thể kéo dài đến 180o thông qua tụ C12.
- Nếu chân 12 nối đất thì sẽ có xung trong khoảng α đến 180o.
- Nguyên lí hoạt động của khâu tạo xung điều khiển Thyristor được thể
hiện trong hình

Khâu tạo xung của TCA 785

2. Tính toán lựa chọn linh kiện


2.1. Mạch động lực

Các thông số đề cho :


+U đm= 220V

+ Pđm = 1250W

+Nguồn cấp 220VAC - 50Hz


*Tính toán
P đm 1250
Từ U đm, Pđm => I đm = U = 220 =¿ 5.68 A
đm

Theo sơ đồ mạch động lực thì có 2 Thyristor đấu song ngược nên 2
van dẫn luân phiên theo tưng bán kỳ khi van nào dẫn thì nó phải
chịu dòng của tải (khoảng 5.68A), nhưng nó không dẫn liên tục mà
được nghỉ xen kẽ vì thế dòng hiệu dụng tính toán theo lý thuyết chỉ
là 50%
=> I T (RMS) = 50% . 5.68A = 2.84A.

21
Tuy nhiên khi lựa chọn lại phải tính dự trữ cho khởi động, quá tải nên
sẽ đưa hệ số dự trữ vào. Hệ số dự trữ 1.3 - 1.8(Hệ số dự trữ càng lớn
thì van càng mát và an toàn nhưng sẽ đẩy giá thành lên cao)
=> I T (RMS)(thực tế) = I T (RMS) . 1.8 = 5.112A
+ U ng max = √ 2 . U 2 = √ 2 .12=¿16.97V

Mạch bảo vệ xung áp gồm 1 điện trở và 1 tụ có các giá trị:


+ R = 100 ÷ 10 kΩ
+ C = 0.1uF => chọn tụ gốm 104

 Từ các thông số đề bài cho và sau khi tính toán, ta chọn linh kiện
bán dẫn Thyristor BT151-500R với các thông số như sau

22
2.2. Mạch điều khiển

Mạch điều khiển được tính xuất phát từ yêu cầu về xung mở Thyristor
Các thông số cơ bản để tính mạch điều khiển :
+ Điện áp điều khiển Tiristo : Uđk = 5 V
+ Dòng điện điều khiển : I đk = 2mA(min)
15mA(max)
+ Điện áp nguồn cấp mạch điều khiển : ±15V

Sử dụng IC TCA785
 Tính toán các phần tử bên ngoài
Xung răng cưa:
Ta có f = 50Hz => T = 1/f = 20ms
=>1 chu kì xung răng cưa : T1 = 10ms.
Sườn lên : 9.5 ms
Sườn xuống : 0.5ms

23
Chọn tụ răng cưa:
C10 500pF (min) 1 μ F (max)
V 11 . R 9 .C 10
Thời điểm phát xung: tTr = V ref . K

V ref . K
Dòng nạp tụ: I10 = R9

V ref . K . t
Điện áp trên tụ: V10 = R9 . C10
TCA 785 do hãng SIEMEN chế tạo được sử dụng để điều khiển các
thiết bị chỉnh lưu, thiết bị chỉnh dòng điện áp xoay chiều.
Có thể điều chỉnh góc α từ 00 đến 1800 điện. Thông số chủ yếu của
TCA là:
- Điện áp nguồn nuôi: US= 15V
- Dòng điện tiêu thụ: IS= 10mA
- Điện áp ra: I= 50mA
- Điện áp răng cưa: URC max= (US- 2) V
Điện trở trong mạch tạo điện áp răng cưa: R9= (20¿ 500) k Ω
Điện áp điều khiển: U11 = - 0,5 ¿ (US – 2) V
Dòng điện đồng bộ: IS = 200 ( μ A)
Tụ điện: C10 = 0,5 ( μ F)
Tần số xung ra: f = (10 ¿ 500) Hz
Chọn giá trị ngoài thực tế: C10 = 104, C12 = 473, R9 = 33kΩ
Biến trở VR1= 100kΩ.
- Điện áp điều khiển chọn VR2 = 10kΩ
- Khâu đồng pha chọn Rđồng pha = 220kΩ

3. Tính toán, chọn phần tử cách li

24
Có rất nhiều phương án cho khâu cách ly đó có thể dung phần tử cách
ly quang biến áp xung hay với mạch công suất nhỏ chỉ cần dùng diot
để chống ngược dòng
Trong phạm vi đề tài là ứng dụng với tải công suất trung bình và nhỏ
để đáp ứng được tính gọn nhẹ và gái thành của mạch phương án sử
dụng cách ly quang được chúng em quyết định sử dụng vì khá hiệu
quả giá thành rẻ gọn nhẹ và cách ly an toàn giữa mạch lực và mạch
điều khiển từ các thông số trên chúng em quyết định sử dụng MOC
3020 để thực hiện khâu cách ly này
Hình dưới là một số sơ đồ kết nối MOC 3020 trong datasheet:

Hình 13. Một số sơ đồ kết nối MOC3020

Đây là sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý của MOC 3020

25
Hình 14.Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý của MOC 3020

4. Hình ảnh toàn mạch sau khi thiết kế

IV. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM


* Kết luận :
Ưu điểm: - Mạch động lực có thể điều khiển được với mọi công suất tải
- Đường cong điện áp gần như mong muốn.
- Mạch điều khiển đơn giản.
- Giá thành rẻ, vận hành đơn giản.
Nhược điểm : việc sử dụng IC TCA 785 tiêu tốn nhiều ngân sách hơn
*Hướng phát triển: - Ngoài tải máy sấy tóc công suất vừa, ta có thể dùng
để ứng dụng trong các tủ sấy quần áo nhỏ hoặc những hệ thống sưởi ấm.

26
27

You might also like