You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


********

BÀI TẬP LỚN MÔN


TRANG BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CÁC MÁY CÔNG NGHIỆP
Đề tài: Khảo sát phương pháp cuộn kháng stator khởi động động cơ không
đồng bộ ba pha lồng sóc

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Mạnh Linh


Sinh viên thực hiện: Trần Văn Lợi
Mã số sinh viên: 20191929
Mã lớp: 141956

Hà Nội, 5-2023
Mở đầu

Khởi động bằng cuộn kháng stator: Cuộn dây stator mắc nối tiếp với điện
kháng. Khi đó điện áp rơi trên cuộn dây stator giảm, nhưng momen sẽ giảm
theo vì momen tỉ lệ với bình phương điện áp.Khi động cơ quay ổn định: ngắt
điện kháng, stator nối trực tiếp vào lưới.

Hình 1: Mạch khởi động bằng điện kháng


Ở hình 1 chúng ta dùng hai cầu dao D1 và D2. Khi khởi động thì đóng cầu
dao D1, khi động cơ khởi động xong thì đóng cầu dao D2 để động cơ hoạt
động đúng định mức.
Trường hợp này để giảm áp cấp vào dây quấn stator tại lúc khởi động.
Chúng ta đấu nối tiếp điện cảm X ( có giá trị điện kháng ) với dây quấn
stator.
Do tính chất momen tỉ lệ bình thường điện áp cấp vào động cơ, thường
chúng ta chọn các cấp giảm áp : 80%, 64%, và 50% cho động cơ .Tương
ứng với các cấp giảm áp này, momen mở máy chỉ còn khoảng 65%, 50%, và
25% giá trị momen mở máy khi cấp nguồn trực tiếp bằng đúng định mức
vào dây quấn stator .
Phạm vi ứng dụng: Dùng cho tải bơm/ quạt
Ưu điểm:
- Cấu trúc mạch lực và điều khiển đơn giản
- Không tiêu thụ công suất, chỉ gây sụt áp
Nhược điểm:
- Không điều chỉnh được đặc tính mô men khởi động.
- Dao động dòng điện ở thời điểm chuyển mạch.
- Kích thước thiết bị lớn do cuộn kháng khởi động lớn.
- Không khởi động tuần tự nhiều động cơ được do đặc tính điện trở
thay đổi theo nhiệt độ.
- Không thích nghi được với sự thay đổi của phụ tải (KĐ không tải
hoặc có tải).
- Không dừng mềm được.
Phần I: Chọn động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc

1. Động cơ được chọn là động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc
• Động cơ có các thông số như sau:
- Công suất định mức: Pđm = 37 (kW)
- Điện áp định mức: Uđm = 400 (V)
- Tần số: f = 50 (Hz)
- Tốc độ định mức của động cơ: 𝑛đ𝑚 = 1480 (𝑟𝑝𝑚)
- Điện trở của stator: R s = 0,08233 (Ω)
- Điện trở của rotor quy đổi về stator: 𝑅′𝑟 = 0,0503 (Ω)
- Điện cảm của stator : 𝐿𝑠 = 0,000724 (𝐻)
- Điện cảm của rotor quy đổi về stator: 𝐿′𝑟 = 0,000724 (𝐻)
- Điện kháng của stator: 𝑋𝑠 = 2𝜋. 𝑓. 𝐿𝑠 = 0,227 (Ω)
- Điện kháng của rotor quy đổi về stator: 𝑋′𝑟 = 2𝜋. 𝑓. 𝐿′𝑟 = 0,227 (Ω)
Phần II: Tính chọn cuộn kháng stator

• Tốc độ đồng bộ của động cơ:


60. 𝑓 60.50
𝑛1 = = = 1500 (𝑟𝑝𝑚)
𝑝 2
• Tốc độ định mức của động cơ: 𝑛đ𝑚 = 1480 (𝑟𝑝𝑚)
• Hệ số trượt định mức:
𝑛1 − 𝑛đ𝑚 1500 − 1480
𝑠đ𝑚 = = = 0,0133
𝑛1 1500
• Theo phương trình đặc tính cơ của động cơ, ta có dòng điện định mức,
momen định mức được xác định như sau:
𝑈đ𝑚
𝐼đ𝑚 = √3
2
√(𝑅𝑠 + 𝑅′𝑟 ) + (𝑋𝑠 + 𝑋′𝑟 )2
𝑠đ𝑚

400
= √3
2
√(0,08233 + 0,0503) + (0,227 + 0,227)2
0,0133

= 59,35 (𝐴)
3 . 𝐼đ𝑚 2 . 𝑅′𝑟 3 . 59,352 . 0,0503
𝑀đ𝑚 = = = 254,42 (𝑁𝑚)
𝜔1 . 𝑠đ𝑚 2𝜋. 1500
. 0,0133
60
𝑛1 − 𝑛𝑘đ 𝑛1 − 0
• Ta có hệ số trượt lúc khởi động: 𝑠𝑘đ = = =1
𝑛1 𝑛1
• Dòng điện khởi động trực tiếp :
𝑈đ𝑚
𝐼𝑘đ = √3
2
√(𝑅𝑠 + 𝑅′𝑟 ) + (𝑋𝑠 + 𝑋′𝑟 )2
𝑠𝑘đ
400
= √3
2
√(0,08233 + 0,0503) + (0,227 + 0,227)2
1
= 488,26 (𝐴)
• Momen khởi động trực tiếp:
3 . 𝐼𝑘đ 2 . 𝑅′𝑟 3 . 488,262 . 0,0503
𝑀𝑘đ = = = 229,02 ( 𝑁𝑚 )
𝜔1 . 𝑠𝑘đ 2𝜋. 1500
. 1
60
⇒ ta thấy ban đầu: Ikđ = 8,2 . Iđm
- Do dòng khởi động quá lớn so với dòng định mức, vượt giới hạn cho phép
dẫn đến quá tải động cơ, nên ta dùng phương pháp nối thêm cuộn kháng
vào phía stator của động cơ để giảm dòng khởi động của động cơ.
- Theo đề bài, ta nối thêm cuộn kháng X sao cho 𝐼𝑘đ = 3,5 . 𝐼đ𝑚 , ta có:

𝑈đ𝑚
𝐼𝑘đ_𝑚ớ𝑖 = √3
2
√(𝑅𝑠 + 𝑅′𝑟 ) + (𝑋 + 𝑋𝑠 + 𝑋′𝑟 )2
𝑠𝑘đ
400
= √3
2
√(0,08233 + 0,0503) + (𝑋 + 0,227 + 0,227)2
1
= 3,5 . 𝐼đ𝑚
= 207,725 (𝐴)
⇒ 𝑋 = 0,65 (Ω)
𝑋
⇒𝐿= = 0,00207 (𝐻)
2𝜋. 𝑓

- Momen khởi động mới:


3 . 𝐼𝑘đ 2 . 𝑅′𝑟 3 . 207,7252 . 0,0503
𝑀𝑘đ_𝑚ớ𝑖 = = = 41,45 ( 𝑁𝑚 )
𝜔1 . 𝑠𝑘đ 2𝜋. 1500
. 1
60
Vậy để dòng khởi động bằng 3,5 lần dòng định mức thì ta cần nối
thêm điện kháng X = 0,65 (Ω) có điện cảm L = 0,00207 (𝐻).
Phần III: Mô phỏng khảo sát các phương án khởi động

1. Khởi động trực tiếp

Hình 2: Mô hình mô phỏng trên Simulink Matlab khi khởi động trực tiếp
• Kịch bản mô phỏng
- Từ 0 – 2s: động cơ hoạt động không tải
- Từ 2 – 5s: đóng tải cho động cơ, động cơ hoạt động ở chế độ định mức
• Kết quả mô phỏng:

• Nhận xét:
- Tại thời điểm 0-2s, động cơ hoạt động không tải, dòng điện và momen gần
như bằng 0.
- Sau 2s, động cơ được đóng tải vào, tốc độ động cơ giảm xuống, dòng điện
và momen tăng lên.
2. Khởi động khi nối thêm cuộn kháng vào stator của động cơ.

Hình 3: Mô hình mô phỏng trên Simulink Matlab khi khởi động nối
thêm cuộn kháng vào stator động cơ

• Kịch bản khởi động


- Từ 0 – 2s: Khởi động với điện kháng mắc nối tiếp stator động cơ
- Từ 2 – 10s: Stator được nối trực tiếp vào lưới, đóng điện trực tiếp, động cơ
hoạt động ở chế độ định mức
• Kết quả mô phỏng
• Nhận xét:
- Sau khi thêm cuộn kháng thì giá trị dòng khởi động đỉnh giảm còn gần một
nửa so với khi khởi động trực tiếp.
- Momen khởi động cũng giảm theo tỷ lệ bình phương của giá trị điện áp.

3. Đánh giá sai số giữa tính toán lý thuyết và mô phỏng

GIÁ TRỊ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

Dòng định mức 59,35 A 68,5 A


Momen định mức 254,42 Nm 259,6 Nm
Dòng khởi động trực 488,26 A 990,4 A
tiếp
Momen khởi động 229,02 Nm 840,3 Nm
trực tiếp
Dòng khởi động khi 207,725 A 501 A
có thêm cuộn kháng
Momen khởi động khi 41,45 Nm 290,2 Nm
có thêm cuộn kháng

- Kết quả mô phỏng không hoàn toàn giống với kết quả tính toán theo lý
thuyết. Nguyên nhân có thể là do quá trình tính toán chưa chính xác, trong
Matlab Simulink có sai số của các đại lượng vật lý trong quá trình tính toán
mô phỏng
- Tuy nhiên khi tính toán hay lúc mô phỏng thì phương pháp này đều cho
giảm dòng khởi động khá tốt.
4. Đánh giá thời điểm bypass cuộn kháng nối động cơ vào lưới điện
Để khảo sát thời gian chuyển mạch ta thực hiện mô phỏng với các bước chuyển
mạch tương ứng lần lượt là 1s , 1,5s , 3s , 6s , 8s :

• Thời gian chuyển mạch 1s :

• Thời gian chuyển mạch 1,5s :


• Thời gian chuyển mạch 3s :

• Thời gian chuyển mạch 6s :


• Thời gian chuyển mạch 8s:

➢ Nhận xét:
• Nếu thời gian bypass quá ngắn, có thể gây ra các vấn đề như:
- Động cơ không kịp đồng bộ với lưới điện, gây ra sự khác biệt về tần
số, pha và điện áp.
- Động cơ bị quá tải do mô-men xoắn đột ngột tăng lên khi chuyển sang
lưới điện.
- Cuộn kháng bị hư hỏng do sự cố ngắn mạch hoặc quá áp khi bypass.
- Lưới điện bị ảnh hưởng do cuộn kháng gây ra nhiễu điện từ và sụt áp.
• Nếu thời gian bypass quá dài:
- Động cơ chạy không ổn định do cuộn kháng và lưới điện không đồng
bộ hoàn toàn.
- Động cơ bị giảm hiệu suất và tuổi thọ do cuộn kháng tiêu tốn năng
lượng không cần thiết.
- Cuộn kháng bị nóng quá mức và có nguy cơ cháy nổ do quá tải liên
tục.
- Lưới điện bị ảnh hưởng do cuộn kháng gây ra nhiễu điện từ và sụt áp.

You might also like