You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

Đề bài: TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG


ĐỘNG CƠ

Họ tên sinh viên: Dương Tuấn Anh


MSSV: 20191669
Mã lớp: 141955

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Linh

HÀ NỘI, 5/2023
Mục lục

1. KHỞI ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI NỐI SAO/ TAM GIÁC ........... 3
1.1. Phương pháp đổi nối sao/ tam giác ..............................................................3
1.2. Mô phỏng kiểm chứng ...................................................................................4
1.2.1. Mô phỏng khởi động trực tiếp ...................................................................5
1.2.2. Mô phỏng tối ưu thời gian khởi động ........................................................6
1.2.3. Mô phỏng không tối ưu thời gian khởi động .............................................6
2. KHỞI ĐỘNG BẰNG NỐI TIẾP CUỘN KHÁNG STATOR.......................... 7
2.1. Nguyên lý hoạt động ......................................................................................7
2.2. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp .....................................................8
2.3. Tính toán giá trị cuộn kháng khởi động ......................................................8
2.4. Mô phỏng kiểm chứng ................................................................................ 10
1. KHỞI ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI NỐI SAO/ TAM GIÁC
Khi khởi động động cơ điện trong thực tế dòng điện khởi động thường gấp 5
đến 9 lần lđm, thậm chí có thể cao hơn. Dòng điện khởi động lớn là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng sau đây:
Dẫn đến hiện tượng sụt áp lưới điện ảnh hưởng đến thiết bị khác.
Ảnh hưởng đến thời gian cũng như tuổi thọ của động cơ. Cũng như độ bền các
thiết bị đóng cắt và dây dẫn khi được đấu nối với nhau.
1.1. Phương pháp đổi nối sao/ tam giác
a. Nguyên lý hoạt động
Lúc bắt đầu khởi động, động cơ chạy nối sao, từ đó giảm điện áp đặt vào động
cơ √3 lần, sau một khoảng thời gian sẽ chuyển qua đấu tam giác để đảm bảo công
suất động cơ và nhu cầu tải.

Hình 1: Phương pháp đổi nối sao/ tam giác


- Khi khởi động: Động cơ nối sao (K3 được đóng)
- Khi động cơ quay ổn định: Động cơ nối tam giác (Ngắt K3, đóng K2)
b. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm:
• Giảm dòng khởi động 2-3 lần so với khởi động trực tiếp
• Giá thành thấp, dễ đấu nối
• Tủ điện nhỏ gọn
Nhược điểm:
• Mô men khởi động cũng giảm đi 3 lần
• Chỉ phù hợp động cơ công suất trung bình đến vừa.

1.2. Mô phỏng kiểm chứng


Lựa chọn phương án mô phỏng: Mô phỏng trên phần mềm Malab Simulink
Thực tế, phương án đổi nối được áp dụng trên động cơ rotor dây quấn, tuy
nhiên trong báo cáo này sẽ sử dụng mô hình động cơ không đồng bộ Rotor lồng
sóc vì những mô hình này được cung cấp sẵn và mang tính chính xác cao về thông
số.
Lựa chọn động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc có thông số:

Công suất định mức 75kW


Điện áp định mức 400V
Tốc độ định mức 50Hz
Tần số 1484rpm

Tuy nhiên, do sử dụng rotor lồng sóc nên sẽ không thể thực hiện đổi nối sao,
tam giác như lý thuyết. Dưới đây cung cấp một phương án mô phỏng khác, tuy
nhiên không làm mất đi bản chất nguyên lý của phương pháp.
a. b.
Hình 2: Mô hình mô phỏng quá trình đổi nối sao/ tam giác trên Matlab Simulink
Đối với mô hình trên, việc đổi nối chỉ đơn thuần là ban đầu cấp một nguồn có
điện áp 400 𝑉 (tượng trưng cho việc động cơ nối sao – Hình 1.a), sau thời gian
√3
khởi động, nguồn này sẽ được ngắt và cấp vào nguồn có điện áp định mức 400V
(tượng trưng cho việc động cơ nối tam giác – Hình 1.b).
Việc đổi nối sẽ được thực hiện bằng khối Breaker
1.2.1. Mô phỏng khởi động trực tiếp
Kịch bản mô phỏng: Khởi động trực tiếp với điện áp định mức 400V, sau 1s động
cơ chạy với tải định mức.

Nhận xét: Dòng khởi động lớn gấp 15 lần dòng định mức.
1.2.2. Mô phỏng tối ưu thời gian khởi động
Kịch bản 2: Khởi động với nguồn 400/√3V (tượng trưng cho việc nối sao), sau
0,65s chuyển qua nguồn 400V (tượng trưng cho việc nối tam giác), 1s động cơ
chạy định mức.

Nhận xét:
• Dòng khởi động lớn gấp 7 lần dòng diện định mức.
• Dòng điện khi đổi nối bị peak nhỏ hơn 7 lần dòng định mức do tốc độ rotor
gần đạt đến tốc độ định mức
1.2.3. Mô phỏng không tối ưu thời gian khởi động
Kịch bản 2: Khởi động với nguồn 400/√3V (tượng trưng cho việc nối sao), sau
0,4s chuyển qua nguồn 400V (tượng trưng cho việc nối ∆), 1s động cơ chạy định
mức.
Nhận xét:
• Dòng khởi động lớn gấp 7 lần dòng diện định mức.
• Dòng điện khi đổi nối bị peak gấp 11 lần dòng định mức do tốc độ rotor lệch
lớn so với tốc độ định mức
2. KHỞI ĐỘNG BẰNG NỐI TIẾP CUỘN KHÁNG STATOR
2.1. Nguyên lý hoạt động
• Nguyên lý hoạt động:
- Khi khởi động: Stator nối vào lưới điện qua điện kháng mắc nối tiếp.
- Khi động cơ quay ổn định: ngắt điện kháng, stator nối trực tiếp vào lưới
• Phạm vi ứng dụng: Dùng cho tải bơm/ quạt
2.2. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp
• Ưu điểm:
- Cấu trúc mạch lực và điều khiển đơn giản
- Không tiêu thụ công suất, chỉ gây sụt áp
• Nhược điểm:
- Không điều chỉnh được đặc tính mô men khởi động.
- Dao động dòng điện ở thời điểm chuyển mạch.
- Kích thước thiết bị lớn do cuộn kháng khởi động lớn.
- Không khởi động tuần tự nhiều động cơ được do đặc tính điện trở thay đổi
theo nhiệt độ.
- Không thích nghi được với sự thay đổi của phụ tải (KĐ không tải hoặc có
tải).
- Không dừng mềm được.
2.3. Tính toán giá trị cuộn kháng khởi động
Lựa chọn mô hình có sẵn trên matlab simulink với thông số:
- Công suất định mức: Pđm = 7.5kW
- Điện áp định mức: Uđm = 400V
- Tốc độ định mức : nđm = 1440rpm
- Tần số: f = 50Hz
- Điện trở Stator: R1 = 0.7384Ω
- Điện cảm Stator: L1 =0.003045H
- Điện trở Rotor: R2 = 0.7402Ω
- Điện cảm Rotor: L2 = 0.003045H
9.55×𝑃đ𝑚
𝑀đ𝑚 = ≈ 50(𝑁𝑚)
- Momen định mức: 𝑛đ𝑚

- Hệ số trượt lúc khởi động: 𝑠0 =1


𝑛−𝑛đ𝑚 1500−1440
-Hệ số trượt định mức: 𝑆đ𝑚 = = = 0.04
𝑛 1500

Mô hình động cơ không đồng bộ được đưa về dạng mạch 1 pha:

- Dòng điện định mức:


𝑈đ𝑚 400
√3 √3
- 𝐼đ𝑚 = = 2 2
≈ 12(𝐴)
2 √(0.7384+0.7402) +(100𝜋.(0.003045+0.003045)
√(𝑅1 + 𝑅2 ) +(𝑋1 +𝑋2 )2 0.04 2
𝑆đ𝑚

- Khi khởi động qua cuộn kháng:


𝑈đ𝑚
𝐼𝑘đ = √3
2
√(𝑅1 + 𝑅2 ) + (𝑋1 + 𝑋2 + 𝑋𝑠𝑡𝑎𝑟𝑡 )2
𝑆0
Giả sử ta chọn 𝑋𝑠𝑡𝑎𝑟𝑡 sao cho 𝐼𝑘đ = 3.5𝐼đ𝑚 = 42(𝐴)
400
𝐼𝑘đ = √3 = 42 ↔ 𝑋𝑠𝑡𝑎𝑟𝑡 = 4.4
√ (2.2)2 + (1.9 + 𝑋𝑠𝑡𝑎𝑟𝑡 ) 2
𝑋𝑠𝑡𝑎𝑟𝑡
→ 𝐿𝑠𝑡𝑎𝑟𝑡 = ≈ 0.028(𝐻)
50𝜋

2.4. Mô phỏng kiểm chứng

a. Kịch bản mô phỏng khởi động trực tiếp:


• Từ 0-1.5s: Khởi động trực tiếp (không tải)
• Từ 1,5s-3s: Đóng tải định mức, động cơ hoạt động ở chế độ định mức

Kết quả mô phỏng trường hợp khởi động trực tiếp như dưới đây:
Mô hình mô phỏng trên Matlab Simulink
b. Kịch bản mô phỏng khởi động qua cuộn kháng:
• Từ 0-1.5s: Khởi động điện kháng mắc nối tiếp Stator
• Từ 1,5s-3s: Stator được nối trực tiếp vào lưới, động cơ hoạt động ở chế độ
định mức

Mô hình mô phỏng trên Matlab Simulink


- Với L=0.028H

- Với L=0.045H
Nhận xét:
• Khi khởi động trực tiếp, dòng khởi động rất lớn (13 lần Iđm)
• Khi khởi động bằng cuộn kháng mắc nối tiếp Stator, nếu chọn giá trị cuộn
cảm càng lớn thì:
- Tốc độ động cơ tăng càng chậm
- Giá trị dòng khởi động càng giảm
- Tuy nhiên, dòng peak khi ngắt cuộn cảm sẽ càng lớn, giá trị này thậm chí
có thể lớn hơn cả dòng khởi động.
• Với giá trị cuộn kháng đã tính toán Lstart = 0.034 A, giá trị dòng khởi động
bằng 4,1 lần dòng định mức ( sai số 17% so với yêu cầu) . Có thể xem như
phương án tính toán là tương đối chính xác.
• Để dòng khởi động bằng khoảng 3 lần dòng định mức, cần chọn Lstart =
0.045 A, tuy nhiên khi ngắt cuộn cảm, dòng peak sẽ bằng gần 4 lần dòng định
mức. → Để tối ưu chọn 𝐋𝐬𝐭𝐚𝐫𝐭 = 𝟎. 𝟎𝟒𝐇

You might also like