You are on page 1of 32

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Diễm Quỳnh

MSSV: 21151336
Bài Thực hành/Mô phỏng số: 08
Tên bài thực hành/Mô phỏng:
Biến đổi điện áp AC - AC
Trả lời các câu hỏi trước khi thực hành thí nghiệm
1. Ứng dụng và cấu hình của các mạch điều chỉnh điện áp AC 1 pha, 3 pha.
Trả lời:
Ứng dụng: Mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều sử dụng để điều khiển bếp điện, lò điện,
điều khiển chiếu sáng, truyền động cầu trục, máy quạt, máy bơm, các dụng cụ điện, máy hàn,
máy xi mạ kim loại (điều chỉnh điện áp của phần sơ cấp)

2. Công thức tính trị hiệu dụng điện áp tải của mạch điều chỉnh điện AC 1 pha tải
R.
Trả lời:

3. Trong trường hợp tải R và R, L hệ số công suất phụ thuộc như thế nào vào góc kích.
Trả lời:
*Tải R:
PR UR IR 𝛼 𝑠𝑖𝑛(2𝛼)
Cosφ = = = √1 − 𝜋 +
S IR V 2𝜋

*Tải R,L:
2
Pt 𝑅(𝑖𝑡(1),𝑟𝑚𝑠 )
Cosφ = =
S 𝑖𝑡,𝑟𝑚𝑠 𝑢𝑠𝑟𝑚𝑠

Trong đó:

4. Về chức năng, 1 cặp SCR mắc đối song song tương đương với linh kiện bán dẫn
nào?
Trả lời:
Về chức năng, 1 cặp SCR mắc đối song song tương đương với linh kiện bán dẫn
TRIAC.

5. Dòng qua linh kiện trong mạch điều chỉnh điện áp AC bị ngắt do nguyên nhân gì?
Trả lời:
Nguyên nhân: góc điều khiển nhỏ hơn góc tới hạn.

6. Tính liên tục hay gián đoạn của của dòng điện trên tải R, L của bộ điều chỉnh điện áp
AC phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời:
Khi góc điều khiển lớn hơn góc tới hạn, dòng điện qua tải sẽ bị gián đoạn. Khi góc điều
khiển bằng góc tới hạn thì điện áp trên tải là lớn nhất, dòng điện tải là liên tục. Nếu góc kích
điều khiển nhỏ hớn góc tới hạn thì điện áp trên tải trở thành điện áp DC, vì vậy cần phải khống
chế sao cho góc kích ≥ góc tới hạn (α > αth).

7. Góc điều khiển tới hạn được hiểu như thế nào và làm thế nào để tính toán nó?
Trả lời:
Góc tới hạn là góc tắt dòng. Góc mà giá trị của cuộn dây được nạp và xả, khi cuộn dây
xả ra kết thúc thì phi là góc tới hạn.
Công thức:
L
 th  arctan
R

8. Làm thế nào để khống chế sao cho điện áp trên tải AC 1 pha không trở thành DC?
Trả lời:
Luôn giữ cho góc điều khiển lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn.

9. Mạch biến tần Hình 9.5, 8.6 là biến tần kiểu trực tiếp hay gián tiếp, nêu cấu trúc và
chức năng của từng khối.
Trả lời:
- Bộ biến tần ở hình 8.6 và 9.5 là biến tần kiểu trực tiếp.
- Khối đầu tiên là mạch điều khiển, được điều khiển qua biến trở. Khối này có chức năng
phát ra xung kích cho SCR ở mạch công suất hoạt động
- Khối tiếp theo là khối công suất gồm tải và mạch biến đổi điện áp gồm 2 SCR nối song
song với nhau. Khối này có chức năng biến đổi điện áp AC đầu vào thành điện áp AC
đầu ra nhưng có tần số thay đổi

10. Tần số điện áp ngõ ra A, B, C thay đổi bằng cách nào?


Trả lời:
Thay đổi bằng cách điểu chỉnh tần số sóng mang.

11. Giả sử tải tiêu thụ điện áp pha 110V thì bộ nghịch lưu 3 pha (AC - DC - DC - AC, với
kỹ thuật điều khiển kiểu 6 bước, điện áp ngõ vào 234V, công suất tiêu thụ trên tải lớn) bộ
nghịch lưu 3 pha có thể thực hiện được không, cần thay đổi gì?
Trả lời:
Bộ nghịch lưu ba pha có thể thực hiện nhưng cần đảm bảo điện áp đầu ra của bộ nghịch
lưu cũng bằng 110V.

12. Giả sử tải tiêu thụ điện áp pha 220V thì bộ nghịch lưu 3 pha (AC - DC - DC - AC, với
kỹ thuật điều khiển kiểu SinPWM, điện áp ngõ vào 245V, công suất tiêu thụ trên tải lớn)
bộ nghịch lưu 3 pha có thể thực hiện được không, cần thay đổi gì?
Trả lời:
Bộ nghịch lưu 3 pha có thể thực hiện được nhưng cần thay đổi điện áp ngõ vào còn
khoảng 200V để đảm bảo điện áp ngõ ra không vượt quá 200V. Điều này có thể được thực hiện
thông qua một biến áp giảm áp trước khi đưa vào bộ nghịch lưu.

13. Dạng sóng dòng điện trên tải R, L có giống hình Sin không, tại sao?
Trả lời:
Không, vì khi tải có cuộn dây sẽ sinh ra sức điện động tự cảm nên quá trình dẫn của
SCR kéo dài hơn so với trường hợp tải thuần trở.

14. Hãy nêu một vài ứng dụng của bộ đóng ngắt điện áp AC 1 pha và 3 pha.
Trả lời:
Bộ đóng ngắt điện áp xoay chiều sử dụng để đóng ngắt nguồn cho các lò nhiệt, điều
khiển chiếu sáng, truyền động cầu trục, máy quạt, máy bơm, bộ tụ bù . . .
.
15. Giải thích về quá trình hoạt động của mạch khi điện áp trên tải là điện áp DC,
đóng và ngắt điện áp kích xung cho bộ đóng ngắt 1 pha.
Trả lời:
SCR nào được kích trước nó sẽ dẫn, tại thời điểm SCR tiếp theo được kích dẫn thì do
SCR trước đó vẫn đang dẫn nên lúc này SCR còn lại phải chịu một điện áp ngược khiến cho
SCR vẫn tiếp tục khóa. Khi SCR trước đó ngưng dẫn thì SCR còn lại đã không còn xung kích,
cho đến chu kỳ tiếp theo thì SCR trước đó lại được kích và khóa SCR còn lại đến hết chu kỳ và
cứ lặp lại như vậy tạo thành điện áp DC trên tải.

16. Giải thích về quá trình hoạt động của mạch khi điện áp trên tải là điện áp AC,
đóng và ngắt điện áp kích xung cho bộ đóng ngắt 1 pha.
Trả lời:
Giả sử SCR được phân cực thuận ở bán kỳ dương của nguồn AC, và ta tạo 1 xung cho
SCR kích ở một góc alpha thì SCR sẽ dẫn từ alpha đến pi do thỏa mãn điều kiện được phân cực
thuận và được kích. Ở bán kì âm của nguồn AC SCR phân cực nghịch nên ngưng dẫn, trạng
thái ngưng dẫn được duy trì trong suốt bán kì âm (Vo =0V). Đến nửa chu kì kế thì quá trình
được lặp lại.
A. Bộ biến đổi điện áp xoay chiều 1 pha, 3 pha trực tiếp
I. Biến đổi điện áp xoay chiều 1 pha trực tiếp tải R:
Kiểm tra nóng SCR:
SCR Đèn Tình trạng
Sáng khi cấp xung và
SCR 1 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 2 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 3 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 4 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 5 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 6 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Dạng sóng điện áp điều khiển đồng bộ đầu vào A-A- (24VAC):

Nhận xét kết quả dạng sóng:


- Biên độ thực nghiệm: Vp = 40V

- Biên độ lý thuyết: Vp = 24√2 = 33.94V


- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Điện áp điều khiển đồng bộ đầu vào là điện áp xoay chiều AC dạng sin. Giá trị biên độ
điện áp có sự chênh lệch so với lý thuyết đến từ sai số của bộ thí nghiệm, sai số mắt
nhìn và và sai số từ thiết bị đo.
Dạng sóng điện áp trên tải R với α = 00:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
- Biên độ thực nghiệm: Vp = 40 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Điện áp trên tải R với α = 00 là điện áp xoay chiều AC dạng sóng sin có biên độ là 40V
có hình dạng tương tự sóng ngõ vào A - A-. Với góc kích α = 00 các SCR xem như
Diode, SCR1 được kích dẫn toàn bộ bán kỳ dương của điện áp trên tải, và SCR2 dẫn
toàn bộ bán kỳ âm của điện áp trên tải.
Dạng sóng điện áp trên tải R với α = 900:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


- Biên độ thực nghiệm: Vp = 40 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Điện áp trên tải R với α = 900 là điện áp xoay chiều AC dạng sóng sin có biên độ là 32V.
Với góc kích α = 900, SCR1 chỉ được kích dẫn một nữa bán kỳ dương của điện áp trên
tải, và SCR2 kích dẫn một nữa bán kỳ âm của điện áp trên tải. Điện áp trên tải bị lấy đi
50%.

Bảng 8.1: Kết quả giá trị đo UAC (α) khi tính toán theo phương trình lý thuyết và theo
VDC*(α)

Nhận xét kết quả Bảng 8.1:


Giá trị UDC lý thuyết được tính bằng công thức:

1 2π 2 α sin 2α
UR = √ ∫ ui (θ)dθ = U√1 − +
2π α π 2π

Điện áp đầu ra theo lý thuyết và thực hành có sự chênh lệch với nhau do sai số đến từ thiết bị
đo và bộ thí nghiệm.

Đồ thị biểu diễn giá trị hiệu dụng VR theo góc điều khiển như sau:

Nhận xét kết quả Hình 8.4:


Khi tăng giá trị góc kích α, thời gian dẫn của dòng điện qua tải giảm dần, do đó làm điện áp
trên tải giảm. Đồ thị biểu diễn giá trị hiệu dụng VR theo góc điều khiển là một nữa đường
parabol đạt giá trị cao nhất là 23,3V tại α = 00 và thấp nhất bằng 0 khi α = 1800.
II. Biến đổi điện áp xoay chiều 1 pha trực tiếp tải R + L:
Kiểm tra nóng SCR:
SCR Đèn Tình trạng
Sáng khi cấp xung và
SCR 1 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 2 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 3 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 4 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 5 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp
Sáng khi cấp xung và
SCR 6 Hoạt động bình thường
tắt khi không được cấp

Dạng sóng điện áp trên tải R + L với α = 900:


Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 2 × 20 = 40 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Khi góc kích α = 900, SCR1 được kích dẫn vào nửa đầu bán kỳ dương, sau đó SCR1 dẫn
hết bán kỳ dương, lúc này năng lượng tích trên cuộn cảm L giải phóng năng lượng về
nguồn làm trên tải xuất hiện điện áp âm. Khi cuộn cảm L xả hết năng lượng thì điện áp
trên tải lúc này về 0V. Đến nửa bán kỳ âm thì có xung kích cho SCR2 làm SCR2 dẫn
đến hết bán kỳ âm, cuộn cảm L lúc này trả năng lượng đã tích trước đó về lại nguồn làm
xuất hiện một điện áp dương đến khi về 0V và đợi SCR1 được kích. Quá trình cứ thế lặp
lại, kết quả là điện áp trên tải có dạng sóng sin nhưng bị xén đi một phần ở nửa đầu mỗi
bán kỳ.
Dạng sóng điện áp trên tải R của tải R + L với α = 900:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1 × 0.6 = 0.6 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Do điện áp phần lớn rơi trên cuộn cảm L nên điện áp trên điện trở R mang giá trị rất
nhỏ. Do ảnh hưởng của cuộn L nên điện áp hình sin trên điện trở R tăng từ 0 lên đến
đỉnh chậm vào đầu mỗi bán kỳ và chỉ có điện áp khi SCR được kích cho đến hết bán kỳ
dẫn của SCR đó.
Dạng sóng điện áp trên tải R + L khi điều chỉnh α ở giới hạn dòng liên tục và gián đoạn:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 2 × 20 = 40 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Khi α ở giới hạn dòng liên tục và gián đoạn, SCR1 dẫn hết bán kỳ dương thì cuộn cảm
L trả năng lượng về nguồn, khi đã xả hết năng lượng thì điện áp trên tải lúc này giảm
thẳng về 0V, lúc này SCR2 lập tức được kích dẫn làm khoảng điện áp trên tải bằng 0 là
rất nhỏ và quá trình này diễn ra tương tự khi chuyển từ SCR2 sang SCR1. Kết quả là
điện áp trên tải có dạng hình sin nhưng có một đoạn rất nhỏ bị sụt về 0V.
Dạng sóng điện áp trên tải R của tải R + L khi điều chỉnh α ở giới hạn dòng liên tục và
gián đoạn:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 2 × 1 = 2 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Do điện áp phần lớn rơi trên cuộn cảm L nên điện áp trên điện trở R mang giá trị rất
nhỏ. Do ảnh hưởng của cuộn L nên điện áp hình sin trên điện trở R tăng từ 0 lên đến
đỉnh chậm vào đầu mỗi bán kỳ. Do điện áp trên tải gẫn như liên tục nên điện áp trên R
cũng là các sóng sin không đứt đoạn, cuộn cảm L khống chế cho điện áp trên tải R
không sụt quá nhanh nên đoạn điện áp trên tải về 0 thì trên R vẫn còn điện áp.

III. Sơ đồ biến đổi điện áp xoay chiều 3 pha trực tiếp tải R:
Dạng sóng điện áp đầu vào VA, VB, VC, trên cùng trục tọa độ:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 2 × 10 = 20 (V)
Kết quả theo lý thuyết:
- Biên độ: Vp = 12√2 = 16.97 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Điện áp đầu vào là điện áp xoay chiều ba pha AC hình sin và giữa các pha lệch nhau
1200. Giá trị biên độ điện áp có sự chênh lệch so với lý thuyết đến từ sai số của bộ thí
nghiệm và thiết bị đo.
Dạng sóng điện áp VRA, VRB, VRC, trên cùng trục tọa độ với α = 900:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 2 × 10 = 20 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Khi α = 900, mỗi pha có hai SCR và một SCR sẽ được kích ở nửa bán kỳ dương và dẫn
hết bán kỳ dương của pha đó rồi ngưng dẫn, đợi đến nửa bán kỳ âm thì SCR còn lại dẫn
đến hết bán kỳ âm của pha đó. Như vậy có thể tại một thời điểm sẽ có hai SCR dẫn
cùng lúc với nhau, dạng sóng đo được là bán kỳ âm và bán kỳ dương của sóng sin bị
xén đi một nửa ghép lại với nhau.
Dạng sóng điện áp VRA, VRB, VRC, trên cùng trục tọa độ với α = 1350:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 10 × 1.3 = 13 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Khi α = 1350, mỗi pha có hai SCR và một SCR sẽ được kích dẫn sau 3/4 bán kỳ dương
và dẫn hết bán kỳ dương của pha đó rồi ngưng dẫn, đợi đến 3/4 bán kỳ âm thì SCR còn
lại dẫn đến hết bán kỳ âm của pha đó. Do góc kích α quá lớn nên gần như tại một thời
điểm chỉ có một SCR dẫn, dạng sóng đo được là bán kỳ âm và bán kỳ dương của sóng
sin bị xén đi một nửa ghép lại với nhau.
IV. Biến tần kiểu SinPWM
1. Kỹ thuật điều khiển biến tần gián tiếp SinPWM tải R
Dạng sóng điện áp pha VAG:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 10 = 16 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp pha VAG có dạng bậc thang 2 nấc với bậc cao nấc 1 là 16V nấc 2 là
9V, bậc thấp nấc 1 là -16V, nấc 2 là -9V. Điện áp trên pha có dạng các xung vuông rất
hẹp ghép với nhau do tác đụng của bộ tạo xung điều khiển kiểu SinPWM. Sóng sin điều
khiển 3 pha được so sánh với các sóng tam giác để hình thành các chuỗi xung có độ
rộng hẹp có thể điều chỉnh được bằng cách thay đổi tần số sóng sin. Các chuỗi xung này
được đưa vào khối công suất để điều khiển cho các MOSFET T1 - T6. Các xung đóng
cắt này có tần số rất cao nên mạch được đóng cắt liên tục nên điện áp tiêu tán lớn làm
điện áp ngõ ra thấp hơn tương đối với điện áp ngõ vào. Tuy nhiên do tốc độ đóng cắt
cao nên các sóng hài bậc cao được khử đi nhiều theo tần số đóng cắt.
Dạng sóng điện áp pha VBG:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 10 = 16 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Quá trình hình thành sóng điện áp VBG tượng tự như VAG. Đây là kết quả của quá trình
đóng cắt mạch liên tục với tần số cao, quá trình này làm hao tổn điện áp nhưng khử
được sóng hài bậc cao giúp điện áp đầu ra có dạng gần Sine. Điện áp pha VBG lệch 1200
so với điện áp pha VAG.
Dạng sóng điện áp pha VCG:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 10 = 16 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Quá trình hình thành sóng điện áp VCG tượng tự như VAG. Đây là kết quả của quá trình
đóng cắt mạch liên tục với tần số cao, quá trình này làm hao tổn điện áp nhưng khử
được sóng hài bậc cao giúp điện áp đầu ra có dạng gần Sine. Điện áp pha VCG lệch 1200
so với điện áp pha VAG.
Dạng sóng điện áp dây VAB:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 20 = 32 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên pha AB là các xung vuông có mức cao là 32V và mức thấp là -
32V được hình thành do các MOSFET đóng ngắt liên tục với tần số cao.
Dạng sóng điện áp dây VBC:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 20 = 32(V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên pha BC là các xung vuông có mức cao là 32V và mức thấp là -
32V được hình thành do các MOSFET đóng ngắt liên tục với tần số cao. Điện áp dây
VBC lệch 1200 so với điện áp dây VAB.
Dạng sóng điện áp dây VCA:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 20 = 32 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên pha CA là các xung vuông có mức cao là 32V và mức thấp là -
32V được hình thành do các MOSFET đóng ngắt liên tục với tần số cao. Điện áp dây
VCA lệch 1200 so với điện áp dây VBC.
Bảng 8.10. Quan hệ giữa điện áp lý thuyết và điện áp đầu ra thực tế (thực hành)
Nhận xét kết quả Bảng 8.10: Điện áp đầu ra VAG và VAB có giá trị thấp hơn điện áp ngõ vào
do sự tổn hao lớn trên mạch do quá trình đóng cắt liên tục của khối công suất.
Điện áp đầu ra lý thuyết được tính theo công thức:
Vd
VAG = ma
2
Vd
VAB = √3ma
2
Trong đó: ma = 0.8 và Vd = 24V.
 Kết quả lý thuyết và thực hành có sự chênh lệch so sai số của bộ thí nghiệm và thiết bị đo.
2. Kỹ thuật điều khiển biến tần gián tiếp SinPWM tải R + L
Dạng sóng điện áp pha VAG:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.4 × 20 = 28 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Sóng điều khiển Sine 3 pha được so sánh với sóng tam giác để hình thành các chuỗi
xung có độ rộng thay đổi tương ứng với sóng Sine chuẩn. Chuỗi xung nay được đưa
vào khối công suất để điều khiển các MOSFET T1 – T6. Các dòng qau MOSFET có
dạng nhảy bậc giống xung kích. Do mạch được đóng cắt liên tục nên điện áp bị tiêu tán
lớn, điện áp đầu ra thấp hơn so với điện áp đầu vào. Hình dạng sóng ngõ ra có dạng gần
giống sóng Sine nhờ các sóng hài bậc cao được khử đi càng nhiều theo tần số đóng cắt.
Cuộn cảm L làm dòng điện chậm pha so với điện áp nhưng dạng sóng điện áp không bị
ảnh hưởng do được đóng cắt và dẫn liên tục giữa các cặp MOSFET.
Dạng sóng điện áp pha VBG:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.4 × 20 = 28 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Quá trình hình thành sóng điện áp VBG tượng tự như VAG. Đây là kết quả của quá trình
đóng cắt mạch liên tục với tần số cao, quá trình này làm hao tổn điện áp nhưng khử
được sóng hài bậc cao giúp điện áp đầu ra có dạng gần Sine. Điện áp pha VBG lệch 1200
so với điện áp pha VAG. Cuộn cảm L làm dòng điện chậm pha so với điện áp nhưng
dạng sóng điện áp không bị ảnh hưởng do được đóng cắt và dẫn liên tục giữa các cặp
MOSFET.
Dạng sóng điện áp pha VCG:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.4 × 20 = 28 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Quá trình hình thành sóng điện áp VCG tượng tự như VAG. Đây là kết quả của quá trình
đóng cắt mạch liên tục với tần số cao, quá trình này làm hao tổn điện áp nhưng khử
được sóng hài bậc cao giúp điện áp đầu ra có dạng gần Sine. Điện áp pha VCG lệch 1200
so với điện áp pha VAG. Cuộn cảm L làm dòng điện chậm pha so với điện áp nhưng
dạng sóng điện áp không bị ảnh hưởng do được đóng cắt và dẫn liên tục giữa các cặp
MOSFET.
Dạng sóng điện áp (dòng điện – đo trên tải đèn RA) pha VAG:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 0.6 × 0.1 = 0.06(V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên tải đèn R là dạng sóng Sine nhưng do đóng cắt liên tục với tần
số cao nên hình dạng sóng bị nhảy bậc lên xuống giống xung kích. Do điện áp phần lớn
rơi trên cuộn cảm L nên điện áp trên điện trở R mang giá trị rất nhỏ.
Dạng sóng điện áp (dòng điện – đo trên tải đèn RB) pha VBG:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 0.6 × 0.1 = 0.06(V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên tải đèn R là dạng sóng Sine nhưng do đóng cắt liên tục với tần
số cao nên hình dạng sóng bị nhảy bậc lên xuống giống xung kích. Do điện áp phần lớn
rơi trên cuộn cảm L nên điện áp trên điện trở R mang giá trị rất nhỏ. Sóng điện áp pha
VBG lệch pha 1200 so với sóng điện áp pha VAG.
Dạng sóng điện áp (dòng điện – đo trên tải đèn RC) pha VCG:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 0.6 × 0.1 = 0.06(V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên tải đèn R là dạng sóng Sine nhưng do đóng cắt liên tục với tần
số cao nên hình dạng sóng bị nhảy bậc lên xuống giống xung kích. Do điện áp phần lớn
rơi trên cuộn cảm L nên điện áp trên điện trở R mang giá trị rất nhỏ. Sóng điện áp pha
VCG lệch pha 1200 so với sóng điện áp pha VAG.
Dạng sóng điện áp dây VAB:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 20 = 32 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên pha AB là các xung vuông có mức cao là 32V và mức thấp là -
32V được hình thành do các MOSFET đóng ngắt liên tục với tần số cao. Hình dạng
sóng gần giống với sóng sin và lệch pha 1200 so với các sóng còn lại.
Dạng sóng điện áp dây VBC:
Nhận xét kết quả dạng sóng:
Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 20 = 32 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết
- Dạng sóng điện áp trên pha BC là các xung vuông có mức cao là 32V và mức thấp là -
32V được hình thành do các MOSFET đóng ngắt liên tục với tần số cao. Điện áp dây
VBC lệch 1200 so với điện áp dây VAB.
Dạng sóng điện áp dây VCA:

Nhận xét kết quả dạng sóng:


Kết quả theo thí nghiệm:
- Biên độ: Vp = 1.6 × 20 = 32 (V)
- Dạng sóng khi đo giống với dạng sóng lý thuyết.
- Dạng sóng điện áp trên pha CA là các xung vuông có mức cao là 32V và mức thấp là -
32V được hình thành do các MOSFET đóng ngắt liên tục với tần số cao. Điện áp dây
VCA lệch 1200 so với điện áp dây VBC.

Bảng 8.12. Quan hệ giữa điện áp lý thuyết và điện áp đầu ra thực tế (thực hành)
Nhận xét kết quả Bảng 8.10: Điện áp đầu ra VAG và VAB có giá trị thấp hơn điện áp ngõ vào
do sự tổn hao lớn trên mạch do quá trình đóng cắt liên tục của khối công suất. Cuộn cảm L thu
và phóng năng lượng về nguồn nên điện áp trên tải lớn hơn so với tải R.
Điện áp đầu ra lý thuyết được tính theo công thức:
Vd
VAG = ma
2
Vd
VAB = √3ma 2

Trong đó: ma = 0.8 và Vd = 32V.


 Kết quả lý thuyết và thực hành có sự chênh lệch so sai số của bộ thí nghiệm và thiết bị đo.

--------------------Hết-------------------------

You might also like