You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐHSPKT VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA: ĐIỆN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN/LUẬN VĂN/TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP


Họ tên sinh viên: Nguyễn Hữu Thắng
Hệ đào tạo: Đại học
Lớp: Đồ án tốt nghiệp(223)_12_DA Ngành: ……………..
Khoa: Điện

1. Tên đề tài:
Ứng dụng PLC S1200 cải tiến mạch điện điều khiển máy doa ngang 2620.
2. Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi. Trang bị Điện- Điện tử máy gia công cắt
gọt kim loại .
[2]. Nguyễn Ngọc Cần. Trang bị điện trong máy cắt kim loại
[3]. Trần Văn Hiếu. Tự động hóa PLC S7-1200
[4]. Ngô Văn Thuyên, Phạm Quang Huy. Lập trình với PLC S7-1200 & S7-1500
3. Nội dung phần thuyết minh

TT Nội dung Tỷ lệ %
1 Chương 1: Khái quát chung về máy doa 20%
2 Chương 2: Giới thiệu máy doa ngang 2620 20%
3 Chương 3: Giới thiệu PLC s7-1200 20%
Chương 4: Ứng dụng PLC S7-1200 điều khiển máy doa
4 40%
ngang 2620
4. Bản vẽ và biểu đồ

5. Kế hoạch thực hiện

TT Nội dung Thời gian thực


hiện

1 Chương 1: Khái quát chung về máy doa 15/1- 22/1/2024

2 Chương 2: Giới thiệu máy doa ngang 2620 22/1- 02/2/2024

3 Chương 3: Giới thiệu PLC s7-1200 2/02-


19/2/2024.
Chương 4: Ứng dụng PLC S7-1200 điều khiển máy doa
4 19/2-19/3/2024.
ngang 2620

5 Hoàn thiện, đóng quyển 19/3-31/3/2024


6. Ngày giao nhiệm vụ Đồ án/Luận văn/Tiểu luận tốt nghiệp: Ngày 15 tháng 01
năm 2024.
TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG
DẪN

Trần Nguyễn Bảo Ninh

Bản nhiệm vụ Đồ án/Luận văn/Tiểu luận tốt nghiệp đã được Hội đồng khoa học
của Khoa …….………… thông qua ngày . . . . . tháng . . . . . năm 20…..
TRƯỞNG KHOA

Sinh viên hoàn thành và nộp bản Đồ án/Luận văn/Tiểu luận tốt nghiệp, bản vẽ
cho Hội đồng khoa học của Khoa ……………… ngày ….. tháng …… năm 20…...
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÁY DOA............................................1
1.1. Chức năng, công dụng của máy doa..............................................................1
1.2. Phân loại máy doa..........................................................................................2
1.3. Kết cấu cơ bản của một số máy doa điển hình..............................................3
1.3.1. Máy doa ngang vạn năng.......................................................................3
1.3.2. Máy doa tọa độ.......................................................................................4
1.4. Các chuyển động chính của máy doa và yêu cầu về trang bị điện................5
1.4.1. Truyền động chính..................................................................................5
1.4.2. Truyền động ăn dao................................................................................5
1.4.3. Truyền động phụ.....................................................................................6
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÁY DOA
1.1. Chức năng, công dụng của máy doa
Máy doa được liệt vào nhóm máy khoan - doa dùng để gia công các chi tiết có
kích thước lớn trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt. Máy doa chủ yếu dùng để gia
công lỗ với cấp chính xác thông thường và chính xác cao.
Các khả năng gia công của máy dao gồm có dùng dao tiện để tiện mặt hình trụ,
dùng mũi khoan, khoét hoặc doa để gia công lỗ, dùng dao phay mặt đầu để gia công
mặt phàng thẳng đứng, dùng dao phay hình trụ hoặc dao phay định hình để gia công
mặt phẳng nằm ngang hoặc bề mặt định hình, dùng dao tiện chạy dao hướng kính để
gia công mặt đầu, dùng dao tiện để cắt ren trong.

Hình 1.0.1 Cấu tạo bên ngoài của máy doa


Đối với máy doa vạn năng ngang phạm vi sử dụng của nó lại rất lớn. Ngoài việc
gia công lỗ nó còn có thể gia công những bề mặt của những chi tiết lớn.
Đặc điểm của máy doa là có thể gia công đồng thời nhiều lỗ có trục song song
hoặc thẳng góc với nhau, máy doa có nhiều loại khác nhau với kích cỡ, công dụng và
mức độ chuyên môn hoá cũng khác nhau. Thường trên máy doa ngang có lắp 6 dao
khác nhau để hoàn thành các nguyên công khác nhau. Do đó nhiều chi tiết có thể hoàn
toàn gia công trên một máy doa, không cần dùng các loại máy tiện, khoan, phay hay
các loại máy nào khác.
Máy doa đặc biệt dùng cho việc gia công các loại xi lanh của động cơ đốt trong
hay máy hơi nước, các lỗ của ụ động hoặc các lỗ đạt ổ trục chính máy công cụ và sử
dụng để gia công các lỗ song song với độ chính xác cao.
Do tính vạn năng của máy doa, nên có thể sử dụng rất thuận tiện cho việc thực
hiện toàn bộ các các nguyên công trên nhiều chi tiết không phải qua một máy nào

1
khác. Chính thế mày máy doa ngang đặc biệt quan trong đối với ngành chế tạo máy
nặng.
1.2. Phân loại máy doa

Hình 1.0.2 Sơ đồ phân loại máy doa


Máy doa có nhiều loại khác nhau với kích cỡ, công dụng và mức độ chuyên môn
hoá khác nhau. Ta có thể phân loại máy doa theo các cách sau:
 Phân loại theo chức năng, công dụng:
- Máy khoan, khoét
- Máy doa
 Phân loại theo chuyển động:
- Doa đứng: Dao quay theo phương thẳng đứng
- Doa ngang: Dao quay theo phương nằm ngang
 Phân loại theo mức độ trang bị điện:
- Loại đơn giản: Thường dùng động cơ KĐB không có điều chỉnh tốc độ về
điện.
- Loại trung bình thường dùng động cơ KĐB điều chỉnh tốc độ bằng cách
thay đổi số đôi cực hoặc dùng động cơ một chiều nhưng là hệ thống hở.
- Loại phức tạp: Dùng động cơ một chiều kích từ độc lập điều khiển theo hệ
kín hoặc có thể điều khiển theo chương trình. Đây là loại máy doa gia công
có độ chính xác rất cao.
 Phân loại theo trọng lượng của máy ta có:
- Loại nhỏ: Trọng lượng của máy nhỏ hơn 10 tấn
- Loại trung bình: Trọng lượng của máy từ 10 - 100 tấn

2
- Loại lớn: Trọng lượng máy lớn hơn 100 tấn.
1.3. Kết cấu cơ bản của một số máy doa điển hình
1.3.1. Máy doa ngang vạn năng
Thông thường, máy doa thường có kết cấu bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Thân máy: Là phần cố định so với bệ máy, có kết cấu hình chữ U, hai đầu có
hai ụ
- Ụ chính: Nằm trên thân máy, có thể chuyển động tịnh tiến so với thân máy.
Động cơ trục chính được gắn vào thân máy cùng với hộp tốc độ, quá trình di
chuyển được thực hiện nhờ trục chính hoặc động cơ chạy dao.
- Ụ trục phụ: Nằm trên thân máy, có thể chuyển động tịnh tiến nhờ động cơ ăn
dao hoặc bằng tay. Khi gia công chi tiết có đòi hỏi độ chính xác cao thì nó có
tác dụng giữ dao.
- Bàn máy: Được bố trí giữa hai ụ, có thể di chuyển ngang, dọc, qua trái, qua phải.
Máy 2620B là máy doa ngang vạn năng dùng để gia công những chi tiết có kích
thước lớn. Nó có thể khoan, khoét thô và tinh các lỗ, tiện mặt trụ ngoài và mặt đầu của
lỗ, phay mặt phẳng định hình, cắt ren trong, ngoài và các nguyên công khác. Đặc biệt
được sử dụng để gia công các lỗ song song đạt độ chính xác cao. Hình dáng chung
được thể hiện trên hình 1.3:

Hình 1.0.3 Sơ đồ cấu tạo máy doa ngang vạn năng 2620B
Máy làm việc với các chuyển động sau :
- Nếu dao lắp trên trục chính hoặc trên bàn dao hướng kính thì nó nhận được
chuyển động chính là chuyển động vòng.

3
- Các chuyển động chạy dao ụ trục chính (dao) thực hiện là : chuyển động chạy
dao hướng trục của trục chính S1, chuyển động chạy dao thẳng đứng S2
(chuyển động đồng bộ với giá đở ở trụ sau), chuyển động chạy dao hướng kính
của bàn dao trên mâm cặp S3.

- Các chuyển động chạy dao dọc và ngang của bàn máy mang chi tiết gia công
S4, S5.

- Hai chuyển động này do phôi thực hiện.

1.3.2. Máy doa tọa độ


Máy doa tọa độ là loại máy doa, dùng để gia công chính xác lỗ, khi khoảng cách
giữa trục tâm của chúng hoặc khoảng cách giữa trục tâm với mặt chuẩn của chi tiết gia
công cần độ chính xác cao :dùng sai từ 5 10m
Trên máy doa tọa độ còn có thể thực hiện các nguyên công lấy dấu, định tâm,
khoan, khoét, tarô, phay chính xác, kiểm tra và hiệu chỉnh các kích thước chi tiết để
gia công trên máy khác. Ngoài ra nó còn có khả năng gia công các lỗ trong hệ tọa độ
cực, các lỗ nghiêng, các lỗ vuông góc vá tiện mặt đầu….
Để đảm bảo gia công chính xác cao, luợng di dộng của các cơ cấu chấp hành của
phay phải thật sự chính xác. Muốn vậy trong máy phải sử dụng các cơ cấu đặt biệt như
vít me chính xác , thước hiệu chỉnh, thiết bị quang học….
Để tránh bị ảnh hưởng của môi trường, máy doa tọa độ thường đặt trong phòng
cách ly và nhiệt độ duy trì khoảng 20o C.
Máy doa tọa độ được phân thành 2 loại :
- Máy doa tọa độ một trụ : loại này chuyển động chính và chuyển động chạy dao
do trục chính thực hiện. Ụ trục chính có thể chuyển dộng thẳng đứng, bàn máy
di động ngang và dọc.

- Máy doa tọa độ hai trụ : loại này có dạng khung hộp trục chính lấp trên xà
ngang và thực hiện lượng chạy dao ngang. Bàn máy chỉ thực hiện lượng chạy
dao dọc. Máy doa tọa độ hai trục thường để gia công những chi tiết lớn

4
Hình 1.4 Sơ đồ cấu tạo máy doa tọa độ 2A450
1.4. Các chuyển động chính của máy doa và yêu cầu về trang bị điện
Chuyển động chính là chuyển động quay của dao doa (trục chính). Chuyển động
ăn dao có thể là chuyển động ngang, dọc của bàn máy mang chi tiết hay di chuyển dọc
của trục chính mang đầu dao. Chuyển động phụ là chuyển động thẳng đứng của ụ dao
1.4.1. Truyền động chính
Yêu cầu cần phải đảo chiều quay, phạm vi điều chỉnh tốc độ D = 130/1 với công
suất không đổi, độ trơn điều chỉnh φ=1.26. Hệ thống truyền động chính cần phải hãm
dừng nhanh.
Hiện nay hệ truyền động chính máy doa thường sử dụng động cơ không đồng bộ
Roto lồng sóc và hộp tốc độ (động cơ có một hay nhiều cấp tốc độ). Ở những máy doa
cỡ nặng có thể sử dụng động cơ điện 1 chiều, điều chỉnh tốc độ trơn trong phạm vi
rộng. Nhờ vậy có thể giảm kết cấu, mặt khác có thể hạn chế được mômen ở vùng tốc
độ thấp bằng phương pháp điều chỉnh tốc độ hai vùng.
1.4.2. Truyền động ăn dao
Phạm vi điều chỉnh tốc độ của truyền động ăn dao D = 1500/1.
Lượng ăn dao được điều chỉnh trong phạm vi 2mm/ph ~ 600mm/ph. Khi di
chuyển nhanh có thể đạt tới 2,5m/ph ~ 3m/ph.

5
Lượng ăn dao (mm/ph) ở những máy cỡ nặng yêu cầu được giữ không đổi khi tốc
độ trục chính thay đổi.
Đặc tính cơ cần có độ cứng cao, với độ ổn định tốc độ < 10%, hệ thống truyền
động ăn dao phải đảm bảo độ tác động nhanh cao, dừng máy chính xác đảm bảo sự
liền động với truyền động chính khi làm việc tự động.
Ở những máy doa cỡ trung bình và nặng, hệ thống truyền động ăn dao sử dụng hệ
thống khuếch đại máy điện - động cơ một chiều hoặc hệ thống T – Đ.
1.4.3. Truyền động phụ
Truyền động phụ bao gồm chuyển động cơ cấu kẹp chi tiết được thực hiện nhờ
động cơ không đồng bộ rôt lồng sóc và các truyền động bơm nước, bơm dầu...

Chương 2. Giới thiệu về máy doa ngang 2620


2.1. Giới thiệu chung về máy doa ngang vạn năng 2620B
Máy doa 2620 là máy có kích thước cỡ trung bình. Máy doa ngang 2620 có các thông
số kỹ thuật sau đây:
- Động cơ truyền động chính Đ có công suất 7,5/10kW và là động cơ 2 tốc độ đổi
nối cuộn stato A/YY. Khi nối A động cơ có tốc độ chậm hơn và công suất nhỏ hơn
so vơi khi nối YY. Dải điều chỉnh tốc độ rộng nhờ kết hợp với hộp tốc độ cơ khí.

- Đường kính trục chính 90 mm.

- Tốc độ quay trục chính điều chỉnh trong phạm vi (12,5 ÷ 1600) vg/ph.

- Công suất động cơ ăn dao 2,1 kW.

- Tốc độ động cơ ăn dao có thể điều chỉnh trong phạm vi (2,1÷1500) vg/ph tốc độ
lớn nhất 3300 vg/ph.

- Động cơ truyền động ăn dao là động cơ một chiều kích từ độc lập.

Máy doa ngang 2620 là loại máy có vai trò quan trọng trong nền công nghiệp bởi vì nó
là loại máy doa vạn năng. Loại máy này có hệ thống trang bị điện hiện đại, nó có thể
gia công được nhiều loại chi tiết khác nhau, khả năng công nghệ của nó có thể dùng để
doa, khoan, khoét, phay với các nguyên công sau:
+ Nguyên công doa: thường doa các lỗ hình côn,hình trụ, các mặt phẳng vuông góc
với nhau có độ định tâm cao.

6
+ Nguyên công tiện: khi nắp lưỡi dao tiện thì có thể tiện trong, cắt mặt đầu, cắt ren...
Với nguyên công cắt ren thì truyền động ăn dao được truyền từ trục chính.
+ Nguyên công khoan: khi cần gia công các lỗ có độ định tâm cao ta có thể thực hiện
trên máy doa, nguyên công này thường nặng nề nhất.
+ Nguyên công phay: phay mặt đầu, phay mặt phẳng, phay mặt trong, phay mặt ngoài.
Phân tích tác động mạch điện
Hình 17.1 là sơ đồ hệ thống truyền động chính máy doa ngang 2620
*Nguyên lý hoạt động của máy:
Mạch điện của máy doa ngang gồm có 1 động cơ 1 chiều dùng để truyền động
ăn dao và 4 động cơ không đồng bộ ba pha: động cơ bơm dầu bôi trơn DB, động cơ
bơm nước DN, động cơ gạt phôi DG. Động cơ truyền động chính Đ là động cơ không
đồng bộ roto lồng sóc hai cấp tốc độ: 1460 rpm khi dây quấn stato đấu A và 2890 rpm
khi đấu sao kép (YY). Việc chuyển đổi tốc độ từ thấp lên cao tương ứng với chuyển
đổi tốc độ từ đấu A sang đấu YY và ngược lại được thực hiện bởi tay gạt cơ khí
2KH(5). Nếu 2KH(5) = 0 dây quấn động cơ được đấu tương ứng với tốc độ thấp. Khi
2KH(5) = 1 , dây quấn được đấu YY tương ứng với tốc độ cao. Tiếp điểm 1KH(4) liên
quan đến thiết bị chuyển đổi tốc độ trục chính. Nó ở trạng thái hở trong thời gian
chuyển đổi tốc độ và chỉ kín khi chuyển đổi xong. Động cơ được đảo chiều nhờ các
công tác tơ 1T, 2T, IN, 2N.
Khởi động:
Giả sử 1KH(4) = 1; 2KH(5) = 1 .
Muốn khởi động thuận ấn MT(1) -> 1T(1) = 1 , 1T(3)=0, 1T(8) = 1 , 1T(1 - 2) =
1 , longrightarrow KB(2)=1, longrightarrow ti hat e p điểm KB(2) = 1 , nối với 1T(1-
2) tạo mạch duy trì. KB(4) = 1 Ch(4) = 1 , đồng thời RTh(7) = 1. Sau một thời gian
chỉnh định, RTh(4)=0, Ch(4) = 0; RTh(5) = 1, → 1Nh(5) = 1, → 1Nh(6) = 1, →
2Nh(6) = 1.
Kết quả khi ấn MT ta được: KB, 1T, Ch có điện; sau đó KB, 1T, 1Nh, 2Nh có
điện. KB(dl) = 1 động cơ ĐB quay bơm dầu bôi trơn. 1T(dl) = 1 và Ch(đl) = 1, →
động cơ Đ được nối A khởi động với tốc độ thấp; sau một thời gian duy trì, 1T(dl) = 1
1Nh(dl) = 1, 2Nh(dl) = 1 động cơ Đ được nối YY chạy với tốc độ cao. Nếu 2KH(5) =
0 → chỉ có 1T(1) và Ch(4) có điện – động cơ chỉ chạy ở tốc độ thấp.
Muốn khởi động ngược ấn MN.

7
Hãm máy
Để chuẩn bị mạch hãm và kiểm tra tốc độ động cơ, sơ đồ sử dụng rơle kiểm tra
tốc độ RKT nối trục với động cơ Đ (không thể hiện trên sơ đồ). RKT làm việc theo
nguyên tắc ly tâm: khi tốc độ lớn hơn giá trị chỉnh định (thường khoảng 10%) tốc độ
định mức, nếu động cơ đang quay thuận thì tiếp điểm RKT-1(8) đóng; nếu đang quay
ngược thì tiếp điểm RKT-2(11) đóng.
Giả sử động cơ đang quay thuận. RKT-1(8) = 1, → 1RH(8)=1,1RH(8- 9) =1, và
1RH(13-14) = 1.Nếu đang quay chậm thì KB, 1T, Ch có điện; nếu quay nhanh thì KB,
IT, 1Nh, 2Nh, RTh có điện. → Ch(13) = 0, hoặc RTh(13) = 0. Muốn dừng, ấn D(1) →
IT, KB, Ch hoặc 1T, KB, 1Nh, 2Nh, RTh mất điện → Ch(13) = 1, hoặc RTh(13) =1,
→ 2N(14) = 1. Trên mạch động lực, IT, KB, Ch, 1Nh, 2Nh mở ra, 2N đóng lại →
động cơ Đ được đảo hai trong 3 pha làm cho động cơ hãm ngược → tốc độ giảm đến
dưới 10% định mức thì RKT-1(8) mở → 1RH(8)=0,1RH(13-14)=0,→ 2N(14) = 0, →
động cơ Đ được cắt ra khỏi lưới, động cơ dừng tự do.
* Thử máy:
Muốn điều chỉnh hoặc thử máy, ấn TT (12) hoặc TN(14) →2T(12) = 1, hoặc
2N(14) = 1, → động cơ được nối A với điện trở phụ Rị làm cho động cơ chỉ chạy với
tốc độ thấp.
Quá trình thử máy kết thúc khi ta buông tay khỏi nút ấn.
Chạy động cơ bơm nước và gạt phôi:
Chạy động cơ bơm nước ấn để chuyển mạch 2KN sang phải và động cơ gạt
phôi là 2KG.
Liên động và bảo vệ:
Chức năng liên động và bảo vệ rất quan trọng trong các máy điện công nghiệp.
Cũng như các máy công nghiệp khác (máy phay, máy tiện, máy khoan...) thì máy doa
ngang 2620 có các chức năng liên động sau:
Khi động cơ truyền động chính Đ hoạt động thì động cơ bơm dầu DB bao giờ
cũng phải hoạt động theo, và khi động cơ trục chính Đ chạy thuận (hoặc ngược lại) thì
phải khóa chéo chế độ chạy ngược (hoặc ngược lại). Nếu một trong hai động cơ truyền
động chính hoặc bơm dầu có sự cố thì mạch điện điều khiển sẽ bị ngắt thông qua hệ
thống các rơ le nhiệt.

You might also like