You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐO VÀ TIN HỌC CÔNG NGHIỆP
.......................***........................
HỆ THỐNG QUẢN LÍ TÒA NHÀ
THÔNG MINH
Đề tài: Quản lý nhiệt cho tòa nhà thông minh

Nhóm 10
Sinh viên thực hiện MSSV
Trần Văn Tiến 20174262
Nguyễn Nhật Minh 20174057
Nguyễn Khắc Quân 20174125
Vũ Văn Tuấn 20174324

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Đăng Thảnh


Hà Nội – 2021

LỜI NÓI ĐẦU

Trong khuôn khổ môn “Hệ thống quản lí tòa nhà thông minh” chúng em xin phép
được trình bày đề tài “Quản lý nhiệt Human-in-the-Loop (HITL) cho tòa nhà thông
minh” và mô hình bài toán như đã giới thiệu ở buổi thuyết trình giữa kì.
Dù một học kì vừa qua bị ảnh hưởng covid nên bắt buộc sinh viên phải học tập
online, không được lên giảng đường Bách Khoa như thường lệ. Vượt qua những khó
khăn ấy, thầy đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức đầy bổ ích và thực tiễn cùng
sự cố gắng đoàn kết của những thành viên trong nhóm, những người bạn mới, những
đồng đội mới khiến việc không gặp mặt trực tiếp không ảnh hưởng lớn đến việc sinh viên
tiếp nhận những kiến thức thú vị này. Tuy nhiên vì quãng thời gian có hạn và kiến thức
cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo này không thể tránh khỏi
những sai sót. Rất mong thầy sẽ chỉnh sửa và nhận xét để chúng em có thể hoàn thiện hơn
trong tương lai.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................2


MỤC LỤC.....................................................................................................................3
MỤC LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................5
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHIỆT.......................................................6
1.1. Khái niệm HVAC...............................................................................................6
1.2. Hệ thống sưởi (Heating).....................................................................................7
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ BÀI TOÁN................................................................................9
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CỦA HỆ THỐNG TÒA NHÀ...........................................11
3.1 Giới thiệu về giao thức BACnet........................................................................11
3.1.1 Tổng quan về BACnet................................................................................11
3.1.2 Object của BACnet....................................................................................12
3.1.3 Service của BACnet...................................................................................12
3.1.4 Kiến trúc mạng của BACnet......................................................................13
3.2 Giới thiệu về quản lý nhiệt Human-in-the-Loop (HITL)..................................15
3.3 Sơ đồ hệ thống BMS.........................................................................................17
3.3.1 Cấp quản lí.................................................................................................18
3.3.2 Cấp điều khiển............................................................................................19
3.3.3 Cấp khu vực/cấp trường.............................................................................20
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC ĐIỀU KHIỂN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ................23
4.1 Chiến lược điều khiển nhiệt độ.........................................................................23
4.2 Lựa chọn thiết bị...............................................................................................23
4.2.1. Thiết bị điều hòa........................................................................................23
4.2.2 Quạt thông gió............................................................................................24
CHƯƠNG 5: Kết quả..................................................................................................26
5.1 Giới thiệu phần mềm.........................................................................................26
5.2 Thiết kế và mô phỏng........................................................................................27
5.3 Kịch bản mô phỏng điều khiển nhiệt độ trong nhà...........................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Sơ đồ tổng quát hệ thống HVAC......................................................................7


Hình 2 Heating trong hệ thống HVAC.........................................................................8
Hình 3 Hình ảnh tòa nhà Season Avenue......................................................................9
Hình 4 Hình mặt bằng tiêu biểu của tòa S3.................................................................10
Hình 5 Giao thức BACnet...........................................................................................11
Hình 6 Object của BACnet.........................................................................................12
Hình 7 Service của BACnet........................................................................................13
Hình 8 Kiến trúc của giao thức BACnet.....................................................................15
Hình 9 Mô tả luồng quy trình cấp cao của thuật toán được đề xuất...........................15
Hình 10 Sơ đồ hệ thống trong quản lí tòa nhà............................................................17
Hình 11 Phần mềm điều khiển IQVision của Honeywell...........................................18
Hình 12 CIRper 30, WEB-C3036EPUBNH...............................................................19
Hình 13 Bộ điều khiển Trend IQ4E............................................................................20
Hình 14 THERMASGARD® RTM 1.........................................................................21
Hình 15 Điều hòa âm trần...........................................................................................23
Hình 16 Quạt thông gió...............................................................................................24
Hình 17 Phần mềm packet tracer................................................................................26
Hình 18 Mô phỏng tổng quan căn nhà........................................................................27
Hình 19 Các thiết bị có trong mô phỏng.....................................................................28
Hình 20 Khối kết nối internet......................................................................................29
Hình 21 Mạng viễn thông mô phỏng physical............................................................30
Hình 22 Cấu hình cho các thiết bị thông minh............................................................31
Hình 23 Quan sát thiết bị thông qua smart phone.......................................................32
Hình 24 Kịch bản mô phỏng trên thiết bị điều khiển..................................................33
Hình 25 Trạng thái thiết bị khi cửa đóng....................................................................33
Hình 26 Nhiệt độ phòng phù hợp................................................................................34
Hình 27 Nhiệt độ thấp hơn yêu cầu.............................................................................34
Hình 28 Nhiệt độ thấp.................................................................................................34
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHIỆT

1.1. Khái niệm HVAC


HVAC là viết tắt của Heating (nhiệt độ); Ventilation (thông gió); Air Conditioning
(điều hòa không khí). Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và là kết cấu không thể
thiếu trong một dự án.
• Mục đích của HVAC:
⁻ Đảm bảo chất lượng không khí để duy trì năng suất, sức khỏe và sự thoải mái cho
con người
⁻ Giữ các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ tạp chất trong không khí… luôn ở
một mức tốt nhất cho con người

Hệ thống điều khiển HVAC là một hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng
không khí trong không gian trong nhà hoặc xe cộ. Cung cấp một mức độ chấp nhận được
về chất lượng không khí trong nhà và sự thoải mái nhiệt là yêu cầu đối với một hệ thống
HVAC. Các thiết kế của hệ thống được dựa trên các nguyên tắc truyền nhiệt, nhiệt động
lực học và cơ học chất lỏng. Mục đích của hệ thống HVAC chính là tạo ra một không
gian với nhiệt độ, chất lương và độ ẩm đạt tới mức cao nhất.
1.2. Hệ thống sưởi (Heating)
• Nhiệt có thể được tạo ra bằng nồi hơi, lò nung, hơi nước …
• Nhiệt sẽ được truyền qua bức xạ, dẫn truyền hoặc đối lưu.
• Nhiên liệu: Nhiên liệu rắn (than, củi…), nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…), nhiên liệu
khí (gas…)
Hình 2 Heating trong hệ thống HVAC
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ BÀI TOÁN

Mô hình tòa nhà được chọn là tòa nhà S3 Season Avenue Mỗ Lao, Hà Đông gồm có
những đặc điểm như sau:
 278 căn hộ
 mật độ căn hộ/sàn khá thấp, chỉ 7-8 căn/sàn
 4 thang máy tốc độ cao
 50% căn hộ có 3 mặt thoáng, tận dụng tối đa thông gió, ánh sáng tự nhiên

Hình 3 Hình ảnh tòa nhà Season Avenue


Hình 4 Hình mặt bằng tiêu biểu của tòa S3
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CỦA HỆ THỐNG TÒA NHÀ

3.1 Giới thiệu về giao thức BACnet

Hình 5 Giao thức BACnet

3.1.1 Tổng quan về BACnet


BACnet (Building Automation and Control networks) là một trong những chuẩn giao
thức truyền thông chuyên dụng sử dụng trong các mạng điều khiển và tự động hóa tòa
nhà. Chuẩn truyền thông BACnet được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu ứng dụng điều
khiển ánh sáng, sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí, kiểm soát ra/vào và các hệ thống
an ninh, báo cháy và các hệ thống liên quan khác. Giao thức BACnet chính thức được
ban hành vào tháng 6 năm 1987, tại Nashville, Tennessee, tại cuộc họp khai mạc ủy ban
BACnet ASHRAE (SPC 135P) “Giao thức tin nhắn EMCS”.
BACnet IP dùng giao thức UDP để truyền tải dữ liệu, lên tới 1476 bytes/frame, tốc
độ truyền 10/100 Mbits full duplex, không giới hạn số node trong mạng. BACnet/ IP là
nền tảng được sử dụng chủ yếu trong hệ thống tự động hóa tòa nhà. Đây cũng là giao
thức có tốc độ nhanh nhất lên tới 100 Mbps.
3.1.2 Object của BACnet
Với BACnet, objects là một tập hợp các thuộc tính (properties), mỗi thuộc tính đại
diện cho một số bit thông tin. Không chỉ là các thuộc tính mang tiêu chuẩn, objects có thể
bao gồm các thuộc tính của nhà sản xuất miễn là chúng thi hành chức năng tuân theo tiêu
chuẩn. BACnet cũng định nghĩa các trạng thái có thể xảy ra cho mỗi thuộc tính của một
object. Điều làm cho giải pháp hướng đối tượng hoạt động đó là mọi object và thuộc tính
được định nghĩa bởi hệ thống thì có thể truy cập được một cách chính xác theo cùng một
cách thức.

Hình 6 Object của BACnet

3.1.3 Service của BACnet


Quá trình đọc và ghi một thuộc tính BACnet gọi là service. Services là những
phương thức được sử dụng bởi bất kỳ thiết bị BACnet nào khi nó giao tiếp với một thiết
bị BACnet khác, bao gồm việc nhận, truyền tải thông tin hoặc xử lý một hành động.
Mỗi giao thức lại có những ưu điểm riêng của mình nên việc lựa chọn các giao thức
phù hợp dựa trên những nhu cầu về trang thiết bị và khả năng hỗ trợ giao thức của chúng.
Hình 7 Service của BACnet

3.1.4 Kiến trúc mạng của BACnet


Kiến trúc mạng trong BACnet được chia thành 4 tầng thay vì 7 nhưng trong OSI
gồm:
Lớp Ứng dụng: Chìa khóa để hiểu Lớp ứng dụng BACnet là nghĩ về nó như hai
phần riêng biệt nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau: một mô hình thông tin có trong
một thiết bị tự động hóa của tòa nhà; và một nhóm các chức năng hoặc “dịch vụ” được sử
dụng để trao đổi thông tin đó.
Thiết kế và cấu hình bên trong của thiết bị BACnet có bản chất độc quyền và khác
nhau đối với từng nhà cung cấp. BACnet khắc phục trở ngại này bằng cách xác định một
tập hợp các cấu trúc dữ liệu trừu tượng được gọi là “đối tượng”, các thuộc tính của chúng
đại diện cho các khía cạnh khác nhau của phần cứng, phần mềm và hoạt động của thiết
bị.
Các đối tượng BACnet cung cấp phương tiện xác định và truy cập thông tin mà
không yêu cầu kiến thức về các chi tiết của thiết kế bên trong của thiết bị. Phần mềm giao
tiếp trong thiết bị có thể diễn giải các yêu cầu thông tin về các đối tượng trừu tượng này
và dịch các yêu cầu đó để lấy thông tin từ các cấu trúc dữ liệu thực bên trong thiết bị. Nói
chung, các đối tượng này cung cấp một đại diện “có thể nhìn thấy mạng” của thiết bị
BACnet. Ví dụ kiểu đối tượng của BACnet như Analog Input, Analog Output, Analog
Value, Binary Input, Binary Output, Binary Value, Calendar, Command, và Device…
Mục đích của hầu hết các đối tượng BACnet nêu rõ ràng từ tên của đối tượng.
 Calendar: đại diện cho một danh sách các ngày có ý nghĩa đặc biệt khi thiết bị
bắt đầu hoạt động.
 Command: đại diện cho một trình tự các lệnh hành động, chẳng hạn như quy
trình khởi động theo trình tự của một số thiết bị.
 Device: chứa thông tin chung về một thiết bị cụ thể như tên nhà cung cấp, tên
kiểu máy, vị trí, phiên bản giao thức được hỗ trợ, loại đối tượng được hỗ trợ,

 Event Enrollment: cung cấp một cách để xác định cảnh báo hoặc các loại sự
kiện khác và cho biết ai sẽ được nhận thông báo khi chúng xảy ra. Một số đối
tượng (Analog Input, Analog Output, Analog Value, Binary Input, Binary
Output, Binary Value và Loop) chứa các thuộc tính tùy chọn để hỗ trợ khả
năng báo cáo sự kiện nội tại và không cần sử dụng các đối tượng Event
Enrollment.
 Group: cung cấp một cách viết tắt để đọc một số nhóm giá trị trong một yêu
cầu.
 Loop: có thể được sử dụng để biểu diễn bất kỳ vòng điều khiển phản hồi nào –
là một vài sự kết hợp của điều khiển tỷ lệ, tích phân hoặc đạo hàm.
 Notification Class: cung cấp cách quản lý việc điều phối các thông báo báo
động hoặc sự kiện sẽ được gửi đến nhiều thiết bị khác nhau.
Lớp mạng
BACnet cung cấp một số tùy chọn cho công nghệ mạng cho phép thiết kế linh hoạt
dựa trên nhu cầu về chi phí và hiệu suất. Một công nghệ mạng duy nhất có thể được sử
dụng trong một hệ thống hoặc nhiều tùy chọn có thể được kết hợp để tạo thành BACnet
internetwork. Mục đích của giao thức lớp mạng là cung cấp phương tiện mà thông điệp
có thể được định tuyến từ mạng BACnet này sang mạng BACnet khác, bất kể công nghệ
liên kết dữ liệu BACnet đang được sử dụng trên mạng đó là gì.
Lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lí
Giao thức BACnet cũng định nghĩa một số liên kết dữ liệu/ lớp vật lý, bao gồm
cả ARCNET, Ethernet (BACnet/ IP), Point-To-Point qua RS-232, Master-Slave / Token-
Passing (BACnet MS/TP) qua RS-485, và LonTalk.
Tính linh hoạt này cho phép các nhà thiết kế hệ thống chọn một tùy chọn hoặc các
tùy chọn thích hợp nhất cho một ứng dụng cụ thể. Các hệ thống tự động hóa tòa nhà lớn
thường có nhiều mạng được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp. Các bộ điều khiển dành
riêng cho ứng dụng nằm trên một mạng LAN tốc độ thấp, chi phí thấp và được giám sát
bởi các bộ điều khiển phức tạp hơn được kết nối với nhau bằng một mạng LAN tốc độ
cao. BACnet cho phép loại cấu trúc phân cấp này nhưng không yêu cầu. Tính linh hoạt
được cung cấp bởi kiến trúc phân lớp BACnet cũng sẽ cho phép giao thức thích ứng với
những thay đổi trong tương lai về công nghệ.
Hình 8 Kiến trúc của giao thức BACnet

3.2 Giới thiệu về quản lý nhiệt Human-in-the-Loop (HITL)

Hình 9 Mô tả luồng quy trình cấp cao của thuật toán được đề xuất

Bất chấp những tiến bộ to lớn trong mô hình hóa và điều khiển hệ thống HVAC,
sự không hài lòng của người ở liên quan đến điều kiện nhiệt độ trong nhà phổ biến đã
được nhấn mạnh bởi các nghiên cứu tổng quát. Một bài báo gần đây hơn có tiêu đề:
“Chiến tranh lạnh cũng có nguồn gốc từ quá khứ” nêu bật vấn đề về mô hình tiện nghi
nhiệt của các tòa nhà thương mại. Người ở (các nhân viên), lần lượt phải đối mặt với sự
thiếu tiện nghi liên quan đến môi trường nhiệt trong nhà dẫn đến mất năng suất trực tiếp
và giảm mức độ hài lòng chung.
Sự không hài lòng của người ở liên quan đến môi trường trong tòa nhà (cả khu dân
cư và thương mại) có thể chủ yếu do các phương pháp hiện có để quản lý môi trường
trong nhà thường được sử dụng bởi Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS). Hầu hết các hệ
thống kiểm soát môi trường không gian nhiều người ở ngày nay dựa trên sơ đồ điểm đặt
của quản lý nhiệt. Hoặc là có kiểm soát tập trung bởi những người quản lý vận hành của
tòa nhà, hoặc những người ở thiết lập một điểm đặt nhiệt độ cụ thể đối với môi trường
trong nhà trong sự thay đổi điều kiện môi trường xung quanh và kiểu ở. Tuy nhiên, một
điểm đặt tĩnh dường như không phù hợp với lối sống năng động mà chúng ta thường theo
đuổi. Điều này đòi hỏi thiết kế hệ thống đạt được mức độ tiện nghi mong muốn của con
người mà không thêm áp lực lên nguồn năng lượng, nhưng sơ đồ điểm đặt hiện tại không
đạt được.
Đã có những nghiên cứu dựa trên các mô hình dự báo thời tiết sử dụng khái niệm
làm nóng và làm mát sơ bộ để giảm tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, điều này nhất thiết
phải tính đến sở thích và/hoặc ưu tiên của người ở. Một vài nghiên cứu gần đây dựa trên
sinh lý học của con người đề xuất một mô hình tổng hợp hoặc trung bình cho người ở,
nhưng không cung cấp một cơ chế để kết hợp những khác biệt cá nhân về chuyển hóa và
ưu tiên của cơ thể. Bộ điều nhiệt thông minh và học hỏi như Google Nest® yêu cầu tìm
hiểu động lực ưu tiên của người ở, tuy nhiên, có thể không hoạt động trong không gian
nhiều người.
Nội dung được đề xuất có các thành phần mới sau:
 Đồng thời giảm thiểu chi phí năng lượng và tối đa hóa sự tiện nghi, với sự linh
hoạt để biến đổi đổi các trọng số được liên kết với nhau (chẳng hạn như kết hợp
định giá năng lượng theo thời gian thực).
 Giải pháp đa vùng có tính đến tương quan nhiệt giữa các vùng khác nhau trong
một ngôi nhà dân cư hoặc một tòa nhà thương mại.
 Thuật toán đồng bộ để cho phép triển khai đến các không gian có nhiều người ở
(công ty cao ốc văn phòng, tòa nhà đại học, v.v.). Thuật toán này thúc đẩy quá
trình đồng định vị người ở để đạt được sự đồng bộ hợp lý về cài đặt nhiệt dựa trên
ưu tiên cá nhân.
Cá nhân hóa kỳ vọng về mức độ tiện nghi đặt ra một tình huống mâu thuẫn trong
nhiều không gian ở như nhà dân dụng, phòng thí nghiệm nghiên cứu, văn phòng công ty
các tòa nhà, ký túc xá sinh viên, ..., nơi cư dân có phạm vi tiện nghi nhiệt độ riêng của họ
và các thiết lập môi trường khác. Phạm vi này thường phụ thuộc vào từng cá nhân, yếu tố
bên ngoài và mức độ chịu đựng, có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố môi trường khác
chẳng hạn như thời gian trong ngày, điều kiện ánh sáng ... và được ghi lại tốt nhất bằng
phản hồi của từng người trong thời gian thực. Hơn nữa, trong không gian chung dành cho
nhiều người, mức độ tiện nghi cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của những người
cùng ở và mối tương quan giữa nhiệt độ trong các khu và phòng bị chiếm dụng. Điểm đặt
nhiệt độ để giảm thiểu sự thiếu tiện nghi giữa tất cả những người ở trong các phòng hoặc
khu vực khác nhau trong một tòa nhà là một vấn đề quan trọng nhưng đầy thách thức.
Với chi phí năng lượng ngày càng tăng và nhấn mạnh vào tiết kiệm năng lượng, tổng chi
phí năng lượng cũng cần được tính khi cố gắng xác định các điểm đặt nhiệt độ tối ưu
trong các khu vực khác nhau của tòa nhà.

3.3 Sơ đồ hệ thống BMS


Sơ đồ tổng quan:

Hình 10 Sơ đồ hệ thống trong quản lí tòa nhà

Hệ thống BMS gồm có 3 cấp điều khiển:


- Cấp quản lý
- Cấp điều khiển
- Cấp trường
Hệ thống BMS thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ điều khiển vận hành hệ thống là môi
trường thu nhận, quản lý toàn bộ các thông số kỹ thuật của thiết bị của các hệ thống kết
nối tới.
Đối với đề tài trên thì các thông số nhiệt độ, độ ẩm và điều khiển nhiệt độ sẽ được quan
tâm nhiều hơn.

Hình 11 Phần mềm điều khiển IQVision của Honeywell

3.3.1 Cấp quản lí


Cấp quản lý là cấp trên cùng của cấu trúc hệ thống BMS. Một người vận hành ở cấp
độ này có thể lấy dữ liệu và ra lệnh cho bất cứ điểm nào trong hệ thống. Toàn bộ chức
năng của cấp điều hành trong một số trường hơp khẩn cấp có thể chuyển về cấp quản lý.
Chức năng chính của cấp quản lý là thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu lịch sử như năng
lượng sử dụng, chi phí vận hành và các cảnh báo và tạo ra các báo cáo để cung cấp các
công cụ cho quá trình quản lý và việc sử dụng thiết bị lâu dài.
Hình 12 CIRper 30, WEB-C3036EPUBNH

• Lựa chọn bộ điều khiển CIRper 30, WEB-C3036EPUBNH của hãng Honeywell
tích hợp cổng đầu ra hỗ trợ BACnet IP với 4 cổng Ethernet 1GB, bộ vi xử lí Dual
Core, có 1GB SDram (DDR3), 4GB Flash memory

3.3.2 Cấp điều khiển


Các bộ điều khiển hệ thống có khả năng lớn hơn so với các bộ điều khiển ở cấp khu
vực về số lượng các điểm vào ra, các vòng điều chỉnh và cả các chương trình điều khiển.
Các bộ điều khiển hệ thống thường được áp dụng cho các ứng dụng lớn hơn như hệ thống
điều hòa trung tâm, hệ thống máy lạnh trung tâm... các bộ điều khiển này cũng có thể
thực hiện chức năng điều khiển chiếu sáng. Các bộ điều khiển này trực tiếp giao tiếp với
thiết bị điều khiển thông qua các cảm biến và cơ cấu chấp hành hoặc gián tiếp thông qua
việc kết nối với các bộ điều khiển cấp khu vực.Các bộ điều khiển hệ thống có thể hoạt
động độc lập trong trường hợp bị mất truyền thông với các trạm vận hành.
• Chọn bộ điều khiển Trend IQ4E có 16 kênh I/O có thể kết hợp với module mở
rộng IQ4I/O có khả năng mở rộng tối đa lên đến 192I/O , có hỗ trợ chuẩn giao
thức truyền thông BACnet và các cổng giao tiếp RS485,RS422 và USB, tùy chọn
cung cấp điện đầu vào 230VAC, 24VAC hoặc 48VDC

Hình 13 Bộ điều khiển Trend IQ4E

3.3.3 Cấp khu vực/cấp trường


Gồm có bộ điều khiển cấp trường và các thiết bị cấp trường. Là cấp thấp nhất trong
hệ thống có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ cấp điều khiển tác động trực tiếp lên thiết bị
hiện trường, đồng thời thu nhận các giá trị và tín hiệu để đưa về cấp điều khiển cao hơn.
Cảm biến nhiệt độ trong nhà THERMASGARD® RTM 1 (room temprature sensor)
là cảm biến nhiệt độ trong nhà được sử dụng để phát hiện nhiệt độ và hiển thị trong các
phòng kín, khô, trong các căn hộ được ứng dụng trong điều khiển hệ HVAC, hệ thống tự
động hóa tòa nhà (BMS)
Chọn module RTM-U PU DISPLAY có ngõ ra 0-10V và màn hình hiển thị
Thông số:
 Loại cảm biến: PT1000
 Kiểu kết nối: 2 dây, 3 dây
 Phạm vi đo: –30…+70 °C
 Vật liệu: nhựa, chất liệu ABS, màu trắng tinh khiết (tương tự RAL 9010)
 Nhà sản xuất: SplusS (S+S)
 Xuất xứ: Germany

Hình 14 THERMASGARD® RTM 1

Ngoài ra còn bộ phận vận hành giám sát: Các trạm vận hành và giám sát chủ yếu
giao tiếp với các nhân viên vận hành. Các trạm vận hành ở cấp độ này chủ yếu là các máy
tính PC có màn hình hiển thị mầu. Một trạm vận hành thường bao gồm các gói phần mềm
ứng dụng sau: An toàn hệ thống: Giới hạn quyền truy cập và vận hành đối với từng cá
nhân. Xâm nhập hệ thống: Cho phép những người có quyền được truy cập và lấy dữ liệu
hệ thống thông qua máy tính các nhân hoặc các thiết bị lưu trữ khác. Định dạng dữ liệu:
Lắp ghép các điểm dữ liệu rời rạc vào trong các nhóm định dạng có quy tắc phục vụ cho
việc in ấn và hiện thị. Tùy biến các chương trình: người sử dụng có thể tự thiết kế, lập
trình các chương trình riêng tùy theo yêu cầu sử dụng của mình. Giao diện: Xây dựng
giao diện dựa trên ứng dụng của khách hàng, có sử dụng các công cụ vẽ đồ thị và bảng
biểu. Lập báo cáo: Có khả năng lập báo cáo tự động, định kỳ hoặc theo yêu cầu về các
cảnh báo và các sự kiện, hoạt động vận hành. Đồng thời cung cấp các khả năng tóm tắt
báo cáo. Quản lý việc bảo trì bảo dưỡng: Tự động lập kế hoặch và tạo ra các thứ tự công
việc cho các thiết bị cần bảo trì dựa trên lịch sử thời gian làm việc hoặc kế hoặch theo
niên lịch. Tích hợp hệ thống: Cung cấp giao diện và điều khiển chung cho các hệ thống
con (HVAC, báo cháy, an toàn, giám sát truy nhập,...) và cung cấp khả năng tổng hợp
thông tin từ các hệ thống con để từ đó đưa ra các tác động có tính toàn cục trong hệ
thống.
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC ĐIỀU KHIỂN VÀ LỰA CHỌN
THIẾT BỊ

4.1 Chiến lược điều khiển nhiệt độ


Chiến lược điều khiển:
 Nhiệt độ môi trường (tuân theo sự thay đổi của nhiệt độ ngoài trời thực tế)
 Nhiệt độ yêu thích của mỗi người ở
 Tín hiệu định giá chi phí năng lượng
 Sự tiện nghi của người ở và đo lường cảm biến
 Phản hồi của người ở thông qua ứng dụng điện thoại thông minh
 Thuật toán xác định nhiệt độ tối ưu
 Cập nhật hệ thống HVAC
Từ đó điều khiển nhiệt độ phù hợp với từng người ở và tiết kiệm chi phí năng lượng.

4.2 Lựa chọn thiết bị


4.2.1. Thiết bị điều hòa

Hình 15 Điều hòa âm trần

Dòng FXFQ_TVJU: Điều hòa âm trần, có cảm biến, có dòng khí xung quanh
 Dung lượng từ 7,5 đến 48 MBH.
 Luồng không khí 360 ° đích thực và ba cảm biến phòng giúp tối ưu hóa sự thoải
mái và hiệu quả cho người ở
 Tiết kiệm năng lượng với động cơ quạt DC và logic tự động điều chỉnh tốc độ quạt
dựa trên tải không gian
 Bảng điều khiển bộ lọc không khí tự làm sạch tùy chọn để tăng thêm hiệu quả và
giảm chi phí bảo trì, khi được sử dụng trong hệ thống VRV IV
 Rất linh hoạt với 18 kiểu luồng gió có thể có khác nhau, đảm bảo phân phối không
khí lý tưởng để tối đa hóa sự thoải mái và hiệu quả
 Thiết kế nhỏ gọn cho phép lắp đặt ở những khoảng trống trần nhỏ
 Mức áp suất âm thanh thấp đến 27 db (A)
 Chất lượng không khí trong nhà được cải thiện và sẵn sàng LEED với các tùy
chọn bộ lọc MERV 13

4.2.2 Quạ t thô ng gió

Hình 16 Quạt thông gió

Cỡ số: 400- 1.500mm


Kiểu Lắp: Trực tiếp, Day đai - Puly.
Ứng dụng: Thông gió, hút gió cho các tòa nhà cao tầng, gara, tầng hầm..
Công suất lắp đặt: 0,55-22kW
Lưu lượng: 2000-93.800m³/h
Áp suất: 127- 900Pa
Nhiệt độ dòng khí cho phép: đến 80ºC liên tục hoặc 280ºC trong vòng 30 phút hoặc
250ºC trong vòng 2 giờ
CHƯƠNG 5: Kết quả

5.1 Giới thiệu phần mềm


Packet Tracer là một công cụ mô phỏng hệ thống mạng trực quan đa nền tảng
được thiết kế bởi Cisco Systems, Inc có thể chạy trên cả Linux và Windows.. Công
cụ này cho phép người dùng tạo cấu trúc liên kết mạng và mô phỏng giả lập các
mạng máy tính hiện đại. Phần mềm này cho phép người dung mô phỏng cấu hình bộ
router và switch của cisco, cũng như cho phép sử dụng mô phỏng trên giao diện dòng
lệnh.
Packet Tracer có giao diện người dùng dễ sử dụng kèm kéo thả các thiết bị vào
mô hình, cho phép người dùng có thể thêm, xóa các mạng mô phỏng phù hợp theo ý
mình. Phần mềm này chủ yếu phục vụ nhu cầu lab cho các bạn sinh viên có nhu cầu
học tập nhưng không có đủ thiết bị để làm lab. Và nó cũng được Cisco Network
Associate Academy chứng nhận như một công cụ giáo dục giúp các bạn hiểu các
khái niệm cơ bản về CCNA.

Hình 17 Phần mềm packet tracer


5.2 Thiết kế và mô phỏng
Bài toán: Mô phỏng điều khiển nhiệt độ của 1 căn nhà trong tòa nhà thông minh.
Căn nhà gồm có 2 phòng, có các thiết bị điều khiển nhiệt độ riêng biệt.

a. Tổng quan mô phỏng

Hình 18 Mô phỏng tổng quan căn nhà

Các thiết bị trong nhà sẽ được kết nối với HomeGateWay, thiết bị này sẽ kết nỗi
với Internet và gửi dữ liệu lên máy chủ. Điện thoại của người dùng sẽ kết nối với máy
chủ trên để có thể tương tác với các thiết bị thông minh trong nhà. Ngoài ra người
dùng cũng có thể sử dụng laptop kết nối với Home Gateway để giám sát các thiết bị
trên.

b. Các khối mô phỏng


 Khối thiết bị
Hình 19 Các thiết bị có trong mô phỏng

 Air Conditioner: Đây là thiết bị điều hòa với tác dụng chính là điều hòa
không khí và giảm nhiệt độ phòng.
 Furnace: là thiết bị sử dụng để điều khiển nhiệt độ giúp phòng ấm lên
 Thermostat: Màn hình hiển thị nhiệt độ phòng (Gồm có cảm biến nhiệt độ,
màn hình lcd và một MCU)
 Cửa thông minh: Có thiểu điều khiển đóng mở, khóa hoặc không khóa thông
qua smart phone

 Khối internet
Hình 20 Khối kết nối internet

Home Gateway sẽ đươc kết nối với Cloud0 thông qua cable morder0, sau đó đi qua
switch kết nối với sever0. Đây là trung tâm lưu chữ dữ liệu người dùng, ngoài ra server
này cũng có thể cho phép điện thoại truy cập vào địa chỉ đã tạo cho ngôi nhà để có thể
điều khiển theo dõi và dám sát các thiết bị bên trong. Để có thể cho phép smart phone kết
nối với server này thì cần kết nối với các thiệt bị Cell Tower, đây là khối phát sóng
3G/4G.
Hình 21 Mạng viễn thông mô phỏng physical

c. Cấu hình các thiết bị trong ngôi nhà


Tại các thiết bị trong căn nhà, ta nhập địa chỉ của default gateway, DNS Server
tại đây là 10.0.0.1 Bên dưới phần remote server nhập địa chỉ của server iot là 10.0.0.1
và tài khoản đã đăng ký trước, nhập ip của thiết bị sau đó connect. Hình bên dưới là
thiết bị đã được kết nối thành công.
Hình 22 Cấu hình cho các thiết bị thông minh

Sau khi kết nối thành công, có thể sử dụng smartphone vào phần trình duyệt
web sau đó nhập địa chỉ của server Iot. Web sẽ hiển thị ra các thiết bị trong ngôi nhà.
Ngoài ra ta có thể vào phần Conditions để có thể thực hiện các kịch bản tự động
thông minh cho ngôi nhà của mình.
Hình 23 Quan sát thiết bị thông qua smart phone

5.3 Kịch bản mô phỏng điều khiển nhiệt độ trong nhà


Sau khi kết nối thành công các thiết bị, ta sẽ đặt kịch bản mô phỏng tại khối điều
khiển. Mục tiêu đặt ra là điều khiển nhiệt độ phòng ở mức 20 – 22 độ C. Nhưng để
tiết kiểm chi phí năng lượng, các thiết bị sẽ chỉ hoạt động khi có người ở trong phòng.
Để thực hiện điều đó, ta sẽ sử dụng cửa smart với chức năng lock hoặc unlock. Từ đây
khí có người trong phòng thì cửa sẽ là unlock, và nhiều người có thể vào phòng. Còn
nếu như phòng không có ai thì cửa sẽ lock.
Hình 24 Kịch bản mô phỏng trên thiết bị điều khiển

Đầu tiên thì phòng sẽ khóa và nhiệt độ dù cho không nằm trong khoảng cần thiết thì
các thiết bị vẫn không hoạt động.

Hình 25 Trạng thái thiết bị khi cửa đóng

Sau khi cửa mở khóa thì các thiết bị hoạt động bình thường.
 Nhiệt độ phù hợp
Hình 26 Nhiệt độ phòng phù hợp

 Nhiệt độ cao

Hình 27 Nhiệt độ thấp hơn yêu cầu

Tại thiết bị AC Conditioner có xuất hiện chấm đỏ, đây là dấu hiệu nó đang hoạt động
để giảm nhiệt độ phòng xuống.
 Nhiệt độ thấp

Hình 28 Nhiệt độ thấp

Tương tự với thiết bị furnace, chấm đỏ trên góc thiết bị báo là đang hoạt động khi
nhiệt độ là 17 độ C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Santosh K. Gupta and Koushik Kar, Chapter 8, "Human-in-the-Loop Thermal


Management for Smart Buildings"

You might also like