You are on page 1of 24

T

RƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA CN NHIỆT - ĐIỆN LẠNH

MỤC LỤC:

HỌC PHẦN PBL1:

CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT

Tên đề tài:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Ngọc Hùng

Lê Thị Châu Duyên

Bùi Thị Hương Lan

Người thực hiện: Nhóm 1B

- Trần Tấn Phát

- Trương Quang Phi

- Nguyễn Thành Hưng

- Hồ Văn Đức Nhân

- Phan Văn Tường

NGÀY … THÁNG … NĂM 2022


0
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO PHÒNG THÍ
NGHIỆM........................................................................................................................9

1.1. Giới thiệu biện pháp kỹ thuật............................................................................9

1.1.1. Hệ thống điều hòa không khí cục bộ..............................................................9

1.1.2. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.......................................................10

1.1.3.Hệ thống điều hoà không khí biến tần (VRV)...............................................11

1.1.4. Lựa chọn phương án kỹ thuật.......................................................................13

1.2. Giới thiệu sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm.................................................13

1.2.1. Kích thước của căn phòng:...........................................................................13

1.2.2. Vật liệu:........................................................................................................14

1.3. Điều kiện khí hậu và đặc điểm của phòng đặt tại Đà Nẵng..........................15

CHƯƠNG 2: TÍNH TRUYỀN NHIỆT.....................................................................16

2.1. Các thông số vật lí:............................................................................................16

2.2. Tính truyền nhiệt và tính lặp:..........................................................................16

2.3. Bảng tính nhiệt thừa của phòng......................................................................17

CHƯƠNG 3: TÍNH NHIỆT ĐỘNG..........................................................................19

3.1. Cấu tạo của hệ thống điều hoà không khí cho phòng thí nghiệm................19

3.1.1. Khối ngoài trời – cục nóng...........................................................................19

3.1.2. Khối trong nhà – cục lạnh.............................................................................19

3.1.3. Hệ thống ống đồng, dẫn gas lạnh.................................................................20

3.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà không khí.......................20

3.3. Tính nhiệt động.................................................................................................20

3.3.1. Xác định các điểm nút trên đồ thị I-d...........................................................21

3.3.2. Công thức xác định năng suất thiết bị..........................................................22

3.4. Phương án lắp đặt điều hoà không khí...........................................................23

1
3.4.1. Các thông số cơ bản trên máy điều hoà không khí.......................................23

3.4.2. Diện tích phòng lắp máy lạnh là bao nhiêu..................................................23

3.4.3. Điện năng tiêu thụ của các loại máy điều hoà..............................................24

3.4.4. Máy lạnh một chiều và máy lạnh hai chiều..................................................24

3.4.5. Máy lạnh Inverter và máy lạnh không Inverter............................................25

3.5. Lựa chọn điều hoà không khí..........................................................................25

3.6. Lắp đặt điều hòa không khí cho phòng thí nghiệm.......................................27

3.6.1. Dàn lạnh........................................................................................................27

3.6.2. Dàn nóng......................................................................................................27

3.6.3. Một số lưu ý khi lắp đặt dàn lạnh và dàn nóng.............................................28

3.6.4. Chi phí lắp đặt..............................................................................................28

2
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.3. Các thiết bị sinh nhiệt.

Bảng 2.2. Tính nhiệt thừa.

Bảng 3.1. Tính nhiệt động.

Bảng 3.2. Các thông số cơ bản trên máy điều hoà không khí.

Bảng 3.3. Diện tích căn phòng tương ứng với công suất làm lạnh.

Bảng 3.4. Mức độ điện năng tiêu thụ trong từng công suất.

Bảng 3.5. Thông số kỹ thuật của điều hoà daikin

Bảng 3.6. Chi phí lắp đặt.

DANH MỤC HÌNH ẢNH


3
Hình 1.1.1. Nhà có diện tích nhỏ không nên lắp đặt điều hòa trung tâm.

Hình 1.1.2. Chi phí lắp đặt một hệ thống điều hòa trung tâm tương đối cao và đòi hỏi
những người thợ có trình độ cao.

Hình 1.2.1. Sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm.

Hình 1.2.2.a. Bố trí phòng thí nghiệm.

Hình 2.1. Mô phỏng căn phòng thí nghiệm.

Hình 3.1.Cấu tạo hệ thống điều hoà không khí.

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà không khí.

Hình 3.3. Đồ thị I-d của không khí ẩm ở 0 = 760 mmHg..

4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO
PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.1 . Giới thiệu biện pháp kỹ thuật.

Theo chúng em tìm hiểu để thiết kế điều hòa không khí cho phòng thí nghiệm thì
cần phải đảm bảo có các biện pháp kỹ thuật sau:

– Đối với các phòng thí nghiệm có thải hơi độc thì bố trí hút hơi tại chỗ bằng các tủ
hút hơi. Nơi thoát hơi độc phải bố trí ở chỗ thoáng không ảnh hưởng tới người làm
việc hay sinh hoạt.

– Số lần trao đổi không khí của phòng được tính toán theo nồng độ cho phép của hơi
độc trong phòng và lượng nhiệt thừa tỏa ra.

– Phải thiết kế hệ thống quạt trần, thông gió cơ khí cho các phòng trong phòng thí
nghiệm.

– Khu vực bố trí điều hòa không khí cần phân bố theo điều kiện và có thời gian vận
hành thích hợp tùy chức năng của từng phòng.

1.1.1. Hệ thống điều hòa không khí cục bộ.


Hệ thống này gồm các máy cục bộ đơn chiếc được lắp đặt cho các khu vực điều hòa
đơn lẻ. Máy cục bộ gồm 2 khối là:

- Khối nóng (OUTDOOR) đặt ngoài khu vực điều hòa.

- Khối lạnh (INDOOR) là phần phát lạnh được đặt trong khu vực điều hòa.

a/ Ưu điểm.

- Lắp đặt gọn nhẹ, nhanh chóng, sử dụng dễ dàng. Chính vì vậy, đây là loại điều hòa
được sử dụng phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay.

- Mẫu mã đa dạng, đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Thị trường điều hòa rất sôi
động và đầy tiềm năng, do vậy các nhà sản xuất liên tục cho ra mắt những sản phẩm
mới, với nhiều kiểu dáng đẹp mắt, sang trọng, tính năng độc đáo để thu hút sự chú ý
của khách hàng. Mang đến nhiều lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng.

5
- Bảo dưỡng độc lập, không bị phụ thuộc, không làm ảnh hưởng đến cả hệ thống.

- Chi phí ban đầu không quá lớn, có nhiều mức giá thành khác nhau, phù hợp với thu
nhập của từng phân khúc khách hàng.

b/ Nhược điểm.

- Điều hòa cục bộ không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không gian bên trong của căn
phòng. Nhưng lại ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngoại thất của công trình.

- Do dàn nóng lắp đặt ngoài trời nên tuổi thọ của điều hòa không cao. Thông thường,
phải thay mới sau 5-6 năm sử dụng. Nếu bảo dưỡng tốt thì tối đa là 10 năm.

- Chỉ phù hợp với những không gian vừa và nhỏ. Nếu sử dụng cho không gian lớn thì
hiệu quả làm lạnh không cao và không được đồng đều.

Hình 1.1.1. Tuổi thọ điều hòa không khí cục bộ thấp.

- Đối với hệ thống máy cục bộ, việc cung cấp khí tươi cho phòng thường là cấp trực
tiếp bằng quạt gió. Do vậy, không khí không được xử lý bụi, ẩm và thường tạo lên sự
chênh lệch nhiệt độ cao giữa luồng khí cấp bổ xung và luồng khí cấp lạnh của
INDOOR.

- Khả năng bố trí các INDOOR trong phòng để độ khuếch tán đồng đều bị hạn chế.

- Hiệu suất hoạt động của máy ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ bên ngoài. Đặc biệt khi
nhiệt độ không khí bên ngoài cao thì hiệu suất làm việc của máy giảm đáng kể. Nhiệt
độ ngoài trời cao, khả năng trao đổi nhiệt của dàn nóng thấp, INDOOR phát ra công
suất lạnh thấp, máy ở tình trạng quá tải.

- Thường áp dụng cho những công trình nhỏ, đơn giản, không yêu cầu các thông số
môi trường đặc biệt.
6
- Hệ số tiêu thụ điện năng lớn, chi phí vận hành cao.

1.1.2. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.


Hệ thống này gồm một hay nhiều máy trung tâm phối hợp thành một hệ thống tổng
thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà. Hệ thống điều hoà trung tâm
sử dụng nước làm tác nhân lạnh thông qua hệ thống đường ống dẫn nước vào các dàn
trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí.

a/ Ưu điểm.

- Việc lắp đặt hệ thống không làm ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của công trình.

- Đối với hệ thống trung tâm, việc cấp bổ xung khí tươi rất đơn giản. Bằng cách thông
qua hệ thống ống gió lắp, các thiết bị hoà trộn không khí AHU cấp không khí tươi vào
và hoà trộn với không khí hồi về của mỗi FCU, AHU (điều này đối với các máy cục bộ
khó có thể thực hiện được).

- Hoạt động máy lạnh chạy ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài.

- Hệ số tiêu thụ điện năng thấp.

- Độ bền và tuổi thọ cao (trên 15 năm).

- Có dải công suất để lựa chọn rộng, có thể chọn loại máy với công suất phù hợp với
các loại công trình thiết kế và đầu tư mở rộng hệ thống dễ dàng.

b/ Nhược điểm.

- Lắp đặt và vận hành tương đối phức tập, yêu cầu thợ lành nghề.

- Một số hệ thống phải mất không gian vị trí đặt máy dưới tầng hầm….

- Phải có phòng máy riêng.

- Phải có người chuyên trách phục vụ.

- Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng tương đối phức tạp.

- Tiêu thụ điện năng cho một đơn vị công suất lạnh cao, đặc biệt khi tải non….

7
Hình 1.1.2. phòng có diện tích nhỏ không nên lắp đặt điều hòa trung tâm.

1.1.3. Hệ thống điều hoà không khí biến tần (VRV).

Hệ thống điều hoà không khí biến tần được cấu thành bởi một hoặc nhiều hệ thống
nhỏ hơn. Mỗi hệ thống nhỏ đó bao gồm 1 outdoor unit nối với nhiều indoor unit thông
qua một tuyến đường ống gas và hệ thống điều khiển. Hệ thống điều hoà biến tần khác
với hệ thống điều hoà một mẹ nhiều con ở chỗ: ở máy điều hoà một mẹ nhiều con, mỗi
indoor unit nối với outdoor unit bằng một tuyến ống gas riêng biệt; ở máy điều hoà
biến tần, các indoor unit nối với outdoor unit bằng một tuyến đường ống gas chung.

a/ Ưu điểm

- Hệ số sử dụng không đồng thời lớn, hệ thống điều hoà biến tần sẽ tiết kiệm được điện
năng tiêu thụ do có khả năng điều chỉnh dải công suất lớn (10% – 100%).

- Mức độ hiện đại hoá, tiện nghi, tính linh động cao. Có thể vừa điều khiển cục bộ tạo
từng phòng vừa điều khiển trung tâm. Hệ thống có thể kết nối vào hệ thống điều khiển
chung của toà nhà thông qua máy tính.

- Thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận hành không lớn.

- Lắp đặt đơn giản, ít làm ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị khác và ít ảnh hưởng
đến tiến độ thi công công trình.

8
b/ Nhược điểm

Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các hệ thống khác nhưng độ tin cậy, hiệu quả
và tính tiện dụng lại tăng lên rất nhiều.

Hình 1.1.3. Chi phí lắp đặt một hệ thống điều hòa trung tâm tương đối cao và đòi hỏi
những người thợ có trình độ cao.

1.1.4. Lựa chọn phương án kỹ thuật.


Qua các phương án kỹ thuật về điều hòa không khí trên thì nhóm 1B đã lựa chọn
phương án “Điều hòa không khí biến tần (VRV)

9
1.2. Giới thiệu sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm.

1.2.1. Kích thước của căn phòng thí nghiệm

1.2.2. Vật liệu.

1.3. Điều kiện khí hậu và đặc điểm của phòng thí nghiệm đặt tại Đà Nẵng
- Về nhiệt độ:

 Nhiệt độ ngoài trời: - Mùa hè : 34,4°C ( bảng 2.3 -QCVN 02:2009)


- Mùa đông: 24,9 °C (bảng 2.3 -QCVN 02:2009)
 Nhiệt độ trong phòng: 25°C ( phụ lục A-TCVN 5687:2010)
 Nhiệt độ cao nhất trung bình của Đà Nẵng là 29°0C và nhiệt độ thấp nhất trung
bình là 22°7C. Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng liên tiếp
trong năm khoảng 3-5°C. Cụ thể như sau:
 Nội dung : Nhiệt độ :
Nhiệt độ trung bình năm 25°6C
Nhiệt độ cao nhất trung bình 29°0C
Nhiệt độ thấp nhất trung bình 22°7C
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40°9C

10
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 10°2C

- Về độ ẩm:

 Độ ẩm ngoài trời: - Mùa hè: 76,5% ( bảng 2.3 -QCVN 02:2009)


- Mùa đông: 75,3% ( bảng 2.3 -QCVN 02:2009)
 Độ ẩm trong phòng: 65% ( phụ lục A-TCVN 5687:2010)

- Tốc độ không khí trong phòng: 0.6m/s

. Thành phố Đà Nẵng có độ ẩm không khí trrung bình năm là 82%, trong đó, độ

ẩm không khí cao nhất trung bình là 90%. Cụ thể như sau:

Nội dung : Độ ẩm :

Độ ẩm không khí trung bình năm 82%

Độ ẩm không khí cao nhất trung bình 90%

Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình 75%

Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối 10%

11
CHƯƠNG 2: TÍNH TRUYỀN NHIỆT
2.1 giới thiệu công trình

2.1.1 giới thiệu công trình

Hình mặt bằng phòng thí nghiệm

2.1.2 các thông số tính toán và khảo sát

Tên phòng Kích thước Đèn [kw] Máy móc [kw] Người
[m]

Phòng thí nghiệm 6 x 15,2 0,718 1 50

2.2 tính phụ tải nhiệt

2.2.1.1 Dòng nhiệt do máy móc, thiết bị tỏa ra Q1

Q1=N ⅆc ×k tt × ¿), [kw]

Với: N ⅆc : công suất động cơ lắp đặt của máy, lấy N ⅆc : 1000 W
12
k tt : hệ số phụ tải, chọn k tt =0 , 6

k t : hệ số tải nhiệt, lấy k t=0 , 1

Vậy Q1=1000 × 0 ,6 × ¿) = 165,88 W

Ta chọn tương đối nhiệt tỏa ra của máy móc như : máy tính (5 x 70W), quạt (6 x
65W),… Vậy lấy N ⅆc =1000 W

2.2.1.2 nhiệt tỏa ra từ bóng đèn chiếu sáng Q2 :Q2=∑ N cs [ KW ]

∑ N cs :Tổng công suất tất cả bóng đèn chiếu sáng [ W ]


Phòng lắp 4 cặp bóng đèn dài 1,2m. Mỗi bóng có công suất 36W

Suy ra: ∑ N cs=8 × 36=288 W =Q2

2.2.1.3 Nhiệt tỏa từ người Q3 :Q3=n × q , [ W ]

Với: q: nhiệt tỏa ra từ một người, [W/người], n: số người

Nhiệt độ điều hòa trong phòng lúc này sẽ rơi vào


o
25 C , số ngườitrong phòng đang lao động nhẹ nên

-Nhiệt tỏa ra từ 1 người nam sẽ là: 125W/người

-Nhiệt tỏa ra từ 1 người nữ sẽ là: 125×0,85 = 106,25 [W/người]

Giả sử trong phòng có tương đối số người là 40 nam và 10 nữ

-Nhiệt tỏa ra từ 40 nam sẽ là: Q31=40 × 125=5000 W

-Nhiệt tỏa ra từ 10 nữ sẽ là: Q32=10 ×1062 , 5=1062 , 5W

Vậy: Q3=5000+ 1062, 5=6062, 5 W

2.2.1.4 Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính Q4 :

Vì phòng không lắp đặt cửa kính nên Q4 = 0

2.2.1.5 Nhiệt thẩm thấu qua vách Q5:

13
Q5=k × F × Δt W

Trong đó:

- Vách tiếp xúc trực tiếp không khí ngoài trời:

Δ t = 34,4 – 25 = 9 , 4 0 c

- Vách có một không gian đệm:

Δ t =( 34,4 – 25 ) × 0 ,7 = 6 , 580 c

- k : hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, W/m2K

1
k= ,
1 δ i 1 W/m2K
+∑ +
aN λi α T

a N : hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường, a N =¿ 20 W/m2K

α T : hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà, α T = 10 W/m2K

δ i: độ dày lớp vật liệu thứ I của cấu trúc tường, m

λ i: hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ I của cấu trúc tường, W/mK

Tra số liệu ta được:

Gạch thông thường với vữa nặng: δ = 150mm; λ=0 , 7 W/mK

Vữa xi măng và vữa trát xi măng: δ = 15 mm; λ=0 , 8 W/mK

1
k= =2 , 61
1 0 ,15 0,015 1 W/m2K
+ + +
20 0 ,7 0 , 8 10

3 vách tiếp xúc trực tiếp không khí ngoài trời có diện tích:

F 5 A = (2×6 m× 4 , 2 m¿+(4 , 2m ×15 , 2)=114, 24 m2

→ Q5 A =k 5 A × F 5 A × Δ t 5 A = 2,61 × 114,24 × 9,4 = 2802,76 W

1 vách tiếp xúc không gian đệm có diện tích:

F 5 B = (15,2 × 4 , 2 ¿=63 , 84 m2

→ Q5 B =k 5 B × F 5 B × Δt 5 B = 2,61 × 63,84 × 6,58 = 1096,37 W


14
Vậy nhiệt thẩm thấu qua vách:

Q5 = Q5 A +Q5 B=¿2802,76 + 1096,37 = 3899,13 W

2.2.2 Kết quả tính toán

Tên phòng Q1 Q2 Q3 Q4 Q5

[KW] [KW] [KW] [KW] [KW]

Phòng thí 0,166 0,288 6,062 0 3,899


nghiệm

2.3 Tính toán lượng ẩm thừa

2.3.1 Cơ sở tính toán ẩm thừa cho PTN:

Ẩm thừa trong không gian điều hòa gồm thành phần chính:
W = W 1 +W 2+W 3+ W 4 [kg/s]

Trong đó :W 1: lượng ẩm thừa do người tỏa ra [kg/s]

W 2 : lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm [kg/s]

W 3 : lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm [kg/s]

W 4 : lượng ẩm bay hơi từ thiết bị [kg/s]

Với W 2 = 0, W 3 = 0, W 4 = 0 ( không đáng kể )

2.3.1.1 Lượng ẩm do người tỏa ra W 1:

Lượng ẩm do người tỏa ra được xác định theo công thức: W 1 = n × qn [kg/s]

Với : n : số người trong phòng điều hòa

q n : lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian [g/h]

Nhiệt độ điều hòa trong phòng rơi vào khoảng 250 C , số người trong phòng đang ở
trạng thái lao động nhẹ nên:

-lượng ẩm tỏa ra từ 1 người nam sẽ là 115g/h = 3,19.10−5 kg/s


15
-lượng ẩm tỏa ra từ 1 người nữ sẽ là 115× 0 ,85 = 97,75g/h = 2,71.10−5 kg/s

Tương tự giả sử số người như lúc tính nhiệt tỏa ta có:

-lượng ẩm tỏa ra từ 40 người nam sẽ là: W 11 = 40 ×3,19.10−5 = 1,276.10−3 kg/s

-lượng ẩm tỏa ra từ 10 người nữ sẽ là: W 12 = 10 ×2,71.10−5 = 2,71.10−4 kg/s

Vậy: W 1 = W 11 + W 12 = 1.547. 10−3 kg/s

2.3.2 Kết quả tính toán:

Tên phòng W 1 [kg /s ] W 2 =W 3 =W 4 [kg /s] W t [kg /s]

Phòng thí nghiệm 1.547. 10−3 0 1.547. 10−3

CHƯƠNG 3: Thiết lập sơ đồ điều hòa không khí


Tính chọn máy và thiết bị của hệ thống

3.1. Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí


3.1.1 Trình bày các sơ đồ điều hòa không khí

- Sơ đồ điều hoà không khí được thiết lập trên kết quả tính toán cân bằng nhiệt

ẩm, đồng thời thoả mãn các yêu cầu về tiện nghi của con người và yêu cầu công nghệ

phù hợp với điều kiện khí hậu.

- Việc thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí được tiến hành đối với

mùa hè và mùa đông nhưng ở Việt Nam ta mùa đông không lạnh lắm nên không cần

lập sơ đồ mùa đông như vậy ta chỉ cần lập sơ đồ cho mùa hè.

- Tuỳ điều kiên cụ thể, mà có thể chọn một trong các loại sơ đồ sau đây: thẳng,

tuần hoàn một cấp, tuần hoàn hai cấp, có phun ẩm bổ sung.

-Chúng em chọn sơ đồ điều hòa không khí 1 cấp

3.1.2 Sơ đồ điều hòa không khí 1 cấp

16
Hình 3.1. Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp.

Trong đó:

1-van điều chỉnh, 2-cửa hồi gió, 3-buồng hoà trộn, 4-thiết bị xử lý nhiệt ẩm, 5-quạt, 6-

kênh gió, 7-miệng thổi gió, 8-không gian phòng, 9-miệng hút, 10-kênh gió hồi, 11-

quạt hồi gió, 12-cửa thải gió.

Nguyên lý hoạt động: Không khí bên ngoài trời có trạng thái N (t N , φ N )

với lưu lượng LN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh 1, được đưa vào buồng hòa trộn 3
để hòa

trộn với không khí hồi có trạng thái T với lưu lượng LT qua cửa hồi gió 2. Hỗn hợp

hòa trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến thiết bị xử lý nhiệt ẩm 4, tại đây nó được xử

lý theo một chương trình cài sẵn đến trạng thái O và được quạt 5 vận chuyển theo kênh

gió 6 vào phòng 8. Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi 7 có trạng thái V vào phòng

nhận nhiệt thừa LT , ẩm thừa w T và tự thay đổi trạng thái từ V đến T. Sau đó một phần

không khí được thải ra ngoài qua cửa thải 12 và một phần lớn được quạt hồi gió 11 hút

về qua các miệng hút 9 theo kênh hồi gió 10.

17
3.2. Xác định các điểm nút trên đồ thị I-d.

Hình 3.2. Đồ thị I-d của không khí ẩm ở b0 = 760 mmHg.

Hình 3.3. Xác định các điểm trên đồ thị.

Các điểm: N (tN = 34,4 oC; jN = 76,5 %), T (tT = 25 oC; jT = 65%) đã xác định theo
các thông số tính toán ban đầu. Tra đồ thị I-d của không khí ẩm ở áp suất b =
760mmHg, ta được:
18
- Điểm N: dN = 0,03 kg/kgkkk; hN = 105,33 kJ/kgkkk

- Điểm T: dT = 0,01 kg/kgkkk; hT = 57,68 kJ/kgkkk

- Điểm hòa trộn C nằm trên đoạn NT và vị trí được xác định theo tỷ lệ hòa trộn như
sau:

TC LN LN
= =
CN LT L−LN

+ LN: lưu lượng gió tươi cần cung cấp được xác định theo điều kiện vệ sinh, (kg/s).

+ L: lưu lượng gió tổng tuần hoàn qua thiết bị xử lý không khí, (kg/s).

- Điểm O ≡ V là giao của đường song song hệ số góc tia đi qua điểm T với đường j =
95%.

3.3. Công thức xác định năng suất thiết bị.


- Năng suất gió cấp vào phòng:

QT
LC = (kg/s )
hT −h v

- Lượng không khí tươi:

Vk
LN =n . r . (kg /s )
3600

Trong đó:

+ n : số người trong phòng. Dựa vào TCVN về phân bố mật độ người của bộ xây
dựng.

+ Vk: lượng không khí tươi cần cung cấp cho 1 người trong 1 đơn vị thời gian,
m3/h.

+ r = 1,2(kg/m3) : khối lượng riêng của không khí.

- Lưu lượng gió hồi: mT = m – mN, kg/s.

- Công suất lạnh của thiết bị xử lý không khí: Q0 = m.(hC-h0) , kW.

19
3.4 Tính chọn máy và thiết bị của hệ thống

3.4.1 Lựa chọn hang sản xuất:

Hệ thống điều hòa VRV đựợc hãng Daikin sản xuất đầu tiên, và hiện nay trên thị

trường có rất nhiều hãng sản xuất máy điều hòa danh tiếng như: Toshiba, Daikin,

Mitsubishi, LG, Sam sung, Train, Panasonic, Carrier… Việc lựa chọn hãng sản xuất

phải dựa trên những yêu cầu về chất lượng, giá cả,khả năng cung cấp, chế độ bảo

hành…

Để đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật đề ra chúng ta lựa chọn hệ

thống điều hòa không khí VRV của hãng DAIKIN

3.4.2 chọn dàn lạnh:

Thông số dàn lạnh:


+ Loại: Cassette âm trần một hướng thổi
+ Model: FXEQ40AV36
+ Số lượng: 3 cái
+ Công suất lạnh: 15.400 BTU/h
+ Kích thước (mm): Cao x Rộng x Dày = 200 x 840 x 470
+ Lưu Lượng gió: 9.8 m3/p
+ Ống kết nối (mm): Lỏng/Hơi = φ6.4 / φ12.7

20
3.4.3 chọn dàn nóng

Thông số dàn nóng:

+Model: 5MKM100RVMV

+Số lượng: 1 cái

+Công suất: 34.000 BTU/h

+Kích thước (mm): Cao x Rộng x Dày: 990x940x320

+ Ống kết nối (mm): Lỏng/Hơi = φ6.35 x5 / φ 9.52x2


φ12.7x1
φ12.9x2
+Tổng công suất lạnh tối đa dàn lạnh kết nối: 15.6 kw

21
3.4.4 Bảng kết quả chọn máy:

Thiết bị Loại Model Số lượng Công suất (BTU/h)

Âm trần
Dàn lạnh Cassette 1 FXEQ40AV36 3 15.400
hướng thổi

Dàn nóng Multi 5MKM100RVMV 1 34.000

3.5. Bố trí thiết bị

22
.

23

You might also like