You are on page 1of 177

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: HỆ THỐNG ĐHKK CỤC BỘ


NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: ngày …. tháng … năm … của Hiệu trưởng Trường
Cao đẳng Nghề Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1
LỜI GIỚI THIỆU

Quyển giáo trình này giới thiệu về các hệ thống máy điều hòa không khí
dân dụng; Các sơ đồ mạch điện thực tế. Các phương pháp lăp đặt , vận hành,
bảo dưỡng và sửa chữa.
Giáo trình này nhằm trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và
điều hòa không khí những kiế thức, kỹ năng cần thiết để ứng dụng vào thực tế.
Ngoài ra, giáo trình này cũng là tài liệu hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu,
tìm hiểu về hệ thống máy điều hòa không khí dân dụng.
Tài liệu được biên soạn với sự cố gắng của bản thân, tuy vậy cũng không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý đồng nghiệp,
quý đọc giả để tôi chỉnh sửa giáo trình này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong tổ bộ môn Điện lạnh cũng như
quý Thầy, Cô trong khoa Điện – Điện tử đã hỗ trợ, giúp đỡ để Tôi hoàn thành
được quyển giáo trình này
Sađéc, ngày tháng năm 2017
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Nguyễn Thanh Tùng

I
MỤC LỤC

Trang
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... I
BÀI 1 : LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ
KHÔNG KHÍ MỘT CỤC ..................................................................................... 1
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ MỘT CỤC
........................................................................................................................... 1
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh ................................................. 1
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện ............................................... 12
2. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ 1 CỤC .......... 25
2.1. Đọc bản vẽ sơ đồ lắp máy ........................................................................ 25
2.2. Lấy dấu, đục tường............................................................................... 25
2.3. Đưa máy vào vị trí ................................................................................ 27
2.4. Cố định máy vào vị trí .......................................................................... 28
2.5. Lắp đặt đường điện và đường nước ngưng .......................................... 28
2.6. Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật .................................... 29
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1 CỤC .......................... 29
3.1. Kiểm tra hệ thống lạnh ......................................................................... 29
3.2. Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh ............................................... 30
3.3. Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt ............................................................ 30
3.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng ........................................................... 31
3.5. Làm sạch hệ thống lưới lọc .................................................................. 32
3.6. Bảo dưỡng các thiết bị hệ thống điện ................................................... 32
3.7. Bảo dưỡng quạt .................................................................................... 32
3.8. Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống ................................................. 32
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1 CỤC ............................. 33
4.1. Xác định nguyên nhân hư hỏng ........................................................... 33
4.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế .......................................................... 33

-1-
4.3. Kiểm tra, thay thế Block máy .............................................................. 34
4.4. Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt............................................. 35
4.5. Sửa chữa, thay thế van tiết lưu ............................................................. 35
4.6. Sửa chữa, thay thế van lọc ................................................................... 36
4.7. Sửa chữa, thay thế van đảo chiều ......................................................... 37
4.8. Sửa chữa, thay thế quạt ........................................................................ 38
4.9. Sửa chữa hệ thống điện ........................................................................ 38
4.11. Lập quy trình sửa chữa, thay thế ........................................................ 39
4.12. Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng ..................................................... 39
4.13. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy ................................................... 39
4.14. Vận hành và đánh giá kết quả ............................................................ 39
BÀI 2: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG
KHÍ TREO TƯỜNG ........................................................................................... 42
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ TREO
TƯỜNG ........................................................................................................... 42
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh ............................................... 42
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện ............................................... 44
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ TREO TƯỜNG ................... 46
2.1. Đọc sơ đồ, bản vẽ ................................................................................. 46
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời........................................................................... 49
2.3. Lắp đặt cục trong nhà ........................................................................... 51
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng ..................... 54
2.5. Thử ì hệ thống .................................................................................... 59
2.6. Hút chân không .................................................................................... 60
2.7. Chạy thử máy và nạp gas bổ ung ....................................................... 61
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TREO TƯỜNG............ 61
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh ..................................................................... 61
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện ..................................................................... 66
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TREO TƯỜNG ............... 67

-2-
4.1. Sửa chữa hệ thống điện ........................................................................ 67
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh ........................................................................ 70
BÀI 3: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
SÀN ................................................................................................................. 75
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN
......................................................................................................................... 75
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh ............................................... 75
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện ............................................... 76
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN ........................... 77
2.1. Đọc sơ đồ, bản vẽ ................................................................................. 77
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời........................................................................... 78
2.3. Lắp đặt cục trong nhà ........................................................................... 79
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng ..................... 80
2.5. Thử ì hệ thống .................................................................................... 82
2.6. Hút chân không .................................................................................... 82
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ ung ....................................................... 83
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN .................... 83
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh ..................................................................... 83
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện ..................................................................... 88
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN ....................... 89
4.1. Sửa chữa hệ thống điện ........................................................................ 89
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh ........................................................................ 92
BÀI 4: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
ÁP TRẦN ........................................................................................................ 96
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ĐẶT ÁP
TRẦN .............................................................................................................. 97
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh ............................................... 97
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện ............................................... 98
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ÁP TRẦN .......................... 100
2.1. Đọc sơ đồ, bản vẽ ............................................................................... 101

-3-
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời......................................................................... 101
2.3. Lắp đặt cục trong nhà ......................................................................... 102
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng ................... 104
2.5. Thử ì hệ thống .................................................................................. 106
2.6. Hút chân không .................................................................................. 106
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ ung ..................................................... 107
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÁP TRẦN .................. 107
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh ................................................................... 107
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện ................................................................... 112
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÁP TRẦN...................... 113
4.1. Sửa chữa hệ thống điện ...................................................................... 113
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh ...................................................................... 115
BÀI 5: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
ÂM TRẦN......................................................................................................... 121
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ĐẶT ÂM
TRẦN ............................................................................................................ 121
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh ............................................. 121
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện ............................................. 122
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ ÂM TRẦN ........................ 125
2.1. Đọc sơ đồ, bản vẽ ............................................................................... 125
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời......................................................................... 126
2.3. Lắp đặt cục trong nhà ......................................................................... 127
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng ................... 129
2.5. Thử ì hệ thống .................................................................................. 130
2.6. Hút chân không .................................................................................. 131
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ ung ..................................................... 131
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÂM TRẦN ................. 131
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh ................................................................... 131
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện ................................................................... 135

-4-
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÂM TRẦN .................... 136
4.1. Sửa chữa hệ thống điện ...................................................................... 136
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh ...................................................................... 139
BÀI 6: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
MULTY ......................................................................................................... 144
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ MULTY
....................................................................................................................... 144
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh ............................................. 144
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện ............................................. 146
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ MULTY ............................ 148
2.1. Đọc sơ đồ, bản vẽ ............................................................................... 148
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời......................................................................... 149
2.3. Lắp đặt cục trong nhà ......................................................................... 150
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng ................... 151
2.5. Thử ì hệ thống .................................................................................. 153
2.6. Hút chân không .................................................................................. 154
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ ung ..................................................... 154
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ MULTY ..................... 154
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh ................................................................... 154
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện ................................................................... 158
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ MULTY ........................ 159
4.1. Sửa chữa hệ thống điện ...................................................................... 159
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh ...................................................................... 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 167

-5-
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG
Mã mô đun: MĐ23
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của/mô đun:
- Vị trí:
Mô đun này bố trí dạy sau môn học MH 12: An toàn điện lạnh; MH 13: Cơ
sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí, MĐ 17: Điện tử cơ bản, MH 28: Bơm, quạt,
máy nén; MĐ 29: Máy điện
- Tính chất:
+ Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về hệ thống điều hoà không
khí dân dụng
+ Hình thành kỹ năng về lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hoà
dân dụng
+ Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
Đây là môn học tự chọn có ý nghĩa khá quan trọng và nó có vai trò hỗ trợ
tốt hơn cho việc HSSV trong việc tiếp cận với các Block tủ lạnh, máy lạnh.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Kiến thức:
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống và cấu tạo các thiết
bị trong hệ thống điều hoà cục bộ
+ Biết cách ác định hư hỏng, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hoà cục
bộ
+ Củng cố kiến thức lặp được qui trình lắp đặt, , sửa chữa và bảo dưỡng
hệ thống điều hoà cục bộ
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề
+ Sửa chữa, bảo dưỡng thành thạo hệ thống điều hoà cục bộ
+ Lắp đặt được hệ thống điều hoà cục bộ đúng quy trình kỹ thuật
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Đảm bảo an toàn lao động

I
+ Cẩn thận, tỷ mỉ
+ Biết làm việc theo nhóm
Nội dung của môn học/mô đun:

II
BÀI 1 : LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ
KHÔNG KHÍ MỘT CỤC
Mã mô đun: MĐ23-01
* Giới thiệu
Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về nguyên lý, sơ đồ
mạch điện của hệ thống điều hòa không khí một cục. Cũng như việc hướng dẫn
lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cho hệ thống.
* Mục tiêu của bài:
Kiến thức
­ Trình bày được nguyên lý làm việc của máy điều hoà 1 cục
­ Lập quy trình lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống máy điều
hoà một cục
Kỹ năng
­ Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống máy điều hoà một cục
­ Xác định được các vị trí lắp đặt, sửa chữa, thay thế và bảo dưỡng hệ
thống máy điều hoà một cục
­ Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
­ Cẩn thận,an toàn chính ác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
* Nội dung của bài:
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ MỘT
CỤC
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh

1
Hình 1.1. Hình dạng và vị trí các bộ phận của máy đhkk 1 cục

1.1.1. Đặc điểm máy điều hoà cửa sổ.


Máy điều hòa một cục còn gọi là máy điều hòa cửa sổ, hoặc nguyên cụm vì toàn
bộ hệ thống hệ thống lạnh cũng như phần điện điều khiển được bố gọn vào trong

một vỏ nhựa hoặc kim loại hình hộp chữ nhật.


Hình 1.2. Cấu tạo máy đhkk 1 cục
Mặt trước của máy được bố trí trong phòng nên được trang trí đẹp để có thể
hài hòa với một căn phòng hiện đại, và được chia làm hai phần. Phần có diện
tích lớn nhất là cửa hút, phần có diện tích nhỏ hơn bố trí cửa thổi với các cánh
hướng gió và đảo gió. Các nút điều khiển bố trí ngay ở mặt trước.
1.1.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà một cục:
* Nguyên lý làm việc máy điều hoà một cục một chiều

2
Dàn ngưng Dàn lạnh
Quạt dàn ngưng Máy nén Tách lỏng

Động cơ
quạt

Vách ngăn Quạt dàn lạnh


Phin Cáp/Ống mao
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý của máy điều hòa hòa một khối.

lgp

0
pk 3 44 C 2

2
1=s
0
6C
s
po 1
4

Hình 1.4. Đồ thị lgp-h


Máy nén hút hơi bảo hòa khô R22 từ dàn bay hơi ở điểm 1 trên đồ thị và
nén lên áp suất cao và nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngưng tụ ở điểm 2 đẩy vào dàn
ngưng tụ tại đây hơi có nhiệt độ cao được giải nhiệt ra môi trường nhờ quạt
cưỡng bức, khi nhiệt độ môi chất giảm uống bằng nhiệt độ ngưng tụ của môi
chất tương ứng với áp suất ngưng tụ thì môi chất bắt đầu ngưng tụ lại thành lỏng
và thành lỏng hoàn toàn ở điểm 3, lỏng ở áp suất cao được đưa qua phin sấy lọc
để hút ẩm và lọc cặn, tiếp tục được đưa qua ống mao để giảm áp suất từ áp suất
ngưng tụ uống áp suất bay hơi vào dàn bay hơi ở điểm 4, tại đây môi chất lỏng
đã bị giảm áp suất nên nhiệt độ sôi của môi chất lúc này cũng giảm theo, nhiệt
độ môi trường lại lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất nên môi chất thu nhiệt của
môi trường và bay hơi (sôi) thành hơi bảo hòa khô khép kín chu trình. Tốc độ
bay hơi của môi chất phụ thuộc vào tốc độ trao đổi nhiệt giữa môi chất và môi
trường. Chu trình trên cư lập đi lập lại liên tục cho đến khi nhiệt độ phòng đạt
yêu cầu đặt ra.
* Nguyên lý làm việc của máy điều hoà hai chiều

3
Ở máy điều hòa một khối hai chiều thì chu trình hoạt động trương tự
nhưng do yêu cầu đặt ra và máy phải chạy được ở hai chế độ là làm mát vào
mùa hè hoặc sưởi ấm vào mùa đông nên ngoài nhửng thiết bị trên máy được bố
trí thêm một van đảo chiều để đảo chiều chuyển động của môi chất đến các dàn
trao đổi nhiệt khi thay đổi chế độ làm việc.
Van đảo chiều có cấu tạo như sau: thân van hình trụ có 4 cửa vào ra của
môi chất. Cửa phía trên luôn nối với đầu đẩy của máy nén, cửa phía dưới luôn
nối với đầu hút của máy nén, cửa bên trái luôn nối với dàn lạnh, cửa bên phải
luôn nối với dàn nóng. Bên trong có pittong và mang trên nó một nắp đậy để
điều khiển chiều chuyển động của môi chất.
Khi pittong di chuyển qua trái thì hơi nóng đi vào dàn bên phải (chế độ
làm mát) còn dàn bên trái là dàn lạnh.
Khi pittong di chuyển qua phải thì hơi nóng đi vào dàn bên trái (chế độ
sưởi) còn dàn bên phải là dàn lạnh.
Toàn bộ hoạt động của van được điều khiển bởi cuộn dây và kim van phía
trên. Khi kim van ở phía phải thì ống phía trái bị hút nên pittong di chuyển qua
trái và ngược lại ống phía phải bị hút pittong di chuyển qua phải.
Van đảo chiều được bố trí như sau:
Chế độ làm mát.

Cuộn dây

Van đảo chiều


Máy nén

Ống mao

LẠNH NÓNG

Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý điều khiển van đảo chiều ở chế độ làm mát
Chế độ sưởi.

4
Cuộn dây

Van đảo chiều Máy nén

Ống mao

NÓNG LẠNH

Hình 1.6. Sơ đồ nguyên lý điều khiển van đảo chiều ở chế độ sưởi
Trong nhiều trường hợp do đặc điểm khí hậu ở từng vùng, chế độ chạy
lạnh và chế độ chạy sưởi không giống nhau nên về lý thuyết ống mao cho chế độ
lạnh khác với chế độ sưởi.
Ở máy lạnh hai chiều khi chạy ở chế độ sưởi do độ chênh lệch áp suất lớn
hơi chế độ lạnh do đó phải lắp thêm ống mao phụ đẻ tăng trở lực của ống mao
khi chạy ở chế độ sưởi.
Ví dụ: Vào mùa hè chạy chế độ lạnh, người ta tính toán nhiệt độ ngoài
trời là 350C, trong nhà là 270C, độ chênh lệch nhiệt độ là 35 – 27 = 8K, trong
khi chế độ sưởi mùa đông thiết kế cho nhiệt độ trong nhà là 200C, ngoài trời là
70C, chênh lệch nhiệt độ là 20 – 7 = 13K. Chính vì vậy ở chế độ sưởi ấm ống
mao phải dài hơn, hiệu áp suất đòi hỏi phải lớn hơn.
Phương pháp nối thêm ống mao phụ cho chế độ sưởi ấm.
Chiều lạnh
Ống nối dàn
ngoài nhà Van 1 chiều Ống mao chính
Ống nối dàn trong nhà
Phin sấy lọc Phin sấy lọc

Ống mao phụ


Chiều sưởi

Hình 1.7. Sơ đồ nối thêm ống mao cho chế độ sưởi


1.1.3. Các thiết bị có trong sơ đồ:
a. Máy nén:
* Cấu tạo, hoạt động của máy nén

5
Công dụng: Hút gas từ dàn lạnh về nén gas lên áp suất cao và đẩy vào dàn
nóng
Đầu đẩy Cọc tiếp điện

Đầu hút

Rotor
Bình tách lỏng
Stator

Xilanh

Pittong lệch tâm

Hình 1.8 Sơ đồ cấu tạo máy nén

Lò o
Tấm chắn cố định
Cửa hút Cửa nén

Clape đẩy

Xilanh Rotor lăn

Hình 1.9. Sơ đồ mặt cắt cơ cấu rotor


Phân loại: Có 2 lọai
+ Máy nén piston (block piston)
+ Máy nén roto (block gale)
+ Phân biệt công suất block theo kích thước ống về
 8 block ¾ HP (ống đường về).
 10 block 1 HP (ống đường về).
 13 block 1,5 HP (ống đường về).

6
 16 block 3 HP (ống đường về).
Công dụng và họat động :
Máy nén thường được coi là bộ phận cơ bản của hệ thống lạnh. Mọi hệ
thống lạnh kiểu nén đều phải sử dụng máy nén, công dụng của máy nén là nén
và tuần hòan môi chất lạnh giữa các bộ phận trong hệ thống. Khi làm việc máy
nén hút hơi chất làm lạnh từ bộ hóa hơi, hạ áp suất trong bộ hóa hơi để chất làm
lạnh có thể sôi và hấp thụ nhiệt ở áp suất và nhiệt độ vận hành mong muốn. Máy
nén sau đó sẽ tăng áp suất chất làm lạnh, đẩy chất làm lạnh đi vào bộ ngưng tụ.
Tác động nén đối với hơi làm cho áp suất chất làm lạnh có nhiệt độ bão hòa cao
hơn nhiệt độ của chất được dùng để làm nguội bộ ngưng tụ, và để ngưng tụ chất
làm lạnh.
* Thử nghiệm máy nén
Ta chỉ có thể tin tưởng vào thông số kỹ thuật của một Block kín còn nút
cao su hoặc trong hộp ốp
Với bất kì một Block kín nào khác phải thử nghiệm mới biết được tình
trạng của nó
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra phần động cơ
- Kiểm tra áp suất nén tối đa
- Kiểm tra độ kín của Clape
- Kiểm tra khả năng khởi động
- Kiểm tra dầu.
* Kiểm tra phần động cơ.
- Đo độ cách điện lớn hơn 5MΩ
- Cho động cơ chạy, Ampe (dòng điện) đúng định mức.
* Kiểm tra áp suất nén tối đa.

7
Thấp áp Cao áp

Đóng Mở
Đầu đẩy

Đầu hút

Hình 1.10. Sơ đồ kiểm tra áp suất nén của máy nén


Thao tác :
- Hàn rắcco vào đầu đẩy.
- Cấp nguồn cho Block chạy.
- Nối đầu đẩy với đồng hồ cao áp, triệt tiêu các chỗ ì hở phía đầu đẩy rồi
quan sát kim đồng hồ. Kim áp kế uất phát từ 0 lúc đầu quay tốc độ nhanh sau
chậm dần và dừng hẳn.
- Đọc trị số A đạt được khi kim dừng:
+ A < 250 PSI (17 kg/cm2)  máy nén quá yếu.
+ 300 PSI  A  400 PSI hoặc (21 32 Kg/cm2)  máy nén còn
dùng được.
+ A > 450PSI (32 Kg/cm2)  máy nén còn rất tốt.
* Kiểm tra độ kín của Clape đẩy
- Khi kim dừng ở áp suất nén tối đa.
- Tắt máy nén.
- Quan sát kim áp kế:
+ Nếu kim đứng yên (không tụt) Clape đẩy kín.
+ Nếu kim bị tụt, Clape đẩy hở. Kiểm tra Clape hút tương tự nhưng
dùng chân không kế và vào đầu hút.
* Kiểm tra khả năng khởi động của động cơ:
Bất cứ Block nào nếu cho hút nén không khí tự do thì rất dễ khởi động.
Nhưng trong hệ thống đã có gas đầy đủ thì rất khó khởi động. Do đó ta phải
kiểm tra khả năng khởi động của nó.

8
Thao tác:
- Cho máy nén chạy nóng lên (10 phút hoặc hơn)
- Tăng áp suất đầu đẩy đến 100 PSI.
- Dừng máy nén.
- Cho khởi động lại, nếu máy nén khởi động được là tốt.
b. Dàn ngưng
* Cấu tạo, hoạt động dàn ngưng tụ
Công dụng:Gas thải nhiệt ra không khí nhờ dàn ngưng (có 1 quạt cưỡng bức) để
gas ngưng tụ thành lỏng.
Quạt dàn ngưng

Ống đồng

Cánh nhôm

Lỏng ra
Hơi vào

Hình 1.11. Sơ đồ cấu tạo dàn ngưng tụ


Cấu tạo:
- Ống đồng 10.
- Cánh nhôm dày 0,3mm khoảng cách là: 2  3 mm.
- Có 2 lọai là ống đồng cánh nhôm và ống đồng lông chuột bằng nhôm.
- Gas vào phía trên và ra phía dưới.
- Có thể có dàn nóng bằng nhôm, loại này rất dễ mục (máy sharp).
- Quạt có 2 lọai.
+ Xuyên dàn (máy 1 khối).
+ Hút uyên dàn (máy 2 khối) máy này ít ồn hơn êm hơn.
* Xác định tình trạng làm việc của dàn ngưng tụ
Hư hỏng
- Bám bụi ngăn cản sự trao đổi nhiệt  giải nhiệt kém  block nóng 
kém lạnh.

9
- Vệ sinh ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Mục cánh nhôm  giải nhiệt kém  kém lạnh.
c. Cấu tạo, hoạt động dàn bay hơi
Công dụng: Gas bay hơi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh
Cánh nhôm Quạt dàn lạnh
Hơi ra

Ống đồng

Lỏng vào

Hình 1.12. Sơ đồ cấu tạo dàn bay hơi


Cấu tạo :
- Giống dàn nóng chỉ khác dàn nóng ở chỗ.
+ Kích thước bé hơn dàn nóng.
+ Gas vào phía dưới ra phía trên (có khi có 2 dàn lạnh mắc song song).
+ Có nước ngưng tụ khi hoạt động.
- Chú ý khả năng làm lạnh cũng phụ thuộc vào tốc độ quạt.
* Xác định tình trạng làm việc của dàn bay hơi
Hư hỏng
- Tương tự dàn nóng
+ Bám bụi dơ.
+ Bị thủng.
+ Mục dàn lạnh.
+ Mục cánh nhôm.
d. Cấu tạo, hoạt động van tiết lưu
Cấu tạo :

10
Hình 1.13. Sơ đồ van tiết lưu
- Giảm áp suất để gas vào dàn lạnh
- Là ống đồng dài khoảng 1m ống lớn hoặc nhỏ tùy theo công suất của
block.
- Đối với máy lớn hơn 2HP dùng 2 sợi cáp và máy lớn hơn 5HP có thể
dùng 4 sợi cáp.
- Đối với dàn nóng dài 20m/1HP.
- Đối với dàn lạnh dài 16m/1HP.
* Xác định tình trạng làm việc của van tiết lưu
Vì năng suất lạnh của máy lớn hơn năng suất lạnh của tủ lạnh rất nhiều
nên đường kính ống mao lớn hơn, chiều dài ngắn hơn và nhiều máy bố trí ống
mao kép hoặc 3 ống mao song song để đưa vào hai hoặc ba nhánh của dàn bay
hơi
Ống mao đơn:

Hình 1.14. Ống mao đơn


Ống mao đôi:

Hình 1.15. Ống mao đôi


e. Cấu tạo, hoạt động các thiết bị phụ
+ Phin lọc.

11
Lưới lọc Hạt hút ẩm

Ống mao Dàn ngưng

Hình 1.16. Phim lọc


- Lọc gas tránh gây nghẹt cáp
- Mỗi lần sửa chữa, mỗi lần thay phin
+ Ống tiêu âm.
Cửa vào

Thân ống

Cửa ra

Hình 1.17. Bình tiêu âm


Một số máy được bố trí ống tiêu âm ở đường đẩy để cân bằng ung động và
giảm tiếng ồn, ống tiêu âm bố trí trên đường đẩy giữa máy nén và dàn ngưng với
hướng gas đi từ trên uống để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần hoàn dầu.
* Van một chiều.
Van một chiều chỉ cho dòng gas đi theo một chiều nhất định và không cho
đi theo chiều ngược lại van một chiều thường được lắp ở đầu ra của máy nén, ở
đường lỏng, trong máy điều hòa hai chiều,…
Lưới lọc Cơ cấu van một chiều

Hình 1.18. Van 1 chiều


1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
1.2.1. Hệ thống điện của mạch điện máy điều hòa không khí 1 cục 1
chiều

12
* Sơ đồ nguyên lý
OFF HF HC
LF LC
4
2
3
thermostat
L 1

N R
thermic
H
Air
S
L

M
R
S

Hình 1.19. Hệ thống điện của mạch điện máy điều hòa không khí 1 cục 1 chiều
* Nguyên lý hoạt động:
Các thiết bị điện cơ bản của máy điều hoà
- Lốc
- Tụ ngậm lốc
- Quạt 02 tốc độ
- Tụ ngậm quạt
- Thermostat
- Bộ công tắc điều khiển
- Motor đảo gió và công tắc đảo gió
Hoạt động :
OFF : Tắt máy.
LOW FAN (LF) : Quạt chạy (Tốc độ thấp).
HIGH FAN (HF) : Quạt chạy (Tốc độ cao).
LOW COOL (LC) : Lốc chạy + quạt chạy (Thấp).
HIGH COOL (HC) : Lốc chạy + quạt chạy (Cao).
Nguyên lý hoạt động:
* Hoạt động : Khi xoay hoặc ấn nút bộ công tắc tới vị trí :

13
OFF: Không có tiếp điểm nào thông nhau  Lốc, quạt không chạy.
LOW FAN: Nối mạch 1 – 2: Điện vào quạt qua dây số  quạt chạy tốc độ
chậm.
HIGH FAN: Nối mạch 1 - 3: Điện vào quạt qua dây chung  quạt chạy tốc
độ nhanh.
LOW COOL : Nối mạch 1 - 2: Quạt chậm, Nối mạch 1 - 4 : Lốc chạy 
Điều hoà yếu.
HIGH COOL : Nối mạch 1 - 3: Quạt nhanh, Nối mạch 1-4 : Lốc chạy 
Điều hòa mạnh.
1.2.2. Hệ thống điện của mạch điện máy điều hòa không khí 1 cục 2 chiều
* Sơ đồ nguyên lý:
Bộ điều khiển
HH HF LF HC
LH OFF LC 12
8
6
4
2
1

L H
Thermostat
C
N Rơ le bảo vệ Công tắc
AC 220V A
C H
L
L
Đ
R
R S
Máy nén Van đảo Động cơ S Quạt 2 cấp
chiều cửa gió tốc độ
Tụ máy Tụ quạt
nén

Hình 1.20. Hệ thống điện của mạch điện máy điều hòa không khí 1 cục 2 chiều
* Thuyết minh sơ đồ nguyên lý :
+ Các thiết bị điện cơ bản của máy điều hoà
- Lốc
- Tụ ngậm lốc
- Quạt 02 tốc độ
- Tụ ngậm quạt
- Thermostat

14
- Bộ công tắc điều khiển
- Motor đảo gió và công tắc đảo gió.
- Cuộn dây van đảo chiều.
* Hoạt động :
OFF : Tắt máy.
LOW FAN (LF) : Quạt chạy (Tốc độ thấp).
HIGH FAN (HF) : Quạt chạy (Tốc độ cao).
LOW COOL (LC) : Lốc chạy + quạt chạy (Thấp).
HIGH COOL (HC) : Lốc chạy + quạt chạy (Cao).
LOW HEAT (LH) : Van điện từ đóng + Lốc chạy + quạt chạy
(Thấp).
HIGH HEAT (HH) : Van điện từ đóng + Lốc chạy + quạt chạy
(Cao).
*. Khi cho van điện từ đóng phải điều chỉnh thermostat sang chế độ sưởi.
1.2.3. Cấu tạo, hoạt động các thiết bị có trong mạch điện
a. Động cơ Block (Máy nén):
* Công dụng:
- Truyền động cho máy nén.
- Nằm chung với máy nén trong vỏ hàn kín.
- Là lọai động cơ điện oay chiều 1 phase không đồng bộ roto lồng sóc.
- Tốc độ động cơ được tính theo công thức.
60  f
n  (1  s)
p

Trong đó :
- p : Số cặp cực
- f : Tần số ( 50Hz )
- s : Hệ số trượt ( 3% )
* Yêu cầu động cơ lắp trong block.
- Chịu được nhiệt độ cao 1300C.

15
- Dễ đề, dội áp 150 PSI đề được (Đề mạnh).
- Bền, tuổi thọ cao.
* Cấu tạo : Gồm 2 phần
- Stato ( phần đứng yên ): Là 1 phe sắt có quấn dây
- Roto (phần quay): Có dạng hình trụ đặc, trên đó có các thanh nhôm,
Ngòai ra còn có các đôminô để tiếp điện.
- Dây quấn động cơ gồm 2 cỡ dây:
+ Dây lớn : Dây chạy.
+ Dây nhỏ : Dây đề.
* Phân loại :
Có 2 loại động cơ block
+ Động cơ block ngậm tụ : gọi là block ngậm tụ
+ Động cơ block có ngậm tụ và đề tụ : block đề tụ
* Động cơ block ngậm tụ :
+ Sơ đồ đấu điện :

L
N
R S

CNgậm

Hình 1.21. Sơ đồ đấu dây Block


* Công dụng tụ ngậm (CR) :
- Khi có tụ ngậm, cuộn đề sau khi khởi động vẫn có điện, hiệu suất động
cơ được tăng lên.
- Trị số tụ ngậm phải đúng.
- Nếu trị số tụ lớn cuộn đề dễ cháy.
- Nếu tụ nhỏ công suất block giảm và đề kém
* Thông thường :

16
- Block 220V dùng tụ ngậm 20µF/1 HP.
- Block 110V dùng tụ ngậm 40µF/1 HP.
- Có thể tính trị số tụ ngậm theo công thức : Đối với block 220V tần số
50 Hz
C =14,5. Iđề.
Trong đó : I đề: Cường độ dòng điện qua cuộn đề thường uyên.
C: Trị số tụ ngậm.
Bảng 1.1. chọn giá trị tụ dựa và công suất Block

TT Block 110V Block 220V

1 3/4 HP 35µF 3/4 HP 20µF

2 1.0HP 50µF 1.0HP 30µF

3 1.5 HP 70µF 1.5 HP 35µF

* Động cơ block ngậm tụ và đề tụ :


- Có 2 tụ :
+ Tụ ngậm (hạn chế)
+ Tụ đề: chỉ số không hạn chế ( sau khi đề ong ngắt ra )
+ Sơ đồ đấu điện:

L
N
R S

CNgậm

C Đề

Hình 1.22. Sơ đồ đấu dây Block sử dụng tụ ngậm và tụ đề


b. Relay bảo vệ
* Công dụng:

17
Bảo vệ động cơ block bằng cách ngắt điện vào động cơ khi có sự cố:
- Block không đề được.
- Quá tải.
- Quá nhiệt.
* Cấu tạo:

Lưỡng kim
Dây nung
Tiếp điểm

Hình 1.23. Cấu tạo role bảo vệ


- 1 dây nung
- 1 dây lưỡng kim
- 1 tiếp điểm
- Dây nung: khi có dòng điện di qua sẽ sinh nhiệt, lượng nhiệt tính theo
công thức:
Q = R.I2.t
- Lưỡng kim: là 2 thanh kim loại có độ giãn nở khác nhau ép lên nhau.
* Cách đấu điện:

R S

Hình 1.24. Sơ đồ đấu dây role bảo vệ vào Block


- Relay bảo vệ được mắc en vào một trong 2 dây cấp điện cho block
thường là vào dây chung
* Hoạt động:

18
- Bình thường block chạy dòng điện nhỏ cho nên lượng nhiệt do dây
nung sinh ra không đủ lớn để uốn cong thanh lưỡng kim nên tiếp điểm vẫn ở
trạng thái đóng. Block chạy bình thường.
- Khi có sự cố (ví dụ block không đề được) dòng cao làm lượng nhiệt do
dây nung sinh ra rất lớn đủ để uốn cong lưỡng kim ngắt tiếp điểm tắt block.
- Sau một thời gian thì thanh lưỡng kim nguội, trở lại bình thường 
tiếp điểm đóng điện cho block chạy.
c. Tụ điện
* Công dụng :
- Tụ đề : Tăng khả năng đề động cơ block.
- Tụ ngậm : Làm tăng hiệu suất động cơ.

Hình 1.25. Hình dạng ngoài tụ điện

* Cấu tạo và thông số :


- Gồm hai bản cực kim loại (Al), ở giữa là chất dung môi .
- Trị số điện dung (microfara) được tính theo công thức :
 0 S
C=
d
Trong đó :
: Hằng số của chất điện môi.
0: Hằng số điện môi của không khí.
S: Diện tích bản cực.
d: Khoảng cách giữa hai bản cực.
* Phân loại và so sánh

19
Bảng 1.2. Tình trạng làm việc của tụ điện

Tụ đề Tụ ngậm
- Kích khởi động (motor - Chạy, làm việc, thường trực
Starting Capacitor). (motor running capacitor).
- Chỉ có điện khi đề. - Có điện thường uyên .
- Làm việc trong thời gian ngắn. - Nhẹ tải.
- Trị số lớn. - Trị số bé.

* Căn cứ chọn tụ cho động cơ block


- Công dụng tụ là tụ đề hay tụ ngậm.
- Điện thế làm việc bao nhiêu vôn.
- Trị số điện dung bao nhiêu µF
* Hư hỏng
- Tụ bị ì môi chất làm giảm trị số điện dung (µF), làm block không đề
được.
- Tụ bị đứt.
- Tụ bị đánh thủng (chạm hai bản cực).
- Tụ bị rò rỉ điện.
d. Bộ điều chỉnh lạnh ( Thermostat )
* Công dụng: Điều chỉnh nhiệt độ lạnh trong phòng bằng cách khi trong
phòng đủ lạnh thì tác động ngắt điện block.
* Hoạt động
- Khi đủ lạnh, đầu cảm nhiệt lạnh  chất cảm nhiệt co lại  hộp ẹp
uống, cơ cấu lật bật uống  ngắt tiếp điểm block ngưng hoạt động.
- Sau đó nhiệt độ trong phòng tăng lên  chất cảm nhiệt nở ra  hộp ếp
phình lên  cơ cấu lật bật lên  đóng tiếp điểm cấp điện cho block chạy lại.
* Hư hỏng
- Gãy ống cảm nhiệt
- Rách hộp ếp
- Dơ tiếp điểm

20
- Xơ cứng hệ thống lò o, vít chỉnh
- Các hư hỏng trên làm động cơ block không hoạt động phòng bị mất
lạnh
e. Động cơ quạt máy lạnh
* Nguyên tắc thay đổi tốc độ động cơ quạt
- Khi thay đổi điện áp đặt trên động cơ sẽ thay đổi được tốc độ của quạt.
- Phương pháp này sẽ dùng một cuộn số để giảm điện áp đặt trên động
cơ.
Có 2 dạng đặt cuộn số là cuộn số đặt ngoài và cuộn số đặt trong.
+ Cuộn số đặt ngoài
Đặt điểm :
- Động cơ ra 3 đầu dây C, R, S đấu vào tụ ngậm ra 2 đầu dây.
- Cuộn số đặt ngoài ra 2 đầu dây.
- Công tắc 2 tác động 3 đầu nối điện.
OFF : Dòng điện không vào quạt  tắt.
LOW : (Số chậm), dòng điện qua cuộn số mới vào quạt  điện áp đặt
trên quạt giảm  quạt chạy chậm (số đôi cực tăng).
HIGH : (số nhanh), dòng điện vào quạt không qua cuộn số  điện áp
nguồn đặt toàn bộ lên động cơ quạt  quạt chạy nhanh (thay đổi số đôi cực).
+ Cuộn số đặt trong
Đặc điểm:
- Động cơ quạt ra 4 đầu dây C, P, R, S.
- Bộ công tắc 2 tác động 3 đầu nối điện.
OFF: Điện không vào quạt  tắt.
LOW: Điện vào dây số  quạt chạy chậm.
HIGH: Điện vào dây chung  quạt chạy nhanh.
Chú ý: Nếu nguồn vào dây đề thì quạt chạy ngược.
* Các kiểu quạt máy lạnh
+ Máy một khối

21
- Chỉ có một quạt: 2 tốc độ, 3 tốc độ  Cuộn số trong.
- Điều khiển tốc độ bằng công tắc.
- Chỉ số ngậm tụ 220V (2 ÷ 4µF) /1HP.
+ Máy hai khối
- Có hai quạt :1 quạt dàn nóng và 1 quạt dàn lạnh
*. Quạt dàn lạnh
+ 3 tốc độ.
+ Cuộn số trong
+ Điều khiển bằng công tắc hoặc mạch điều khiển
+ Ngậm tụ 2µF/1HP đối với 220V
*. Quạt dàn nóng
+ Một tốc độ ( thường gặp ở máy mới )
+ Một số dạng có 2 tốc độ.
Chú ý:
+ Nếu dàn nóng 2 tốc độ bỏ tốc độ chậm
+ Có cảm nhiệt để thay đổi tốc độ
+ Công tắc cảm nhiệt gắn ở dàn nóng
+ Nguội: 1 và 2 không thông
+ Nóng:1 và 2 thông.
* Xác định 4 đầu dây động cơ quạt 2 tốc độ
Nội dung : Động cơ quạt có 3 cuộn dây với đặc điểm sau:
Cuộn chạy CR: Dây lớn nhiều vòng điện trở trung bình.
Cuộn đề CS: Dây nhỏ nhiều vòng điện trở lớn.
Cuộn số CP: Dây lớn ít vòng điện trở bé.
Phương pháp đo điện trở :
Ví dụ : Đo điện trở 6 cặp các đầu dây của động cơ quạt CR, CS, CP, PR,
PS, SR
Tính chất điện trở như sau:
- CR: Điện trở cuộn chạy

22
- CS: Điện trở cuộn đề
- CP: Điện trở cuộn số
- PR: Điện trở cuộn số và điện trở cuộn chạy
- PS: Điện trở cuộn số và điện trở cuộn đề
- SR: Điện trở cuộn đề và điện trở cuộn chạy
Ví dụ: ĐX=250  ; bTĐ=170  ; TX=60  ; VT=20  ; ĐV=190  ; XV=80

 Đỏ đề, anh chạy, trắng chung (cao), vàng số (thấp)
* Thao tác :
- Dùng ôm kế đo điện trở từng cặp đầu dây, tìm cặp có điện trở lớn nhất là
RS.
- Cặp còn lại là CP.
- Dùng một dây C hoặc P đo với R và S.
+ Cặp có điện trở lớn là S
+ Cặp có điện trở nhỏ là R
- Dùng một dây R hay S đo với C và P
+ Cặp có điện trở lớn nhất là P
+ Cặp có điện trở nhỏ nhất là C
f. Bộ công tắc điều khiển máy điều hòa nhiệt độ cửa sổ
* Các chế độ của máy điều hoà 1 cụm
OFF : Tắt
LOW FAN : Quạt chậm
HIGH FAN : Quạt nhanh
LOW COOL : Điều hoà yếu
HIGH COOL : Điều hoà mạnh
* Bộ công tắt : Có ít nhất là bốn vị trí nối dây.

23
1 2 3 4

OFF
1: NGUỒN
LOW FAN
2: SỐ QUẠT
HIGH FAN
3: CHUNG QUẠT
LOW COOL
4: BLOCK
HIGH COOL

Hình 1.26. Sơ đồ công tắc điều khiển máy lạnh


* Hoạt động : Khi xoay hoặc ấn nút bộ công tắc tới vị trí :
OFF: Không có tiếp điểm nào thông nhau  Lốc, quạt không chạy.
LOW FAN: Nối mạch 1 – 2 : Điện vào quạt qua dây số  quạt chạy tốc
độ chậm.
HIGH FAN: Nối mạch 1 - 3 : Điện vào quạt qua dây chung  quạt chạy
tốc độ nhanh.
LOW COOL: Nối mạch 1 - 2 : Quạt chậm, Nối mạch 1 - 4 : Lốc chạy 
Điều hoà yếu.
HIGH COOL: Nối mạch 1 - 3 : Quạt nhanh, Nối mạch 1-4 : Lốc chạy 
Điều hòa mạnh.
g. Van đảo chiều:
Cấu tạo các thiết bị của mạch điện máy điều hoà không khí 2 chiều điều
như bài 2 nhưng ở đây chỉ khác là mạch điện có thêm van điện từ nên ở đây chỉ
đề cập đến van điện từ này
Cuộn dây van điện từ.

24
Chế độ làm mát

Cuộn dây
Không điện

Chế độ sưởi
N

Cuộn dây L
Có điện

Hình 1.27. Van đảo chiều


- Hoạt động các thiết bị
Khi cuộn dây van đảo chiều có điện hoặc không có điện sẽ làm cho kim
van di chuyển từ đó làm thay đổi chiều hút của van dẫn đến chiều chuyển động
của môi chất bên trong van thay đổi theo kết quả làm thay đổi chế độ hoạt động
của máy lạnh.
2. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 1 CỤC
2.1. Đọc bản v sơ đồ lắp máy
- Đọc bản vẽ bố trí máy và hệ thống điện
- Đọc bản vẽ lắp đặt của nhà sản uất
2.2. Lấy dấu, đục tường
2.2.1. Chọn vị trí lắp đặt
- Chọn vị trí lắp đặt tốt nhất để phát huy được công suất lạnh tốt nhất.
- Không để bất cứ chướng ngại vật nào ung quanh máy.

25
- Không lắp máy cao quá tầm mắt. Nếu lắp cao quá sẽ bị giảm năng suất
lạnh.
- Đảm bảo sự giải nhiệt ở dàn nóng không khí vào và ra dàn nóng không
bị cản trở.
- Vị trí lắp máy phải chịu được sức nặng của máy.
- Có chỗ thoát nước dễ dàng.
2.2.2. Chuẩn bị chỗ lắp đặt
* Làm khung gỗ
- Các máy lạnh đều có khung bên dưới đủ cứng vững tuy nhiên khi lắp
máy người ta thường làm thêm khung gỗ hoặc khung sắt.
- Gỗ làm khung thường là loại mềm có chiều dày lớn hơn 1,5cm và bề
rộng từ 10  20cm.
- Lấy kích thước máy hay chiều rộng và cao.
- Đóng nẹp mặt dưới khung.
- Có thể sơn khung.
* Làm khung sắt
- Khung sắt thường được làm bằng sắt V3 có 2 dạng là khung sắt lồng và
khung sắt đế.
- Khung sắt lồng bao phủ toàn bộ máy.
- Khung sắt đế chỉ có phần đỡ phía dưới.
- Kích thước khung lớn hơn kích thước máy 1 ít đảm bảo là máy nằm lọt
trong khung.
* Đục tường gắn khung:
- Lấy dấu kích thước khung máy gắn lên tường chỗ lắp đặt máy.
- Tiến hành đục tường dùng búa và đục bén đảm bảo khung tường
thẳng đẹp, không nứt tường.
- Có thể dùng máy cắt cắt khung tường sẽ đẹp hơn. Nếu là vách ngăn
gỗ thì sẽ cưa.
- Gắn thử khung vào tường đảm bảo khung vào được và ngay ngắn.

26
- Cố định chắc chắn khung vào tường (nếu là khung sắt thì dùng i
măng và cát, nếu là khung gỗ có thể dùng vít hoặc đinh sau đó dùng i măng và
cát trám vào các khe hở.
* Kiểm tra tình trạng máy
- Nếu là máy mới thì có thể bỏ qua bước này. Nếu là máy cũ thì phải
kiểm tra tình trạng máy trước khi lắp.
- Mở nắp trước, tháo phin lọc không khí và kéo hoặc đỡ máy ra khỏi vỏ
- Quan sát kỹ block, dàn, các đường ống, quạt em có bị hư hỏng do vận
chuyển không.
- Dùng tay quay thử cánh quạt em có bị chạm, sát vào thân máy không.
- Nếu tất cả bình thường ta có thể vặn núm điều chỉnh về vị trí tắt rồi
cắm vào nguồn điện.
- Ấn nút LOWFAN và HGHFAN để thử quạt nếu chạy không tốt .
- Ấn nút LOWCOOL và HIGHCOOL để thử hệ thống lạnh em hoạt
động có bình thường không. Nếu phía dàn lạnh thấy lạnh, dàn nóng thấy bình
thường trên dàn lạnh có ấm động là tình trạng máy tốt ta có thể tiến hành lắp đặt
được.
2.3. Đưa máy vào vị trí
2.3.1. Tháo vỏ ra khỏi thân máy
- Tháo hai ốc phía sau và hai bên thân máy.
- Trượt máy ra khỏi vỏ bằng cách giữ chặt tay cầm của khay đế và kéo
về phía trước khi tay giữ chặt vỏ máy.
2.3.2. Lắp đặt vỏ máy lên tường
- Chuẩn bị lỗ trên tường sao cho đỡ được đáy vỏ tốt nhất, phần đỉnh có
phần hở tối thiểu, và các cánh hút gió phải có khoảng hở, các lỗ phía ngoài cần
được làm kín.
- Vỏ máy dốc về phía sau để nước chảy ra ngoài.
- Lắp vỏ và cố định vỏ máy vào tường chắc chắn.
- Đảm bảo các tấm mút chèn không hư hỏng.
- Các vết nứt bên ngoài và bên trong phải được gắn lại để thoả mãn nhu
cầu về hình thức và chịu đựng được thời tiết, côn trùng gặm nhấm và nấm mốc.

27
2.4. Cố định máy vào vị trí
- Trượt máy vào vỏ, bắt lại hai vít mà trước đó được tháo ra ở hai bên vỏ
máy
Đệm mút ốp cách nhiệt vào giữa tường và mặt bên của máy để ngăn ngừa côn
trùng và không khí tràn vào phòng.
- Trước khi lắp mặt nạ của máy cần kéo điều khiển của cửa trích gió
phía trên của hộp điều khiển ra.
- Lắp mặt nạ vào thân máy sao cho ăn khớp các vấu và lỗ giữa mặt máy
và thân máy.
- Ấn mắt máy vào trong cho tới khi khít thì thôi, khi bạn tháo mặt máy
ra khỏi máy hãy đẩy nó về bên phải bạn và kéo nó về phía mình.
- Nâng cửa hút gió và cố định máy bằng vít.
2.5. Lắp đặt đường điện và đường nước ngưng
2.5.1. Lắp đặt đường điện:
Do máy điều hòa không khí 1 cục có đường điện nằm gọn trong máy, nên
khi lắp đặt máy ta quan sát, kiểm tra lại đường điện sẳn có trong máy
2.5.2. Nối ống thoát nướng ngưng từ dàn lạnh ra
Ống thoát nước của máy lạnh là một đường dây dẫn nước từ dàn lạnh ra
bên ngoài.
Trong quá trình máy lạnh vận hành, dàn lạnh hoạt động sẽ làm lạnh khí,
lúc này có một lượng nước được ngưng tụ, hóa lỏng. Nếu không có dường dẫn
nước ra bên ngoài thì máy lạnh bị rỉ nước khi làm lạnh. Đây là hiện tượng
chúng ta thường thấy khi 1 số máy lạnh hoạt động có nước rơi uống sàn nhà.
* Vị trí lắp đặt ống thoát nước của máy lạnh
Ống thoát nước máy lạnh được gắn với máng nước được thiết kế nguyên
khối với máy lạnh 1 cục để truyền lượng nước ngưng tụ ra bên ngoài. Khi lắp
đặt ống dẫn nước bạn cần tạo độ dốc và thoáng tránh tình trạng nước chảy
ngược vào máng, ngưng tụ lại không chảy ra ngoài theo đường dẫn. Tùy theo
thiết kế không gian của ngôi nhà, bạn cần chọn vị trí lắp đặt máy, và gắn ống
thoát nước phù hợp. Hoặc bạn có thể đặt ống dẫn nước máy lạnh vào âm tường,
nhưng ống thoát nước phải đảm bảo độ dày, cách nhiệt, tránh tình trạng vỡ, nứt
gãy, tắc nghẽn đường nước chảy. Vì nếu ống thoát nước máy lạnh bị nứt vỡ sẽ

28
nước sẽ tràn ngấm vào tường, lâu ngày làm ẩm mốc tường nhà, gây rêu bám,
làm hỏng các thiết bị điện tử trong nhà.
2.6. Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật
2.6.1. Nhiệt độ
- Vỏ block: 900C Bên trong : 1000C
- Đầu đẩy: 1000C
- Phin: 400C
- Không khí từ dàn nóng ra : 800C
- Nhiệt độ phun vào dàn lạnh : 50C
- Cuối dàn lạnh: 15 ÷ 200C
- Dàn lạnh nhiệt độ gas khi phun vào dàn lạnh 5 ÷ 100C
- Nhiệt độ họng thổi ra, bề mặt 10 ÷ 150C, họng thổi 15 ÷ 200C
2.6.2. Áp suất
- Khi block không chạy : 150 PSI
- P dàn nóng = P dàn lạnh = 150 PSI
- Vừa tắt block, block còn nóng
- P dàn nóng = P dàn lạnh = 200 PSI
- Cho block chạy
- P dàn lạnh = 60 ÷ 90 PSI
- P dàn nóng = 250 ÷ 300 PSI
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1 CỤC
3.1. Kiểm tra hệ thống lạnh
3.1.1. Kiểm tra áp suất gas:
Máy không lạnh, kém lạnh. Bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng.
Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy. Áp suất gas hút về
máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình thường từ 60-80psi). Áp suất
phía cao áp cũng thấp hơn bình thường. Đó là dấu hiệu bị thiếu gas trong máy.
Trong một số máy lạnh, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt
máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh
3.1.2. Kiểm tra hoạt động của máy

29
Để Remote ở chế độ lạnh, sau đó khởi động cho máy chạy:
– Kiểm tra hoạt động của Block và motor quạt dàn nóng.
– Kiểm tra hoạt động của quạt dàn lạnh.
– Kiểm tra hoạt động của quạt đảo.
– Kiểm tra cường độ dòng điện.
Sau khi đã kiểm tra với tình trạng máy hoạt động bình thường thì tắt máy,
tắt nguồn và tiến hành làm sạch các thiết bị trao đổi nhiệt
3.2. Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh
Để bảo dưỡng 1 hệ thống lạnh ta cần thực hiện việc kiểm tra như sau:
- Kiểm tra hiệu suất làm việc của máy.
- Kiểm tra hoạt động của Block và motor quạt dàn nóng.
- Kiểm tra hoạt động của quạt dàn lạnh.
- Kiểm tra hoạt động của quạt đảo.
- Kiểm tra cường độ dòng điện.
- Kiểm tra áp suất làm việc của máy.
3.3. Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt
3.3.1. Tháo vỏ máy
Trong hệ thống lạnh việc vệ sinh các thiết bị trao đổi nhiệt là thường
uyên và định k . Máy ĐHKK 1 cục này vệ sinh các thiết bị trao đổi nhiệt
không giống như các máy khác vì hệ thống lạnh và hệ thống điện được nằm
chung trong 1 vỏ hộp máy nên việc vệ sinh phải đòi hỏi chúng ta phải tháo máy
ra khỏi vỏ và đưa đến nơi cần vệ sinh
Trước tiên phải ác định ốc định vị máy vào trong vỏ và tháo ra, sau đó
rút cả hệ thống mày ra khỏi vỏ
- Tháo nguồn điện ra khỏi máy.
- Tháo mặt nạ máy.
- Rút sườn máy ra khỏi vỏ máy.
- Tiến hành vệ sinh máy.
+ Có thể vệ sinh các dàn máy bằng giẻ lau và bàn chải khô.

30
+ Có thể dùng nước và à phòng nhưng phải chú ý tránh để nước dính
vào các thiêt bị điện.
Lưu ý : cần phải cẩn thận các vật dụng ung quanh máy và che chắn lại
khi cần thiết, nhân viên làm việc trên độ cao phải có dây an toàn khi làm việc
3.3.2. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
- Cần phải vệ sinh dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, các đường ống, máy nén,
quạt. ít nhất mỗi năm một lần.
- Ta biết để làm sạch không khí trong phòng và làm mát dàn ngưng một
khối lượng không khí rất lớn được hút vào và đẩy ra qua các dàn trao đổi nhiệt.
Quá trình làm việc rất nhiều bụi bám vào và tích tụ trên lối vào bề mặt dàn, trên
block, chúng làm cho trở nhiệt tăng lên ở các bề mặt trao đổi nhiệt và có thể dẫn
tới nhiều trục trặc hỏng hóc.
- Áp suất ngưng tụ tăng, áp suất bay hơi giảm, tỉ số nén tăng sự làm mát
động cơ máy nén cũng khó khăn hơn, tiêu tốn điện năng vì vậy tăng. Máy dễ bị
quá tải và có thể cháy động cơ máy nén.
- Bụi bẩn cũng có thể làm cho các thiết bị điện và tự động, đặc biệt các
tiếp điểm làm việc không đảm bảo.
Sau khi đưa máy đến nơi vệ sinh ịt rửa thì cần phải dùng bọc nilon bịt
kín các động cơ quạt, Block máy và hệ thống mạch điện lại
Tháo lưới lọc của máy trước dàn lạnh ra. Dùng máy ịt rửa nước áp lực
cao và ịt trực tiếp vào dàn nóng và dàn lạnh
Lưu ý : khi ịt hết sức chú ý là điều khiển ngọn nước ịt phải thẳng với
cánh tản nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt, điều chỉnh lượng áp lực không quá cao
để tránh làm ẹp cánh tản nhiệt
3.3.3. Lắp vỏ máy
Kiểm tra em dàn trao đổi nhiệt phải sạch, để máy khô ráo hết ta tiến
hành tháo bọc nilon ra và đưa máy vào vỏ lại và vặn ốc vít định vị máy lại
3.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng
3.4.1. Quan sát kiểm tra
Quan sát kiểm tra hệ thống hoạt động, theo d i lượng nước ngưng ở dàn
lạnh và theo d i quá trình thoát nước của dàn lạnh

31
Khi phát hiện lượng nước ngưng không ứ đọng ở đoạn nào thì đánh dấu
và ghi nhận chỗ đó, em đường thoát nước ngưng ờ dàn lạnh có bị co gãy hoặc
độ nghiêng của đường thoát nước có đúng theo yêu cầu không
3.4.2. Vệ sinh toàn bộ hệ thống
Xịt thật sạch các bụi bẫn ở dưới chân máy và đường nước thoát của máy
và vệ sinh toàn bộ hệ thống
Đối với máy làm việc ở môi trường bẩn thì nên thường uyên định k vệ
sinh là 3 tháng/lần, những dàn trao đổi nhiệt quá bẩn thì phải ngâm với dung
dịch sút NaOH
3.5. Làm sạch hệ thống lưới lọc
- Không khí trong phòng bao giờ cũng có bụi ít hoặc nhiều. Nếu để lâu
quá nhiều bụi bẩn có thể làm tấm lọc bị đóng kín.
Thao tác :
- Mở các vít sườn hoặc phía trước máy.
- Tháo tấm nắp trước ra.Tấm lọc có thể được lắp lên đường hút hoặc móc
vào giá nhựa trên nắp trước.
- Dùng nước và à phòng để giặt hoặc cọ rửa tấm lọc có thể tháo dễ dàng
ra khỏi tấm giá đỡ cũng có thể dùng nước hoặc lau khô để làm sạch.
- Chu k làm sạch vệ sinh tấm lọc không khí dài hay ngắn là tu theo
không khí trong phòng đó. Thường cứ một tuần hoặc nửa tháng phải tháo tấm
lọc ra làm sạch một lần.
3.6. Bảo dưỡng các thiết bị hệ thống điện
Tắt nguồn tổng cấp vào máy
Kiểm tra tiếp úc, thông mạch
Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
3.7. Bảo dưỡng quạt
*. Tra dầu mỡ
- Đối với block kín không cần tra dầu mỡ. Chỉ cần tra dầu mỡ cho quạt.
- Cần tra dầu mỡ cho quạt ít nhất một năm một lần.
3.8. Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống

32
Sau khi thực hiện việc bảo dưỡng ong, ta quan sát kỹ để khẳng định việc
lắp ráp hoàn trả hệ thống đã đảm bảo hoàn chỉnh. Sau đó ta tiến hành vận hành
lại hệ thống:
- Bật aptomat cấp nguồn.
- Sử dụng điều khiển từ a đặt ở chế độ làm lạnh.
- Nhấn nút ON để chạy máy.
- Điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió cho phù hợp.
Khi máy đã hoạt động tốt rồi thì ta tiến hành tắt máy, hoàn tất việc
thử.
- Nhấn nút OFF trên điều khiển từ a để tắt máy,
- Ngắt aptomat (nếu thời gian dừng máy kéo dài)
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1 CỤC
4.1. Xác định nguyên nhân hư hỏng
Dấu hiệu họat động bình thường của máy lạnh
- Họng thổi nhiệt độ nhỏ hơn 200C
- Ampe (dòng làm việc) bình thường, đúng định mức
4.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Tìm mọi cách cho máy chạy
+ ON : CB
+ ON : THERMOSTAT
+ Mở máy chạy LOWCOOL, HIGHCOOL
- Phán đoán, kiểm tra hư hỏng: Khi cho máy hoạt động tùy theo dấu hiệu,
hiện tương ảy ra là gì để khi đó cho phép người sửa chữa phán đoán những
thiết bị nào trong hệ thống có thể bị hư hỏng.
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: Sau khi đã ác định được hư hỏng thì ta
ác định biện pháp sửa chữa. Sửa chữa có thể là ử lý phục hồi thiết bị, phụ kiện
hư hỏng nhưng có có thể là thay mới 1 thiết bị, phụ kiện nào đó trong máy.
VD: Khi vận hành hệ thống xảy ra 1 số sự cố và các sự cố được kiểm tra
xác định như sau:
* Nếu quạt và block đều không chạy là do không có nguồn, hư CB, đứt dây
nguồn. Cách giải quyết :

33
+ Đo điện áp trước CB
+ Đo điện áp sau CB
+ Xem lại dây dẫn vào máy
* Block chạy, quạt không chạy
+ Có điện vào máy nhưng do quạt hư hay tụ bị đứt.
+ Đo dòng điện vào quạt.
+ Mòn bạc trên trục động cơ quạt.
* Quạt chạy, block không chạy: Cặp Ampe kìm vào (không có ampe hoặc
ampe cao)
- Không có Ampe (dòng điện bằng 0).
+ Hư thermostat
+ Block cháy  kiểm tra 3 đầu dây block
- Có Ampe cao (dòng điện lớn hơn định mức).
+ Tụ yếu, phải đo tụ
+ Điện yếu  đo điện áp
+ Relay áp và tụ đề hư.
* Cắm điện vào quạt và block cho chạy
- Không bình thường: Dòng điện tăng  tắt block (điện yếu, block
yếu, hay tụ hư )
- Chạy bình thường: Chạy không ngắt ( ì, nghẹt hay yếu bơm) 
Không lạnh.
4.3. Kiểm tra, thay thế Block máy
* Kiểm tra:
- Kiểm tra phần điện:
+ Kiểm tra phần điện: đo kiểm tra lại điện trở bộ dây của Block, để ác
định lại C, S, R
+ Kiểm tra cách điện của Block: điện trở cách điện phải lớn hơn 5 mêga
ohm
- Kiểm tra phần cơ:
+ Xác định áp suất đầu đẩy: phải từ 400PSI trở lên.

34
+ Xác định độ kín Clappe
* Thay thế Block:
Khi thay thế Block thì phải kiểm tra lại cáp (tiết lưu) có phù hợp với Block
mới hay không. Nếu không phù hợp thì phải thay cáp mới
Khi thay máy nén lưu ý cần thay phin lọc gas, vệ sinh úc rửa lại toàn bộ hệ
thống để đánh bật các chất bẩn đóng cặn cùng với dầu bên trong, thay dầu mới,
hút chân không và nạp đủ lượng gas mới.
4.4. Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
* Sửa chữa dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh bị dẹp cánh
- Khi các cánh nhôm của dàn nóng hay dàn lạnh bị dẹp thì sự lưu thông của
không khí qua dàn sẽ bị cản trở, làm cho dàn nóng giải nhiệt kém, dàn lạnh độ
lạnh không tốt. Nguyên nhân là do khi chuyên chở (vận chuyển) bị va chạm, do
tháo máy và vệ sinh máy không đúng kỹ thuật, thường là chỉ bị mặt ngoài. Phải
tiến hành sửa chữa.
Thao tác :
1. Tháo mặt nạ máy, rút sườn máy ra khỏi vỏ, để lộ bề mặt dàn nóng, dàn
lạnh.
2. Dùng hai thanh sắt mỏng (bề dày 1 mm). Một thanh ta tựa vào và một
thanh vuốt dọc theo cánh từ trên uống dưới.
3. Tiếp tục tiến hành cho các vị trí có cánh nhôm bị dẹp.
* Sửa chữa dàn nóng- dàn lạnh của máy lạnh bị hở
- Khi dàn lạnh bị hở máy sẽ bị thiếu gas hoặc mất gas hoàn toàn làm cho
máy kém lạnh hoặc không lạnh. Chỗ ì hở sẽ có vết dầu loang. Vị trí ì hở có
thể ở các co ống nhưng cũng có thể ở các thanh thẳng.
- Nếu vị trí ì hở ở các thanh thẳng thì không nên phá bỏ cánh nhôm và
hàn. Do ống đồng ở các thanh rất mỏng và vị trí bị cánh nhôm che khuất.Tốt
nhất là thay các thanh thẳng.
4.5. Sửa chữa, thay thế van tiết lưu
Áp suất thấp áp thấp ( có thể về tới áp suất chân không là dưới 0bar/cm2)
và áp suất cao thấp. Không khí trong phòng không mát. Sờ đường ống 2 bên
không nóng, không lạnh.

35
Hình 1.28. Hình dạng ngoài của đồng hố đo áp suất kép
Nguyên nhân:
Van tiết lưu ống mao bị tắc do cặn bẩn đóng kẹt trên ống tiết lưu của
vanVan tiết lưu ống mao bị tắc do cặn bẩn đóng kẹt trên ống tiết lưu của van.
Phương pháp khắc phục:
Thay thế van tiết lưu ống. Thực hiện quy trình bảo dưỡng vệ sinh bảo
dưỡng lại toàn bộ hệ thống, thay phin lọc gas, thay dầu mới, hút chân không,
nạp gas mới. Nếu hệ thống bên trong quá bẩn, dầu chuyển màu cần thay bầu
ngưng trên hệ thống này.
Lưu ý: Trên hệ thống sử dụng van tiết lưu ống thì đoạn ống sau van tiết lưu
này vào đến giàn lạnh sẽ luôn lạnh khi hoạt động bình thường
4.6. Sửa chữa, thay thế van lọc
Với chức năng là làm sạch môi trường dùng môi lạnh, phin lọc gas điều
hòa sẽ lọc những tạp chất trong không khí trước khi chúng đi vào bên trong.
Do đó nếu phin điều hòa gặp vấn đề, dung môi lạnh sẽ không được khử
khuẩn,khử ẩm. Nó sẽ dẫn đến tình trạng điều hòa bị tắc ẩm. Khi điều hòa bị tắc
ẩm, ở đầu thoát khí ra của điều hòa sẽ bị đọng nước, đồng thời việc làm mát
cũng bị giảm đi nhiều.
Đây có thể là dấu hiệu mà dễ để bạn có thể nhận ra nhất. Bạn chỉ cần dựa
vào khả năng tỏa hơi mát của điều hòa trên e của bạn .
Nếu điều hòa của bạn không được mát đều, bạn nên đi kiểm tra. Trong
trường hợp ấu, bạn cần thay phin lọc gas điều hòa
Khi dầu bôi trơn đã quá lâu so với thời hạn sử dụng của nó. Nó sẽ chuyển
hóa thành chất khác và làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng. Nhưng đây là
nguyên nhân khó để phát hiện nhất. Nên để đảm bảo hệ thống này được hoạt

36
động một cách an toàn bình thường, thì bạn cần đi kiểm tra, bảo dưỡng để thay
phin điều hòa.
Khi thay thế phim lọc cần lưu ý:
+ Khi hàn kết nối vào hệ thống không để phim lọc nóng quá mức (phải
giải nhiệt cho phim lọc) để tránh làm cháy các hạt hút ẩm của phim lược.
4.7. Sửa chữa, thay thế van đảo chiều
Trong thực tế van đảo chiều ga rất ít khi hỏng, nhưng nếu hỏng thì có thể hỏng ở
2 dạng như đứt cuộn dây điện từ hoặc kẹt thanh trượt bên trong thân van.

Hình 1.29. Hình dạng ngoài của van đảo chiều


* Kiểm tra:
Bật đồng hồ vạn năng thang 1kΩ đo vào 2 chân đấu điện của cuộn dây,
nếu có điện trở trong khoảng 1k đến 8k thì cuộn dây còn tốt. Sau đó ta bật cho
máy chạy chế độ làm nóng, nếu thấy bộ phận điều khiển cấp nguồn cho cuộn
dây điện từ và kim van hút sang bên phải nhưng thanh trượt không sang phía
bên phải, máy không làm nóng được thì lúc này thanh trượt bị kẹt.
* Khắc phục:
– Ta có thể khắc phục bằng cách dùng búa cao su g mạnh vào thân van,
nếu không được ta phải thay van khác.
– Khi van đảo chiều bị hỏng cuộn dây ta chỉ cần tháo ốc ra rồi thay cuộn
dây mới là được.

37
– Nếu van đảo chiều bị kẹt thanh trượt trong thân van, khi hàn van đảo
chiều mới vào hệ thống thì ta nên đắp ướt vào thân van khi hàn để tránh bị cháy
thanh trượt bên trong thân van.
4.8. Sửa chữa, thay thế quạt
- Khi quạt không hoạt động thì Block hoạt động sẽ bị nóng quá mức và khi
đó thì Thermic sẽ tác động ngắt Block.
- Việc đo kiểm tra quạt như đã đề cập ở trên: Các đầu dây của quạt luôn
thông mạch với nhau; Cách điện của quạt phải đảm bảo.
- Nếu quạt bị kêu: do khô dầu, do ốc vít định vị không chặt. Khi đó, tháo
quạt ra, vô dầu bôi trơn (mỡ bò) cho quạt, siết lại các ốc vít.
- Nếu quạt bị đứt dây bên trong thì ta có thể quấn lại hoặc thay quạt mới.
4.9. Sửa chữa hệ thống điện
Hệ thống điện trong máy lạnh khi sử dụng với thời gian dài có thể dẫn đến
những tình trạng hư hỏng như:
- Bị quá tải đường dây
- Bị bong tróc do côn trùng cắn
- Đứt dây
Như vậy việc sửa chữa cho 1 hệ thống điện trong máy lạnh ta cần phải đo
kiểm tra:
- Nếu điện áp đầu đường dây đủ mà điện áp đến máy không có thì ta ác
định đường dây đó đã bị đứt
- Nếu điện áp đầy đủ nhưng khi vận hành (block đã hoạt động) điện áp lại
thiếu thì ta ác định là đường dây bị quá tải
4.10. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
Để ác định nguyên nhân hư hỏng của hệ thống là rất quan trọng và phải
nắm vững nguyên lý của hệ thống, quan sát em hệ thống hoạt động có đúng
theo nguyên lý không,
Bật chế độ quạt quan sát chế độ và tốc độ quạt ở các chế độ nếu quạt không
quay nên em lại các cuộn dây của động cơ còn điện trở không nếu không thì ta
ác định quạt bị hỏng và quấn quạt lại

38
Quan sát động cơ hoạt tiếng kêu của block, em block có hoạt động không,
kiểm tra các đầu nối của block, đo kiểm các điện trở các cuộn dây và ác định
hư hỏng của block
Kiểm tra công tắc oay của mạch điện và em các chế độ hoạt động theo
thứ tự của hệ thống và ác định hư hỏng
4.11. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Để tiến hành sửa chữa, thay thế ta cần thực hiện các bước sau:
- Cắt điện nguồn cung cấp cho máy
- Xác định đúng thiết bị hư hỏng
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ để sửa chữa, thay thế
- Tiến hành thay thế
4.12. Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
Khi ác định nguyên nhân hư hỏng các thiết bị nào thì tiến hành thay thế
hoặc sửa chữa các thiết bị đó, trong quá trình thay thế các thiết bị điện chúng ta
nên đánh dấu số dây trên mạch điện lại và tiến hành thay thế các thiết bị khác
đúng chủng loại và đúng công suất
Lưu ý : trước khi tiến hành thay thế các thiết bị điện nên kéo CB ngắt
mạch điện ra khỏi nguồn điện chính thật an toàn sau đó đánh số các màu dây
điện và tiến hành thay thế thiết bị
4.13. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy
- Chọn CB đóng cắt và bảo vệ cho máy phù hợp với công suất máy
- Chọn dây dẫn có tiết diện đủ lớn để đảm bảo tải cho máy.
- Cố định đường dây nguồn đến máy
- Đấu dây cho máy
4.14. Vận hành và đánh giá kết quả
- Cấp nguồn cho máy
- Cho máy hoạt động
- Đo kiểm tra dòng điện, áp suất của máy
- Nhận ét đánh giá quá trình làm việc của máy.
Yêu cầu thực hiện:
1. Lắp đặt mạch điện máy điều hòa không khí 1 cục

39
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Lắp đặt mạch điện
- Đo kiểm tra và vận hành mạch điện
2. Lắp đặt máy điều hòa không khí 1 cục
- Đọc bản vẽ sơ đồ lắp máy
- Lấy dấu, đục tường
- Đưa máy vào vị trí
- Cố định máy vào vị trí
- Lắp đặt đường điện và đường nước ngưng
- Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật
3. Bảo dưỡng máy điều hòa không khí 1 cục
- Kiểm tra hệ thống lạnh
- Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh
- Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt
- Làm sạch hệ thống nước ngưng
- Làm sạch hệ thống lưới lọc
- Bảo dưỡng quạt
- Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống
4. Sửa chữa phần lạnh máy điều hoà không khí 1 cục
- Xác định nguyên nhân hư hỏng
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Kiểm tra, thay thế Block máy
- Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
- Sửa chữa, thay thế van tiết lưu
- Sửa chữa, thay thế phim lọc
- Sửa chữa, thay thế van đảo chiều
- Sửa chữa, thay thế quạt
5. Sửa chữa phần điện máy điều hoà không khí 1 cục
- Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện

40
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
- Vận hành và đánh giá kết quả
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Hãy nêu nhiện vụ của van đảo chiều trong máy điều hòa không khí 1 cục
2 chiều?
Câu 2: Trình bày cấu tạo và nguyên lý của máy đhkk 1 cục 1 chiều và 1 cục 2
chiều?
Câu 3: Trình bày cách đo kiểm tra công tắc điều khiển của máy lạnh 1 cục?
Câu 4: Nêu cách kiểm tra Block máy lạnh?

41
BÀI 2: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ
KHÔNG KHÍ TREO TƯỜNG
Mã mô đun: MĐ23-02
* Giới thiệu
Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về nguyên lý, sơ đồ
mạch điện của hệ thống điều hòa không khí treo tường. Cũng như việc hướng
dẫn lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cho hệ thống.
* Mục tiêu của bài:
Kiến thức
­ Phân tích được nguyên lý làm việc của mạch điện, cấu tạo các thiết
bị trên mạch điện
­ Phân tích được các phương pháp bố trí máy theo yêu cầu thực tế
­ Lập quy trình lắp đặt theo bản vẽ thi công, đọc các sơ đồ kết nối
thiết bị
Kỹ năng
­ Lắp đặt và vận hành máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
thời gian
­ Kết nối được thiết bị, bố trí máy theo thực tế, chạy thử và cân chỉnh
lượng gas
­ Bảo dưỡng và sửa chữa được cho máy theo đúng quy trình, kỹ thuật
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
­ Có trách nhiệm sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật
- Cẩn thận,an toàn chính ác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
* Nội dung của bài:
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TREO
TƯỜNG
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh
1.1.1. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép một chiều
Hơi bảo hòa khô từ dàn bay hơi được máy nén hút và nén lên áp suất ngưng
tụ và nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngưng tụ, tại dàn ngưng hơi môi chất thải nhiệt

42
ra môi trường nhờ có quạt cưỡng bức nhiệt độ của môi chất giảm dần đến khi
bằng với nhiệt độ ngưng tụ ứng với áp suất ngưng tụ thì môi chất bắt đầu ngưng
tụ lại thành lỏng. lỏng này qua phin lọc để lọc cặn sấy ẩm sau đo qua ống mao
để giảm áp suất từ áp suất ngưng tụ uống áp suất bay hơi vào dàn bay hơi ở đây
môi chất lỏng ở áp suất thấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và bay hơi ở
nhiệt độ tương ứng với áp suất bay hơi.
Dàn ngưng
Quạt dàn ngưng
Dàn lạnh Quạt dàn lạnh

0 Cáp
44 C
0
Phin 6C

Máy nén

Tách lỏng

Hình 2.1. Sơ đồ cầu tạo của hệ thống lạnh


1.1.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép hai chiều
Ở máy lạnh hai chiều thì nguyên lý hoạt động của chu trình tương tự như
máy lạnh một chiều nhưng được bổ sung thêm van đảo chiều để đổi chiều
chuyển động của môi chất và có thêm ống mao phụ để tăng trở lực khi hoạt
động ở chế độ sưởi.
Khi máy làm việc ở chế độ lạnh ngược lại là chế độ sưởi tương tự bài 1.
1.1.3. Đặc điểm máy điều hoà treo tường

khí

43
Hình 2.2. Hình dạng ngoài của máy điều hòa không khí treo tường
- Dễ lắp đặt trong phòng
- Không yêu cầu trần giả
- Hợp thẩm mỹ
- Êm hơn loại cửa sổ
- Thiết kế chắc
- Bộ lọc sạch không
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
1.2.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy một chiều
a. Sơ đồ nguyên lý board điều khiển dàn lạnh máy lạnh hai khối 1 chiều.
Relay 1
Động cơ đảo C1 Dàn nóng
220 VAC L
L N
Dàn nóng
Relay 2 N
C2
IC đệm dòng
IC điều khiển

C1
C2
C3
C4
Relay 3 Relay 4
C3
L

Tụ quạt R S C4
12VDC N
chuông 12 VAC 7812
ĐK quạt dàn lạnh

12 VAC 220 VAC

Sơ đồ nguyên lý board máy lạnh 2 khối một chiều

Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý board điều khiển dàn lạnh máy lạnh hai khối 1 chiều.
Re lay1, 2, 3, điều khiển ba cấp tốc độ quạt dàn lạnh, các cuộn dây được
nối sẳn với nguồn 1 chiều 12 VDC, khi IC điều khiển đưa ra mức điện áp 0VDC
thì relay tương ứng sẽ tác động quạt chạy với tốc độ tương ứng.
Relay 4 hoạt động tương tự để điều khiển Block.
Máy biến áp dùng để biến đổi điện áp từ 220VAC thành 12VAC để cấp
nguồn cho mạch điều khiển.
IC đệm đòng làm nhiệm vụ tăng dòng để đủ dòng cấp cho các relay hoạt
động.

44
b. Sơ đồ nguyên lý mạch điện dàn nóng máy lạnh 2 khối 1 chiều.

L C C

N
R S R S

Tụ quạt Tụ máy nén

Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý mạch điện dàn nóng máy lạnh 2 khối 1 chiều.
1.2.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy hai chiều
1.2.2.1. Sơ đồ nguyên lý board điều khiển dàn lạnh máy lạnh hai khối
2 chiều.
Re lay3, 4, 5, điều khiển ba cấp tốc độ quạt dàn lạnh, các cuộn dây được
nối sẳn với nguồn 1 chiều 5 VDC, khi IC điều khiển đưa ra mức điện áp 0VDC
thì relay tương ứng sẽ tác động quạt chạy với tốc độ tương ứng.
Relay 1, 2 hoạt động tương tự để điều khiển van đảo chiều và quạt dàn
nóng. Relay 6 điều khiển block.
Máy biến áp dùng để biến đổi điện áp từ 220VAC thành 5VAC để cấp
nguồn cho mạch điều khiển.
IC đệm đòng làm nhiệm vụ tăng dòng để đủ dòng cấp cho các relay hoạt
động.

45
Cầu chì Nguồn chung N
Nguồn chính L

220 VAC
Cuộn Chạy Lốc

C6

S tụ
C5
Số 1 Quạt dàn
lạnh
L2
6 VAC tụ C4
Số 2 Quạt dàn
R lạnh
C3
GND C3
7805 Số 3 Quạt dàn IC C4
lạnh IC đệm
- + IC ổn áp 5VDC C5
tụ 5V điều dòng
C1 IC khiển C6
C1 C2 đệm
dòng
L3
C7
C2

L1

C7

chuông Sơ đồ nguyên lý board máy lạnh hai khối hai chiều

Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý mạch điện dàn nóng máy lạnh 2 khối 2 chiều.
1.2.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điện dàn nóng máy lạnh 2 khối 2 chiều.
N L1 L2 L3

C C

Cuộn dây van


đảo chiều

R S R S

Tụ quạt Tụ máy nén

Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý mạch điện dàn nóng máy lạnh 2 khối 2 chiều.
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TREO TƯỜNG
Hình 2.7. Sơ đồ lắp đặt máy đhkk treo tường.
2.1. Đọc sơ đồ, bản v
- Đọc bản v bố trí máy và hệ thống điện

46
Hình 2.8. Sơ đồ bố trí máy đhkk treo tường

Sơ đồ đấu dây điện


Hình 2.9. Sơ đồ đi dây điện máy đhkk treo tường.

47
- Đọc bản v lắp đặt của nhà sản xuất

Hình 2.10. Bản vẽ chi tiết khối trong nhà của nhà sản xuất.

48
Hình 2.11. Bản vẽ chi tiết khối ngoài nhà của nhà sản xuất.
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời
- Dàn nóng nên được đặt trên bệ bê-tông hoặc khung đỡ có chiều cao nhỏ
nhất 100mm và được giữ chặt bằng bu-lông.
- Dàn nóng nên được đặt nơi có khoảng trống, từ phía gió vào của dàn
nóng phải có khoảng cách nhỏ nhất 250mm, và từ phía gió thổi ra của dàn nóng
phải có khoảng cách nhỏ nhất 1200mm.
- Nếu khi đặt dàn nóng trên mái nhà thì nên em kỹ mái nhà có đủ sức
chịu đựng trọng lượng của dàn nóng không. Nên chống rung để ngăn ngừa lan
truyền sự rung động đến cấu trúc của nhà.

49
Hình 2.12. Lắp đặt khối ngoài nhà.

Hình 2.13. Lắp đặt bộ Ke dàn nóng

Hình 2.14. Hình ảnh thực tế lắp đặt khối ngoài nhà
Tiến hành như sau:

50
 Đo vị trí đặt giá treo, tiến hành lấy dấu;
 Dùng khoan khoan vào vị trí vừa lấy dấu, đóng nở rồi bắt giá;
 Đưa máy lên giá, dùng bulông bắt chặt chân máy vào giá đỡ;
 Tiến hành loe ống và kết nối với dàn nóng;
 Lắp ống nước ả dưới đáy dàn nóng (đối với máy 2 chiều).
2.3. Lắp đặt cục trong nhà
Yêu cầu lắp đặt cục trong nhà:
– Vững chắc và không bị rung.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Cách a nguồn nhiệt và hơi nóng, không bị chắn gió.
– Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng.
– Nguồn điện đảm bảo.

Hình 2.15. Lắp đặt khối trong nhà


Tiến hành như sau:
 Dàn lạnh được treo trên tường, cách trần khoảng >=100mm (với máy điều
hòa treo tường);
 Tháo bộ giá đỡ được lắp ở sau dàn lạnh, dùng giá treo giàn lạnh định vị và
do kích thước lắp đặt, cân bằng giá treo bằng Ni-vô, (lưu ý giá treo phải cân
bằng nhưng tốt nhất nên để dốc phía ống thoát nước từ 0.5 tới 1mm để nước

51
trong máng được thoát dễ dàng hơn). Khi lấy dấu tiến hành khoan rồi bắt vít giá
treo lên tường;
 Dùng tua vít tháo vỏ ốp bên ngoài dàn lạnh để đấu dây diện, dây tín hiệu
theo hướng dẫn trong sách đi kèm;
 Nắn ống đồng cho phù hợp với lỗ khoan, tháo rắc co, dùng băng dính bịt
kín 2 đầu lỗ, tránh bụi bẩn âm nhập;
 Bọc bảo ôn, cuốn băng i gồm ống nước, ống đồng, dây điện thành một
khối luồn qua lỗ khoan đi ra ngoài;
 Đo khoảng cách từ giàn lạnh đến giàn nóng. Lưu ý khoảng cách từ dàn
nóng tới dàn lạnh không được vượt quá giới hạn nhà sản uất quy định.
2.3.1. Lấy dấu khoan, đục lỗ:
- Dùng thước thuỷ để định vị trí tấm lưng rồi đánh dấu.
- Khoan lỗ vào các chỗ đã đánh dấu, sau đó đóng take nhựa 8.
- Dùng vít cố định tấm lưng lên tường.
- Dùng bút đánh dấu theo hướng mũi tên của tấm lưng để đục lỗ cho ống
đi qua.
- Đục một lỗ đã định vị, có thể dùng khoan, đường kính khoảng 4 cm.
- Gắn dàn lạnh vào tấm lưng đã cố định.

52
Hình 2.16. Lắp đặt tấm lưng khối trong nhà
2.3.2. Lắp đặt cục trong nhà vào vị trí:

Hình 2.17. Lổ khoan xuyên tường cho ống dẫn gas

53
Hình 2.18. Trình tự lắp đặt khối trong nhà
Lắp đặt dây điện.
Lắp dây điện vào domino (phần l i của dây điện được giấu hoàn toàn
trong domino).
Lắp dây điện không đúng không những làm cho máy hoạt động không
bình thường mà còn có thể làm hỏng mạch điện điều khiển.
Lắp dây điện không chặt (tiếp úc không tốt) có thể gây quá nhiệt tại
domino dẫn đến đứt cầu chì, máy ngưng hoạt động.
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng
2.4.1. Chuẩn bị đường ống
- Chuẩn bị ống dẫn gas phải đúng kích thướt, theo kỹ thuật yêu cầu, ống
phải được sạch sẽ, mới, chiều dài ống phải được trừ hao và tính s ng
2.4.2. Nối ống dẫn vào hai dàn
- Cắt ống dẫn ga bằng dao cắt ống đồng và dùng dao cạo mép đầu ống sau
khi cắt ống đồng (nên cẩn thận ngăn không cho mạt vụn đồng rơi vào trong
ống).
- Cách nhiệt toàn bộ ống dẫn ga.

54
- Lấy miếng chặn ở rắc-co có ren trong (rắc-co cái) ra và đưa ống đồng
vào trong rắc-co cái.
- Loe ống đồng sao cho đầu loe ống đồng tròn đều.
- Dùng nhớt ga lạnh thoa trên đầu loe ống đồng và miệng côn của van
trước khi nối với nhau.

Hình 2.19. Xiết Racco kết nối đường ống


- Đặt ống đồng và van thẳng hàng rồi iết nhẹ rắc-co cái bằng tay khoảng
từ 3 đến 5 vòng.
- Xiết chặt rắc-co cái với van bằng mỏ lết hoặc chìa khóa.
- Lập lại quá trình trên cho ống ga còn lại.
Chú ý: Khi xiết rắc-co phải cẩn thận, vì xiết không đúng lực có thể làm
hỏng ren của rắc-co và gây xì ga.

55
Hình 2.20. Một số hình ảnh về phương pháp đặt ống ách nhiệt, dây điện, xiết rac
co.

Hình 2.21. Hình ảnh thực tế về lắp ống cách nhiệt, dây điện, ống thoáy nước
ngưng.

56
Hình 2.22. Hình ảnh một số các thao tác gia công đường ống.
CHÚ Ý:
 Không được mở van cấp dịch và van hồi khi việc lắp đặt chưa hoàn tất.
 Xả Air hệ điều hoà bình thường và mở gas.
 Hút chân không hệ thống (bắt buộc) với hệ điều hoà inverter.
 Dàn nóng đã được nạp gas sẵn khi xuất xưởng nên dàn nóng không phải
hút chân không (đuổi khí).
 Sau khi lắp đặt đường ống gas, phải hút chân không hoặc xả đuổi khí
đường ống dẫn gas và dàn lạnh.
 Hoàn tất việc hút chân không mở van cấp dịch. Bật máy cho máy hoạt
động.
2.4.3. Nối ống thoát nước ngưng từ dàn lạnh ra
Tất cả các loại máy treo tường đều có đoạn ống nước thoát được bọc cách
nhiệt rất chắc chắn và được gắn vào 1 bên bất k của máng thoát nước. Tu theo
yêu cầu lắp đặt mà người ta gắn 1 bên. Nhưng tuy nhiên nếu đường thoát nước
quá dài so với đoạn ống này thì có thể nối thêm bằng đoạn ống thoát nước khác
như : ống oắn ruột gà, ống nhựa bình minh….Để đảm bảo cho lượng nước
không bị ngưng phía bên ngoài người ta bọc cách nhiệt đoạn ống đó lại hoặc
quấn băng cách nhiệt lại
Thông thường đoạn ống thoát nước ngưng là phi 21 hoặc 27 tu theo từng
loại công suất máy

57
2.4.4. Đấu điện cho máy
a. Lắp dây điện ra dàn nóng:

Hình 2.23. Lắp dây điện vào dàn lạnh.


- Tháo nắp che hộp điện, tháo kẹp dây điện.

Hình 2.24. Lắp dàn lạnh vào tấm lưng và cách uốn ống dẫn gas khi kết nối vào dàn
nóng.
- Lắp dây điện vào domino và iết chặt. Chú ý ký hiệu đấu điện trên
domino dàn lạnh và dàn nóng phải giống nhau.
- Kẹp giữ dây điện bằng móc kẹp dây.
- Lắp lại nắp che hộp điện, và iết chặt các vít. Máy phải được nối đất để
ngăn ngừa điện giật trong trường hợp rò rỉ điện. Khi lắp máy ở khu vực ẩm ướt
nên lắp thêm CB chống rò rỉ.

58
Hình 2.25. Hình ảnh thực tế về đấu điện cho máy.
b. Lắp dây điện nối đất cho dàn nóng:
Xiết chặt tất cả các vít trên domino.
Kéo dây điện ra khỏi mặt trước và uốn thành hình móc câu.
2.5. Thử xì hệ thống
Thông thường thử kín hệ thống bằng khí Nitơ hoặc khí nén và chỉ thử kín
các chỗ rắc co kết nối. Nhưng để đảm bảo tốt người ta dùng khí nito, bởi vì khí
Ni tơ có áp lực cao, và sẽ tìm ra được những chỗ rò rỉ có khả năng bị rò rỉ trong
thời gian ngắn khi vận hành máy
Dùng bọt à phòng bôi lên những chỗ nghi ngờ, khi phát hiện chỗ ì thì ta
tiến hành khoá van lại ngưng cung cấp khí nito vào hệ thống và nhích mở nhẹ
rắc co ra để khí nito thoát hết ra và tiến hành tháo ra và khắc phục sự cố
Khi hệ thống không bị ì thì ta tiến hành dùng khí nito đang thử ì để làm
sạch hệ thống bằng cách bơm khí nito vào hệ thống tạo áp lực cao. Sau đó nhích
mở mạnh van ã để nito thoát nhanh ra và tạo cho áp lực mạnh khi có các tạp
chất trong hệ thống cũng sẽ được tống mạnh theo khí nito ra ngoài, và tiến hành
làm nhiều lần để hệ thống được sạch an toàn hơn

Hình 2.26. Thử xì hệ thống dùng Nitơ.

59
2.6. Hút chân không
Dàn nóng đã được nạp ga s n khi uất ưởng, trên nhãn thông số có ghi
lượng ga được nạp (với chiều dài ống 5m). Dàn nóng không phải hút chân
không (ngoại trừ khi lượng ga trong dàn nóng bị thất thoát hết).
Sau khi lắp đặt đường ống dẫn ga, phải hút chân không đường ống dẫn ga
và dàn lạnh.
Sau khi hoàn tất hút chân không, mở van cấp dịch và van hồi.

Hình 2.27. Hút chân không hệ thống.


Ghi chú:
- Không nên dùng ga để đuổi gió (không khí).
- Không dùng máy nén để hút chân không.
- Không được khởi động máy nén khi đang hút chân không
- Nên nạp thêm ga khi đường ống dẫn ga dài quá 5m.

60
2.7. Chạy thử máy và nạp gas bổ xung

Hình 2.28. Nạp Gas bổ sung ho máy.


- Sau khi lắp đặt ong nên kiểm tra thêm một lần nữa trước khi khởi động
máy:
- Kiểm tra máy lắp đặt có đúng không và không để dụng cụ, vật dụng ở trên
nắp máy.
- Kiểm tra nối đất của dàn nóng, dàn lạnh.
- Kiểm tra điện nguồn.
- Kiểm tra kích cỡ dây dẫn điện.
- Kiểm tra các mối nối dây dẫn điện.
- Phải đảm bảo dây dẫn điện trong máy không được tiếp úc với ống đồng
dẫn ga.
- Khởi động máy và quan sát hoạt động của máy.
- Đối với máy mới thì việc nạp gas bổ sung cho máy mới thì phải phụ thuộc
vào chiều dài đường ống theo hướng dẫn kỹ thuật
- Trước khi nạp gas bổ sung thì cần phải kiểm tra ì thật kỹ, và thử với áp
lực cao

3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TREO TƯỜNG


3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh

61
Trước khi cần thực hiện việc bảo dưỡng ta cần kiểm tra lại hệ thống lạnh
- Khởi động máy lạnh, sử dụng remoter kiểm tra độ nhạy để điều khiển
chuyển đổi các chế độ.
- Kiểm tra sự hoạt động của quạt dàn lạnh, lá đảo.
- Kiểm tra sự hoạt động của dàn nóng: Block, motor quạt, đo áp suất gas
(nếu cần).
- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.
Nếu máy lạnh ảy ra trục trặc ở hạng mục nào hoặc vẫn hoạt động bình
thường, nhân viên cần phải thông báo tình trạng với khách hàng để tiến hành các
công việc tiếp theo.
3.1.2. Tháo vỏ máy
- Ngắt cầu dao điện, tháo mặt nạ dàn lạnh, lưới lọc, tháo máng nước và quạt đảo
(nếu thấy cần).
3.1.3. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
a. Đối với dàn lạnh:
– Tháo mặt nạ, lưới lọc bụi, tháo máng nước, tháo motor quạt đảo sau đó
ịt rửa bằng à bông.
– Thao tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao
nylon để che mạch điện tử
– Tiến hành ịt dàn lạnh, không được ịt để nước bắn vào board mạch điện
tử, chỉnh áp lực máy bơm vừa phải, tránh trường hợp làm ếp những lá nhôm
tản nhiệt khi áp lực nước quá mạnh và nước bắn ra ngoài.
– Xịt quạt lồng sóc dàn lạnh.
Lưu ý: đối với những quạt sử dụng nguồn điện ung thì nên rút nguồn của
quạt hoặc dùng tuốcnơvít ghìm lại không cho cánh quạt quay tránh để hư quạt.
– Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã tháo
gỡ, chỉnh lại cánh đảo gió cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch và khô
nước. Kiểm tra lại quạt chạy có ồn không? Hay gắn lại những phần đã tháo gỡ
đúng và đủ chưa? Hoàn thành dàn lạnh.
b. Đối với dàn nóng:

62
– Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực ịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt,
ịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất
chuyên dùng khi cần thiết).
Lưu ý: khi ịt dàn không được để làm ếp những lá nhôm tản nhiệt.
– Không được ịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện
(domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất
việc bảo trì.
– Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát
nước và các thông số kỹ thuật.
3.1.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng
Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật
sự thông thoát.
3.1.5. Vệ sinh lưới lọc
Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi
để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào
mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng
khoảng 2 tuần 1 lần
3.1.6. Lắp vỏ máy
Sau khi đã hoàn tất công tác bảo dưỡng cho máy ta tiến lắp lại nắp máy
3.1.7 Khởi động máy
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy.
- Đóng CB nguồn, đo kiểm tra lại điện áp nguồn cấp cho máy: đảm bảo đủ
điện áp nguồn.
- Điều khiển cho máy hoạt động.
- Chỉnh nhiệt độ lạnh ở mức thấp nhất.
3.1.8 Kiểm tra dòng điện của máy

63
Kiểm tra lại dòng điện hoạt động của máy. Sau đó so sánh dòng điện này
với dòng điện định mức của máy. Nếu dòng điện đo được bằng dòng định mức
thì hệ thống hoạt động là ổn định

Hình 2.29. Đo dòng điện hoạt động của máy.


3.1.9 Kiểm tra lượng gas trong máy
Dùng đồng hồ đo áp suất để ác định áp suất làm việc. Nếu loại gas đang
sử dụng là R22 và áp suất đo được khi hệ thống làm việc ổn định nằm trong
khoảng 60 – 80 PSI thì hệ thống đã làm việc đủ gas.

Hình 2.30. Đo áp suất gas khi vận hành.


Nếu áp suất đo được nhỏ hơn 60PSI và dòng điện nhỏ hơn định mức thì
hệ thống đang thiếu gas. Khi đó ta phải nạp gas bổ sung.
3.1.10. Xử lý, nạp gas nếu cần
Khi hệ thống thiếu gas thì ta cần nạp gas bổ sung cho hệ thống

64
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi máy lạnh bị thiếu gas đó
là khi bật chiều lạnh thì dàn lạnh không tỏa ra hơi lạnh (hoặc hơi lạnh yếu) và
dàn nóng không thấy có hơi nóng thổi ra. Ngược lại, khi bật chiều nóng thì dàn
lạnh không tỏa ra hơi nóng và dàn nóng không thổi ra hơi lạnh.
Ở một số máy lạnh dòng cao cấp có gắn s n một sensor báo tình trạng gas
trong máy. Nếu thiếu gas, máy lạnh sẽ không hoạt động.
Việc nạp gas bổ sung cho điều hòa chỉ áp dụng với các dòng máy điều
hòa sử dụng gas R22, còn gas R410 cần phải rút hết số gas cũ ra khỏi điều
hòa thì mới có thể tái nạp lại đầy gas cho điều hòa. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối đồng hồ nạp gas vào hệ thống
– Nối dây đồng hồ đo gas vừa tháo từ bơm chân không với bình gas.
– Sử dụng cân và lộn ngược chai ga để có thể nạp ga lỏng cho hệ thống (nạp
gas lỏng).
Bước 2: Xả khí cho đồng hồ đo gas
Bạn từ từ mở van chai ga và nhấn nhẹ vào đầu ả khí của đồng hồ. (Hãy
cẩn thận với ga lỏng). Phải thực hiện hút chân không đối với Gas R410A, R32
Bước 3: Mở van xanh và tiến hành nạp ga lỏng cho hệ thống.
– Nếu không thể nạp khối lượng gas nhất định cho điều hòa thì có thể nạp
thành nhiều lần, (mỗi lần nạp khoảng 150 gam) trong khi máy đang chạy ở chế
độ làm lạnh; Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả và tốn thời gian. Hãy
đợi khoảng vài phút và tiến hành nhốt ga rồi tiếp tục thực hiện quá trình nạp.
– Nếu không dùng cân thì việc nạp ga lỏng cho máy đang chạy nên thực
hiện từ từ, nạp ít một. Khi áp suất đạt khoảng 50 PSI thì nên chuyển sang nạp ga
hơi để tiện cân chỉnh lượng ga nạp.
– Giá trị áp suất trên đồng hồ chỉ chính ác khoảng 20 phút sau khi dừng
nạp ga lỏng vào máy. (Thông thường cao lên)
– Tùy từng loại điều hòa mà giá trị áp suất hút là khác nhau, giá trị áp suất
hút của điều hòa LG vào khoảng từ 60~80 PSI. Giá trị áp suất hút còn phụ thuộc
vào nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ trong nhà, độ sạch của dàn, lưới lọc. Để quyết
định áp suất hút cần kiểm tra nhiệt độ ống hút. Máy đủ ga thường ống hút phải
lạnh sau khoảng 20 phút kể từ lúc máy nén bắt đầu chạy.
Cuối cùng, tháo đồng hồ, và lắp lại các van cho chặt chẽ.
* Lưu ý khi nạp gas bổ sung cho điều hòa máy lạnh

65
– Tuyệt đối tránh việc nạp khối lượng lớn gas lỏng liên tục vào đường hút
của điều hòa trong khi máy lạnh đang chạy. Việc này, có thể làm hỏng hoặc
giảm tuổi thọ máy nén điều hòa.
– Khi nạp gas lỏng cho điều hòa, áp suất hút sẽ thấp hơn thực tế. Do đó, cần
vận hành máy lạnh sau 30 phút để áp suất hệ thống ổn định trước khi đo.
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
- Dùng bộ điều khiển tắt máy
- Bật OFF CB nguồn
3.2.2. Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch
- Dùng vít vặn chắc lại các cực của CB, các Domino của máy
3.2.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
- Vệ sinh bụi bẩn bám vào thiết bị, tường nhà.
- Lắp ráp lại những vật dụng mà quá trình vệ sinh mình đã tháo ra.
3.2.4. Bảo dưỡng quạt
- Tháo vỏ máy
- Tháo cánh quạt và vệ sinh quạt
- Tháo quạt và tra dầu mở cho quạt
- Lắp quạt, cánh quạt và vỏ máy
- Vận hành máy và kiểm tra lại độ ồn của quạt

Hình 2.31. Tháo dàn nóng để kiểm traq uạt.

66
3.2.5. Tra dầu mỡ
Việc tra dầu mở để bôi trơn cho các ổ trục quạt sẽ giúp cho quạt chạy êm
hơn, giảm tiếng ồn, tăng tuổi thọ và giúp cho việc giải nhiệt cho hệ thống đạt
hiệu quả hơn.
- Sau khi đã tháo quạt ong, mở nắp bít của ổ bi và vệ sinh ổ bị đó. Sau đó
ta đưa 1 lượng mở bò vừa đủ vào ổ bi (khoảng 2/3 thể tích trong của ổ bi)
- Cần tra dầu mỡ cho quạt ít nhất một năm một lần.
3.2.6. Vận hành và hoàn thiện hệ thống
Sau khi đã thực hiện ong việc bảo dưỡng máy, ta tiến hành đóng điện và
vận hành lại hệ thống và ác định lại các thông số: dòng điện, áp suất gas khi
làm việc, độ lạnh tại dàn lạnh,...
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TREO TƯỜNG
4.1. Sửa chữa hệ thống điện
4.1.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, hoặc đã đến thời gian cần
bảo dưỡng (thường là sau 3-4 tháng ở các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình
trạng bên ngoài của máy, kiểm tra cẩn thận khu vực cấp nguồn, dàn nóng và dàn
lạnh em chúng có gì bất thường hay không.
Để sửa chữa hệ thống điện máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Quan sát, kiểm tra sơ bộ lại hệ thống điện: nhìn em những chổ tiếp úc
điện có dấu hiệu bị nóng chảy, đổi màu hoặc đo kiểm tra lại điện áp nguồn trước
và sau CB, đo nguồn đến máy,..
- Đo kiểm tra nguồn vào và ra thiết bị trên Board
4.1.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa

67
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.1.3. Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
4.1.3.1. Sửa chữa thay thế Block:

Hình 2.32. Block máy lạnh


* Một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng phần điện của Block
- Nguồn điện cấp cho máy lạnh/ tủ lạnh không ổn định dễ gây chập cháy,
hư hỏng block.
- Máy lạnh có công suất nhỏ nhưng lại lắp đặt vào phòng có diện tích lớn
vượt quá quy định của nhà sản uất dẫn đến máy chạy liên tục không nghỉ nên
quá tải.
- Do cục nóng đặt ngoài trời bị nắng chiếu trực tiếp vào dẫn đến dàn nóng
không trao đổi nhiệt được gây ra quá tải.
- Do không bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh và nạp gas định k cho máy lạnh.
- Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể
dẫn tới CB nguồn tác động.
- Thermic bảo vệ máy nén tác động thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu,
motor máy nén không quay.
- Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém.
* Thay thế Block
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.

68
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.1.3.2. Sửa chữa thay thế quạt dàn nóng:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn nóng:
- Tụ điện của quạt bị hỏng nên quạt không tự khởi động dẫn đến dòng điện
trên quạt tăng cao
- Khô dầu bôi trơn
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn nóng:
- Chọn quạt phù hợp với loại máy đang sử dụng
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.3.3. Sửa chữa thay thế quạt dàn lạnh:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.4. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy
- Nếu đường dây điện nguồn có dấu hiện quá tải, bong tróc thì ta phải thay
thế đường dây dẫn điện mới
- Đường dây mới phải đảm bảo đủ tải
- Lắp đặt phải chắc, đặt trong ống, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Các đầu dây đấu nối đến các cực nối phải đảm bảo chắc chắn, tiếp úc tốt.

69
4.1.5. Vận hành và đánh giá kết quả
Đóng điện và vận hành kiểm tra hoạt động của hệ thống. Kiểm tra các
thông số của máy.
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh
4.2.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng
Để sửa chữa hệ thống lạnh máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Tìm cách vận hành lại hệ thống để tìm nguyên nhân hư hỏng.
- Đo kiểm tra áp suất đầu hút, đầu đẩy
4.2.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình
sửa chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.2.3. Kiểm tra, thay thế Block máy
* Kiểm tra phần cơ của Block:
- Đo áp suất đầu đẩy của Block để ác định block còn tốt hoặc rất tốt (từ
350PSI trở lên)
- Kiểm tra độ kín của Clape
* Thay thế Block:
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.2.4. Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt

70
a. Sửa chữa dàn nóng bị rò rỉ
Thao tác :
- Tháo nguồn ra khỏi hệ thống.
- Xả hết gas trong hệ thống lạnh.
- Xác định chỗ thủng (Do va chạm cơ học hay do ăn mòn).
- Xả các mối hàn và tháo phin lọc ra.
- Làm sạch chỗ thủng và hàn kín lại.
- Hàn phin lọc lại như cũ, sau đó thử kín, hút chân không và nạp gas
lại
- Tiến hành chạy thử, theo d i, hiệu chỉnh để tủ làm việc bình thường
và đảm bảo chế độ lạnh
b. Sửa chữa dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh bị dẹp cánh
- Khi các cánh nhôm của dàn nóng hay dàn lạnh bị dẹp thì sự lưu thông của
không khí qua dàn sẽ bị cản trở, làm cho dàn nóng giải nhiệt kém, dàn lạnh độ
lạnh không tốt. Nguyên nhân là do khi chuyên chở (vận chuyển) bị va chạm, do
tháo máy và vệ sinh máy không đúng kỹ thuật, thường là chỉ bị mặt ngoài. Phải
tiến hành sửa chữa.
Thao tác :
1. Tháo mặt nạ máy, rút sườn máy ra khỏi vỏ, để lộ bề mặt dàn nóng, dàn
lạnh.
2. Dùng hai thanh sắt mỏng (bề dày 1 mm ). Một thanh ta tựa vào và một
thanh vuốt dọc theo cánh từ trên uống dưới.
3. Tiếp tục tiến hành cho các vị trí có cánh nhôm bị dẹp.
c. Sửa chữa dàn nóng- dàn lạnh của máy lạnh bị hở
- Khi dàn lạnh bị hở máy sẽ bị thiếu gas hoặc mất gas hoàn toàn làm cho
máy kém lạnh hoặc không lạnh. Chỗ ì hở sẽ có vết dầu loang. Vị trí ì hở có
thể ở các co ống nhưng cũng có thể ở các thanh thẳng.
- Nếu vị trí ì hở ở các thanh thẳng thì không nên phá bỏ cánh nhôm và
hàn. Do ống đồng ở các thanh rất mỏng và vị trí bị cánh nhôm che khuất.Tốt
nhất là thay các thanh thẳng.
4.2.5. Sửa chữa, thay thế van tiết lưu

71
- Sửa chữa, thay thế van tiết lưu thường ảy ra khi ta thay máy nén
- Giá trị áp suất khi cân cáp máy lạnh sử dụng Gas R22 là nằm trong
khoảng 60 – 90PSI

Hình 2.33. Cáp máy lạnh


4.2.6. Sửa chữa, thay thế van đảo chiều

Hình 2.34. Vị trí đặt Van đảo chiều


* Kiểm tra:
Bật đồng hồ VOM thang x1kΩ đo vào 2 chân đấu điện của cuộn dây, nếu
có điện trở trong khoảng 1k đến 8k thì cuộn dây còn tốt. Sau đó ta bật cho máy
chạy chế độ làm nóng, nếu thấy bộ phận điều khiển cấp nguồn cho cuộn dây
điện từ và kim van hút sang bên phải nhưng thanh trượt không sang phía bên
phải, máy không làm nóng được thì lúc này thanh trượt bị kẹt.
* Khắc phục:
– Ta có thể khắc phục bằng cách dùng búa cao su g mạnh vào thân van,
nếu không được ta phải thay van khác.

72
– Khi van đảo chiều bị hỏng cuộn dây ta chỉ cần tháo ốc ra rồi thay cuộn
dây mới là được.
– Nếu van đảo chiều bị kẹt thanh trượt trong thân van, khi hàn van đảo
chiều mới vào hệ thống thì ta nên đắp ướt vào thân van khi hàn để tránh bị cháy
thanh trượt bên trong thân van.
4.2.7. Sửa chữa, thay thế quạt
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
Yêu cầu thực hiện
1. Lắp đặt máy điều hòa không khí treo tường
- Đọc bản vẽ sơ đồ lắp máy
- Lắp đặt khối trong nhà
- Lắp đặt khối ngoài nhà
- Lắp đặt đường ống dẫn gas, dây điện và đường nước ngưng
- Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật
2. Bảo dưỡng máy điều hòa không khí treo tường
- Kiểm tra hệ thống lạnh
- Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh
- Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt
- Làm sạch hệ thống nước ngưng
- Làm sạch hệ thống lưới lọc
- Bảo dưỡng quạt

73
- Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống
3. Sửa chữa phần lạnh máy điều hoà không khí treo tường
- Xác định nguyên nhân hư hỏng
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Kiểm tra, thay thế Block máy
- Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
- Sửa chữa, thay thế quạt
4. Sửa chữa phần điện máy điều hoà không khí treo tường
- Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
- Vận hành và đánh giá kết quả
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy trình bày hiện tượng của máy lạnh khi tụ điện của Block bị hỏng?
Câu 2: Trình bày cách nạp gas bổ sung cho máy lạnh sử dụng gas R22?
Câu 3: Trình bày các dấu hiệu của máy lạnh khi đủ lạnh?

74
BÀI 3: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
SÀN
Mã mô đun: MĐ23-03
* Giới thiệu
Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về nguyên lý, sơ đồ
mạch điện của hệ thống điều hòa không khí đặt sàn. Cũng như việc hướng dẫn
lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cho hệ thống.
* Mục tiêu của bài:
Kiến thức
­ Phân tích được nguyên lý làm việc của máy
­ Phân tích được các phương pháp bố trí máy theo yêu cầu thực tế
­ Lập quy trình lắp đặt theo bản vẽ thi công, đọc các sơ đồ kết nối thiết bị
Kỹ năng
­ Lắp đặt và vận hành máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời
gian
­ Kết nối được thiết bị, bố trí máy theo thực tế, chạy thử và cân chỉnh lượng
gas
­ Bảo dưỡng và sửa chữa được cho máy theo đúng quy trình, kỹ thuật
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
­ Có trách nhiệm sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật
- Cẩn thận,an toàn chính ác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
* Nội dung của bài:
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh
1.1.1. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép một chiều
Hơi bảo hòa khô từ dàn bay hơi được máy nén hút và nén lên áp suất
ngưng tụ và nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngưng tụ, tại dàn ngưng hơi môi chất thải
nhiệt ra môi trường nhờ có quạt cưỡng bức nhiệt độ của môi chất giảm dần đến
khi bằng với nhiệt độ ngưng tụ ứng với áp suất ngưng tụ thì môi chất bắt đầu
ngưng tụ lại thành lỏng. lỏng này qua phin lọc để lọc cặn sấy ẩm sau đo qua ống
mao để giảm áp suất từ áp suất ngưng tụ uống áp suất bay hơi vào dàn bay hơi

75
ở đây môi chất lỏng ở áp suất thấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và bay
hơi ở nhiệt độ tương ứng với áp suất bay hơi.
1.1.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép hai chiều
Ở máy lạnh hai chiều thì nguyên lý hoạt động của chu trình tương tự như
máy lạnh một chiều nhưng được bổ sung thêm van đảo chiều để đổi chiều
chuyển động của môi chất và có thêm ống mao phụ để tăng trở lực khi hoạt
động ở chế độ sưởi.
Khi máy làm việc ở chế độ lạnh ngược lại là chế độ sưởi tương tự bài 2.
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
1.2.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy một chiều

Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy một chiều


1.2.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy hai chiều

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy 2 chiều

76
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN
2.1. Đọc sơ đồ, bản v
- Đọc bản vẽ bố trí máy và hệ thống điện

Hình 3.3. Vị trí đặt máy trong căn hộ

- Đọc bản vẽ lắp đặt của nhà sản uất

77
Hình 3.4. Bản vẽ lắp đặt của nhà sản xuất
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời
- Khi bắt dàn nóng vào giá treo hay kệ đỡ cần lưu ý là phải lắp đặt đầy đủ
các đệm cao su để giảm chấm.
- Khi lắp dàn nóng sao cho không ảy ra hiện tương khí nóng quay trở lại
hoặc cản trở lưu thông không khí.
- Phải đảm bảo khoảng cách mặt sau của máy với vật cản phải > 300 mm,
khoảng cách mặt trước của máy với vật cản > 1000 mm, khoảng cách mặt cạnh
của máy với vật cản > 500 mm.

Hình 3.5. Lắp đặt khối ngoài nhà


Tiến hành như sau:
 Đo vị trí đặt giá treo, tiến hành lấy dấu;
 Dùng khoan khoan vào vị trí vừa lấy dấu, đóng nở rồi bắt giá;

78
 Đưa máy lên giá, dùng bulông bắt chặt chân máy vào giá đỡ;
 Tiến hành loe ống và kết nối với dàn nóng;
 Lắp ống nước ả dưới đáy dàn nóng (đối với máy 2 chiều).
2.3. Lắp đặt cục trong nhà
Yêu cầu lắp đặt cục trong nhà:
– Vững chắc và không bị rung.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Cách a nguồn nhiệt và hơi nóng, không bị chắn gió.
– Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng.

– Nguồn điện đảm bảo.


Hình 3.6. Lắp đặt khối trong nhà
2.3.1. Lấy dấu khoan, đục lỗ:
- Xác định vị trí đặt lỗ ống ga, lỗ ống thoát nước, sau đó, lấy bút vạch lên
rồi dùng khoan rút lỗ khoát trên tường cho thật chính ác.
- Tiếp đến lại ác định 4 vị trí đưới sàn hoặc dưới kệ để dàn lạnh, sau đó,
khoan 4 lỗ đó. Độ sâu và đường kính lỗ tùy thuộc vào tắc kê được chọn.
2.3.2. Lắp đặt khối trong nhà vào vị trí:

79
- Tiến hành đưa dàn lạnh vào đúng vị trí cần lắp đặt rồi cố định bu-lông
hoặc tắc kê nở để giữ vững dàn lạnh.
- Lắp miếng bát "L "lên nóc máy lạnh tủ đứng và bắt vào tường cũng bằng
hai con buloong hoặc tắc kê nở giúp máy đứng vững chắc, bất chấp mọi điều
kiện
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng
2.4.1. Chuẩn bị đường ống
- Chuẩn bị ống dẫn gas phải đúng kích thướt, theo kỹ thuật yêu cầu, ống
phải được sạch sẽ, mới, chiều dài ống phải được trừ hao và tính s ng
2.4.2. Nối ống dẫn vào hai dàn
- Cắt ống dẫn ga bằng dao cắt ống đồng và dùng dao cạo mép đầu ống sau
khi cắt ống đồng (nên cẩn thận ngăn không cho mạt vụn đồng rơi vào trong
ống).
- Cách nhiệt toàn bộ ống dẫn ga.
- Lấy miếng chặn ở rắc-co có ren trong (rắc-co cái) ra và đưa ống đồng
vào trong rắc-co cái.
- Loe ống đồng sao cho đầu loe ống đồng tròn đều.
- Dùng nhớt ga lạnh thoa trên đầu loe ống đồng và miệng côn của van
trước khi nối với nhau.

Hình 3.7. Xiết Racco kết nối đường ống


- Đặt ống đồng và van thẳng hàng rồi iết nhẹ rắc-co cái bằng tay khoảng
từ 3 đến 5 vòng.
- Xiết chặt rắc-co cái với van bằng mỏ lết hoặc chìa khóa.

80
- Lập lại quá trình trên cho ống ga còn lại.
Chú ý: Khi xiết rắc-co phải cẩn thận, vì xiết không đúng lực có thể làm
hỏng ren của rắc-co và gây xì ga.
CHÚ Ý:
 Không được mở van cấp dịch và van hồi khi việc lắp đặt chưa hoàn tất.
 Xả Air hệ điều hoà bình thường và mở gas.
 Hút chân không hệ thống (bắt buộc) với hệ điều hoà inverter.
 Dàn nóng đã được nạp gas sẵn khi xuất xưởng nên dàn nóng không phải
hút chân không (đuổi khí).
 Sau khi lắp đặt đường ống gas, phải hút chân không hoặc xả đuổi khí
đường ống dẫn gas và dàn lạnh.
 Hoàn tất việc hút chân không mở van cấp dịch. Bật máy cho máy hoạt
động.
2.4.3. Nối ống thoát nước ngưng từ dàn lạnh ra
Tất cả các loại máy treo tường đều có đoạn ống nước thoát được bọc cách
nhiệt rất chắc chắn và được gắn vào 1 bên bất k của máng thoát nước. Tu theo
yêu cầu lắp đặt mà người ta gắn 1 bên. Nhưng tuy nhiên nếu đường thoát nước
quá dài so với đoạn ống này thì có thể nối thêm bằng đoạn ống thoát nước khác
như : ống oắn ruột gà, ống nhựa bình minh….Để đảm bảo cho lượng nước
không bị ngưng phía bên ngoài người ta bọc cách nhiệt đoạn ống đó lại hoặc
quấn băng cách nhiệt lại
Thông thường đoạn ống thoát nước ngưng là phi 21 hoặc 27 tu theo từng
loại công suất máy
2.4.4. Đấu điện cho máy
- Lắp dây điện vào domino và iết chặt. Chú ý ký hiệu đấu điện trên
domino dàn lạnh và dàn nóng phải giống nhau.
- Kẹp giữ dây điện bằng móc kẹp dây.

81
- Lắp lại nắp che hộp điện, và iết chặt các vít. Máy phải được nối đất để
ngăn ngừa điện giật trong trường hợp rò rỉ điện. Khi lắp máy ở khu vực ẩm ướt

nên lắp thêm CB chống rò rỉ.


Hình 3.8. Đấu điện cho máy
2.5. Thử xì hệ thống
Thông thường thử kín hệ thống bằng khí Nitơ hoặc khí nén và chỉ thử kín
các chỗ rắc co kết nối. Nhưng để đảm bảo tốt người ta dùng khí nito, bởi vì khí
Ni tơ có áp lực cao, và sẽ tìm ra được những chỗ rò rỉ có khả năng bị rò rỉ trong
thời gian ngắn khi vận hành máy
Dùng bọt à phòng bôi lên những chỗ nghi ngờ, khi phát hiện chỗ ì thì ta
tiến hành khoá van lại ngưng cung cấp khí nito vào hệ thống và nhích mở nhẹ
rắc co ra để khí nito thoát hết ra và tiến hành tháo ra và khắc phục sự cố
Khi hệ thống không bị ì thì ta tiến hành dùng khí nito đang thử ì để làm
sạch hệ thống bằng cách bơm khí nito vào hệ thống tạo áp lực cao. Sau đó nhích
mở mạnh van ã để nito thoát nhanh ra và tạo cho áp lực mạnh khi có các tạp
chất trong hệ thống cũng sẽ được tống mạnh theo khí nito ra ngoài, và tiến hành
làm nhiều lần để hệ thống được sạch an toàn hơn
2.6. Hút chân không
Sau khi lắp đặt đường ống dẫn ga, phải hút chân không đường ống dẫn ga
và dàn lạnh.
Sau khi hoàn tất hút chân không, mở van cấp dịch và van hồi.
Ghi chú:
- Không nên dùng ga để đuổi gió (không khí).
- Không dùng máy nén để hút chân không.

82
- Không được khởi động máy nén khi đang hút chân không.
- Nên nạp thêm ga khi đường ống dẫn ga quá.
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ xung
Sau khi lắp đặt ong, kiểm tra ì ong ta đóng nguồn khởi động máy:
- Đo kiểm tra dòng điện
- Đo kiểm tra áp suất gas
- Quan sát, kiểm tra các dấu hiệu của hệ thống lạnh đã đủ lạnh.
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
Trước khi cần thực hiện việc bảo dưỡng ta cần kiểm tra lại hệ thống lạnh
- Khởi động máy lạnh, sử dụng remoter kiểm tra độ nhạy để điều khiển
chuyển đổi các chế độ.
- Kiểm tra sự hoạt động của quạt dàn lạnh, lá đảo.
- Kiểm tra sự hoạt động của dàn nóng: Block, motor quạt, đo áp suất gas
(nếu cần).
- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.
Nếu máy lạnh ảy ra trục trặc ở hạng mục nào hoặc vẫn hoạt động bình
thường, nhân viên cần phải thông báo tình trạng với khách hàng để tiến hành các
công việc tiếp theo.
3.1.2. Tháo vỏ máy
- Ngắt cầu dao điện, tháo mặt nạ dàn lạnh, lưới lọc, tháo máng nước và quạt đảo
(nếu thấy cần).
3.1.3. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
a. Đối với dàn lạnh:

83
Hình 3.9. Vệ sinh khối trong nhà
– Tháo mặt nạ, lưới lọc bụi, tháo máng nước, tháo motor quạt đảo sau đó
ịt rửa bằng à bông.
– Thao tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao
nylon để che mạch điện tử
– Tiến hành ịt dàn lạnh, không được ịt để nước bắn vào board mạch điện
tử, chỉnh áp lực máy bơm vừa phải, tránh trường hợp làm ếp những lá nhôm
tản nhiệt khi áp lực nước quá mạnh và nước bắn ra ngoài.
– Xịt quạt lồng sóc dàn lạnh.
Lưu ý: đối với những quạt sử dụng nguồn điện ung thì nên rút nguồn của
quạt hoặc dùng tuốcnơvít ghìm lại không cho cánh quạt quay tránh để hư quạt.
– Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã tháo
gỡ, chỉnh lại cánh đảo gió cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch và khô
nước. Kiểm tra lại quạt chạy có ồn không? Hay gắn lại những phần đã tháo gỡ
đúng và đủ chưa? Hoàn thành dàn lạnh.
b. Đối với dàn nóng:

84
– Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực ịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt,
ịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất
chuyên dùng khi cần thiết).
Lưu ý: khi ịt dàn không được để làm ếp những lá nhôm tản nhiệt.
– Không được ịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện
(domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất
việc bảo trì.
– Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát
nước và các thông số kỹ thuật.
3.1.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng
Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật
sự thông thoát.
3.1.5. Vệ sinh lưới lọc
Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi
để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào
mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng
khoảng 2 tuần 1 lần
3.1.6. Lắp vỏ máy
Sau khi đã hoàn tất công tác bảo dưỡng cho máy ta tiến lắp lại nắp máy
3.1.7 Khởi động máy
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy.
- Đóng CB nguồn, đo kiểm tra lại điện áp nguồn cấp cho máy: đảm bảo đủ
điện áp nguồn.
- Điều khiển cho máy hoạt động.
- Chỉnh nhiệt độ lạnh ở mức thấp nhất.
3.1.8 Kiểm tra dòng điện của máy

85
Kiểm tra lại dòng điện hoạt động của máy. Sau đó so sánh dòng điện này
với dòng điện định mức của máy. Nếu dòng điện đo được bằng dòng định mức
thì hệ thống hoạt động là ổn định

Hình 3.10. Kiểm tra dòng điện của máy


3.1.9 Kiểm tra lượng gas trong máy
Dùng đồng hồ đo áp suất để ác định áp suất làm việc. Nếu loại gas đang
sử dụng là R22 và áp suất đo được khi hệ thống làm việc ổn định nằm trong
khoảng 60 – 80 PSI thì hệ thống đã làm việc đủ gas.
Nếu áp suất đo được nhỏ hơn 60PSI và dòng điện nhỏ hơn định mức thì
hệ thống đang thiếu gas. Khi đó ta phải nạp gas bổ sung.

Hình 3.12. Kiểm tra Gas của máy

86
3.1.10. Xử lý, nạp gas nếu cần
Khi hệ thống thiếu gas thì ta cần nạp gas bổ sung cho hệ thống
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi máy lạnh bị thiếu gas đó là
khi bật chiều lạnh thì dàn lạnh không tỏa ra hơi lạnh (hoặc hơi lạnh yếu) và dàn
nóng không thấy có hơi nóng thổi ra. Ngược lại, khi bật chiều nóng thì dàn lạnh
không tỏa ra hơi nóng và dàn nóng không thổi ra hơi lạnh.
Ở một số máy lạnh dòng cao cấp có gắn s n một sensor báo tình trạng gas
trong máy. Nếu thiếu gas, máy lạnh sẽ không hoạt động.
Việc nạp gas bổ sung cho điều hòa chỉ áp dụng với các dòng máy điều
hòa sử dụng gas R22, còn gas R410 cần phải rút hết số gas cũ ra khỏi điều
hòa thì mới có thể tái nạp lại đầy gas cho điều hòa. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối đồng hồ nạp gas vào hệ thống
– Nối dây đồng hồ đo gas vừa tháo từ bơm chân không với bình gas.
– Sử dụng cân và lộn ngược chai ga để có thể nạp ga lỏng cho hệ thống
(nạp gas lỏng).
Bước 2: Xả khí cho đồng hồ đo gas
Bạn từ từ mở van chai ga và nhấn nhẹ vào đầu ả khí của đồng hồ. (Hãy
cẩn thận với ga lỏng). Phải thực hiện hút chân không đối với Gas R410A, R32
Bước 3: Mở van xanh và tiến hành nạp ga lỏng cho hệ thống.
– Nếu không thể nạp khối lượng gas nhất định cho điều hòa thì có thể nạp
thành nhiều lần, (mỗi lần nạp khoảng 150 gam) trong khi máy đang chạy ở chế
độ làm lạnh; Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả và tốn thời gian. Hãy
đợi khoảng vài phút và tiến hành nhốt ga rồi tiếp tục thực hiện quá trình nạp.
– Nếu không dùng cân thì việc nạp ga lỏng cho máy đang chạy nên thực
hiện từ từ, nạp ít một. Khi áp suất đạt khoảng 50 PSI thì nên chuyển sang nạp ga
hơi để tiện cân chỉnh lượng ga nạp.
– Giá trị áp suất trên đồng hồ chỉ chính ác khoảng 20 phút sau khi dừng
nạp ga lỏng vào máy. (Thông thường cao lên)
– Tùy từng loại điều hòa mà giá trị áp suất hút là khác nhau, giá trị áp suất
hút của điều hòa LG vào khoảng từ 60~80 PSI. Giá trị áp suất hút còn phụ thuộc
vào nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ trong nhà, độ sạch của dàn, lưới lọc. Để quyết
định áp suất hút cần kiểm tra nhiệt độ ống hút. Máy đủ ga thường ống hút phải
lạnh sau khoảng 20 phút kể từ lúc máy nén bắt đầu chạy.

87
Cuối cùng, tháo đồng hồ, và lắp lại các van cho chặt chẽ.
* Lưu ý khi nạp gas bổ sung cho điều hòa máy lạnh
– Tuyệt đối tránh việc nạp khối lượng lớn gas lỏng liên tục vào đường hút
của điều hòa trong khi máy lạnh đang chạy. Việc này, có thể làm hỏng hoặc
giảm tuổi thọ máy nén điều hòa.
– Khi nạp gas lỏng cho điều hòa, áp suất hút sẽ thấp hơn thực tế. Do đó, cần
vận hành máy lạnh sau 30 phút để áp suất hệ thống ổn định trước khi đo.
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
- Dùng bộ điều khiển tắt máy
- Bật OFF CB nguồn
3.2.2. Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch
- Dùng vít vặn chắc lại các cực của CB, các Domino của máy
3.2.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
- Vệ sinh bụi bẩn bám vào thiết bị, tường nhà.
- Lắp ráp lại những vật dụng mà quá trình vệ sinh mình đã tháo ra.
3.2.4. Bảo dưỡng quạt
- Tháo vỏ máy
- Tháo cánh quạt và vệ sinh quạt
- Tháo quạt và tra dầu mở cho quạt
- Lắp quạt, cánh quạt và vỏ máy
- Vận hành máy và kiểm tra lại độ ồn của quạt
3.2.5. Tra dầu mỡ
Việc tra dầu mở để bôi trơn cho các ổ trục quạt sẽ giúp cho quạt chạy êm
hơn, giảm tiếng ồn, tăng tuổi thọ và giúp cho việc giải nhiệt cho hệ thống đạt
hiệu quả hơn.
- Sau khi đã tháo quạt ong, mở nắp bít của ổ bi và vệ sinh ổ bị đó. Sau đó
ta đưa 1 lượng mở bò vừa đủ vào ổ bi (khoảng 2/3 thể tích trong của ổ bi)
- Cần tra dầu mỡ cho quạt ít nhất một năm một lần.
3.2.6. Vận hành và hoàn thiện hệ thống

88
Sau khi đã thực hiện ong việc bảo dưỡng máy, ta tiến hành đóng điện và
vận hành lại hệ thống và ác định lại các thông số: dòng điện, áp suất gas khi
làm việc, độ lạnh tại dàn lạnh,...
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ĐẶT SÀN
4.1. Sửa chữa hệ thống điện
4.1.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, hoặc đã đến thời gian cần
bảo dưỡng (thường là sau 3-4 tháng ở các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình
trạng bên ngoài của máy, kiểm tra cẩn thận khu vực cấp nguồn, dàn nóng và dàn
lạnh em chúng có gì bất thường hay không.
Để sửa chữa hệ thống điện máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Quan sát, kiểm tra sơ bộ lại hệ thống điện: nhìn em những chổ tiếp úc
điện có dấu hiệu bị nóng chảy, đổi màu hoặc đo kiểm tra lại điện áp nguồn trước
và sau CB, đo nguồn đến máy,..
- Đo kiểm tra nguồn vào và ra thiết bị trên Board
4.1.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.1.3. Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng

89
4.1.3.1. Sửa chữa thay thế Block:

Hình 3.13. Block máy lạnh


* Một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng phần điện của Block
- Nguồn điện cấp cho máy lạnh/ tủ lạnh không ổn định dễ gây chập cháy,
hư hỏng block.
- Máy lạnh có công suất nhỏ nhưng lại lắp đặt vào phòng có diện tích lớn
vượt quá quy định của nhà sản uất dẫn đến máy chạy liên tục không nghỉ nên
quá tải.
- Do cục nóng đặt ngoài trời bị nắng chiếu trực tiếp vào dẫn đến dàn nóng
không trao đổi nhiệt được gây ra quá tải.
- Do không bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh và nạp gas định k cho máy lạnh.
- Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể
dẫn tới CB nguồn tác động.
- Thermic bảo vệ máy nén tác động thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu,
motor máy nén không quay.
- Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém.
* Cách đo kiểm tra Block xác định Block bị hư hỏng phần điện:
- Đo các chân C, S, R có chân không thông mạch
- Đo các chân C, S, R bị chạm với vỏ máy
- Đo các chân C, S, R có 1 cặp dây có điện rở rất nhỏ ( do bị chập vòng)
* Thay thế Block
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.

90
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.1.3.2. Sửa chữa thay thế quạt dàn nóng:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn nóng:
- Tụ điện của quạt bị hỏng nên quạt không tự khởi động dẫn đến dòng điện
trên quạt tăng cao
- Khô dầu bôi trơn
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn nóng:
- Chọn quạt phù hợp với loại máy đang sử dụng
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.3.3. Sửa chữa thay thế quạt dàn lạnh:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.4. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy
- Nếu đường dây điện nguồn có dấu hiện quá tải, bong tróc thì ta phải thay
thế đường dây dẫn điện mới
- Đường dây mới phải đảm bảo đủ tải
- Lắp đặt phải chắc, đặt trong ống, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

91
- Các đầu dây đấu nối đến các cực nối phải đảm bảo chắc chắn, tiếp úc tốt.
4.1.5. Vận hành và đánh giá kết quả
Đóng điện và vận hành kiểm tra hoạt động của hệ thống. Kiểm tra các
thông số của máy.
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh
4.2.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng
Để sửa chữa hệ thống lạnh máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Tìm cách vận hành lại hệ thống để tìm nguyên nhân hư hỏng.
- Đo kiểm tra áp suất đầu hút, đầu đẩy
4.2.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.2.3. Kiểm tra, thay thế Block máy
* Kiểm tra phần cơ của Block:
- Đo áp suất đầu đẩy của Block để ác định block còn tốt hoặc rất tốt (từ
350PSI trở lên)
- Kiểm tra độ kín của Clape
* Thay thế Block:
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.

92
4.2.4. Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
a. Sửa chữa dàn nóng bị rò rỉ
Thao tác :
- Tháo nguồn ra khỏi hệ thống.
- Xả hết gas trong hệ thống lạnh.
- Xác định chỗ thủng (Do va chạm cơ học hay do ăn mòn).
- Xả các mối hàn và tháo phin lọc ra.
- Làm sạch chỗ thủng và hàn kín lại.
- Hàn phin lọc lại như cũ, sau đó thử kín, hút chân không và nạp gas lại
- Tiến hành chạy thử, theo d i, hiệu chỉnh để tủ làm việc bình thường và
đảm bảo chế độ lạnh
b. Sửa chữa dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh bị dẹp cánh
- Khi các cánh nhôm của dàn nóng hay dàn lạnh bị dẹp thì sự lưu thông
của không khí qua dàn sẽ bị cản trở, làm cho dàn nóng giải nhiệt kém, dàn lạnh
độ lạnh không tốt. Nguyên nhân là do khi chuyên chở (vận chuyển) bị va chạm,
do tháo máy và vệ sinh máy không đúng kỹ thuật, thường là chỉ bị mặt ngoài.
Phải tiến hành sửa chữa.
Thao tác :
1. Tháo mặt nạ máy, rút sườn máy ra khỏi vỏ, để lộ bề mặt dàn nóng, dàn
lạnh.
2. Dùng hai thanh sắt mỏng (bề dày 1 mm). Một thanh ta tựa vào và một
thanh vuốt dọc theo cánh từ trên uống dưới.
3. Tiếp tục tiến hành cho các vị trí có cánh nhôm bị dẹp.
c. Sửa chữa dàn nóng- dàn lạnh của máy lạnh bị hở
- Khi dàn lạnh bị hở máy sẽ bị thiếu gas hoặc mất gas hoàn toàn làm cho
máy kém lạnh hoặc không lạnh. Chỗ ì hở sẽ có vết dầu loang. Vị trí ì hở có
thể ở các co ống nhưng cũng có thể ở các thanh thẳng.
- Nếu vị trí ì hở ở các thanh thẳng thì không nên phá bỏ cánh nhôm và
hàn. Do ống đồng ở các thanh rất mỏng và vị trí bị cánh nhôm che khuất.Tốt
nhất là thay các thanh thẳng.
4.2.5. Sửa chữa, thay thế van tiết lưu

93
- Sửa chữa, thay thế van tiết lưu thường ảy ra khi ta thay máy nén
- Giá trị áp suất khi cân cáp máy lạnh sử dụng Gas R22 là nằm trong

khoảng 60 – 90PSI
Hình 3.14. Cáp máy lạnh
4.2.6. Sửa chữa, thay thế van đảo chiều

Hình 3.15. Van đảo chiều


* Kiểm tra:
Bật đồng hồ VOM thang 1kΩ đo vào 2 chân đấu điện của cuộn dây, nếu
có điện trở trong khoảng 1k đến 8k thì cuộn dây còn tốt. Sau đó ta bật cho máy
chạy chế độ làm nóng, nếu thấy bộ phận điều khiển cấp nguồn cho cuộn dây
điện từ và kim van hút sang bên phải nhưng thanh trượt không sang phía bên
phải, máy không làm nóng được thì lúc này thanh trượt bị kẹt.
* Khắc phục:
– Ta có thể khắc phục bằng cách dùng búa cao su g mạnh vào thân van,
nếu không được ta phải thay van khác.

94
– Khi van đảo chiều bị hỏng cuộn dây ta chỉ cần tháo ốc ra rồi thay cuộn
dây mới là được.
– Nếu van đảo chiều bị kẹt thanh trượt trong thân van, khi hàn van đảo
chiều mới vào hệ thống thì ta nên đắp ướt vào thân van khi hàn để tránh bị cháy
thanh trượt bên trong thân van.
4.2.7. Sửa chữa, thay thế quạt
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
Yêu cầu thực hiện
1. Lắp đặt máy điều hòa không khí đặt sàn
- Đọc bản vẽ sơ đồ lắp máy
- Lắp đặt khối trong nhà
- Lắp đặt khối ngoài nhà
- Lắp đặt đường ống dẫn gas, dây điện và đường nước ngưng
- Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật
2. Bảo dưỡng máy điều hòa không khí đặt sàn
- Kiểm tra hệ thống lạnh
- Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh
- Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt
- Làm sạch hệ thống nước ngưng
- Làm sạch hệ thống lưới lọc
- Bảo dưỡng quạt

95
- Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống
3. Sửa chữa phần lạnh máy điều hoà không khí đặt sàn
- Xác định nguyên nhân hư hỏng
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Kiểm tra, thay thế Block máy
- Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
- Sửa chữa, thay thế quạt
4. Sửa chữa phần điện máy điều hoà không khí đặt sàn
- Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
- Vận hành và đánh giá kết quả
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy trình bày hiện tượng của máy lạnh khi quạt dàn nóng bị hỏng?
Câu 2: Trình bày cách kiểm tra Block và quạt dàn nóng?

BÀI 4: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
ÁP TRẦN
MÃ MÔ ĐUN: MĐ23-04
* Giới thiệu
Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về nguyên lý, sơ đồ
mạch điện của hệ thống điều hòa không khí áp trần. Cũng như việc hướng dẫn
lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cho hệ thống.

96
* Mục tiêu của bài:
Kiến thức
­ Phân tích được nguyên lý làm việc của máy
­ Phân tích được các phương pháp bố trí máy theo yêu cầu thực tế
­ Lập quy trình lắp đặt theo bản vẽ thi công, đọc các sơ đồ kết nối thiết bị
Kỹ năng
­ Lắp đặt và vận hành máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời
gian
­ Kết nối được thiết bị, bố trí máy theo thực tế, chạy thử và cân chỉnh lượng
gas
­ Bảo dưỡng và sửa chữa được cho máy theo đúng quy trình, kỹ thuật
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
­ Có trách nhiệm sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật
- Cẩn thận,an toàn chính ác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
* Nội dung của bài:
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ĐẶT ÁP
TRẦN
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh
1.1.1. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép một chiều
Hơi bảo hòa khô từ dàn bay hơi được máy nén hút và nén lên áp suất
ngưng tụ và nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngưng tụ, tại dàn ngưng hơi môi chất thải
nhiệt ra môi trường nhờ có quạt cưỡng bức nhiệt độ của môi chất giảm dần đến
khi bằng với nhiệt độ ngưng tụ ứng với áp suất ngưng tụ thì môi chất bắt đầu
ngưng tụ lại thành lỏng. lỏng này qua phin lọc để lọc cặn sấy ẩm sau đo qua ống
mao để giảm áp suất từ áp suất ngưng tụ uống áp suất bay hơi vào dàn bay hơi
ở đây môi chất lỏng ở áp suất thấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và bay
hơi ở nhiệt độ tương ứng với áp suất bay hơi.
1.1.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép hai chiều
Ở máy lạnh hai chiều thì nguyên lý hoạt động của chu trình tương tự như
máy lạnh một chiều nhưng được bổ sung thêm van đảo chiều để đổi chiều
chuyển động của môi chất và có thêm ống mao phụ để tăng trở lực khi hoạt
động ở chế độ sưởi.

97
Khi máy làm việc ở chế độ lạnh ngược lại là chế độ sưởi tương tự bài 2.
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
1.2.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện áp điều hòa áp trần 1 chiều
a. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà (dàn lạnh)

Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà máy áp trần 1 chiều
b. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà (dàn nóng)

98
Hình 4.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà
1.2.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện áp điều hòa áp trần 2 chiều

a. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà (dàn lạnh)


Hình 4.3. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà máy áp trần 2 chiều

99
b. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà (dàn nóng)

Hình 4.4. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà máy áp trần 2 chiều

2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÁP TRẦN

100
Hình 4.5. Hình ảnh thực của máy lạnh áp trần
2.1. Đọc sơ đồ, bản v
- Đọc bản vẽ bố trí máy và hệ thống điện
- Đọc bản vẽ lắp đặt của nhà sản uất

Hình 4.6. Bản vẽ chi tiết khối trong nhà


2.2. Lắp đặt cục ngoài trời
- Khi bắt dàn nóng vào giá treo hay kệ đỡ cần lưu ý là phải lắp đặt đầy đủ
các đệm cao su để giảm chấm.

101
- Khi lắp dàn nóng sao cho không ảy ra hiện tương khí nóng quay trở lại
hoặc cản trở lưu thông không khí.
- Phải đảm bảo khoảng cách mặt sau của máy với vật cản phải > 300 mm,
khoảng cách mặt trước của máy với vật cản > 1000 mm, khoảng cách mặt cạnh
của máy với vật cản > 500 mm.

Hình 4.7. Lắp đặt khối ngoài nhà


Tiến hành như sau:
 Đo vị trí đặt giá treo, tiến hành lấy dấu;
 Dùng khoan khoan vào vị trí vừa lấy dấu, đóng nở rồi bắt giá;
 Đưa máy lên giá, dùng bulông bắt chặt chân máy vào giá đỡ;
 Tiến hành loe ống và kết nối với dàn nóng;
 Lắp ống nước ả dưới đáy dàn nóng (đối với máy 2 chiều).
2.3. Lắp đặt cục trong nhà
Yêu cầu lắp đặt cục trong nhà:

102
– Vững chắc và không bị rung.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Cách a nguồn nhiệt và hơi nóng, không bị chắn gió.
– Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng.
– Nguồn điện đảm bảo.

Hình 4.8. Lắp đặt khối trong nhà


2.3.1. Lấy dấu khoan, đục lỗ:
- Xác định vị trí đặt lỗ ống ga, lỗ ống thoát nước, sau đó, lấy bút vạch lên
rồi dùng khoan rút lỗ khoát trên tường cho thật chính ác.
- Tiếp đến lại ác định 4 vị trí đưới trần. Sau đó, khoan 4 lỗ đó. Độ sâu và
đường kính lỗ tùy thuộc vào tắc kê được chọn.
- Bắt cố định tắc kê đạn vào lỗ khoan, sau đó ác định độ dài cây ty treo
máy mà bắt 4 cây ty và khóa chắc chắn vào 4 tắc kê đạn.
2.3.2. Lắp đặt khối trong nhà vào vị trí:
- Tháo hai nắp cốp che ở hai cạnh dàn lạnh sau đó đưa lên gài vào rãnh hãm
treo dàn lạnh điều chỉnh cân bằng rồi hãm cố định buloong bắt dàn lạnh lại.

103
- Dùng thước thủy cân chỉnh độ cân bằng cho máy
Hình 4.9. Thi công lắp đặt khối trong nhà
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng
2.4.1. Chuẩn bị đường ống
- Chuẩn bị ống dẫn gas phải đúng kích thướt, theo kỹ thuật yêu cầu, ống
phải được sạch sẽ, mới, chiều dài ống phải được trừ hao và tính s ng
2.4.2. Nối ống dẫn vào hai dàn
- Cắt ống dẫn ga bằng dao cắt ống đồng và dùng dao cạo mép đầu ống sau
khi cắt ống đồng (nên cẩn thận ngăn không cho mạt vụn đồng rơi vào trong
ống).
- Cách nhiệt toàn bộ ống dẫn ga.
- Lấy miếng chặn ở rắc-co có ren trong (rắc-co cái) ra và đưa ống đồng
vào trong rắc-co cái.
- Loe ống đồng sao cho đầu loe ống đồng tròn đều.
- Dùng nhớt ga lạnh thoa trên đầu loe ống đồng và miệng côn của van
trước khi nối với nhau.
- Đặt ống đồng và van thẳng hàng rồi iết nhẹ rắc-co cái bằng tay khoảng
từ 3 đến 5 vòng.
- Xiết chặt rắc-co cái với van bằng mỏ lết hoặc chìa khóa.
- Lập lại quá trình trên cho ống ga còn lại.

104
Chú ý: Khi xiết rắc-co phải cẩn thận, vì xiết không đúng lực có thể làm
hỏng ren của rắc-co và gây xì ga.
CHÚ Ý:
 Không được mở van cấp dịch và van hồi khi việc lắp đặt chưa hoàn tất.
 Xả Air hệ điều hoà bình thường và mở gas.
 Hút chân không hệ thống (bắt buộc) với hệ điều hoà inverter.
 Dàn nóng đã được nạp gas sẵn khi xuất xưởng nên dàn nóng không phải
hút chân không (đuổi khí).
 Sau khi lắp đặt đường ống gas, phải hút chân không hoặc xả đuổi khí
đường ống dẫn gas và dàn lạnh.
 Hoàn tất việc hút chân không mở van cấp dịch. Bật máy cho máy hoạt
động.
2.4.3. Nối ống thoát nước ngưng từ dàn lạnh ra
Tất cả các loại máy treo tường đều có đoạn ống nước thoát được bọc cách
nhiệt rất chắc chắn và được gắn vào 1 bên bất k của máng thoát nước. Tu theo
yêu cầu lắp đặt mà người ta gắn 1 bên. Nhưng tuy nhiên nếu đường thoát nước
quá dài so với đoạn ống này thì có thể nối thêm bằng đoạn ống thoát nước khác
như : ống oắn ruột gà, ống nhựa bình minh….Để đảm bảo cho lượng nước
không bị ngưng phía bên ngoài người ta bọc cách nhiệt đoạn ống đó lại hoặc
quấn băng cách nhiệt lại
Thông thường đoạn ống thoát nước ngưng là phi 21 hoặc 27 tu theo từng
loại công suất máy
2.4.4. Đấu điện cho máy
- Lắp dây điện vào domino và iết chặt. Chú ý ký hiệu đấu điện trên
domino dàn lạnh và dàn nóng phải giống nhau.
- Kẹp giữ dây điện bằng móc kẹp dây.
- Lắp lại nắp che hộp điện, và iết chặt các vít. Máy phải được nối đất để
ngăn ngừa điện giật trong trường hợp rò rỉ điện. Khi lắp máy ở khu vực ẩm ướt
nên lắp thêm CB chống rò rỉ.

105
Hình 4.10. Đấu điện cho máy
2.5. Thử xì hệ thống
Thông thường thử kín hệ thống bằng khí Nitơ hoặc khí nén và chỉ thử kín
các chỗ rắc co kết nối. Nhưng để đảm bảo tốt người ta dùng khí nito, bởi vì khí
Ni tơ có áp lực cao, và sẽ tìm ra được những chỗ rò rỉ có khả năng bị rò rỉ trong
thời gian ngắn khi vận hành máy
Dùng bọt à phòng bôi lên những chỗ nghi ngờ, khi phát hiện chỗ ì thì ta
tiến hành khoá van lại ngưng cung cấp khí nito vào hệ thống và nhích mở nhẹ
rắc co ra để khí nito thoát hết ra và tiến hành tháo ra và khắc phục sự cố
Khi hệ thống không bị ì thì ta tiến hành dùng khí nito đang thử ì để làm
sạch hệ thống bằng cách bơm khí nito vào hệ thống tạo áp lực cao. Sau đó nhích
mở mạnh van ã để nito thoát nhanh ra và tạo cho áp lực mạnh khi có các tạp
chất trong hệ thống cũng sẽ được tống mạnh theo khí nito ra ngoài, và tiến hành
làm nhiều lần để hệ thống được sạch an toàn hơn
2.6. Hút chân không
Sau khi lắp đặt đường ống dẫn ga, phải hút chân không đường ống dẫn ga
và dàn lạnh.
Sau khi hoàn tất hút chân không, mở van cấp dịch và van hồi.
Ghi chú:
- Không nên dùng ga để đuổi gió (không khí).
- Không dùng máy nén để hút chân không.
- Không được khởi động máy nén khi đang hút chân không.

106
- Nên nạp thêm ga khi đường ống dẫn ga quá.
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ xung
Sau khi lắp đặt ong, kiểm tra ì ong ta đóng nguồn khởi động máy:
- Đo kiểm tra dòng điện
- Đo kiểm tra áp suất gas
- Quan sát, kiểm tra các dấu hiệu của hệ thống lạnh đã đủ lạnh.
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÁP TRẦN
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
Trước khi cần thực hiện việc bảo dưỡng ta cần kiểm tra lại hệ thống lạnh
- Khởi động máy lạnh, sử dụng remoter kiểm tra độ nhạy để điều khiển
chuyển đổi các chế độ.
- Kiểm tra sự hoạt động của quạt dàn lạnh, lá đảo.
- Kiểm tra sự hoạt động của dàn nóng: Block, motor quạt, đo áp suất gas
(nếu cần).
- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.
Nếu máy lạnh ảy ra trục trặc ở hạng mục nào hoặc vẫn hoạt động bình
thường, nhân viên cần phải thông báo tình trạng với khách hàng để tiến hành các
công việc tiếp theo.
3.1.2. Tháo vỏ máy
- Ngắt cầu dao điện, tháo mặt nạ dàn lạnh, lưới lọc, tháo máng nước và quạt đảo
(nếu thấy cần).
3.1.3. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
a. Đối với dàn lạnh:

107
Hình 4.11. Vệ sinh khối trong nhà
 Tháo toàn bộ vỏ và mặt nạ máy ra ngoài để vệ sinh. lưu ý khi vệ sinh mặt
nạ của máy chúng ta nên tháo bo mắt nhận tín hiệu và bàn phím điều khiển ra để
tránh nước vào làm chạm chập mạch điện.
 Tháo máng hứng nước uống để vệ sinh lưu ý máng của máy áp trần rất
dài nên phải cẩn thận phần máng ốp, nếu sơ ý khi di chuyển hoặc ịt rửa sẽ gây
ra gãy máng.
 Tháo vỏ quạt lồng sóc dàn lạnh ra vệ sinh bên ngoài, kiểm tra bạc đạn, tra
dầu mỡ.
 Tháo bo mạch điều khiển để vệ sinh, hong sấy bo mạch.
 Tến hành căng bạt hứng nước chuyên dùng rồi vệ sinh dàn lạnh bằng
nước áp lực cao. có thể dùng hóa chất tẩy rửa dàn tùy theo mức độ bẩn và cáu
cặn bám trên dàn.
 Lưu ý khi ịt dàn chúng ta phải lảm thật kỹ và điều chỉnh áp lực nước
phải đủ mạnh, khi ịt thì phải tiến hành ịt cả hai bề mặt trên và dưới, trong và
ngoài thì mới tẩy được hết bụi bẩn phía trong dàn vì dàn máy áp trần thường rất
dầy và quạt lại thổi từ phía trong dàn thổi ra (không như máy treo tường là hút

108
từ ngoài vào thổi ra) nên bụi thường bám vào bề mặt bên trong dàn rất khó làm
sạch khi mà bơm nước yếu hoặc làm không đúng cách.
 Thông thụt đường ống thoát nước cho đến khi hết cặn bẩn.
 Sau khi thực hiện các công đoạn trên ong thì lau khô và lắp lại theo trình
tự cái nào tháo trước lắp sau, tháo sau lắp trước
b. Đối với dàn nóng:
– Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực ịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt,
ịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất
chuyên dùng khi cần thiết).
Lưu ý: khi ịt dàn không được để làm ếp những lá nhôm tản nhiệt.
– Không được ịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện
(domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất
việc bảo trì.
– Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát
nước và các thông số kỹ thuật.
3.1.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng
Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật
sự thông thoát.
3.1.5. Vệ sinh lưới lọc
Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi
để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào
mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng
khoảng 2 tuần 1 lần
3.1.6. Lắp vỏ máy
Sau khi đã hoàn tất công tác bảo dưỡng cho máy ta tiến lắp lại nắp máy
3.1.7 Khởi động máy
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy.
- Đóng CB nguồn, đo kiểm tra lại điện áp nguồn cấp cho máy: đảm bảo đủ
điện áp nguồn.
- Điều khiển cho máy hoạt động.

109
- Chỉnh nhiệt độ lạnh ở mức thấp nhất.
3.1.8 Kiểm tra dòng điện của máy
Kiểm tra lại dòng điện hoạt động của máy. Sau đó so sánh dòng điện này
với dòng điện định mức của máy. Nếu dòng điện đo được bằng dòng định mức
thì hệ thống hoạt động là ổn định

3.1.9 Kiểm tra lượng gas trong máy


Dùng đồng hồ đo áp suất để ác định áp suất làm việc. Nếu loại gas đang
sử dụng là R22 và áp suất đo được khi hệ thống làm việc ổn định nằm trong
khoảng 60 – 80 PSI thì hệ thống đã làm việc đủ gas.
Nếu áp suất đo được nhỏ hơn 60PSI và dòng điện nhỏ hơn định mức thì
hệ thống đang thiếu gas. Khi đó ta phải nạp gas bổ sung.

Hình 4.12. Kiểm tra gas trong máy


3.1.10. Xử lý, nạp gas nếu cần
Khi hệ thống thiếu gas thì ta cần nạp gas bổ sung cho hệ thống
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi máy lạnh bị thiếu gas đó
là khi bật chiều lạnh thì dàn lạnh không tỏa ra hơi lạnh (hoặc hơi lạnh yếu) và

110
dàn nóng không thấy có hơi nóng thổi ra. Ngược lại, khi bật chiều nóng thì dàn
lạnh không tỏa ra hơi nóng và dàn nóng không thổi ra hơi lạnh.
Ở một số máy lạnh dòng cao cấp có gắn s n một sensor báo tình trạng gas
trong máy. Nếu thiếu gas, máy lạnh sẽ không hoạt động.
Việc nạp gas bổ sung cho điều hòa chỉ áp dụng với các dòng máy điều
hòa sử dụng gas R22, còn gas R410 cần phải rút hết số gas cũ ra khỏi điều
hòa thì mới có thể tái nạp lại đầy gas cho điều hòa. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối đồng hồ nạp gas vào hệ thống
– Nối dây đồng hồ đo gas vừa tháo từ bơm chân không với bình gas.
– Sử dụng cân và lộn ngược chai ga để có thể nạp ga lỏng cho hệ thống (nạp
gas lỏng).
Bước 2: Xả khí cho đồng hồ đo gas
Bạn từ từ mở van chai ga và nhấn nhẹ vào đầu ả khí của đồng hồ. (Hãy
cẩn thận với ga lỏng). Phải thực hiện hút chân không đối với Gas R410A, R32
Bước 3: Mở van xanh và tiến hành nạp ga lỏng cho hệ thống.
– Nếu không thể nạp khối lượng gas nhất định cho điều hòa thì có thể nạp
thành nhiều lần, (mỗi lần nạp khoảng 150 gam) trong khi máy đang chạy ở chế
độ làm lạnh; Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả và tốn thời gian. Hãy
đợi khoảng vài phút và tiến hành nhốt ga rồi tiếp tục thực hiện quá trình nạp.
– Nếu không dùng cân thì việc nạp ga lỏng cho máy đang chạy nên thực
hiện từ từ, nạp ít một. Khi áp suất đạt khoảng 50 PSI thì nên chuyển sang nạp ga
hơi để tiện cân chỉnh lượng ga nạp.
– Giá trị áp suất trên đồng hồ chỉ chính ác khoảng 20 phút sau khi dừng
nạp ga lỏng vào máy. (Thông thường cao lên)
– Tùy từng loại điều hòa mà giá trị áp suất hút là khác nhau, giá trị áp suất
hút của điều hòa LG vào khoảng từ 60~80 PSI. Giá trị áp suất hút còn phụ thuộc
vào nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ trong nhà, độ sạch của dàn, lưới lọc. Để quyết
định áp suất hút cần kiểm tra nhiệt độ ống hút. Máy đủ ga thường ống hút phải
lạnh sau khoảng 20 phút kể từ lúc máy nén bắt đầu chạy.
Cuối cùng, tháo đồng hồ, và lắp lại các van cho chặt chẽ.
* Lưu ý khi nạp gas bổ sung cho điều hòa máy lạnh

111
– Tuyệt đối tránh việc nạp khối lượng lớn gas lỏng liên tục vào đường hút
của điều hòa trong khi máy lạnh đang chạy. Việc này, có thể làm hỏng hoặc
giảm tuổi thọ máy nén điều hòa.
– Khi nạp gas lỏng cho điều hòa, áp suất hút sẽ thấp hơn thực tế. Do đó, cần
vận hành máy lạnh sau 30 phút để áp suất hệ thống ổn định trước khi đo.
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
- Dùng bộ điều khiển tắt máy
- Bật OFF CB nguồn
3.2.2. Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch
- Dùng vít vặn chắc lại các cực của CB, các Domino của máy
3.2.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
- Vệ sinh bụi bẩn bám vào thiết bị, tường nhà.
- Lắp ráp lại những vật dụng mà quá trình vệ sinh mình đã tháo ra.
3.2.4. Bảo dưỡng quạt
- Tháo vỏ máy
- Tháo cánh quạt và vệ sinh quạt
- Tháo quạt và tra dầu mở cho quạt
- Lắp quạt, cánh quạt và vỏ máy
- Vận hành máy và kiểm tra lại độ ồn của quạt
3.2.5. Tra dầu mỡ
Việc tra dầu mở để bôi trơn cho các ổ trục quạt sẽ giúp cho quạt chạy êm
hơn, giảm tiếng ồn, tăng tuổi thọ và giúp cho việc giải nhiệt cho hệ thống đạt
hiệu quả hơn.
- Sau khi đã tháo quạt ong, mở nắp bít của ổ bi và vệ sinh ổ bị đó. Sau đó
ta đưa 1 lượng mở bò vừa đủ vào ổ bi (khoảng 2/3 thể tích trong của ổ bi)
- Cần tra dầu mỡ cho quạt ít nhất một năm một lần.
3.2.6. Vận hành và hoàn thiện hệ thống
Sau khi đã thực hiện ong việc bảo dưỡng máy, ta tiến hành đóng điện và
vận hành lại hệ thống và ác định lại các thông số: dòng điện, áp suất gas khi
làm việc, độ lạnh tại dàn lạnh,...

112
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÁP TRẦN
4.1. Sửa chữa hệ thống điện
4.1.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, hoặc đã đến thời gian cần
bảo dưỡng (thường là sau 3-4 tháng ở các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình
trạng bên ngoài của máy, kiểm tra cẩn thận khu vực cấp nguồn, dàn nóng và dàn
lạnh em chúng có gì bất thường hay không.
Để sửa chữa hệ thống điện máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Quan sát, kiểm tra sơ bộ lại hệ thống điện: nhìn em những chổ tiếp úc
điện có dấu hiệu bị nóng chảy, đổi màu hoặc đo kiểm tra lại điện áp nguồn trước
và sau CB, đo nguồn đến máy,..
- Đo kiểm tra nguồn vào và ra thiết bị trên Board
4.1.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.1.3. Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
4.1.3.1. Sửa chữa thay thế Block:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng phần điện của Block
- Nguồn điện cấp cho máy lạnh/ tủ lạnh không ổn định dễ gây chập cháy,
hư hỏng block.
- Máy lạnh có công suất nhỏ nhưng lại lắp đặt vào phòng có diện tích lớn
vượt quá quy định của nhà sản uất dẫn đến máy chạy liên tục không nghỉ nên
quá tải.

113
- Do cục nóng đặt ngoài trời bị nắng chiếu trực tiếp vào dẫn đến dàn nóng
không trao đổi nhiệt được gây ra quá tải.
- Do không bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh và nạp gas định k cho máy lạnh.
- Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể
dẫn tới CB nguồn tác động.
- Thermic bảo vệ máy nén tác động thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu,
motor máy nén không quay.
- Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém.
* Cách đo kiểm tra Block xác định Block bị hư hỏng phần điện:
- Đo các chân C, S, R có chân không thông mạch
- Đo các chân C, S, R bị chạm với vỏ máy
- Đo các chân C, S, R có 1 cặp dây có điện rở rất nhỏ ( do bị chập vòng)
* Thay thế Block
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.1.3.2. Sửa chữa thay thế quạt dàn nóng:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn nóng:
- Tụ điện của quạt bị hỏng nên quạt không tự khởi động dẫn đến dòng điện
trên quạt tăng cao
- Khô dầu bôi trơn
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn nóng:
- Chọn quạt phù hợp với loại máy đang sử dụng
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.3.3. Sửa chữa thay thế quạt dàn lạnh:

114
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.4. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy
- Nếu đường dây điện nguồn có dấu hiện quá tải, bong tróc thì ta phải thay
thế đường dây dẫn điện mới
- Đường dây mới phải đảm bảo đủ tải
- Lắp đặt phải chắc, đặt trong ống, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Các đầu dây đấu nối đến các cực nối phải đảm bảo chắc chắn, tiếp úc tốt.
4.1.5. Vận hành và đánh giá kết quả
Đóng điện và vận hành kiểm tra hoạt động của hệ thống. Kiểm tra các
thông số của máy.
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh
4.2.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng
Để sửa chữa hệ thống lạnh máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Tìm cách vận hành lại hệ thống để tìm nguyên nhân hư hỏng.
- Đo kiểm tra áp suất đầu hút, đầu đẩy
4.2.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.

115
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.2.3. Kiểm tra, thay thế Block máy
* Kiểm tra phần cơ của Block:
- Đo áp suất đầu đẩy của Block để ác định block còn tốt hoặc rất tốt (từ
350PSI trở lên)
- Kiểm tra độ kín của Clape
* Thay thế Block:
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.2.4. Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
a. Sửa chữa dàn nóng bị rò rỉ
Thao tác :
- Tháo nguồn ra khỏi hệ thống.
- Xả hết gas trong hệ thống lạnh.
- Xác định chỗ thủng (Do va chạm cơ học hay do ăn mòn).
- Xả các mối hàn và tháo phin lọc ra.
- Làm sạch chỗ thủng và hàn kín lại.
- Hàn phin lọc lại như cũ, sau đó thử kín, hút chân không và nạp gas lại
- Tiến hành chạy thử, theo d i, hiệu chỉnh để tủ làm việc bình thường và
đảm bảo chế độ lạnh
b. Sửa chữa dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh bị dẹp cánh
- Khi các cánh nhôm của dàn nóng hay dàn lạnh bị dẹp thì sự lưu thông
của không khí qua dàn sẽ bị cản trở, làm cho dàn nóng giải nhiệt kém, dàn lạnh
độ lạnh không tốt. Nguyên nhân là do khi chuyên chở (vận chuyển) bị va chạm,

116
do tháo máy và vệ sinh máy không đúng kỹ thuật, thường là chỉ bị mặt ngoài.
Phải tiến hành sửa chữa.
Thao tác:
1. Tháo mặt nạ máy, rút sườn máy ra khỏi vỏ, để lộ bề mặt dàn nóng, dàn
lạnh.
2. Dùng hai thanh sắt mỏng (bề dày 1 mm ). Một thanh ta tựa vào và một
thanh vuốt dọc theo cánh từ trên uống dưới.
3. Tiếp tục tiến hành cho các vị trí có cánh nhôm bị dẹp.
c. Sửa chữa dàn nóng- dàn lạnh của máy lạnh bị hở
- Khi dàn lạnh bị hở máy sẽ bị thiếu gas hoặc mất gas hoàn toàn làm cho
máy kém lạnh hoặc không lạnh. Chỗ ì hở sẽ có vết dầu loang. Vị trí ì hở có
thể ở các co ống nhưng cũng có thể ở các thanh thẳng.
- Nếu vị trí ì hở ở các thanh thẳng thì không nên phá bỏ cánh nhôm và
hàn. Do ống đồng ở các thanh rất mỏng và vị trí bị cánh nhôm che khuất.Tốt
nhất là thay các thanh thẳng.
4.2.5. Sửa chữa, thay thế van tiết lưu
- Sửa chữa, thay thế van tiết lưu thường ảy ra khi ta thay máy nén
- Giá trị áp suất khi cân cáp máy lạnh sử dụng Gas R22 là nằm trong
khoảng 60 – 90PSI

Hình 4.13. Cáp máy lạnh

117
4.2.6. Sửa chữa, thay thế van đảo chiều

Hình 4.14. van đảo chiều


* Kiểm tra:
Bật đồng hồ VOM thang 1kΩ đo vào 2 chân đấu điện của cuộn dây, nếu
có điện trở trong khoảng 1k đến 8k thì cuộn dây còn tốt. Sau đó ta bật cho máy
chạy chế độ làm nóng, nếu thấy bộ phận điều khiển cấp nguồn cho cuộn dây
điện từ và kim van hút sang bên phải nhưng thanh trượt không sang phía bên
phải, máy không làm nóng được thì lúc này thanh trượt bị kẹt.
* Khắc phục:
– Ta có thể khắc phục bằng cách dùng búa cao su g mạnh vào thân van,
nếu không được ta phải thay van khác.
– Khi van đảo chiều bị hỏng cuộn dây ta chỉ cần tháo ốc ra rồi thay cuộn
dây mới là được.
– Nếu van đảo chiều bị kẹt thanh trượt trong thân van, khi hàn van đảo
chiều mới vào hệ thống thì ta nên đắp ướt vào thân van khi hàn để tránh bị cháy
thanh trượt bên trong thân van.
4.2.7. Sửa chữa, thay thế quạt
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục

118
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
Yêu cầu thực hiện
1. Lắp đặt máy điều hòa không khí đặt sàn
- Đọc bản vẽ sơ đồ lắp máy
- Lắp đặt khối trong nhà
- Lắp đặt khối ngoài nhà
- Lắp đặt đường ống dẫn gas, dây điện và đường nước ngưng
- Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật
2. Bảo dưỡng máy điều hòa không khí đặt sàn
- Kiểm tra hệ thống lạnh
- Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh
- Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt
- Làm sạch hệ thống nước ngưng
- Làm sạch hệ thống lưới lọc
- Bảo dưỡng quạt
- Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống
3. Sửa chữa phần lạnh máy điều hoà không khí đặt sàn
- Xác định nguyên nhân hư hỏng
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Kiểm tra, thay thế Block máy
- Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
- Sửa chữa, thay thế quạt
4. Sửa chữa phần điện máy điều hoà không khí đặt sàn
- Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế

119
- Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
- Vận hành và đánh giá kết quả
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy trình bày hiện tượng của máy lạnh khi quạt dàn nóng bị hỏng?
Câu 2: Trình bày cách kiểm tra Block và quạt dàn nóng?

120
BÀI 5: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
ÂM TRẦN
Mã mô đun: MĐ23-05
* Giới thiệu
Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về nguyên lý, sơ đồ
mạch điện của hệ thống điều hòa không khí treo tường. Cũng như việc hướng
dẫn lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cho hệ thống.
* Mục tiêu của bài:
Kiến thức
- Phân tích được nguyên lý làm việc của máy
- Phân tích được các phương pháp bố trí máy theo yêu cầu thực tế
- Lập quy trình lắp đặt theo bản vẽ thi công, đọc các sơ đồ kết nối thiết bị
Kỹ năng
­ Lắp đặt và vận hành máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời
gian
­ Kết nối được thiết bị, bố trí máy theo thực tế, chạy thử và cân chỉnh lượng
gas
­ Bảo dưỡng và sửa chữa được cho máy theo đúng quy trình, kỹ thuật
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
­ Có trách nhiệm sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật
- Cẩn thận,an toàn chính ác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
* Nội dung của bài:
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ĐẶT ÂM
TRẦN
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh
1.1.1. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép một chiều
Hơi bảo hòa khô từ dàn bay hơi được máy nén hút và nén lên áp suất
ngưng tụ và nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngưng tụ, tại dàn ngưng hơi môi chất thải
nhiệt ra môi trường nhờ có quạt cưỡng bức nhiệt độ của môi chất giảm dần đến
khi bằng với nhiệt độ ngưng tụ ứng với áp suất ngưng tụ thì môi chất bắt đầu
ngưng tụ lại thành lỏng. lỏng này qua phin lọc để lọc cặn sấy ẩm sau đo qua ống

121
mao để giảm áp suất từ áp suất ngưng tụ uống áp suất bay hơi vào dàn bay hơi
ở đây môi chất lỏng ở áp suất thấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và bay
hơi ở nhiệt độ tương ứng với áp suất bay hơi.
1.1.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép hai chiều
Ở máy lạnh hai chiều thì nguyên lý hoạt động của chu trình tương tự như
máy lạnh một chiều nhưng được bổ sung thêm van đảo chiều để đổi chiều
chuyển động của môi chất và có thêm ống mao phụ để tăng trở lực khi hoạt
động ở chế độ sưởi.
Khi máy làm việc ở chế độ lạnh ngược lại là chế độ sưởi tương tự bài 2.
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
1.2.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa âm trần 1 chiều
a. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà (dàn lạnh)

Hình 5.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa âm trần 1 chiều
b. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà (dàn nóng)

122
Hình 5.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa âm trần 1 chiều khối ngoài
nhà
1.2.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa âm trần 2 chiều
a. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà (dàn lạnh)

123
Hình 5.3. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa âm trần 2 chiều
b. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà (dàn nóng)

124
Hình 5.4. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa âm trần 2 chiều khối ngoài
nhà

2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÂM TRẦN

Hình 5.5. Hình ảnh thực khối ngoài nhà

2.1. Đọc sơ đồ, bản v

125
- Đọc bản vẽ bố trí máy và hệ thống điện
- Đọc bản vẽ lắp đặt của nhà sản uất
2.2. Lắp đặt cục ngoài trời
- Khi bắt dàn nóng vào giá treo hay kệ đỡ cần lưu ý là phải lắp đặt đầy đủ
các đệm cao su để giảm chấm.
- Khi lắp dàn nóng sao cho không ảy ra hiện tương khí nóng quay trở lại
hoặc cản trở lưu thông không khí.
- Phải đảm bảo khoảng cách mặt sau của máy với vật cản phải > 300 mm,
khoảng cách mặt trước của máy với vật cản > 1000 mm, khoảng cách mặt cạnh
của máy với vật cản > 500 mm.

Hình 5.6. Lắp đặt khối ngoài nhà

Tiến hành như sau:


 Đo vị trí đặt giá treo, tiến hành lấy dấu;

126
 Dùng khoan khoan vào vị trí vừa lấy dấu, đóng nở rồi bắt giá;
 Đưa máy lên giá, dùng bulông bắt chặt chân máy vào giá đỡ;
 Tiến hành loe ống và kết nối với dàn nóng;
 Lắp ống nước ả dưới đáy dàn nóng (đối với máy 2 chiều).
2.3. Lắp đặt cục trong nhà

Hình 5.7. Những hình ảnh thi công lắp đặt khối ngoài nhà
Yêu cầu lắp đặt cục trong nhà:
– Vững chắc và không bị rung.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Cách a nguồn nhiệt và hơi nóng, không bị chắn gió.

127
– Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng.
– Nguồn điện đảm bảo.
2.3.1. Lấy dấu khoan, đục lỗ:
- Xác định vị trí đặt lỗ ống ga, lỗ ống thoát nước, sau đó, lấy bút vạch lên
rồi dùng khoan rút lỗ khoát trên tường cho thật chính ác.
- Tiếp đến lại ác định 4 vị trí đưới trần. Sau đó, khoan 4 lỗ đó. Độ sâu và
đường kính lỗ tùy thuộc vào tắc kê được chọn.
- Bắt cố định tắc kê đạn vào lỗ khoan, sau đó ác định độ dài cây ty treo
máy mà bắt 4 cây ty và khóa chắc chắn vào 4 tắc kê đạn.
2.3.2. Lắp đặt khối trong nhà vào vị trí:
- Tháo hai nắp cốp che ở hai cạnh dàn lạnh sau đó đưa lên gài vào rãnh hãm
treo dàn lạnh điều chỉnh cân bằng rồi hãm cố định buloong bắt dàn lạnh lại.

Hình 5.8. Kết nối đường ống dẫn gas cho máy
- Dùng thước thủy cân chỉnh độ cân bằng cho máy

128
Hình 5.9. Kết nối đường điện cho máy
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng
2.4.1. Chuẩn bị đường ống
- Chuẩn bị ống dẫn gas phải đúng kích thướt, theo kỹ thuật yêu cầu, ống
phải được sạch sẽ, mới, chiều dài ống phải được trừ hao và tính s ng
2.4.2. Nối ống dẫn vào hai dàn
- Cắt ống dẫn ga bằng dao cắt ống đồng và dùng dao cạo mép đầu ống sau
khi cắt ống đồng (nên cẩn thận ngăn không cho mạt vụn đồng rơi vào trong
ống).
- Cách nhiệt toàn bộ ống dẫn ga.
- Lấy miếng chặn ở rắc-co có ren trong (rắc-co cái) ra và đưa ống đồng
vào trong rắc-co cái.
- Loe ống đồng sao cho đầu loe ống đồng tròn đều.
- Dùng nhớt ga lạnh thoa trên đầu loe ống đồng và miệng côn của van
trước khi nối với nhau.
Đặt ống đồng và van thẳng hàng rồi iết nhẹ rắc-co cái bằng tay khoảng
từ 3 đến 5 vòng.
- Xiết chặt rắc-co cái với van bằng mỏ lết hoặc chìa khóa.
- Lập lại quá trình trên cho ống ga còn lại.
Chú ý: Khi xiết rắc-co phải cẩn thận, vì xiết không đúng lực có thể làm
hỏng ren của rắc-co và gây xì ga.
CHÚ Ý:
 Không được mở van cấp dịch và van hồi khi việc lắp đặt chưa hoàn tất.
 Xả Air hệ điều hoà bình thường và mở gas.
 Hút chân không hệ thống (bắt buộc) với hệ điều hoà inverter.
 Dàn nóng đã được nạp gas sẵn khi xuất xưởng nên dàn nóng không phải
hút chân không (đuổi khí).
 Sau khi lắp đặt đường ống gas, phải hút chân không hoặc xả đuổi khí
đường ống dẫn gas và dàn lạnh.
 Hoàn tất việc hút chân không mở van cấp dịch. Bật máy cho máy hoạt
động.

129
2.4.3. Nối ống thoát nước ngưng từ dàn lạnh ra
Tất cả các loại máy treo tường đều có đoạn ống nước thoát được bọc cách
nhiệt rất chắc chắn và được gắn vào 1 bên bất k của máng thoát nước. Tu theo
yêu cầu lắp đặt mà người ta gắn 1 bên. Nhưng tuy nhiên nếu đường thoát nước
quá dài so với đoạn ống này thì có thể nối thêm bằng đoạn ống thoát nước khác
như : ống oắn ruột gà, ống nhựa bình minh….Để đảm bảo cho lượng nước
không bị ngưng phía bên ngoài người ta bọc cách nhiệt đoạn ống đó lại hoặc
quấn băng cách nhiệt lại
Thông thường đoạn ống thoát nước ngưng là phi 21 hoặc 27 tu theo từng
loại công suất máy
2.4.4. Đấu điện cho máy
- Lắp dây điện vào domino và iết chặt. Chú ý ký hiệu đấu điện trên
domino dàn lạnh và dàn nóng phải giống nhau.

Hình 5.10. Kết nối đường điện đến khối trong nhà
- Kẹp giữ dây điện bằng móc kẹp dây.
- Lắp lại nắp che hộp điện, và iết chặt các vít. Máy phải được nối đất để
ngăn ngừa điện giật trong trường hợp rò rỉ điện. Khi lắp máy ở khu vực ẩm ướt
nên lắp thêm CB chống rò rỉ.
2.5. Thử xì hệ thống
Thông thường thử kín hệ thống bằng khí Nitơ hoặc khí nén và chỉ thử kín
các chỗ rắc co kết nối. Nhưng để đảm bảo tốt người ta dùng khí nito, bởi vì khí
Ni tơ có áp lực cao, và sẽ tìm ra được những chỗ rò rỉ có khả năng bị rò rỉ trong
thời gian ngắn khi vận hành máy

130
Dùng bọt à phòng bôi lên những chỗ nghi ngờ, khi phát hiện chỗ ì thì ta
tiến hành khoá van lại ngưng cung cấp khí nito vào hệ thống và nhích mở nhẹ
rắc co ra để khí nito thoát hết ra và tiến hành tháo ra và khắc phục sự cố
Khi hệ thống không bị ì thì ta tiến hành dùng khí nito đang thử ì để làm
sạch hệ thống bằng cách bơm khí nito vào hệ thống tạo áp lực cao. Sau đó nhích
mở mạnh van ã để nito thoát nhanh ra và tạo cho áp lực mạnh khi có các tạp
chất trong hệ thống cũng sẽ được tống mạnh theo khí nito ra ngoài, và tiến hành
làm nhiều lần để hệ thống được sạch an toàn hơn
2.6. Hút chân không
Sau khi lắp đặt đường ống dẫn ga, phải hút chân không đường ống dẫn ga
và dàn lạnh.
Sau khi hoàn tất hút chân không, mở van cấp dịch và van hồi.
Ghi chú:
- Không nên dùng ga để đuổi gió (không khí).
- Không dùng máy nén để hút chân không.
- Không được khởi động máy nén khi đang hút chân không.
- Nên nạp thêm ga khi đường ống dẫn ga quá.
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ xung
Sau khi lắp đặt ong, kiểm tra ì ong ta đóng nguồn khởi động máy:
- Đo kiểm tra dòng điện
- Đo kiểm tra áp suất gas
- Quan sát, kiểm tra các dấu hiệu của hệ thống lạnh đã đủ lạnh.
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÂM TRẦN
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
Trước khi cần thực hiện việc bảo dưỡng ta cần kiểm tra lại hệ thống lạnh
- Khởi động máy lạnh, sử dụng remoter kiểm tra độ nhạy để điều khiển
chuyển đổi các chế độ.
- Kiểm tra sự hoạt động của quạt dàn lạnh, lá đảo.
- Kiểm tra sự hoạt động của dàn nóng: Block, motor quạt, đo áp suất gas
(nếu cần).

131
- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.
Nếu máy lạnh ảy ra trục trặc ở hạng mục nào hoặc vẫn hoạt động bình
thường, nhân viên cần phải thông báo tình trạng với khách hàng để tiến hành các
công việc tiếp theo.
3.1.2. Tháo vỏ máy
- Ngắt cầu dao điện, tháo mặt nạ dàn lạnh, lưới lọc, tháo máng nước và quạt đảo
(nếu thấy cần).
3.1.3. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
a. Đối với dàn lạnh:

Hình 5.11. Vệ sinh khối trong nhà


 Tháo toàn bộ vỏ và mặt nạ máy ra ngoài để vệ sinh. lưu ý khi vệ sinh mặt
nạ của máy chúng ta nên tháo bo mắt nhận tín hiệu và bàn phím điều khiển ra để
tránh nước vào làm chạm chập mạch điện.
 Tháo máng hứng nước uống để vệ sinh lưu ý máng của máy áp trần rất
dài nên phải cẩn thận phần máng ốp, nếu sơ ý khi di chuyển hoặc ịt rửa sẽ gây
ra gãy máng.
Tháo vỏ quạt lồng sóc dàn lạnh ra vệ sinh bên ngoài, kiểm tra bạc đạn, tra
dầu mỡ.
 Tháo bo mạch điều khiển để vệ sinh, hong sấy bo mạch.
 Tến hành căng bạt hứng nước chuyên dùng rồi vệ sinh dàn lạnh bằng
nước áp lực cao. có thể dùng hóa chất tẩy rửa dàn tùy theo mức độ bẩn và cáu
cặn bám trên dàn.
 Lưu ý khi ịt dàn chúng ta phải lảm thật kỹ và điều chỉnh áp lực nước
phải đủ mạnh, khi ịt thì phải tiến hành ịt cả hai bề mặt trên và dưới, trong và
ngoài thì mới tẩy được hết bụi bẩn phía trong dàn vì dàn máy áp trần thường rất

132
dầy và quạt lại thổi từ phía trong dàn thổi ra (không như máy treo tường là hút
từ ngoài vào thổi ra) nên bụi thường bám vào bề mặt bên trong dàn rất khó làm
sạch khi mà bơm nước yếu hoặc làm không đúng cách.
 Thông thụt đường ống thoát nước cho đến khi hết cặn bẩn.
 Sau khi thực hiện các công đoạn trên ong thì lau khô và lắp lại theo trình
tự cái nào tháo trước lắp sau, tháo sau lắp trước
b. Đối với dàn nóng:
– Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực ịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt,
ịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất
chuyên dùng khi cần thiết).
Lưu ý: khi ịt dàn không được để làm ếp những lá nhôm tản nhiệt.
– Không được ịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện
(domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất
việc bảo trì.
– Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát
nước và các thông số kỹ thuật.
3.1.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng
Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật
sự thông thoát.
3.1.5. Vệ sinh lưới lọc
Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn

Hình 5.12. Vệ sinh lưới lọc


Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi
để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào

133
mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng
khoảng 2 tuần 1 lần
3.1.6. Lắp vỏ máy
Sau khi đã hoàn tất công tác bảo dưỡng cho máy ta tiến lắp lại nắp máy
3.1.7 Khởi động máy
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy.
- Đóng CB nguồn, đo kiểm tra lại điện áp nguồn cấp cho máy: đảm bảo đủ
điện áp nguồn.
- Điều khiển cho máy hoạt động.
- Chỉnh nhiệt độ lạnh ở mức thấp nhất.
3.1.8 Kiểm tra dòng điện của máy
Kiểm tra lại dòng điện hoạt động của máy. Sau đó so sánh dòng điện này
với dòng điện định mức của máy. Nếu dòng điện đo được bằng dòng định mức
thì hệ thống hoạt động là ổn định
3.1.9 Kiểm tra lượng gas trong máy
Dùng đồng hồ đo áp suất để ác định áp suất làm việc. Nếu loại gas đang
sử dụng là R22 và áp suất đo được khi hệ thống làm việc ổn định nằm trong
khoảng 60 – 80 PSI thì hệ thống đã làm việc đủ gas.
Nếu áp suất đo được nhỏ hơn 60PSI và dòng điện nhỏ hơn định mức thì
hệ thống đang thiếu gas. Khi đó ta phải nạp gas bổ sung.
3.1.10. Xử lý, nạp gas nếu cần
Khi hệ thống thiếu gas thì ta cần nạp gas bổ sung cho hệ thống
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi máy lạnh bị thiếu gas đó
là khi bật chiều lạnh thì dàn lạnh không tỏa ra hơi lạnh (hoặc hơi lạnh yếu) và
dàn nóng không thấy có hơi nóng thổi ra. Ngược lại, khi bật chiều nóng thì dàn
lạnh không tỏa ra hơi nóng và dàn nóng không thổi ra hơi lạnh.
Ở một số máy lạnh dòng cao cấp có gắn s n một sensor báo tình trạng gas
trong máy. Nếu thiếu gas, máy lạnh sẽ không hoạt động.
Việc nạp gas bổ sung cho điều hòa chỉ áp dụng với các dòng máy điều
hòa sử dụng gas R22, còn gas R410 cần phải rút hết số gas cũ ra khỏi điều
hòa thì mới có thể tái nạp lại đầy gas cho điều hòa. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối đồng hồ nạp gas vào hệ thống

134
– Nối dây đồng hồ đo gas vừa tháo từ bơm chân không với bình gas.
– Sử dụng cân và lộn ngược chai ga để có thể nạp ga lỏng cho hệ thống (nạp
gas lỏng).
Bước 2: Xả khí cho đồng hồ đo gas
Bạn từ từ mở van chai ga và nhấn nhẹ vào đầu ả khí của đồng hồ. (Hãy
cẩn thận với ga lỏng). Phải thực hiện hút chân không đối với Gas R410A, R32
Bước 3: Mở van xanh và tiến hành nạp ga lỏng cho hệ thống.
– Nếu không thể nạp khối lượng gas nhất định cho điều hòa thì có thể nạp
thành nhiều lần, (mỗi lần nạp khoảng 150 gam) trong khi máy đang chạy ở chế
độ làm lạnh; Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả và tốn thời gian. Hãy
đợi khoảng vài phút và tiến hành nhốt ga rồi tiếp tục thực hiện quá trình nạp.
– Nếu không dùng cân thì việc nạp ga lỏng cho máy đang chạy nên thực
hiện từ từ, nạp ít một. Khi áp suất đạt khoảng 50 PSI thì nên chuyển sang nạp ga
hơi để tiện cân chỉnh lượng ga nạp.
– Giá trị áp suất trên đồng hồ chỉ chính ác khoảng 20 phút sau khi dừng
nạp ga lỏng vào máy. (Thông thường cao lên)
– Tùy từng loại điều hòa mà giá trị áp suất hút là khác nhau, giá trị áp suất
hút của điều hòa LG vào khoảng từ 60~80 PSI. Giá trị áp suất hút còn phụ thuộc
vào nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ trong nhà, độ sạch của dàn, lưới lọc. Để quyết
định áp suất hút cần kiểm tra nhiệt độ ống hút. Máy đủ ga thường ống hút phải
lạnh sau khoảng 20 phút kể từ lúc máy nén bắt đầu chạy.
Cuối cùng, tháo đồng hồ, và lắp lại các van cho chặt chẽ.
* Lưu ý khi nạp gas bổ sung cho điều hòa máy lạnh
– Tuyệt đối tránh việc nạp khối lượng lớn gas lỏng liên tục vào đường hút
của điều hòa trong khi máy lạnh đang chạy. Việc này, có thể làm hỏng hoặc
giảm tuổi thọ máy nén điều hòa.
– Khi nạp gas lỏng cho điều hòa, áp suất hút sẽ thấp hơn thực tế. Do đó, cần
vận hành máy lạnh sau 30 phút để áp suất hệ thống ổn định trước khi đo.
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
- Dùng bộ điều khiển tắt máy
- Bật OFF CB nguồn

135
3.2.2. Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch
- Dùng vít vặn chắc lại các cực của CB, các Domino của máy
3.2.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
- Vệ sinh bụi bẩn bám vào thiết bị, tường nhà.
- Lắp ráp lại những vật dụng mà quá trình vệ sinh mình đã tháo ra.
3.2.4. Bảo dưỡng quạt
- Tháo vỏ máy
- Tháo cánh quạt và vệ sinh quạt
- Tháo quạt và tra dầu mở cho quạt
- Lắp quạt, cánh quạt và vỏ máy
- Vận hành máy và kiểm tra lại độ ồn của quạt
3.2.5. Tra dầu mỡ
Việc tra dầu mở để bôi trơn cho các ổ trục quạt sẽ giúp cho quạt chạy êm
hơn, giảm tiếng ồn, tăng tuổi thọ và giúp cho việc giải nhiệt cho hệ thống đạt
hiệu quả hơn.
- Sau khi đã tháo quạt ong, mở nắp bít của ổ bi và vệ sinh ổ bị đó. Sau đó
ta đưa 1 lượng mở bò vừa đủ vào ổ bi (khoảng 2/3 thể tích trong của ổ bi)
- Cần tra dầu mỡ cho quạt ít nhất một năm một lần.
3.2.6. Vận hành và hoàn thiện hệ thống
Sau khi đã thực hiện ong việc bảo dưỡng máy, ta tiến hành đóng điện và
vận hành lại hệ thống và ác định lại các thông số: dòng điện, áp suất gas khi
làm việc, độ lạnh tại dàn lạnh,...
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ ÂM TRẦN
4.1. Sửa chữa hệ thống điện
4.1.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, hoặc đã đến thời gian cần
bảo dưỡng (thường là sau 3-4 tháng ở các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình
trạng bên ngoài của máy, kiểm tra cẩn thận khu vực cấp nguồn, dàn nóng và dàn
lạnh em chúng có gì bất thường hay không.
Để sửa chữa hệ thống điện máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:

136
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Quan sát, kiểm tra sơ bộ lại hệ thống điện: nhìn em những chổ tiếp úc
điện có dấu hiệu bị nóng chảy, đổi màu hoặc đo kiểm tra lại điện áp nguồn trước
và sau CB, đo nguồn đến máy,..
- Đo kiểm tra nguồn vào và ra thiết bị trên Board
4.1.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình
sửa chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.1.3. Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
4.1.3.1. Sửa chữa thay thế Block:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng phần điện của Block
- Nguồn điện cấp cho máy lạnh/ tủ lạnh không ổn định dễ gây chập cháy,
hư hỏng block.
- Máy lạnh có công suất nhỏ nhưng lại lắp đặt vào phòng có diện tích lớn
vượt quá quy định của nhà sản uất dẫn đến máy chạy liên tục không nghỉ nên
quá tải.
- Do cục nóng đặt ngoài trời bị nắng chiếu trực tiếp vào dẫn đến dàn nóng
không trao đổi nhiệt được gây ra quá tải.
- Do không bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh và nạp gas định k cho máy lạnh.
- Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể
dẫn tới CB nguồn tác động.
- Thermic bảo vệ máy nén tác động thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu,
motor máy nén không quay.
- Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém.

137
* Cách đo kiểm tra Block xác định Block bị hư hỏng phần điện:
- Đo các chân C, S, R có chân không thông mạch
- Đo các chân C, S, R bị chạm với vỏ máy
- Đo các chân C, S, R có 1 cặp dây có điện rở rất nhỏ ( do bị chập vòng)
* Thay thế Block
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.1.3.2. Sửa chữa thay thế quạt dàn nóng:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn nóng:
- Tụ điện của quạt bị hỏng nên quạt không tự khởi động dẫn đến dòng điện
trên quạt tăng cao
- Khô dầu bôi trơn
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn nóng:
- Chọn quạt phù hợp với loại máy đang sử dụng
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.3.3. Sửa chữa thay thế quạt dàn lạnh:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp

138
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.4. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy
- Nếu đường dây điện nguồn có dấu hiện quá tải, bong tróc thì ta phải thay
thế đường dây dẫn điện mới
- Đường dây mới phải đảm bảo đủ tải
- Lắp đặt phải chắc, đặt trong ống, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Các đầu dây đấu nối đến các cực nối phải đảm bảo chắc chắn, tiếp úc tốt.
4.1.5. Vận hành và đánh giá kết quả
Đóng điện và vận hành kiểm tra hoạt động của hệ thống. Kiểm tra các
thông số của máy.
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh
4.2.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng
Để sửa chữa hệ thống lạnh máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Tìm cách vận hành lại hệ thống để tìm nguyên nhân hư hỏng.
- Đo kiểm tra áp suất đầu hút, đầu đẩy
4.2.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.2.3. Kiểm tra, thay thế Block máy
* Kiểm tra phần cơ của Block:

139
- Đo áp suất đầu đẩy của Block để ác định block còn tốt hoặc rất tốt (từ
350PSI trở lên)
- Kiểm tra độ kín của Clape
* Thay thế Block:
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.2.4. Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
a. Sửa chữa dàn nóng bị rò rỉ
Thao tác :
- Tháo nguồn ra khỏi hệ thống.
- Xả hết gas trong hệ thống lạnh.
- Xác định chỗ thủng (Do va chạm cơ học hay do ăn mòn).
- Xả các mối hàn và tháo phin lọc ra.
- Làm sạch chỗ thủng và hàn kín lại.
- Hàn phin lọc lại như cũ, sau đó thử kín, hút chân không và nạp gas lại
- Tiến hành chạy thử, theo d i, hiệu chỉnh để tủ làm việc bình thường và
đảm bảo chế độ lạnh
b. Sửa chữa dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh bị dẹp cánh
- Khi các cánh nhôm của dàn nóng hay dàn lạnh bị dẹp thì sự lưu thông
của không khí qua dàn sẽ bị cản trở, làm cho dàn nóng giải nhiệt kém, dàn lạnh
độ lạnh không tốt. Nguyên nhân là do khi chuyên chở (vận chuyển) bị va chạm,
do tháo máy và vệ sinh máy không đúng kỹ thuật, thường là chỉ bị mặt ngoài.
Phải tiến hành sửa chữa.
Thao tác :
1. Tháo mặt nạ máy, rút sườn máy ra khỏi vỏ, để lộ bề mặt dàn nóng, dàn
lạnh.
2. Dùng hai thanh sắt mỏng (bề dày 1 mm ). Một thanh ta tựa vào và một
thanh vuốt dọc theo cánh từ trên uống dưới.

140
3. Tiếp tục tiến hành cho các vị trí có cánh nhôm bị dẹp.
c. Sửa chữa dàn nóng- dàn lạnh của máy lạnh bị hở
- Khi dàn lạnh bị hở máy sẽ bị thiếu gas hoặc mất gas hoàn toàn làm cho
máy kém lạnh hoặc không lạnh. Chỗ ì hở sẽ có vết dầu loang. Vị trí ì hở có
thể ở các co ống nhưng cũng có thể ở các thanh thẳng.
- Nếu vị trí ì hở ở các thanh thẳng thì không nên phá bỏ cánh nhôm và
hàn. Do ống đồng ở các thanh rất mỏng và vị trí bị cánh nhôm che khuất.Tốt
nhất là thay các thanh thẳng.
4.2.5. Sửa chữa, thay thế van tiết lưu
- Sửa chữa, thay thế van tiết lưu thường ảy ra khi ta thay máy nén
- Giá trị áp suất khi cân cáp máy lạnh sử dụng Gas R22 là nằm trong
khoảng 60 – 90PSI

Hình 5.13. Cáp máy lạnh

4.2.6. Sửa chữa, thay thế van đảo chiều

141
Hình 5.14. Van đảo chiều
* Kiểm tra:
Bật đồng hồ VOM thang 1kΩ đo vào 2 chân đấu điện của cuộn dây, nếu
có điện trở trong khoảng 1k đến 8k thì cuộn dây còn tốt. Sau đó ta bật cho máy
chạy chế độ làm nóng, nếu thấy bộ phận điều khiển cấp nguồn cho cuộn dây
điện từ và kim van hút sang bên phải nhưng thanh trượt không sang phía bên
phải, máy không làm nóng được thì lúc này thanh trượt bị kẹt.
* Khắc phục:
– Ta có thể khắc phục bằng cách dùng búa cao su g mạnh vào thân van,
nếu không được ta phải thay van khác.
– Khi van đảo chiều bị hỏng cuộn dây ta chỉ cần tháo ốc ra rồi thay cuộn
dây mới là được.
– Nếu van đảo chiều bị kẹt thanh trượt trong thân van, khi hàn van đảo
chiều mới vào hệ thống thì ta nên đắp ướt vào thân van khi hàn để tránh bị cháy
thanh trượt bên trong thân van.
4.2.7. Sửa chữa, thay thế quạt
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
Yêu cầu thực hiện
1. Lắp đặt máy điều hòa không khí âm trần
- Đọc bản vẽ sơ đồ lắp máy
- Lắp đặt khối trong nhà
- Lắp đặt khối ngoài nhà
- Lắp đặt đường ống dẫn gas, dây điện và đường nước ngưng

142
- Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật
2. Bảo dưỡng máy điều hòa không khí âm trần
- Kiểm tra hệ thống lạnh
- Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh
- Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt
- Làm sạch hệ thống nước ngưng
- Làm sạch hệ thống lưới lọc
- Bảo dưỡng quạt
- Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống
3. Sửa chữa phần lạnh máy điều hoà không khí âm trần
- Xác định nguyên nhân hư hỏng
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Kiểm tra, thay thế Block máy
- Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
- Sửa chữa, thay thế quạt
4. Sửa chữa phần điện máy điều hoà không khí âm trần
- Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
- Vận hành và đánh giá kết quả
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy trình bày hiện tượng của máy lạnh khi cảm biến nhiệt độ phòng bị
hỏng?
Câu 2: Trình bày cách vệ sinh máy lạnh âm trần?

143
BÀI 6: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT
MULTY
Mã mô đun: MĐ23-06
* Giới thiệu
Trong nội dung bài này, hướng dẫn cho HSSV tìm hiểu về nguyên lý, sơ đồ
mạch điện của hệ thống điều hòa không khí Multy. Cũng như việc hướng dẫn
lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cho hệ thống.
* Mục tiêu của bài:
Kiến thức
­ Phân tích được nguyên lý làm việc của máy
­ Phân tích được các phương pháp bố trí máy theo yêu cầu thực tế
­ Lập quy trình lắp đặt theo bản vẽ thi công, đọc các sơ đồ kết nối
thiết bị
Kỹ năng
­ Lắp đặt và vận hành máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
thời gian
­ Kết nối được thiết bị, bố trí máy theo thực tế, chạy thử và cân chỉnh
lượng gas
­ Bảo dưỡng và sửa chữa được cho máy theo đúng quy trình, kỹ thuật
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
­ Có trách nhiệm sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật
- Cẩn thận,an toàn chính ác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
* Nội dung của bài:
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ MULTY
1.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh

144
Máy điều hòa kiểu ghép (kiểu Multy) về thực chất là máy điều hoà gồm 1
dàn nóng và 2 - 4 dàn lạnh. Mỗi cụm dàn lạnh được gọi là một hệ thống.
Thường các hệ thống hoạt động độc lập. Mỗi dàn lạnh hoạt động không phụ
thuộc vào các dàn lạnh khác. Các máy điều hoà ghép có thể có các dàn lạnh
chủng loại khác nhau.
Máy điều hòa dạng ghép có những đặc điểm và cấu tạo tương tự máy điều
hòa kiểu rời. Tuy nhiên do dàn nóng chung nên tiết kiệm diện tích lắp đặt.

Hình 6.1. Hình ảnh máy điều hòa Multy


Bố trí bên trong dàn nóng gồm 2 máy nén và sắp ếp như sau:
- Trường hợp có 2 dàn lạnh: 2 máy nén hoạt động độc lập cho 2 dàn lạnh.
- Trường hợp có 3 dàn lạnh: 1 máy nén cho 1 dàn lạnh, 1 máy nén cho 2
dàn lạnh.
Như vậy về cơ bản máy điều hoà ghép có các đặc điểm của máy điều hoà 2
mãnh. Ngoài ra máy điều hoà ghép còn có các ưu điểm khác:
- Tiết kiện không gian lắp đặt dàn nóng
- Chung điện nguồn, giảm chi phí lắp đặt.
1.1.1. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép một chiều
Hơi bảo hòa khô từ dàn bay hơi được máy nén hút và nén lên áp suất
ngưng tụ và nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngưng tụ, tại dàn ngưng hơi môi chất thải
nhiệt ra môi trường nhờ có quạt cưỡng bức nhiệt độ của môi chất giảm dần đến
khi bằng với nhiệt độ ngưng tụ ứng với áp suất ngưng tụ thì môi chất bắt đầu
ngưng tụ lại thành lỏng. lỏng này qua phin lọc để lọc cặn sấy ẩm sau đo qua ống
mao để giảm áp suất từ áp suất ngưng tụ uống áp suất bay hơi vào dàn bay hơi

145
ở đây môi chất lỏng ở áp suất thấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh và bay
hơi ở nhiệt độ tương ứng với áp suất bay hơi.
1.1.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép hai chiều
Ở máy lạnh hai chiều thì nguyên lý hoạt động của chu trình tương tự như
máy lạnh một chiều nhưng được bổ sung thêm van đảo chiều để đổi chiều
chuyển động của môi chất và có thêm ống mao phụ để tăng trở lực khi hoạt
động ở chế độ sưởi.
Khi máy làm việc ở chế độ lạnh ngược lại là chế độ sưởi tương tự bài 5.
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện
1.2.1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa Multy 1 chiều
a. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà (dàn lạnh)

Hình 6.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa Multy 1 chiều
b. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà (dàn nóng)

146
Hình 6.3. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà máy Multy 1 chiều
1.2.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa Multy 2 chiều
a. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối trong nhà (dàn lạnh)

Hình 6.4. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy điều hòa Multy 2 chiều
b. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà (dàn nóng)

147
Hình 6.5. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện khối ngoài nhà máy Multy 2 chiều
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ MULTY
2.1. Đọc sơ đồ, bản v
- Đọc bản vẽ bố trí máy và hệ thống điện

Hình 6.6. Sơ đồ bố trí máy và hệ thống điện

148
- Đọc bản vẽ lắp đặt của nhà sản uất

Hình 6.7. Sơ đồ bản vẽ chi tiết của nhà sản xuất


2.2. Lắp đặt cục ngoài trời
- Khi bắt dàn nóng vào giá treo hay kệ đỡ cần lưu ý là phải lắp đặt đầy đủ
các đệm cao su để giảm chấm.
- Khi lắp dàn nóng sao cho không ảy ra hiện tương khí nóng quay trở lại
hoặc cản trở lưu thông không khí.
- Phải đảm bảo khoảng cách mặt sau của máy với vật cản phải > 300 mm,
khoảng cách mặt trước của máy với vật cản > 1000 mm, khoảng cách mặt cạnh
của máy với vật cản > 500 mm.

149
Hình 6.8. Lắp đặt khối ngoài nhà

Tiến hành như sau:


 Đo vị trí đặt giá treo, tiến hành lấy dấu;
 Dùng khoan khoan vào vị trí vừa lấy dấu, đóng nở rồi bắt giá;
 Đưa máy lên giá, dùng bulông bắt chặt chân máy vào giá đỡ;
 Tiến hành loe ống và kết nối với dàn nóng;
 Lắp ống nước ả dưới đáy dàn nóng (đối với máy 2 chiều).
2.3. Lắp đặt cục trong nhà
Yêu cầu lắp đặt cục trong nhà:

150
– Vững chắc và không bị rung.

Hình 6.9. Lắp đặt khối trong nhà


– Đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Cách a nguồn nhiệt và hơi nóng, không bị chắn gió.
– Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng.
– Nguồn điện đảm bảo.
2.3.1. Lấy dấu khoan, đục lỗ:
- Xác định vị trí đặt lỗ ống ga, lỗ ống thoát nước, sau đó, lấy bút vạch lên
rồi dùng khoan rút lỗ khoát trên tường cho thật chính ác.
- Tiếp đến lại ác định 4 vị trí đưới trần. Sau đó, khoan 4 lỗ đó. Độ sâu và
đường kính lỗ tùy thuộc vào tắc kê được chọn.
- Bắt cố định tắc kê đạn vào lỗ khoan, sau đó ác định độ dài cây ty treo
máy mà bắt 4 cây ty và khóa chắc chắn vào 4 tắc kê đạn.
2.3.2. Lắp đặt khối trong nhà vào vị trí:
- Tháo hai nắp cốp che ở hai cạnh dàn lạnh sau đó đưa lên gài vào rãnh hãm
treo dàn lạnh điều chỉnh cân bằng rồi hãm cố định buloong bắt dàn lạnh lại.
- Dùng thước thủy cân chỉnh độ cân bằng cho máy
2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas-điện và đường nước ngưng
2.4.1. Chuẩn bị đường ống
- Chuẩn bị ống dẫn gas phải đúng kích thướt, theo kỹ thuật yêu cầu, ống
phải được sạch sẽ, mới, chiều dài ống phải được trừ hao và tính s ng
2.4.2. Nối ống dẫn vào hai dàn

151
- Cắt ống dẫn ga bằng dao cắt ống đồng và dùng dao cạo mép đầu ống sau
khi cắt ống đồng (nên cẩn thận ngăn không cho mạt vụn đồng rơi vào trong
ống).
- Cách nhiệt toàn bộ ống dẫn ga.
- Lấy miếng chặn ở rắc-co có ren trong (rắc-co cái) ra và đưa ống đồng
vào trong rắc-co cái.
- Loe ống đồng sao cho đầu loe ống đồng tròn đều.
- Dùng nhớt ga lạnh thoa trên đầu loe ống đồng và miệng côn của van
trước khi nối với nhau.
- Đặt ống đồng và van thẳng hàng rồi iết nhẹ rắc-co cái bằng tay khoảng
từ 3 đến 5 vòng.
- Xiết chặt rắc-co cái với van bằng mỏ lết hoặc chìa khóa.
- Lập lại quá trình trên cho ống ga còn lại.
Chú ý: Khi xiết rắc-co phải cẩn thận, vì xiết không đúng lực có thể làm
hỏng ren của rắc-co và gây xì ga.
CHÚ Ý:
 Không được mở van cấp dịch và van hồi khi việc lắp đặt chưa hoàn tất.
 Xả Air hệ điều hoà bình thường và mở gas.
 Hút chân không hệ thống (bắt buộc) với hệ điều hoà inverter.
 Dàn nóng đã được nạp gas sẵn khi xuất xưởng nên dàn nóng không phải
hút chân không (đuổi khí).
 Sau khi lắp đặt đường ống gas, phải hút chân không hoặc xả đuổi khí
đường ống dẫn gas và dàn lạnh.
 Hoàn tất việc hút chân không mở van cấp dịch. Bật máy cho máy hoạt
động.
2.4.3. Nối ống thoát nước ngưng từ dàn lạnh ra
Tất cả các loại máy treo tường đều có đoạn ống nước thoát được bọc cách
nhiệt rất chắc chắn và được gắn vào 1 bên bất k của máng thoát nước. Tu theo
yêu cầu lắp đặt mà người ta gắn 1 bên. Nhưng tuy nhiên nếu đường thoát nước
quá dài so với đoạn ống này thì có thể nối thêm bằng đoạn ống thoát nước khác
như : ống oắn ruột gà, ống nhựa bình minh….Để đảm bảo cho lượng nước

152
không bị ngưng phía bên ngoài người ta bọc cách nhiệt đoạn ống đó lại hoặc
quấn băng cách nhiệt lại
Thông thường đoạn ống thoát nước ngưng là phi 21 hoặc 27 tu theo từng
loại công suất máy
2.4.4. Đấu điện cho máy
- Lắp dây điện vào domino và iết chặt. Chú ý ký hiệu đấu điện trên

domino dàn lạnh và dàn nóng phải giống nhau.


Hình 6.10. Đấu điện nguồn cho khối trong nhà
- Kẹp giữ dây điện bằng móc kẹp dây.
- Lắp lại nắp che hộp điện, và iết chặt các vít. Máy phải được nối đất để
ngăn ngừa điện giật trong trường hợp rò rỉ điện. Khi lắp máy ở khu vực ẩm ướt
nên lắp thêm CB chống rò rỉ.
2.5. Thử xì hệ thống
Thông thường thử kín hệ thống bằng khí Nitơ hoặc khí nén và chỉ thử kín
các chỗ rắc co kết nối. Nhưng để đảm bảo tốt người ta dùng khí nito, bởi vì khí
Ni tơ có áp lực cao, và sẽ tìm ra được những chỗ rò rỉ có khả năng bị rò rỉ trong
thời gian ngắn khi vận hành máy
Dùng bọt à phòng bôi lên những chỗ nghi ngờ, khi phát hiện chỗ ì thì ta
tiến hành khoá van lại ngưng cung cấp khí nito vào hệ thống và nhích mở nhẹ
rắc co ra để khí nito thoát hết ra và tiến hành tháo ra và khắc phục sự cố
Khi hệ thống không bị ì thì ta tiến hành dùng khí nito đang thử ì để làm
sạch hệ thống bằng cách bơm khí nito vào hệ thống tạo áp lực cao. Sau đó nhích
mở mạnh van ã để nito thoát nhanh ra và tạo cho áp lực mạnh khi có các tạp

153
chất trong hệ thống cũng sẽ được tống mạnh theo khí nito ra ngoài, và tiến hành
làm nhiều lần để hệ thống được sạch an toàn hơn

2.6. Hút chân không


Sau khi lắp đặt đường ống dẫn ga, phải hút chân không đường ống dẫn ga
và dàn lạnh.
Sau khi hoàn tất hút chân không, mở van cấp dịch và van hồi.
Ghi chú:
- Không nên dùng ga để đuổi gió (không khí).
- Không dùng máy nén để hút chân không.
- Không được khởi động máy nén khi đang hút chân không.
- Nên nạp thêm ga khi đường ống dẫn ga quá.
2.8. Chạy thử máy và nạp gas bổ xung
Sau khi lắp đặt ong, kiểm tra ì ong ta đóng nguồn khởi động máy:
- Đo kiểm tra dòng điện
- Đo kiểm tra áp suất gas
- Quan sát, kiểm tra các dấu hiệu của hệ thống lạnh đã đủ lạnh.
3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ MULTY
3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh
Trước khi cần thực hiện việc bảo dưỡng ta cần kiểm tra lại hệ thống lạnh
- Khởi động máy lạnh, sử dụng remoter kiểm tra độ nhạy để điều khiển
chuyển đổi các chế độ.
- Kiểm tra sự hoạt động của quạt dàn lạnh, lá đảo.
- Kiểm tra sự hoạt động của dàn nóng: Block, motor quạt, đo áp suất gas
(nếu cần).
- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.
Nếu máy lạnh ảy ra trục trặc ở hạng mục nào hoặc vẫn hoạt động bình
thường, nhân viên cần phải thông báo tình trạng với khách hàng để tiến hành các
công việc tiếp theo.

154
3.1.2. Tháo vỏ máy
- Ngắt cầu dao điện, tháo mặt nạ dàn lạnh, lưới lọc, tháo máng nước và quạt đảo
(nếu thấy cần).

3.1.3. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt


a. Đối với dàn lạnh:
 Tháo toàn bộ vỏ và mặt nạ máy ra ngoài để vệ sinh. lưu ý khi vệ sinh mặt
nạ của máy chúng ta nên tháo bo mắt nhận tín hiệu và bàn phím điều khiển ra để
tránh nước vào làm chạm chập mạch điện.
 Tháo máng hứng nước uống để vệ sinh lưu ý máng của máy áp trần rất
dài nên phải cẩn thận phần máng ốp, nếu sơ ý khi di chuyển hoặc ịt rửa sẽ gây
ra gãy máng.
 Tháo vỏ quạt lồng sóc dàn lạnh ra vệ sinh bên ngoài, kiểm tra bạc đạn, tra
dầu mỡ.
 Tháo bo mạch điều khiển để vệ sinh, hong sấy bo mạch.
 Tến hành căng bạt hứng nước chuyên dùng rồi vệ sinh dàn lạnh bằng
nước áp lực cao. có thể dùng hóa chất tẩy rửa dàn tùy theo mức độ bẩn và cáu
cặn bám trên dàn.
 Lưu ý khi ịt dàn chúng ta phải lảm thật kỹ và điều chỉnh áp lực nước
phải đủ mạnh, khi ịt thì phải tiến hành ịt cả hai bề mặt trên và dưới, trong và
ngoài thì mới tẩy được hết bụi bẩn phía trong dàn vì dàn máy áp trần thường rất
dầy và quạt lại thổi từ phía trong dàn thổi ra (không như máy treo tường là hút
từ ngoài vào thổi ra) nên bụi thường bám vào bề mặt bên trong dàn rất khó làm
sạch khi mà bơm nước yếu hoặc làm không đúng cách.
 Thông thụt đường ống thoát nước cho đến khi hết cặn bẩn.
 Sau khi thực hiện các công đoạn trên ong thì lau khô và lắp lại theo trình
tự cái nào tháo trước lắp sau, tháo sau lắp trước
b. Đối với dàn nóng:
– Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực ịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt,
ịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất
chuyên dùng khi cần thiết).
Lưu ý: khi ịt dàn không được để làm ếp những lá nhôm tản nhiệt.

155
– Không được ịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện
(domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất
việc bảo trì.
– Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát
nước và các thông số kỹ thuật.
3.1.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng
Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật
sự thông thoát.
3.1.5. Vệ sinh lưới lọc
Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi
để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào
mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng
khoảng 2 tuần 1 lần
3.1.6. Lắp vỏ máy
Sau khi đã hoàn tất công tác bảo dưỡng cho máy ta tiến lắp lại nắp máy
3.1.7 Khởi động máy
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy.
- Đóng CB nguồn, đo kiểm tra lại điện áp nguồn cấp cho máy: đảm bảo đủ
điện áp nguồn.
- Điều khiển cho máy hoạt động.
- Chỉnh nhiệt độ lạnh ở mức thấp nhất.
3.1.8 Kiểm tra dòng điện của máy
Kiểm tra lại dòng điện hoạt động của máy. Sau đó so sánh dòng điện này
với dòng điện định mức của máy. Nếu dòng điện đo được bằng dòng định mức
thì hệ thống hoạt động là ổn định
3.1.9 Kiểm tra lượng gas trong máy
Dùng đồng hồ đo áp suất để ác định áp suất làm việc. Nếu loại gas đang
sử dụng là R22 và áp suất đo được khi hệ thống làm việc ổn định nằm trong
khoảng 60 – 80 PSI thì hệ thống đã làm việc đủ gas.

156
Nếu áp suất đo được nhỏ hơn 60PSI và dòng điện nhỏ hơn định mức thì
hệ thống đang thiếu gas. Khi đó ta phải nạp gas bổ sung.
3.1.10. Xử lý, nạp gas nếu cần
Khi hệ thống thiếu gas thì ta cần nạp gas bổ sung cho hệ thống
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi máy lạnh bị thiếu gas đó
là khi bật chiều lạnh thì dàn lạnh không tỏa ra hơi lạnh (hoặc hơi lạnh yếu) và
dàn nóng không thấy có hơi nóng thổi ra. Ngược lại, khi bật chiều nóng thì dàn
lạnh không tỏa ra hơi nóng và dàn nóng không thổi ra hơi lạnh.
Ở một số máy lạnh dòng cao cấp có gắn s n một sensor báo tình trạng gas
trong máy. Nếu thiếu gas, máy lạnh sẽ không hoạt động.
Việc nạp gas bổ sung cho điều hòa chỉ áp dụng với các dòng máy điều
hòa sử dụng gas R22, còn gas R410 cần phải rút hết số gas cũ ra khỏi điều
hòa thì mới có thể tái nạp lại đầy gas cho điều hòa. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối đồng hồ nạp gas vào hệ thống
– Nối dây đồng hồ đo gas vừa tháo từ bơm chân không với bình gas.
– Sử dụng cân và lộn ngược chai ga để có thể nạp ga lỏng cho hệ thống (nạp
gas lỏng).
Bước 2: Xả khí cho đồng hồ đo gas
Bạn từ từ mở van chai ga và nhấn nhẹ vào đầu ả khí của đồng hồ. (Hãy
cẩn thận với ga lỏng). Phải thực hiện hút chân không đối với Gas R410A, R32
Bước 3: Mở van xanh và tiến hành nạp ga lỏng cho hệ thống.
– Nếu không thể nạp khối lượng gas nhất định cho điều hòa thì có thể nạp
thành nhiều lần, (mỗi lần nạp khoảng 150 gam) trong khi máy đang chạy ở chế
độ làm lạnh; Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả và tốn thời gian. Hãy
đợi khoảng vài phút và tiến hành nhốt ga rồi tiếp tục thực hiện quá trình nạp.
– Nếu không dùng cân thì việc nạp ga lỏng cho máy đang chạy nên thực
hiện từ từ, nạp ít một. Khi áp suất đạt khoảng 50 PSI thì nên chuyển sang nạp ga
hơi để tiện cân chỉnh lượng ga nạp.
– Giá trị áp suất trên đồng hồ chỉ chính ác khoảng 20 phút sau khi dừng
nạp ga lỏng vào máy. (Thông thường cao lên)
– Tùy từng loại điều hòa mà giá trị áp suất hút là khác nhau, giá trị áp suất
hút của điều hòa LG vào khoảng từ 60~80 PSI. Giá trị áp suất hút còn phụ thuộc
vào nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ trong nhà, độ sạch của dàn, lưới lọc. Để quyết

157
định áp suất hút cần kiểm tra nhiệt độ ống hút. Máy đủ ga thường ống hút phải
lạnh sau khoảng 20 phút kể từ lúc máy nén bắt đầu chạy.
Cuối cùng, tháo đồng hồ, và lắp lại các van cho chặt chẽ.
* Lưu ý khi nạp gas bổ sung cho điều hòa máy lạnh
– Tuyệt đối tránh việc nạp khối lượng lớn gas lỏng liên tục vào đường hút
của điều hòa trong khi máy lạnh đang chạy. Việc này, có thể làm hỏng hoặc
giảm tuổi thọ máy nén điều hòa.
– Khi nạp gas lỏng cho điều hòa, áp suất hút sẽ thấp hơn thực tế. Do đó, cần
vận hành máy lạnh sau 30 phút để áp suất hệ thống ổn định trước khi đo.
3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện
3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy
- Dùng bộ điều khiển tắt máy
- Bật OFF CB nguồn
3.2.2. Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch
- Dùng vít vặn chắc lại các cực của CB, các Domino của máy
3.2.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
- Vệ sinh bụi bẩn bám vào thiết bị, tường nhà.
- Lắp ráp lại những vật dụng mà quá trình vệ sinh mình đã tháo ra.
3.2.4. Bảo dưỡng quạt
- Tháo vỏ máy
- Tháo cánh quạt và vệ sinh quạt
- Tháo quạt và tra dầu mở cho quạt
- Lắp quạt, cánh quạt và vỏ máy
- Vận hành máy và kiểm tra lại độ ồn của quạt
3.2.5. Tra dầu mỡ
Việc tra dầu mở để bôi trơn cho các ổ trục quạt sẽ giúp cho quạt chạy êm
hơn, giảm tiếng ồn, tăng tuổi thọ và giúp cho việc giải nhiệt cho hệ thống đạt
hiệu quả hơn.
- Sau khi đã tháo quạt ong, mở nắp bít của ổ bi và vệ sinh ổ bị đó. Sau đó
ta đưa 1 lượng mở bò vừa đủ vào ổ bi (khoảng 2/3 thể tích trong của ổ bi)

158
- Cần tra dầu mỡ cho quạt ít nhất một năm một lần.
3.2.6. Vận hành và hoàn thiện hệ thống
Sau khi đã thực hiện ong việc bảo dưỡng máy, ta tiến hành đóng điện và
vận hành lại hệ thống và ác định lại các thông số: dòng điện, áp suất gas khi
làm việc, độ lạnh tại dàn lạnh,...
4. SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ MULTY
4.1. Sửa chữa hệ thống điện
4.1.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, hoặc đã đến thời gian cần
bảo dưỡng (thường là sau 3-4 tháng ở các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình
trạng bên ngoài của máy, kiểm tra cẩn thận khu vực cấp nguồn, dàn nóng và dàn
lạnh em chúng có gì bất thường hay không.
Để sửa chữa hệ thống điện máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Quan sát, kiểm tra sơ bộ lại hệ thống điện: nhìn em những chổ tiếp úc
điện có dấu hiệu bị nóng chảy, đổi màu hoặc đo kiểm tra lại điện áp nguồn trước
và sau CB, đo nguồn đến máy,..
- Đo kiểm tra nguồn vào và ra thiết bị trên Board
4.1.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa

- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.1.3. Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
4.1.3.1. Sửa chữa thay thế Block:

159
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng phần điện của Block
- Nguồn điện cấp cho máy lạnh/ tủ lạnh không ổn định dễ gây chập cháy,
hư hỏng block.
- Máy lạnh có công suất nhỏ nhưng lại lắp đặt vào phòng có diện tích lớn
vượt quá quy định của nhà sản uất dẫn đến máy chạy liên tục không nghỉ nên
quá tải.
- Do cục nóng đặt ngoài trời bị nắng chiếu trực tiếp vào dẫn đến dàn nóng
không trao đổi nhiệt được gây ra quá tải.
- Do không bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh và nạp gas định k cho máy lạnh.
- Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể
dẫn tới CB nguồn tác động.
- Thermic bảo vệ máy nén tác động thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu,
motor máy nén không quay.
- Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém.
* Cách đo kiểm tra Block xác định Block bị hư hỏng phần điện:
- Đo các chân C, S, R có chân không thông mạch
- Đo các chân C, S, R bị chạm với vỏ máy
- Đo các chân C, S, R có 1 cặp dây có điện rở rất nhỏ ( do bị chập vòng)
* Thay thế Block
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.1.3.2. Sửa chữa thay thế quạt dàn nóng:
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn nóng:
- Tụ điện của quạt bị hỏng nên quạt không tự khởi động dẫn đến dòng điện
trên quạt tăng cao
- Khô dầu bôi trơn
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn nóng:

160
- Chọn quạt phù hợp với loại máy đang sử dụng
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt dàn lạnh:
- Capa quạt bị hỏng
- Không có nguồn cấp cho quạt
- Kẹt trục
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
4.1.4. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy
- Nếu đường dây điện nguồn có dấu hiện quá tải, bong tróc thì ta phải thay
thế đường dây dẫn điện mới
- Đường dây mới phải đảm bảo đủ tải
- Lắp đặt phải chắc, đặt trong ống, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Các đầu dây đấu nối đến các cực nối phải đảm bảo chắc chắn, tiếp úc tốt.
4.1.5. Vận hành và đánh giá kết quả
Đóng điện và vận hành kiểm tra hoạt động của hệ thống. Kiểm tra các
thông số của máy.
4.2. Sửa chữa hệ thống lạnh
4.2.1. Xác định nguyên nhân gây hư hỏng
Để sửa chữa hệ thống lạnh máy lạnh ta cần thực hiện các công việc sau:
- Hỏi người vận hành em trước khi bị hư hỏng máy có những dấu hiệu gì
bất thường
- Tìm cách vận hành lại hệ thống để tìm nguyên nhân hư hỏng.
- Đo kiểm tra áp suất đầu hút, đầu đẩy

161
4.2.2. Lập quy trình sửa chữa, thay thế
Sau khi đã ác định được nguyên nhân hư hỏng thì ta cần lập ra quy trình sửa
chữa:
- Chuẩn bị: chuẩn bị các dụng cụ vật tư cần thiết để phục vụ cho công tác
sửa chữa.
- Đo kiểm tra ác định thiết bị hư hỏng cần sửa chữa
- Đưa ra phương pháp sửa chữa: sửa chữa hoặc thay mới
- Vận hành thử khi đã sửa chữa thay thế ong. Đánh giá tình trạng hoạt
động của máy.
4.2.3. Kiểm tra, thay thế Block máy
* Kiểm tra phần cơ của Block:
- Đo áp suất đầu đẩy của Block để ác định block còn tốt hoặc rất tốt (từ
350PSI trở lên)
- Kiểm tra độ kín của Clape
* Thay thế Block:
- Chọn block có công suất phù hợp với thiết bị cần thay, tuyệt đối không sử
dụng block có công suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn máy.
- Kiểm tra lại lượng dầu trong block trước khi lắp ráp vào máy.
- Cân cáp, kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra dòng điện để đảm bảo an
toàn.
4.2.4. Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
a. Sửa chữa dàn nóng bị rò rỉ
Thao tác :
- Tháo nguồn ra khỏi hệ thống.
- Xả hết gas trong hệ thống lạnh.
- Xác định chỗ thủng (Do va chạm cơ học hay do ăn mòn).
- Xả các mối hàn và tháo phin lọc ra.
- Làm sạch chỗ thủng và hàn kín lại.
- Hàn phin lọc lại như cũ, sau đó thử kín, hút chân không và nạp gas lại

162
- Tiến hành chạy thử, theo d i, hiệu chỉnh để tủ làm việc bình thường và
đảm bảo chế độ lạnh
b. Sửa chữa dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh bị dẹp cánh
- Khi các cánh nhôm của dàn nóng hay dàn lạnh bị dẹp thì sự lưu thông
của không khí qua dàn sẽ bị cản trở, làm cho dàn nóng giải nhiệt kém, dàn lạnh
độ lạnh không tốt. Nguyên nhân là do khi chuyên chở (vận chuyển) bị va chạm,
do tháo máy và vệ sinh máy không đúng kỹ thuật, thường là chỉ bị mặt ngoài.
Phải tiến hành sửa chữa.
Thao tác :
1. Tháo mặt nạ máy, rút sườn máy ra khỏi vỏ, để lộ bề mặt dàn nóng, dàn
lạnh.
2. Dùng hai thanh sắt mỏng (bề dày 1 mm ). Một thanh ta tựa vào và một
thanh vuốt dọc theo cánh từ trên uống dưới.
3. Tiếp tục tiến hành cho các vị trí có cánh nhôm bị dẹp.
c. Sửa chữa dàn nóng- dàn lạnh của máy lạnh bị hở
- Khi dàn lạnh bị hở máy sẽ bị thiếu gas hoặc mất gas hoàn toàn làm cho
máy kém lạnh hoặc không lạnh. Chỗ ì hở sẽ có vết dầu loang. Vị trí ì hở có
thể ở các co ống nhưng cũng có thể ở các thanh thẳng.
- Nếu vị trí ì hở ở các thanh thẳng thì không nên phá bỏ cánh nhôm và
hàn. Do ống đồng ở các thanh rất mỏng và vị trí bị cánh nhôm che khuất.Tốt
nhất là thay các thanh thẳng.
4.2.5. Sửa chữa, thay thế van tiết lưu
- Sửa chữa, thay thế van tiết lưu thường ảy ra khi ta thay máy nén
- Giá trị áp suất khi cân cáp máy lạnh sử dụng Gas R22 là nằm trong
khoảng 60 – 90PSI

163
Hình 6.11. Van tiết lưu
4.2.6. Sửa chữa, thay thế van đảo chiều

Hình 6.13. Van đảo chiều


* Kiểm tra:
Bật đồng hồ VOM thang 1kΩ đo vào 2 chân đấu điện của cuộn dây, nếu
có điện trở trong khoảng 1k đến 8k thì cuộn dây còn tốt. Sau đó ta bật cho máy
chạy chế độ làm nóng, nếu thấy bộ phận điều khiển cấp nguồn cho cuộn dây
điện từ và kim van hút sang bên phải nhưng thanh trượt không sang phía bên
phải, máy không làm nóng được thì lúc này thanh trượt bị kẹt.
* Khắc phục:
– Ta có thể khắc phục bằng cách dùng búa cao su g mạnh vào thân van,
nếu không được ta phải thay van khác.
– Khi van đảo chiều bị hỏng cuộn dây ta chỉ cần tháo ốc ra rồi thay cuộn
dây mới là được.
– Nếu van đảo chiều bị kẹt thanh trượt trong thân van, khi hàn van đảo
chiều mới vào hệ thống thì ta nên đắp ướt vào thân van khi hàn để tránh bị cháy
thanh trượt bên trong thân van.
4.2.7. Sửa chữa, thay thế quạt
* Một số nguyên nhân dẫn đến hư quạt:
- Tụ quạt bị hỏng: ta thay thế tụ quạt mới phù hợp với motor quạt đang sử
dụng
- Cánh quạt bị gãy: Thay cánh quạt khác
- Nguồn điện cấp cho quạt bị mất: Nếu bị lổi Board thì sửa Board
- Kẹt trục: Tra lại dầu mở cho quạt

164
* Thay thế quạt dàn lạnh:
- Chọn quạt phù hợp với quạt cũ (số lượng đầu dây ra)
- Điện áp cho phép của quạt phù hợp với điện áp nguồn cấp
- Thay thế quạt mới vào vị trí của quạt cũ
- Vận hành thử
Yêu cầu thực hiện
1. Lắp đặt máy điều hòa không khí Multy
- Đọc bản vẽ sơ đồ lắp máy
- Lắp đặt khối trong nhà
- Lắp đặt khối ngoài nhà
- Lắp đặt đường ống dẫn gas, dây điện và đường nước ngưng
- Chạy thử hệ thống, kiểm tra thông số kỹ thuật
2. Bảo dưỡng máy điều hòa không khí Multy
- Kiểm tra hệ thống lạnh
- Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh
- Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt
- Làm sạch hệ thống nước ngưng
- Làm sạch hệ thống lưới lọc
- Bảo dưỡng quạt
- Vận hành và hoàn thiện toàn hệ thống
3. Sửa chữa phần lạnh máy điều hoà không khí Multy
- Xác định nguyên nhân hư hỏng
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế
- Kiểm tra, thay thế Block máy
- Sửa chữa, thay thế các dàn trao đổi nhiệt
- Sửa chữa, thay thế quạt
4. Sửa chữa phần điện máy điều hoà không khí Multy
- Xác định nguyên nhân gây hư hỏng hệ thống điện
- Lập quy trình sửa chữa, thay thế

165
- Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
- Vận hành và đánh giá kết quả

Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Hãy trình bày hiện tượng của máy lạnh khi cảm biến nhiệt độ phòng bị
hỏng?
Câu 2: Trình bày cách vệ sinh máy lạnh Multi?

166
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]- Nguyễn Đức lợi, Pham Văn Tùy. Máy và thiết bị lạnh. NXB Giáo dục
[2]- Nguyễn Đức lợi, Pham Văn Tùy. Kỹ thuật lạnh cơ sở. NXB Giáo dục
[3]- Nguyễn Đức lợi, Pham Văn Tùy. Tủ lạnh, máy kem, máy đá, máy
ĐHNĐ. NXB KHKT
[4]- Cataloge máy điều hoà.

167

You might also like