You are on page 1of 35

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN VÀ BDCN


*********

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“THIẾT KẾ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
MỘT CHIỀU HAI PHẦN TỬ
Sinh viên thực hiện:
1. Dương Văn Hùng MSSV: CD 182 085
2. Dương Quang Hải MSSV: CD 180 932
3. Nguyễn Đức Việt MSSV: CD 180 228
4. Bùi Huy Hoàng MSSV: CD 180 302
LỚP: KTML1-K10
Giáo viên hướng dẫn: Lê Hồng Ngọc

HÀ NỘI- 11/2021
BỘ LAO ĐỘNG TB & XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐN BÁCH KHOA HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Sinh viên thực hiện:
1. Dương Văn Hùng MSSV: CD 182 085
2. Dương Quang Hải MSSV: CD 180 932
3. Nguyễn Đức Việt MSSV: CD 180 228
4. Bùi Huy Hoàng MSSV: CD 180 302
Khoá: 10 Khoa: ĐIỆN VÀ BDCN Nghề: KTML và ĐHKK
1. Tên đồ án
“THIẾT KẾ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ MỘT CHIỀU HAI PHẦN TỬ
2. Các số liệu và dữ liệu ban đầu
Đề tài đồ án yêu cầu thiết kế dàn trải thiết bị điều hòa. Vậy ta có: 1 máy điều
hòa, 1 aptomat 1 pha, 1 vôn kế, 1 ampe kế, 2 van chặn, 1 mắt ga, 2 đồng hồ áp
suất, 1 van áp suất kép, 1 phin lọc sấy…
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
Chương 1: Tổng quan về điều hòa không khí
Chương 2: Điều hòa treo tường
Chương 3: Một số PAN ở điều hòa và cách khắc phục
4. Các bản vẽ, đồ thị
 Sơ đồ nguyên lý
 Sơ đồ cấu tạo
5. Họ tên giảng viên hướng dẫn: Lê Hồng Ngọc
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 1/7/2021
7. Ngày hoàn thành đồ án: 15/11/2021
Ngày 22 tháng 11 năm 2021
Chủ nhiệm khoa Giảng viên hướng dẫn
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, cùng sự phát triển kinh tế của cả nước, ngành kỹ
thuật máy lạnh và điều hòa không khí cũng đã có bước phát triển vượt bậc, ngày
càng trở nên quen thuộc hơn trong đời sống và sản xuất.
Ngày nay, điều hòa tiện nghi và điều hòa công nghệ không thể thiếu trong
các tòa nhà, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế, thể thao…Trong
những năm qua ngành điều hòa không khí (ĐHKK) cũng đã hỗ trợ đắc lực cho
nhiều ngành kinh tế, góp phần để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình
công nghệ như trong các ngành sợi, dệt, chế biến thuốc lá, chè, in ấn, điện tử, vi
điện tử, bưu điện, máy tính, cơ khí chính xác, hóa học…
Ở trên ta đã thấy được tầm quan trọng to lớn của ĐHKK. Vì vậy, việc học
tập nghiên cứu, lắp đặt, vận hành tiến tới thiết kế, chế tạo các hệ thống ĐHKK là
điều rất cần thiết. Nhận thức được sự cần thiết ấy, chúng em thực hiện đồ án này với
mong muốn củng cố thêm những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập
trên ghế nhà trường, được tiếp xúc nhiều hơn với công việc thực tế, thu lượm những
kinh nghiệm quý báu cho quá trình công tác sau này.
Trong quá trình làm đồ án, do còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức của
bản thân em nên không thể tránh khỏi có những thiếu sót còn mắc phải. Chúng em
rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô và nhà trường đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em được thực hiện bản đồ án tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Lê Hồng Ngọc vì sự quan
tâm, hướng dẫn nhiệt tình của thầy trong suốt thời gian chúng em thực hiện đồ án
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐHKK

1.1. Lịch sử ra đời của ĐHKK.

1.1.1. Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của máy điều hòa
hiện đại

Hình 1.1 Lịch sử phát triển của máy điều hoà không khí

1.1.2. Một số mô hình sơ khai nhất - Con người đã biết làm mát từ thời xa xưa

Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng mô hình máy điều hoà không khí sơ
khai nhất đã được những người Ấn Độ cổ đại áp dụng bằng cách treo lau sậy trên
các cửa sổ và phun nước
lên. Khi gió thổi qua cửa sổ
sẽ mang theo hơi nước vào
và làm mát không khí bên
trong căn phòng.
Ngoài ra, phương pháp này
còn giúp người Ai Cập cổ
làm ẩm bầu không khí
trong nhà, tránh được sự
khô nóng của khí hậu sa mạc. Hình 1.2 Phương pháp làm mát bằng hơi ẩm của người Ai Cập cổ đại
Hình 1.3 Tháp làm mát của người Ba Tư

Những người La Mã cổ đại cũng lắp đặt hệ thống ống nước bao quanh tường
nhà để nước lưu thông làm mát căn nhà. Một kỹ thuật khác cũng được sử dụng bởi
những ngươi Ba Tư thời trung cổ để làm mát không khí. Đó là một hệ thống bao
gồm bể chứa nước và các tháp gió để làm mát không khí trong nhà vào những thời
điểm nóng bức.
Hình 1.4 Sơ đồ hoạt động của hệ thống tháp gió làm mát

1.1.3. Hệ thống ĐHKK ngày nay.

Hệ thống ĐHKK rất đa dạng và nhiều loại, tuỳ vào các yêu cầu cụ thể mà
nhà thiết kế có thể lựa chọn hệ thống điều hòa để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm
bảo tính kinh tế về vốn đầu tư và các chi phí vận hành. Dưới đây là hệ thống điều
hoà không khí cơ bản:
 Điều hoà không khí trung tâm
 Điều hoà không khí Mutil
 Điều hoà không khí treo tường
 Điều hòa âm trần nối ống gió
 Điều hòa tủ đứng

Theo đề tài làm đồ án của nhóm em và do thời gian có hạn nên nhóm em xin
tập trung vào tìm hiểu ĐHKK treo tường.
Khái niệm máy ĐHKK treo tường là thiết bị có tính năng duy trì không khí
trong phòng ổn định về nhiệt độ, độ ẩm và làm sạch không khí, lọc bụi và thay đổi
thành phần cũng như áp suất không khí để tạo ra môi trường mát mẻ, thoải mái nhất
cho người dùng.
*Máy ĐHKK treo tường gồm:
 Khối nóng đặt ngoài khu vực điều hoà, đặt ngoài ban công hay treo ngoài
tường
 Khối lạnh là phần phát lạnh được đặt trong khu vực điều hoà, trong nhà
- ĐHKK treo tường công suất thường từ 9.000 - 24.000Btu/h tùy thuộc vào diện
tích phòng
+ Diện tích phòng dưới 15m2 thì chọn điều hòa công suất từ 9000 BTU đến 10.000
BTU
+ Diện tích phòng từ 15 m2 - 20 m2 thì thì chọn điều hòa công suất khoảng 12.000
BTU
+ Diện tích phòng khoảng 20m2 - 25 m2 thì thì chọn điều hòa công suất khoảng
15.000BTU
+ Diện tích phòng khoảng 30 m2 thì chọn điều hòa công suất khoảng 18.000 BTU
+ Diện tích phòng dưới 40 m2 thì chọn điều hòa công suất khoảng 24.000 BTU.

-Ưu điểm của điều hòa treo tường

 Cho vị trí lắp đặt thuận tiện và dễ dàng với các đồ nội thất và cách bố trí nội
thật trong gia đình, tăng thêm vẻ đẹp và tính tiện nghi, hiện đại cho không gian.
 Tiết kiệm không gian tối ưu nhất, vì điều hòa treo tường được thiết kế để treo
trên cao, lắp cố định trên tường nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn, khả năng phân
bố luồng gió đồng đều và lan rộng ra khắp phòng.
 Quá trình vận hành êm ái, không gây ra tiếng ồn của các dòng điều hòa máy
lạnh treo tường khiến nhiều người dùng tin tưởng và ưa chuộng sử dụng.
 Điều hòa treo tường là dòng điều hoà dân dụng giá rẻ với nhiều mức giá và
công suất sử dụng khác nhau có thể đáp ứng tùy theo nhu cầu của khách hàng.
 Dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng.

-Nhược điểm

 Việc lắp đặt dàn nóng ở bên ngoài tòa nhà làm ảnh hưởng đến kiến trúc mỹ
quan của tòa nhà.
 Do dàn lạnh và dàn nóng nối với nhau bằng ống GAS trong trường hợp máy
bị dò GAS gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và ảnh hưởng đến môi
trường.
 Đối với hệ thống máy cục bộ việc cung cấp khí tươi cho phòng thường là cấp
trực tiếp bằng quạt gió, do vậy không khí không được sử lý bụi, ẩm và thường tạo
lên sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa luồng khí cấp bổ xung và luồng khí cấp lạnh của
dàn lạnh, gây cảm giác khó chịu cho con người trong phòng điều hòa.
 Hiệu suất hoạt động của máy ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ bên ngoài đặc biệt
khi nhiệt độ không khí bên ngoài cao thì hiệu suất làm việc của máy giảm đáng kể.
nhiệt độ ngoài trời cao khả năng trao đổi nhiệt của dàn nóng thấp, dàn lạnh phát ra
công suất lạnh thấp, máy ở tình trạng quá tải.
 Hệ số tiêu thụ điện năng lớn, chi phí vận hành cao.
 Thường áp dụng cho những công trình nhỏ, đơn giản không yêu cầu các
thông số môi trường đặc biệt.
CHƯƠNG 2: ĐIỀU HÒA TREO TƯỜNG.

Nguyên lý hoạt động của điều hòa

Hơi sinh ra từ dàn bay hơi có áp suất thấp, nhiệt độ thấp được máy nén hút
về nén lên hơi có áp suất cao, nhiệt độ cao rồi đẩy vào dàn ngưng tụ. Trong dàn
ngưng tụ, hơi môi chất thải nhiệt ra môi trường xung quanh cưỡng bức bằng quạt
rồi ngưng tụ lại thành lỏng. Sau khi ngưng tụ lại thành lỏng, lỏng môi chất đi vào
van tiết lưu (ống mao hoặc van tiết lưu điện từ), trước khi vào van tiết lưu lỏng môi
chất đi qua phin lọc để lọc sạch và loại bỏ các cặn bẩn cơ học rồi mới đi vào van tiết
lưu. Khi qua van tiết lưu môi chất được giảm áp (hạ áp) áp suất giảm bằng áp suất
bay hơi rồi tiếp tục đi vào dàn bay hơi. Tại dàn bay hơi, môi chất lạnh sôi ở áp suất
bay hơi và thực hiện quá trình hóa hơi, thu nhiệt từ môi trường cần làm lạnh cưỡng
bức bằng quạt. Sau đó, hơi môi chất lại được máy nén hút về và thực hiện vòng tuần
hoàn khép kín.
2.1. Mạch ga.

QK
1 2

NT

PK , tK Phía cao MN
TL áp

P0 , t0 Phía hạ áp L

BH

4 1
Q0

Sơ đồ nguyên lý mạch ga của hệ thống ĐHKK

 TL: Tiết Lưu.


 NT: Ngưng Tụ.
 BH: Bay Hơi.
 MN: Máy Nén.
2.1.1. Các thiết bị chính trong mạch ga.

2.1.1.1. Máy nén.

Hình 2.1 Máy nén điều hoà

Trong thiết bị điều hòa mạch điện được ví như bộ não của điều hòa thì máy
nén (Block) điều hòa được ví như trái tim của hệ thống máy lạnh. Máy nén giữ 1 vai
trò vô cùng quan trọng trong hệ thống.
A. Cấu tạo máy nén điều hòa .

a, Block điều hòa được cấu tạo làm 3 phần

 Phần vỏ

Block điều hòa được cấu tạo bằng thép hoặc hợ kim nhôm, trên vỏ có 3 chân
đấu điện. Có 2 đường ống đó là đường ống đẩy và đường ống hút.
Ngoài ra trên vỏ được gắn thêm bấu tách lỏng để tách môi chất ở thể lỏng
thành thẻ hơi . Lò xo chống rung được bố trí ở bên ngoài ở ba chân đế.

 Cấu tạo phần điện.

Gồm các cuộn dây (3 chân đấu điện của máy nén)
Cũng có cấu tạo như ở block tủ lạnh nhưng vì ở lốc điều hòa có công suất
lớn lên nên điện trở của cuộn dây nhỏ hơn block tủ lạnh.

 Phần cơ máy nén .

Được cấu tạo gồm: cửa hút, cửa đẩy, lá van đẩy,thành xi lanh, khoang xi lanh, pít
tông, trục đồng tâm, trục lệc tâm, tấm chắn lò xo.
b, Nguyên lý hoạt động của block điều hòa.

 Quá trình hút: Khi piston chuyển động từ điểm chết trái sang điểm chết
phải, thể tích trong xi lanh tăng đồng thời áp suất giảm xuất. Khi áp suất
trong khoang hú cao hơn áp suất trong xi lanh, thì clape sẽ mở ra và hơi
môi chất sẽ vào trong khoang xi lanh. Piston chuyển động là kết thúc quá
trình hút.

 Quá trình nén: Khi piston chuyển động từ điểm chết trái sang điểm chết
phải, áp suất khoang xi lanh tăng dần lén, khi áp suất trong khoang nén
nhỏ hơn áp suất trong khoang xi lanh thì clape đẩy mở ra, môi chất vào
trong thiết bị ngưng tụ.

c. Chức năng của máy nén trong điều hòa .


Block điều hòa là bộ phận luân chuyển của môi chất lạnh trong hệ thống
đường ống dẫn từ dàn lạnh tới dàn nóng và ngược lại. Block điều hòa có 2 tác dụng
chính như sau:
Môi chất trong dàn lạnh được hút liên tục để nén đến áp suất cao sẽ chuyển
thành dạng lỏng ở dàn nóng. Quá trình chuyển hóa từ dạng khí sang dạng lỏng sẽ
sinh ra nhiệt nên môi chất lỏng có nhiệt độ rất cao lên tới 100 độ c. Vì thế, khi đứng
gần cục nóng điều hòa bạn sẽ cảm thấy có hơi gió nóng và khô.
Block điều hòa tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất trong đường ống
giúp quá trình thu nhiệt ở dàn lạnh và xả nhiệt ở dàn nóng được thực hiện liên tục
khi nhiệt độ trong phòng chưa đạt yêu cầu.

Cấu tạo block điều hòa giúp điều hòa của bạn đảm bảo tình trạng hoạt động
ổn định, không gây ra phiền phức bởi tiếng ồn, mang lại không gian thư giãn thoáng
mát.
d. Cách xác định chân máy nén

-Bước 1: Đánh số thứ tự lên 3 chân của máy nén theo thứ tự 1,2,3

-Bước 2: Dùng đồng hồ đo để ở thang đo ôm

-Bước 3: Tiến hành đo các chân 1-2, 1-3, 2-3 và ghi nhận giá trị đo được

+) Chân có giá trị lớn nhất là chân khởi động (S)

+) Chân có giá trị nhỏ hơn là chân làm việc (R)

+) Chân còn lại sẽ là chân chung (C)

B.Máy nén kín:


a.. Định nghĩa:
Máy nén kín (block) là loại máy nén và động cơ điện được bố trí trong một
vỏ máy bằng thép hàn kín. Hình 2.2 và 2.3 giới thiệu hình dáng bên ngoài và
nguyên lý cấu tạo máy nén kín thường sử dụng máy nén ngược dòng.
b. Nguyên lý làm việc:
Toàn bộ máy nén, động cơ điện được đặt trên 3 lò xo giảm rung trong vỏ
máy, vỏ máy được hàn kín nên hầu như không ồn.
Trục động cơ và máy nén lắp liền nên có thể đạt tốc độ tối đa gần
3.000vòng/phút do đó máy nén rất gọn nhẹ, tốn ít diện tích lắp đặt.
Bôi trơn: Đối với máy nén có trục đặt đứng người ta bố trí các rãnh dầu xoắn
quanh trục với đường thông qua tâm trục xuống đáy để hút dầu.
Khi trục quay, dầu được hút lên nhờ lực ly tâm và được đưa đến các vị trí
cần bôi trơn. Nhất thiết trục chỉ được quay theo một hướng nhất định, nếu quay
ngược lại dầu sẽ không lên được.
Phần lớn block sử dụng động cơ một pha nên chiều quay đã được cố định
qua cuộn khởi động.
Đối với block lớn từ 2,5kW trở lên thường sử dụng động cơ ba pha. Đối với
các block này, các đầu dây đã được đánh dấu để đảm bảo chiều quay đúng của trục.
Nếu lắp nhầm, trục quay sai chiều, dầu không lên máy nén sẽ bị hỏng ngay sau một
thời gian chạy rất ngắn. Các block có trục nằm ngang nhất thiết phải có bơm dầu
bôi trơn.
Hình 2.2. Máy nén kín

Hình 2.3. Nguyên lý cấu tạo máy nén kín


1: Thân máy nén 5: Trục khuỷu 9:Nắp ngoài 13: Cửa hút
2: Xi lanh 6:Van đẩy 10: Ống hút 14: Ống đẩy
3:Pitton 7:Van hút 11: Stato
4:Tay biên 8:Nắp trong 12: Roto
Làm mát máy nén: Máy nén chủ yếu được làm mát bằng hơi môi chất lạnh
hút từ dàn bay hơi về. Ngoài ra, dầu bôi trơn sau khi bôi trơn các chi tiết nóng lên sẽ
được văng ra vỏ, dầu truyền nhiệt ra vỏ để thải trực tiếp cho không khí đối lưu tự
nhiên bên ngoài.
Người ta còn sơn vỏ màu đen để vỏ bức xạ nhiệt ra môi trường bên ngoài.
Một số block còn bố trí một vài vòng ống xoắn làm mát máy nén gián tiếp qua làm
mát dầu. Hơi nóng sau khi được làm mát ở dàn ngưng tụ sẽ được đưa trở lại qua
vòng xoắn làm mát dầu sau đó đưa trở lại dàn ngưng tụ.

c. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng:


Máy nén kín được sử dụng rộng rãi trong các máy lạnh như tủ lạnh gia đình,
điều hòa nhiệt độ, máy lạnh thương nghiệp…
Chỉ sử dụng cho máy nén môi chất là freon vì NH 3 dẫn điện, năng suất lạnh
nhỏ và rất nhỏ, độ quá nhiệt hơi hút cao vì hơi hút phải làm mát động cơ điện. Toàn
bộ hệ thống bị nhiễm bẩn sau mỗi lần động cơ bị cháy. Phải làm sạch cẩn thận.
Điều chỉnh tốc độ động cơ điện khó khăn. Tuy nhiên ngày nay người ta đã áp dụng
phương pháp biến đổi tần số để điều chỉnh tốc độ động cơ dẫn đến điều chỉnh được
năng suất lạnh. Tuy nhiên, do năng suất lạnh và công suất động cơ nhỏ nên có thể
áp dụng phương pháp ngắt máy nén khá đơn giản

C. Kiểm tra phần cơ của máy nén:


- Lắp ráp máy nén theo hình sau: (Lắp áp kế cao áp vào đầu đẩy)

Hình 2.4 Sơ đồ thử nghiệm áp suất đẩy của máy nén


2.1.1.2. Dàn bay hơi

-Dàn bay hơi là thiết bị trao đổi


nhiệt giữa một bên là ga lạnh sôi ở áp suất
và nhiệt độ thấp, một bên là môi trường
cần làm lạnh.

-Nhiệm vụ dàn bay hơi:  Dàn bay


hơi có nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường
lạnh nhờ ga lạnh sôi ở nhiệt độ thấp để tạo
ra và duy trì nhiệt độ thấp trong không
gian cần làm lạnh.

Hình 2.5 Dàn bay hơi (Dàn lạnh)

-Phân loại dàn hơi: Dàn bay hơi được phân loại chủ yếu theo môi trường cần
làm lạnh. Khi môi trường cần làm lạnh không khí, người ta gọi dàn bay hơi làm
lạnh không khí. Nếu là nước người ta gọi là thiết bị bay hơi làm lạnh nước hoặc làm
lạnh chất tải lạnh lỏng. Loại làm mát bằng không khí cũng chia ra làm hai loại là đối
lưu không khí tự nhiên và đối lưu không khí cưỡng bức (có quạt gió lạnh).

A. Yêu cầu dàn bay hơi: 

Dàn bay hơi  phải đảm bảo khả năng trao đổi nhiệt độ phù hợp với blốc và
dàn ngưng, nghĩa là phải có năng suất lạnh đảm bảo theo thiết kế hay nói
cách khác là có đủ diện tích trao đổi nhiệt cần thiết/Tuần hoàn không khí
tốt/Chịu áp suất tốt/Công nghệ chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng, sửa chữa dễ
dàng.

B. Vị trí lăp đặt dàn bay hơi:

Dàn bay hơi được lắp sau ống mao (hoặc van tiết lưu) theo chiều chuyển
động của gas lạnh và trước máy nén.
C. Cấu tạo dàn bay hơi:

Dàn bay hơi được cấu tạo bởi các lá nhôm ghép xít nhau, ống đồng chứa môi
chất lạnh đặt xuyên qua dàn nhôm nhằm mục đích tỏa nhiệt nhanh nhờ môi chất sôi
ở áp suất bay hơi rồi hóa hơi thu nhiệt từ môi trường cần làm lạnh.

 Ống đồng  Ø10


 Cánh nhôm dày 0,3mm; d: 0,2-0,3mm, bước cánh 1,5-2mm

D. Nguyên lý hoạt động

Môi chất ngay sau khi rời ống mao, gas lỏng bị giảm áp suất đột ngột, gas
lạnh bắt đầu sôi ở áp suất thấp và thực hiện quá trình hoá hơi, thu nhiệt từ môi
trường cần làm lạnh. Ở đầu dàn bay hơi gas đã bị hoá hơi một phần, hoà trộn với
lỏng thành hỗn hợp hơi lỏng có nhiệt độ thấp tương ứng với áp suất thấp đi vào dàn
bay hơi theo kênh đã bố trí sẵn. Cuối cùng, hơi ga đi vào bầu tích lỏng, bầu tích
lỏng chỉ cho phép hơi đi vào máy nén, lỏng được tích lại ở đây để phòng va đập
thuỷ lực cho máy nén.

E. Vận hành 

Ngay sau khi rời ống mao, ga lỏng bị giảm áp suất đột ngột, và bay ở đầu
dàn bay hơi, ga đã bị hơi hóa một phần, hòa trộn với lỏng thành hỗn hợp hơi lỏng,
có nhiệt độ thấp tương ứng với áp suất thấp, đi vào dàn bay hơi theo các kênh đã bố
trí sẵn. Cuối cùng, hơi ga đi vào bầu tích lỏng, bầu tích lỏng chỉ cho phép hơi đi vào
máy nén, lỏng được tích lại ở đây đề phòng va đập thủ lực cho máy nén.
2.1.1.3. Dàn ngưng tụ

Hình 2.6 Dàn ngưng tự (Dàn nóng)

A. Nhiệm vụ của dàn ngưng tụ

 Môi chất thải nhiệt ra môi trường làm mát là không khí (có 1 quạt cưỡng
bức) để ngưng tụ thành lỏng môi chất.
 Môi chất lạnh vào trên và ra dưới.

B. Cấu tạo của dàn ngưng tụ

- Dàn ngưng tụ được cấu tạo bởi các lá nhôm ghép xít nhau, các đồng chứa
môi chất lạnh đặt xuyên qua dàn nhôm nhằm mục đích tản nhiệt nhanh ra ngoài môi
trường.

 ống đồng  Ø10


 cánh nhôm dày 0,3mm; d: 0,2-0,3mm, bước cánh 1,5-2mm

* Có 2 dạng dàn ngưng:

 Dạng ống đồng cánh nhôm


 Dạng ống đồng lông chuột bằng nhôm
C. Nguyên lý hoạt động của dàn ngưng tụ

Môi chất lạnh vào trên và ra dưới. Môi chất chuyển động bên trong ống và trao đôi
nhiệt với không khí bên ngoài. Môi chất thải nhiệt ra môi trường làm mát là không
khí (có 1 quạt cưỡng bức) để ngưng tụ thành lỏng môi chất và sau khi ngưng tụ lại
thành lỏng, môi chất sẽ đi vào dàn bay hơi, trước khi vào dàn bay hơi môi chất lỏng
đi qua cáp tiết lưu để hạ áp suất rồi đi vào dàn bay hơi

2.1.1.4. Tiết lưu

A. Công dụng của cáp tiết lưu

Cáp tiết lưu có nhiệm vụ giảm áp suất và nhiệt độ của môi chất vào dàn bay
hơi (dàn lạnh).

B. Cấu tạo

Cáp tiết lưu là ống đồng có đường kính trong nhỏ d = 0,3-0,5mm tùy thuộc
vào công suất máy nén.

Đối với máy lớn hơn 2HP dùng 2 sợi cáp và máy lớn hơn 5HP có thể 4 sợi
cáp.

Hình 2.7 Cáp tiết lưu


C, Hoạt động của ống mao

Hình 2.8 Hoạt động của ống mao

Trong tất cả van tiết lưu đang tồn tại, van tiết lưu ống mao đơn giản nhất vì
nó chỉ gồm một đoạn ống lạnh có đường hình nhỏ, giá thành rất thấp. Ngoài ra, nó
không chứa bất kỳ cơ cấu cơ khí, không có bất kỳ điều khiển, do đó có độ tin cậy
cao và bền vững theo thời gian.

Các lưu ý cần thiết để can thiệp trên một trình lạnh có van tiết lưu ống mao.
Bắt đầu ta xem xét mạch này: Xét thiết bị lạnh công suất nhỏ, máy nén sử dụng trên
mạch này nối chung là một bầu kín. Hơi rời khỏi dàn bay hơi thường bị hút ở phía
trên của máy nén (điểm 1). Vì thế vùng này lạnh hơn, phía trên bầu là “nóng”.

Khí bị hút tiếp theo sẽ qua động cơ của máy nén, nó đảm bảo làm mát. Dầu
sẽ nằm ở đáy bầu (điểm 2), và khí đẩy rất nóng, phần dưới của máy nén cũng vậy.
Đôi khi ta có thể phát hiện một bất thường bằng cách chạm tay nhẹ vào bầu kín
(chú ý bỏng tay, vùng 2 có thể rất nóng ! )

Chất lỏng quá lạnh đi ra khỏi dàn ngưng (điểm 3) tiếp theo qua phin lọc ẩm
(điểm 4). Phin này cần thiết để tránh pan ống mao : Bị tắc do bụi bẩn (mạt đồng, hạt
xỉ hàn ...) ngăn cản chất lỏng chảy qua và cho các triệu chứng của “pan van tiết lưu
quá nhỏ”. Chất lỏng dãn nở ra ống mao (điểm 5) qua dàn bay hơi sau đó hơi quá
nhiệt trở về máy nén.
2.1.1.5. Môi chất lạnh (Gas R32)

A. Gas R32 hay còn gọi là HFC32 (Difluoromethane) là một hợp chất hữu cơ có


công thức hóa học CH2F2. Là loại gas đạt được tiêu chuẩn khí thải GWP (550) thấp
hơn nhiều lần so với loại gas R410A (1980) giúp giảm lượng khí thải lên đến 75%,
đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, chống được sự gia tăng nhiệt dẫn đến
hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt, gas R32 bền vững về nhiệt và hóa, không tác dụng với
vật liệu chế tạo máy như thép, đồng nhôm & đồng thau trừ kẽm, manhe, chì & hợp
kim nhôm cần tránh Ga R32 được sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản.

B. Ưu điểm vượt trội của gas R32 so với các loại gas thường
Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên ngày nay, ga R32 được ứng dụng rộng rãi
trong ngành lạnh đặc biệt là sử dụng cho các dòng máy điều hòa Inverter. Và bên
dưới đây là những ưu điểm của gas R32 phải kể đến:
 Loại gas an toàn nhất hiện nay: Gas R32 được mệnh danh là loại ga an toàn
nhất bởi loại gas này đạt được tiêu chuẩn khí thải GWP (550) thấp hơn nhiều
lần so với loại gas R410A (1980) giúp giảm lượng khí thải lên đến 75%, đáp
ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, chống được sự gia tăng nhiệt dẫn đến
hiệu ứng nhà kính. Gas R32 được kiểm định là loại gas rất khó cháy vì vậy
việc sử dụng gas R32 cho máy lạnh nhà bạn sẽ an toàn hơn so với các loại
gas khác.
 Loại gas có khả năng tiết kiệm điện: Nghe thì hơi lạ nhưng bản chất của gas
R32 có hiệu suất làm lạnh nhanh, điều này sẽ làm giảm thời gian chạy của
điều hòa và giúp tiết kiệm điện năng.

Theo nghiên cứu, gas R32 có hiệu suất lạnh hơn các loại gas thông thường
khoảng 1,6 lần nên khi sử dụng gas R32 sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và khối lượng
gas nạp và hơn. Bên cạnh đó, hệ số COP của loại gas này cao lên tới 6,1 lần các loại
gas phổ thông như gas R22, R410A…

Dù khác nhau về công thức nhưng gas R32 có áp suất tương đương với gas
R410A đang rất phổ biến nên có thể dùng chung các thiết bị lắp đặt.Ta chỉ cần thay
đổi đồng hồ sạc gas và dây nạp gas là được.
2.1.2. Các thiết bị phụ trong mạch ga.

2.1.2.1. Phin sấy lọc.

a, Cấu tạo

1.Cửa vào 2.Lò xo 3.Lõi phin định hình

4.Tấm lót 5.Tấm đục lỗ 6.Mũi bịt kiểu nối loe

Hình 2.9 Phin lọc

Phin sấy lọc thường được gộp chung trong một vỏ hình trụ bằng đồng hoặc
bằng thép, bên trong có lưới chặn, có thể thêm lớp nỉ hoặc dạ, giữa là các hạt hoá
chất có khả năng hút ẩm như silicagel hoặc zeolite.
b, Nguyên lý hoạt động

Phin lọc ga có nhiệm vụ khử ẩm, axit các cặn bẩn trong hệ thống lạnh đảm
bảo cho máy nén làm việc tin cậy, tuổi thọ cao,tránh hỏng hóc, han gỉ cho máy nén
và thiết bị, tránh các phản ứng hoá học giữa ga lạnh và dầu bôi trơn, hơi nước và tạp
chất trong hệ thống, tránh cho máy nén khỏi bị bào mòn vì các cặn bẩn rắn như mạt
kim loại, vảy hàn,..

Kiểu DML có lõi hút ẩm gồm 100% rây phân tử. lõi định hình gồm các hạt
hút ẩm rời nhưng được kết dính đặc biệt để tạo thành hình như ý muốn. Tuỳ thuộc
vào dàn lạnh cần lựa chọn lõi lọc thích hợp. Thường DML (100% rây phân tử) được
dùng cho gas lạnh HFC với đầu Polyeter POE.

Kiểu DML được thiết kế để sử dụng cho nhu cầu hấp thụ ẩm cao và có thể sử
dụng cho bất kì máy nén nào của bất kì nhà sản xuất nào, bởi vì phin sấy lọc kiểu
DML không có nhôm hoạt tính có khả năng làm tăng giảm chất phụ gia trong dầu.

Nói chung DML sử dụng cho các gas lạnh HFC tuy nhiên vẫn có thể sử dụng
cho HCFD như R22.

c, Nhiệm vụ

Để hút ẩm (hơi nước) còn sót lại trong vòng tuần hoàn của môi chất lạnh.
Dùng để lọc bụi cơ học ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh như cát, bụi, xi, vẩy
hàn, mạt sắt ... tránh tắc bẩn và tránh làm hỏng máy nén và các chi tiết chuyển động.
2.1.2.2. Mắt ga

Hình 2.10 Mắt ga

*Trên các đường ống cấp lỏng của các hệ thống nhỏ và trung bình, thường có lắp
đặt các kính xem ga, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một
cách định tính, cụ thể như sau :

 Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không. Trong trường

hợp lỏng chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển
động của lỏng, ngược lại nếu thiếu lỏng, trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi
thiếu ga trầm trọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua.

 Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của
nó sẽ bị biến đổi. Cụ thể: Màu xanh: khô; Màu vàng: có lọt ẩm cần thận
trọng; Màu nâu: Lọt ẩm nhiều cần xử lý. Để tiện so sánh trên vòng chu vi
của mắt kính người ta có in sẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so
sánh. Biện pháp xử lý ẩm là cần thay lọc ẩm mới hoặc thay silicagen trong
các bộ lọc.
Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các
tạp chất cũng có thể nhận biết quá
mắt kính, ví dụ trường hợp các hạt
hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường
ống..
Kính xem gas loại này được
lắp đặt bằng ren. Có cấu tạo rất đơn
giản, phần thân có dạng hình trụ
tròn, phía trên có lắp 01 kính tròn có
khả năng chịu áp lực tốt và trong
suốt để quan sát lỏng. Kính được áp
chặt lên phía trên nhờ 01 lò xo đặt
bên trong.

Hình 2.11 Mắt ga


2.1.2.3. Rơle áp suất kép

Hình 2.12 Cấu tạo rơle áp suất kép


Hình 2.13 Rơ le áp suất kép
Rơ le áp suất kép gồm rơ le áp suất cao và rơ le áp suất thấp được tổ
hợp chung lại trong một vỏ thực hiện chức năng của cả hai rơ le, ngắt điện
cho máy nén lạnh khi áp suất cao quá mức cho phép và áp suất hạ dưới mức
cho phép.
Việc đóng điện lại cho máy nén khi áp suất cao giảm xuống và áp suất
cao tăng lên trong phạm vi an toàn cũng được tự động, bằng tay, bằng tay với
nút ấn reset ngoài hoặc bằng tay với tay đòn phía trong vỏ máy.
Rơ le áp suất kép sử dụng cho cả môi chất freon và NH 3. Sơ đồ nguyên lý
cấu tạo và làm việc của chúng tương tự như nhau. Kết cấu của rơ le amoniac đảm
bảo độ bền vững chống ăn mòn và làm việc an toàn trong các phòng dễ gây cháy
nổ.

* Lưu ý khi lắp đặt:


Các loại rơ le áp suất cần lưu ý ống nối từ đường hút và đường đẩy vào
rơ le nên ở vị trí phía trên ống để ngăn cho dầu không vào hộp xếp vì nếu dầu
vào hộp xếp lâu ngày có thể bị bó không hoạt động được một cách hoàn toàn,
đảm bảo cho các tiếp điểm làm việc bình thường.
* Lưu ý khi đặt áp suất:
- Rơ le áp suất thấp reset tự động LP:

 Đặt áp suất thấp ON trên thang áp suất thấp LP (thang CUT - IN).Mỗi
vòng quay của vít tương ứng là 0,7bar.

 Đặt vi sai (LP- differential) trên thang DIFF. Mỗi vòng quay của vít

tương ứng là 0.15bar

 Áp suất ngắt mạch bằng áp suất đặt trừ đi áp suất vi sai. Áp suất ngắt

mạch phải lớn hơn áp suất chân không tuyệt đối -1bar

 Nếu ở áp suất thấp mà máy nén vẫn chưa ngắt thì phải kiểm tra lại đặt

vi sai, có thể đặt vi sai quá cao.


- Rơ le áp suất cao với reset tự động HP:

 Đặt áp suất ngắt CUT - OUT hoặc OFF trên thang HP. Mỗi vòng

quay của vít tương ứng là 2.3bar.

 Đặt vi sai differential trên thang DIFF. Mỗi vòng quay của vít tương

ứng là 0.3bar

 Áp suất đóng mạch bằng áp suất ngắt mạch trừ vi sai. Ví dụ đặt HP =16bar
vi sai cố định 4 thì rơ le ngắt mạch ở 16bar và đóng mạch cho máy nén
chạy trở lại ở 12bar.

 Nên kiểm tra áp suất ON - OFF của rơ le áp suất cao và thấp bằng một

áp suất chính xác.


- Rơ le áp suất với reset bằng tay:

 Đặt áp suất ngắt OFF trên thang HP hoặc LP ( phạm vi điều chỉnh)

 Đối với rơ le áp suất thấp reset bằng tay có thể reset khi áp suất trong

hệ thống bằng áp suất ngắt OFF cộng vi sai.

 Đối với rơ le áp suất cao có thể reset bằng tay nếu áp suất trong hệ

thống bằng áp suất ngắt OFF trừ đi vi sai.


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA
HỆ THỒNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
3.1. Quy trình vận hành.
A. Chuẩn bị vận hành.

 Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch so với định mức 5%
 Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây
trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị không.
 Kiểm tra chất lượng và số lượng các thiết bị.
 Kiểm tra các thết bị đo lường, điều khiển và bảo trì hệ thống.
 Kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo trong tình trạng tốt.

B. Vận hành.
Bật aptomat cấp nguồn cho điều hoà và bật thiết bị bằng điều khiển hoặc nút
nguồn ở dàn lạnh và đặt nhiệt độ cho máy. Sau khi hệ thống bắt đầu hoạt động ta
nên theo dõi các thông số như dòng điện, điện áp của hệ thống xem hệ thống có làm
việc nổn định không và kiểm tra áp suất làm việc có đúng với nhiệt độ bay hơi hay
không.
C. Dừng máy.
Muốn dừng máy ta chỉ cần tắt bằng điều khiển hoặc nút nguồn ở dàn lạnh sau
khi máy dừng thì ta ngắt aptomat của hệ thống.
3.2. Quy trình bảo dưỡng điều hoà.
a. Lý do nên bảo dưỡng điều hoà.

 Giúp không khí trong lành:

Trong quá trình hoạt động, những hạt bụi li ti theo thời gian sẽ tích tụ dày bên trong
máy gây giảm hiệu suất làm lạnh, tốn điện hay thậm chí chảy nước trong máy lạnh.
Ngoài ra, bụi bẩn và nấm mốc bám trên máy lạnh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
hô hấp của người dùng, nhất là những gia đình có người già và trẻ em. Chính vì vậy
bạn cần bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh thường xuyên để giúp không khí trong
lành. 
 Tăng tuổi thọ máy lạnh
Máy lạnh sẽ được kiểm tra và lau chùi thường xuyên sẽ luôn có trạng thái sử
dụng tốt nhất, hoạt động cực kỳ hiệu quả với năng suất cao nhất.
 Tiết khiệm điện năng
Máy lạnh sau một thời gian dài không được bảo dưỡng sẽ bị bám bụi gây tắc
nghẽn các bộ lọc và quạt máy nên dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả, lại gây hư hỏng
các bộ phận bên trong máy.
Việc bảo dưỡng máy lạnh sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, kiểm tra lại các linh kiện
bên trong để giúp các bộ phận của máy vận hành ổn định và trơn tru hơn, từ đó
giảm sự hao phí điện năng, tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn và làm mát hiệu
quả hơn.
 Tiết kiệm chi phí bảo hành máy
Đồng thời, việc bảo dưỡng máy thường xuyên sẽ giúp cho máy lạnh luôn được làm
sạch, thay mới các linh kiện cũ, có trạng thái hoạt động tốt nhất. Điều này giúp giảm
bớt phần nào chi phí bảo dưỡng máy lạnh cho nhà bạn.

b. Chuẩn bị những dụng cụ


 Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu.
 Bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở
dàn lạnh.
 Tuốc nơ vít và các thiết bị dân dụng khác.
 Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện
tử.
 Túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi).
 Máy hút bụi (nếu có).
c. Các bước thực hiện bảo dưỡng máy lạnh
 Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đầu tiên, ta cần tắt máy lạnh và ngắt hết nguồn điện xung quanh để đảm bảo an
toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và bảo
dưỡng điều hòa.
 Bước 2: Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy lạnh
Ta cần kiểm tra để xem lượng gas còn lại là bao nhiêu, nếu ít thì phải thay để giúp
máy làm lạnh được tốt hơn. Đồng thời hãy kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại
các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas. 
Nếu đường ống dẫn gas bị đứt và bị các lỗi hư hỏng khác, ta nên thay dây mới để
đảm bảo hoạt động của máy lạnh.
 Bước 3: Kiểm tra hoạt động
Mở vỏ máy và tiến hành kiểm tra các thiết bị, linh kiện bên trong có sai sót gì hay
không. Mô-tơ điện, máy bơm áp lực, ống dẫn gas, tụ điện… có dấu hiệu bị hỏng gì
không. Nếu có, các ta nên gọi nhân viên đến thay mới.
 Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh
Khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh, hãy dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn, vi
khuẩn,… ở các kẽ hở bên trong dàn lạnh. Đồng thời, đảm bảo rằng xung quanh cửa
thoát khí không có cặn bẩn hoặc vật cản nào. Nhớ kiểm tra cả ống thoát nước dư.
 Bước 5: Vệ sinh cánh quạt
Các cánh quạt rất dễ bám bẩn. Trước khi làm sạch cánh quạt, nên cố định nó rồi lau
khô trước. Sau đó sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để xóa sạch bụi bẩn và vi
khuẩn bám trên cánh quạt.
 Bước 6: Vệ sinh dàn nóng
Cục nóng thường lắp đặt ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều tác động
từ môi trường và thời tiết. Do vậy, chúng ta nên vệ sinh cục nóng máy lạnh thường
xuyên để giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả nhất.
Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe
của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám,… Đồng thời chú ý
quan sát xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận không, dây tiếp đất còn nguyên
vẹn không,…
 Bước 7: Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy
Tiến hành tháo bộ lọc khí rồi rửa qua bằng nước ấm khoảng 30 độ C. Sau đấy để
cho ráo nước hoặc dùng khăn lau sạch. Đồng thời dùng khăn có nhiệt độ vừa phải
lau qua vỏ máy để giữ vệ sinh sạch sẽ.
 Bước 8: Kiểm tra lại và kết thúc
Bước cuối cùng, sau khi lắp lại hết các thiết bị, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, dây
điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không. Tiếp theo đó bật
máy và kiểm tra xem máy chạy ổn định không. Quá trình bảo dưỡng máy của bạn
đến đây là kết thúc.
3.3. Một số PAN của điều hoà
A. PAN thiếu ga
a. Nguyên nhân

 Rò rỉ ga ở đầu rắc co kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh

 Rò rỉ ở mối hàn

 Thủng dàn nóng, dàn lạnh, đường ống

b. Biểu hiện

 Công suất lạnh giảm

 Gió thổi từ dàn nóng ra mát

 Áp suất giảm, dòng điện giảm

 Mắt ga sủi bọt mạnh

 Đường ống sau cáp tiết lưu đến trước dàn bay hơi bám tuyết

c. Biện pháp khắc phục


Bơm nito vào thử kín ( tầm 150PSI ) rồi dùng bọt xà phòng bôi vào các vị trí
nói trên, tìm ra vị trí hở và khắc phục. Sau đó hút chân không và nạp đủ ga và hệ
thống.
B. PAN tắc đường ống
a. Nguyên nhân
Đường ống bị gập do lúc thi công
b. Biểu hiện

 Công suất lạnh giảm

 Áp suất đầu đẩy tăng

 Nhiệt độ máy nén tăng

 Lưu lượng môi chát đi qua mắt ga ít

c. Biện pháp khắc phục


Tìm ra vị trí ống bị gập và tiến hành thay thế
KẾT LUẬN
Sau khi được giao đề tài em đã tiến hành thu thập tài liệu, đọc, nghiên cứu
và khẩn trương thực hiện đề tài. Trong thời gian tìm hiểu đề tài và thực hiện đề tài
em gặp nhiều khó khăn, xong với sự chỉ bảo giúp của các thầy cô trong Khoa, đặc
biệt là thầy hướng dẫn đồ án của chúng em- thầy Lê Hồng Ngọc cùng với các thầy
trong bộ môn Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí đã cho em hiểu sâu hơn về
hệ thống điều hòa không khí. Cộng với sự say mê khám phá tìm hiểu các tài liệu
và sự giúp đỡ của bạn bè. Cho đến nay em đã hoàn thành được đề tài mà chúng em
đăng ký đúng thời gian quy định.
Sau khi thực hiện xong đề tài em nhận thấy mình tổng hợp lại các kiến thức
đã học và tham khảo được nhiều tài liệu về chuyên ngành. Thông qua công việc
thực hiện đề tài em nhận thấy mình đã có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về chuyên
ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí.
Với việc thực hiện xây dựng thành công mô hình đồ án, chúng em cũng xin
đề xuất với BGH nhà trường, khoa Điện và các thầy cô trong bộ môn Lạnh sẽ đưa
vào khai thác và sử dụng để các bạn sinh viên khóa sau có điều kiện được thực
hành, nghiên cứu sâu hơn. Mô hình này giúp các bạn biết được những bài học cơ
bản nhất về ngành lạnh như gia công đường ống đồng, thử kín, nạp ga, hút chân
không như ở ngoài thực tế.
Đây là một đề tài rất cơ bản tuy nhiên kiến thức của chúng em còn hạn chế
nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy chúng em mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc
khác để nội dung của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Lợi (2011), “Hướng dẫn thiết kế Hệ thống Điều Hòa Không
Khí”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
2. Nguyễn Đức Lợi (2010), “Giáo trình thiết kế Hệ thống Điều Hòa Không
Khí”. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Đinh Văn Thuận – Võ Chí Chính (2003), “Tính toán thiết kế Hệ thống Điều
Hòa Không Khí”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
4. Catalog ĐHKK

You might also like