You are on page 1of 64

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT NHIỆT
—*—

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ
THÔNG GIÓ KHỐI ĐẾ TOÀ NHÀ NGUYỄN HUY TƯỞNG

Giảng viên hướng dẫn : TRẦN VĂN BẨY


Sinh viên thực hiện : NGUYỄN BÁ NGỌC SANG
Lớp : KỸ THUẬT NHIỆT 1

HÀ NỘI - 2022
KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về điều hòa không khí
1.1.1. Vai trò của điều hòa không khí
1.1.2. Ảnh hưởng của môi trường không khí tới con người
1.1.3. Các nội dung được trình bày trong đồ án
1.1.4. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong đồ án
1.1.5. Kết quả dự kiến đạt được
1.2. Tổng quan về công trình
1.2.1. Giới thiệu về công trình
1.2.2. Bố trí công năng của toà nhà
1.3. Chọn cấp điều hòa cho công trình và lựa chọn thông số tính toán
1.3.1. Chọn cấp điều hòa cho công trình
1.3.2. Lựa chọn thông số tính toán
1.3.3. Yêu cầu về thông gió
CHƯƠNG II
TÍNH TOÁN PHỤ TẢI NHIỆT ẨM
2.1. Phương trình tính toán phụ tải nhiệt
2.2. Tính toán nhiệt thừa
2.2.1. Nhiệt toả từ máy móc
2.2.2. Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng
2.2.3. Nhiệt tỏa từ người
2.2.4. Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm
2.2.5. Nhiệt toả từ thiết bị trao đổi nhiệt
2.2.6. Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính
2.2.7. Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua bao che
2.2.8. Nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa
2.2.9. Nhiệt thẩm thấu qua vách
2.2.10. Nhiệt thẩm thấu qua trần
2.2.11. Nhiệt thẩm thấu qua nền
2.2.12. Nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách
2.2.13. Tổng nhiệt thừa
2.3. Tính toán lượng ẩm thừa
2.3.1. Lượng ẩm do người tỏa ra W1
2.3.2. Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm
2.3.3. Lượng ẩm bay hơi từ sàn ẩm
2.3.4. Lượng ẩm do hơi nước nóng tỏa ra
2.3.5. Lượng ẩm do không khí lọt mang vào
2.3.6. Nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che W6
2.3.7. Tổng lượng ẩm thừa

2.4. Tính toán hệ số góc tia quá trình, T


CHƯƠNG III
THÀNH LẬP SƠ ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ
3.1. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí.
3.1.1. Thành lập sơ đồ điều hòa không khí.
3.1.2. Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp mùa hè.
3.1.3. Tính xác định năng suất lạnh cho công trình.
CHƯƠNG IV
TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ
4.1. Phân tích và lựa chọn hệ thống điều hòa không khí
4.2. Yêu cầu đối với việc chọn máy và thiết bị
4.3. Chọn máy và thiết bị
4.3.1. Lựa chọn công suất dàn lạnh
4.3.2. Chọn máy làm lạnh nước (Water Chiller)
CHƯƠNG V
TÍNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁC ĐƯỜNG ỐNG KỸ THUẬT
5.1. Tính toán thiết kế hệ thống đường ống nước lạnh
5.1.1. Chọn vật liệu làm ống và vật liệu cách nhiệt
5.1.2. Van và các phụ kiện
5.1.3. Tính toán đường ống nước trong hệ thống Chiller
5.1.4. Tính tổn thất áp suất
5.2. Tính toán thiết kế hệ thống đường ống nước ngưng
5.3. Tính toán thiết kế hệ thống ống gió cấp
5.3.1. Tính chọn và bố trí miệng thổi, miệng hồi
5.3.2. Tính toán hệ thống đường ống dẫn khí lạnh.
5.3.3. Tính toán đường cấp gió tươi ngoài trời cho các phòng
5.4. Tính toán thông gió
5.4.1. Thông gió nhà vệ sinh
5.4.2. Thông gió tầng hầm
CHƯƠNGVI
TÍNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG TĂNG ÁP CẦU THANG
6.1. Tổng quan về tăng áp cầu thang
6.1.1. Nguyên lí của hệ thống tăng áp cầu thang
6.1.2. Điều khiển
6.1.3. Hoạt động
6.2. Cơ sở lí thuyết tính toán
6.2.1. Các tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế hệ thống điều áp
6.2.2. Những nền tảng cơ bản về tăng áp cầu thang
6.3. Tính đường ống và chọn quạt
6.3.1. Tính toán đường ống dẫn gió và cột áp của quạt
6.3.2.Tính toán thiết kế hệ thống đường ống gió cấp
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 Nhiệt tỏa ra từ máy móc Q1.
Bảng 2.1.1: Phòng đệm
Bảng 2.1.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.1.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng Q2.
Bảng 2.2.1: Phòng đệm
Bảng 2.2.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.2.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt tỏa ra từ người Q3.
Bảng 2.3.1: Phòng đệm
Bảng 2.3.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.3.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính Q6.
Bảng 2.4.1: Phòng đệm
Bảng 2.4.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.4.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt tỏa ra do rò lọt không khí qua cửa Q8.
Bảng 2.5.1: Phòng đệm
Bảng 2.5.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.5.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9.
Bảng 2.6.1: Phòng đệm
Bảng 2.6.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.6.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt thẩm thấu qua trần Q10.
Bảng 2.7.1: Phòng đệm
Bảng 2.7.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.7.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt thẩm thấu qua nền Q11.
Bảng 2.8.1: Phòng đệm
Bảng 2.8.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.8.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách Qbs.
Bảng 2.9.1: Phòng đệm
Bảng 2.9.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.9.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Tổng nhiệt thừa của công trình QT.
Bảng 2.10.1: Phòng đệm
Bảng 2.10.2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2.10.3: Phòng điều hòa cấp 1
 Lượng ẩm do người tỏa ra W1.
Bảng 2.11.1: Phòng đệm
Bảng 2,11,2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2,11,3: Phòng điều hòa cấp 1
 Lượng ẩm do rò lọt không khí W4,
Bảng 2,12,1: Phòng đệm
Bảng 2,12,2: Phòng điều hòa cấp 3
Bảng 2,12,3: Phòng điều hòa cấp 1
 Lượng ẩm thẩm thấu qua kết cấu W5,
KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
ĐHKK – điều hòa không khí.
A, W/m2 - Năng suất chiếu sáng trên mỗi m2 sàn.
d, g/kg - Độ chứa ẩm.
F, m 2
- Diện tích.
g, W/m 2
- Gia tốc trọng trường.
G, kg/s - Lưu lượng khối lượng.
H, h, m - Chiều cao.
I, kJ/kg - Entanpy.
Isđ, W/m2 - Cường độ bức xạ mặt trời qua cửa kính lên mặt đứng.
Is, W/m2 - Cường độ bức xạ mặt trời qua cửa kính lên mặt nằm ngang.
k, W/m K2
- Hệ số truyền nhiệt.
l, m - chiều dài.
L, m3/s; m3/h - lưu lượng thể tích.
n - số người.
N, W - công suất.
q, W/người - nhiệt toả ra từ 1 người.
qn, kg/s.người - lượng ẩm mỗi người toả ra trong một đơn vị thời gian.
Q, Q0, W, - dòng nhiệt, năng suất lạnh.
t, °C - nhiệt độ.
V, m3 - thể tích.
W, kg/s - lượng ẩm thừa.
, W/m2K - hệ số toả nhiệt.
r, kJ/kg - Nhiệt ẩn hóa hơi của nước.
t - Hệ số góc tia quá trình.

φ, % - độ ẩm tương đối.
t - hệ số của kính.
v, m/s - tốc độ.
∆I, kJ/kg - độ chênh entanpy.
∆p, Pa - tổn thất áp suất.
∆t, K - độ chênh nhiệt độ.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế cả nước, ngành điều
hòa không khí đã có những bước phát triển vượt bậc, ngày càng trở nên quen thuộc hơn
trong đời sống và sản xuất.
Ngày nay, điều hòa tiện nghi và điều hòa công nghệ không thể thiếu trong các tòa
nhà, khách sạn, du lịch, các dịch vụ văn hóa, y tế, thể thao. Trong những năm qua, điều
hòa không khí đã hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế, góp phần để nâng cao chất lượng
sản phẩm, đảm bảo quy trình công nghệ như trong các ngành sợi, dệt, chế biến thuốc lá,
chè, in ấn, điện tử, vi điện tử, bưu điện, máy tính, cơ khí chính xác, hóa học,…
Với vai trò quan trọng của ngành điều hòa không khí như đã nêu, việc học tâp
nghiên cứu, tiến tới thiết kế, chế tạo các hệ thống điều hòa không khí là rất cần thiết.
Nhận thức được sự cần thiết ấy, em thực hiện đồ án này với mong muốn củng cố thêm
những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường, được tiếp xúc nhiều hơn với công
việc thực tế, trau dồi những kinh nghiệm quý báu cho quá trình công tác sau khi ra
trường.

LỜI CẢM ƠN
Trong 4 năm học tập tại trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội, dưới sự quản
lý giáo dục của nhà trường, đặc biệt là bộ môn Kỹ Thuật Nhiệt, em đã tích lũy được khối
kiến thức vô cùng hữu ích. Em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về nhiều mặt của Thầy
Cô trong Trường và trong Bộ môn, các Cô Chú Anh Chị tại những nơi thực tập và các
bạn, nhất là trong thời gian em thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn đến các Thầy Cô trong Trường đã giảng dạy kiến thức
đại cương và cơ sở. Cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Bộ môn Kỹ Thuật Nhiệt đã giảng
dạy kiến thức chuyên môn, và đã giúp đỡ em thực hiện đồ án tốt nghiệp và tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt khóa học.
Đặc biệt, giảng viên hướng dẫn, thầy Trần Văn Bẩy đã nhiệt tình giúp đỡ và cho em
những lời chỉ dạy quý báu, giúp em định hướng tốt trong toàn bộ quá trình thực tập cũng
như thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Đề tài em thực hiện: ‘Thiết kế hệ thống điều hòa
không khí và thông gió cho công trình khối đế toà nhà nguyễn huy tưởng
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện

SANG
NGUYỄN BẤ NGỌC SANG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản đồ án này do tôi tự tính toán, thiết kế và nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Trần Văn Bẩy.
Để hoàn thành bản đồ án này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục tài
liệu tham khảo, ngoài ra không sử dụng bất cứ tài liệu nào khác mà không được ghi
Nếu sai, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.

Sinh viên thực hiện


SANG
NGUYỄN BÁ NGỌC SANG

SVTH : NGUYỄN BÁ NGỌC SANG


LỚP : KỸ THUẬT NHIỆT 1 – K60
GVHD : THS . TRẦN VĂN BẢY

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về điều hòa không khí
1.1.1. Vai trò của điều hòa không khí :

1.1.1.1 Trong sinh hoạt , dân dụng :

Môi trường khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới trạng thái của con người và
được thể hiện qua các yếu tố : nhiệt dộ t, độ ẩm tương đối , tốc dộ lu chuyển khí ω, nồng
độ các chất độc hại và dộ ồn
Nhiệt dộ là yếu tố gây ra cảm giác nóng , lạnh rõ rệt nhất đối với con người , do đây là
yếu tố quyết định sự truyền nhiệt giữa bề mặt da và môi trường không khí xung quanh .
Nhiệt dộ của con người luôn là 37ºC mà nhiệt dộ môi trường lại thường xuyên thay đổi vì
vậy có sự chênh lệch nhiệt độ giữa người và môi trường xung quanh dẫn đến quá trình
truyền nhiệt bằng đối lu và bức xạ giữa cơ thể và môi trường . Khi nhiệt độ môi trường
nhỏ hơn nhiệt độ cơ thể thì con người sẽ có cảm giác lạnh và ngược lại
Độ ẩm tương đối là yếu tố quyết định điều kiệnbay hơi mồ hôi không khí . Nếu không
khí có độ ẩm vừa phải thì khi nhiệt độ cao , cơ thể đổ mồ hôi và mồ hôi bay vào không
khí được nhiều sẽ gây cho cơ thể cảm giác dễ chịu hơn . Nếu độ ẩm quá lớn , mồ hôi
thoát ra ngoài da bay hơi kém , sẽ dính lại trên da và gây cho con người có cảm giác khó
chịu
Tốc đọ lu chuyển không khí ảnh hưởng tới cường độ toả nhiệt và toả chất của cơ thể .
Khi tốc độ lu chuyển động không khí ωquá lớn sẽ làm cho tốc độ cường độ toả nhiệt và
toả chất của cơ thể lớn có thể gây nên tình trạng mất nhiệt nhanh dẫn đến con người có
cảm giác mệt mỏi và đau đầu …
Như vậy ta có thể thấy các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của con
người . Điều hoà không khí giúp tạo ra môi trường không khí trong sạch , nhiệt độ , độ
ẩm và vận tốc gió nằm trong phạm vi ổn định phù hợp với cảm giác nhiệt của cơ thể con
người , ứng với các trạng thái lao động khác nhau , làm cơ thể con người cảm thấy dễ
chịu thoải mái , không nóng bức về mùa hè , rét buốt về mùa đông , bảo vệ được sức
khoẻ và phát huy được năng suất lao động cao nhất .
1.1.1.2 Trong công nghiệp , sản suất
Thành phần không khí và các thông số vật lý của nó có ảnh hưởng rât lớn tới các quy
trình công nghệ trong các ngành , sản suất . Mỗi quy trình công nghệ lại đòi hỏi những
yêu cầu khác nhau về các thông số vật lý của môi trường . Vì vậy việc tạo ra một môi
trường thích hợp là nhiệm vụ của lĩnh vực điều hoà không khí . Qua đó ta thấy điều hoà
có vai trò quan trọng và ý nghĩa hết sức quan trọng trong công nghiệp và sản suất.
Trong ngành cơ khí chính xác , chế tạo dụng cụ đo lường , dụng cụ quang học thì nhiệt
độ và độ ẩm của không khí là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng , độ
chính xác và độ bền của sản phẩm
Đối với các ngành sản phẩm bánh kẹo cũng cần phải có nhiệt độ , độ ẩm thích hợp .
Nhiệt độ chế biến trong khoảng : 21-26 ºC , độ ẩm tương đối 30-45 % . Riêng đối với các
bánh kẹo cao cấp : sôcla , cao su , .. yếu cầu nhiệt độ nhiệt độ thấp hơn . Đối với các
ngành sản suất và chế biến thực phẩm : thịt , cá , sữa nhiệt độ cao sẽ làm hỏng sản phẩm
khi chế biến .
Trong công nghiệp sợi , dệt điều hoà không khí cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng , độ
ẩm và nhiệt độ có mối quan hệ mặt thiết với nhau . Khi độ ẩm cao thì độ dính kết , ma sát
giữa các sợi bông sẽ lớn và quá trình kéo sợi sẽ khó khan . Ngược lại nếu độ ẩm thấp sẽ
làm cho sợi dễ bị đứt , do đó hiệu quả kéo sợi kém
Trong công nghiệp in ấn , phim ảnh , đặc biệt là in tiền , in nhiều màu đòi hỏi phải tiến
hành trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định để kích thước của giấy , phim không bị
co giãn thất thường . Bụi nhiều sẽ dễ bám vào bề mặt của giấy , phim ảnh làm giảm chất
lượng sản phẩm . Nhiệt độ cao và độ ẩm thấp sẽ làm cho giấy và phim ảnh bị cong vênh ,
còn nếu độ ẩm quá cao thì sẽ làm cho sản phẩm bị ẩm , dính bết vào nhau
1.1.1.3 Trong lĩnh vực văn hoá , nghệ thuật
Để bảo quản những sản phẩm văn hoá nghệ thuật tranh ảnh , sách cổ , hiện vật , …
trong các phòng trưng bày , viện bảo tang , thư viện …., để giữ gìn cho nhiều thế hệ sau
này , thì việc duy trì được một môi trường không khí giữ một vai trò hết sức quan trọng
Như vậy , điều hoà không khí không chỉ giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống mà
còn đảm bảo được chất lượng của cuộc sống con người cũng như nâng cao hiệu quả lao
động và chất lượng của sản phẩm trong công nghiệp sản xuất . Đồng thời nó cũng có
những ý nghĩa to lớn đối với việc bảo tồn các giá trị văn hoá và lịch sử
1.1.2. Ảnh hưởng của môi trường không khí tới con người
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người.Cơ thể con người có nhiệt độ xấp xỉ
37oC. Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn luôn thải ra môi trường nhiệt lượng qtỏa .
Lượng nhiệt do cơ thể toả ra phụ thuộc vào cường độ vận động: vận động càng nhiều thì nhiệt
lượng toả ra càng lớn. Vì vậy để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi
trường xung quanh.
Để thải nhiệt ra môi trường cơ thể có 02 phương thức truyền nhiệt: đối lưu, bức xạ. Nhưng đối
với cơ thể người thì lượng nhiệt truyền theo phương thức truyền nhiệt bức xạ rất nhỏ nên có thể
bỏ qua.
Qua nghiên cứu cơ thể con người có thể thích nghi tốt và không bị tổn thương ở môi trường
không khí có nhiệt độ chênh lệch không quá 10o C, đồng thời cơ thể cảm thấy dễ chịu thoải mái ở
môi trường không khí có nhiệt độ t kk =22÷ 27o C.
b. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát mồ hôi vào trong môi trường không khí
xung quanh. Quá trình này chỉ có thể  xảy ra khi < 100%.  Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát
mồ hôi càng lớn, cơ thể  sẽ cảm thấy dễ chịu. Độ ẩm quá cao, hay quá thấp đều không tốt đối với
con người.
- Khi  độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể cảm thấy rất nặng nề, 
mệt mỏi và dễ gây cảm cúm.  Người ta nhận thấy ở một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi khi độ
ẩm lớn khả năng bốc mồ hôi chậm hoặc không thể bay hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có
lớp mồ hôi nhớp nháp.

- Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm thấp mồi hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây nứt nẻ chân tay, môi
vv. ... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể.
Độ ẩm thích hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng = 60÷ 75%
c. Ảnh hưởng của tốc độ không khí
Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt và trao đổi chất
(thoát mồ hôi) giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh. Khi tốc độ lớn cường độ trao
đổi nhiệt ẩm tăng lên. Vì vậy khi đứng trước gió ta cảm thấy mát và thường da khô hơn nơi yên
tĩnh trong cùng điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ quá lớn thì
cơ thể mất nhiều nhiệt gây cảm giác lạnh. Tốc độ gió thích hợp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt
độ gió, cường độ lao động, độ ẩm, trạng thái sức khỏe của mỗi người vv...
Trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta chỉ quan tâm tốc độ gió trong vùng làm việc,
tức là vùng dưới 2m kể từ sàn nhà. Đây là vùng mà một người bất kỳ khi đứng trong phòng đều
lọt hẳn vào trong khu vực đó. Khi nhiệt độ phòng thấp cần chọn tốc độ gió nhỏ , nếu tốc độ quá
lớn cơ thể mất nhiều nhiệt, sẽ ảnh hưởng sức khoẻ . Để có được tốc độ hợp lý cần chọn loại
miệng thổi phù hợp và bố trí hợp lý. Như vậy, ở chế độ điều hoà không khí, tốc độ gió thích hợp
khá nhỏ. Vì vậy người thiết kế phải hết sức chú ý đảm bảo tốc độ hợp lý.
d. Nồng độ các chất độc hại
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt trong không khí có thể có lẫn các chất độc hại như NH3,
Clo vv. . . Đó là những chất rất có hại đến sức khỏe con người. Cho tới nay không có tiêu chuẩn
chung để đánh giá mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các chất độc hại trong không khí.

Theo TCVN 5687 : 1992 nồng độ các chất độc hại của không không khí trong phòng cho ở
bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Nồng độ cho phép của một số chất theo TCVN 5687:1992
1.1.3. Các nội dung được trình bày trong đồ án
Nội dung đồ án bao gồm:
- Mở đầu
- Giới thiệu và phân tích đặc điểm công trình
- Lựa chọn thông số thiết kế
- Tính toán cân bằng nhiệt ẩm
- Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí
- Phân tích và lựa chọn loại hệ thống ĐHKK
- Tính chọn thiết bị, nguyên tắc bố trí thiết bị
- Tính toán hệ thống thông gió cho công trình: hệ thống cấp khí tươi, hút khí thải nhà
vệ sinh, hệ thống phân phối gió lạnh, hệ thống thông gió tầng hầm
- Thuyết minh vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và tự động hóa hệ thống điều hòa
không khí.
1.1.4. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong đồ án
Hệ thống điều hoà không khí và thống gió cho công trình được thiết kế dựa trên các
quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, và các tài liệu sau đây:
- Tiêu chuẩn thiết kế điều hòa không khí, thông gió, sưởi ấm TCVN 5687-2010.
- Tiêu chuẩn khí hậu dùng trong xây dựng TCVN - 4088-85.
- Kỹ thuật nhiệt xây dựng - Kết cấu ngăn che. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN -4605-88.
- HVAC Systems Duct Design. SMACNA. 1981 Edition.
Trong trường hợp có sự khác biệt hoặc không thống nhất giữa các yêu cầu trên và
các TCVN thì phải tuân theo các TCVN hiện hành.
1.1.5. Kết quả dự kiến đạt được
- Tính toán Nhiệt Ẩm của công trình.
- Xác định công suất lạnh (sưởi), công suất tách ẩm (phun ẩm) của công trình.
- Lựa chọn được hệ thống điều hòa phù hợp cho công trình để xử lý được các thông
số về điều hòa không khí phù hợp với công trình (nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, độ sạch, tốc độ
không khí).
- Các kết quả này được thể hiện trong các bảng kết quả và bản vẽ
1.2. Tổng quan về công trình
1.2.1. Giới thiệu về quy mô, kết cấu của công trình
Công trình bao gồm 7 tầng và 1 tầng mái trong đó có 2 gầm gửi xe, 5 tầng để sinh hoạt
và 1 tầng mái. Các tầng phục vụ bao gồm các cửa hàng, phong quản lý và các phòng kỹ
thuật của từng tầng ví ụ như : phòng kỹ thuật nước, kỹ thuật điện, …
1.2.2. Vị trí của tòa nhà và đặc điểm khí hậu
Công trình được thiết kế hệ thống ĐHKK là tòa nhà Nguyễn Huy Tưởng đặt tại thành
phố Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội có vị trí nằm từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44'
đến 106°02' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp
tỉnh Hà Nam, Hòa Bình. Phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên. Phía Tây giáp
tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Hà Nội mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam
là nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm,
nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông. Một năm khí hậu được chia
thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thời gian các mùa diễn ra ở các
năm có thể khác nhau vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nắng nóng
kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 5°C. Mùa xuân bắt đầu vào
tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu
mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh,
khô hanh. 
Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ
trung bình là 24,9°C, độ ẩm trung bình là 80 - 82%. Lượng mưa trung bình năm trên
1700mm/năm (mưa khoảng 114 ngày/năm). Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho thời tiết miền
Bắc Bộ. Nơi đây một năm với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, khác biệt hẳn với khí hậu
miền Nam hay miền Trung của đất nước.
1.2.3. chức năng của tòa nhà
- Tòa nhà Nguyễn Huy Tưởng được đưa vào hoạt động với chức năng chính là cửa hàng ,
văn phòng , nhà hàng ,..
1.2.4. Các yêu cầu thiết kế hệ thống ĐHKK cho tòa nhà
- Với chức năng nhiệm vụ của công trình, hệ thống điều hoà cần đạt được các mục
tiêu sau:
+ Tạo ra môi trường vi khí hậu với các thông số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, và độ
trong sạch của không khí đảm bảo điều kiện tiện nghi làm việc của con người và mục
đích bảo quản tài liệu.
+ Tạo ra các vùng không khí đệm thích hợp ở sảnh, hành lang để tránh sự thay đổi
nhiệt độ quá lớn cho người làm việc, hoạt động trong toà nhà.
+ Tổ chức thông thoáng, hút thải không khí từ các khu vệ sinh, và các khu vực cần
thiết ra khỏi công trình.
+ Hệ thống thông gió và điều hòa không khí được thiết kế lắp đặt không ảnh hưởng
tới kiến trúc công trình, làm tăng vẻ đẹp nội thất. Độ ồn do hệ thống gây ra ở mức độ cho
phép không ảnh hưởng tới các khu vực trong và ngoài công trình.
+ Thiết bị lựa chọn cho hệ thống phải đảm bảo tính hiện đại, làm việc tin cậy, vận
hành đơn giản và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Hệ thống có khả năng phục vụ theo yêu cầu sử dụng cho từng khu vực. Công suất
của hệ thống được tự động điều chỉnh theo tải nhiệt thực tế của công trình tại từng thời
điểm để nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống và giảm chi phí vận hành.
+ Hệ thống được thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn phòng
chống cháy, không tạo ra các nguồn nhiệt có nhiệt độ cao, và không sử dụng các loại vật
liệu dễ gây cháy nổ.
+ Cầu thang bộ được sử dụng làm lối thoát nạn khi xảy ra cháy, do đó cần phải
được thiết theo đúng các tiêu chuẩn quy định đối với nhà cao tầng. Ngoài ra phải thiết kế
hệ thống thông gió tăng áp cầu thang.
1.3. Chọn cấp điều hòa cho công trình và lựa chọn thông số tính toán
1.3.1. Chọn cấp điều hòa cho công trình
+ Hệ thống điều hoà không khí cấp 1: Hệ thống điều hòa phải duy trì được các thông số
trong nhà ở mọi phạm vi biến thiên độ ẩm ngoài trời cả mùa đông và mùa hè phạm vi sai
lệch là 0 giờ một năm, dùng trong các công trình đặc biệt quan trọng.
+ Hệ thống điều không khí cấp 2: Hệ thống phải duy trì được các thông số trong nhà ở
phạm vi sai lệch là 200 giờ một năm, dùng trong các công trình tương đối quan trọng, các
hệ thống ĐHKK đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt và điều kiện công nghệ trong các công
trình có công dụng thông thường như công sở, cửa hàng, nhà văn hóa-nghệ thuật, nhà
công nghiệp.
+ Hệ thống điều hoà không khí cấp 3: Hệ thống phải duy trì các thông số trong nhà trong
phạm vi sai lệch không quá 400 giờ một năm, dùng cho các hệ thống ĐHKK trong các
công trình công nghiệp không đòi hỏi cao về chế độ nhiệt ẩm và khi TSTT bên trong nhà
không thể đảm bảo được bằng thông gió tự nhiên hay cơ khí thông thường không có xử
lý nhiệt ẩm.
- Điều hòa không khí cấp 1 tuy có mức độ tin cậy cao nhất nhưng chi phí đầu tư, lắp
đặt, vận hành rất lớn nên chỉ sử dụng cho những công trình điều hòa tiện nghi đặc
biệt quan trọng trong các công trình điều hòa công nghệ.
- Các công trình ít quan trọng hơn như: Khách sạn 4 – 5 sao; bệnh viện quốc tế…thì
nên chọn điều hòa không khí cấp 2.
- Trên thực tế, đối với hầu hết các công trình như điều hòa không khí khách sạn, văn
phòng, nhà ở, siêu thị, hội trường, trường học,… chỉ cần điều hòa cấp 3. Điều hòa
cấp 3 tuy độ tin cậy không cao nhưng vốn đầu tư ban đầu thấp nên thường được sử
dụng trong các công trình trên.
- Công trình ở đây là: tòa nhà Nguyễn Huy Tưởng nên em lựa chọn hệ thống điều
hòa không khí cấp 2.

1.3.2. Lựa chọn thông số tính toán


a. Trong nhà .
Tra trong TCVN 5678 : 2010 ( trang 46) , ta được :
Mùa hè : Nhiệt độ: t = 20 - 26oC
Độ ẩm: φ = 60 - 70 %
Chọn t = 26oC và φ = 60 %
Entanpy : I T = 57,78 kJ/kg
b. Ngoài nhà.
- Theo tiêu chuẩn TCVN 5687-2010 ( trang 55) , ta có các thông số tính toán ngoài trời
cho Tòa Nhà Nguyễn Huy Tưởng địa điểm tại thành phố Hà Nội vào mùa hè như sau:
Nhiệt độ: t = 36,1oC
Độ ẩm: φ = 55,1 %
Nhiệt độ điểm ướt: t ư = 28,1oC
Entanpy: I N = 89,6 kJ/kg
1.3.3. Yêu cầu về thông gió
- Cần tận dụng thông gió tự nhiên, thông gió xuyên phòng về mùa hè trong nhà công
nghiệp, nhà công cộng và nhà ở, đồng thời có biện pháp tránh gió lùa về mùa đông.
- Đối với nhà nhiều tầng (có hoặc không có hệ thống ĐHKK) cần ưu tiên thiết kế ống
đứng thoát khí cho bếp và khu vệ sinh riêng biệt với sức hút cơ khí (quạt hút). Khi nhà có
chiều cao dưới 5 tầng có thể áp dụng hệ thống hút tự nhiên bằng áp suất nhiệt hoặc áp
suất gió (chụp hút tự nhiên).
- Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp có nhiệt thừa (phân xưởng nóng) cần được
tính toán theo áp suất nhiệt ứng với chênh lệch nhiệt độ không khí bên trong và bên ngoai
- Khi tính toán thông gió tự nhiên cần kể đến tác động của thông gió cơ khí (nếu có).
- Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp không có nhiệt thừa (phân xưởng nguội) cần
được tính toán theo tác động của gió. Vận tốc gió tính toán lấy theo vận tốc gió trung
bình của tháng tiêu biểu mùa hè hoặc mùa đông trong QCXDVN 02:2008/BXD.
- Thông gió cơ khí cần được áp dụng khi:
a) Các điều kiện vi khí hậu và độ trong sạch của không khí trong nhà không thể đạt được
bằng thông gió tự nhiên;
b) Không thể tổ chức thông gió tự nhiên do gian phòng hoặc không gian kiến trúc nằm ở
vị trí kín khuất, trong đó có các loại tầng hầm.
Có thể áp dụng biện pháp thông gió hỗn hợp, trong đó có sử dụng một phần sức đẩy
tự nhiên để cấp và thải gió.
- Thông gió cơ khí không làm lạnh hoặc có xử lý làm lạnh không khí bằng các phương
pháp đơn giản như dùng nước ngầm, làm lạnh đoạn nhiệt (phun nước tuần hoàn) cần
được áp dụng cho cabin cầu trục trong các phân xưởng sản xuất có nhiệt thừa lớn hơn 25
W/m2 hoặc khi có bức xạ nhiệt với cường độ lớn hơn 140 W/m2.
Nếu vùng không khí xung quanh cabin cầu trục có chứa các loại hơi khí độc hại với
nồng độ vượt quá giới hạn cho phép thì phải tổ chức thông gió bằng không khí ngoài (gió
tươi, gió ngoài).
- Các phòng đệm của nhà sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B (xem TCVN
2622:1995 - Phụ lục B) có toả hơi khí độc hại, cũng như các phòng có toả các chất độc
hại loại 1 và loại 2 (xem Phụ lục E) phải được cấp gió tươi.
- Thông gió cơ khí thổi-hút hoặc thông gió cơ khí hút cần được áp dụng cho các hố sâu
0,5m trở lên, cũng như cho các mương kiểm tra được sử dụng thường xuyên hằng ngày
trong các phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B hoặc các phòng có toả khí,
hơi, sol khí độc hại nặng hơn không khí.
- Quạt trần và quạt cây được áp dụng bổ sung cho hệ thống thông gió thổi vào nhằm tăng
vận tốc chuyển động của không khí về mùa nóng tại các vị trí làm việc hoặc trong các
phòng:
a) Nhà công cộng, nhà hành chính-sinh hoạt;
b) Phân xưởng sản xuất có bức xạ nhiệt với cường độ trên 140 W/m2.
- Miệng thổi hoa sen bằng không khí ngoài (gió tươi) tại các vị trí làm việc cố định cần
được áp dụng cho các trường hợp:
a) Có bức xạ nhiệt với cường độ vượt quá 140 W/m2;
b) Cho các quá trình công nghệ hở có toả hơi khí độc hại mà không có điều kiện che chắn
hoặc không thể tổ chức thông gió hút thải cục bộ, đồng thời phải có biện pháp tránh lan
toả hơi khí độc hại đến các vị trí làm việc khác trong phân xưởng.
Trong các phân xưởng nấu, đúc, cán kim loại được thông gió tự nhiên, có thể áp
dụng miệng thổi hoa sen bằng không khí trong phòng có làm mát hoặc không làm mát
bằng nước tuần hoàn.
CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN PHỤ TẢI NHIỆT ẨM


2.1. Phương trình tính toán phụ tải nhiệt
Có nhiều nguồn nhiệt tỏa vào phòng từ các nguồn khác nhau như do con người,
máy móc, chiếu sáng, rò lọt không khí, bức xạ mặt trời, thẩm thấu qua vách bao che...
Theo tài liệu [1] thì phương trình tính toán nhiệt thừa:
\* MERGEFORMAT Qt = Qtoả + Qtt, W
(2-1)
Qt : Nhiệt thừa trong phòng, W;
Qtoả: Nhiệt toả ra trong phòng, W;
Qtt: Nhiệt thẩm thấu từ ngoài vào qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ,W;
Qtoả = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + Q7 + Q8, W (2-2)
Q1: Nhiệt toả từ máy móc, W;
Q2: Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng, W;
Q3: Nhiệt toả từ người, W;
Q4: Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm, W;
Q5: Nhiệt tỏa từ bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt, W;
Q6: Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính, W;
Q7: Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua bao che, W;
Q8: Nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa;
Qtt = Q9 + Q10 + Q11 + Qbs, W (2-3)
Q9: Nhiệt thẩm thấu qua vách, W;
Q10: Nhiệt thẩm thấu qua trần mái, W;
Q11: Nhiệt thẩm thấu qua nền, W;
Qbs: Nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách, W;
2.2. Tính toán nhiệt thừa
Nhiệt toả ra từ máy móc trong văn phòng có thể như tivi, máy tính, thiết bị
âm thanh, máy tính…vv
Theo tài liệu [1], nhiệt toả từ máy móc được tính như sau:

(1 )
Q1 =∑ Ndc . Kpt . Kdt . η −1+ KT ,W

Trong đó:
Ndc – Công suất động cơ lắp đặt, W
Kpt – Hệ số phụ tải, bằng tỉ số giữa công suất thực ( hiệu dụng ) của máy trên công
suất động cơ lắp đặt, Kpt = Neff/Nđc , ở đây ta chọn giá trị của Kpt = 0,8.
Kdt – Hệ số đồng thời, Kđt = ∑Ni.τi/∑Ni.τ với Ni,i là công suất động cơ thứ i làm
việc trong thời gian i và  là tổng thời gian hoạt động của hệ thống điều hòa không
khí trong ngày.
Ví dụ: Giả sử hệ thống điều hòa sử dụng 12h/ngày
+ Với các máy hoạt động liên tục trong ngày như camera, đầu thu model, thì
chọn giá trị của Kdt = 2
+ Với các máy hoạt động có thời gian bằng thời gian hệ thống điều hòa sử
dụng trong ngày như loa, máy chiếu, máy sấy tay lấy Kdt = 1
KT – Hệ số thải nhiệt, động cơ làm việc ở chế độ biến điện năng thành cơ năng đều
lấy KT = 1.
η – Hiệu suất làm việc thực tế của động cơ, η= ηđc.Khc.
+ Ở đây ηđ là hiệu suất của động cơ theo catalog được lấy như sau:

Bảng 2.1: Bảng giá trị ηđc phụ thuộc vào công suất của động cơ.
Ndc (kW) < 0,5 0,5-5 5-10
ηđc 0,75 0,84 0,85

+ Khc là hệ số hiệu chỉnh theo phụ tải có giá trị như bẳng sau:
Bảng 2.2: Bảng giá trị Khc phụ thuộc vào Kpt
Hệ số phụ tải Kpt 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3
Hệ số hiệu chỉnh Khc 1 0,99 0,98 0,97 0,95 0,92

Ví dụ :
Phòng cửa hàng ta có :
Các thiết bị điện sau :
-7 máy tính có : Ndc = 350w ; Kpt=0.8; Kdt = 0.6; Kt= 1; η=0,75, Khc =1
- 5 cây nước có : Ndc = 400w ; Kpt=0.8; Kdt = 2; Kt= 1; η=0,75, Khc =1
- 2 máy in có : Ndc = 300w ; Kpt=0.8; Kdt = 0.6; Kt= 1; η=0,75, Khc =1
- 5 tủ lạnh có : Ndc = 110w ; Kpt=0.8; Kdt = 2; Kt= 1; η=0,75, Khc =1
- 6 camera có : Ndc = 50w ; Kpt=0.8; Kdt = 2; Kt= 1; η=0,75, Khc =1
-12 wifi có : Ndc = 6w ; Kpt=0.8; Kdt = 0,6; Kt= 1; η=0,75, Khc =1
Áp dụng công thức ta có:
- Tổng lượng nhiệt tỏa ra do máy tính của phòng là:
( 1
Q1 mt= 7.350.0,8.0.6. 0,75 −1+1 = 1568W )
- Tổng lượng nhiệt tỏa ra do máy tính của phòng là:
( 1
Q1 cn=5.400.0,8.2. 0,75 −1+1 =4266,67W )
- Tổng lượng nhiệt tỏa ra do máy tính của phòng là:
(
Q1mi= 2.300.0,8.0,6. 0,75 −1+1 =384W
1
)
(1 )
Q1tl=5.110.0,8.2. 0,75 −1+1 =1173,3W

Q1c = 6.50.0,8.2. ( 0,75 −1+1 )=640W


1

Q1wifi = 12.6.0,8.0,6. ( 0,75 −1+1 )=46,08W


1

Vậy tổng lượng nhiệt thừa tỏa từ máy móc:


Q1 =Q1 mt+Q1cn+Q1mi+Q1tl+Q1c+Q1wifi = 8078,05 W

2.2.2. Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng


Q2= F*qs (w)
Trong đó : F là diện tích m2
qs là công suất chiếu sáng w/m2
ví dụ :
Phòng kỹ thuật nước 1 có :
F=2.51 m2
Qs = 12 w/m2
Ta có Q2= 2.51*12= 30.12 (w)
Phòng điều hoà 1 co
F =1.6 m2
Qs =12 w/m2
Q2 = 1.6*12 =19.2 (w)
2.2.3. Nhiệt tỏa từ người
Nhiệt tỏa từ người được tính theo biểu thức :
Q3= n*q*kdt
Trong đó : n : số người
Q = Qw + Qh
Kdt : hệ số tác dụng không đồng thời người từ 0,4-0,6 , ta chọn
bằng 0.5

Bảng nhiệt ẩn và nhiệt hiện do người toả ra , w/người


Ví dụ :
Phòng kỹ thuật nước 1
N=3
Q = 50 + 80
Kdt = 0,5
Q3 = 3*(50+80)*0,5 = 6000w
Phòng điều hoà 1
N= 2
Q= 50 + 80
Kdt = 0,5
Q3 = 2*(50+80)*0,5= 4000w
2.2.4. Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm, Q4
Công trình ta đang thiết kế không phải là các phân xưởng sản xuất sản phẩm nên
không có nhiệt tỏa ra từ bán thành phẩm.
Q4 = 0 (W)
2.2.5. Nhiệt toả từ thiết bị trao đổi nhiệt, Q5
Trong không gian thiết kế, ngoài dàn lạnh của điều hòa không khí là bề mặt trao
đổi nhiệt thì các đường ống dẫn môi chất cũng được bọc bảo ôn. Dẫn đến hệ số
trao đổi nhiệt đối lưu và bức xạ của chúng với không gian điều hòa là không đáng
kể nên có thể bỏ qua.
Q5 = 0 (W)
Nhiệt độ bức xạ mặt trời qua cửa kính được xác định theo công thức sau:
Q6 = Isd . Fkính . τ1 . τ2 . τ3 . τ4 (W)
Trong đó:
Isd : Cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đứng, phụ thuộc vào hướng địa lý của công
trình, W/m2
Fk : Diện tích cửa kính chịu bức xạ tại thời điểm tính toán, m2
τ1 : Hệ số trong suốt của cửa kính, với kính 1 lớp chọn τ1 = 0,9
τ2 : Hệ số bám bẩn, với kính 1 lớp đặt đứng chọn τ2 = 0,8
τ3 : Hệ số khúc xạ, với kính 1 lớp khung kim loại chọn τ3 = 0,75
τ4 : Hệ số tán xạ do che nắng, với rèm che trong chọn τ4 =0,35

Ta lấy ví dụ phòng cửa hàng 1


F kính đông = 0 m2
F kính tây = 265 m2
F kính bắc = 222 m2
F kính nam =104 m2
Q6 =
(0*569*0,9*0,8*0,75*0,35)+(265*569*0,9*0,8*0,75*0,35)+(222*122*0,9*0,8*0,
75*0,35)+ (104*0*0,9*0,8*0,75*0,35) = 33617,24 (W)
2.2.7. Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua bao che, Q7
Thành phần nhiệt này tỏa vào trong phòng do bưc xạ mặt trời làm cho kết cấu bao
che nóng lên hơn mức bình thường. Ở đây chủ yếu tính cho mái. Nhiệt tỏa do
chênh lệch nhiệt độ không khí trong và ngoài nhà tính theo Qtt.
Nhiệt truyền qua mái do bức xạ mặt trời tính theo biểu thức :
Q7=C s K s . sinh . cosθ . F . ε s . k /α N . sin ⁡(h+a s)

Trong đó:
Cs = 1360 W/m2 – Hằng số bức xạ mặt trời;
Ks – Hệ số phụ thuộc mùa trong năm, mùa hè Ks = 0,97, mùa đông Ks = 1;
h và θ – Tương ứng là góc phương vị mặt trời, độ;
F – Diện tích bề mặt nhận bức xạ (theo phương nằm ngang), m2;
εs – Hệ số hấp thu bức xạ mặt trời của bề mặt nhận bức xạ;
k – Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che tính với ∆t bao che bình thường,
W/m2K.
αN – Hệ số tỏa nhệt từ bề mặt bao che tới không khí ngoài trời, W/m2K.

Ở 210 vĩ bắc (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng ,….) góc cao của mặt trời lúc 12 giờ
trưa là khoảng 91027’, góc phương vị đối với mặt ngang là θ = 00, đối với mặt
thẳng đứng là θ = 900; hệ số as =0,3 0,54, trị số αN = 20 W/m2K, có thể sử dụng
biểu thức gần đúng sau đây để tính Q7 theo phương nằm ngang:
Q7=0,055.k . F . ε s I s , W

Trong đó:
k: Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che và trần được tính theo công thức sau:
1
k=
1 1
( + ∑ Ri + )
αT αN
αN = 20 W/m2K (tài liệu [1]) là hệ số tỏa nhiệt của không khí phía ngoài nhà.
 T =10 W/m2. K (tài liệu [1]) là hệ số tỏa nhiệt của không khí phía trong nhà
i
Ri= i (m2.K/W) là nhiệt trở của lớp vật liệu có chiều dày  i (m) và có hệ số dẫn
nhiệt i .

- Q7=0 (w)
- Khi có chênh nhiệt độ và áp suất giữa trong nhà và ngoài trời thì xuất hiện
một dòng không khí rò lọt qua cửa mở hoặc qua khe cửa. Đối với các buồng
điều hoà không có quạt thông gió, sự rò lọt này với mức độ nào đó là cần
thiết vì nó cung cấp khí cho những người trong phòng. Đối với các buồng có
cung cấp gió tươi thì cần phải hạn chế kiểm soát nó đến mức thấp nhất để
tránh tổn thất nhiệt và lạnh.
- Nhiệt tỏa do không khí lọt qua cửa được tính theo biểu thức
- Q8= G8(IN-IT) W, (theo biểu thức 3.22 tài liệu [1])
- Trong đó:
- - G8 là lượng không khí lọt qua khe cửa mở hoặc khe cửa (Kg/s);
- - IN, IT là entanpy của không khí trong nhà và ngoài trời.
- Đối với lượng không khí rò lọt ta tính theo biểu thức theo hướng dẫn của tài
liệu [1]
- G8 = ρ. (1,5 ÷ 2)V, kg/h
- Trong đó:
- ρ = 1,2 kg/m3 là khối lượng riêng của không khí;
- (1,5 ÷ 2) là hệ số rò lọt không khí. Đối với khu sản xuất số lần mở
cửa ít lấy 1,5 , đối với các phòng công cộng như nhà hàng , câu lạc bộ thì lấy
2
- V là thể tích m3
- Ví dụ phòng cửa hàng 1
- It=56,1 kJ/kg (mùa hè)
- It=57,78 kJ/kg (mùa đông)
- In=89,6 kJ/kg (mùa hè)
- In=28,47 kJ/kg (mùa đông)
- V=6147 m3
- Ta có:
- Vào mùa hè:
- Q8= 1,2.1,5.6147. (89,6-56,1)= 370664,1W
- Vào mùa đông:
- Q8= 1,2.1,5.6147. (28,47-57,78) = -3243,426 W
2.2.9. Nhiệt thẩm thấu qua vách
- Nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ bên trong nhà và
bên ngoài nhà được tính theo biểu thức tổng quát :
- Q9=  kiFiti
- ki – hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che thứ i ,W/m2 K;
- Fi –diện tích bề mặt kết cấu bao che thứ i ,m2
- ti – hiệu nhiệt độ trong và ngoài của kết cấu bao che thứ i,K
- ti =tN-tT
- t được chọn như sau:
- Vách tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời: t =tN-tT
- Có một không gian đệm : t = 0,7.(tN-tT)
- Vách tiếp trực tiếp với không gian có điều hoà không khí : t = 0
- Ví dụ :
- Áp dụng vào phòng cửa hàng 1 , ta có
- Tn =36,1( mùa hè )
- Tt = 26 ( mùa hè )
- Tn =10,6 ( mùa đông)
- Tt = 26 ( mùa đông )
- F tường ngăn = 159 m2
- F tường bao: - đông =140,4 m2
- - tây = 67,47 m2
- - nam =45,24 m2
- - bắc = 56,55 m2
- K tường bao =1,48 ( W/m2k)
- K vách ngăn = 2,1 ( W/m2k)
- Vào mùa hè :
- Q tường bao = 1,48.( 140,4+67,47+45,24+56,55).(36,1-26) = 4628,8 (w)
- Q tường ngăn = 0 ( do t = 0 )
- Q9 = Q tường bao + Q tường ngăn = 4628,8 (w)
- Vào mùa đông
- Q tường bao =1,48.( 140,4+67,47+45,24+56,55).(10.6-26)= -7057.77 (w)
- Q tường ngăn =0 ( do t = 0)
- 2.2.10. Nhiệt thẩm thấu qua trần
- Nhiệt thẩm thấu qua trần được tính giống với nhiệt thẩm thấu qua vách, ta
có:
- Q10 =F10 k10 t10 , W
- Trong đó:
- k là hệ số truyền nhiệt qua mái
- F10 là điện tích bề mặt trần hoặc mái
- t10 được xác định như t9 :
- - khi trần tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời thì tn-tt
- - khi trần có không gian đệm lấy bằng 0,7.(tn-tt)
- - khi trần tiếp xúc với không gian có điều hoà của tầng trên lấy bằng 0
- Ví dụ :
- Phòng cửa hàng 1 , ta có
- Q10 = 0 ( trần tiếp xúc với không gian có điều hoà của tầng trên )
- 2.2.11. Nhiệt thẩm thấu qua nền
- Biểu thức tính Q11 cũng giống như biểu thức tính Q9 và Q10 :
- Q11=  KiFit11 , W
-
- Hiệu nhiệt độ t11 cũng có 3 trường hợp tính toán :
- - Nếu là sàn, phía dưới là phòng điều hòa lấy bằng 0 và Q11 = 0 ;
- - Nếu là sàn, phía dưới chỉ là không gian đệm lấy t11 = tĐ – tT , và tính ki
giống như qua trần hoặc vách của biểu thức tính Q9 và Q10 và F11 là diện tích
sàn quan sát.
- - Nếu là nền đặt trực tiếp trên nền đất lấy t11 = tN – tT nhưng áp dụng
phương pháp tính theo dải nền rộng 2m tính từ ngoài vào trong phòng với hệ
số truyền nhiệt quy ước cho từng dải.
2.2.12. Nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách
Các tính toán tổn thất nhiệt qua vách Q9 ở mục 1.9 chưa tính đến ảnh hưởng của
hướng gió khi công trình có độ cao trên 4 m, vì càng lên cao thì tốc độ gió thay đổi dẫn
đến hệ số trao đổi nhiệt αN tăng dẫn đến phải bổ sung nhiệt cho Q 9. Để bổ sung tổn thất
do gió, cứ từ mét thứ 5 trở mỗi khi cao thêm 1m thì lấy tổn thất Q9 tăng thêm từ 1 đến 2%
nhưng tối đa không cao quá 15% vì khi lên một độ cao nhất định thì tốc độ gió dần ổn
định và ít thay đổi, thông thường thì từ mét thứ 9 thì tốc độ gió bắt đầu ổn định.
Nhiệt bổ sung Q9 do gió bằng: ,W
Bổ sung khác cho Q9 là bổ sung nhiệt bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che. Vì trong
mục 1.7 khi tính Q7 thì mới chỉ tính cho mái (trần) mà không tính cho vách đứng nên ta
cần tính bổ sung nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời cho vách hướng Đông và Tây.

Nhiệt bổ sung Q9 do bức xạ bằng: ,W


 Như vậy tổng tổn thất nhiệt qua vách Qbs tính bằng:

, W (2-18)
Trong đó: + H: Chiều cao không gian điều hòa, m.
+ FĐ, FT: Diện tích bề mặt vách hướng Đông, Tây của không gian điều
hòa, m2.
+ F: Diện tích tổng vách bao của không gian điều hòa, m2.
- Ví dụ :
- Phòng điều hòa cấp 3.
- Tầng 2:
- phòng cửa hàng1
- Chiều cao H= 8,7m
- F=1576,21 m2
- Fđ = 140,4 m2
- Ft = 67,47 m2
- Q9 = 4628,8 (w) (mùa hè)
- Q9 = -7057,77 (w) (mùa đông)
Mùa hè
Qbs = 1,5%. (8,7-4).4628,8+7%.(140,4+67,47/1578,21).4628,8= 45832.05 W
Mùa đông
Qbs = 1,5%. (8,7-4).(-7057,77)+7%.(140,4+67,47/1578,21).(-7057,77)= -69882.48 W

- PHÒNG CỬA HÀNG 2


- Chiều cao H= 8,7m
- F= 1979,5 m2
- Fđ = 96,33 m2
- Ft = 140,4 m2
- Q9 = 7829,31 (w) (mùa hè )
- Q9 = -11937,77 (w) (mùa đông)
Mùa hè
Qbs = 1,5%. (8,7-4).7829,31+7%.(96,33+140,4/1979).7829,31= 53384.66 W
Mùa đông
Qbs = 1,5%. (8,7-4).(-11937,77)+7%.(96,33+140,4/1979,5).(-11937,77)= -81398.46 W
2.2.13. Tổng nhiệt thừa
- Tổng lượng nhiệt thừa đối với các phòng bằng:
- ,W (2-19)
- Ví dụ:
- Tầng 2 phòng cửa hàng 1
- Mùa hè
- Qt = 8,08+18,91+28,875+0+0+33,62+0+102,95+4,63+0+0+45,83 = 242,90 (kw)
- Mùa đông
- Qt= 8,08+18,91+28,875+0+0+33,62+0-90,08-7,06+0+0-69,88 = - 77, 535 (kw)
2.3. Tính toán lượng ẩm thừa
Ẩm thừa trong không gian điều hòa:
W= W1+ W2+ W3+ W4 +W5, kg/s (2-20)
W1: Lượng ẩm thừa do người tỏa ra, kg/s;
W2: Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm, kg/s;
W3: Lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm, kg/s;
W4: Lượng ẩm bay hơi từ thiết bị, kg/s;
W5: Lượng ẩm do không khí rò lọt, kg/s;

2.3.1 Lượng ẩm thừa do người tỏa ra W1


Lượng ẩm do người tỏa ra được xác định theo biểu thức:
W 1 = n * q n ,kg/s (theo 3.29 tài liệu [1])
Trong đó:
n - số người trong phong điều hòa;
q n - lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian, kg/s.
- Lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian qn được tra theo bảng
3.5 tài liệu [1]
-

- ở đây ta chọn nhiệt độ t= 25 0 C , trạng thái lao động trung bình qn =185 g/h.người
- ví dụ
- Tầng 2 phòng cửa hàng 1
- Ta có :
- N = 10 người
- qn = 185 g/h.người
- W1 = 10.185= 1850 (g/h) = 5,138.10-4 ( kg/s)
- 2.3.2 Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm W2
- W2 = 0
- Do là phòng ngủ không phải xưởng sản xuất cho nên không có lượng
ẩm bay hơi từ bán thành phẩm.
- 2.3.3 Lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm W3
- W3= 0
- Do phòng ngủ khách sạn không có sàn ẩm
-
2.3.4 Lượng ẩm bay hơi từ thiết bị W4
W4 = 0
- Do các thiết bị cơ khí không tỏa ẩm.
- 2.3.5 Tổng lượng ẩm thừa Wt
- Tầng 2, phòng cửa hàng 1:
- Wt = W1+ W2+ W3+ W4
Wt= 5,138.10-4 +0+0+0= 5,138.10-4 kg/s
2.4. Tính toán hệ số góc tia quá trình, T
Tính cho Phòng cửa hàng 1 ta có:
Mùa hè: QThè =208894 kcal/h
Wt = 1,8504 kg/h
Qt
Ta có: ε T = W = 112891,26 kcal/kg
t

Mùa đông: QT đông


= -66680,1 kcal/h

Wt = 1,8504 kg/h
Qt
Ta có: ε T = W =-36035,5kcal/kg
t

CHƯƠNG III

THÀNH LẬP SƠ ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU


HÒA KHÔNG KHÍ
3.1. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí.
3.1.1. Thành lập sơ đồ điều hòa không khí.
Sơ đồ điều hòa không khí được thiết lập dựa trên kết quả tính toán cân bằng
nhiệt ẩm, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu về tiện nghi của con người và yêu cầu
công nghệ, phù hợp với điều kiện khí hậu. Việc thành lập sơ đồ điều hòa phải căn
cứ trên các kết quả tính toán nhiệt thừa, ẩm thừa của từng phòng.
Trong điều kiện cụ thể mà ta có thể chọn các sơ đồ:
- Sơ đồ thẳng:
Ưu điểm: Đơn giản, thải được toàn bộ chất độc hại, mùi hôi thối ra ngoài.
Nhược điểm: Yêu cầu năng suất lạnh và nhiệt rất lớn, muốn tiết kiệm
năng lượng lạnh phải và nhiệt phải dung hồi nhiệt nhưng thiết bị hồi nhiệt
không khí/không khí hiệu quả thấp,, rất cồng kềnh và đắt tiền
Ứng dụng: Cho các phân xưởng độc hại,hầm ngầm, các giếng mỏ, các cơ
sở quân sự đặc biệt, các cơ sở y tế như phòng mổ, phòng lây nhiễm.
- Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp:
Sơ đồ này được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống tương đối đơn giản, đảm
bảo được các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế
cao. Sơ đồ này được sử dụng ở cả lĩnh vực điều hòa tiện nghi và công nghệ
yêu cầu sử lý không khí kiểu trung tâm như hội trường, rạp hát, nhà ăn,
tiền sảnh, phòng họp, nhà thể thao, trung tâm y tế, khách sạn, siêu thị, cửa
hang,…
- Sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp:
Sơ đồ này được sử dụng trong các xí nghiệp công nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế và tiết kiệm năng lương. Sử dụng sơ đồ này có thể giảm
năng lượng sưởi cấp 2 hoặc bỏ được thiết bị phun ẩm bổ sung trong hệ
thống. Nhờ có dòng tuần hoàn thứ 2 người ta có thể thay đổi được nhiệt độ
thổi vào (thay cho sưởi cấp 2).

Chọn và thành lập sơ đồ điều hòa không khí là một bài toán kĩ thuật, kinh tế. Mỗi
sơ đồ đều có ưu điểm đặc trưng, tuy nhiên dựa vào đặc điểm của công trình và tầm
quan trọng của hệ thống điều hòa mà ta đưa ra quyết định lựa chọn cho hợp lý.
Qua phân tích đặc điểm của công trình, ta nhận thấy đây là công trình điều hòa
không đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nhiệt ẩm, do đó chỉ cần sử dụng Sơ đồ tuần
hoàn không khí 1 cấp là đủ đáp ứng các yêu cầu đề ra.
3.1.2. Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp mùa hè.

Không khí ngoài trời (gió tươi) với lưu lượng GN, kg/s; trạng thái N (t N , ϕ N )
được quạt hút vào qua cửa lấy gió tươi 1 vào phòng hoà trộn 2. Ở đây diễn ra quá
trình hoà trộn giữa không khí tươi với không khí tuần hoàn có trạng thái T(t T , ϕ T )
và lưu lượng GT. Sau khi hoà trộn, hỗn hợp có trạng thái C và lưu lượng GN+GT
được làm lạnh và khử ẩm trong giàn lạnh 3 đến trạng thái O rồi được quạt thổi 4
vận chuyển theo đường ống 5 tới gian xưởng 6 rồi được thổi vào gian xưởng qua
các miệng thổi gió 7. Trạng thái không khí thổi vào ký hiệu là V. Do nhận nhiệt
thừa và ẩm thừa trong phòng nên không khí sẽ tự thay đỏi trạng thái từ V đến T
Qt
theo tia VT có hệ số góc ε T = W đã xác định trước. Sau đó không khí ở trạng thái T
t

được quạt hút qua với lưu lượng G T qua các miệng hút 8, đi theo đường ống gió
hồi 9, lọc bụi 10 và quạt hút 11, một phần được tuần hoàn vào buồng hòa trộn 2,
một phần được thải ra ngoài qua cửa thải gió 12.
Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp mùa hè

Hình 2.2 Nguyên lý làm việc của sơ tuần tuần hoàn không khí 1 cấp
1. Cửa lấy gió tươi 7. Miệng thổi gió
2. Buồng hòa trộn 8. Miệng hút gió hồi
3. Giàn lạnh 9. Đường ống gió hồi
4. Quạt thổi 10. Thiết bị lọc bụi
5. Đường ống gió cấp 11. Quạt hút
6. Gian xưởng 12. Cửa thải gió

Sự thay đổi trạng thái không khí trong hệ thống ĐHKK có tuần hoàn không khí
một cấp được thình bày trên đồ thị I – d:
Hình 2.3 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp.
- Điểm N biểu diễn trạng thái không khí ngoài trời TN.
- Điểm C biểu diễn trạng thái không khí sau quá trình hòa trộn.
- Điểm V biểu diễn trạng thái không khí sau quá trình xử lý nhiệt ẩm và thổi
ϕ
vào phòng (tV, V ).
Nếu nhiệt độ điểm O không phù hợp điều kiện vệ sinh thì phải tiến hành sấy
không khí đến điểm V thoả mãn điều kiện vệ sinh tức là t = tT - a (xem hình 2.4).
Khi đó các điểm V và O xác định như sau:
- Từ T kẻ đường ε = εT = QT/WT cắt t = tT - a tại V
- Từ V kể đường thẳng đứng cắt φo = 0,95 tại O.
- Các điểm còn lại vẫn giữ nguyên vị trí.
Các thiết bị chính: Để thực hiện sơ đồ điều hòa không khí một cấp ta phải có
các thiết bị chính sau đây: Quạt cấp gió, quạt hồi gió, thiết bị xử lý không khí, thiết
bị sấy cấp 2, hệ thống kênh cấp gió, hồi gió, miệng thổi và miệng hút

3.1.2.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp mùa đông


Hình 2.4 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp có sấy không khí.
3.1.3 Tính xác định năng suất lạnh cho công trình.
a. Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp mùa hè

Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp trên đồ thị I-d

Xác định các thông số trạng thái của các điểm trên đồ thị I-d
Không khí ngoài trời t= 36,10 C ,  =55,1%
Không khí trong nhà t =260 C , =60%
Ta được:
Dt= 12,7 g/kg ; It =13,8 kcal/kg
Dn=20,8 g/kg ; In = 21,3 kcal/kg
Sau đó xác định điểm V bằng cách kẻ tia quá trình : từ T kẻ tia quá trình
cắt đường φo = 95% tại điểm O trùng V
Ta có :
Qt
ε T= = 112891,26 kcal/kg
Wt
I t−I v 112891,26 kcal/h
: d −d = 1000
( g/h
)
t v

112,89 kcal/h
= 1 ( g/h )
Vì QThè > 0 => I t−I v = 112,87=> I v= I t−112,89
Wt > 0 => d t −d v = 1 => d v =d t −¿1
Từ 2 thông số I v và d v ở trên, ta xác định được điểm V’. Sau đó, nối điểm
V’ với điểm T (từ 2 điểm I t và ϕ T ). Ta được 1 đường thằng là tia quá
trình T. Từ tia quá trình T , kẻ thằng xuống cắt φ 95% ở đâu thì điểm thổi
vào V ở đó. Từ đó ta xác định được thông số:
I v =11,1 kcal/kg
d v =¿ 11,7 g/kg

Lưu lượng không khí cần thiết để triệt tiêu toàn bộ lượng ẩm thừa và nhiệt
thừa là:
QT
G = I −I
T V

G = G N + GT = GH
Trong đó:
- GN: lưu lượng gió tươi để đảm bảo oxi cho người, đảm bảo điều kiện vệ
sinh.
- GT: lưu lượng gió tái tuần hoàn, kg/s
- GH: lượng gió tại điểm hòa trộn, kg/s
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 lượng gió tươi cho một người trong
một giờ đối với phần lớn các công trình là 20m 3/người.h. Đồng thời, lượng gió này
không được thấp hơn 10% lượng gió tuần hoàn.
Như vậy việc lựa chọn lượng gió tươi phải đáp ứng hai điều kiện:
- Đạt tối thiểu 20m3/người.h
- Đạt tối thiểu 10% lưu lượng gió tuần hoàn.
QT 208894
- Như vậy ta có G = I −I = 13,8−11,1 =77368,14 (kg/h)
T V

-
- Ta lấy GN = 10% G = 7736,81 m3/h.
- Và GT = 90% G = 69631,32 m3/h.

Thể tích gió tuần hoàn:


Thể tích gió tuần hoàn:
G 77368,14
L = ρ = 1,2.3600 = 17,9 (m3/s)
Thể tích gió hồi:
Gt 69631,32
LT = ρ = 1,2.3600 = 16,11( m3/s)
Thể tich gió tươi:
Gn 7736,81
LN = ρ = 1,2.3600 = 1,79 (m3/s)
Xác định điểm hòa trộn:

IH = IT.0,9 + IN.0,1 = 13,8.0,9 + 21,3.0,1 = 14,55 kcal/kg;


dH = dT.0,9 + dN.0,1 = 12,7.0,9 +20,81.0,1 = 13,51 g/kg.

Năng suất lạnh yêu cầu:


Q0 = G.(IH-Iv), kcl/h
Áp dụng công thức ta có:
Q0 = 77368,14 .(14,55-11,1)
= 266920,08 kcal/h
Nước ngưng ở dàn lạnh:
W=G×(dh-dv) .0.001= 140 kg/h
b. Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp mùa đông
Hình 2.7: Sơ đồ tuần hoàn một cấp mùa đông có T dường và trị số lớn.
Trong đó NH - Quá trình hòa trộn
HV - Tăng ẩm đoạn nhiệt
VT – Quá trình tự biến đổi trong không gian điều hòa
Hai dòng gió tươi N và gió hồi T hòa trộn thành dòng không khí có trạng thái H.
Sau khi phun ẩm bổ sung đoạn nhiệt dòng khí sẽ đạt trạng thái O trùng với V. Từ
đây dòng khí đã xử lý được thổi vào phòng điều hòa và tự biến đổi đến diểm T để
khử nhiệt thừa trong gian máy.

Hình 2.8: Biểu diễn sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp có ε_T âm
Trong đó: HV – Quá trình phun ẩm bổ sung;
VS – Quá trình sưởi ẩm đẳng dung ẩm trong calorife
ST – Quá trình tự biến đổi bù nhiệt và khử ẩm trong không gian điều
hòa.
Giá trị ε_T nghĩa là nhiệt thừa QT âm, tia quá trình ε_T đi lệch xuống phía dưới
ε_T = 0, hướng quá trình đi từ trên xuống dưới. Trong trường hợp này, sau khi
tăng ẩm đoạn nhiệt bằng phun nước, không khí được sưởi nóng đến điểm S đẳng
dung ẩm dV = dS. Điểm S được xác định là điểm cắt của dV = const và ε_T đi qua
T.
Áp dụng cho phòng cửa hàng 1
Mùa đông: QTđông = -66680.1 kcal /h
Wt = 1.8504 kg/h
Q −66680,1
Ta có: ε T = W = 1,8504 =−36035,5 Kcal /kg
t

Xác định các thông số trạng thái của các điểm trên đồ thị I – d:
Trạng thái không khí ngoài trời N( Tn=10,6oC; N=85,5%) thì có In =6,5 kcal/kg
Trạng thái không khí trong nhà T ( Tt=26oC; N=60%) thì có It = 13,8 kcal/kg
Như vậy điểm N, T hoàn toàn xác định được. Trong quá trình vận chuyển không
khí bằng ống gió coi như không có tổn thất nhiệt thì điểm O trùng với điểm V được
xác đinh như sau: từ T kẻ tia quá trình cắt đường φo = 95% tại điểm O trùng V. Từ
đây ta xác định được nhiệt độ điểm thổi vào, nếu nhỏ hơn 14°C ta thực hiện quá
trình sấy để đạt điều kiện vệ sinh.
Xác định thông số điểm thổi vào của các không gian điều hòa
Ta có: εt = -36035,5kcal/kg
I t−I v −36035,5 kcal/h
Mà ta có: d −d = 1000
( g/h )
t v

−36,0355 kcal/h
= 1
( g/h )

 I t−I v =−36,03 => I v =I t +36,03

 d t −d v =¿1 => d v =d t−1


Từ 2 thông số I v ' và d v ' ở trên, ta xác định được điểm V’. Điểm V’ trùng với điểm
S. Sau đó, nối điểm V’ với điểm T (từ 2 thông số I t và ϕ T ). Ta được 1 đường thằng
là tia quá trình T . Từ điểm S (dV = dS ), kẻ thằng xuống cắt đường φ 95% ở đâu thì
điểm thổi vào V ở đó. Từ đó ta xác định được thông số:
I v =11.3 Kcal /Kg

d v =10.8 g /Kg

Lưu lượng không khí cần thiết để triệt tiêu toàn bộ lượng ẩm thừa và nhiệt thừa là:
QT
G = I −I
T V

G = GN + GT = GH
Trong đó:
- GN: lưu lượng gió tươi để đảm bảo oxi cho người, đảm bảo điều kiện vệ
sinh.
- GT: lưu lượng gió tái tuần hoàn, kg/s
- GH: lượng gió tại điểm hòa trộn, kg/s
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 lượng gió tươi cho một người trong
một giờ đối với phần lớn các công trình là 20m3/người.h. Đồng thời, lượng gió này
không được thấp hơn 10% lượng gió tuần hoàn.
Như vậy việc lựa chọn lượng gió tươi phải đáp ứng hai điều kiện:
- Đạt tối thiểu 20m3/người.h
- Đạt tối thiểu 10% lưu lượng gió tuần hoàn.

Vậy ta được:
Qt −66680,1
G= = =−26672,04 Kg / h
I t−I v 13,8−11,3
 G N =10 % × G=−2667.204 Kg /h
 GT =90 % × G=−24004.836 Kg/h

Thể tích gió tuần hoàn:


G −37044,5
L= = =−8,57 m3 /s
ρ 1.2 ×3600
Thể tích gió hồi:
GT −25931,15
LT = = =−6 m3 / s
ρ 1.2 ×3600
Thể tích gió tươi:
GN −11113,35
LN = = =−2,57 m3/ s
ρ 1.2 ×3600
Xác định điểm hòa trộn:
I H =I V =11,3 Kcal /h
d H =10,6 g/ Kg(từ I H cắt T −N)
Năng suất lạnh yêu cầu:
Qo =G× ( Iv−I h )
Kcal
Qo =−37044,5× ( 11,3−11,3 ) =0 =0 Kw
h
Năng suất phun ẩm:
W =G(d v −d H )

( 10.8−10,6 )
W =−26672.04 × =−5,33 Kg /h
1000

CHƯƠNG IV

TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ


4.1. Phân tích và lựa chọn hệ thống điều hòa không khí
Phân tích hệ thống điều hoà không khí là rất phức tạp vì chúng quá đa dạng và
phong phú đap ứng cụ thể của hầu hêt các ngành kinh tế, lựa chọn hệ thống điều
hoà không khí theo những đặc điểm sau:
- Theo mục đích sử dụng ( tiện nghi hay công nghệ)
- Theo tính chất quan trọng phân ra diều hoà cấp 1 , câp 2 , cấp 3
- Theo tính tập trung phân ra hẹ thống điều hoà cục bộ, tổ hợp , trung tâm
- Theo các làm lạnh không khí phân ra hệ thống trực tiếp hoặc gián
tiếp .Loại gián tiếp phân ra 2 loại là loại khô và loại ướt
- Theo cách phân phối không khí có thể phân ra hệ thống cục bộ hoặc trung
tâm
- Theo năng suất lạnh có thể phân ra loại nhỏ ( tới 2 tấn lạnh mỹ hay 24000
Btu/h hoặc 7 kw ) , loại trung bình từ 3 đến 100 tấn lạnh mỹ và loại lớn từ
100 tấn lạnh mỹ trở nên
- Theo chức năng có loại một chiều và loại 2 chiều . Máy điều hoà 1 chiều là
loại chỉ có thể làm lạnh , còn loại 2 chiều thì có thể làm lạnh và sưởi ấm
- Theo cách bố trí dàn lạnh chia ra loại cửa sổ , treo tường , treo trần , giấu
trần hoặc âm trần , giấu trần cassette một cửa hoặc nhiều cửa thổi , tủ
tường , hôp tường , kiểu hành lang ,….
- Theo cách làm mát thiết bị ngưng tụ chia ra loại giải nhiệt giớ hoặc giải
nhiệt nước hoặc kết hợp gió nước
- Theo chu trình lạnh có thể phân ra máy lạnh nén hơi , hấp thụ , ejecto hoặc
nén khí
- Theo môi chất lạnh của máy nén chia ra máy lạnh
- Theo kiểu máy nén chia ra máy én pittong , trục vít . roto , xoắn ốc hoặc
tuabin
- Theo kết cấu máy nén chia ra kiểu kín , hở hoặc nửa kín
- Theo cách bố trí hệ thống ống dẫn nước lạnh cửa hệ thống trung tâm nước
chia ra hệ thống 2 ống , hệ hồi ngược , hệ thống 3 và 4 ống
- Theo hệ thống ống phân phối gió chia ra hệ thống 1 ống gió , 2 ống gió
hoặc hệ thống ống gió
- Theo cách điều chỉnh gió phân ra loại hệ thống lưu lượng thay đổi
- Theo áp suất gió trong ống gió có loại áp cao và gió thấp
- Theo tốc độ gió trong ống có loại gió tốc độ và tốc độ thấp …
4.3. Chọn máy và thiết bị
a. Hệ thống điều hoà cục bộ :
- máy điều hoà cửa sổ
- máy điều hoà tách
b. Hệ thống điều hoà tổ hợp gọn
-máy điều hoà tách
-máy điều hoà nguyên cụm
-máy điều hào vrv
c.Hệ thống điều hoà trung tâm nước
Trong đồ án này em chọn hệ thống điều hoà tổ hợp gọn máy điều hoà vrv
4.3.1. Lựa chọn công suất dàn lạnh
a. Lựa chọn dàn lạnh
Do đặc điểm về mặt kiến trúc của trần không giống nhau, có nơi diện tích trần nhỏ,
trần có gắn các loại đèn, quạt trang trí cùng các thiết bị của hệ thống báo cháy, chữa
cháy… Do đó, diện tích trần bị hạn chế (đối với việc lắp dàn lạnh). .
Dàn lạnh được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm.
Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau cho
phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp
đặt, cụ thể như sau:
• Loại đặt sàn (Floor Standing): cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía
trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp, nhưng trần cao.
• Loại treo tường (Wall Mounted): đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh lắp đặt trên
tường, có cấu trúc rất đẹp. Máy điều hòa dạng treo tường thích hợp cho phòng cân đối,
không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa hút nằm ở phía trên.
• Loại áp trần (Ceiling Suspended): Loại áp trần được lắp đặt áp sát la phông. Dàn
lạnh áp trần thích hợp cho các công trình có trần thấp và rộng. Gió được thổi ra đi sát
trần, gió hồi về phía dưới dàn lạnh.
• Loại cassette: Khi lắp đặt loại máy cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề
mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên
bề mặt trần. Mặt trước của máy cassette gồm có cửa hút nằm ở giữa, các cửa thổi nằm ở
các bên. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao, không gian rộng như các
phòng họp, đại sảnh, hội trường ,…
• Loại dấu trần (Concealed Type): Dàn lạnh kiểu dấu trần được lắp đặt hoàn toàn bên
trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại bắt buộc phải có ống cấp, hồi
gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu dấu trần thích hợp cho các văn phòng, công sở,
các khu vực có trần giả.
Trong đồ án này em chọn dàn lạnh cassetts âm trần đa hướng thổi
b. Lựa chọn công suất dàn lạnh
chọn phòng cửa hàng 1
Với công suất lạnh yêu cầu Qo = 320,3 kW Cataloge của hãng Daikin. Chọn
máy lạnh có công suất lạnh là 16 kW có tên Model là: FXFQ140AVM

4.3.2. Chọn máy dàn nóng


a. Chọn công suất máy
Chọn cửa hàng 1
Vì công suất dàn nóng = tổng công suất dàn lạnh , dựa vào cataloge cửa hãng Đaikin ta
chọn công suất dàn nóng là 168 kw , model RXYQ60AYMV
Theo catalogue của hãng DAIKIN thì tổng công suất của các dàn lạnh có thể đạt đến
130% công suất dàn nóng
Chọn ống đồng
Với model dàn lạnh ta chọn là FXFQ140AVM và xem trong cataloge daikin ống kết nối
là D9,5/15,9 ( ống nhánh).Với ống chính ta cộng dồn tất cả công suất các đoạn ống nhánh
lại với nhau và xem trong cataloge dưới đây để chọn loại ống
Chọn ống dàn nóng cũng tương tự như chọn ống dàn lạnh dựa vào loại công suất của dàn
nóng(HP) , ta xem trong cataloge sau
Chọn bộ ống nhiều đầu nối nhiều dàn nóng , Ta xem trong đây , vì số lượng dàn nóng là
3 nên em chọn bộ ống nhánh là BHFP22P151

Chọn bộ chia gas


Dựa vào công suất dàn lạnh và dàn nóng ta bố trí trên bản vẽ , ta sẽ chọn được bộ chia
gas trong cataloge dưới . Với mỗi lần nối ta cộng dồn công suất nên và chọn tiếp bộ chia
gas
Bố trí thiết bị trên bản vẽ
Các thiết bị của bản vẽ được bố trí trên cad
CHƯƠNG V

TÍNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁC ĐƯỜNG ỐNG KỸ THUẬT

5.3. Tính toán thiết kế hệ thống ống gió cấp


Đường ống dẫn không khí làm nhiệm vụ đưa không khí từ quạt gió tới các miệng
thổi gió hoặc từ miệng hút gió tới các quạt gió hồi hoặc quạt thải gió, nghĩa là bao gồm:
đường ống dẫn gió chính, các ống nhánh trên đường ống cấp gió, đường ống gió hồi,
đường ống gió thải.
Trong công trình này, hệ thống ống gió gồm:
+ Hệ thống tăng áp cầu thang.
+ Hệ thống cấp gió lạnh
+ Hệ thống cấp gió tươi
+ Hệ thống hút gió vệ sinh
+ Hệ thống hút thải
Khi tính toán thiết kế đường ống gió ta cần phải bố trí hệ thống ống gió sao cho hợp
lý, đường ống là đơn giản nhất, ngắn nhất và nên đối xứng nhưng vẫn phải đảm bảo yêu
cầu phân phối gió cũng như hồi gió hợp lý.
Lựa chọn tốc độ không khí trên đường ống: là một bài toán tối ưu về kinh tế và kỹ
thuật. Có thể thiết kế đường ống gió theo nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp có
những đặc điểm riêng và ứng dụng trong từng trường hợp riêng.Tuy nhiên dùng phương
pháp nào cũng cần phải đạt được mục đích là cung cấp đủ lưu lượng gió đến nơi yêu cầu.
Ở đây ta lựa chọn phương pháp ma sát đồng đều: Lựa chọn tiết diện đầu làm tiết diện
điển hình. Chọn tốc độ không khí thích hợp ứng với tiết diện đó và tính kích thước đoạn
ống đó: Diện tích tiết diện, kích thước các cạnh, đường kính tương đương. Từ lưu lượng
và tốc độ (hoặc đường kính tương đương) tiến hành xác định tổn thất áp suất cho 1m
chiều dài ống và giữ giá trị này để tính toán tất cho tất cả các đoạn ống chính và ống
nhánh khác.
Do việc tính toán và lắp đặt thực tế không hoàn toàn chính xác, vì vậy tại mỗi nơi
ống rẽ nhánh, ta bố trí các van điều chỉnh lưu lượng gió.
5.3.1. Tính chọn và bố trí miệng thổi, miệng hồi
Có rất nhiều loại miệng gió khác nhau như loại khuyếch tán, thổi khe, miệng thổi
tròn... Mỗi loại điều có những đặc tính khác nhau. Tùy từng kết cấu trần và yêu cầu khác
nhau mà ta chọn miệng thổi cho phù hợp.
Miệng thổi được chọn sử dụng trong công trình là loại miệng thổi khuyếch tán đảm
bảo phân phối gió lạnh đều trên không gian điều hòa, do đặc điểm của từng vùng điều
hòa khác nhau mà ta chọn kích thước miệng thổi khác nhau, ở công trình này chọn loại
miệng thổi kiểu khuếch tán gắn trần (ceiling diffuser) với kích thước 600x600 .Ta chọn
phương pháp hồi trần nên ta không tính toán đường ống hồi. Bố trí các miệng thổi, miệng
hồi sao cho phân phối khí đồng đều và đảm bảo mỹ quan.
Vật liệu cách nhiệt hiện nay có rất nhiều loại: Bông thủy tinh, superlon,
polyurethane (PU, hay Foam cách nhiệt), …. Mỗi loại vật liệu đều có đặc điểm riêng.
Tuy vậy vì là ống gió có kích thước hình chữ nhật nên chọn bông thủy tinh là phù hợp vì
rẻ tiền, dễ dàng lắp đặt, dễ dàng thay thế khi bị hư và do là ống gió nên không sợ bị ướt.
Độ dày của lớp cách nhiệt càng dày càng hạn chế truyền nhiệt. Tuy nhiên nếu dày
quá thì sẽ gây chi phí cao.
5.3.2. Tính toán hệ thống đường ống dẫn khí lạnh.
Vì việc tính toán là giống nhau nên ta chỉ tính toán cho 1 FCU và các FCU còn lại
tinh tương tự.
- Ví dụ: Ví dụ cho 1 dàn lạnh cụ thể
5.3.3. Tính toán đường cấp gió tươi ngoài trời cho các phòng
a. Tính thiết kế đường ống gió tươi
Có 3 phương pháp tính toán thiết kế đường ống gió:
- Phương pháp giảm dần tốc độ (Velocity Reduction).
- Phương pháp ma sát đồng đều (equal friction).
- Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh (static regain).
Trong đồ án này ta chọn phương pháp ma sát đồng đều để tính toán thiết kế hệ
thống cấp khí tươi. Phương pháp này cũng đảm bảo tốc độ giảm dần và thường hay được
sử dụng cho kênh gió tốc độ thấp với chức năng cấp gió, hồi gió và thải gió.
Có hai hướng lựa chọn để thiết kế:
- Cách 1: Chọn tiết diện đoạn đầu nơi gần quạt làm tiết diện điển hình, chọn tốc độ
chuyển động không khí thích hợp cho đoạn đó. Từ đó xác định kích thước đoạn điển
hình, tổn thất ma sát trên 1m chiều dài của đoạn ống điển hình. Giá trị tổn thất đó được
coi là chuẩn trên toàn tuyến ống.
- Cách 2: Chọn tổn thất áp suất hợp lý và giữ nguyên giá trị đó trên toàn bộ hệ thống
kênh gió. Trên cơ sở lưu lượng từng đoạn đã biết tiến hành xác định kích thước từng
đoạn.
Tuy nhiên, cách 2 có nhược điểm là lựa chọn tổn thất thế nào là hợp lý. Nếu chọn
tổn thất bé thì kích thước đường ống lớn thì chi phí đầu tư tăng, nhưng nếu chọn tốc độ
lớn sẽ gây ồn, chi phí vận hành tăng.
Trên thực tế người ta chọn cách thứ nhất vì tốc độ gió cho ở các bảng là các thông
số đã được xác định dựa trên tính toán kinh tế kĩ thuật đã cân nhắc đến các yếu tố nêu
trên.
Sau đây là các bước thiết kế theo cách thứ nhất:
Ta có lưu lượng gió tươi cần cấp cho không gian điều hòa là:
Tổng lưu lượng gió tươi cung cấp là 2,15 kg/s .
→ Gn = 2,15/1,2 = 1,8 m3/s = 1800 lit/s
Ở phòng này ta chia ra làm 2 hệ thống cấp gió tươi và lưu lượng ta chia đôi
Hệ thống cấp gió tươi thứ nhất
1.Chọn và xác định thông số tiết diện điển hình:

Chọn tiết diện đầu tiên làm tiết diện điển hình. Lưu lượng gió qua tiết diện ban đầu là:
3
G1 = 0,9 m /s
Chọn tốc độ ban đầu là ω1 =6 m/s
Diện tích đoạn ống đầu là:

0,9
f1 = G1/ ω1 = = 0,15 m2
6

Diện tích tiết diện đoạn ống đầu là: 500x300 mm

tra bảng
ta có đường kính tương đương là: dtd = 420 mm

Dựa vào G = 900 lit/s và dtd = 420 mm, tra đồ thị


ta được tổn thất Δp1 =1,35 Pa/m

2.Thiết kế các đoạn ống còn lại:

Trên cở sở tỷ lệ % lưu lượng của các đoạn ống kế tiếp ta xác định được tỉ lệ % tiết diện
của nó, xác định kích thước a ¿ b của các đoạn đó, xác định diện tích thực và tốc độ thực.
Đoạn Lưu lượng Tiết diện Tốc độ Kích
thước
% m3/s % m2 m/s a*b(mm)
A-B 100 0,9 100 0,15 6 500 ¿ 300
B1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125
B-C 87,5 0,7875 90,25 0,135 5,83 450x300
C-D 25 0,225 32,5 0,048 4,6875 250x200

D1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125

D2 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125

C-E 62,5 0,5625 79,25 0,118875 4,73 400x300


E1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125
E-F 50 0,45 58 0,087 5,17 300x300
F1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125
F-G 37,5 0,3375 45,25 0,068 4,96 300x250

G-I 25 0.225 32,5 0,048 4,6875 250x200

I1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125

I2 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125

G-H 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125

H1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200x125

Bảng tính tổng trở

Đoạn Chi tiết Chiều dài (m) Chiều dài tương


đương ,m

AB Đường ống 7,5769

B1 Đường ống 1,2

BC Đường ống 1,953

CD Đường ống 7,533

D1 Đường ống 2

D2 Đường ống 4,69

CE Đường ống 4,7


E1 Đường ống 1,2

EF Đường ống 7,85

F1 Đường ống 1,2

FG Đường ống 3,44

GI Đường ống 3,796

I1 Đường ống 7,1

I2 Đường ống 3,2

GH Đường ống 3,68

H1 Đường ống 1,2

Tổng chiều dài tương đương của đoạn ống là:

ltd =62,3189 m

Tổng trở lực đường ống:

∑Δp = 1,2. ltd . Δp1 = 1,2 . 62,3189. 1,35= 100,95 Pa

Trong đó: 1,2 - hệ số an toàn

Hệ thống cấp gió tươi thứ 2


1.Chọn và xác định thông số tiết diện điển hình:

Chọn tiết diện đầu tiên làm tiết diện điển hình. Lưu lượng gió qua tiết diện ban đầu là:
3
G1 = 0,9 m /s
Chọn tốc độ ban đầu là ω1 =6 m/s
Diện tích đoạn ống đầu là:

0,9
f1 = G1/ ω1 = = 0,15 m2
6

Diện tích tiết diện đoạn ống đầu là: 500x300 mm

tra bảng
ta có đường kính tương đương là: dtd = 420 mm

Dựa vào G = 900 lit/s và dtd = 420 mm, tra đồ thị


ta được tổn thất Δp1 =1,35 Pa/m

2.Thiết kế các đoạn ống còn lại:


Kích
Lưu lượng Tiết diện Tốc độ
Đoạn thước
% m3/s % m2 m/s a*b(mm)
A -B 100 0,9 100 0,15 6 500X300
B-C 87,5 0,07875 90,25 0,135 5,83 450X300
C-C1 25 0,225 32,5 0,048 4,6875 250X200
C1-C2 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200X125
C-D 62,5 0,5625 79,25 0,118875 4,73 400X300
D1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200X125
D-E 50 0,45 58 0,087 5,17 300X300
E1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200X125
E-F 37,5 0,3375 45,25 0,068 4,96 300X250
F1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200X125
F-G 25 0,225 32,5 0,048 4,6875 250X200
G1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200X125
G-I 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200X125
I1 12,5 0,1125 18,75 0,028 4,01 200X125

Bảng tính tổng trở

Đoạn Chi tiết Chiều dài , m Chiều dài tương


đương, m

A-B Đường ống 4,221

B1 Đường ống 1,346

B-C Đường ống 7,134 4,05

cút

C-C1 Đường ống 1,342

C1-C2 Đường ống 7,9

C-D Đường ống 6,136

D1 Đường ống 1,342

E-D Đường ống 7,872

E1 Đường ống 1,342

E-F Đường ống 7


F1 Đường ống 1,342

F-G Đường ống 10,39 2,7

cút

G1 Đường ống 0,988

G-I Đường ống 7,48

I1 Đường ống 0,988

Tổng chiều dài tương đương của đoạn ống là:

ltd =73,573 m

Tổng trở lực đường ống:

∑Δp = 1,2. ltd . Δp1 = 1,2 .73,573. 1,35=119,18 Pa

Trong đó: 1,2 - hệ số an toàn

Các phòng kia tính tương tự


Chọn quạt
Lưu Số
khu vực dùng Áp suất Loại Quạt
Tầng lượng lượng
quạt
m3/s Pa
2 Khu vực 1 0,9 100,95 CPE0354FHP 1
Khu vực 2 0,9 119,18 CPE404FHP 1

-
-
-

You might also like