You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ


BÁO CÁO
THÍ NGHIỆM NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ TRUYỀN NHIỆT
LỚP L03 --- NHÓM 3 --- HK231

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Lê Thanh Tân 2233204
Nguyễn Trọng Thân 2052720
Nguyễn Cường Thịnh 2014596
Võ Viết Thọ 2014621
Bào Quốc Thống 2014632
Nguyễn Hoàng Thông 2010662
Bùi Trọng Tuấn 2110641
Lê Nguyễn Hoàng Uyên 1912408
Nguyễn Anh Phước 2011885

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

3
MỤC LỤC
Bài thí nghiệm số 1: XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI KHÔNG KHÍ ẨM VÀ TÍNH
TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ỐNG KHÍ ....................................................................... 6
1.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THÍ NGHIỆM ....................................................... 6
1.1.1. Mục đích thí nghiệm ..................................................................................... 6
1.1.2. Yêu cầu chuẩn bị ........................................................................................... 6
1.2. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM ....................................................................................... 6
1.2.1. Thiết bị và vật tư thí nghiệm ......................................................................... 6
1.2.2. Mô tả thí nghiệm ........................................................................................... 6
1.3. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM ................................................................................ 7
1.4. TÍNH TOÁN THÍ NGHIỆM .............................................................................. 7
1.4.1. Dùng kết quả thí nghiệm lần 1 làm mẫu ....................................................... 7
1.4.2. Kết quả thí nghiệm ........................................................................................ 8
1.5. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ........................................................... 10
1.5.1. Biểu diễn quá trình thay đổi trạng thái không khí trên đồ thị t-d ............... 10
1.5.2. Lượng ẩm tách ra khỏi dàn lạnh theo thực tế và lý thuyết.......................... 10
1.5.3. Biểu diễn các trạng thái tác nhân lạnh trên đồ thị t-s (ứng với chu trình lạnh
lý thuyết bỏ qua độ lạnh quá nhiệt) ....................................................................... 10
Bài thí nghiệm số 2: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ SỬ DỤNG NHIỆT COP 𝜀 CHO CHU
TRÌNH MÁY LẠNH VỚI THIẾT BỊ NGƯNG TỤ GIẢI NHIỆT BẰNG KHÔNG
KHÍ VÀ THIẾT BỊ BAY HƠI LÀM LẠNH KHÔNG KHÍ ...................................... 12
2.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THÍ NGHIỆM..................................................... 12
2.1.1. Mục đích thí nghiệm ................................................................................... 12
2.1.2. Yêu cầu chuẩn bị ......................................................................................... 12
2.2. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM ..................................................................................... 12
2.2.1. Thiết bị và vật tư thí nghiệm ....................................................................... 12
2.2.2. Mô tả thí nghiệm ......................................................................................... 12
2.3. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM .............................................................................. 13
2.4. SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM ................................................................................... 14
PHẦN TÍNH TOÁN (lấy số liệu lần đo thứ 3 để tính toán) .................................... 15
Bài thí nghiệm số 3: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT ........................... 19
4
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THÍ NGHIỆM ........................................... 19
3.1.1. Mục đích thí nghiệm ................................................................................... 19
3.1.2. Yêu cầu chuẩn bị ......................................................................................... 19
3.2. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM ..................................................................................... 19
3.2.1. Thiết bị và vật tư thí nghiệm ....................................................................... 19
3.2.2. Mô tả thí nghiệm ......................................................................................... 21
3.3. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM .............................................................................. 22
3.4. SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM ................................................................................... 23
3.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM .............................................................. 24
3.5.1. Trao đổi nhiệt cùng và ngược chiều trong thiết bị kiểu vỏ bọc chùm ống E1
............................................................................................................................... 24
3.5.2. Trao đổi nhiệt cùng và ngược chiều trong thiết bị dạng ống xoắn E2........ 27
3.6. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ........................................................... 29
3.6.1. Hệ số truyền nhiệt ở quá trình trao đổi nhiệt cùng chiều và ngược chiều .. 29
3.6.2. Hệ số Reynolds ........................................................................................... 29

5
Bài thí nghiệm số 1:

XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI KHÔNG KHÍ ẨM VÀ TÍNH TOÁN CÂN BẰNG
NHIỆT ỐNG KHÍ

1.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THÍ NGHIỆM


1.1.1. Mục đích thí nghiệm
Biết cách đo nhiệt độ (khô, ướt), lưu lượng gió, áp suất, thể tích.
Hiểu quá trình làm lạnh có tách ẩm của không khí ẩm.
Hiểu nguyên lý làm việc và các thiết bị cơ bản của chu trình lạnh đơn giản.
Tính toán cân bằng nhiệt trong ống khí.
1.1.2. Yêu cầu chuẩn bị
Sinh viên đọc kỹ phần lý thuyết các phần sau trước khi vào tiến hành thí nghiệm:
+ Chất thuần khiết.
+ Không khí ẩm.
+ Chu trình máy lạnh.
1.2. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM
1.2.1. Thiết bị và vật tư thí nghiệm
+ Ống khí.
+ Hệ thống lạnh sử dụng máy nén hơi.
+ Nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt.
+ Thiết bị đo tốc độ gió.
+ Thiết bị đo thể tích.
+ Thước kẹp.
1.2.2. Mô tả thí nghiệm
Không khí được quạt thổi qua dàn lạnh của máy lạnh. Trước và sau dàn lạnh có đặt các bầu
nhiệt kế khô ướt để xác định trạng thái của không khí ẩm.
Tại đầu ra của ống khí động có sử dụng 1 thiết bị đo tốc độ gió để xác định tốc độ và nhiệt độ
của không khí.
Tác nhân lạnh sử dụng trong hệ thống lạnh là R22.

6
Hình 1. Mô hình ống khí động.
1.3. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM
Sinh viên điền tên gọi của các chi tiết trong hệ thống tương ứng với các số vào bảng 1 dưới
đây:
1: Quạt gió 5: Nhiệt kế ướt 9: Bình đong 13: Máy nén
2: Ống khí động 6: Đồng hồ đo vận 10: Van
tốc gió
3: Nhiệt kế khô 7: Áp kế đo bay hơi 11: Quạt làm mát
4: Dàn lạnh 8: Áp kế đo ngưng tụ 12: Dàn nóng
1.4. TÍNH TOÁN THÍ NGHIỆM
1.4.1. Dùng kết quả thí nghiệm lần 1 làm mẫu

Trước dàn lạnh Sau dàn lạnh Nhiệt dộ


Lượng
Vận tốc gió ra gió ra
ẩm tách
𝑡𝑘 (℃) 𝑡ư (℃) 𝑡𝑘 (℃) 𝑡ư (℃) khỏi ống (m/s) khỏi ống ra (ml)
(℃)

Lần 1 29.5 25.5 18 18 4.6 18 500


Bảng 1.4.1.1. Các thông số trạng thái của không khí ẩm trong lần thí nghiệm 1.

Áp suất bay hơi đọc trên áp kế Áp suất ngưng tụ đọc trên áp kế


(kgf/cm2) (kgf/cm2)

Lần 1 5.5 16

Bảng 1.4.1.2. Số liệu liên quan đến chu trình lạnh trong thí nghiệm lần 1.

7
Xác định d:
Không khí ẩm trước dàn lạnh: tư = 25,5 ºC, tra bảng ta được ph = 0,0327 bar
𝑝ℎ 0,0327
𝑑1 = 0,622. = 0,622. = 0,021 (kg/kgkk) = 21 (g/kgkk)
𝑝−𝑝ℎ 1−0,0327

(áp suất không khí p = 1 bar)


Tương tự như vậy ta xác định được thông số d đối với không khí sau dàn lạnh
d2 = 13,24 g/kgkk.
Xác định I:
Khí trước dàn lạnh:
𝐼 = 𝑡𝑘 + 𝑑 (2500 + 1,93𝑡𝑘 )
= 29,5 + 0,021 × (2500 + 1,93 × 29,5) = 83,2 (kJ/kg)
Tương tự như vậy ta xác định được I đối với khí sau dàn lạnh 𝐼 = 50,95 (kJ/kg)
Xác định lượng ẩm tách ra theo tính toán Vlt:
𝐺𝑘𝑘 = 𝑉. 𝐹. 𝑝 = 4,6 × 0,0182 × 1,233 = 0,1032 (kg/s)
Trong đó: V: vận tốc trung bình của gió ra khỏi ống (m/s).
F: diện tích của miệng ống, F = 0,14 x 0,13 = 0,0182 (m2).
P là khối lượng riêng của không khí (tra bảng).
𝐺𝑛 = 𝐺𝑘𝑘 × 𝑑 = 0,1032 × (21 − 13,24) = 0,8 (g/s)
Lượng nước tách ra 𝑉𝑙𝑡 = 𝐺𝑛 × 𝑡 = 0,8 × 20 × 60 = 960 (ml)
|𝑉𝑙𝑡 −𝑉𝑡𝑡 | |960−500|
Sai số % = = × 100% = 47,92%
𝑉𝑙𝑡 960

Xác định nhiệt lượng không khí nhả ra khi đi qua dàn lạnh Q
𝑄 = 𝐺𝑘𝑘 × (𝐼𝑡𝑏1 − 𝐼𝑡𝑏2 ) = 0,1032 × (83,2 − 50,95) = 3,3282 (kW)
Tra bảng được nhiệt độ sôi tương ứng ts = 7,919ºC.
Tra bảng được nhiệt độ ngưng tụ tương ứng tn = 44,579ºC.
1.4.2. Kết quả thí nghiệm
Trước dàn lạnh Sau dàn lạnh
𝑡𝑘 (℃) 𝑡ư (℃) d(g/kg) I(kJ/kg) 𝑡𝑘 (℃) 𝑡ư (℃) d(g/kg) I(kj/kg)
Lần 1 29.5 25.5 21 83,2 18 18 13,24 50,95
Lần 2 31 26 21 84,76 17 17 13,24 50,53
Lần 3 31 26 21 84,76 10 10 13,24 43,36
Lần 4 31 26 21 84,76 9 9 13,24 42,33
Bảng 1.4.2.1. Các thông số trạng thái của không khí ẩm.

8
Nhiệt
luợng
Vận tốc Nhiệt dộ Lượng ẩm Lượng ẩm không khí
gió ra gió ra tách ra tách ra nhả ra
Sai số (%)
khỏi ống khỏi ống thực tế theo tính khi qua
(m/s) (℃) (ml) toán (ml) dàn lạnh
(kW)

Lần 1 4,6 18 500 960 47,92 3,33


Lần 2 3,3 17 480 681 29,52 2,5
Lần 3 2,7 10 320 571 43,96 2,54
Lần 4 1,4 9 280 427 34,46 1,35
Bảng 1.4.2.2. Các thông số liên quan đến không khí ẩm.
Áp suất bay hơi đọc Nhiệt độ sôi Áp suất ngưng Nhiệt độ ngưng
trên áp kế (kgf/cm2) tương ứng tụ đọc trên áp tụ tương ứng
(oC) kế (kgf/cm2) (oC)
Lần 1 5,5 7,92 16 44,58
Lần 2 5,5 7,92 16,5 47,09
Lần 3 5,5 7,92 16,5 47,09
Lần 4 5 5,4 16,5 47,09
Bảng 1.4.2.3. Các thông số liên quan đến chu trình lạnh.

9
1.5. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1.5.1. Biểu diễn quá trình thay đổi trạng thái không khí trên đồ thị t-d
Dùng giá trị trung bình để vẽ đồ thị.

1.5.2. Lượng ẩm tách ra khỏi dàn lạnh theo thực tế và lý thuyết


Lượng nước tách ra khỏi không khí lệch nhiều so với lý thuyết (30 – 50%).
Nguyên nhân:
+ Máy được sử dụng nhiều năm, sai sót trong lúc lấy nước ra, sai số dụng cụ đo.
+ Không gian không ổn định làm ảnh hướng tới quá trình thí nghiệm (đông người tập trung)
nên làm ảnh hướng tới kết quả.
1.5.3. Biểu diễn các trạng thái tác nhân lạnh trên đồ thị t-s (ứng với chu trình lạnh lý
thuyết bỏ qua độ lạnh quá nhiệt)
Do không có sự thay đổi nhiều về chu trình lạnh giữa 2 đợt thí nghiệm (dùng cùng 1 hệ thống
thí nghiệm) nên ta vẽ chung đồ thị cho cả 2 đợt thí nghiệm lấy số liệu trung bình để vẽ.

10
11
Bài thí nghiệm số 2:
XÁC ĐỊNH HỆ SỐ SỬ DỤNG NHIỆT COP (𝜺) CHO CHU TRÌNH MÁY
LẠNH VỚI THIẾT BỊ NGƯNG TỤ GIẢI NHIỆT BẰNG KHÔNG KHÍ VÀ
THIẾT BỊ BAY HƠI LÀM LẠNH KHÔNG KHÍ

2.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THÍ NGHIỆM


2.1.1. Mục đích thí nghiệm
Giúp sinh viên có khả năng kết hợp các kiến thức giữa lý thuyết và thực hành.
Nắm được chu trình hoạt động cơ bản của thiết bị làm lạnh không khí có kết hợp một số
thiết bị phụ trong sơ đồ hoạt động.
Giúp sinh viên có thể đo đạc thông số nhiệt độ, áp suất để tính nhiệt lượng, hệ số làm lạnh
thực tế của thiết bị.
2.1.2. Yêu cầu chuẩn bị
Sinh viên phải nắm được chu trình lạnh.
Lý thuyết dẫn nhiệt qua vách.
Biết ứng dụng các công thức trong sơ đồ lạnh.
2.2. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM
2.2.1. Thiết bị và vật tư thí nghiệm
Mô hình làm lạnh không khí với thiết bị giải nhiệt bằng không khí.
Thước cặp, thước dây.
2.2.2. Mô tả thí nghiệm
Để làm lạnh không khí trong buồng lạnh, bàn thí nghiệm này sử dụng một hệ thống lạnh
với tác nhân lạnh là R12 có sơ đồ nguyên lý như được mô tả ở hình 2.1. Máy nén (A) nén hơi
R12 từ áp suất sôi p0 đến áp suất ngưng tụ pk. Hơi R12 sau khi ngưng tụ trong thiết bị ngưng
tụ giải nhiệt bằng không khí (B) được đi vào bình chứa cao áp (C). Sau đó lỏng R12 từ (C) đi
qua van tiết lưu (I) để giảm áp suất từ pk đến p0 và đi vào thiết bị bay hơi làm lạnh không khí
(J). Hơi R12 ra khỏi (J) ở áp suất p0 được hút vào (A) và các quá trình của chu trình được lặp
lại.

12
Hình 2.1
Chu trình máy lạnh được biểu diễn trên đồ thị logp-I và T-S gồm các quá trình như sau:
+ 1-2: Quá trình nén đoạn nhiệt hơi trong máy nén.
+ 2-3: Quá trình ngưng tụ đẳng áp.
+ 3-4: Quá trình tiết lưu trong van tiết lưu.
+ 4-1: Quá trình bay hơi đẳng nhiệt và đẳng áp trong thiết bị bay hơi.
Các vị trí đo nhiệt độ và áp suất trong chu trình máy lạnh:
Các áp kế p1 và p2 dùng để đo áp suất hút và đẩy của máy nén (A).
Nhiệt độ của tác nhân lạnh R12 đi vào và ra khỏi thiết bị ngưng tụ (B) được đo bằng các
sensor T1 và T2.
Nhiệt độ của không khí giải nhiệt đi vào và đi ra khỏi thiết bị ngưng tụ (B) được đo bằng
các sensor T3 và T4.
Nhiệt độ của tác nhân lạnh R12 đi vào và ra khỏi thiết bị bay hơi (J) được đo bằng các
sensor T5 và T9.
Nhiệt độ không khí trong buồng lạnh được đo bằng T6.
2.3. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM
Trong bài thí nghiệm này sinh viên có nhiệm vụ phải thu thập các số liệu về áp suất hút (P0),
đẩy (Pk); nhiệt độ của tác nhân lạnh khi vào và ra khỏi thiết bị ngưng tụ, nhiệt độ của tác nhân
lạnh khi vào và ra khỏi thiết bị bay hơi, nhiệt độ của không khí giải nhiệt khi vào và ra khỏi
thiết bị ngưng tụ và nhiệt độ của không khí khi vào và ra khỏi thiết bị bay hơi. Sau đó kết hợp
với kết quả tính toán để xác định:
+ Lượng nhiệt tổn thất qua các vách của buồng lạnh.

13
+ Các thông số trạng thái trong chu trình thực của máy lạnh.
+ Hệ số sử dụng nhiệt COP () của chu trình lý thuyết và chu trình thực.
+ Phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ Qk.
+ Lượng không khí cần thiết để giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ GKK.
2.4. SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM

Loại vật liệu Độ dày (mm)

Mica 4,5

Xốp cách nhiệt 11,5

Phíp 5

Bảng 2.4.1. Các số liệu đo của các loại vật liệu.

Kích thước Độ dài (m)

Chiều dài 0,8

Chiều rộng 0,4

Chiều cao 0,4

Bảng 2.4.2. Thông số kích thước của buồng lạnh.

Vách Cấu tạo

Vách trước Mica

Vách sau Phíp và xốp

Vách trên Phíp

Vách dưới Phíp và xốp

Vách trái Phíp và xốp

Vách phải Phíp

Bảng 2.4.3. Thông số của các vách.

14
Số lần đo 3 lần, mỗi lần đo cách nhau 10 phút.

Áp suất tại Áp suất tại Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ


đầu đẩy của đầu hút của môi trường không khí buồng lạnh
máy nén máy nén (T3) sau dàn (T6)
(PK) (P0) ngưng tụ
(T4)

Lần 1 10,1 2 31 35,5 19,5

Lần 2 10,1 2,1 31,5 36 17

Lần 3 10 2 31,5 36,5 15,5

Bảng 2.4.4. Các thông số nhiệt độ và áp suất.

PHẦN TÍNH TOÁN (lấy số liệu lần đo thứ 3 để tính toán)


Xác định các thông số trạng thái của tác nhân lạnh:
Từ các thông số áp suất trong bảng 2, dựa vào các bảng tra 11 “Các tính chất nhiệt động
của R12 ở trạng thái bão hòa” và bảng tra 12 “Các tính chất nhiệt động của R12 ở trạng thái
quá nhiệt” sinh viên xác định các thông số entanpy (i) của R12 tại các điểm trong chu trình
máy lạnh.
Bảng 2.4.5. Các thông số của R12 trong chu trình máy lạnh

Các điểm
Thông số
1 2 3 4

Áp suất p (bar) 2 10 10 2

Entanpy i (kJ/kg) 282,694 311,4754 175,4814 175,4814

Tính phụ tải của buồng lạnh


Phụ tải của buồng lạnh trong trường hợp này chính là lượng nhiệt từ môi trường bên ngoài
truyền vào qua các vách buồng lạnh do sự chênh lệch nhiệt độ.
Tính mật độ dòng nhiệt q (W/m2) truyền qua mỗi vách theo công thức:
T3 − T6
q=
1 δ 1
+ ∑ni=1 i +
α1 λ i α2
Trong đó: 𝛿 i - Bề dày của lớp thứ i, m.

15
𝜆i - Hệ số dẫn nhiệt của lớp vách thứ i (tra theo bảng 4), W/mK
𝛼1 - Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của không khí bên ngoài buồng lạnh, W/m2K
Chọn 𝛼1 = 6 W/m2K.
𝛼2 - Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của không khí bên trong buồng lạnh, W/m2K
Chọn 𝛼2 = 12 W/m2K.
Lượng nhiệt truyền qua mỗi vách (W)
Bảng 2.4.6. Thông số của một số vật liệu.

Hệ số dẫn nhiệt (𝜆), Độ dày vách (δ), m


Loại vật liệu
W/mK

Mica 0,58 0,0045

Xốp cách nhiệt 0,04 0,0115

Phíp 0,15 0,005

h = 0,4 (m); d = 0,8 (m); r = 0,4 (m)


Vật liệu các mặt:
Vách trước: mica
T3 − T6 31,5 − 15,5
q1 = = = 62,07 (W⁄m2 )
1 δmica 1 1 0,0045 1
+ + + +
α1 λmica α2 6 0,58 12
Vách sau: phíp và xốp cách nhiệt
T3 − T6 31,5 − 15,5
q2 = = = 28,03(W⁄m2 )
1 δ phíp δ xốp 1 1 0,005 0,0115 1
+ + + + + +
α1 λphíp λxốp α2 6 0,15 0,04 12

Vách trên: phíp


T3 − T6 31,5 − 15,5
q3 = = = 56,47 (W⁄m2 )
1 δ phíp 1 1 0,005 1
+ + + +
α1 λphíp α2 6 0,15 12

Vách dưới: phíp và xốp cách nhiệt


T3 − T6 31,5 − 15,5
q4 = = = 28,03(W⁄m2 )
1 δ phíp δ xốp 1 1 0,005 0,0115 1
+ + + + + +
α1 λphíp λxốp α2 6 0,15 0,04 12

16
Vách trái: phíp và xốp cách nhiệt
T3 − T6 31,5 − 15,5
q5 = = = 28,03(W⁄m2 )
1 δphíp δxốp 1 1 0,005 0,0115 1
+ + +
+ + +
α1 λphíp λxốp α2 6 0,15 0,04 12

Vách phải: phíp và xốp cách nhiệt


T3 − T6 31,5 − 15,5
q6 = = = 56,47 (W⁄m2 )
1 δphíp 1 1 0,005 1
+ +
+ +
α1 λphíp α2 6 0,15 12

Lượng nhiệt truyền qua mỗi vách (W): Q = F.q, với F là diện tích vách phẳng (m2).
Trước: Q1 = F1 q1 = 0,8 × 0,4 × 62,07 = 19,86 (W)
Sau: Q 2 = F2 q2 = 0,8 × 0,4 × 28,03 = 8,97 (W)
Trên: Q 3 = F3 q3 = 0,8 × 0,4 × 56,47 = 18,07 (W)
Dưới: Q 4 = F4 q4 = 0,8 × 0,4 × 28,03 = 8,97 (W)
Trái: Q 5 = F5 q5 = 0,4 × 0,4 × 28,03 = 4,48 (W)
Phải: Q 6 = F6 q6 = 0,4 × 0,4 × 56,47 = 9,04 (W)
Phụ tải nhiệt của buồng lạnh:

Q 0 = ∑ Q = Q1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 + Q 6

= 19,86 + 8,97 + 18,07 + 8,97 + 4,48 + 9,04 = 69,39 (W)


Xác định lưu lượng R12 (kg/s) làm việc trong chu trình máy lạnh (bỏ qua tổn thất lạnh
qua môi trường xung quanh) theo công thức:
Q0 69,39 × 10−3
GR12 = = = 6,47 × 10−4 (kg/s)
i1 − i4 282,694 − 175,4814
Trong đó: Q0: phụ tải của buồng lạnh (kW)
i1, i4: entanpy của R12 tại điểm 1 và điểm 4 trong bảng 2.4.5 (kJ/kg)
Xác định phụ tải nhiệt của thiết bị ngưng tụ Qk (kW):
Q K = GR12 (i2 − i3 ) = 6,47 × 10−4 × (311,4754 − 175,4814) = 0,088 (kW)
Xác định lưu lượng không khí GKK đi qua thiết bị ngưng tụ (kg/s):
QK 0,088
GKK = = = 8,208 × 10−4 (kg/s)
i1 − i4 282,694 − 175,4814

17
Xác định công nén đoạn nhiệt của máy nén W (kW):
Wlt = GKK (i2 − i1 ) = 8,208 × 10−4 × (311,4754 − 282,694) = 0,0236 (kW)
Xác định hệ số làm lạnh  (COP) của chu trình:
i1 − i4 282,694 − 175,4814
= = = 3,73
i2 − i1 311,4754 − 282,694

18
Bài thí nghiệm số 3:

TÍNH TOÁN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT

3.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THÍ NGHIỆM


3.1.1. Mục đích thí nghiệm
Quan sát quá trình trao đổi nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn và thiết bị trao đổi
nhiệt kiểu vỏ bọc chùm ống.
Tính hiệu suất trao đổi nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt và hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt.
3.1.2. Yêu cầu chuẩn bị
Sinh viên tìm hiểu các phần lý thuyết trước khi tiến hành thí nghiệm:
+ Các dạng truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ.
+ Công thức tính nhiệt lượng cho quá trình nhận nhiệt và nhả nhiệt của nước.
+ Công thức tính hệ số truyền nhiệt và hệ số Reynold.
3.2. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM
3.2.1. Thiết bị và vật tư thí nghiệm
Thiết bị gồm 2 bộ trao đổi nhiệt (bộ trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn và bộ trao đổi nhiệt kiểu vỏ
bọc chùm ống) trong mỗi bộ trao đổi nhiệt hai dòng môi chất có thể trao đổi nhiệt cùng chiều
hoặc ngược chiều.

Hình 3.2.1.1: Bộ trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn.

19
Hình 3.2.1.2: Bộ trao đổi nhiệt kiểu vỏ bọc chùm ống.

Hình 3.2.1.3: Bộ đo lưu lượng của nước nóng và nước lạnh lần lượt FI1 và FI2.
Có 4 cảm biến nhiệt độ dùng đo nhiệt độ vào và ra của nước nóng và nước lạnh đi qua bộ trao
đổi nhiệt. Nhiệt độ được hiển thị trên màn hình.

20
Hình 3.2.1.4: Màn hình hiển thị nhiệt độ.
Đặc điểm kỹ thuật:
+ Bộ coil exchanger với bề mặt trao đổi nhiệt khoảng 0,1 m2, kí hiệu E2.
+ Coil làm từ thép không gỉ AISI 316, đường kính ngoài ống 12mm, bề dày 1mm, chiều
dài 3500mm.
+ Ống bọc ngoài làm từ thủy tinh borosilicate, đường kính trong 100mm.
+ Bộ shell-and-tube exchanger, bề mặt trao đổi nhiệt khoảng 0,1 m2, kí hiệu E1.
+ Có 5 ống làm từ thép AISI 316, đường kính ngoài ống 10mm, bề dày 1mm và chiều dài
900mm.
+ Ống bọc ngoài làm từ thủy tinh borosilicate, đường kính trong 50mm.
+ Có 13 khoảng chia với kích thước khoảng 75% đường kính.
3.2.2. Mô tả thí nghiệm
Trước khi tiến hành thí nghiệm sinh viên thực hiện các bước sau:
+ Kiểm tra các đường nước vào, nước ra được gắn chặt vào đường ống chưa? Kiểm tra
xem có rò rỉ nước hay không.
+ Kiểm tra nguồn điện.
+ Kiểm tra bình cấp nước nóng có đủ mực nước chưa, có được gia nhiệt ổn định không.
+ Kiểm tra đóng các van xả đáy.
+ Bật công tắc bảng hiển thị nhiệt độ.
21
+ Bật bơm chạy các đường nước nóng và lạnh.
+ Nước nóng và nước lạnh chạy qua hai bộ trao đổi nhiệt và nhiệt độ được hiển thị trên
màn hình.
Bắt đầu tiến hành thí nghiệm với mỗi bộ trao đổi nhiệt. Mỗi bộ trao đổi nhiệt cho chuyển
động cùng chiều và ngược chiều. Tại mỗi trường hợp làm thí nghiệm cho thay đổi lưu lượng
5 lần, mỗi lần thay đổi lưu lượng có thể tăng hoặc giảm, có thể thay đổi lưu lượng môi chất
có nhiệt độ cao hoặc môi chất có nhiệt độ thấp.
Lưu ý: Bài thí nghiệm này sử dụng điện 3 pha và có sử dụng nước nóng nên sinh viên phải
lưu ý thực hiện đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn từ giáo viên hướng dẫn.
3.3. NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM
Lần lượt tiến hành các bài thí nghiệm sau và ghi số liệu:
a. Sử dụng bộ E1 (vỏ bọc chùm ống) trao đổi nhiệt cùng chiều:
Mở các van V1, V6, V7, V8 và V10.
Đóng các van V2, V3, V4, V5, V9 và V11.
b. Sử dụng bộ E1 (vỏ bọc chùm ống) trao đổi nhiệt ngược chiều:
Mở các van V1, V6, V7, V9 và V11.
Đóng các van V2, V3, V4, V5, V8 và V10.
c. Sử dụng bộ E2 (ống xoắn) trao đổi nhiệt cùng chiều:
Mở các van V3, V4, V5, V8 và V10.
Đóng các van V1, V2, V6, V7, V9 và V11.
d. Sử dụng bộ E2 (ống xoắn) trao đổi nhiệt ngược chiều:
Mở các van V3, V4, V5, V9 và V11.
Đóng các van V1, V2, V6, V7, V8 và V10.
Điều chỉnh lưu lượng nước nóng và lưu lượng nước lạnh bằng các van. Mỗi lần điều chỉnh
đợi khoảng 3 phút cho nhiệt độ các cảm biến ổn định thì tiến hành ghi số liệu.

22
3.4. SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM
E1 (vỏ bọc chùm ống) trao đổi nhiệt cùng chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT nóng ΔT lạnh

1 650 515 55,3 50,5 32,5 38,6 4,8 6,1

2 650 510 55,1 50,6 33,7 39,5 4,5 5,8

3 640 510 55 50,7 34,3 39,9 4,3 5,6

4 640 530 54,9 50,6 34,8 40,1 4,3 5,3

5 680 480 54,8 50,8 35,2 40,5 4 5,3

E1 (vỏ bọc chùm ống) trao đổi nhiệt ngược chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT nóng ΔT lạnh

1 680 535 54,7 50,6 35,7 41 4,1 5,3

2 680 505 54,6 50,7 36 41,5 3,9 5,5

3 640 500 54,6 50,6 36,3 41,6 4 5,3

4 630 525 54,5 50,5 36,7 41,6 4 4,9

5 650 505 54,6 50,7 36,9 41,8 3,9 4,9

E2 (ống xoắn) trao đổi nhiệt cùng chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT nóng ΔT lạnh

1 405 540 54,4 49,7 36,9 40,5 4,7 3,6

2 405 500 54,4 49,9 36,9 40,6 4,5 3,7

3 455 500 54,4 50,2 36,9 40,7 4,2 3,8

4 460 545 54,3 50,1 36,9 40,6 4,2 3,7

5 410 545 54,4 49,8 36,9 40,6 4,6 3,7

23
E2 (ống xoắn) trao đổi nhiệt ngược chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT nóng ΔT lạnh

1 410 545 54,5 50 37 40,5 4,5 3,5

2 415 500 54,4 50,1 37 40,5 4,3 3,5

3 450 500 54,4 50,4 37 40,6 4 3,6

4 450 510 54,3 50,3 37 40,6 4 3,6

5 390 510 54,3 49,9 37 40,5 4,4 3,5

3.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


3.5.1. Trao đổi nhiệt cùng và ngược chiều trong thiết bị kiểu vỏ bọc chùm ống E1
d1 = 8mm; d2 = 10mm; L = 900mm; Số ống n=5
dngoài + dtrong 10 + 8
dm = = = 9 (mm)
2 2
A = 5π × dm × L = 5π × (9 × 10−3 ) × (900 × 10−3 ) = 0,127 (m2 )
Trình bày tính toán:
Lưu lượng nước nóng và nước lạnh:
+ FI1 = 650 l/h = 1,806 × 10−4 (m3 /s)
+ FI1 = 515 l/h = 1,431 × 10−4 (m3 /s)
Với TI1 = 55,3℃; TI2 = 50,5℃
55,3 + 50,5
Ttb−nóng = = 52,9℃
2
∆Tnóng = TI1 − TI2 = 55,3 − 50,5 = 4,8℃

Nội suy từ bảng 25 (tr.413) với T = Ttb−nóng = 52,9℃ ta được

pnóng = 986,679 (kg/m3 ); cp−nóng = 4,175 (kJ/kg. K)

Với TI3 = 32,5℃; TI4 = 38,6℃


32,5 + 38,6
Ttb−lạnh = = 35,55℃
2

∆Tlạnh = TI4 − TI3 = 38,6 − 32,5 = 6,1℃

24
Nội suy từ bảng 25 (tr.413) với T = Ttb−lạnh = 35,55℃ ta được

plạnh = 993,758 (kg/m3 ); cp−lạnh = 4,174 (kJ/kg. K)

Tính nhiệt lượng trao đổi trong hệ thống và hiệu suất tổng tại các mức lưu lượng thể
tích khác nhau:
Q nóng = FI1 × pnóng × cp−nóng × ΔTnóng

= 1,806 × 10−4 × 986,679 × 4,175 × 4,8 = 3,571 (kW)


Q lạnh = FI2 × plạnh × cp−lạnh × ΔTlạnh

= 1,431 × 10−4 × 993,758 × 4,174 × 6,1 = 3,6208 (kW)


Hiệu suất tổng:
Q lạnh 3,6208
η= × 100 = × 100 = 101,3946%
Q nóng 3,571

Tính hệ số truyền nhiệt ở trao đổi nhiệt cùng chiều và ngược chiều. Nhận xét
ΔTin − ΔTout (TI1 − TI3) − (TI2 − TI4) (55,3 − 32,5) − (50,5 − 38,6)
ΔTln = = =
ΔTin TI1 − TI3 55,3 − 32,5
ln ln ln
ΔTout TI2 − TI4 50,5 − 38,6
= 16,7635
Q nóng 3,571 × 103
k= = = 1677,34
A × ΔTln 0,127 × 16,7635
Xác định hệ số Re, đưa ra nhận xét
Nội suy từ bảng 25 (tr.413) Ttb−nóng = 52,9℃ ta được v = 0,5334 × 10−6 (m2 /s)

FI1 × 4 1,806 × 10−4 × 4


ω= = = 0,7186 (m/s)
5πL2 5π × 0,0082
ωL 0,7186 × 0,008
Re = = = 10777,6528
v 0,5334 × 10−6
Tính toán tương tự cho các trường hợp trao đổi nhiệt trong thiết bị vỏ bọc chùm ống cùng
chiều, ngược chiều và trao đổi nhiệt trong thiết bị ống xoắn cùng chiều, ngược chiều ta được
các bảng kết quả sau:

25
Trao đổi nhiệt cùng chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT ΔT Q Q lạnh


nóng lạnh nóng

1 650 515 55,3 50,5 32,5 38,6 4,8 6,1 3,571 3,6208

2 650 510 55,1 50,6 33,7 39,5 4,5 5,8 3,3479 3,4078

3 640 510 55 50,7 34,3 39,9 4,3 5,6 3,1495 3,2897

4 640 530 54,9 50,6 34,8 40,1 4,3 5,3 3,1497 3,2339

5 680 480 54,8 50,8 35,2 40,5 4 5,3 3,1128 2,9281

Test η ΔTln k ω Re

1 101,3946 16,7635 1677,34 0,7186 10777,6528

2 101,7892 15,6906 1680,08 0,7186 10769,5766

3 104,4515 15,217 1629,70 0,7074 10601,7235

4 102,6733 14,7841 1677,53 0,7074 10585,8586

5 94,0664 14,4548 1695,65 0,7516 11255,7095

Trao đổi nhiệt ngược chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT ΔT Q Q lạnh


nóng lạnh nóng

1 680 535 54,7 50,6 35,7 41 4,1 5,3 3,1908 3,2636

2 680 505 54,6 50,7 36 41,5 3,9 5,5 3,0352 3,1972

3 640 500 54,6 50,6 36,3 41,6 4 5,3 2,9301 3,0499

4 630 525 54,5 50,5 36,7 41,6 4 4,9 2,8841 2,9596

5 650 505 54,6 50,7 36,9 41,8 3,9 4,9 2,9018 2,8478

26
Test η ΔTln k ω Re

1 102,2816 13,7693 1824,66 0,7516 11232,5799

2 105,3374 13,3531 1789,79 0,7516 11232,5799

3 104,0886 13,1046 1760,58 0,7074 10564,1217

4 102,6178 12,84 1768,65 0,6963 10382,8518

5 98,1391 12,7998 1785,1 0,7186 10739,3985

Nhận xét:
Hệ số k ở trao đổi nhiệt ngược chiều lớn hơn ở trường hợp cùng chiều.
Dòng chảy có Re > 104 (đa số lớn hơn 1 khoảng khá nhỏ và có mức giá trị Re từ 10000 đến
12000) là dòng chảy rối ở cả hai trường hợp trao đổi nhiệt cùng chiều và ngược chiều.
3.5.2. Trao đổi nhiệt cùng và ngược chiều trong thiết bị dạng ống xoắn E2
dngoài = 12mm; L = 3500mm.

A = π × dm × L = π × (11 × 10−3 ) × (3500 × 10−3 ) = 0,121 m2


Trao đổi nhiệt cùng chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT ΔT Q Q lạnh


nóng lạnh nóng

1 405 540 54,4 49,7 36,9 40,5 4,7 3,6 2,179 2,2374

2 405 500 54,4 49,9 36,9 40,6 4,5 3,7 2,0862 2,1293

3 455 500 54,4 50,2 36,9 40,7 4,2 3,8 2,1876 2,1869

4 460 545 54,3 50,1 36,9 40,6 4,2 3,7 2,2119 2,321

5 410 545 54,4 49,8 36,9 40,6 4,6 3,7 2,1592 2,321

27
Test η ΔTln k ω Re

1 102,6801 12,9083 1395,09 0,4476 6631,1111

2 102,066 12,9709 1329,24 0,4476 6640,9496

3 99,968 13,0952 1380,6 0,5029 7476,6772

4 104,9324 13,054 1400,35 0,5085 7550,1114

5 107,4935 12,9083 1382,42 0,4532 6719,0511

Trao đổi nhiệt ngược chiều:

Test FI1 FI2 TI1 TI2 TI3 TI4 ΔT ΔT Q Q lạnh


nóng lạnh nóng

1 410 545 54,5 50 37 40,5 4,5 3,5 2,1121 2,1955

2 415 500 54,4 50,1 37 40,5 4,3 3,5 2,043 2,0143

3 450 500 54,4 50,4 37 40,6 4 3,6 2,0602 2,0718

4 450 510 54,3 50,3 37 40,6 4 3,6 2,0603 2,1135

5 390 510 54,3 49,9 37 40,5 4,4 3,5 1,9637 2,0549

Test η ΔTln k ω Re

1 103,9487 13,0952 1332,96 0,4532 6732,7762

2 98,5952 13,1157 1287,33 0,4588 6815,9703

3 100,5631 13,2384 1286,14 0,4974 7405,9185

4 102,5821 13,1356 1296,27 0,4974 7394,908

5 104,6443 12,9509 1253,11 0,4309 6388,4359

Nhận xét:
Hệ số k ở trường hợp trao đổi nhiệt cùng chiều lớn hơn ở trường hợp ngược chiều.

28
Hệ số dẫn nhiệt k phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tốc độ chảy của lưu chất (ở đây lưu chất là
nước), hình dạng thiết bị trao đổi nhiệt, hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm nên thiết bị.
Dòng chảy có 2200 < Re < 104 (đa số có mức giá trị Re từ 6000 đến 8000) là dòng chảy quá
độ ở cả hai trường hợp trao đổi nhiệt cùng chiều và ngược chiều.
3.6. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
3.6.1. Hệ số truyền nhiệt ở quá trình trao đổi nhiệt cùng chiều và ngược chiều
Hệ số truyền nhiệt nhìn chung có sự thay đổi không quá lớn giữa các lần test đối với hệ
thống trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn.
Hệ số truyền nhiệt của hệ thống trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn bé hơn so với hệ thống
trao đổi nhiệt kiểu vỏ bọc chùm ống => Khả năng trao đổi nhiệt thấp hơn so với kiểu
vỏ bọc chùm ống.
3.6.2. Hệ số Reynolds
Hệ số Reynolds của mỗi bộ thí nghiệm không có quá nhiều sự khác biệt nhưng thay
đổi thất thường.
Số Reynonlds của bộ thí nghiệm E2 thì bé hơn so với E1.
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ số Reynolds:
+ Cặn bẩn của nước không tinh khiết lâu ngày bám lên các thành ống.
+ Sự rò rỉ lưu chất khi thí nghiệm.
+ Bơm hoạt động không ổn định.
+ Dòng chảy không đạt được ổn định cần thiết dù được điều chỉnh cẩn thận và có
bọt khí.
Nguyên nhân sai số:
+ Sai số khi khi xác định lưu lượng: do dòng chảy chưa đạt được độ ổn định, do
bơm hoạt động chưa ổn định, do hệ thống dụng cụ đo không đủ chính xác, do quá trình
đọc số liệu chưa chuẩn.
+ Sai số do có sự rò rỉ của lưu chất trong quá trình thí nghiệm.
+ Sai số do không cách nhiệt tốt gây thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài.
+ Do các van không kín khít, 1 phần nước nóng và nước lạnh có thể hòa vào nhau.
+ Nước dùng thí nghiệm không tinh khiết, còn số liệu tra cứu được dùng cho nước
tinh khiết.
29
+ Cặn bẩn của nước không tinh khiết bám lên thành ống làm sai lệch lưu lượng
chảy qua ống.
+ Sai số trong quá trình tính toán.

30

You might also like