You are on page 1of 7

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH KĨ SƯ

Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Thu Anh

MSSV: 20160052

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Đề tài: Công nghệ chế biến khí bằng phương pháp ngưng tụ ở nhiệt độ thấp
sử dụng chu trình làm lạnh trong.
1. Mở đầu
2. Tổng quan lý thuyết
 Giới thiệu chung về khí tự nhiên và khí đồng hành:
a) Thành phần và tính chất của khí tự nhiên và khí đồng hành
b) Tình hình chế biến và sản xuất khí tự nhiên và khí đồng hành trên thế giới và
ở Việt Nam
 Các phương pháp chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành:
a) Chế biến khí bằng phương pháp ngưng tụ:
- Phương pháp ngưng tụ khí ở nhiệt độ thấp -25 0C đến -350C, áp suất cao 3,0
đến 4,0 MPa được coi là phương pháp có hiệu quả và kinh tế hơn cả để chế
biến khí tự nhiên và khí đồng hành.
- Khí đồng hành từ xí nghiệp khai thác dầu được nén bằng máy nén khí, sau
đó được làm lạnh và đưa vào thiết bị sấy khí. Khí sau khi được sấy đưa qua
trao đổi nhiệt làm nguội và đưa vào thiết bị ngưng tụ nhiệt độ thấp. Tại đó
khí nén được làm lạnh tới nhiệt độ âm cần thiết, sau đó đưa sang bộ phận
tách khí, ở đó một phần hydrocacbon đã ngưng tụ được tách ra.
- Phần ngưng tụ (condensat) được bơm từ thùng chứa qua bộ phận trao đổi
nhiệt sang cột tách etan, tại đó phân đoạn chứa metan và etan được tách ra.
Sau đó benzim là phần ngưng tụ đã được tách metan và etan qua thiết bị trao
đổi nhiệt vào trong bình chứa, từ đó nó được đưa đi chế biến tiếp.
- Phương pháp ngưng tụ nhiệt độ thấp để tách benzin từ khí đồng hanh là
phương pháp rất tốn kém, để thực hiện được cần có thiết bị làm lạnh phức
tạp. Tuy nhiên do sơ đồ công nghệ tương đối đơn giản, mà hiệu quả tách
benzin ra khỏi hỗn hợp khí khá cao, triệt để nên phương pháp này được ứng
dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến khí.
b) Chế biến khí bằng phương pháp hấp thụ
c) Chế biến khí bằng phương pháp chưng cất
 Cơ sở hóa lý của quá trình ngưng tụ nhiệt độ thấp:
a) Khái niệm về quá trình ngưng tụ: là quá trình chuyển khí hoặc hơi sang
trạng thái lỏng bằng cách làm lạnh khí hoặc nén làm lạnh khí đồng thời.
- Ngưng tụ gián tiếp (ngưng tụ bề mặt): là quá trình tiến hành trong thiết bị
trao đổi nhiệt có tường ngăn cách giữa khí và tác nhân làm lạnh đi ngược
chiều nhau.
- Ngưng tụ trực tiếp (ngưng tụ hỗn hợp): tiến hành bằng cách cho khí và tác
nhân làm lạnh tiếp xúc trực tiếp với nhau.
b) Đặc điểm của quá trình ngưng tụ:
- Quá trình ngưng tụ nhiệt độ thấp có thể coi là quá trình làm lạnh đẳng áp
(nếu bỏ qua một tổn thất áp suất khi khí chuyển động trong đường ống và
thiết bị công nghệ) cho tới nhiệt độ tương ứng với áp suất đó sẽ xuất hiện
pha lỏng.
- Khí đồng hành và khí thiên nhiên là hỗn hợp nhiều cấu tử, do đó quá trình
chuyển pha và các vùng tới hạn của chúng khác nhiều so với các quá trình
tương ứng của các chất tinh khiết.
 Muốn hóa lỏng khí, phải hạ nhiệt độ khí đó xuống dưới nhiệt độ tới hạn.
c) Quá trình chuyển pha của khí đồng hành:
- Quá trình chuyển pha đối với khí một cấu tử.
- Giản đồ pha hệ nhiều cấu tử.
yi
ki 
d) Hằng số cân bằng pha: xi

e) Quá trình ngưng tụ nhiệt độ thấp trong chế biến khí đồng hành: Khi giảm
nhiệt độ của hỗn hợp khí thì đến một lúc nào đó của hỗn hợp khí sẽ bắt đầu
ngưng tụ (tương ứng với áp suất riêng phần trong hỗn hợp khí) lớn nhất. Các
cấu tử có nhiệt độ ngưng tụ lớn nhất sẽ ngưng tụ đầu tiên.
- Trong quá trình ngưng tụ nhiệt độ thấp (NNT) quá trình làm lạnh khí chỉ
diễn ra tới khi đat được mức độ ngưng tụ định trước của pha hơi (trong hỗn
hợp ban đầu) và được xác định bằng mức độ tách cần thiết các cấu tử chủ
yếu ra khỏi hỗn hợp, điều này đạt được nhờ nhiệt độ làm lạnh cuối cùng
hoàn toàn xác định (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp và áp suất trong
hệ). Nhiệt độ này tạo được bằng cách cung cấp cho quá trình một lượng tính
trước (nhiệt) lạnh cần thiết.
- Khi tăng áp suất trong hệ, tức là tăng áp suất riêng phần của từng cấu tử và
giữ nhiệt độ không đổi, mức độ ngưng tụ tăng lên, nhưng sự phân tách các
cấu tử hydrocacbon sẽ kém đi.
- Khi giảm nhiệt độ và giữ nguyên áp suất, mức độ ngưng tụ tăng lên cùng với
sự phân tách các cấu tử hydrocacbon nặng và nhẹ tốt hơn.
 Công nghệ chế biến bằng phương pháp ngưng tụ nhiệt độ thấp:
a) Các thiết bị chính:
- Bộ phận lọc khí: tách các giọt lỏng và những tạp chất cơ học.
- Thiết bị sấy khí và tách ẩm: tách lượng ẩm có trong khí.
- Hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt tuần hoàn: tận dụng được các nguồn nhiệt
lạnh, nhiệt nóng của các dòng sản phẩm.
- Thiết tách hai pha.
- Tháp tách metan và etan ( đối với sơ đồ nhận C2+) và tách etan của condensat
(đối với sơ đồ nhận C3+)
b) Phân loại các sơ đồ công nghệ:
1. Sơ đồ NNT một bậc.
2. Sơ đồ NNT có tách sơ bộ etan.
3. Sơ đồ NNT có chu trình làm lạnh dung tác nhân lạnh hỗn hợp.
4. Sơ đồ NNT một bậc có chu trình làm lạnh ngoài bằng propan và etan để
nhận C2+.
5. Sơ đồ công nghệ nhà máy chế biến khí ở Tây Virginia (Mỹ)
6. Sơ đồ thiết bị NNT 3 giai đoạn.
7. Sơ đồ nhà máy chế biến khí sử dụng tuabin giãn nở khí.
8. Sơ đồ chế biến khí ở nhà máy San – Antonio (bang Texas, Mỹ).
9. Sơ đồ nguyên lý thiết bị NNT có tuabin giãn nở khí.
10.Sơ đồ NNT 1 bậc để nhận C3+ có chu trình làm lạnh tổ hợp.
11.Sơ đồ NNT hai bậc nhận C3+ có chu trình làm lạnh tổ hợp.
12.Sơ đồ ngưng tụ nhiệt độ thấp để nhận C3+ có chu trình làm lạnh tổ hợp.
13.Sơ đồ công nghệ nhà máy chế biến khí ở Siligson (Mỹ).
c) Phân tích lựa chọn công nghệ:
- Đánh giá công nghệ chế biến khí bằng phương pháp ngưng tụ nhiệt độ thấp:
 Sơ đồ NNT có chu trình làm lạnh ngoài:
 Sơ đồ NNT 1 bậc nhận C 3+ có chu trình làm lạnh với tác nhân làm lạnh hỗn
hợp.
 Sơ đồ NNT 2 bậc nhận C2+ có chu trình làm lạnh bằng propan và etan.
 Sơ đồ NNT 3 bậc nhận C3+ với chu trình làm lạnh bằng propan.
 Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng:
 Ưu điểm: không phụ thuộc vào sơ đồ công nghê và thiết bị đơn giản, vốn
đầu tư ít, dễ dàng triển khai.
 Nhược điểm: có độ chọn lọc không cao do năng lượng tiêu tốn nhiều để
ngưng tụ các cấu tử nhẹ dễ sôi, để khắc phục nhược điểm này ta có công
nghệ NNT có chu trình làm lạnh ngoài nhiều bậc cho độ phân chia cao.
 Phạm vi ứng dụng: Đối với hỗn hợp khí có độ phân tách các cấu tử chính
không lớn, năng suất công nghệ cao.
 Sơ đồ công nghệ NNT có chu trình làm lạnh trong:
 Sơ đồ điển hình của một nhà máy chế biến khí có tuabin giãn nở khí.
 Sơ đồ NNT 2 bậc để tách C3+ có tuabin giãn nở khí, tiết lưu dòng chất lỏng.
 Sơ đồ nguyên lý thiết bị NNT có tuabin giãn nở khí để chế biến khí tự nhiên.
 Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
 Ưu điểm: tách triệt để hơn các cấu tử theo yêu cầu định trước như: etan,
propan hay hydrocacbon nặng  vừa cho độ phân tách cao, cho phép làm
việc ở nhiệt độ làm lạnh sâu.
Ngoài ra việc sử dụng turbo expander: có khả năng tự động hóa hoàn toàn có
thể xây dựng sơ đồ chế biến khí thích hợp cho những mỏ khí khác nhau.
Đảm bảo khả năng xây dựng nhanh chóng hệ thống thiết bị do việc giảm nhẹ
khối lượng công việc xây lắp trực tiếp hệ thống thiết bị.
 Nhược điểm: Thiết bị thường cồng kềnh, phức tạp, vốn đầu tư lớn.
 Phạm vi ứng dụng: Đối với hỗn hợp khí có thành phần chứa C 3+ trở lên
không quá 70 – 75 g/m3. Với hệ số tách cấu tử chính là 85% propan và hầu
hết các cấu tử cacbon nặng. Khí khô sau khi chế biến được đưa thẳng đi tiêu
thụ với áp suất 2,1MPa.
 Sơ đồ công nghệ NNT có chu trình làm lạnh tổ hợp:
 Sơ đồ NNT 1 bậc nhận C 3+ có chu trình làm lạnh tổ hợp (chu trình làm lạnh
ngoài bằng propan và tiết lưu dòng chất lỏng).
 Sơ đồ NNT 2 bậc nhận C 3+ có chu trình làm lạnh tổ hợp (chu trình làm lạnh
ngoài bằng propan và tiết lưu dòng chất lỏng).
 Sơ đồ NNT 2 bậc nhận C 3+ có chu trình làm lạnh tổ hợp (chu trình làm lạnh
ngoài bằng propan, tiết lưu dòng chất lỏng và tuabin giãn nở khí).
 Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
 Ưu điểm: nhiệt độ làm lạnh âm hơn, tăng hiệu quả tách. Sự kết hợp giữa van
tiết lưu, tuabin giãn nở khí và làm lạnh bổ sung giúp giảm lượng tác nhân
lạnh cần dung, có khả năng tự động hóa.
 Nhược điểm: Tùy thuộc vào công nghệ sử dụng, chỉ phù hợp với những hàm
lượng khí nhất định để cho hiệu quả kinh tế tốt hơn so với NNT làm lạnh
ngoài. Sử dụng đồng thời tuabin giãn nở khí nên công nghệ khá phức tạp,
tốn kém.
 Phạm vi ứng dụng: hàm lượng C3+ trong khí đồng hành khoảng 300 g/m3 và
hệ số tách propan là 90%.
d) Lựa chọn sơ đồ công nghệ chế biến khí bằng phương pháp NNT:
 So sánh NNT làm lạnh ngoài và làm lạnh trong:

Làm lạnh ngoài Làm lạnh trong


- Sử dụng tác nhân lạnh, tuần hoàn - Sử dụng chính dòng khí đưa vào của quá
trong một chu trình kín, trao đổi nhiệt trình chế biến làm tách nhân lạnh thông qua
với nguyên liệu. Tác nhân lạnh không tuabin giãn nở khí hoặc van tiết lưu dòng
tiếp xúc với môi trường cần làm lạnh. chất lỏng.
nguồn làm lạnh cố định. tự động hóa, điều chỉnh áp suất đầu ra dễ
khó tự động hóa. dàng.
- Yêu cầu thiết kế:  T - Yêu cầu thiết kế:  P
khi thành phần khí thay đổi, phải sử +Khí gầy: độ nén nhỏ hơn, khả năng nén tốt
dụng tác nhân lạnh phù hợp. hơn,  T giảm sâu hơn.
+Khí béo: độ nén lớn hơn, khả năng nén
kém, nhiệt độ giảm ít.
tự động điều chỉnh nhiệt độ trong thiết bị
giãn nở khí.
đảm bảo quá trình làm lạnh, mức độ tách
được giữ nguyên

 Kết luận: NNT làm lạnh trong sử dụng tuabin giãn nở khí và tiết lưu dòng
chất lỏng có những ưu điểm nổi bật, vượt trội hơn so với quá trình NNT sử
dụng chu trình làm lạnh ngoài:
 Có khả năng tự động hóa hoàn toàn vì cơ sở của quá trình là dựa trên sự thay
đổi thể tích của khí.
 Có thể điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh sâu hơn, tốt hơn vì  T phụ thuộc vào
 P.

 Công nghệ đơn giản hơn.


3. Tính toán thiết kế sơ đồ công nghệ ngưng tụ nhiệt độ thấp sử dụng chu trình
làm lạnh trong.
 Cân bằng vật chất.
 Cân bằng năng lượng.
 Tính toán thiết bị chính.
4. Kết luận

You might also like