You are on page 1of 156

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

PGS. TS. Trần Ngọc Quang


ThS. Nguyễn Văn Hùng
ThS. Nguyễn Thị Huệ
TS. Bùi Thị Hiếu

GIÁO TRÌNH
HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG (dự kiến)


Hà NỘI - 2019
LỜI NÓI ĐẦU
Các hệ thống kỹ thuật trong công trình ngày càng đóng vai trò quan trọng và
không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Chúng không chỉ tạo ra môi trường sống
và làm việc trong lành, tiện nghi mà còn đảm bảo an toàn cho các cư dân trong các tòa
nhà.
Các hệ thống kỹ thuật trong công trình là một cấu phần không thể tách rời được
kiến trúc và kết cấu công trình. Tuy nhiên, do nhu cầu và đỏi hỏi của cư dân ngày càng
cao, trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, các hệ thống kỹ thuật trong
công trình cũng không ngừng lớn mạnh và phức tạp hơn. Chúng yêu cầu không gian đáng
kể trong các công trình xây dựng để thi công lắp đặt và vận hành, do đó tác động không
nhỏ đến kiến trúc và kết cấu công trình.
Cuốn sách này nhằm hệ thống hóa và trang bị các khái niệm và thông tin cơ bản
về các hệ thống kỹ thuật trong công trình cho các sinh viên trong trường Đại học Xây
dựng cũng như các trường đại học có đạo tạo ngành kỹ thuật xây dựng để giúp sinh viên
có thể triển khai thiết kế tích hợp công trình xây dựng hiệu quả.
Toàn bộ cuốn sách này gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống kỹ thuật trong công trình
Chương 2: Hệ thống thông gió
Chương 3: Hệ thống điều hòa không khí
Chương 4: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Chương 5: Hệ thống thang máy
Chương 6: Hệ thống điện
Chương 7: Hệ thống cấp thoát nước và cấp khí đốt
PGS. TS Trần Ngọc Quang chủ biên và biên soạn các chương 1, 3, 4 và 6.
TS. Bùi Thị Hiếu biên soạn chương 2.
ThS. Nguyễn Thị Huệ biên soạn chương 5 và tham gia biên soạn chương 6.
ThS. Nguyễn Văn Hùng biên soạn chương 7 và tham gia biên soạn chương 4.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách, nhóm tác giả đã nhận được các ý kiến đóng
góp tích cực của tập thể Bộ môn Vi khí hậu – Môi trường xây dựng, Trường Đại học
Xây dựng, đặc biệt là sự tham gia duyệt bản thảo của PGS. TS Nguyễn Bá Toại. Nhóm
tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô về sự giúp đỡ quí báu để chúng tôi có thể hoàn
thành cuốn sách này.
Với khả năng và tài liệu có hạn, thời gian biên soạn không nhiều, cuốn sách chắc
chắn còn nhiều thiếu sót, nhóm tác giả rất mong và cảm ơn mọi sự đóng góp của Đồng
nghiệp và Bạn đọc.

Hà Nội, tháng 7 năm 2019


Các tác giả

i
ii
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH ... 14
1. Vai trò của hệ thống kỹ thuật trong công trình .......................................................... 14
2. Sự cần thiết phải thiết kế tích hợp hệ thống cơ điện với kết cấu và kiến trúc công
trình ................................................................................................................................ 14
3. Các tác động của hệ thống kỹ thuật đến kiến trúc và kết cấu công trình .................. 15
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG CÔNG TRÌNH .......................... 16
1.Chức năng, nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió .......................................... 16
1.1.Chức năng của hệ thống thông gió ....................................................................... 16
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió ..................................................... 16
2. Phân loại hệ thống thông gió ..................................................................................... 20
2.1. Theo động lực tạo ra gió ..................................................................................... 20
2.2.Theo hướng chuyển động của gió ........................................................................ 22
2.3. Theo phương pháp tổ chức.................................................................................. 22
3. Các bộ phận cơ bản của hệ thống thông gió .............................................................. 22
3.1. Các bộ phận của hệ thống thông gió tự nhiên ..................................................... 22
3.2. Các bộ phận của hệ thống thông gió cơ khí ........................................................ 23
3.2. Hệ thống hút ........................................................................................................ 24
3.3. Miệng thổi, miệng hút không khí ........................................................................ 24
3.4. Đường ống dẫn không khí ................................................................................... 26
3.5. Bộ phận thu và thải không khí ............................................................................ 27
3.6. Buồng máy thông gió và quạt thông gió ............................................................. 27
3.7. Các bộ phận điều chỉnh lưu lượng không khí ..................................................... 28
4. Các hệ thống thông gió trong công trình ................................................................... 31
4.1. Thông gió bếp, khu vệ sinh ................................................................................. 31
4.2. Thông gió tầng hầm ............................................................................................ 32
4.3. Thông gió trục thu đổ rác ........................................................................................ 34
4.4. Thông gió tăng áp cầu thang bộ .......................................................................... 35
4.5. Thông gió hút khói .............................................................................................. 39
5. Xác định lưu lượng thông gió .................................................................................... 40
5.1. Xác định lưu lượng thông gió để chống hơi nước, khí xấu và nhiệt thừa .......... 40
5.2. Xác định lưu lượng thông gió yêu cầu theo bội số trao đổi không khí ............... 42
5.3. Xác định lưu lượng thông gió theo tiêu chuẩn cấp gió tươi ............................... 42
6. Không gian yêu cầu của hệ thống thông gió.............................................................. 46
CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG TRÌNH .... 47
1. Chức năng của hệ thống điều hòa không khí ............................................................ 47
iii
2. Nguyên lý cơ bản của hệ thống Điều hòa không khí ................................................ 47
2.1. Tải lạnh - tải nhiệt trong công trình ........................................................................ 47
2.2. Chu trình lạnh ......................................................................................................... 49
2.3. Nguyên lý cơ bản của hệ thống ĐHKK .................................................................. 50
3. Các hệ thống Điều hòa không khí .............................................................................. 56
3.1. Điều hòa không khí cục bộ ..................................................................................... 56
3.2. Hệ thống điều hòa không khí bán trung tâm VRV/ VRF ....................................... 58
3.3. Hệ thống ĐHKK sử dụng chiller ............................................................................ 61
4. Các nguyên tắc lựa chọn hệ thống ĐHKK ................................................................ 67
4.2. Chọn phương án điều hòa ....................................................................................... 67
4.3. Chọn máy ĐHKK ................................................................................................... 68
5. Không gian yêu cầu của hệ thống ĐHKK ................................................................. 68
5.1. Gian máy xử lý không khí AHU ............................................................................. 68
5.2. Gian máy chiller sản xuất nước lạnh ...................................................................... 68
5.3. Các trục đứng ống gió chính ................................................................................... 68
CHƢƠNG 4: HỆ THỐNG PCCC TRONG CÔNG TRÌNH ....................................... 69
1. Các điều kiện phát sinh và lan truyền cháy .............................................................. 69
1.1. Các điều kiện phát sinh cháy .................................................................................. 69
1.2. Các cơ chế lan truyền cháy ..................................................................................... 69
2. Các hậu quả do cháy gây ra........................................................................................ 69
3. Hệ thống báo cháy ....................................................................................................... 70
3.1. Khái niệm về hệ thống báo cháy............................................................................. 70
3.2. Các thành phần của một hệ thống báo cháy: .......................................................... 70
3.2.1. Trung tâm báo cháy: ........................................................................................ 70
3.2. 2. Thiết bị đầu vào:.............................................................................................. 70
3.2.3. Thiết bị đầu ra: ................................................................................................. 70
3.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy .......................................................... 70
3.4. Phân loại hệ thống báo cháy ................................................................................... 71
3.4.1. Theo khả năng truyền tín hiệu.......................................................................... 71
3.4.2. Theo điện áp cung cấp ..................................................................................... 71
3.5. Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy : ...................................................................... 72
3.6. Các bộ phận chính của hệ thống báo cháy:............................................................. 72
3.6.1. Tủ trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel) ........................................... 72
3.6.2. Thiết bị đầu vào ................................................................................................ 73
3.6.3. Thiết bị đầu ra .................................................................................................. 77
3.6.4. Các thiết bị hỗ trợ khác .................................................................................... 78
iv
4. Hệ thống chống cháy ................................................................................................... 79
4.1. Hệ thống cấp nước chữa cháy ................................................................................. 79
4.1.1. Yêu cầu về cung cấp nước chữa cháy cho đô thị ............................................. 79
4.2.2. Thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà ............................................ 80
4.2.3. Cấp nước chữa cháy bên trong nhà và công trình ............................................ 81
4.2. Các hệ thống chữa cháy khác ................................................................................. 83
4.2.1. Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2 ................................................................... 83
4.2. 2. Hệ thống chữa cháy bằng khí trơ FM200 ....................................................... 84
4.2. 3. Hệ thống chữa cháy bằng Foam ...................................................................... 84
4.2.4. Các thiết bị chữa cháy tại chỗ .......................................................................... 85
5. Không gian yêu cầu của hệ thống PCCC .................................................................. 86
5.1. Lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy ......................................................... 86
5.2. Không gian yêu cầu cho hệ thống PCCC ............................................................... 86
CHƢƠNG 5: HỆ THỐNG THANG MÁY TRONG CÔNG TRÌNH......................... 88
1. Chức năng và phân loại thang máy ........................................................................... 88
1.1. Chức năng của thang máy ....................................................................................... 88
1.2. Phân loại thang máy ................................................................................................ 88
1.2.1. Theo công dụng ................................................................................................ 88
1.2.2. Phân loại theo phương pháp truyền năng lượng và hệ thống dẫn động cabin . 91
1.2.3. Phân loại theo các thông số cơ bản .................................................................. 93
1.2.4. Phân loại theo quỹ đạo di chuyển của cabin .................................................... 94
1.2.4. Phân loại theo vị trí đặt động cơ điện và bộ tời kéo ........................................ 94
2. Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn và bố trí thang máy .................................... 95
2.1. Phân tích giao thông trong tòa nhà ......................................................................... 95
2.2. Chu kỳ làm việc của thang máy (T) ........................................................................ 96
2.3. Chất lượng phục vụ thang máy ............................................................................... 96
2.4. Bố trí thang máy theo nhóm ................................................................................... 97
2.4.1. Bố trí thang máy theo nhóm trên mặt bằng ...................................................... 97
2.4.2. Phân khu thang máy theo chiều cao ................................................................. 98
3. Các bộ phận chính của thang máy và giếng thang máy........................................... 99
3.1. Các bộ phận chính của thang máy .......................................................................... 99
3.2. Giếng thang ............................................................................................................. 99
3.2.1. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế giếng thang. ................................................ 100
3.2.2. Các kích thước hình học cơ bản của giếng thang .......................................... 100
4. Không gian yêu cầu của hệ thống thang máy ......................................................... 102
4.1. Chọn sơ bộ số lượng thang máy ........................................................................... 102
v
4.1.1. Chọn tốc độ của thang máy theo chiều cao nhà ............................................. 102
4.1.2. Chọn tốc độ thang máy theo số điểm dừng .................................................... 105
4.1.3. Chọn số lượng thang máy .............................................................................. 106
4.2. Chọn diện tích thang máy ..................................................................................... 110
4.4. Không gian yêu cầu của hệ thống thang máy ....................................................... 111
CHƢƠNG 6: HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH ...................................... 117
1. Tổng quan ................................................................................................................... 117
2. Phụ tải điện - Hộ tiêu thụ điện trong công trình .................................................... 117
2.1. Thiết bị điện/phụ tải điện ...................................................................................... 117
2.1.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 117
2.1.2. Phân loại ......................................................................................................... 117
2.2. Hộ tiêu thụ điện..................................................................................................... 117
2.2.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 117
2.2.2. Phân loại hộ tiêu thụ điện ............................................................................... 118
3. Hệ thống phân phối điện trong công trình .............................................................. 118
3.1. Tổng quan ............................................................................................................. 118
3.2. Các dạng sơ đồ cấp điện cơ bản trong công trình ................................................. 121
3.2.1. Hộ tiêu thụ loại 3 ............................................................................................ 121
3.2.2. Hộ tiêu thụ loại 2 ............................................................................................ 122
3.2.3. Hộ tiêu thụ loại 1 ............................................................................................ 123
3.2.4. Các lưu ý khi xây dựng sơ đồ cấp điện cho các hộ tiêu thụ ........................... 123
3.3. Các bộ phận chính của hệ thống điện trong công trình ........................................ 124
3.3.1. Trạm biến áp .................................................................................................. 124
3.3.2. Trạm máy phát điện trong công trình............................................................. 128
3.3.3. Các phòng/tủ điện trong công trình................................................................ 129
3.3.4. Phòng pin/ắc qui ............................................................................................. 131
3.3.5. Các trục cấp điện đứng và nằm ngang ........................................................... 131
4. Xác định không gian yêu cầu của hệ thống điện trong công trình ....................... 132
4.1. Ước tính công suất điện ........................................................................................ 132
4.2. Ước tính không gian chiếm chỗ của trạm biến áp ................................................ 134
4.3. Ước tính không gian cho các phòng kỹ thuật điện khác ....................................... 134
4.4. Các lưu ý khi tích hợp thiết kế .............................................................................. 134
CHƢƠNG 7: CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT KHÁC TRONG CÔNG TRÌNH .... 137
1. Hệ thống cấp thoát nƣớc ........................................................................................... 137
1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nước thường gặp trong nhà ................................................... 137
1.1.1. Sơ đồ cấp nước cho nhà thấp tầng ................................................................. 137
vi
1.1.4. Sơ đồ cấp nước phân vùng cho nhà cao tầng ................................................. 137
1.2. Các công trình trên hệ thống cấp nước trong nhà ................................................. 139
1.2.1. Bể chứa (bể nước ngầm) ................................................................................ 139
1.2.2. Trạm bơm ....................................................................................................... 139
1.2.3. Bể nước trên mái (két nước mái) ................................................................... 139
1.3. Hệ thống thoát nước trong công trình ................................................................... 139
1.3.1. Phân loại các hệ thống thoát nước cồng trình ................................................ 139
1.3.2 Các bộ phận của hệ thống thoát nước trong công trình .................................. 140
1.4. Không gian yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước trong công trình ..................... 141
1.4.1. Gian máy bơm ................................................................................................ 141
1.4.2. Phòng đặt bể chứa nước ................................................................................. 141
1.4.3. Suất tiêu thụ.................................................................................................... 142
2. Hệ thống cấp khí đốt ................................................................................................. 142
2.1. Nguồn cấp khí đốt ................................................................................................. 142
2.1.1. Cung cấp khí đốt bằng chai độc lập ............................................................... 142
2.1.2. Cung cấp khí đốt từ thiết bị nhóm.................................................................. 143
......................................................................................................................................... 146
2.2. Các giải pháp phòng chống cháy nổ cho hệ thống cáp khí đốt ............................ 147
2.2.1. Trạm khí đốt ................................................................................................... 147
2.2.2. Trong công trình ............................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 155

vii
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các vấn đề liên quan đến hệ thống kỹ thuật trong công trình. .......................... 14
Hình 1.2. Sự cần thiết phải thiết kế tích hợp hệ thống Cơ- Điện với Kiến trúc và Kết cấu
công trình ........................................................................................................................... 15
Hình 1.3. Các tác động của hệ thống cơ điện đến kiến trúc và kết cấu công trình. .......... 15

Hình 2.1. Thang bộ không nhiễm khói N1 ........................................................................ 35


Hình 2.2. Thang bộ không nhiễm khói N2 và N3 ............................................................. 35
Hình 2.3. Cầu thang được và không được tăng áp ............................................................ 36
Hình 2.4. Tác dụng ngăn khói của buồn thang bộ được tăng áp ....................................... 37
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống tăng áp cầu thang ...................................................................... 37
Hình 2.6. Sơ đồ tăng áp giếng thang máy ......................................................................... 38
Hình 2.7. Hệ thống điều áp bến chờ (các khoang đệm) thang máy .................................. 39
Hình 2.8. Sơ đồ kết hợp hệ thống tăng áp và hút khói ...................................................... 39
Hình 2.9. Hoạt động của hệ thống thông gió cứu nạn ....................................................... 40

Hình 3.1. Tải lạnh – tải nhiệt trong công trình .................................................................. 48
Hình 3.2. Chu trình lạnh .................................................................................................... 49
Hình 3.3. Khử nhiệt thừa bên trong phòng ........................................................................ 50
Hình 3.4. Nguồn cung cấp gió mát .................................................................................... 51
Hình 3.5. Hệ thống cấp gió mát ......................................................................................... 51
Hình 3.6. Hệ thống ống gió hồi ......................................................................................... 52
Hình 3.7. Hệ thống ống cấp và hồi gió .............................................................................. 52
Hình 3.8. Hòa trộn gió hồi và gió ngoài ............................................................................ 53
Hình 3.9. Sơ đồ cấp, thải gió tuần hoàn 1 cấp ................................................................... 53
Hình 3.10. Sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh ......................................................................... 54
Hình 3.11. Sơ đồ giải nhiệt nước của dàn ngưng tụ .......................................................... 55
Hình 3.12. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí hoàn chỉnh .............................................. 55
Hình 3.13. Máy một khối (dạng cửa sổ) ............................................................................ 56
Hình 3.14. Máy hai khối .................................................................................................... 56
Hình 3.15. Máy nhiều khối (multi split) ............................................................................ 57
Hình 3.16. Ảnh hưởng của điều hòa không khí cục bộ đến kiến trúc và môi trường xung
quanh ................................................................................................................................. 58
Hình 3.17. Các thành phần và kết nối của hệ thống VRV ................................................ 59

ix
Hình 3.18. Hệ thống đường ống dẫn môi chất lạnh .......................................................... 60
Hình 3.19. Tổ hợp khối ngoài lắp đặt trên mái hoặc tầng kỹ thuật của công trình ........... 60
Hình 3.20. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí sử dụng chiller giải nhiệt nước ............... 61
Hình 3.21. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí sử dụng chiller giải nhiệt bằng khí ......... 61
Hình 3.22. Chiller giải nhiệt gió vs. Chiller giải nhiệt nước ............................................. 62
Hình 3.23. Gian máy chiller .............................................................................................. 63
Hình 3.24. Bộ xử lý không khí AHU ................................................................................ 63
Hình 3.25. Các thiết bị xử lý không khí bên trong AHU .................................................. 64
Hình 3.26. Sơ đồ phòng máy AHU cục bộ ........................................................................ 64
Hình 3.27. Sơ đồ phòng máy AHU trung tâm ................................................................... 65
Hình 3.28. Bộ AHU xử lý gió ngoài trung tâm ................................................................. 65
Hình 3.29. Gian máy AHU kết hợp với hộp phân phối gó VAV ...................................... 66
Hình 3.30. Hộp phân phối gió VAV.................................................................................. 66
Hình 3.31. Dàn lạnh trao đổi nhiệt FCU ........................................................................... 67

Hình 4.1. Các điều kiện phát sinh cháy ............................................................................. 69


Hình 4.2. Cơ chế lan truyền cháy ...................................................................................... 69
Hình 4.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy................................................................... 72
Hình 4.4. Tủ trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel)............................................. 73
Hình 4.5. Đầu báo khói ion hóa (ionization smoke detector)............................................ 74
Hình 4.6. Đầu báo khói quang điện (photoelectric smoke detector) ................................. 74
Hình 5.1. Thang máy chở hàng ......................................................................................... 89
Hình 5.2. Thang máy quan sát ........................................................................................... 90
Hình 5.3. Thang cuốn ........................................................................................................ 91
Hình 5 4. Thang máy điện ................................................................................................. 92
Hình 5.5. Các loại dẫn động thang máy thủy lực .............................................................. 93
Hình 5.6. Thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy ............................. 94
Hình 5.7. Đồ thị tỉ lệ hành khách tại giờ cao điểm ............................................................ 95
Hình 5.8. Cách sắp xếp từ 2 đến 4 thang cùng phía .......................................................... 97
Hình 5.9. Cách sắp xếp từ 2 đến 8 thang đối diện nhau .................................................... 98
Hình 5.10. Sơ đồ phân vùng phục vụ của thang máy theo chiêu cao công trình .............. 98
Hình 5.11. Sơ đồ cấu tạo thang máy.................................................................................. 99
Hình 5.12. Các kích thước hình học cơ bản của giếng thang .......................................... 102
Hình 5.13. Lựa chọn vận tốc thang máy theo chiều cao nhà .......................................... 105

x
Hình 61. Lược đồ hệ thống cung cấp điện trong công trình............................................ 119
Hình 6.2. Sơ đồ cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 3 .............................................................. 121
Hình 6.3. Sơ đồ cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 2 .............................................................. 122
Hình 6.4. Sơ đồ cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 1 .............................................................. 123
Hình 6.5. Trạm biến áp treo............................................................................................. 124
Hình 6.6. Trạm biến áp xây ............................................................................................. 125
Hình 6.7. Trạm biến áp hợp bộ ........................................................................................ 126
Hình 6 8. Trạm biến áp một cột ....................................................................................... 127
Hình 6.9. Trạm biến áp ngoài nhà ................................................................................... 127
Hình 6 10. Trạm biến áp điện trong công trình ............................................................... 128
Hình 6.11. Trạm máy phát điện trong công trình ............................................................ 129
Hình 6.12. Phòng tủ điện trung tâm ................................................................................ 130
Hình 6.13. Phòng tủ điện trung tâm ................................................................................ 130
Hình 6.14. Trục đứng cấp điện xuyên tầng ..................................................................... 131
Hình 6.15. Trục cấp điện ngang tầng. ............................................................................. 132

Hình 7.1. Sơ đồ cấp nước dùng bể chứa, trạm bơm và két nước mái ............................. 137
Hình 7.2. Sơ đồ cấp nước phân vùng .............................................................................. 138
Hình 7.3. Bố trí các đường ống trong trục kỹ thuật đứng ............................................... 140
Hình 7.4. Sử dụng chai dung tích 27 lít trong phòng bếp, gần bếp đun .......................... 143
Hình 7.5. Mặt bằng cung cấp khí đốt từ thiết bị nhóm. ................................................... 144
Hình 7.6. Thiết bị nhóm chai với 10 chai ........................................................................ 144
Hình 7.7. Sơ đồ cấp khí hóa lỏng cho nhà ở từ thiết bị nhóm chai trong tủ ................... 145
Hình 7.8. Sơ đồ thiết bị nhóm với các bồn đặt ngầm ...................................................... 146
Hình 7.9. Sơ đồ liên kết các bồn chứa trong thiết bị nhóm bồn ...................................... 146
Hình 7.10. Đầu báo rò Gas .............................................................................................. 147
Hình 7.11. Hệ thống chữa cháy ....................................................................................... 147
Hình 7.12. Đầu báo rò Gas, van ...................................................................................... 148

Bảng 2.1. Bội số trao đổi không khí sẽ được xác định theo phụ lục G của tiêu chuẩn
TCVN 5687: 2012 ............................................................................................................. 42
Bảng 3.1. Tổng hợp các thành phần của tải lạnh/tải nhiệt trong công trình...................... 48
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy trong công trình....... 86
Bảng 5.1. Thời gian hành trình của thang máy ................................................................. 96
Bảng 5.2. Năng suất vận chuyển và chất lượng phục vụ cho các dạng công trình ........... 97

xi
Bảng 5.3. Năng suất vận chuyển của một thang chở khách cho tòa nhà văn phòng tại giờ
cao điểm ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.4. Số liệu hiệu chỉnh theo tải trọng thang ............. Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.5. Hệ số tại vùng vận chuyển nhanh (F) ............... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.6. Lựa chọn vận tốc ............................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.7. Quan hệ giữa tải trọng thang máy và quy mô công trình. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 5.8. Chọn sơ bộ tốc độ định mức của thang máy theo giới hạn chiều cao............. 102
Bảng 5.9. Chọn sơ bộ tốc độ thang máy chở người (BS 5655). ...................................... 103
Bảng 5.10. Chọn tốc độ thang máy theo số điểm dừng ................................................... 105
Bảng 5.11. Các số liệu tham khảo khi chọn thang cho tòa nhà. ...................................... 106
Bảng 5.12. Chọn thang máy chở người cho tòa nhà từ 6 đến 9 tầng .............................. 106
Bảng 5.13. Chọn thang máy chở người cho tòa nhà từ 10 đến 14 tầng .......................... 107
Bảng 5.14. Chọn thang máy chở người cho tòa nhà từ 15 đến 18 tầng .......................... 108
Bảng 5.15. Chọn thang máy chở người (theo Hãng OTIS) ............................................ 109
Bảng 5.16. Diện tích thang máy ...................................................................................... 110
Bảng 5.17. Kích thước giếng thang của thang máy sử dụng tại khu chung cư và trung tâm
y tế (nguồn BS ISO 4190-1) ............................................................................................ 111
Bảng 5.18. Kích thước giếng thang của thang máy sử dụng cho mục đích chung và vận
chuyển chuyên sâu (nguồn BS ISO 4190-1) ................................................................... 112
Bảng 5.19. Kích thước giếng thang của thang máy sử dụng chở hàng (nguồn BS ISO
4190-1)............................................................................................................................. 114
Bảng 6 1. Suất điện đơn vị trung bình cho các loại tòa nhà ............................................ 132
Bảng 6.2. Suất tải điện cho hệ thống điều hòa trung tâm ................................................ 133
Bảng 6.3. Kích thước trạm biến áp trong công trình ....................................................... 134
Bảng 7.1. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong công trình .......................................... 142
Bảng 7.2. Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy trong công trình ........................................... 142

xii
xiii
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG
CÔNG TRÌNH

1. Vai trò của hệ thống kỹ thuật trong công trình

Hình 1.1. Các vấn đề liên quan đến hệ thống kỹ thuật trong công trình.
Các hệ thống kỹ thuật trong công trình bao gồm hệ thống thông gió, điều hòa
không khí, hệ thống điện chiếu sáng và động lực, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống
thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), các hệ thống mạng thông tin liên
lạc và an ninh, và hệ thống điều khiển tự động trong công trình. Các hệ thống kỹ thuật
này có nhiệm vụ tạo ra môi trường an toàn, trong lành và tiện nghi cho con người và
máy móc thiết bị trong công trình.
Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, một chủ trì thiết kế/kiến trúc sư trưởng cần phải
đặt ra và giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đến cơ điện công trình
như sau: (1) Trong công trình sẽ cần thiết kế những hệ thống cơ điện nào? (2) Ví trị
gian máy và đường trục chính sẽ được đặt ở đâu cho hợp lý? Và (3) Các hệ thống này
cần bao nhiêu không gian để thi công lắp đặt và vận hành?
2. Sự cần thiết phải thiết kế tích hợp hệ thống cơ điện với kết cấu và kiến trúc
công trình

14
Hình 1.2. Sự cần thiết phải thiết kế tích hợp hệ thống Cơ- Điện với Kiến trúc và Kết
cấu công trình
Trước đây các hệ thống điện nước và điều hòa cục bộ trong công trình khá đơn
giản – có thể ước tính nhanh bằng kinh nghiệm – và thường được thiết kế luôn bởi các
kiến trúc sư (KTS).
Ngày nay, việc thiết kế và xây dựng các công trình cao tầng và qui mô lớn là
hết sức phức tạp, đặc biệt với các hệ thống cơ điện trong công trình do sự đa dạng và
công nghệ ứng dụng ngày càng phát triển liên quan đến các hệ thống lớn như điều hòa
thông gió (ĐHTG), thang máy, PCCC, điện và tự động hóa.
Các công việc này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các kỹ sư hệ thống kỹ thuật
trong công trình với sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm để có thể tính toán, thiết kế
một cách chính xác.
3. Các tác động của hệ thống kỹ thuật đến kiến trúc và kết cấu công trình
Do số lượng và qui mô các hệ thống kỹ thuật trong công trình không ngừng
tăng lên, đặc biệt trong các công trình dân dụng nên sự ảnh hưởng của các hệ này đến
kiến trúc và kết cấu công trình ngày càng rõ ràng. Chính vì vậy, các kiến trúc sư, kỹ sư
xây dựng và kỹ sư hệ thống kỹ thuật trong công trình cần phối hợp chặt chẽ với nhau
để có những hồ sơ thiết kế tích hợp và các công trình xây dựng tốt và vận hành hiệu
quả sau này.

Hình 1.3. Các tác động của hệ thống cơ điện đến kiến trúc và kết cấu công trình.

15
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG CÔNG TRÌNH

1.Chức năng, nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió


1.1.Chức năng của hệ thống thông gió
Ở hầu hết các tòa nhà, công trình xây dựng hiện nay, việc lắp đặt hệ thống
thông gió là một phần không thể thiếu. Hệ thống này không chỉ giúp luồng không khí
được lưu thông tốt hơn, cung cấp nguồn không khí trong lành mà còn giúp loại bỏ
được lượng khí bị ô nhiễm cũng như các chất độc hại có trong đó.
Hệ thống thông gió là hệ thống giúp làm thay đổi hoặc thay thế lượng không
khí ở bên trong một không gian cố định nhằm cung cấp nguồn không khí chất lượng
cao cho môi trường sống trong không gian đó. Hệ thống thông gió được lắp đặt sẽ giúp
kiểm soát nhiệt độ, bổ sung oxy hoặc loại bỏ mùi hôi, ẩm, vi khuẩn có hại cũng như
khí CO2 để đảm bảo môi trường sống trong lành trong công trình. Khi nguồn không
khí được lưu thông thông qua hệ thống này, không khí ở bên ngoài sẽ được đưa vào
không gian trong công trình, đồng thời, lượng khí thải từ bên trong cũng sẽ được đẩy
ra ngoài, tạo thành một vòng luân chuyển liên tục, giúp ngăn chặn tình trạng đọng khí
(hiện tượng không khí bị giữ lại bên trong không gian công trình). Ngoài ra các hệ
thống thông gió sự cố có chức năng đảm bảo an toàn cho con người, tài sản khi có hỏa
hoạn xảy ra bên trong công trình.
1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió
Nhìn chung, sự chuyển động của không khí phát sinh từ sự chênh lệch áp suất ở
các vị trí khác nhau. Kết cấu của công trình (loại, mặt bằng, vật liệu), hệ thống thông
gió tự nhiên, hệ thống thông gió cơ khí, xu hướng chuyển động không chủ định của
dòng không khí, hướng và vận tốc gió, sự khác biệt giữa nhiệt độ bên trong và bên
ngoài nhà là những yếu tố ảnh hưởng tới sự đề xuất các phương án thiết kế của hệ
thống thông gió.
Hiểu nguyên lý chuyển động của dòng không khí là cần thiết để nắm được
nguyên nhân gây ra chuyển động của dòng không khí, từ đó đánh giá những vấn đề
liên quan đến hiệu quả thông gió trong tòa nhà. Không khí chuyển động từ nơi có áp
suất cao đến nơi có áp suất thấp. Trong công trình, sự chênh lệch áp suất giữa bên
trong và bên ngoài của công trình do tác dụng của nhiệt thừa và của gió, cũng như
động lực của máy quạt là các yếu tố động lực để thực hiện trao đổi không khí giữa
trong và ngoài nhà. Để hệ thống làm việc có hiệu quả cao cần xem xét, phân tích các
vấn đề sau đây: 1) Những phương án thiết kế hệ thống thông gió; 2) Hệ thống thông
gió đã lắp đặt liệu có đáp ứng được hiệu quả thông gió như đã thiết kế trong điều kiện

16
những yếu tố khí tượng như nhiệt độ và gió thay đổi nằm ngoài dự định của người
thiết kế. Ngoài ra người thiết kế còn phải lựa chọn các biện pháp khống chế rò gió qua
kết cấu công trình và xác định những thay đổi, hoặc đề xuất thêm các phương án để
đáp ứng hiệu quả thông gió yêu cầu.

1.2.1.Những thành phần đóng góp vào lưu lượng trao đổi không khí
Sự di chuyển của luồng không khí được thực hiện bởi sự chênh lệch áp suất gây
ra bởi tổng hợp của áp suất gió, lực nổi do yếu tố nhiệt gây ra, và động lực của máy
quạt. Lưu lượng không khí lưu thông bị ảnh hưởng bởi sự phân bố của các lỗ mở
thông gió trên kết cấu tường của công trình, ảnh hưởng bởi sự phân cách các không
gian trong công trình, và thói quen sinh hoạt của người sử dụng công trình.
Mục này sẽ tập trung vào ảnh hưởng của các yếu tố sau đến hiệu quả thông gió:
Áp suất gió (vận tốc và chiều hướng).
Sự chênh lệch nhiệt độ.
Xu hướng chuyển dộng của dòng không khí và sự phân phối không khí (phụ thuộc vào
cấu trúc của công trình và thói quen sinh hoạt của cư dân).
Áp suất gió
Lưu lượng và chiều chuyển động của dòng không khí bị ảnh hưởng lớn bởi vận
tốc và hướng gió. Do đó, áp suất gió là yếu tố khí tượng ảnh hưởng tới sự lựa chọn các
phương án thiết kế hệ thống thông gió trong công trình. Hình 2.1 mô tả hình thái
chuyển động của luồng gió khi thổi qua tòa nhà.

Hình 2.1. Chuyển động của luồng không khí xung quanh công trình
Chênh lệch nhiệt độ không khí
Chênh lệch nhiệt độ không khí giữa bên trong và bên ngoài công trình có thể
tạo ra chênh lệch mật độ không khí và dẫn đến sự xuất hiện của gradient áp suất. Sự
chênh lệch gradient áp suất còn gọi là hiệu ứng cột khói hoặc lực nổi gây ra do yếu tố
nhiệt độ. Lưu lượng không khí lưu thông do hiệu ứng cột khói gây ra có thể lớn hơn
trường hợp áp suất gió gây ra. Sự chênh lệch áp suất do hiệu ứng cột khói phụ thuộc
vào sự chênh lệch nhiệt độ gữa bên trong và bên ngoài công trình, chiều cao của tòa
nhà và độ kín khí của kết cấu bao che. Công trình càng cao và nhiệt độ chênh lệch
càng lớn gữa hai cột không khí bên trong và bên ngoài công trình càng lớn, ảnh hưởng
17
của hiệu ứng cột khói đến sự di chuyển của luồng không khí trong công trình càng lớn.
Hiệu ứng cột khói này thường bị hiểu nhầm là sự chênh lệch áp suất trong một cột
không khí (hiện tượng đối lưu). Thực chất, hiệu ứng cột khói này là sự chênh lệch áp
suất của hai cột không khí bên trong và bên ngoài nhà. Lực nổi sẽ gây ra áp suất dương
phía trên và áp suất âm ở phía dưới của cột không khí ấm.
Một yếu tố khác ảnh hưởng tới hiệu ứng cột khói là sự chênh lệch áp suất ở vị
trí mặt phẳng trung hòa. Vị trí mặt phẳng trung hòa được xác định dựa trên sự phân bổ
và kích thước của các khe hở trên kết cấu bao che của tòa nhà. Mặt phẳng trung hòa
được định nghĩa là mặt phẳng tồn tại dọc theo chiều cao của tòa nhà, nơi mà tồn tại
điều kiện cân bằng, không có sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài nhà.
Kết quả của hiệu ứng cột khói (là hàm phụ thuộc vào lượng không khí rò rỉ) được thể
hiện ở hình 2.2.

Hình 2.2. Sự chênh lệch áp suất chiều cao cột khói là hàm của phân bố lượng không
khí rò rỉ theo chiều cao
Hiệu ứng cột khói trong khí hậu nóng ẩm
Có rất nhiều nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện hệ thống thông gió trong điều
kiện khí hậu lạnh giá. Tuy nhiên, một số lượng lớn các tòa nhà được xây dựng ở khí
hậu nóng hoặc nóng ẩm. Hình 2.3 mô tả nguyên lý cơ bản của hiệu ứng cột khói xảy ra
trong điều kiện khí hậu nóng hoặc nóng ẩm. So với hiệu ứng cột khói ở điều kiện khí
hậu lạnh giá, hiệu ứng cột khói ở khí hậu nóng xảy ra ngược chiều với cấp độ nhỏ hơn
vì sự chênh lệch nhiệt độ thấp hơn giữa không khí bên trong và bên ngoài tòa nhà. Do
sự chênh lệch nhiệt độ không khí và áp suất giữa bên trong và bên ngoài công trình
trong điều kiện khí hậu nóng nhỏ hơn ở điều kiện khí hậu lạnh giá, hiệu quả của biện
pháp ngăn cách không gian các tầng về tiết kiệm năng lượng cũng nhỏ hơn ở điều kiện
khí hậu nóng.

18
Hình 2.3. Hiệu ứng cột khói trong điều kiện khí hậu nóng ẩm
Sự tích tụ của các luồng không khí
Để thực hiện thông gió với lưu lượng không khí tính toán định trước dưới tác
dụng của gió và của nhiệt thừa, người thiết kế cần phải xác định được áp suất tích tụ
gây ra bởi các cơ chế phát sinh động lực chuyển động của luồng không khí. Lưu lượng
không khí gây ra bởi các ảnh hưởng của nhiệt thừa và gió không có mối quan hệ tuyến
tính với sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài công trình. Để xác định lưu
lượng tích tụ của không khí, áp suất gió và áp suất gây ra do nhiệt thừa (hay áp suất
gây ra bởi hiệu ứng cột khói) cần phải được tổng hợp như mô tả ở hình 2.4. Độ dài của
mũi tên biểu thị lượng chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài công trình ở các
độ cao khác nhau.

Hình 2.4. Tổng hợp của áp suất gió và áp suất cột khói lên mặt đón gió của tòa nhà
Trong hình 2.5, mặt phẳng trung hòa sẽ cao hơn ở phía đón gió và thấp hơn ở
phía khuất gió. Trong trường hợp này, hiệu ứng cột khói tạo ra luồng không khí
chuyển động từ dưới lên trên trong hố thang, trong khi hệ thống thông gió tạo ra luồng
không khí chuyển động từ trên xuống dưới. Khi tổng hợp các dòng không khí này, kết
quả là dòng không khí đi lên trong giếng thang sẽ giảm đi, lượng rò gió ở các tầng phía
dưới ở phía đón gió tăng cao, tỉ lệ lọt gió ở phía khuất gió của tòa nhà ở các tầng phía
trên cũng tăng. Trong một vài trường hợp, mặt phẳng trung hòa có thể ở vị trí phía trên

19
của tòa nhà ở phía đón gió, và thấp hơn mặt đất ở phía khuất gió khi áp suất gió lớn
hơn áp suất gây ra do hiệu ứng cột khói.

Hình 2.5. Chiều chuyển dộng của không khí dưới ảnh hưởng của các yếu tố tác động

1.2.2. Sự phân bổ của luồng không khí


Thiết kế của tòa nhà gây ảnh hưởng đến sự chuyển động của không khí trong
công trình. Có hai tỉ lệ dùng để mô tả sự chuyển động của luồng không khí trong tòa
nhà cao tầng: 1) tỉ lệ thẩm thấu của kết cấu bao che dùng để mô tả sự chuyển động
theo phương ngang của luồng không khí; 2) Tỉ lệ thẩm thấu theo phương dọc dùng để
mô tả sự chuyển động của luồng không khí theo phương thẳng đứng.
Tỉ lệ thẩm thấu của kết cấu bao che mô tả sự phân bổ của luồng không khí qua
kết cấu bao che của tòa nhà. Tỉ lệ thẩm thấu theo phương ngang được định nghĩa là tỉ
sổ giữa sự thẩm thấu của không khí qua kết cấu tường phía khuất gió trên tổng thẩm
thấu của không khí qua kết cấu bao che của tòa nhà. Sự thẩm thấu có thể được biểu thị
dưới dạng diện tích các khe cửa (m2) hoặc hệ số thẩm thấu.
Lưu lượng không khí trao đổi lớn nhất thông qua kết cấu bao che của tòa nhà
xảy ra khi tỉ lệ thẩm thấu của kết cấu bao che là 0.5. Nói cách khác, sự thẩm thấu được
phân tách giữa phía kết cấu đón gió và khuất gió của tòa nhà. Tỉ lệ thẩm thấu theo
phương đứng là tỉ lệ thẩm thấu giữa sàn-trần chia cho tổng thẩm thấu qua kết cấu bao
che. Tỉ lệ thẩm thấu theo phương đứng là thông số để xác định vị trí mặt phẳng trung
hòa. Xét trên phương diện về sự phân bố áp suất do ảnh hưởng của nhiệt thừa, có hai
trường hợp lý thuyết xảy ra: 1) công trình nhiều tầng và có tỉ lệ thẩm thấu theo phương
đứng bằng 0, và tòa nhà có trục thẳng đứng có tỉ lệ thẩm thấu theo phương đứng bằng
1. Tỉ lệ thẩm thấu của tòa nhà trên thực tế nằm trong khoảng hai giá trị lý thuyết này.
2. Phân loại hệ thống thông gió
2.1. Theo động lực tạo ra gió
Không khí bên trong nhà được luân chuyển và trao đổi với không khí ngoài nhà
theo 2 phương thức: (1)thông gió tự nhiên do ảnh hưởng của nhiệt thừa, do ảnh hưởng
20
của gió, hay tổng hợp của cả nhiệt thừa và gió; và (2) thông gió cưỡng bức thực hiện
do động lực của các hệ thống quạt có thể kết nối với hệ thống đường ống để thực hiện
thông gió thổi, hoặc hút, hoặc cả hai để luân chuyển không khí giữa bên trong và bên
ngoài.
Với hệ thống thông gió tự nhiên, người thiết kế dựa vào điều kiện của khí hậu
bên ngoài công trình (các yếu tố khí hậu như vận tốc, chiều hướng, tần suất gió, nhiệt
độ) để bố trí vị trí, xác định các ô thoáng thông gió để thực hiện trao đổi không khí
giữa bên trong và bên ngoài công trình mà không cần sử dụng đến máy quạt. Do đó, hệ
thống thông gió tự nhiên có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho tòa nhà và
giúp không khí cũ thoát ra ngoài mái nhà và đưa nguồn không khí mới vào bên trong
không gian, giúp loại bỏ nhanh chóng các chất độc, hại có trong không khí.
Đối với hệ thống thông gió cơ khí, đây là một hệ thống thiết bị chuyên dùng
thường đòi hỏi sự thiết kế, lắp đặt, và vận hành bởi các bên chuyên môn. Hệ thống
thông gió cơ khí này sẽ chủ động hút không khí từ bên ngoài vào và đẩy lượng không
khí cũ ra ngoài môi trường. Ngoài ra, khi lắp đặt hệ thống này, người dùng còn có thể
được hưởng một số chức năng khác nữa như khả năng làm mát cũng như sưởi ấm cho
không gian lắp đặt.
Hệ thống thông gió cơ khí gồm hệ thống thông gió cơ khí hút và hệ thống thông
gió cơ khí thổi. Trường hợp chỉ có hệ thống thổi, trong phòng xuất hiện áp suất dương,
người ta gọi đó là hệ thống thông gió cơ khí áp suất dương. Trường hợp trong phòng
chỉ có hệ thống hút, trong phòng xuất hiện áp suất âm, người ta gọi đó là hệ thống
thông gió cơ khí áp suất âm. Trường hợp trong phòng có cả hệ thống thổi và hệ thống
hút, khi đó có tỉ lệ:
e = L t / Lh
trong đó Lt, Lh là lưu lượng thổi (Lt) và lưu lượng hút (Lh), m3/h.
Nếu e > 1, ta có thông gió áp suất dương. Nếu e < 1 ta có thông gió áp suất âm.
Nếu e = 1 ta có thông gió cân bằng áp suất. Tuỳ theo mục đích thông gió (làm mát,
khử độc hại, khử mùi ...) và công năng của phòng, của phân xưởng mà sử dụng thông
gió áp suất dương, thông gió áp suất âm hay thông gió cân bằng.
Hệ thống thông gió cân bằng áp suất có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí
tượng như nhiệt độ và gió. Do đó, với công trình sử dụng hệ thống thông gió cân bằng
áp suất cần phải lưu ý về độ kín khít của kết cấu bao che, để đảm bảo tối ưu hóa năng
lượng tiêu thụ của hệ thống. Lắp đặt hệ thống thông gió cân bằng áp suất cho những
công trình có khả năng rò gió cao sẽ làm tăng lượng không khí trao đổi và dẫn đến sự
kém hiệu quả trong sử dụng năng lượng.
Hệ thống thông gió cân bằng bao gồm cả quạt hút và quạt thổi, do đó sẽ tiêu thụ
năng lượng cao hơn hệ thống thông gió áp suất âm (chỉ có thông gió hút). Thêm vào
đó, thiết bị hồi nhiệt lắp đặt tích hợp vào hệ thống thông gió cân bằng sẽ tiết kiệm
năng lượng và giảm chi phí vận hành.
Chi phí tiêu thụ năng lượng của hệ thống quạt cần được xem xét khi quyết định
lắp đặt thiết bị hồi nhiệt. Hệ thống thông gió lắp đặt thiết bị hồi nhiệt thông thường
không mang lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện khí hậu ôn hòa vì khả năng tiết

21
kiệm năng lượng bị hạn chế. Hệ thống thông gió tích hợp thiết bị hồi nhiệt có hiệu quả
kinh tế cao trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
2.2.Theo hƣớng chuyển động của gió
Người ta chia ra các loại sau :
– Thông gió kiểu thổi: Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải
ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp.
– Thông gió kiểu hút: Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên
ngoài tràn vào phòng theo các khe hở nhờ chênh lệch cột áp.
– Thông gió kết hợp: Kết hợp cả hút để xả khí và thổi để cấp không khí vào phòng,
đây là phương pháp hiệu quả nhất.
2.3. Theo phƣơng pháp tổ chức
– Thông gió cục bộ: Là thông gió cho một khu vực nhỏ hẹp. Trong công nghiệp để
thực hiện thông gió cục bộ người ta thường sử dụng 2 cách: Thông gió thổi cục bộ và
thông gió hút cục bộ. Trong các công trình dân dụng khi thông gió cục bộ người ta sử
dụng các quạt gắn tường, gắn trần và hút trực tiếp không khí từ bên trong phòng thổi
ra bên ngoài. Ngoài ra để thông gió người ta có thể thổi không khí bên ngoài vào
phòng, tuy nhiên nếu phòng có sinh ra nhiều chất độc hại thì không được làm theo
cách này vì như vậy các khí độc có thể tràn ra các phòng xung quanh.
– Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể là thông gió cho một vùng rộng hoặc một tập
hợp gồm nhiều phòng. Để thực hiện được thông gió tổng thể cần thiết phải có hệ thống
kênh gió. Quạt thông gió lắp đặt thường có lưu lượng lớn. Thông gió tổng thể có thể
kết hợp với hệ thống điều hoà trung tâm với chức năng cung cấp không khí tươi cho hệ
thống.
3. Các bộ phận cơ bản của hệ thống thông gió
3.1. Các bộ phận của hệ thống thông gió tự nhiên
Hệ thống thông gió tự nhiên bao gồm cửa lấy gió (louver), cửa sổ, các ô thoáng
thông gió,…Thông gió tự nhiên phụ thuộc vào dòng chuyển động của không khí qua
các cửa sổ và ô thoáng của tòa nhà để cung cấp khí tươi hoặc thải khí bị ô nhiễm. Một
hệ thống thông gió tự nhiên thiết kế hợp lý sẽ bao gồm những ô thoáng thông gió cố
định để cung cấp hiệu quả thông gió nền và những ô thoáng thông gió có thể điều
chỉnh được diện tích để đáp ứng nhu cầu hiệu quả thông gió không ổn định. Số lượng
và kích cỡ của các ô thoáng thông gió phụ thuộc vào nhu cầu tổng của hiệu quả thông
gió, phụ thuộc vào các yếu tố cục bộ như hướng gió, vận tốc gió, tần suất gió và hiệu
ứng cột khói. Đôi khi, điều khiển tự động và các van được lắp đặt để điều chỉnh kích
thước, chiều hướng của các ô thoáng thông gió. Các van và hệ thống điều khiển tự
động này được kết nối với các cảm biến nhiệt để tối ưu hóa hiệu quả thông gió.
Hoạt động của cửa sổ và cửa lấy gió
Trong rất nhiều tòa nhà, hoạt động của cửa sổ là yếu tố chính để thực hiện
thông gió tự nhiên. Các cửa sổ cho phép sự di chuyển của một lượng lớn không khí để
làm mát vào mùa hè và thải khí độc hại ra khỏi tòa nhà. Tuy nhiên, nếu hoạt động
đóng mở cửa không liên hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu ngoài trời sẽ dẫn đến hiệu
22
quả tiện nghi nhiệt thấp, lãng phí năng lượng xảy ra vào mùa nóng. Đôi khi, tổn thất
năng lượng từ việc đóng mở cửa sẽ trở nên trầm trọng nếu hệ thống sưởi ấm có công
suất quá lớn và thiếu sự kiểm soát, vận hành cần thiết.
Các điểm lấy gió ngoài
Các điểm lấy gió ngoài là các cửa lấy gió có kích thước nhỏ. Sự trao đổi không
khí không cần thiết có thể được hạn chế bằng cách sử dụng các điểm lấy gió ngoài (các
cửa lấy gió ngoài có kích thước nhỏ) thay vì mở cửa sổ vào mùa đông. Các điểm lấy
gió ngoài này có hiệu quả đối với không gian có diện tích từ 4000 đến 8000 m2. Các
điểm lấy gió thông thường không điều chỉnh được về kích cỡ và hướng lấy gió. Trong
trường hợp có thể điều chỉnh được các điểm lấy gió này, chế độ điều chỉnh để cung
cấp lượng gió lưu thông ít nhất được thiết lập. Con người có thể điểu chỉnh các điểm
lấy gió này với diện tích lớn hơn khi nhu cầu thông gió cao hơn. Trong một phòng nên
bố trí một điểm lấy gió.
Các điểm lấy gió tự động
Một số điểm lấy gió tự động hoạt động dựa vào cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, áp
suất gió ngoài trời. Những thông số này thông thường được sử dụng để thiết kế hệ
thống thông gió tự nhiên áp suất âm.
Các cửa lấy gió sử dụng cảm biến nhiệt độ
Kích thước của các cửa lấy gió sử dụng cảm biến nhiệt độ có thể điều chỉnh
được kích thước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí ngoài trời. Loại cửa lấy gió này hạn
chế dòng không khí di chuyển không chủ đích do ảnh hưởng của hiệu ứng cột khói.
Các cửa lấy gió sử dụng cảm biến độ ẩm
Các cửa lấy gió này có nhiệm vụ làm tăng hoặc giảm độ ẩm trong phòng.
Thông thường cửa lấy gió này phổ biến ở vùng khí hậu lạnh giá.
Các cửa lấy gió sử dụng cảm biến áp suất
Có rất nhiều loại cửa gió sử dụng cảm biến áp suất đã được nghiên cứu và ứng
dụng. Tuy nhiên, các loại cửa gió này hoạt động không chính xác ở điều kiện áp suất
gió nhỏ hơn 10 Pa. Loại cửa lấy gió này cho phép luồng không khí phân bố đều trong
điều kiện dải áp suất rộng để đảm bảo thực hiện tốt thông gió tự nhiên.
3.2. Các bộ phận của hệ thống thông gió cơ khí
3.2.1. Hệ thống thổi
Hệ thống thổi thường bao gồm các bộ phận sau:
 1 - Bộ phận thu không khí: gồm cửa lấy không khí ngoài và mương hay ống
dẫn, qua đó không khí ngoài đi vào hệ thống thông gió;
 2 - Thiết bị xử lý không khí: như lọc bụi và khí, sấy nóng, làm lạnh, làm ẩm, …
 3 - Quạt cấp gió: quạt trục hoặc ly tâm, có chức năng lấy gió từ bên ngoài thổi
vào bên trong;
 4 - Hệ thống đường ống dẫn: không khí theo đường ống dẫn (hút) đến máy
quạt, rồi từ máy quạt theo đường ống đẩy đến các vị trí cần được thông gió;

23
 5 - Các bộ phận điều chỉnh lưu lượng không khí: như van gió, lá chắn, lá hướng
dòng đặt tại các bộ phận thu không khí và các ống nhánh;
 6 - Bộ phận phân phối không khí: còn gọi là miệng thổi, cùng lưới chắn, lá điều
chỉnh lưu lượng và hướng không khí trước khi thổi vào phòng.

Hình 2.6. Sơ đồ điển hình hệ thống thông gió thổi


3.2.2. Hệ thống hút

Hình 2.7. Sơ đồ điển hình hệ thống thông gió hút


Hệ thống hút thường gồm các bộ phận:
 1 - Miệng hút
 2 - Các bộ phận điều chỉnh lưu lượng không khí: như van gió, lá chắn, …
 3 - Hệ thống đường ống dẫn: dẫn không khí từ miệng hút đến máy quạt, rồi từ
máy quạt đến bộ phận thải không khí;
 4 - Thiết bị xử lý không khí trước khi thải ra bên ngoài;
 5 - Quạt hút gió: quạt trục hoặc ly tâm, có chức năng hút gió từ bên trong thổi
ra bên ngoài;
 6 - Bộ phận thải không khí ra ngoài trời gọi là chụp thải
3.3. Miệng thổi, miệng hút không khí
Khi lựa chọn miệng thổi, miệng hút và vị trí lắp đặt chúng cần thỏa mãn các
yêu cầu chính sau đây:
24
 Vận tốc không khí thoát ra khỏi miệng thổi hoặc đi vào miệng hút cần nằm
trong giới hạn hợp lý để không gây ồn và gây cảm giác khó chịu cũng như cản
trở hoạt động và quá trình công nghệ trong phòng;
 Hình dạng, kích thước, vị trí lắp đặt thích hợp để có sức cản thủy lực nhỏ nhất,
hình thức bên ngoài đẹp, vị trí lắp đặt phù hợp với nội thất công trình, đặc biệt
với nhà ở và công trình công cộng;
 Có thể điều chỉnh được lưu lượng và chiều hướng luồng không khí.

3.3.1. Miệng thổi


Đặc trưng cơ bản của miệng thổi là chiều hướng và độ khuếch tán của luồng
không khí (độ khuếch tán là độ giảm tốc độ của luồng không khí phân bố). Biết được
các trị số đó có thể chọn miệng thổi phù hợp với các điều kiện cho trước.

(a) Miệng thổi khuếch tán (b) Miệng thổi sâu

Hình 2.8. Miệng thổi khuếch tán (a) và miệng thổi sâu – compact (b)

 Hướng của luồng có thể dọc trục miệng thổi hoặc tạo thành góc nào đó so với
trục miệng thổi.
 Theo độ khuếch tán có thể chia luồng thành: luồng compact, luồng rẻ quạt và
luồng trung gian.
o Luồng compact tạo thành từ miệng thổi tròn hoặc vuông. Luồng compact
có thể được thổi đi xa, nghĩa là có thể giữ được vận tốc tương đối nào đó
tại tiết diện xa nhất từ miệng thổi. Luồng này có góc mở thường không
lớn.
o Luồng rẻ quạt phân bố theo các hướng và tắt rất nhanh.
Luồng càng khuếch tán thì vận tốc trong luồng càng giảm nhanh, sự hòa
trộn giữa không khí trong luồng với không khí xung quanh càng nhanh
và nhiệt độ và nồng độ của khí trong luồng chóng đạt giá trị gần với
không khí xung quanh.
25
3.3.2. Miệng hút
 Miệng hút chung: được lắp trong các hệ thống hút chung, áp dụng trong nhà ở,
nhà công cộng và nhà công nghiệp.
 Miệng hút cục bộ còn gọi là chụp hút chỉ áp dụng đối với nhà công nghiệp.
Chụp hút cục bộ có thể là chụp kín, chụp nửa kín và chụp hở dùng để hút khí
nóng, khí độc hại, bụi ngay tại nguồn phát sinh ra chúng – đó là tại các lò, các
bể, các thiết bị công nghệ.
3.4. Đƣờng ống dẫn không khí
Đường ống dẫn không khí được chế tạo từ các vật liệu khác nhau và có hình
dạng tiết diện ngang khác nhau (chữ nhật, vuông, tròn). Ngoài vật liệu chế tạo ống và
cấu tạo của ống và mương dẫn, trạng thái bề mặt trong của ống và mương, số lượng và
hình dạng chỗ uốn cong và chuyển tiết diện có ý nghĩa quan trọng, vì sức cản thủy lực
phụ thuộc vào các yếu tố trên. Bề mặt nhẵn đảm bảo sức cản ma sát bé, ngoài ra ít bám
bụi và dễ làm sạch ống. Đường ống dẫn không khí cần có độ dẫn nhiệt bé, ít thẩm
thấu hơi nước và chịu lực tốt. Yếu tố chịu lửa rất quan trọng vì lửa dễ lan truyền theo
hệ thống ống dẫn (từ phòng nọ sang phòng kia). Hình dạng hợp lí nhất của tiết diện
đường ống là hình dạng ứng với diện tích tiết diện ngang nhất định có chu vi bé nhất,
vì chu vi càng bé thì sức cản ma sát càng bé . Rõ ràng ống có tiết diện tròn lợi nhất,
tiếp theo là ống tiết diện vuông rồi đến ống tiết diện chữ nhật. Đường ống tiết diện chữ
nhật tuy không lợi về mặt sức cản thủy lực, nhưng nó thuận lợi trong chế tạo, lắp đặt
và nhất là hòa hợp với kết cấu xây dựng dân dụng và đảm bảo mỹ quan công trình.

Hình 2.9. Ống dẫn không khí


Thông thường, hệ thống ống gió được chế tạo từ vật liệu tôn tráng kẽm bao
gồm nhiều đoạn ống được nối với nhau bởi mặt bích có gioăng để đảm bảo độ kín khít
của đường ống. Đường ống được đi theo các trục kỹ thuật, đi trên trần giả để đảm bảo
mỹ quan cho các công trình dân dụng. Ngoài ra, hệ thống ống gió phải được neo đỡ
bằng các giá đỡ và thanh treo phù hợp. Nếu dòng không khí di chuyển trong hệ thống
ống gió với vận tốc quá cao sẽ gây ồn và gây ảnh hưởng đến môi trường sống và làm
việc của người sử dụng công trình. Do đó, để đảm bảo độ ồn nằm trong ngưỡng cho
phép, các nhà thiết kế, thi công phải có biện pháp chống ồn như chọn vận tốc gió hợp

26
lý, lắp đặt các bộ phận giảm tiếng ồn trên hệ thống ống gió. Hình 2.10 thể hiện các hộp
tiêu âm sử dụng trên hệ thống ống gió.

Hình 2.10 Bộ phận tiêu âm của ống gió


3.5. Bộ phận thu và thải không khí
Vị trí lắp đặt và cấu tạo của bộ phận thu không khí cần phải đáp ứng những yêu
cầu chính sau đây:
- Không khí vào miệng thu phải sạch, không hoặc ít bị ô nhiễm;
- Hình thức cấu tạo phải phối hợp với kiến trúc ngôi nhà, nhất là đối với nhà ở và
công trình công cộng.
- Để không khí thổi vào nhà được sạch, bộ phận thu không khí được đặt gần
nguồn gây ô nhiễm như cạnh đường không lát, cạnh bãi than, ống khói, nhà vệ
sinh, bếp, phòng thí nghiệm hay phòng sản xuất tỏa khí – hơi độc, bụi…
Kinh nghiệm cho thấy, khoảng cách tối thiểu giữa bộ phận thu không khí và nguồn
gây ô nhiễm là 12m theo chiều ngang và 6m theo chiếu đứng thì khả năng gây ô nhiễm
không khí thổi không đáng kể (20).
3.6. Buồng máy thông gió và quạt thông gió
3.6.1. Buồng máy thông gió
Buồng máy cần đặt tại vị trí trung tâm của các phòng được thông gió. Kích
thước của buồng máy được chọn xuất phát từ điều kiện thiết bị của hệ thống, sao cho
tiện lợi trong xây lắp, vận hành và sửa chữa.
Chiều cao của buồng (máy) thông gió không thấp hơn 1,8m; khoảng cách giữa
các thiết bị nhằm đảm bảo chiều rộng đi lại không nhỏ hơn 0,7m. Tường buồng máy
cần xây bằng gạch khó cháy với bề mặt nhẵn để dễ dàng lau chùi, tẩy bụi và chất bẩn.
Buồng máy cần được chiếu sáng tự nhiên.

3.6.2. Quạt thông gió


Các loại quạt thông gió bao gồm: quạt ly tâm, quạt hướng trục, quạt jetfan, quạt
hút gắn trên mái, quạt trục gắn tường, quạt gắn trần. Tùy thuộc vào phương án thiết kế
của các hệ thống thông gió với những chức năng khác nhau, cũng như yêu cầu thẩm
mỹ mà người thiết kế sẽ lựa chọn loại quạt phù hợp. Các thông số chính để chọn quạt
bao gồm: lưu lượng, cột áp, hiệu suất, công suất điện, tốc độ quay, độ ồn.

27
Hình 2.11. Các loại quạt sử dụng trong hệ thống thông gió
3.7. Các bộ phận điều chỉnh lƣu lƣợng không khí
Van điều chỉnh lưu lượng có chức năng phân chia lưu lượng trên đường ống gió
và các cửa gió. Ngoài ra, van điều chỉnh lưu lượng còn có tác dụng đóng ngắt những vị
trí phân phối gió tạm thời không cần sử dụng. Lựa chọn van điều chỉnh lưu lượng hợp
lý là công việc cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bất kỳ hệ thống vận
chuyển không khí nào, góp phần tối ưu hóa năng lượng sử dụng và giảm chi phí lắp
đặt thấp nhất có thể. Van điều chỉnh lưu lượng phân loại theo hình dáng bao gồm van
hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông (hình 2.12). Đối với van điều chỉnh lưu lượng
hình vuông hoặc hình chữ nhật, cấu trúc van tiêu chuẩn có các lá van di chuyển ngược
chiều nhau và được kết nối với bộ phận điều chỉnh bên ngoài. Tuy nhiên, một cấu trúc
khác của van hình chữ nhật hoặc hình vuông là các lá van di chuyển song song. Các
van điều chỉnh lưu lượng có thể điều chỉnh vị trí lá van bằng tay hoặc bằng động cơ
điện. Các lá van có cấu trúc một lớp hoặc hai lớp để đảm bảo độ kín khít và yêu cầu
rò rỉ qua van (hình 2.13)

28
Hình 2.12. Van điều chỉnh lưu lượng

Hình 2.13. Van điều chỉnh lưu lượng hình vuông a) lá van một lớp, b)lá van hai lớp

29
Hình 2.14. Van điều chỉnh lưu lượng với lá van di chuyển song song và lá van di
chuyển ngược chiều
Dựa vào chiều chuyển động của lá van, người ta phân van điều chỉnh lưu lượng
hình chữ nhật hoặc hình vuông làm hai loại:1) van điều chỉnh lưu lượng với lá van
chuyển động song song, 2) van điều chỉnh lưu lượng với lá van điều chỉnh ngược
chiều. Van điều chỉnh lưu lượng với các lá van chuyển động song song được chế tạo
sao cho các lá van chuyển động cùng chiều và song song. Loại van này thông thường
được sử dụng để đóng hoặc mở một dòng không khí. Van điều chỉnh lưu lượng với các
lá van chuyển động ngược chiều được chế tạo sao cho các lá van nằm cạnh nhau để
các lá van này chuyển động ngược hướng nhau. Loại van này dùng để điều chỉnh lưu
lượng dòng không khí.

30
4. Các hệ thống thông gió trong công trình
4.1. Thông gió bếp, khu vệ sinh

Hình 2.15. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thông gió khu vệ sinh và khu bếp theo phương
ngang và theo trục thẳng đứng
Trong các công trình công cộng, đặc biệt là nhà cao tầng cần phải tổ chức hút thải khí
ở các khu vệ sinh bằng hệ thống thông gió cơ khí; cũng có thể áp dụng hệ thống hút
thải tự nhiên theo chiều đứng với chụp thoát gió trên mái nhưng phải có cơ sở tính
toán chuẩn xác. Thực tế xây dựng ở Việt Nam trước đây và ngay cả hiện nay cho thấy
rất nhiều công trình kiến trúc công cộng đều không lắp đặt hệ thống hút thải khí bằng
cơ khí hoặc tự nhiên theo chiều đứng cho khu vệ sinh mà chỉ trông chờ vào thông gió
tự nhiên theo chiều ngang, kết quả là mùi hôi hám lan toả khắp nơi, gây ô nhiễm và rất
mất vệ sinh, mất văn hoá. Vì vậy việc lắp đặt các hệ thống hút cơ khí cho các khu vệ
sinh là hết sức cần thiết và quan trọng.
Tất cả các hệ thống thông gió cho khu bếp và WC bắt buộc phải được thiết kế
theo phương pháp thông gió áp suất âm để tránh khí bẩn bị ô nhiễm lan tỏa vào các
phòng lân cận. Thông gió khu vệ sinh và khu bếp có thể thực hiện theo trục thẳng
đứng hoặc theo phương ngang (hình 2.15).
Nhờ động lực máy quạt, khi quạt gió hoạt động, áp suất không khí bên trong
ống dẫn nhỏ hơn áp suất khí quyển, vì thế không khí ô nhiễm trong khu WC, bếp được
hút vào miệng hút rồi theo ống dẫn vào quạt gió và được thải ra ngoài.Khi không khí
vào miệng hút, áp suất không khí trong phòng bếp, khu WC giảm xuống nhỏ hơn áp
suất khu vực xung quanh, vì vậy không khí sạch từ ngoài tràn vào làm cho nồng độ các
chất ô nhiễm, mùi trong khu được thông gió nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.Sự cân bằng

31
áp suất tại các nút và việc đảm bảo hệ thống làm việc ổn định là nhờ vào các van khóa
đặt trên ống dẫn không khí và tại các miệng hút.
4.2. Thông gió tầng hầm
Hầu hết các nhà chung cư cao tầng luôn được thiết kế tầng hầm làm Gara để đỗ
xe ô tô và xe máy. Để đảm bảo thông thoáng khi vận hành và tham gia cứu hộ khi có
cháy xảy ra, tầng hầm của các tòa nhà cao tầng nhất thiết phải thiết kế, lắp đặt hệ
thống thông gió. Hệ thống thông gió cho Gara tầng hầm được thiết kế theo phương
pháp thông gió áp suất âm để tránh khí bẩn bị ô nhiễm lan tỏa vào các không gian lân
cận.

Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thông gió tầng hầm


Trong trường hợp chỉ có một tầng hầm, khi quạt gió 5 hoạt động, áp suất không
khí bên trong ống dẫn nhỏ hơn áp suất khí quyển, vì thế không khí ô nhiễm trong Gara
được hút vào miệng hút số 3 theo ống dẫn 4 và được thải ra ngoài qua miệng thải 6.
Khi không khí vào miệng hút, áp suất không khí trong Gara giảm xuống nhỏ hơn áp
xuất khu vực xung quanh, vì vậy không khí sạch từ ngoài trời tràn vào qua đường lên
xuống của Gara tràn vào làm cho nồng độ những chất ô nhiễm trong Gara nhỏ hơn tiêu
chuẩn cho phép.
Trong trường hợp tòa nhà có từ 2 tầng hầm trở lên hoặc diện tích tầng hầm một
quá rộng, ngoài hệ thống hút ta còn phải thiết kế, lắp đặt hệ thống thổi không khí vào
Gara nhằm mục đích cấp ôxy vào Gara. Tuy nhiên để đảm bảo áp suất không khí trong
Gara nhỏ hơn áp suất khí quyển ta phải thiết kế hệ thống thổi có lưu lượng thổi vào chỉ
bằng 70% lưu lượng hút.Không khí được hút qua của lấy gió ngoài 1qua ống dẫn
không khí vào quạt gió 2 và thổi qua miệng thổi vào Gara, nhờ hệ thống thổi đó mà
trong Gara đủ ôxy cung cấp cho người và cho xe khi nổ máy. Ngoài ra, không khí có
thể cấp vào Gara qua hệ thống đường ống cấp gió và miệng thổi gió.

32
Hình 2.17. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió tầng hầm không sử dụng
đường ống
Ngoài ra, một số công trình sử dụng quạt Jetfan trong thiết kế, lắp đặt hệ thống
thông gió cho tầng hầm để thay thế hệ thống ống gió (hệ thống thông gió không đường
ống). Quạt Jetfan hoạt động trên nguyên tắc thông gió theo phương dọc cũng như
phương ngang. Quạt tạo ra một phản lực với áp lực không khí cao, áp lực này làm di
chuyển một lượng không khí lớn bằng cách cuốn lấy không khí xung quanh quạt.
Lượng không khí bị cuốn theo bởi quạt khi không khí được quạt hút và thải ra đằng
trước, tạo thành một luồng khí mạnh kéo theo những miền không khí xung quanh.
Những đặc điểm này liên quan trực tiếp đến lực đẩy của quạt, được đo bằng Newton
(N). Lực đẩy này hình thành thông qua mối quan hệ giữa lưu lượng thể tích, vận tốc và
khối lượng riêng của không khí. Lực đẩy mà quạt tạo ra tỉ lệ thuận với lưu lượng và
vận tốc của quạt. Hệ thống thông gió Jetfan có ưu điểm nổi bật về tính năng gọn nhẹ, ít
chiếm không gian trần, khả năng thông gió tổng thể hiệu quả và quá trình thi công lắp
đặt nhanh gọn.
Tuy nhiên hệ thống thông gió tầng hầm sử dụng quạt Jetfan có nhược điểm lớn
liên quan đến việc xử lý khói, khí thải, hơi nóng trong tầng hầm. Khi vận hành thử, căn
chỉnh lắp đặt trong một điều kiện nhất định, việc xử lý có thể đạt hiệu quả thông gió
thiết kế. Tuy nhiên khi có sự thay đổi về không gian, như số lượng, vị trí xe ôtô, xe
máy để trong tầng hầm sẽ khiến "luồng khí kéo theo" do hoạt động của quạt Jetfan có
thể không còn được như mô phỏng. Điều này được minh chứng bởi nhiều tầng hầm
hiện nay có lắp đặt hệ thống thông gió dùng Jetfan, nhưng vẫn gặp các vấn đề về khói
ngạt, mùi hôi và hơi nóng tầng hầm. Ngoài ra, một nhược điểm khác của hệ thống này
là quạt Jetfan gây tiếng ồn lớn khi hoạt động.
Tùy theo mức độ tự động hóa của từng công trình cụ thể, quạt gió được vận
hành bằng tay hoặc vận hành tự động phụ thuộc vào các sensor cảm biến nồng độ CO2
trong tầm hầm. Khi nồng độ khí CO2 tích tụ vượt giới hạn cho phép, tốc độ của quạt sẽ
được điều chỉnh tăng lên để pha loãng, giảm nồng độ khí CO2. Khi có cháy, các quạt
cấp không khí vào tầng hầm không được hoạt động. Trong khi đó, các quạt hút không

33
khí sẽ chạy tăng tốc độ theo thiết kế để hút khói thải ra ngoài. Tuy nhiên, chọn thời
điểm quạt hoạt động phải đúng lúc để đảm bảo cho người có thể thoát hiểm ra bên
ngoài vì khi quạt Jetfan hoạt động, khói sẽ đảo lộn từ trên trần xuống. Như vậy, chỉ có
lưc lượng chữa cháy mới có thể hoạt động trong khu vực này.
4.3. Thông gió trục thu đổ rác

1. Cửa đổ rác; 2. Đường xả; 3. Miệng xả; 4. Đối trọng; 5. Thùng rác; 6. ống thải;
7. Chụp thải. 8. Quạt hút; 9. Luồng khí; 10. Mương gió; 11. Quạt hút
Hình 2.18. Sơ đồ thông gió trục thu rác
Nhiều nhà chung cư được thiết kế khu thu gom chất thải rắn, tuy nhiên chưa
chú ý đến việc lắp đặt hệ thống thông gió hố thu gom chất thải. Việc thiết kế, thi công
lắp đặt hệ thống thông gió hút cho hố thu gom chất thải rắn sẽ mang lại sức khỏe cho
người sử dụng, hạn chế khả năng gây hỏa hoạn cho nhà chung cư, cải thiện môi trường
sống cho con người. Giống như hệ thống thông gió cho khu phụ, hệ thống thông gió
cho hố thang thu gom chất thải sinh hoạt được thiết kế thông gió áp suất âm, tức là chỉ
lắp đặt hệ thống hút.
Trong hố thang thu gom chất thải một số chất độc hại sinh ra, đặc biệt khi thức
ăn, chất thải sinh hoạt lên men tạo thành khí metan. Nếu chất khí metan đạt được trị số
nồng độ nhất định sẽ sinh ra cháy nổ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt dù là rất bé. Để hạn
chế khả năng cháy nổ sinh ra từ hố thu gom chất thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh cho
người sử dụng cần lắp đặt một quạt hút trên mái (nóc thang) đủ lưu lượng để hút các
khí độc, mùi khó chụi sinh ra trong hố thang thải ra ngoài.

34
Khi quạt hút 8 hoạt động, không khí sạch bên ngoài tràn vào qua cửa đổ rác 1,
cửa xả rác 3 theo ống đứng 2 để thoát ra ngoài qua miệng thải. Nhờ hệ thống hút trên,
nồng độ các chất độc hại, mùi khó chịu được giảm đến dưới nồng độ cho phép. Ngoài
ra, hệ thống thông gió cơ khí hút được lắp đặt với các miệng hút bố trí ở các tầng, kết
nối với trục ống gió đứng và quạt gió để hút thải khí có hại và mùi từ hố thang rác tràn
vào phòng đổ rác.
4.4. Thông gió tăng áp cầu thang bộ
4.4.1. Thang bộ thoát nạn

Hình 2.1. Thang bộ không nhiễm khói N1

Hình 2.2. Thang bộ không nhiễm khói N2 và N3


Theo quy định, quá trình thoát nạn phải đảm bảo để người sử dụng từ bên trong
có thể di chuyển đến một khu vực an toàn nằm bên ngoài ngôi nhà đang xảy ra sự cố
cháy. Đối với các công trình nhà nhiều tầng thì không thể tránh khỏi việc sử dụng cầu
35
thang bộ làm một phần của đường thoát nạn để đảm bảo sự di chuyển theo hương
đứng từ trên cao xuống. Buồng thang bộ được phân thành buồng thang bộ thông
thường và buồng thang bộ không nhiễm khói. Có 3 loại buồng thang bộ không nhiễm
khói N1, N2 và N3 trong đó N1 là buồng thang có lối vào đi qua một khoảng thông
thoáng với không khí bên ngoài, còn thang N2 và N3 đều là các buồng thang có áp
suất không khí dương hoặc lối vào từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không
khí dương. Trong ba loại thang bộ này, thang N2 và N3 cần được lắp đặt hệ thống tăng
áp đáp ứng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy

4.4.2. Hệ thống tăng áp cho cầu thang bộ


Sự nguy hiểm cháy ở nhà cao tầng chính là đám cháy phát triển rất nhanh và
khó cứu chữa. Đường chính để khói lan truyền là giếng thang máy, các giếng kỹ thuật,
buồng thang bộ, các kênh thông gió theo phương thẳng đứng, vị trí hở giữa các tầng và
hành lang. Thực nghiệm cho thấy khói và sản phẩm cháy lan truyền theo phương thẳng
đứng với vận tốc trên 20 m/s. Thời gian tầng trên cùng bị nhiễm khói sau 2 đến 3 phút.
Sau 5 phút trong những điều kiện nhất định nhiệt độ trong buồng thang bộ có thể đạt
200oC, vượt quá nhiều so với nhiệt độ nguy hiểm đối với con người trong điều kiện
cháy.
Việc điều áp cho cầu thang bộ thực chất là tạo áp suất dư trong buồng thang bộ
nhằm ngăn cản khói và khí độc xâm nhập vào lối thoát hiểm giúp cho người trong
vùng bị cháy có thể thoát hiểm và tìm nơi trú ẩn an toàn.
Đối với các nhà cao tầng, khi thiết kế cấu tạo kiến trúc khu thang bộ thường
được thiết kế việc trao đổi không khí giữa bên trong buồng thang với bên ngoài nhờ
chênh lệch áp suất gây ra bởi tác dụng của gió và chênh lệch trọng lượng riêng của
không khí trong buồng thang và bên ngoài. Như vậy khi xảy ra cháy ở một phòng nào
đó trong tầng nào đó thì khói sẽ từ phòng phát cháy thoát ra hành lang và theo buồng
thang bộ thoát ra ngoài, gây nên nguy hiểm cho lối thoát hiểm.

Hình 2.3. Cầu thang được và không được tăng áp


Như vậy việc buồng thang bộ được bố trí tăng áp (tức tạo áp suất dư trong
buồng thang) thì khói không xâm nhập vào được buồng thang, lối thoát hiểm đảm bảo
an toàn cho việc thoát người. Hiện tượng này được giải thích trên hình 2.17:

36
Hình 2.4. Tác dụng ngăn khói của buồng thang bộ được tăng áp
Các sơ đồ thông gió tăng áp cầu thang bộ:

a, Một điểm cấp b, Nhiều điểm cấp

Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống tăng áp cầu thang


Trên sơ đồ a), quạt cấp gió vào trực tiếp buồng thang bộ, đặt ở trên tầng mái.
Trên sơ đồ b), khi thiết kế kiến trúc phải bố trí các hộp kỹ thuật đứng, trong đó
bố trí hệ thống đường ống dẫn gió để cấp gió ngoài vào trục tiếp trong buồng thang tại
từng tầng thông qua cửa cấp gió và các van đóng mở để việc cấp gió tại các miệng cấp
là đồng đều nhau. Quạt cấp gió bố trí phía dưới hoặc phía trên, bên ngoài nhà.

4.4.3. Hệ thống tăng áp cho bến chờ thang máy


Theo tiêu chuẩn, công trình cao 6 tầng trở lên đều phải được trang bị thang máy
để đảm bảo cho người đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian. Như vậy tại các tầng đều có
bố trí bến chờ cho hệ thống thang máy.

37
Hình 2.6. Sơ đồ tăng áp giếng thang máy
Một hệ thống thang máy tối thiểu phải có 2 thang. Khi công trình có số lượng
thang máy lớn, để nâng cao năng suất phục vụ, việc bố trí thang máy theo nhóm là bắt
buộc. Trong nhóm thang máy đó, mỗi một thang máy lại được phân làm việc theo
công dụng:
- Thang máy chuyên chở người,
- Thang máy chở người kèm hàng,
- Thang máy cứu hỏa.
Đối với thang máy chở người, khi xảy ra cháy, dù đang ở vị trí nào trong giếng
thang đều thực hiện đưa người về tầng 1 (hoặc tầng trệt), thoát người, ngừng hoạt động
trong thời gian xảy ra cháy.
Đối với thang máy cứu hỏa, bình thường vẫn chuyên chở người và hàng hóa theo
phương thẳng đứng với hai chiều lên/xuống. Khi có cháy, thang máy này dùng phục
vụ cho lực lượng cứu hỏa, cứu hộ.
Đối với công trình có số tầng thấp, phương tiện cứu hỏa của lực lượng PCCC đủ
đáp ứng (chiều cao làm việc của xe thang đủ lớn) thì trong nhóm thang có thể không
cần bố trí thang máy cứu hỏa.
Đối với công trình có số tầng cao, chiều cao xe thang không thể đáp ứng, khi bố
trí nhóm thang bắt buộc phải có thang máy làm chức năng cứu hỏa.
Quá trình cabin thang máy chuyển động lên xuống trong giếng thang sẽ tạo nên
một “hiệu ứng pittông”. Hiệu ứng pittông được thể hiện trên hình a) và b) Hệ thống
điều áp bến chờ (các khoang đệm) thang máy:
Trường hợp hệ thống thang máy không thiết kế chức năng cứu hỏa, cứu hộ: khi
có tín hiệu xảy ra cháy, dù cabin đang ở đâu trong giếng thang sẽ lập tức được điều
khiển di chuyển về tầng 1 hay tầng trệt để thoát người. Sau khi thoát người xong thang
máy sẽ ngừng hoạt động. Để ngăn không cho khói xâm nhập vào bến chờ thang máy
của tầng bị cháy có thể thực hiện theo giải pháp như hình dưới đây:

38
Hình 2.7. Hệ thống điều áp bến chờ (các khoang đệm) thang máy

4.5. Thông gió hút khói


Các hành lang thường được chia thành hai dạng: (1) hành lang hở; (2) hành
lang kín. Hành lang hở là các hành lanh được chiếu sáng tự nhiên và tiếp xúc trực tiếp
với không khí bên ngoài. Đối với hành lang hở, việc hút khói hành lang không yêu
cầu.
Đối với hành lang kín vấn đề hút khói cần được xem xét. Hãy xem một công
trình được thiết kế có hành lang giữa kiểu kín. Như vậy trong hành lang giữa kiểu kín
để đảm bảo không tụ khói, tạo cơ sở cho việc thoát người, cần bố trí hệ thống tăng áp
cho cầu thang bộ và hệ thống hút khói cho hành lang kín.

Hình 2.8. Sơ đồ kết hợp hệ thống tăng áp và hút khói

39
Hệ thống hút khói dùng áp suất âm: tại hành lang kín thoát hiểm được bố trí các
van thải khí (luôn đóng) đặt dưới trần mỗi tầng, nối với các ống hút tới quạt hút đặt
trên mái nhằm tạo ra một áp suất âm để hút khói ra ngoài. Khi có tín hiệu báo cháy,
van thải khí tại tầng bị cháy và quạt hút được kích hoạt làm việc để hút khói. Ống khói
phải cao hơn đỉnh mái nhà tối thiểu 2,5m. Quạt hút dạng chịu nhiệt.
Hệ thống pha loãng khói dùng áp suất dương: tại hành lang kín thoát hiểm được cung
cấp một lượng không khí từ bên ngoài nhằm pha loãng khói, cấp thêm ôxy, tạo lối đi
cho việc thoát người.
Hệ thống điều áp được phân ra: Hệ thống điều áp một cấp hoặc hệ thống
điều áp hai cấp (Single - stage or Two - stage system).
- Hệ thống điều áp được thiết kế có thể chỉ hoạt động trong trường hợp có cháy, được
gọi là hệ thống một cấp (single - stage system).
- Hệ thống điều áp sẽ hoạt động liên tục ở mức thấp và nó có thể sáp nhập với hệ
thống thông gió bình thường với sự cấp khí ở mức cao vào nhằm đưa không khí vào
buồng thang trong trường hợp có cháy, được gọi là hệ thống hai cấp (two - stage
system). Hệ thống hai cấp được đánh giá chung là thích hợp hơn bởi vì các thiết bị đo
lường của hệ thống PCCC (các cảm biến khói và nhiệt) và quạt thì luôn hoạt động và
vì thế bất kì nguồn khói nào lan ra từ ngọn lửa của tầng bị cháy đều được ngăn chặn.

Hình 2.9. Hoạt động của hệ thống thông gió cứu nạn
5. Xác định lƣu lƣợng thông gió
5.1. Xác định lƣu lƣợng thông gió để khử hơi nƣớc, khí có hại và nhiệt thừa
a) Khử hơi nƣớc thừa (sƣơng mù).
Gh
Gt g n c
[kg/h]
d m a kc d 0

Trong đó:
Ghnc: Lượng hơi nước thải ra trong 1h tính bằng [g/h]
dmax: Dung ẩm cực đại cho phép của không khí trong phòng tính bằng [g/kg k.k.
khô] (hoặc có thể là dung ẩm của không khí hút ra)
40
d0: Dung ẩm của không khí ngoài trời [g/kg k.k. khô].
b) Chống khí có hại
G
Gt g [m3/h]
yc f y0

Trong đó:
G: Lượng khí xấu toả ra trong 1h tính theo [mg/h].
ycf và y0: Nồng độ cho phép và nồng độ trong không khí ngoài trời của chất khí
trên tính theo [mg/m3].
c) Khử bụi.
Gb iu
Gt g m3/h
s c f s 0
Trong đó :
Gbụi : Lượng bụi toả ra trong 1h [mg/h].
scf và s0: Nồng độ cho phép và nồng độ của bụi trong không khí ngoài trời
[mg/m3].
d) Khử nhiệt thừa.
Q
Gt g [kg/h]
Ir  Iv

Q: Lượng nhiệt thừa toả ra trong 1h tính [kJ/h]


Iv: Nhiệt dung (Entanpi) của không khí vào [kJ/kg]
Ir: Nhiệt dung (entanpi) của không khí ra [kJ/kg]
Trong trường hợp trong phòng chỉ toả nhiệt mà không toả hơi nước thì không
khí vào chỉ bị nung nóng chứ không thay đổi dung ẩm, lúc đó một cách gần đúng ta có
thể viết
Q
Gt g [kg/h]
tr  tv 
1,0 0 5

1,005: Tỷ nhiệt của không khí [kJ/kg 0c]


tr, tv: Nhiệt độ của không khí lúc vào và ra. 0c
Trong trường hợp nhiệt thừa có đơn vị Wat, lưu lượng thông gió cần thiết để
khử nhiệt thừa được xác định như sau:
3,6.Q
Gt g , kg/h
1,0 0 5tr  tv 

Trong trường hợp trong phòng đồng thời toả ra nhiều loại yếu tố có hại khác
nhau như nhiệt, hơi, độc, bụi... Thì ta xác định lưu lượng trao đổi không khí cho từng
loại một, đồng thời phải tính theo mùa (đông và hè) rồi lấy kết quả lớn nhất.

41
5.2. Xác định lƣu lƣợng thông gió yêu cầu theo bội số trao đổi không khí
Lưu lượng thông gió được xác định nhanh theo bội số trao đổi không khí với công
thức sau:
L = m.V, m3/h
Trong đó:
- L: lưu lượng trao đổi không khí (m3/h)
- m: bội số trao đổi không khí
- V: thể tích phòng cần thông gió (m3)
Bảng 2.1. Bội số trao đổi không khí sẽ được xác định theo phụ lục G của tiêu chuẩn
TCVN 5687: 2012

5.3. Xác định lƣu lƣợng thông gió theo tiêu chuẩn cấp khí tƣơi
Để xác định lưu lượng không khí cấp yêu cầu để cấp vào không gian thiết kế,
người thiết kế cần xác định lưu lượng không khí cấp vào vùng hít thở của con người.
Lưu lượng không khí ngoài trời cấp vào vùng hít thở của con người (V bz) được xác
định như sau:
Vbz = RpPz + RaAz
Trong đó:
Vbz: Lưu lượng thông gió cung cấp vào vùng hít thở của con người.
Az: Tổng diện tích sàn của không gian thiết kế.

42
Pz: Số lượng người dự kiến xuất hiện trong không gian thiết kế. Nếu số lượng
người trong không gian thiết kế không cố định, Pz có thể ước lượng sử dụng giá trị
diện tích sàn và mật độ dân cư được thống kê trong phụ lục I
Rp: Tiêu chuẩn cấp khí tươi cho một người được xác định trong phụ lục I. Giá
trị này phụ thuộc vào chức năng của công trình.
Ra: Tiêu chuẩn cấp khí tươi cho một m2 sàn được xác định trong phụ lục I;
Khi cấp không khí cho một công trình bao gồm nhiều không gian vùng khác
nhau, lưu lượng tổng được xác định bằng tổng số lưu lượng cấp vào cho từng không
gian vùng riêng biệt. Lưu lượng không khí cấp vào không gian công trình thiết kế kể
đến hiệu quả phân phối không khí và hiệu quả của hệ thống thông gió cũng như sự dao
động số lượng người xuất hiện được xác định như sau:

Trong đó:
Vot: Lưu lượng không khí yêu cầu cấp vào không gian công trình.
Ez: Hiệu quả phân phối không khí được xác định sử dụng bảng 2.3.
Ev: Hiệu quả của hệ thống thông gió (Ev) được xác định sử dụng bảng 2.2.
D: Hệ số không thứ nguyên kể đến sự biến đổi số người xuất hiện trong công
trình thiết kế.
 Hệ số không thứ nguyên kể đến sự biến đổi của số lượng người xuất hiện trong
không gian công trình thiết kế D được xác định như sau:
D = Ps/∑ Pz
Trong đó:
Ps: Tổng số người xuất hiện trong công trình.
∑ Pz: Tổng số người dự kiến xuất hiện trong các không gian của công trình.
 Zp: Phân số không khí ngoài trời được sử dụng để xác định hiệu quả thông gió,
và được ước tính như sau:
Zp = Voz/Vpz
Trong đó:
Vpz : lưu lượng thể tích không khí ban đầu tức là lưu lượng không khí cung cấp
thông qua các thiết bị trao đổi nhiệt bao gồm không khí ngoài trời hòa trộn với không
khí hồi.
Voz : Lưu lượng thể tích không khí được cung cấp vào phòng kể đến hiệu quả
phân phối không khí, được xác định bằng tỉ số giữa lưu lượng khí tươi cấp vào vùng
thở và hiệu quả phân phối không khí.

Bảng 2.2: Bảng tra hiệu quả thông gió

43
Max (Zp) Ev

≤ 0,25 0,9

≤ 0,35 0,8

≤ 0,45 0,7

≤ 0,55 0,6

Để xác định hiệu quả của hệ thông thông gió, giá trị Zp phải được ước lượng
cho tất cả các không gian riêng biệt của công trình. Sau đó giá trị Max(Zp) là giá trị lớn
nhất của Zp tính toán được cho tất cả các không gian thiết kế riêng lẻ của công trình,
được sử dụng để tính giá trị hiệu quả thông gió sử dụng bảng 2.3.
Bảng 2.3: Hiệu quả phân phối không khí
Cấu hình phân phối không khí Ez

Trần cấp không khí lạnh 1

Trần cấp không khí ấm và hồi khí từ sàn 1

Trần cấp không khí ấm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí trong phòng ít nhất là 8°C và sử 0,8
dụng không khí hồi trần.

Trần cấp không khí ấm ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cao hơn không khí trong phòng ít hơn 8°C. Và 1
không khí hồi trần sau khi hòa trộn với gió ngoài sẽ cấp khí ấm vào không gian phòng với vận tốc
đạt 0,8 m/s ở vị trí mặt phẳng cách sàn 1,4m.
Chú ý: Khi vận tốc khí nhỏ hơn ta lấy giá trị Ez = 0,8.

Sàn cấp không khí lạnh và không khí hồi trần, hòa trộn với gió ngoài sau đó cấp gió lạnh vào 1
phòng với vận tốc đạt 0.8 m/s ở miệng thổi để thổi khí tới mặt phẳng cách sàn 1,4m.
Chú ý: Hầu hết các hệ thống phân phối không khí dưới sàn đều tuân thủ điều kiện này

Sàn cấp không khí lạnh và không khí hồi trần, cung cấp tốc độ trao đổi không khí thấp, bị ảnh 1,2
hưởng bởi những luồng không khí không chủ đích tạo ra sự phân bố trường nhiệt không đều trong
không gian thiết kế.

Sàn cấp không khí ấm và không khí hồi sàn 1

Sàn cấp không khí ấm và không khí hồi trần 0,7

Thiết kế bộ phận cung cấp không khí bổ sung ở phía đối diện với phòng so với đường thải và/hoặc 0,8
dường hồi.

Thiết kế bộ phận cung cấp bổ sung ở gần với vị trí đường thải và/hoặc đường hồi 0,5

Chú ý cho Bảng 2.3


“Không khí lạnh” là khí có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ khí bên ngoài.
“Không khí ấm” là khí có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khí bên ngoài.
“Trần” bao gồm mọi điểm phía trên khu vực vùng hít thở

44
“Sàn” bao gồm mọi điểm phía dưới khu vực vùng hít thở
Như một sự thay thế cho việc sử dụng các giá trị ở trên, Ez có thể coi như tương đương với hiệu quả thay thế không
khí được xác định phù hợp với tiêu chuẩn ASHRAE 129 cho tất cả các cấu hình phân phối không khí trừ dòng chảy
một chiều.

Bảng 2.5: Tiêu chuẩn gió tươi cho công trình y tế


Chức năng của Mật độ ngƣời L/ s.ngƣời Tiêu chuẩn cấp L/s . Ghi chú
không gian tối đa khí tƣơi m2
Ngƣời /100 m2

L/s.ngƣời Cmf/ft2

Phòng bệnh 10 12,5 13 Khi thiết kế cần phải lưu ý phân tích những
nhân nguồn phát sinh chất độc hại để đề xuất lưu
lượng thông gió và các biện pháp xử lý
Phòng làm thủ 20 7.5 8 không khí như sử dụng thiết bị lọc nhằm
tục đáp ứng được yêu cầu vệ sinh của các
không gian chức năng này.
Phòng phẫu 20 15 15
thuật

Phòng phục hồi 20 7,5 8


chức năng

Phòng khám 20 0,50 2,50 Không khí trong phòng không được hồi lại
nghiệm tử thi không gian chức năng này.

Phòng vật lý trị 20 7,5 8


liệu

Bảng 2.6: Tiêu chuẩn cấp gió tươi cho công trình nhà ở
Chức năng không gian Tiêu chuẩn cấp gió tƣơi Lƣu ý
phòng

Phòng khách, phòng Bội số trao đổi không khí: 0,35 Thông thường, thông gió tự nhiên đảm bảo hiệu
ngủ, phòng làm việc nhưng không nhỏ hơn 7,5 L/s.người quả thông gió thông qua rò gió và lọt gió. Tuy
nhiên, những công trình có độ kín gió cao có thể
lắp đặt hệ thống thông gió cơ khí hút và thổi.
Trong trường hợp không xác định được số lượng
người cụ thể, số lượng người sử dụng công trình
có thể ước tính dựa vào số phòng ngủ như sau:
hai người trong phòng ngủ lớn, các phòng ngủ
còn lại có 1 người.

Phòng bếp 50 L/s.người trong trường hợp hệ Lắp đặt hệ thống thông gió hút mùi khu bếp. Yếu
thống làm việc gián đoạn hoặc 25 tố khí hậu địa phương sẽ ảnh hưởng tới sự lựa
L/s.người trong trường hợp hệ chọn phương án thiết kế.
thống làm việc liên tục hoặc mở
cửa sổ .

Phòng tắm và khu vê 50 L/s.người trong trường hợp hệ Lắp đặt hệ thống thông gió hút mùi khu vệ sinh.
sinh thống thông gió hoạt động gián

45
đoạn hoặc 20 L/s.người trong
trường hợp hệ thống hoạt động liên
tục hoặc mở cửa sổ.

Khu vực để xe, tách biệt 50 L/s. Xe (ô tô) Thông thường thông gió tự nhiên, rò gió sẽ đảm
với không gian sống bảo hiệu quả thông gió.

6. Không gian yêu cầu của hệ thống thông gió


Các bộ phận của hệ thống thông gió chiếm diện tích lớn bên trong công trình bao gồm:
- Trục ống gió tăng áp cầu thang
- Trục ống gió hút khói hành lang
- Trục ống gió hút vệ sinh
- Trục ống gió cấp gió tươi
- Trục ống gió cấp và thải khí tầng hầm
- Phòng quạt
Trong đó tùy theo giải pháp kỹ thuật mà các hệ thống hút khu vệ sinh, cấp gió tươi có
thể được thực hiện cục bộ theo tầng
Hệ thống tăng áp cầu thang và hút khói hành lang chiếm diện tích trục đứng kỹ thuật là
đáng kể. Diện tích này được xác định như sau:
Tiết diện lớn nhất trục đứng cấp gió cấp gió tăng áp cầu thang:

FAP  4.10 5 (18000  750n)(m 2 )

Tiết diện trục đứng hút khói hành lang:

FSE  4.10 5 (20000  250n)(m 2 )

Trong đó n là số tầng của công trình.

Phòng quạt thông gió tầng hầm thường được đặt ngay trong tầng hầm, tại vị trí lõi hay
góc của công trình. Đảm bảo thuận lợi cho việc lấy gió từ mặt đất xuống hoặc thải gió
từ tầng hầm lên. Ước tính phòng có diện tích 10m2, cao 3m để đặt quạt thông gió cho
1000 m2 diện tích tầng hầm.

46
CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG TRÌNH
1. Chức năng của hệ thống điều hòa không khí
Điều hòa không khí (ĐHKK) được sử dụng để tạo ra môi trường không khí
trong sạch, có nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió nằm trong phạm vi ổn định bên trong các
công trình kiến trúc phù hợp với cảm giác nhiệt (tiện nghi nhiệt) của cơ thể con người
ứng với các trạng thái lao động và nghỉ ngơi khác nhau, làm cho con người cảm thấy
dễ chịu thoải mái, không nóng bức về mùa hè, không rét buốt về mùa đông, bảo vệ sức
khỏe và phát huy được hiệu quả làm việc và ngủ nghỉ của cư dân trong công
trình.ĐHKK là lĩnh vực khoa học kỹ thuật đa ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên
môn như kiến trúc, xây dựng, nhiệt kỹ thuật, nhiệt động học, kỹ thuật lạnh, thủy khí
động lực, cơ khí, điện – điện tử, và tự động hóa.Dù là quốc gia ở khu vực khí hậu nóng
hay lạnh thì việc trang bị ĐHKK là cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống.ĐHKK
được sử dụng trong các công trình công cộng như công sở, khách sạn, nhà hát, rạp
chiếu bóng…Trong y tế, ĐHKK cũng được sử dụng rộng rãi. Nhiều bệnh viện được
trang bị hệ thống ĐHKK trong các phòng điều trị để tạo môi trường vi khí hậu tối ưu
giúp cho bệnh nhân chóng hồi phục sức khỏe. Các phòng vi khí hậu nhân tạo với độ
trong sạch tuyệt đối của không khí, có nhiệt độ, độ ẩm được khống chế ở mức tối ưu
được sử dụng để tiến hành nhiều nhiệm vụ và quá trình y học quan trọng như nuôi cấy
vacxin, bảo quản mô, tiến hành phẫu thuật,…
Ngoài các công trình dân dụng, ĐHKK còn được sử dụng rộng rãi trong các
công trình công nghiệp. Trong ngành cơ khí chính xác, chế tạo dụng cụ đo lường,
dụng cụ quang học, độ trong sạch và sự ổn định của nhiệt độ và độ ẩm của không khí
là điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Trong công nghiệp sợi và dệt, nhiệt độ và độ ẩm hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả
kéo sợi, tăng độ mịn cho vải, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra ĐHKK còn giúp làm tăng tính ổn định, hiệu quả sản suất cho các
ngành công nghiệp in ấn, chế biến thực phẩm, sản xuất chè, thuốc lá,…

2. Nguyên lý cơ bản của hệ thống Điều hòa không khí


2.1. Tải lạnh - tải nhiệt trong công trình

47
Hình 3.1. Tải lạnh – tải nhiệt trong công trình
Tải lạnh – tải nhiệt trong công trình được định nghĩa là lượng nhiệt lớn nhất
được truyền ra hoặc truyền vào công trình trong điều kiện nhất định nào đó về nhiệt độ
và độ ẩm bên trong và bên ngoài công trình. Thiết bị điều hòa không khí (làm mát
hoặc sưởi ấm) được sử dụng phải có công suất đủ lớn để đảm bảo khử dòng nhiệt dưới
điều kiện thời tiết bất lợi nhất. Tải lạnh hay tải nhiệt để bù đắp lại lượng nhiệt thừa
hoặc lượng nhiệt thất thoát trong công trình. Lượng nhiệt này gọi chung là nhiệt thừa.
Thông thường, nhiệt thừa sẽ dương vào mùa hè và âm vào mùa đông.
Tổng lượng nhiệt thừa thường bao gồm các thành phần nhiệt như sau:
Qth = Qtoa + Qthu + Qkcbc + Qro
Trong đó:
- Qth: lượng nhiệt thừa trong phòng
- Qkcbc: nhiệt truyền qua kết cấu bao che: tường, kính, mái, trần, sàn
- Qtoa: nhiệt tỏa do người, chiếu sáng, động cơ – thiết bị sử dụng điện trong
phòng
- Qthu: nhiệt thu do bức xạ mặt trời qua kính, qua mái
- Qro: nhiệt do rò gió qua các khe cửa
Nhiệt độ không khí bên trong và bên ngoài nhà không giống nhau, mà chênh lệch
nhau. Sự chênh lệch nhiệt độ này chính là nguyên nhân gây ra truyền nhiệt qua kết cấu
bao che. Nhiệt truyền qua kết cấu bao che có hai dạng: (1) nhiệt tổn thất hay mất nhiệt
khi nhiệt độ bên trong cao hơn bên ngoài; (2) nhiệt thu khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn
nhiệt độ bên trong.
Lượng nhiệt do rò gió là hiện tượng không khí bên ngoài lọt vào trong nhà do chênh
lệnh nhiệt độ và áp suất không khí giữa 2 bên.
Các thiết bị sử dụng điện bên trong nhà như các bóng đèn chiếu sáng, động cơ và thiết
bị điện thường tỏa ra một lượng nhiệt vào không khí trong phòng trong quá trình hoạt
động. Lượng nhiệt này phụ thuộc vào số lượng, công suất và hiệu suất của các thiết bị
được sử dụng.. Lượng nhiệt tỏa ra từ người cũng đóng góp một phần. Trong quá trình
vận động, cơ thể người luôn tỏa nhiệt và ẩm vào không khí xung quanh.
Các công trình xây dựng luôn thu một lượng nhiệt bức xạ khá lớn từ mặt trời. Đặc biệt
với các nước nhiệt đới gần xích đạo như Việt Nam, quanh năm có mặt trời, do vậy
lượng nhiệt bức xạ mặt trời xuyên qua kết cấu truyền vào nhà là rất lớn. Lượng nhiệt
này phụ thuộc vào cường độ bức xạ mặt trời chiếu trên mặt phẳng kết cấu bao che và
khả năng hấp thụ nhiệt bức xạ của bản thân kết cấu bao che. Kết cấu chịu lượng nhiệt
bức xạ lớn nhất thường là kính ngoài nhà và mái.

Bảng 3.1. Tổng hợp các thành phần của tải lạnh/tải nhiệt trong công trình

Các thành phần của tải lạnh/tải nhiệt Mùa Hè Mùa Đông

Truyền nhiệt qua kết cấu (+) (-)

Tổn thất nhiệt do rò gió (+) (-)

Xử lý gió ngoài (+) (-)

48
Thu nhiệt do bức xạ (+) (+)

Tỏa nhiệt do chiếu sáng và thiết bị (+) (+)

Tỏa nhiệt do người (+) (+)

(+) : nhận/tỏa/thu nhiệt


( - ) : tổn thất/mất nhiệt
2.2. Chu trình lạnh

Hình 3.2. Chu trình lạnh


Thiết bị cơ bản tham gia chu trình lạnh bao gồm:
- Máy nén
- Van tiết lưu
- Dàn bay hơi
- Dàn ngưng tụ
Chu trình lạnh là một vòng chuyển hóa của môi chất lạnh, việc làm mát hay sấy nóng
thực chất là một quá trình vận chuyển năng lượng từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào
trong. Bao gồm các quá trình sau:
- Máy nén sẽ nén hơi môi chất lạnh, tạo ra gas có áp suất cao và nhiệt độ cao
- Hơi môi chất lạnh đi vào dàn ngưng tụ (dàn nóng), tại đây nó nhường nhiệt
cho môi trường ngoài và ngưng tụ thành dịch lỏng có nhiệt độ cao
- Dịch môi chất lạnh đi vào bình chứa, bình chứa có chức năng làm nhiệm vụ
chứa và lọc dịch môi chất lạnh
- Dịch môi chất lạnh đã được lọc chảy đến van tiết lưu, van này giãn nở dịch
thành hỗn hợp dịch và hơi môi chất lạnh có áp suất thấp và nhiệt độ thấp
- Hỗn hợp hơi/dịch tác nhân lạnh di chuyển đến giàn bay hơi (giàn lạnh). Tại
đây, dịch môi chất lạnh thu nhiệt của môi trường xung quanh để bay hơi thành
gas có áp suất thấp và nhiệt độ thấp. Chu trình tuần hoàn này của môi chất
lạnh sẽ mang nhiệt trong phòng thông qua dàn bay hơi (dàn lạnh) và chuyển ra
49
môi trường bên ngoài (ngoài trời - outdoor) thông qua dàn ngưng tụ (dàn
nóng).
Môi chất lạnh hay còn gọi là tác nhân lạnh (ga lạnh) là các hóa chất có đặc tính hóa lý
và nhiệt động riêng được sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt
của môi trường có nhiệt độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Môi
chất tuần hoàn được trong hệ thống lạnh nhờ quá trình nén.
Các môi chất lạnh được sử dụng khi đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính chất hóa học: Môi chất cần bền vững về mặt hóa học trong phạm vi áp
suất và nhiệt độ làm việc, không phân hủy. Môi chất phải trơ, không ăn mòn
các vật liệu chế tạo máy, dầu bôi trơn, không phản ứng với oxi và hơi ẩm
trong không khí.
- Tính chất lý học: Áp suất ngưng tụ không được quá cao, áp suất bay hơi không
được thấp hơn áp suất khí quyển, tránh rò lọt không khí vào hệ thống. Nhiệt
hóa hơi lớn, năng suất lạnh riêng thể tích lớn, hệ số dẫn nhiệt lớn…
- Tính chất sinh lí: Môi chất không độc hại với người và cơ thể sống, có mùi dễ
phát hiện
- Có chỉ số gây thủng tầng ozon ODP và gây biến đổi khí hậu GWP thấp
2.3. Nguyên lý cơ bản của hệ thống ĐHKK
Tổng hợp các nguồn nhiệt như nhiệt truyền qua kết cấu bao che, nhiệt tỏa do
người, thiết bị, chiếu sáng; nhiệt thu do bức xạ mặt trời; nhiệt tổn thất do rò gió sẽ tạo
nên một lượng nhiệt thừa (dương hoặc âm) bên trong công trình. Để khử được lượng
nhiệt thừa đó chúng ta cần một khối không khí mát (nóng) thổi vào phòng. Hình 3 mô
tả cách thức cấp không khí mát (nóng) vào phòng để khử lượng nhiệt thừa.

Hình 3.3. Khử nhiệt thừa bên trong phòng


Để cung cấp gió mát vào phòng, cần có một nguồn lạnh tạo gió mát, nguồn lạnh đó
được tạo ra do tác nhân lạnh bay hơi trực tiếp tại dàn lạnh hoặc do chất tải lạnh được
cấp đến các dàn lạnh (hình 3.4)

50
Hình 3.4. Nguồn cung cấp gió mát
Để gió mát có thể phân phối đều trong phòng, cần phải có quạt cấp gió, đường ống dẫn
gió và các miệng thổi. Đường ống cấp gió mát thường được làm bằng ống tôn và được
bảo ôn để tránh tổn thất nhiệt và đọng sương trên bề mặt ống.

Hình 3.5. Hệ thống cấp gió mát


Sơ đồ cấp gió tại Hình 3.5 được gọi là sơ đồ một chiều. Không khí ngoài nhà được
quạt đưa qua dàn lạnh, sau khi được làm lạnh, không khí sẽ được thổi vào phòng. Tuy
nhiên việc sử dụng sơ đồ một chiều sẽ gây tốn kém năng lượng, do luôn phải làm lạnh
toàn bộ khối không khí bên ngoài có nhiệt độ cao để thổi vào phòng. Để tiết kiệm năng
lượng và đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt, người ta sử dụng sơ đồ tuần hoàn 1 cấp với
cửa hồi và ống gió hồi để hồi lại một phần không khí mát trong phòng (hình 3.6)

51
Hình 3.6. Hệ thống ống gió hồi
Đối với sơ đồ tuần hoàn một cấp, sử dụng quạt gió hồi, có chức năng hồi lại một phần
không khí trong phòng về phía sau dàn lạnh. Hệ thống hồi bao gồm cửa gió hồi, đường
ống gió hồi, quạt gió hồi và hộp góp gió phía sau dàn lạnh (hình 3.7).

Hình 3.7. Hệ thống ống cấp và hồi gió


Khi sử dụng sơ đồ tuần hoàn một cấp, hệ thống phải lấy một phần không khí ngoài trời
cấp vào phòng để đảm bảo điều kiện vệ sinh theo tiêu chuẩn yêu cầu. Như vậy hộp
góp gió phía sau máy sẽ hòa trộn gió tươi ngoài nhà và gió hồi về sau đó hòa trộn hai
khối khí này, và đưa qua dàn lạnh và thổi vào phòng. Tuy nhiên, để đảm bảo tỉ lệ hòa
trộn giữa không khí bên ngoài và không khí hồi về, các van điều chỉnh lưu lượng bằng
tay hoặc tự động đã được sử dụng (hình 3.8).

52
Cửa lấy gió ngoài đi kèm lưới lọc bụi thường được sử dụng để đảm bảo chất lượng
không khí khi cấp vào trong nhà.

Hình 3.8. Hòa trộn gió hồi và gió ngoài


Với sơ đồ trên, lượng không khí sẽ được bổ sung vào phòng liên tục thông qua cửa lấy
gió tươi ngoài nhà. Vì vậy sau một thời gian hoạt động sẽ làm áp suất trong phòng
tăng cao. Để đảm bảo sự cân bằng áp suất, hệ thống cần bổ sung đường ống gió thải,
thải một phần không khí trên đường hồi ra bên ngoài thông qua các van điều chỉnh lưu
lượng (hình 3.9).

Hình 3.9. Sơ đồ cấp, thải gió tuần hoàn 1 cấp


Hình 3.9 trình bày sơ đồ tuần hoàn một cấp đầy đủ về phần cấp khí mát. Chất làm lạnh
không khí đi trong dàn ống của dàn lạnh thường là tác nhận lạnh hoặc chất tải lạnh..
Sơ đồ bên dưới sử dụng chất tải lạnh là nước. Nước được làm lạnh tại thiết bị làm lạnh
nước gọi là Chiller, nước sau khi nhường nhiệt cho tác nhân lạnh tại dàn lạnh trong
chiller sẽ trở thành nước lạnh và được bơm nước lạnh cấp đến các dàn lạnh trong tòa
nhà. Hệ thống cấp nước lạnh sẽ bao gồm chiller, đường ống cấp và hồi nước lạnh, bơm
nước lạnh (hình 3.10).

53
Hình 3.10. Sơ đồ hệ thống cấp nước lạnh
Chiller làm lạnh nước – chất tải lạnh bằng cách thu nhiệt của chúng để hóa hơi dịch tác
nhân lạnh tại thiết bị bay hơi. Trong khí đó, hơi tác nhận lạnh lại nhường nhiệt cho
chất làm mát tại thiết bị ngương tụ. Các chất làm mát thường được sử dụng bao gồm
(1) không khí xung quanh – giải nhiệt bằng khí và (2) nước làm mát – giải nhiệt bằng
nước. Hình 3.11 trình bày sơ đồ tuần hoàn nước làm mát thiết bị ngưng tụ. Tháp giải
nhiệt thường được sử dụng để làm mát nước làm mát thiết bị ngưng tụ. Nước làm mát
có nhiệt độ cao từ thiết bị ngưng tụ sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt, tại đây nước làm
mát sẽ được phun thành các tia/giọt nước nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc giữa nước làm
mát và không khí tại môi trường xung quanh.. Nhiệt từ nước làm mát sẽ được chuyển
vào không khí xung quanh thông qua 2 cơ chế: (1) trao đổi nhiệt bề mặt do chênh lệch
nhiệt độ giữa nước và không khí và (2) nhường nhiệt cho không khí để bay hơi nước.
Sau khi được làm mát tại tháp giải nhiệt, nước làm mát sẽ được bơm tuần hoàn đến
thiết bị ngưng tụ của chiller để tiếp tục nhận nhiệt để ngưng tụ tác nhân lạnh (hình
3.11).

54
Hình 3.11. Sơ đồ giải nhiệt nước của dàn ngưng tụ
Hình 3.11 trình bày sơ đồ hoàn chỉnh về hệ thống điều hòa không khí về mùa hè. Về
mùa đồng, để sưởi ấm không khí trong phòng có một số biện pháp. Biện pháp đơn
giản nhất là sử dụng các thiết bị sấy cục bộ. Biện pháp thứ hai là sử dụng các thanh sấy
điện lắp đặt trong dàn lạnh của hệ thống điều hòa đã trang bị cho mùa hè. Biện pháp
thứ ba là sử dụng hệ thống cấp nước nóng đến dàn lạnh. Nước nóng này được tạo ra tại
các nồi hơi trung tâm và được cấp đến các dàn lạnh thông qua hệ thống bơm và hê
jthống đường ống dẫn nước nóng. Dưới đây là sơ đồ hệ thống điều hòa không khí hoàn
chỉnh bao gồm cả hệ thống cáp nước lạnh làm mát và cấp nước nóng sưởi ấm cho cả 2
mùa (hình 3.12).

Hình 3.12. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí hoàn chỉnh

55
3. Các hệ thống Điều hòa không khí
Có bốn hệ thống ĐHKK được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, bao gồm:
- Hệ thống điều hòa cục bộ
- Hệ thống ĐHKK VRV/ VRF
- Hệ thống ĐHKK dùng chiller giải nhiệt bằng nước (chiller giải nhiệt nước)
- Hệ thống ĐHKK dùng chiller giải nhiệt bằng không khí (chiller giải nhiệt gió)

3.1. Điều hòa không khí cục bộ


Điều hòa không khí cục bộ có các loại như sau:
- Loại máy liền khối (máy một khối)
- Loại máy hai khối
- Loại nhiều khối máy Multi

Hình 3.13. Máy một khối (dạng cửa sổ)

Hình 3.14. Máy hai khối

56
Hình 3.15. Máy nhiều khối (multi split)
Ưu điểm của thiết bị:
- Thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành đơn giản.
- Khả năng điều chỉnh rộng và linh hoạt, thích hợp với các công trình có hệ số sử
dụng đồng thời nhỏ.
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
-

Nhược điểm:
- Chiếm rất nhiều không gian đặt máy, đặc biệt đối với khối ngoài (outdoor), ảnh
hưởng xấu tới kiến trúc công trình và cảnh quan khu vực.
- Việc bố trí máy gặp nhiều khó khăn vì bị hạn chế chiều dài ống gas nối giữa khối
trong và khối ngoài (indoor và outdoor).
- Với công trình có công suất lạnh yêu cầu lớn, số lượng máy nhiều, khó duy tu bảo
hành.
- Khó đáp ứng được yêu cầu về lượng gió tươi cũng như vận tốc gió trong phòng.
- Khó đảm bảo được độ đồng đều về nhiệt độ.
- Hệ số hiệu suất COP (Coefficient of Performance) thấp thường từ 2 - 3, dẫn đến
tiêu tốn năng lượng vận hành lớn.

57
Hình 3.16. Ảnh hưởng của điều hòa không khí cục bộ đến kiến trúc và môi trường
xung quanh
3.2. Hệ thống điều hòa không khí bán trung tâm VRV/ VRF
Hệ thống điều hòa không khí VRV/VRF (Variable Refrigerant Volume/Variable
Refrigerant Flow) là hệ thống điều hòa có thể điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh. Qua
đó có thể thay đổi công suất lạnh theo yêu cầu thực tế. Ở hệ thống VRV/VRF, một
khối ngoài có thể kết nối với một số lượng khối trong (có thể lên tới 64).
Lưu lượng môi chất lạnh có thể thay đổi nhờ một máy nén biến tần hoặc nhiều máy
nén với công suất khác nhau để đáp ứng những thay đổi về nhu cầu làm lạnh hoặc sưởi
ấm trong không gian cần điều hòa.
Ưu điểm:
- Thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành đơn giản;
- Khả năng điều chỉnh công suất rộng và linh hoạt, thích hợp với các công trình có
hệ số sử dụng đồng thời nhỏ;
- Chi phí vận hành thấp, được các hãng điều hòa áp dụng nhiều cải tiến kỹ thuật về
thiết bị cũng như điều khiển như biến tần, điều khiển thông minh;...
- Tăng tính thẩm mỹ của công trình nhờ sự đa dạng trong việc lựa chọn kiểu dáng
máy điều hòa;
- Chỉ số hiệu suất COP (Coefficient of Performance) thường từ 3 - 4.

58
Hình 3.17. Các thành phần và kết nối của hệ thống VRV

Các lưu ý khi sử dụng hệ thống VRV/VRF:


- Một hệ thống VRV bao gồm một tổ khối ngoài (outdoor) kết nối với các khối
trong (indoor) thông qua hệ thống ống dẫn môi chất lạnh có áp lực cao nên đòi hỏi
cao về kỹ thuật thi công lắp đặt để tránh rò rỉ tác nhân lạnh.
- Độ chênh cao giữa khối ngoài và các khối trongbị giới hạn. Khoảng cách này phụ
thuộc từng dòng máy và nhà sản xuất mà có thể từ 50 –90 m.
- Vị trí lắp đặt khối ngoài cần thông thoáng để đảm bảo giải nhiệt sinh ra khi máy
vận hành ở chế độ làm mát về mùa Hè.

59
Hình 3.18. Hệ thống đường ống dẫn môi chất lạnh

Hình 3.19. Tổ hợp khối ngoài lắp đặt trên mái hoặc tầng kỹ thuật của công trình

60
3.3. Hệ thống ĐHKK sử dụng chiller
Hình 3.20 và 3.21 trình bày sơ đồ nguyên lý của hệ thống chiller giải nhiệt nước và
không khí. Sự khác biệt cơ bản là cách thức giải nhiệt của thiết bị ngưng tụ. Hình 3. 20
là sơ đồ hệ thống điều hòa không khí sử dụng chiller giải nhiệt nước tức là sử dụng
nước để giải nhiệt bình ngưng tụ của chiller. Còn hình 3.21 là sơ đồ hệ thống điều hào
không khí sử dụng chiller giải nhiệt gió tức là sử dụng không khí để giải nhiệt bình
ngưng tụ của chiller

Hình 3.20. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí sử dụng chiller giải nhiệt nước

Hình 3.21. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí sử dụng chiller giải nhiệt bằng không
khí

61
So sánh Chiller giải nhiệt gió và Chiller giải nhiệt nƣớc

Hình 3.22. Chiller giải nhiệt gió và Chiller giải nhiệt nước
Chiller giải nhiệt gió sử dụng không khí ngoài để giải nhiệt thiết bị ngưng tụ. Chính vì
vậy, Thiết bị ngưng tụ luôn được trang bị quạt ngưng tụ. Quạt này có chức năng hút
gió bên ngoài để thổi qua và làm mát thiết bị ngưng tụ. Để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt,
thiết bị ngưng tụ có cánh tản nhiệt, tăng diện tích tiếp xúc với không khí. Đây là một
trong những lí do làm chiller giải nhiệt gió có kích thước lớn hơn chiller giải nhiệt
nước và bắt buộc phải đặt ở những nơi thông thoáng như sân vườn, mái nhà.
Chiller giải nhiệt nước sử dụng nước để làm mát thiết bị ngưng tụ. Nước được đưa qua
bình ngưng tụ, trao đổi và mang nhiệt hóa hơi của dịch môi chất lạnh ra ngoài. Chiller
giải nhiệt nước có kích thước nhỏ gọn, được đặt tại bất kì vị trí nào trong công trình.
Tuy nhiên để tiết kiệm, nước làm mát thường được sử dụng tuần hoàn thông qua tháp
làm mát, hệ thống đường ống và các bơm nước giải nhiệt.

62
Hình 3.23. Gian máy chiller
Quá trình thiết kế, thi công lắp đặt và vận hành chiller giải nhiệt gió đơn giản hơn
chiller giải nhiệt nước. Tuy nhiên chế độ làm việc của chiller giải nhiệt gió phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện thời tiết bên ngoài. Thêm nữa, chiller giải nhiết gió luôn có
hiệu suất năng lượng COP thấp hơn chiller giải nhiệt nước (3,5 – 4,5 vs. 5 – 7).

Thiết bi xửa lý không khí AHU (Air handing unit) và hệ thống đƣờng ống gió

Hình 3.24. Bộ xử lý không khí AHU


AHU (air handing unit) là bộ xử lý không khí bao gồm dàn trao đổi nhiệt, bộ lọc bụi,
bộ khử ẩm, phun ẩm…AHU được kết nối với hệ thống ống gió, cửa gió cấp, hồi; ống
cấp gió tươi và ống gió thải, cùng hệ thống van điều chỉnh lưu lượng.

63
Hình 3.25. Các thiết bị xử lý không khí bên trong AHU

Các sơ đồ phòng máy AHU


a. Sơ đồ phòng máy AHU cục bộ
Mỗi phòng chức năng sẽ sử dụng một bộ AHU hoặc FCU (fan coil unit) cục bộ cấp
không khí mát hoặc ấm cho phòng. Hệ thống ống gió riêng biệt.

Hình 3.26. Sơ đồ phòng máy AHU cục bộ


b. Sơ đồ phòng máy AHU trung tâm
Phòng AHU trung tâm cấp không khí cho nhiều phòng, toàn bộ tầng hoặc nhiều tầng
trong công trình. Không khí lạnh hoặc ấm sẽ được hệ thống ống gió dẫn đi từ phòng
AHU đến các phòng chức năng cần điều hòa.

64
Hình 3.27. Sơ đồ phòng máy AHU trung tâm

c. Sơ đồ phòng AHU cục bộ kết hợp với phòng AHU xử lý gió ngoài trung tâm
Gió tươi cấp cho toàn bộ công trình sẽ được đưa qua bộ AHU xử lý gió ngoài trung
tâm. Gió tươi sau xử lý sơ bộ (sơ cấp) sẽ được hệ thống ống dẫn không khí cấp đến
từng AHU:

Hình 3.28. Bộ AHU xử lý gió ngoài trung tâm


d. Gian máy AHU kết hợp với hộp phân phối gió VAV (Variable air volume)

65
Hình 3.29. Gian máy AHU kết hợp với hộp phân phối gó VAV

VAV là một thiết bị điều chỉnh lưu lượng gió - Dùng để điều tiết gió lưu chuyển trong
không gian nhằm tiết kiệm năng lượng:
- Hộp VAV thường đặt trong trần giả của không gian làm việc
- Được bố trí thêm quạt biến tần để tăng áp suất gió thổi đến không gian sử dụng
- Có van gió bên trong để có thể điều chỉnh lượng gió cấp vào không gian sử dụng
theo yêu cầu điều khiển từ bộ cảm biển nhiệt.

Hình 3.30. Hộp phân phối gió VAV


Hệ thống ĐHKK sử dụng dàn lạnh FCU (fan coil unit)
FCU là dàn lạnh loại nhỏ, chỉ có chức năng làm mát hoặc làm ấm không khí thông qua
sự trao đổi nhiệt giữa nước đi trong dàn ống với không khí trong phòng, không có
chức năng xử lý triệt để không khí như AHU.

66
Hình 3.31. Dàn lạnh trao đổi nhiệt FCU
So sánh AHU và FCU:
- AHU thường có công suất lớn hơn FCU;
- AHU cấu tạo phức tạp hơn FCU, có các mô đun xử lý nhiệt, ẩm, lọc bụi có thể
được lắp đặt theo yêu cầu thiết kế;
- AHU thường được sử dụng trong các không gian lớn, đông người; hoặc sử dụng
để xử lý gió ngoài;
- FCUs thường đảm trách xử lý không khí trong phòng nên thường lắp đặt tại không
gian cần điều hòa, vì vậy cần lưu tâm đến vấn đề độ ồn.
4. Các nguyên tắc lựa chọn hệ thống ĐHKK
4.1. Các tiêu chí chung lựa chọn
Khi lựa chọn các hệ thống điều hòa không khí, cần cân nhắc đến các tiêu chí dưới đây:
- Yêu cầu kỹ thuật: công suất lạnh/ lưu lượng gió
- Chi phí đầu tư và vận hành
- Tác động đến kiến trúc, kết cấu công trình
- Thời gian xây lắp

4.2. Chọn phƣơng án điều hòa không khí


- Khi lựa chọn các phương án điều hòa không khí, ngoài các tiêu chí lựa chọn hệ
thống nêu trên, cần cân nhắc kỹ lưỡng đến đặc tính của công trình xây dựng sẽ
được lắp đặt hệ thống như:
- Địa điểm công trình
- Điều kiện khí hậu địa phương
- Chức năng công trình
- Qui mô công trình
- Đặc điểm kiến trúc
- Các khu vực chức năng/công năng trong công trình
- Hệ số làm việc đồng thời giữa các phòng chức năng

67
4.3. Chọn máy ĐHKK
Sau khi đã lựa chọn được phương án điều hòa không khí, công việc tiếp theo là lựa
chọn các thiết bị/máy điều hòa không khí cụ thể. Dưới đây là một số tiêu chí cần cân
nhắc.
Theo thông số tính toán:
- Năng suất lạnh/năng suất sấy
- Lưu lượng gió cấp
Theo đặc điểm kiến trúc
- Đặt sàn
- Treo tường
- Treo trần
- Ngầm trần
- Cassete
- Loại vệ tinh
5. Không gian yêu cầu của hệ thống ĐHKK
5.1. Thiết bị xử lý không khí AHU
AHU
SGM  0.0389* S san  77.44(m2 )
Trong đó:
- SGM: Diện tích lắp đặt AHU yêu cầu (m2)
- Ssan: Diện tích sàn được điều hòa (m2)
5.2. Gian máy chiller sản xuất nƣớc lạnh
Chiller
SGM  0.091* Qlanh  28.75(m2 )
Trong đó:
- SGM: diện tích gian máy yêu cầu (m2)
- Qlạnh: công suất lạnh yêu cầu của công trình (MW)

Qlanh  qlanh  S san 103 (kW )


Trong đó:
Ssàn: diện tích sàn được điều hòa (m2)
qlạnh: công suất lạnh đơn vị = 120-180 W/m2
5.3. Các trục đứng ống gió chính
Tiết diện trục đứng ống cấp gió:
FSA  0.0007* S san  1.0222(m2 )
Tiết diện trục đứng ống hồi gió:
FRA  0.0014* S san  1.0678(m2 )
Trong đó: Ssàn- tổng diện tích sàn được điều hòa trong công trình (m2)

68
CHƢƠNG 4: HỆ THỐNG PCCC TRONG CÔNG TRÌNH
1. Các điều kiện phát sinh và lan truyền cháy
1.1. Các điều kiện phát sinh cháy

Hình 4.1. Các điều kiện phát sinh cháy


Quá trình cháy sẽ xảy ra khi hội tụ đủ 3 yếu tố: chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt đủ lớn.
Một trong các yếu tố nói trên được giảm xuống dưới mức yêu cầu thì quá trình cháy sẽ
chấm dứt. Đây là cơ sở để đưa ra các biện pháp chống cháy. Nước là yếu tố hiệu quả
để giảm nhiệt của đám cháy, trong khi bọt (foam) và khí CO2 thường được sử dụng để
cách ly hay giảm ôxy tiếp xúc với đám cháy. Cường độ cháy phụ thuộc vào khối lượng
chất cháy có mặt trong công trình, thông thường dưới dạng gỗ, giấy, các loại sợi bông,
và nhựa.
1.2. Các cơ chế lan truyền cháy

Hình 4.2. Cơ chế lan truyền cháy


2. Các hậu quả do cháy gây ra
 Các đối tượng chịu hậu quả trực tiếp:
o Người có mặt trong công trình;

69
o Tài sản;
o Kết cấu công trình;
o Các tòa nhà xung quanh.
 Các rủi ro liên quan đến người có mặt trong công trình:
o Khói che khuất tầm nhìn => không tìm thấy lối thoát => hoảng loạn =>
chen lấn xô đẩy => thương vong.
o Ngạt do nhiễm khí độc
o Bỏng do tiếp xúc với lửa hoặc nguồn nhiệt cao
o Thương vong do đổ từng bộ phận hay cả công trình
 Các rủi ro liên quan đến tải sản và công trình:
o Bị phá hỏng, ăn mòn do khói hóa chất, chất chữa cháy
o Bị tiêu hủy, đổ vỡ do cháy
3. Hệ thống báo cháy
3.1. Khái niệm về hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy tự động là tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động
khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động
bởi các thiết bị hoặc bởi con người và phải được hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.
3.2. Các thành phần của một hệ thống báo cháy:
Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
3.2.1. Trung tâm báo cháy:
Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một bản mạch (mainboard), một
biến thế, một nguồn điện (battery).
3.2. 2. Thiết bị đầu vào:
Có các loại sau: (1) Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa; (2) Công tắc khẩn
(nút nhấn khẩn).
3.2.3. Thiết bị đầu ra:
Gồm các loại sau: (1) Bảng hiển thị phụ (bàn phím); (2) Chuông báo động, còi báo
động; (3) Đèn báo động, đèn exit; (4) Bộ quay số điện thoại tự động; và (5) Nguồn
điện (Electrical power supply) và các bộ phận liên kết.
3.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện
tượng về dấu hiệu cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của
khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và
truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Tại trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông
qua các zone nếu sử dụng các đầu báo thường và biết chính xác vị trí nếu sử dụng đầu
báo địa chỉ) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi,
đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu
vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

70
3.4. Phân loại hệ thống báo cháy
3.4.1. Theo khả năng truyền tín hiệu
Hệ thống báo cháy được chia làm 2 hệ chính, gồm :
a. Hệ báo cháy thông thường (Conventional fire alarm system):
Hệ thống báo cháy thông thường là hệ thống báo cháy tự động không có chức năng
thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy. Với tính năng đơn giản, giá thành không cao,
hệ thống báo cháy thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công trình có diện tích
vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngàn m2), số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục
phòng); lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ… Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối
tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm
chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát
(chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này
làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.
b. Hệ báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system):
Hệ thống báo cháy có địa chỉ là hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa
chỉ của từng đầu báo cháy. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng
để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2), được chia
ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau.
Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm
nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác.
Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên
bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
3.4.2. Theo điện áp cung cấp
Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau: 12V và 24V. Về mặt lý thuyết
cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau.
Hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được
sử dụng trong hệ thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập
trình.
Hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín
hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử
lý hệ báo cháy 12V (trung tâm Networt) có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý
hệ báo cháy 24V (trung tâm Mircom,…).

71
3.5. Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy :

Hình 4.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy


3.6. Các bộ phận chính của hệ thống báo cháy:
3.6.1. Tủ trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel)
1. Tủ trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel) :
Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động thực hiện các chức năng
sau đây:
 Nhận tìn hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy, chỉ thị
nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận
tin báo cháy. Nhiều thiết bị báo cháy có thể nối chung vào một mạch dây và
chạy về tủ trung tâm tạo thành một mạch vòng (loop). Mỗi tủ trung tâm có thể
quản lý nhiều mạch vòng.
 Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận
tin báo cháy hoặc/và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.
 Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như
đứt dây, chập mạch, …
 Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi.
Tủ trung tâm báo cháy còn có thể tích hợp bộ vi xử lý trung tâm CP – là hệ thống báo
cháy tự động nhiều kênh có bộ vi xử lí trung tâm.
Tủ báo cháy trung tâm là một tủ báo cháy bằng thép sơn đỏ. Tín hiệu báo cháy được
phát ra bằng cả âm thanh (chuông kêu) và ánh sáng (đèn báo cháy sáng nhấp nháy).
Chỉ thị báo lỗi hệ thống cũng như một số chỉ thị khác được thể hiện bằng âm thanh

72
(tiếng rú) và ánh sáng (đèn chỉ thị sáng). Bàn phím 24 phím điều khiển và màn hình
LCD của tủ báo cháy cho phép cài đặt và lập trình hệ thống tại công trình cũng như có
thể cài đặt địa chỉ „mềm‟ cho hệ báo cháy. Khả năng kết nối nhiều tủ và có tủ phụ giúp
cho gia tăng khả năng hoạt động của hệ báo cháy và tiết kiệm dây điện.

Hình 4.4. Tủ trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel)
3.6.2. Thiết bị đầu vào
Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi
xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy, có các loại sau: (1) Đầu báo,
bao gồm Báo khói, Báo nhiệt, Báo gas, Báo lửa; (2) Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
3.6.2.1. Các loại đầu báo
a. Đầu báo khói (Smoke detector):
Là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện ra dấu hiệu khói để chuyển các tín hiệu khói về
trung tâm xử lý. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến trung tâm
báo cháy không quá 30s. Mật độ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu nồng độ của khói
trong môi trường tại khu vực vượt qua ngưỡng cho phép (10% -20%) thì thiết bị sẽ
phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.
Các đầu báo khói thường được bố trí tại các phòng làm việc, hội trường, các kho quỹ,
các khu vực có mật độ không gian kín và các chất gây cháy thường tạo khói trước.
Đầu báo khói phổ biến hiện nay, bao gồm (1) Đầu báo khói dạng điểm; (2) Đầu báo
khói dạng Beam.
a.1. Đầu báo khói dạng điểm:
Được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp (văn phòng, chung
cư … ).
a.1.1. Đầu báo khói ion hoá (ionization smoke detector):
Là đầu báo khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng tác
động tới các dòng ion hoá bên trong đầu báo cháy tức là thiết bị tạo ra các dòng ion
dương và ion âm chuyển động, khi có khói, khói sẽ làm cản trở chuyển động của các
ion dương và ion âm, từ đó thiết bị sẽ gởi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.

73
Hình 4.5. Đầu báo khói ion hóa (ionization smoke detector)
a.1.2. Đầu báo khói quang điện (photoelectric smoke detector):
Thiết bị bao gồm một cặp đầu báo (một đầu phát tín hiệu, một đầu thu tín hiệu) bố trí
đối nhau, khi có khói xen giữa 2 đầu báo, khói sẽ làm cản trở đường truyền tín hiệu
giữa 2 đầu báo, từ đó đầu báo sẽ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.
Là đầu báo khói tự động nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả
năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và vùng cực
tím của phổ điện từ.

Hình 4.6. Đầu báo khói quang điện (photoelectric smoke detector)
a.2. Đầu báo khói dạng Beam (projected beam-type smoke detector)
Gồm một cặp thiết bị được lắp ở hai đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu phát
một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một thiết bị nhận
có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu của chùm tia
sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối nghịch với nguyên
lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại đầu báo).
Đầu báo khói loại Beam có tầm hoạt động rất rộng (15m x 100m), sử dụng thích hợp
tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích hợp, chẳng
hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen. Hơn nữa đầu báo
loại Beam có thể đương đầu với tình trạng khắc nghiệt về nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm
quá mức, nhiều tạp chất,… Do đầu báo dạng Beam có thể đặt đằng sau cửa sổ có kính
trong, nên rất dễ lau chùi, bảo quản.
Đầu báo dạng Beam thường được lắp trong khu vực có phạm vi giám sát lớn, trần nhà
quá cao không thể lắp các đầu báo điểm (các nhà xưởng, …).
74
Hình 4.7. Đầu báo khói dạng beam (projected beam-type smoke detector)
b. Đầu báo nhiệt (Heat detector)
Đầu báo nhiệt là loại dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ, khi
nhiệt độ của môi trường không thỏa mãn những quy định của các đầu báo nhiệt do nhà
sản xuất quy định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gởi về trung tâm xử lý.
Các đầu báo nhiệt được lắp đặt ở những nơi không thể lắp được đầu báo khói (nơi
chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy, nhà bếp,…).
Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phận cảm nhiệt của đầu báo và kích hoạt tín
hiệu báo động.
Có hai loại đầu báo nhiệt: (1) đầu báo nhiệt cố định; (2) đầu báo nhiệt gia tăng và đầu
báo nhiệt kiểu dây.
b.1. Đầu báo nhiệt cố định (fixed temperature heat detector)
Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng nhiệt độ trong bầu
không khí chung quanh đầu báo tăng lên ở mức độ nhà sản xuất quy định (57o, 70o,
100o…).

Hình 4.8. Đầu báo nhiệt cố định (fixed temperature heat detector)
b.2. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (rate-of-rise heat detector) :
Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng hiện tượng bầu
không khí chung quanh đầu báo gia tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 9oC / phút.

75
Hình 4.9. Đầu báo nhiệt gia tăng (rate- of- rise heat detector)
c. Đầu báo ga (Gas Detector)
Là thiết bị trực tiếp giám sát, phát hiện dấu hiệu có gas khi tỉ lệ gas tập trung vượt quá
mức 0.503% (Propan/ Butan) và gửi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý.
Các đầu báo gas thường được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các khu sử dụng
gas hay các kho chứa gas. Các đầu báo gas được lắp trên tường, cách sàn nhà từ 10-
16cm, tuyệt đối không được phép lắp đặt dưới sàn nhà.
d. Đầu báo cháy lửa (Flame detector)
Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu, rồi gởi tín hiệu
báo động về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa.
Được sử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ, những nơi mà ánh
sáng của ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy (ví dụ như kho chứa chất lỏng dễ
cháy).
Đầu báo lửa rất nhạy cảm đối với các tia cực tím và đã được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh
tình trạng báo giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu báo động về trung tâm báo cháy khi có 2
xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ là 5s.
3.6.2.2. Công tắc khẩn - Emergency breaker, nút nhấn khẩn
Được lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang các cầu thang để sử dụng khi cần
thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng
cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện
diện trong khu vực đó được biết để có biện pháp xử lý hỏa hoạn và di chuyển ra khỏi
khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.
Gồm có các loại công tắc khẩn sau: (1) Khẩn tròn, vuông; (2) Khẩn kính vỡ (break
glass); (3) Khẩn giật.

76
Hình 4.10. Công tắc khẩn (Emergency breaker)
3.6.3. Thiết bị đầu ra
Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi các thông tin
bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận biết
đang có hiện tượng cháy xảy ra.
3.6.3.1. Tủ hiển thị phụ
Hiển thị thông tin các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp
nhận biết tình trạng nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời.
Được bố trí, sử dụng như một thiết bị hiển thị bổ sung tại các hiện trường rộng lớn, nơi
mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông báo tại hơn một vị trí.
Các tủ điều khiển trung tâm là nơi hiển thị thứ nhất, còn các tủ hiện thị phụ là nơi hiện
thị thứ hai.

Hình 4.11. Tủ hiển thị phụ


3.6.3.2. Chuông báo cháy
Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban, hành lang, cầu thang
hoặc những nơi đông người qua lại nhằm thông báo cho những người xung quanh có
thể biết được sự cố đang xảy ra để có phương án xử lý, di tản kịp thời.
Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp cho nhân
viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hỏa hoạn (bảng hiển thị phụ)
sẽ biết khu vực nào xảy ra hỏa hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các nhân viên có
trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.

77
3.6.3.3. Còi báo cháy
Có tính năng và vị trí lắp đặt giống như chuông báo cháy, tuy nhiên còi được sử dụng
khi khoảng cách giữa nơi phát thông báo đến nơi cần nhận thông báo báo động quá xa.
3.6.3.4. Đèn báo động (Light Alarm)
Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi loại đèn có chức năng khác nhau và được
lắp đặt ở tại các vị trí thích hợp để phát huy tối đa tính năng của thiết bị này. Gồm có
các loại đèn:
a. Đèn chỉ lối thoát hiểm (Exit Light)
Được đặt gần các cầu thang của mỗi tầng, để chỉ lối thoát hiểm trong trường hợp có
cháy. Tự động chiếu sáng trong trường hợp mất nguồn AC.
b. Đèn báo cháy (Corridor Lamp)
Được đặt bên trên công tắc khẩn của mỗi tầng. Đèn báo cháy sẽ sáng lên mỗi khi công
tắc khẩn hoạt động, đồng thời đây cũng là đèn báo khẩn cấp cho những người hiện
diện trong tòa nhà được biết. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì trong lúc bối rối do sự
cố cháy, thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng công tác khẩn nào còn hiệu lực được
kích hoạt máy bơm chữa cháy.
c. Đèn báo phòng (Room Lamp)
Được lắp đặt trước cửa mỗi phòng (chỉ sử dụng cho các đầu báo thường) giúp nhận
biết phòng nào có sự cố một cách dễ dàng và nhanh chóng.
d. Đèn chiếu sáng trong trƣờng hợp khẩn (Emergency Light)
Khi có báo cháy, thao tác đầu tiên là phải cúp điện. Bây giờ đèn chiếu sáng này sẽ tự
động bật sáng (nhờ có bình điện dự phòng battery), nó giúp cho mọi người dễ dàng tìm
đường thoát hiểm, hoặc giúp cho các nhân viên có trách nhiệm nhanh chóng thi hành
phận sự. Hoặc trong trường hợp mất điện đột ngột do có sự cố về điện, đèn Emergency
cũng tỏ ra hữu hiệu.
3.6.4. Các thiết bị hỗ trợ khác
3.6.4.1. Bộ quay số điện thoại tự động
Được lắp trong trung tâm báo cháy, khi nhận được thông tin báo cháy từ trung tâm
thiết bị sẽ tự động quay số điện thoại đã được cài đặt trước để thông báo đến người
chịu trách nhiệm chính. Thông thường quay được từ 3 tới hơn 10 số.
3.6.4.2. Bàn phím (Keypad, Bàn phím điều khiển)
Là phương tiện để điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím, ta có thể
điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng, như nhập lệnh đưa hệ thống vào
chế độ giám sát, hoặc có thể ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong toàn bộ hệ
thống, hoặc có thể lập trình để hệ thống tự động chuyển sang chế độ giám sát vào một
thời gian nhất định trong ngày đối với một số khu vực nào đó.
3.6.4.3. Modul địa chỉ
Modul địa chỉ được sử dụng trong hệ thống báo cháy địa chỉ, nó có khả năng cho biết
vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố cháy trong một khu vực đang bảo vệ.
78
3.6.4.4. Nguồn điện (Electrical power supply) và các bộ phận liên kết
Nguồn điện là thiết bị cung cấp năng lượng cho hệ thống báo cháy. Các bộ phận liên
kết bao gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, các bộ phận tạo thành
tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.
4. Hệ thống chống cháy
4.1. Hệ thống cấp nƣớc chữa cháy
4.1.1. Yêu cầu về cung cấp nƣớc chữa cháy cho đô thị
Khi lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành cấp
nước đô thị, khu công nghiệp phải xác định hệ thống cấp nước PCCC như một nội
dung không tách rời của đồ án.
Nội dung quy hoạch cấp nước PCCC trong quy hoạch chung xây dựng đô thị và khu
công nghiệp bao gồm :
a) Xác định các nguồn nước cần được sử dụng cho PCCC: nguồn nước từ hệ thống
cấp nước tập trung, nguồn nước tự nhiên (ao hồ, sông, suối, kênh...);
b) Xác định lưu lượng cần thiết trên mạng cấp nước tập trung cho nhu cầu PCCC
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
c) Xác định áp lực nước PCCC cần thiết trên mạng cấp nước tập trung;
d) Khái toán kinh phí cho hệ thống cấp nước PCCC đô thị và khu công nghiệp.
Nội dung quy hoạch cấp nước PCCC trong quy hoạch chi tiết bao gồm:
a) Xác định các nguồn nước cụ thể cần được sử dụng phục vụ cho PCCC (từ bể
chứa các trạm cấp nước, ao, hồ, sông, suối, kênh..);
b) Xác định lưu lượng, áp lực cần thiết cho PCCC theo mạng quy hoạch và căn cứ
tiêu chuẩn về số lượng đám cháy đồng thời, thời gian cháy, dung tích dự trữ
nước PCCC trong các trạm cấp nước, trạm tăng áp;
c) Xác định các tuyến ống và vị trí đặt họng, trụ lấy nước PCCC;
d) Xác định dung tích bể chứa nước PCCC tại các khu dân cư, vị trí các bến bãi
phục vụ cho xe chữa cháy lấy nước ở các ao, hồ, sông, suối, kênh;
Nội dung quy hoạch cấp nước PCCC trong quy hoạch cấp nước đô thị, khu công
nghiệp bao gồm:
a) Xác định lưu lượng, áp lực cần thiết cho PCCC theo mạng quy hoạch và căn cứ
theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành;
b) Xác định các tuyến ống đặt trụ lấy nước, khoảng cách các trụ, vị trí trụ lấy
nước;
c) Xác định áp lực nước PCCC trên mạng đường ống cấp nước; các phương án
điều chỉnh áp lực, lưu lượng nước cho chữa cháy;
Trong trường hợp các đô thị, khu công nghiệp đã có quy hoạch xây dựng, quy hoạch
cấp nước được phê duyệt mà chưa có các nội dung về quy hoạch hệ thống cấp nước
PCCC thì cần lập bổ sung quy hoạch cấp nước PCCC.

79
4.1.2. Thiết kế hệ thống cấp nƣớc chữa cháy ngoài nhà
Trong quá trình thiết kế, xây dựng các tuyến ống cấp nước, cần tính toán giải pháp
tăng cường lưu lượng nước khi có cháy theo các quy định hiện hành. Trên mạng lưới
đường ống cấp 1, cấp 2 phải bố trí các họng, trụ lấy nước PCCC.
Không lắp đặt họng, trụ lấy nước PCCC trên các ống truyền tải chính của hệ thống cấp
nước, trong trường hợp cần thiết chỉ lắp đặt họng, trụ lấy nước PCCC tại các điểm
phân mạng, đặt van chặn, xả khí, xả cặn.
Khi thiết kế các họng, trụ lấy nước PCCC phải đảm bảo các yêu cầu về lưu lượng, áp
lực cần thiết theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC và được lắp đặt thống nhất trên
toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị, khu công nghiệp.
Vị trí các họng, trụ lấy nước PCCC phải bố trí thuận tiện cho quá trình lấy nước, vận
chuyển nước và phải có ký hiệu hoặc chỉ dẫn các vị trí đó.
Các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung có hệ thống cấp nước hoặc có trạm
tăng áp riêng phải bố trí các máy bơm có lưu lượng, áp lực cao (áp lực đầu nguồn
không nhỏ hơn 40m cột nước) để có thể sử dụng trực tiếp chữa cháy từ các họng, trụ
lấy nước PCCC.
Tại các phố, ngõ, hẻm không bố trí, lắp đặt được họng, trụ nước chữa cháy nổi thì phải
thiết kế, lắp đặt họng, trụ nước chữa cháy ngầm để đảm bảo cung cấp nước cho PCCC.
Tại các khu dân cư có đường hẹp, không thể lắp đặt họng, trụ nước chữa cháy nổi hoặc
ngầm hoặc không có hệ thống cấp nước tập trung, cần xây dựng các bể nước PCCC dự
phòng cho từng khu vực theo hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát PCCC.
Tại các ao, hồ, sông, suối, kênh... được quy hoạch làm nguồn nước cho PCCC, cần
thiết kế và xây dựng các điểm lấy nước (bến, bãi, hố ga) thuận tiện cho xe chữa cháy
lấy nước.
Hồ sơ thiết kế hệ thống cấp nước PCCC phải được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm
duyệt về thiết kế và thiết bị PCCC trước khi triển khai thi công.
Trong các khu dân dụng, lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài của hệ thống cấp nước
chữa cháy và số đám cháy cùng một thời gian, được quy định trong bảng 12 – TCVN
2622-1995.
Đối với các khu công nghiệp hoặc công trình công nghiệp, trong đó hạng sản xuất C,
D, E mà diện tích không quá 200.000m2, lưu lượng nước dùng để chữa cháy bên ngoài
nhà không quá 20 lít/giây và đối với các khu dân cư không quá 8.000 người thì không
cần thiết kế hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy bên ngoài mà có thể sử dụng máy
bơm hay xe bơm chữa cháy lấy nước từ các nguồn nước thiên nhiên như sông, hồ hay
bể chứa nuớc, hồ nước nhân tạo để chữa cháy với điều kiện:
a) Có đủ nước dự trữ chữa cháy trong các mùa theo quy định.
b) Chiều sâu hút nước không quá 4m từ mặt đất đến mặt nước và mức nước không
cạn quá 0,5m;
c) Phải có chỗ đảm bảo để cho xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy đến lấy nước.
Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy bên ngoài, phải thiết kế theo mạng lưới
vòng. Khi đường ống cấp nước chữa cháy bên ngoài dài không quá 200m, cho phép
80
thiết kế đường ống cụt nhưng phải dự kiến thành mạng lưới vòng. Cho phép đặt các
đường nhánh cụt dẫn nước chữa cháy đến từng ngôi nhà riêng lẻ nhưng phải có bể
chứa nước hoặc hồ chứa nước dữ trữ chữa cháy và có dự kiến thành mạng lưới vòng.
Trụ nước chữa cháy ngoài nhà phải bố trí dọc theo đường giao thông, khoảng cách
giữa các trụ không quá 150m.
Trụ nước chữa cháy ngoài nhà phải đặt cách đường ít nhất 5m và nên bố trí ở ngã ba
hay ngã tư đường. Nếu trụ bố trí ở hai bên đường xe chạy thì không nên đặt cách xa
mép đường quá 2,5m. Đường ống chữa cháy phải chia thành từng đoạn và tính toán để
số trụ nước chữa cháy trên mỗi đoạn không nhiều quá 5 trụ.
4.1.3. Cấp nƣớc chữa cháy bên trong nhà và công trình
a. Qui định chung
Những trường hợp phải thiết kế đường ống cấp nước chữa cháy bên trong nhà :
a) Trong các nhà sản xuất trừ những điều quy định trong điều l0.13 của TCVN
2622-1995;
b) Trong nhà ở gia đình từ bốn tầng trở lên và nhà ở tập thể, khách sạn, cửa hàng ăn
uống từ năm tầng trở lên;
c) Trong các cơ quan hành chính cao từ sáu tầng trở lên, trường học cao từ 3 tầng
trở lên;
d) Trong nhà ga, kho tàng, các loại công trình công cộng khác, nhà phụ trợ của các
công trình công nghiệp khi khối tích ngôi nhà từ 5.000m3 trở lên;
e) Trong nhà hát, rạp chiếu bóng, hội trường, câu lạc bộ 300 chỗ ngồi trở lên.
Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà và lượng nước của mỗi họng
được quy định trong Bảng 14 của TCVN 2622-1995.
Khi trong nhà bố trí trên mười hai họng nước chữa cháy hoặc có trang bị hệ thống
chữa cháy tự động thì hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà, dù thiết kế riêng
hay kết hợp phải thiết kế ít nhất hai ống dẫn nước vào nhà và phải thực hiện nối thành
mạng vòng.
Bố trí họng chữa cháy trong nhà phải đảm bảo mỗi điểm của gian phòng có số họng
nước chữa cháy đến như quy định trong bảng 14 của TCVN 2622-1995. Trong các
ngôi nhà khối tích từ 1.000m3 trở xuống có sản xuất hạng C, hạng D và E không phụ
thuộc vào khối tích trong các gian bán hàng hay kho chứa hàng dưới 25.000m3 cho
phép mỗi điểm chỉ một họng chữa cháy phun đến.
Các họng chữa cháy bên trong nhà phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng
thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng.
Tâm của họng chữa cháy phải đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng chữa cháy
trong nhà phải có đặt van khoá, lăng phun nước và cuộn vòi mềm có đủ độ dài theo
tính toán. Trong mỗi nhà, đường kính ống, chiều dài cuộn vòi mềm, đường kính lăng
phải sử dụng cùng loại.
Trường hợp không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước được hoặc lấy trực
tiếp từ đường ống cấp nước đô thị nhưng không thường xuyên đảm bảo lưu lượng và
áp suất thì phải có biện pháp dự trữ nước để chữa cháy. Lượng nước cần để dự trữ
chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ.
81
Thời hạn phục hồi nước dự trữ chữa cháy được quy định như sau :
a) Trong các khu dân dụng, công trình dân dụng và công trình công nghiệp hạng
sản xuất A, B, C không quá 24 giờ.
b) Các công trình công nghiệp thuộc hạng D, E, F không được quá 36 giờ.
Máy bơm dùng để cấp nước sinh hoạt, sản xuất và chữa cháy dù riêng biệt hay kết hợp
đều phải có máy bơm dự bị, có công suất tương đương với công suất của máy bơm
chính. Số lượng máy bơm dự bị được quy định như sau :
a) Khi số lượng máy bơm vận hành theo tính toán từ một đến ba thì cần có một
máy bơm dự phòng;
b) Khi số lượng máy bơm vận hành từ bốn máy trở lên thì cần hai máy bơm dự
phòng.
Máy bơm chữa cháy chính phải được nối với hai nguồn điện riêng biệt hoặc nguồn
điện dự bị hay trạm phát điện, hoặc động cơ dự bị ở trạm máy bơm.
Cho phép dùng máy bơm để cấp nước chữa cháy mà không cần máy bơm dự bị và
máy bơm chữa cháy chính, chỉ nối với một nguồn điện khi lượng nước chữa cháy bên
ngoài dưới 20lít/giây hoặc trong các xí nghiệp hạng sản xuất E, D mà công trình có
bậc chịu lửa I, II hoặc trong nhà sản xuất khi lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài
không quá 20lít/giây.
b. Hệ thống chữa cháy tự động vòi phun kín (sprinkler)

Hình 4.12. Hệ thống chữa cháy tự động vòi phun kín (sprinkler)
Hệ thống chữa cháy sprinkler là hệ thống chữa cháy với đầu phun kín luôn ở chế độ
thường trục, các vòi phun chỉ làm việc khi nhiệt độ môi trường ở đó đạt đến một giá trị
làm việc nhất định. Vì thế hệ thống sprinkler chỉ có khả năng chữa cháy theo điểm
(chữa cháy cục bộ) trên một diện tích nhất định.
Phân loại :
 Theo phương pháp duy trì áp lực, có :
82
o Duy trì áp lực bằng bể nước có khí nén.
o Duy trì áp lực bằng bơm bù.
 Theo đặc điểm của hệ thống :
o Hệ thống chứa đầy nước.
o Hệ thống gồm nước và khí nén.
Hệ thống chữa cháy sprinkler đầu phun loại kín (có khóa hãm) là bộ phận nhạy cảm
với nhiệt độ và chỉ mở ở nhiệt độ nhất định. Sprinkler được phân bố theo tuyến ống và
số lượng đã quy định trên một diện tích thiết kế.
Cấu tạo:
 Đầu phun:
 Cơ cấu hãm có 02 loại: (1) khóa hãm làm bằng hợp kim dễ nóng chảy; (2) khóa
hãm là bầu thủy tinh đựng chất lỏng.
 Tán vòi phun: là tấm kim loại dùng để va đập nước, trên đó có ghi ngưỡng làm
việc của khóa nóng chảy

c. Hệ thống chữa cháy họng nƣớc vách tƣờng

Hình 4.13. Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường


Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy thường được đặt ở các vách
tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy.Hệ thống sử dụng nước để chữa
cháy bao gồm trạm bơm cũng cấp nước chữa cháy được kết nối với hệ thống họng lấy
nước vách tường. Khi xảy ra sự cố cháy thì chỉ cần mở van chặn, ngay lập tức dòng
nước áp lực cao sẽ phun ra chữa cháy. Lúc đó áp lực của nước sẽ giảm, hệ thống bơm
nước sẽ tự động làm việc để cung cấp nước chữa cháy.
4.2. Các hệ thống chữa cháy khác
4.2.1. Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
Sử dụng cho những nơi không có người và tài sản ở đó không chụi được nước và các
hóa chất dẫn điện: trạm biến áp, phòng máy phát, …

83
Hình 4.14. Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
4.2. 2. Hệ thống chữa cháy bằng khí trơ FM200
Sử dụng cho những nơi có người và tài sản ở đó không chụi được nước và các hóa chất
dẫn điện: các phòng kỹ thuật điều khiển trung tâm, trung tâm dữ liệu, …

Hình 4.15. Hệ thống chữa cháy bằng khí trơ FM200


4.2. 3. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam)
Sử dụng cho những nơi có nguy cơ cháy nổ đặc biệt cao như kho dầu, khí đốt, …

84
Trung tâm bọt Khu vực chữa cnays

Đƣờng bọt / nƣớc

Bình Ống bọt


bọt
(foam)
Bơm bọt Bộ trộn
Phòng máy phát điện

Ống nƣớc

Bơm chữa cháy


Hình 4.16. Hệ thống chữa cháy bằng foam
4.2.4. Các thiết bị chữa cháy tại chỗ
1. Bình chữa cháy xách tay
2. Bình chữa cháy xe đẩy

85
Hình 4.17. Thiết bị chữa cháy tại chỗ
5. Không gian yêu cầu của hệ thống PCCC
5.1. Lƣu lƣợng nƣớc cấp cho hệ thống chữa cháy
Lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy bao gồm:
- Lượng nước chữa cháy bên ngoài nhà
- Lượng nước chữa cháy vách tường
- Lượng nước chữa cháy tự động Sprinkler
- Lượng nước cho màng ngăn cháy Drencher
- Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài nhà được tính 10l/s cho một họng
- Lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy bên trong nhà được xác định như
sau:
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn lưu lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy trong công trình

Hệ thống chữa cháy Nguy cơ cháy Lƣu lƣợng Đơn vị

Nguy cơ cháy TB 5 l/s.họng


Họng nước vách tường
Nguy cơ cháy thấp 2.5 l/s.họng

Nguy cơ cháy TB 0.24 l/s.m2


Sprinkler
Nguy cơ cháy thấp 0.12 l/s.m2

Drencher 1 l/s.m

5.2. Không gian yêu cầu cho hệ thống PCCC


Hệ thống PCCC bao gồm bể chứa nước dự trữ, cụm bơm nước PCCC. Lượng
nước dự trữ trong bể được tính bằng lượng nước phun trong 3 giờ đối với hệ thống
chữa cháy ngoài nhà và họng nước vách tường và trong 1 giờ đối với hệ thống đầu
phun Sprinkler và màng ngăn cháy Drench. Dung tích bể nước chữa cháy là độc lập so
với bể nước sinh hoạt. Khi tính toán xây dựng công trình, phải tính đến dung tích của
bể nước này. Bể nước PCCC thường được đặt ngầm trong tầng hầm hoặc đặt ngầm
ngoài nhà.
Cụm bơm nước chữa cháy thường bao gồm 4 bơm, trong đó có một bơm điện hoạt
động thường xuyên, một bơm điện dự phòng và một bơm diesel và một bơm tăng áp.
Phòng bơm nước chữa cháy phải đảm bảo đủ thể tích để lắp đặt bơm cũng như hệ
thống đường ống dẫn nước.
Kích thước của gian máy bơm nước chữa cháy được xác định như sau:
Lấy 6m2 với 2.5 m chiều cao cho 1 máy bơm
Số bơm cấp nước chữa cháy: 3 bơm = 2 bơm điện (1 làm việc + 1 dự phòng) + 1 bơm
diesel
Phòng đặt bể chứa nước:
BNuoc
S Phong  0.59 *V  4.39(m 2 )
86
Trong đó: V là lưu lượng nước cấp cho chữa cháy (m3)

87
CHƢƠNG 5: HỆ THỐNG THANG MÁY TRONG CÔNG TRÌNH
1. Chức năng và phân loại thang máy
1.1. Chức năng của thang máy
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hóa, vật
liệu, v.v... theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15˚ so với phương
thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.
Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện, các
đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng, v.v...
Đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời
gian của một chu kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục.
Ngoài ý nghĩa về vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ
đẹp và tiện nghi của công trình.
Theo quy định, đối với các tòa nhà cao 6 tầng trở lên đều phải được trang bị thang máy
để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động.
Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan
trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người, vì vậy mà yêu cầu chung đối với thang
máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một
cách nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn,
quy trình và quy phạm.
1.2. Phân loại thang máy
1.2.1. Phân loại theo công dụng
Thang máy được phân thành 6 loại.
a. Thang máy chuyên chở người: được dùng để vận chuyển hành khách trong các
khách sạn, công sở, nhà nghỉ, các khu chung cư, trường học, tháp truyền hình,
v.v...
b. Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng đi kèm: thường dùng cho các
siêu thị, khu triển lãm, v.v...
c. Thang máy chuyên chở bệnh nhân: chuyên dùng cho các bệnh viện, khu điều
dưỡng, v.v... Đặc điểm của nó là kích thước thông thủy cabin phải đủ lớn để
chứa băng ca (cáng) hoặc giường của bệnh nhân, cùng với các bác sỹ, nhân viên
y tế và các dụng cụ cấp cứu đi kèm.
Hiện nay trên thế giới đã sản xuất theo cùng tiêu chuẩn kích thước và tải trọng
cho loại thang máy này.
d. Thang máy chuyên chở hàng có người đi kèm: thường dùng trong các nhà máy,
công xưởng, kho, thang dùng cho nhân viên khách sạn, v.v... chủ yếu dùng để
chở hàng nhưng có người đi kèm để phục vụ.
e. Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm: chuyên dùng để chở vật
liệu, thức ăn cho các khách sạn, nhà ăn tập thể, v.v... Đặc điểm của loại này là
chỉ có điều khiển ở ngoài cabin (trước các cửa tầng), còn các loại thang khác
nêu ở trên vừa điều khiển cả trong cabin và ngoài cabin.
88
f. Thang máy quan sát: thường được sử dụng để ngắm cảnh quan trong các khu
vui chơi, khách sạn, đài quan sát
Ngoài ra còn các loại thang chuyên dùng khác như: thang máy cứu hỏa, chở ôtô, v.v...
Một số loại thang máy:

Hình 5.1. Thang máy chở hàng

89
Hình 5.2. Thang máy quan sát

90
Hình 5.3. Thang cuốn
1.2.2. Phân loại theo phƣơng pháp truyền năng lƣợng và hệ thống dẫn động cabin
a. Thang máy dẫn động điện
Thang máy dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ điện truyền qua hộp giảm
tốc tới puly ma sát hoặc tang cuốn cáp. Chính nhờ cabin được treo bằng cáp mà
hành trình lên xuống của nó không bị hạn chế.

91
Hình 5.4. Thang máy điện
b. Thang máy thủy lực (bằng xylanh – pittông)
Đặc điểm của loại thang này là xylanh – pittông tác động từ dưới lên nên hành trình bị
hạn chế. Hiện nay thang máy thủy lực với hành trình tối đa là khoảng 18 m. Tuy nhiên
kết cấu đơn giản, tiết diện giếng thang nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so với dẫn động
bằng cáp, chuyển động êm, an toàn, giảm được chiều cao tổng thể của công trình khi
có cùng số tầng phục vụ do buồng máy được đặt ở tầng trệt.

92
Hình 5.5. Các loại dẫn động thang máy thủy lực
a. Truyền động đơn và trung tâm; b.Truyền động một bên trực tiếp; c.Truyền động
một bên gián tiếp; d. Truyền động hai bên trực tiếp; e. Truyền động hai bên gián
tiếp
1.2.3. Phân loại theo các thông số cơ bản
a. Theo tốc độ di chuyển của cabin:
- Loại tốc độ thấp: v < 1 m/s.
- Loại tốc độ trung bình: v = 1  2,5 m/s.
- Loại tốc độ cao: v = 2,5  4,0 m/s.
- Loại tốc độ rất cao: v > 4 m/s.
b. Theo khối lượng vận chuyển của cabin :
- Loại nhỏ: Q < 500 kg.
- Loại trung bình: Q = 500  1000 kg.
- Loại lớn: Q = 1000  1600 kg.
- Loại rất lớn: Q > 1600 kg.

93
1.2.4. Phân loại theo quỹ đạo di chuyển của cabin
a. Thang máy thẳng đứng, là loại thang máy có cabin di chuyển theo phương
thẳng đứng, hầu hết các thang máy đang sử dụng thuộc loại này.
b. Thang máy nghiêng, là loại thang máy di chuyển nghiêng một góc so với
phương thẳng đứng.
c. Thang máy zigzag, là loại thang máy có cabin di chuyển theo đường zigzag.
1.2.4. Phân loại theo vị trí đặt động cơ điện và bộ tời kéo
Theo cách phân loại này, thang máy sẽ được chia làm hai loại: loại có buồng máy
đặt trên đỉnh giếng và loại không có buồng máy
Loại có buồng máy đặt trên đỉnh giếng là phổ biến và thông dụng. Được áp dụng
cho các công trình như chung cư, khách sạn, bệnh viện, văn phòng… Tại các công
trình không bị giới hạn về chiều cao cũng như không gian lắp đặt
Loại thang không có buồng máy thường được sử dụng cho các công trình bị giới
hạn về chiều cao, không có không gian lắp đặt động cơ và bộ tời kéo trên đỉnh
giếng

Hình 5.6. Thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy

94
Thang máy không có buồng máy thì động cơ và bộ tời kéo được đặt ngay trong giếng
thang, gắn vào vách giếng thang. Do vậy, bộ tời kéo thường có đường kính nhỏ và
động cơ thang máy có công suất thấp. Vì vậy loại thang này thường có số bến đỗ nhỏ,
thang được sử dụng trong các hộ gia đình, có chiều cao nhà thấp.
2. Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn và bố trí thang máy
2.1. Phân tích hoạt động giao thông trong tòa nhà
Thang máy được tính toán để năng suất vận chuyển đáp ứng được giao thông trong tòa
nhà. Năng suất vận chuyển được ước tính dựa trên số lượng động cơ, tải trọng thang
và tốc độ. Tuy nhiên, dự đoán về số lượng hành khách là cần thiết và dựa trên số liệu
thống kê cũng như kinh nghiệm.
Trên thực tế, việc dự đoán được giao thông của tòa nhà cho hiện tại và tương lại là
việc vô cùng quan trọng. Sau khi lắp dặt, việc thay đổi hệ thống điều khiển hiện đại
hoặc gia tăng vận tốc thang là việc làm vô cùng khó khăn. Trong suốt vòng đời của
công trình, những thay đổi như số người sử dụng, chất lượng vận chuyển và bảo dưỡng
thang (ray, cáp)… có thể ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ thang. Vì vậy, thang được
lựa chọn lắp đặt phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhất về số lượng phục vụ,
chất lượng phục vụ theo tiêu chuẩn chất lượng.
Dù các tòa nhà cũng như chủng loại thang là rất đa dạng, song mục đích việc lựa chọn
thang máy như đã nêu ở trên là phải thỏa mãn được các yêu cầu vân chuyển đủ số
lượng hành khách nào đó trong khoảng thời gian nhất định mà không phải chờ đợi
cũng như ở trong cabin thang quá lâu. Thực tế lượng hành khách cần vận chuyển lại
thay đổi không theo một quy luật nhất định mà thay đổi theo những giờ khác nhau
trong ngày tùy theo tính chất, đặc điểm, mục đích sử dụng của tòa nhà. Điểm chung
của sự thay đổi này có những giờ cần vận chuyển nhiều hành khách được gọi là giờ
cao điểm.
Biểu đồ dưới đây chỉ ra đường cong tiêu biểu về chiều giao thông đi lên và đi xuống
cho một tòa nhà văn phòng theo biến trình ngày. Buổi sáng mọi người có xu hướng đi
lên các tầng nhà để làm việc và buổi chiều sẽ đi xuống để dời khỏi văn phòng. Buổi
trưa là điểm rất thấp cho cả 2 chiều đi lên và đi xuống.

Hình 5.7. Đồ thị tỉ lệ hành khách tại giờ cao điểm

95
Việc phân tích dòng hành khách tại giờ cao điểm như trên là một bước không thể bỏ
qua khi lựa chọn thang máy, song khả năng vận chuyển hành khách như đã nêu ở trên
chưa phản ánh đầy đủ. Chất lượng phục vụ của thang được thể hiện bằng thời gian
hành khách phải chờ đợi ở bến chính tại giờ cao điểm, nên khi lựa chọn thang cả hai
chỉ tiêu về khả năng vận chuyển (hay còn gọi là năng suất vận chuyển) và chất lượng
phục vụ phải được phân tích đầy đủ để tìm được giải pháp hợp lý.
2.2. Chu kỳ làm việc của thang máy (T)
Chu kỳ làm việc của thang máy đóng một vai trò quan trọng khi lựa chọn thang
và do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt là tốc độ, tải trọng định mức, độ cao lớn
nhất cần chuyên chở, số tầng tào nhà, phương thức điều khiển, tập quán, thời gian vào
và ra của hành khách nên việc tính chính xác giá trị này là rất khó khăn.
Bảng 5.1. Thời gian hành trình của thang máy

Tổng thời gian của hành trình

Thời gian đến bến đỗ

Thời gian chờ đợi Thời gian di chuyển

Gọi thang đến Thời gian mở cửa Thời gian mở cửa

Hành khách vào thang Hành khách ra khỏi thang

Thời gian chờ đợi thang máy bao gồm các khoảng thời gian sau:
- Thời gian thang máy vận chuyển trong giếng thang
- Thời gian đóng, mở cửa
- Thời gian hành khách vào, ra thang máy
- Thời gian gia tốc và giảm tốc
- Thời gian hao phí khác
2.3. Chất lƣợng phục vụ thang máy
Có hai yếu tố để đánh giá chất lượng phục vụ của thang máy. Đó là khoảng thời
gian một hành khách phải chờ đợi ở bến chính (To) và năng suất vận chuyển trong
vòng 5 phút (i)
- Thời gian chờ đợi của hành khách phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai lần
đi và đến kế tiếp của thang máy tại bến chính trong giờ cao điểm. Qua đó thấy
rằng khoảng thời gian này không thể quá lâu vì sẽ gây khó chịu cho hành khách
cũng như phiền phức cho người sử dụng, song cũng không thể quá ngắn vì sẽ
làm tăng không cần thiết vốn đầu tư. Giá trị của khoảng thời gian chờ đợi cũng
không thể tính chính xác do dòng hành khách thay đổi.
- Năng suất vận chuyển là tỷ số giữa số lượng lớn nhất hành khách cần vận
chuyển trong năm phút tại giờ cao điểm và số lượng hành khách (hoặc chỗ)
trong tòa nhà.

96
Số lượng thang trong tòa nhà, tốc độ định mức và tải trọng thang sẽ ảnh hưởng đến
thời gian chờ đợi của hành khách và năng suất vận chuyển.
Bảng 5.2. Năng suất vận chuyển và chất lượng phục vụ cho các dạng công trình

Năng suất vận Chất lƣợng phục


Dạng công trình
chuyển i (%) vụ To (s)

Văn phòng (hạng cao) 13  15 25  30

Văn phòng (hạng thấp) 12 14 30  45

Nhà ở (hạng cao) 57 50  60

Nhà ở (hạng thấp) 68 60  70

Khách sạn (hạng cao) 78 40  60

Khách sạn (hạng thấp) 67 50  70

Trung tâm thương mại (hạng cao) 89 40  60

Trung tâm thương mại (hạng thấp) 78 40  60

2.4. Bố trí thang máy theo nhóm


2.4.1. Bố trí thang máy theo nhóm trên mặt bằng
Sảnh thang máy được thiết kế để làm giảm thiểu đáng kể chu kỳ phục vụ của thang
máy, giúp mọi người nhanh chóng vào và ra khỏi cabin. Hình 5.8; 5.9 cho thấy sự bố
trí cụm thang máy, đảm bảo lưu lượng dòng chảy – giao thông trong tòa nhà.

Hình 5.8. Cách sắp xếp từ 2 đến 4 thang cùng phía


(L): sảnh chờ thang máy

97
Hình 5.9. Cách sắp xếp từ 2 đến 8 thang đối diện nhau
(L): sảnh chờ thang máy
Nhóm thang máy là đặc biệt quan trọng để phục vụ vận chuyển theo phương đứng
trong các tòa nhà cao tầng. Để hoạt động hiệu quả, thang máy luôn luôn phải được
nhóm lại thành cụm thang thay vì phân phối riêng rẽ các thang xung quanh tòa nhà.
Việc nhóm cụm thang nhằm mục đích điều khiển tích hợp nhóm thang, tối ưu quá
trình vận hành thang. Ngoài ra nhóm thang thường được đặt tại trung tâm của tòa nhà,
đảm bảo tối ưu hóa giao thông. Một nhóm gồm tám thang là số thang máy tối đa được
khuyến cáo sử dụng.
Chiều rộng của sảnh thang máy thường từ 1,5 † 2 lần chiều sâu của hố thang. Theo BS
ISO 4190-1 (7), nếu các thang đặt cùng một phía thì khoảng cách này không được nhỏ
hơn 2400 mm và nếu đặt thành hai dãy đối diện nhau thì khoảng cách này không được
nhỏ hơn 4500 mm. Tuy nhiên nếu sảnh thang máy quá lớn, hành khách phải di chuyển
nhiều, làm tăng thời gian đóng mở cửa. Sảnh thang máy là khu vực chờ đợi vì vậy mà
không nên giao cắt hay tạo tuyến lưu thông qua sảnh này. Để đảm bảo lưu thông tốt
nhất trong tòa nhà, khuyến cáo nên để cụm thang máy ở vị trí lõi (trung tâm của tòa
nhà).
2.4.2. Phân khu thang máy theo chiều cao
Kinh nghiệm chỉ ra rằng số lượng tối đa của cụm thang máy nên được giới hạn
là 8 thang. Nếu cần số lượng thang nhiều hơn, để tăng hiệu quả thì nên chia tổng số
thang thành hai hoặc nhiều cụm thang phụ thuộc theo chiều cao nhà. Trên cơ sở đó,
những tòa nhà cao tầng có thể được chia thành 2 khu vực, khu vực thấp tầng và khu
vực cao tầng. Những thang máy phục vụ cho khu vực tầng cao sẽ chạy qua vùng thấp
với tốc độ tối đa và khu vực đó gọi là vùng vận chuyển nhanh. Với trường hợp phân
khu theo chiều cao này, phòng đặt máy được yêu cầu nhiều vị trí, phụ thuộc vào chiều
cao và số lượng các vùng. Nếu chi phí cho phép, các phòng máy này có thể được trang
bị thiết bị điều hòa không khí để nâng cao hiệu quả của thang. Số lượng tầng trong 1
vùng có thể từ 12, 15 và tối đa là 25 tầng. Tại bến đỗ chính, mỗi vùng phục vụ sẽ có
một khu vực sảnh thang riêng.

Hình 5.10. Sơ đồ phân vùng phục vụ của thang máy theo chiêu cao công trình

98
3. Các bộ phận chính của thang máy và giếng thang máy
3.1. Các bộ phận chính của thang máy
- Bộ tời kéo.
- Cabin cùng hệ thống treo cabin, cơ cấu đóng mở cửa cabin và bộ hãm bảo hiểm.
- Cáp nâng.
- Đối trọng và hệ thống cân bằng.
- Hệ thống ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động trong giếng thang.
- Bộ phận giảm chấn cho cabin và đối trọng đặt ở đáy giếng thang.
- Hệ thống hạn chế tốc độ tác động lên bộ hãm bảo hiểm để dừng cabin khi tốc độ
hạ vượt quá giới hạn cho phép.
- Tủ điện điều khiển cùng các trang thiết bị điện để điều khiển tự động thang máy
hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu và đảm bảo an toàn.
- Cửa cabin và các cửa tầng cùng hệ thống khóa liên động.

Hình 5.11. Sơ đồ cấu tạo thang máy


3.2. Giếng thang
Giếng thang là khoảng không gian được giới hạn bởi đáy hố giếng, vách bao
quanh và trần giếng mà trong nó cabin của thang, đối trọng (nếu có) chuyển động theo
phương thẳng đứng, đồng thời cũng là không gian để lắp đặt các thiết bị phục vụ riêng
cho hoạt động của thang như giảm chấn, ray dẫn hướng, hệ thống dây dẫn.
Giếng thang bao gồm: hố giếng, phần giếng chính và đỉnh giếng.
Hố giếng hay còn gọi là hố thang là phần giếng thang phía dưới mặt sàn tầng dừng
thấp nhất.
Phần giếng chính là khoảng không gian giới hạn bởi sàn dừng thấp nhất và sàn dừng
cao nhất.

99
Đỉnh giếng là phần giếng thang trên cùng tính từ mặt sàn tầng dừng cao nhất đến trần
giếng.
Trong xây dựng, để phục vụ thang máy hoạt động còn phải chú ý đến phòng (buồng)
dành riêng cho lắp đặt máy và thiết bị được gọi là phòng máy. Đối với thang máy chở
người dẫn động điện, buồng máy thường đặt nằm trên đỉnh giếng, còn thang máy dẫn
động thủy lực buồng máy lại thường bố trí ở sàn tầng bến chính.
Ở Việt Nam, các nội dung cho yêu cầu an toàn về cấu tạo lắp đặt thang máy trong đó
có các yêu cầu về giếng thang đã được quy định trong TCVN 6395 – 1998 và TCVN
6396 – 1998 nên dưới đây chỉ giới thiệu những nét cơ bản nhất có liên quan đến thiết
kế và thi công giếng thang.
3.2.1. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế giếng thang.
Khi thiết kế, thi công các giếng thang cần thỏa mãn các yêu cầu sau :
Bố trí vị trí đặt thang máy cũng như sự phân bố chúng theo nhóm sao cho thuận tiện
nhất cho hành khách, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như thẩm mỹ của tòa nhà.
- Đảm bảo độ bền, độ cứng vững của sàn, vách ngăn dưới tác dụng của các tải
trọng không chỉ khi thang hoạt động bình thường mà ngay cả khi có sự cố.
- Đảm bộ chính xác kích thước hình học, độ nhẵn bề mặt của giếng theo các quy
định trong tiêu chuẩn.
- Không được sử dụng vật liệu dễ cháy, dễ bắt bụi bẩn khi xây dựng.
- Thông gió, thoát nhiệt tốt.
- Dễ thoát hiểm khi có sự cố xảy ra (như hỏa hoạn).
Để thực hiện các yêu cầu trên, có rất nhiều giải pháp kiến trúc khác nhau, song về
nguyên tắc với thang máy chỉ để vận chuyển hành khách thường được bố trí không xa
cửa ra vào chính của tòa nhà. Tuy nhiên khi cần không gian rộng, thoáng để đón khách
và tiếp nhận hành lý như khách sạn, nhà nghỉ ... thì thang máy có thể bố trí xa hơn cửa
chính. Khác với thang chỉ chở khách, thang kết hợp ngắm cảnh và chuyên chở khách
lại thường được bố trí bên ngoài nhà hoặc ở nơi có khả năng bao quát cảnh quan chung
tốt nhất.
Để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và tránh phải chi phí lớn nhằm đảm bảo kích
thước khi lắp đặt, ngoài việc thỏa mãn các yêu cầu đặt ra trong các quy phạm về xây
dựng, việc đảm bảo các kích thước hình học của giếng thang là yêu cầu rất quan trọng
khi thiết kế và thi công giếng thang.
3.2.2. Các kích thƣớc hình học cơ bản của giếng thang
Các kích thước hình học cơ bản của giếng thang bao gồm: các kích thước của đỉnh
giếng, phần giếng chính và hố thang.
Đó là các thông số sau:
- Chiều cao đỉnh giếng Sh .
- Chiều sâu giếng thang Wd .
- Chiều rộng giếng thang Ww .
100
- Chiều cao của tầng Eh .
- Chiều rộng cửa tầng Ew .
- Chiều cao thiết kế cửa tầng Oh .
- Chiều rộng thiết kế cửa tầng Ow .
- Chiều cao sàn tầng Tv .
- Chiều sâu hố thang Ph .
Các kích thước hình học chủ yếu của buồng máy bao gồm :
- Diện tích buồng (phòng) máy Ra .
- Chiều rộng buồng máy Rw .
- Chiều sâu buồng máy Rd .
- Chiều cao buồng máy Rh .
Ngoại trừ kích thước chiều cao sàn tầng Tv phụ thuộc vào tòa nhà, các kích thước còn
lại của giếng thang (hoặc một nhóm giếng thang) và buồng máy phụ thuộc vào đặc
tính kỹ thuật của thang, như: tốc độ, tải trọng định mức, kích thước cabin, phương
pháp dẫn động và cách bố trí đối trọng.

101
Hình 5.12. Các kích thước hình học cơ bản của giếng thang
4. Không gian yêu cầu của hệ thống thang máy
4.1. Chọn sơ bộ số lƣợng thang máy
4.1.1. Chọn tốc độ của thang máy theo chiều cao nhà
Tốc độ của thang máy chọn theo chiều cao nhà có thể tham khảo các bảng sau:

Bảng 5.3. Chọn sơ bộ tốc độ định mức của thang máy theo giới hạn chiều cao

Tốc độ định mức, m/s Giới hạn chiều cao phục vụ, m

0,40 10

0,63 15

102
1,00 20

1,60 35

2,50 50

4,00 70

6,00 100

Bảng 5.4. Chọn sơ bộ tốc độ thang máy chở người (BS 5655).

Chọn tốc độ theo chiều cao tòa nhà

Đặc điểm thang Chiều cao tòa nhà, m


Cơ Bệnh
quan,
Tốc độ định mức, quan, viện,
Loại thang Nhà ở khách Nhà hàng
m/s khách nhà ở
sạn loại
sạn nhỏ tập thể
lớn

≤ 0,63 12 10 - - -
Chế độ hoạt
động nhẹ (ít 0,63 < v ≤ 1,00 20 20 - - -
hoạt động)
1,00< v ≤ 1,60 35 30 - - -

Thang cho ≤ 0,63 15 - - - -


nhà ở 0,63 < v ≤ 1,00 20 - - - -

Thang cho
hoạt động ≤ 0,63 - 12 - 12 -
chung

Thang dung 1,00 - 20 20 - -


chung
1,60 - 30 30 - -

Thang cần 2,50 - - 45 - -


vận chuyển
nhanh
3,50 - - 60 - -

Thang máy 0,63 - - - 12 -


cho bệnh
viện 1,00 - - - 25 -

103
Chọn tốc độ theo chiều cao tòa nhà

Đặc điểm thang Chiều cao tòa nhà, m


Cơ Bệnh
quan,
Tốc độ định mức, quan, viện,
Loại thang Nhà ở khách Nhà hàng
m/s khách nhà ở
sạn loại
sạn nhỏ tập thể
lớn

1,60 - - - 40 -

0,25 - - - - 8
Thang chở
hàng thông
thường 0,63 - - - - 15

1,00 - - - - 25

0,25 - - - - 10
Thang chở
hàng loại
nặng 0,63 - - - - 20

1,00 - - - - 30

104
Chieu cao, m

200

160
150

125

100

80

63
50
40
31,5
25
20

0 1,0 1,6 2,5 3,15 4,0 5,0 6,3 v, m/s

- 25-31,5s chất lượng phục vụ chấp nhận được


- 20-25s chất lượng phục vụ trung bình
- 20s chất lượng phục vụ tốt

Hình 5.13. Lựa chọn vận tốc thang máy theo chiều cao nhà
4.1.2. Chọn tốc độ thang máy theo số điểm dừng
Tốc độ thang máy chọn theo số điểm dừng như bảng sau:
Bảng 5.5. Chọn tốc độ thang máy theo số điểm dừng

Số điểm dừng Tốc độ định mức, m/s

Dưới 6 điểm dừng v = 0,5 ÷ 0,8 m/s

Từ 8 - 10 điểm dừng v = 1 ÷ 1,8 m/s

Trên 12 điểm dừng v = 2 ÷ 2,5 m/s

Trên 20 điểm dừng v = 3 ÷ 4 m/s

Trên 30 điểm dừng v = 4 ÷ 6 m/s

105
4.1.3. Chọn số lƣợng thang máy
Bảng 5.6. Các số liệu tham khảo khi chọn thang cho tòa nhà.

Loại tòa nhà Thang chở người Thang phục vụ

Chỉ chở người 150 † 200 người cho một thang


Cơ quan
hành Có kết hợp 200 † 280 người cho một thang 21.000 m2/ thang
chính
Nhiều mục đích 250 † 300 người cho một thang

Chất lượng trung bình 80 † 100 hộ cho một thang


Nhà ở
Chất lượng cao 50 † 80 hộ cho một thang

160÷ 180 phòng


Bệnh viện Bệnh viện thành phố 100 † 150 phòng cho một thang
cho một thang

Bảng 5.7. Chọn thang máy chở người cho tòa nhà từ 6 đến 9 tầng

BS 5655 - Phần 6 : 1990

8 người 630 10 người 13 người 16 người 21 người


Số Số v kg 800 kg 1000 kg 1250 kg 1600
tầng thang m/s Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb i,
s người s người s người s người ,s người

2 1,0 38 50 - - - - - - - -

2 1,6 32 61 36 69 39 79 42 89 47 103
6
3 1,0 25 75 - - - - - - - -

3 1,6 21 91 24 103 26 120 28 135 32 157

2 1,6 35 55 39 61 43 71 46 80 - -
7
3 1,6 - - - - 29 107 31 122 35 140

2 1,6 37 51 42 55 46 64 - - - -
8
3 1,6 - - - - 31 97 35 111 38 132

3 1,6 - - - - 33 93 36 105 40 123


9
2 2,5 - - - - 46 66 48 75 - -

106
BS 5655 - Phần 6 : 1990

8 người 630 10 người 13 người 16 người 21 người


Số Số v kg 800 kg 1000 kg 1250 kg 1600
tầng thang m/s Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb i,
s người s người s người s người ,s người

3 2,5 - - - - 30 100 33 114 38 132

Bảng 5.8. Chọn thang máy chở người cho tòa nhà từ 10 đến 14 tầng

BS 5655 - Phần 6 : 1990

13 người, 1000 16 người, 1250 21 người, 1600


Số Số v kg kg kg
tầng thang m/s i, i, i,
Ttb , s Ttb , s Ttb , s
người người người

3 1,6 35 86 38 97 44 113

10 3 2,5 32 98 34 106 40 124

4 2,5 24 126 26 141 29 165

3 1,6 37 83 40 91 - -

11 3 2,5 34 92 36 100 43 118

4 2,5 25 123 27 132 32 157

3 2,5 35 88 38 95 44 112

4 2,5 26 117 29 126 33 149


12
3 3,5 - - 37 98 43 115

4 3,5 - - 27 130 32 152

3 2,5 36 84 40 91 46 106

4 2,5 27 113 30 121 34 142


13
4 3,5 - - 29 125 34 145

5 3,5 - - 23 156 27 182

14 3 2,5 38 81 41 87 - -

107
BS 5655 - Phần 6 : 1990

13 người, 1000 16 người, 1250 21 người, 1600


Số Số v kg kg kg
tầng thang m/s i, i, i,
Ttb , s Ttb , s Ttb , s
người người người

4 2,5 28 109 31 116 36 135

4 3,5 - - 30 120 35 140

5 3,5 - - 24 151 28 175

Bảng 5.9. Chọn thang máy chở người cho tòa nhà từ 15 đến 18 tầng

BS 5655 - Phần 6 : 1990

13 người, 1000 16 người, 1250 21 người, 1600


Số Số v kg kg kg
tầng thang m/s i, i, i,
Ttb , s Ttb , s Ttb , s
người người người

4 2,5 29 105 32 112 37 130

4 3,5 - - 31 116 36 135


15
5 3,5 - - 25 146 29 168

6 3,5 - - - - 24 202

4 2,5 30 102 33 108 39 125

4 3,5 - - 32 113 38 130


16
5 3,5 - - 26 141 30 163

6 3,5 - - - - 25 195

4 2,5 31 99 35 105 40 123

4 3,5 - - 33 110 30 127


17
5 3,5 - - 26 137 31 157

6 3,5 - - - - 26 189

18 4 3,5 - - 34 107 40 124

108
BS 5655 - Phần 6 : 1990

13 người, 1000 16 người, 1250 21 người, 1600


Số Số v kg kg kg
tầng thang m/s i, i, i,
Ttb , s Ttb , s Ttb , s
người người người

5 3,5 - - 27 134 32 153

6 3,5 - - - - 27 184

Bảng 5.10. Chọn thang máy chở người (theo Hãng OTIS)

8 người, 630 10 ng, 800 13 ng, 1000 16 ng, 1250 21 ng, 1600
V kg kg kg kg kg
Số Số
m/
tầng thang Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i,
s
s người s người s người s người s người

2 1,0 33 54 35 69 39 77

3 1,0 22 81 23 103 26 116 28 141 31 163


5
2 1,6 30 60 32 75 36 83 39 101

3 1,6 20 89 21 112 24 125 26 151 29 174

2 1,0 38 50

3 1,0 25 75
6
2 1,6 32 61 36 69 39 79

3 1,6 21 91 24 103 26 120 28 135 32 157

2 1,6 35 55

7 3 1,6 24 73 26 90 28 107 31 122 35 122

4 1,6 22 131 24 156 28 180

2 1,6 37 51

8 3 1,6 26 71 28 87 31 97 35 112

4 1,6 24 126 27 149 30 171

109
8 người, 630 10 ng, 800 13 ng, 1000 16 ng, 1250 21 ng, 1600
V kg kg kg kg kg
Số Số
m/
tầng thang Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i, Ttb , i,
s
s người s người s người s người s người

6 4,0 21 173 25 190

5 4,0 23 133 27 149 32 164


20
6 4,0 22 178 27 195

Ghi chú:
- Ttb: chất lượng phục vụ của thang máy
- i: mật độ dòng hành khách, là lượng hành khách vận chuyển được trong 5 phút tại
giờ cao điểm

4.2. Chọn diện tích thang máy


Bảng 5.11. Diện tích thang máy

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

P: 75kg P: 65kg P: 68kg P: 80kg


Tải
Diện tích S: 0,21m2 S: 0,18m2 S: 0,19m2 S: 0,22m2
trọng
cabin (m2)
(kg)
AC N AC N AC N AC N

450 1.3 6.2 4.9 7.2 5.8 6.8 5.5 5.9 4.7

630 1.66 7.9 6.3 9.2 7.4 8.7 7.0 7.5 6.0

800 2.0 9.5 7.6 11.1 8.9 10.5 8.4 9.1 7.3

1000 2.4 11.4 9.1 13.3 10.7 12.6 10.1 10.9 8.7

1275 2.9 13.8 11.0 16.1 12.9 15.3 12.2 13.2 10.5

1600 3.56 16.9 13.6 19.8 15.8 18.7 15.0 16.2 12.9

1800 3.29 18.7 14.9 21.8 17.4 20.6 16.5 17.8 14.3

2000 4.2 20.0 16.0 23.3 18.7 22.1 17.7 19.1 15.3

2500 5.0 23.8 19.1 27.8 22.2 26.3 21.1 22.7 18.2

Ghi chú:
- P: là tải trọng của 1 người
- S: diện tích chiếm chỗ của 1 người

110
- AC: số lượng người lớn nhất có trong thang máy
- N: số lượng trung bình trong thang máy (N = 80% AC)

4.4. Không gian yêu cầu của hệ thống thang máy


Tại các nước phát triển, yêu cầu kỹ thuật và kích thước hình học của giếng
thang được quy định trong các tiêu chuẩn. Tuy nhiên ngoài các quy định chung, người
thiết kế thường phải tham khảo các chỉ dẫn cụ thể của nhà sản xuất thang.
Ở Việt Nam, do chưa ban hành tiêu chuẩn riêng về giếng thang nên gây nhiều khó
khăn cho người thiết kế kiến trúc cũng như quá trình chỉ đạo thi công. Để giúp đỡ
người thiết kế kiến trúc có thể tham khảo, trong tài liệu này giới thiệu một số kích
thước hình học cơ bản của một số loại giếng thang máy chở người và chở hàng thường
gặp đã được quy định trong tiêu chuẩn Anh BS 5655 phần 5 - 1989 của British
Standard
Kích thƣớc kỹ thuật của giếng thang máy

Bảng 5.12. Kích thước giếng thang của thang máy sử dụng tại khu chung cư và trung
tâm y tế (nguồn BS ISO 4190-1)

Kích thước được tính theo tải trọng

Tốc độ Nhà ở Trung tâm chăm sóc sức khỏe


Kích thước
(m/s)
320 450 630 1000 1275 1600 2000 2500
kg kg kg kg kg kg kg kg

Cabin

Diện tích bên trong


0.95 1.30 1.66 2.40 2.95 3.56 4.20 5.00
(m2)

Chiều rộng (mm) 900 1000 1100 1100 1200 1400 1500 1800

Chiều sâu (mm) 1000 1250 1400 2100 2300 2400 2700 2700

Giếng thang

1500 1600 1600 1600 2100 2400 2400 2700


Chiều rộng (mm)
(A) (B) (B) (B) (D) (F) (F) (F)

1500 1700 1900 2600 2900 3000 3300 3300


Chiều sâu (mm)
(A) (B) (B) (B) (D) (F) (F) (F)

1700 1700 1700 2700


Chiều rộng (mm) - - - -
(C) (C) (C) (G)

111
Kích thước được tính theo tải trọng

Tốc độ Nhà ở Trung tâm chăm sóc sức khỏe


Kích thước
(m/s)
320 450 630 1000 1275 1600 2000 2500
kg kg kg kg kg kg kg kg

1700 1900 2600 3300


Chiều sâu (mm) - - - -
(C) (C) (C) (G)

Chiều cao phòng


3600 3600 3600 3600 - - - -
máy (mm)
0,40*
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1400 1400 - - - -
(mm)

Chiều cao phòng


3600 3600 3600 3600 4400 4400 4400 4400
máy (mm)
0,63
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1400 1400 1600 1600 1600 1600
(mm)

Chiều cao phòng


3700 3700 3700 3700 4400 4400 4400 4400
máy (mm)
1,00
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1400 1400 1700 1700 1700 1900
(mm)

Chiều cao phòng


- 3800 3800 3800 4400 4400 4400 4600
máy (mm)
1,60
Chiều sâu hố pít
- 1600 1600 1600 1900 1900 1900 2100
(mm)

Chiều cao phòng


- - 4300 4300 4600 4600 4600 4800
máy (mm)
2,00
Chiều sâu hố pít
- - 1750 1750 2100 2100 2100 2300
(mm)

Chiều cao phòng


- - 5000 5000 5400 5400 5400 5600
máy (mm)
2,50
Chiều sâu hố pít
- - 2200 2200 2500 2500 2500 2500
(mm)

* Sử dụng cho thang máy thủy lực

Bảng 5.13. Kích thước giếng thang của thang máy sử dụng cho mục đích chung và
vận chuyển chuyên sâu (nguồn BS ISO 4190-1)
112
Kích thước được tính theo tải trọng

Công trình có mật độ giao


Tốc độ Công trình thông dụng
Kích thước thông lớn
(m/s)
630 800 1000 1275 1275 1600 1800 2000
kg kg kg kg kg kg kg kg

Cabin

Diện tích bên trong


1,66 2,00 2,40 2,95 2,95 3,56 3,88 4,20
(m2)

Chiều rộng (mm) 1100 1350 1600 2000 2000 2100 2350 2350

Chiều sâu (mm) 1400 1400 1400 1400 1400 1600 1600 1700

Giếng thang

1800 1900 2200 2500 2600 2700 3000 3000


Chiều rộng (mm)
(B) (B) (C) (D) (D) (D) (E) (E)

2100 2200 2200 2200 2300 2500 2500 2600


Chiều sâu (mm)
(BB) (B) (C) (D) (D) (D) (E) (E)

2000 2000 2400


Chiều rộng (mm) - - - - -
(C) (C) (D)

2100 2200 2400


Chiều sâu (mm) - - - - -
(C) (C) (D)

Chiều cao phòng


3800 3800 4200 4200 - - - -
máy (mm)
0,63
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1400 1400 - - - -
(mm)

Chiều cao phòng


3800 3800 4200 4200 - - - -
máy (mm)
1,00
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1400 1400 - - - -
(mm)

Chiều cao phòng


4000 4000 4200 4200 - - - -
máy (mm)
1,60
Chiều sâu hố pít
1600 1600 1600 1600 - - - -
(mm)

Chiều cao phòng


2,00 - 4400 4400 4400 - - - -
máy (mm)

113
Kích thước được tính theo tải trọng

Công trình có mật độ giao


Tốc độ Công trình thông dụng
Kích thước thông lớn
(m/s)
630 800 1000 1275 1275 1600 1800 2000
kg kg kg kg kg kg kg kg

Chiều sâu hố pít


- 1750 1750 1750 - - - -
(mm)

Chiều cao phòng


- 5000 5200 5200 5500 5500 5500 5200
máy (mm)
2,50
Chiều sâu hố pít
- 2200 2200 2200 2200 2200 2200 2200
(mm)

Chiều cao phòng


- - - - 5500 5500 5500 5500
máy (mm)
3,00
Chiều sâu hố pít
- - - - 3200 3200 3200 3200
(mm)

Chiều cao phòng


- - - - 5700 5700 5700 5700
máy (mm)
3,50
Chiều sâu hố pít
- - - - 3400 3400 3400 3400
(mm)

Chiều cao phòng


- - - - 5700 5700 5700 5700
máy (mm)
4,00
Chiều sâu hố pít
- - - - 3800 3800 3800 3800
(mm)

Chiều cao phòng


- - - - 5700 5700 5700 5700
máy (mm)
5,00*
Chiều sâu hố pít
- - - - 3800 3800 3800 3800
(mm)

Chiều cao phòng


- - - - 6200 6200 6200 6200
máy (mm)
6,00*
Chiều sâu hố pít
- - - - 4000 4000 4000 4000
(mm)

Bảng 5.14. Kích thước giếng thang của thang máy sử dụng chở hàng (nguồn BS ISO
4190-1)

114
Kích thước được tính theo tải trọng
Tốc độ
Kích thước
(m/s) 630 1000 1600 2000 2500 3500 5000
kg kg kg kg kg kg kg

Cabin

Diện tích bên trong


1,66 2,00 3,56 4,20 5,00 6,60 9,00
(m2)

Chiều rộng (mm) 1100 1350 1400 1500 1800 2100 2500

Chiều sâu (mm) 1400 1750 2400 2700 2700 3000 3500

Giếng thang

2100 2400 2500 2700 3000 3500 4100


Chiều rộng (mm)
(A) (A) (A) (A) (A) (A) (A)

1900 2200 2850 3150 3150 3550 4050


Chiều sâu (mm)
(A) (A) (A) (A) (A) (A) (A)

2400 2500 2700 3000 3500 4100


Chiều rộng (mm) -
(B) (B) (B) (B) (B) (B)

2300 2950 3250 3250 3700 4200


Chiều sâu (mm) -
(B) (B) (B) (B) (B) (B)

2200 2300 2600 2900 3300


Chiều rộng (mm) - -
(C) (C) (C) (C) (C)

3050 3350 3350 3650 4150


Chiều sâu (mm) - -
(C) (C) (C) (C) (C)

2200 2300 2600 2900 3300


Chiều rộng (mm) - -
(D) (D) (D) (D) (D)

3400 3700 3700 4000 4500


Chiều sâu (mm) - -
(D) (D) (D) (D) (D)

Chiều cao phòng


3700 3700 4200 4200 4600 4600 4600
máy (mm)
0,25
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1600 1600 1600 1600 1600
(mm)

Chiều cao phòng


3700 3700 4200 4200 4600 4600 4600
máy (mm)
0,40
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1600 1600 1600 1600 1600
(mm)

115
Kích thước được tính theo tải trọng
Tốc độ
Kích thước
(m/s) 630 1000 1600 2000 2500 3500 5000
kg kg kg kg kg kg kg

Chiều cao phòng


3700 3700 4200 4200 4600 4600 4600
máy (mm)
0,50
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1600 1600 1600 1600 1600
(mm)

Chiều cao phòng


3700 3700 4200 4200 4600 4600 4600
máy (mm)
0,63
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1600 1600 1600 1600 1600
(mm)

Chiều cao phòng


3700 3700 4200 4200 4600 4600 4600
máy (mm)
1,00
Chiều sâu hố pít
1400 1400 1600 1600 1600 1600 1600
(mm)

Ghi chú: Loại cửa A = cửa đơn, mở theo phương ngang; B = cửa 2 cánh, mở theo
phương ngang; C = cửa đơn, mở theo phương đứng; D = cửa 2 cánh, mở theo phương
đứng.

116
CHƢƠNG 6: HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH
1. Khái niệm chung
Tất cả các tòa nhà hiện nay đều yêu cầu được cung cấp điện, và điện được xem như là
nguồn năng lượng duy nhất để vận hành các thiết bị chiếu sáng, thiết bị động lực, và
các thiết bị sự cố theo qui định.
Việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện thường được qui định bởi các tiêu chuẩn,
quy chuẩn của mỗi quốc gia để đảm bảo công tác lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng được
an toàn.
Điện là nguồn năng lượng tập trung, sạch và dễ sử dụng. Không gian kỹ thuật cho hệ
thống điện bên trong các tòa nhà thường yêu cầu không lớn. Vì vậy, tích hợp thiết kế
với kiến trúc và kết cấu là cần thiết để cung cấp đủ không gian và vị trí phù hợp cho
trạm biến áp, phòng máy phát, phòng tủ điện toàn nhà, tủ điện phân phối, và các trục
tuyến đi dây.
2. Phụ tải điện - Hộ tiêu thụ điện trong công trình
2.1. Thiết bị điện/phụ tải điện
2.1.1. Định nghĩa
Các thiết bị, máy móc có chức năng biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng
lượng hữu ích khác như quang năng, cơ năng, nhiệt năng, …
Nhóm các thiết bị sử dụng điện cùng loại, hoặc cùng chức năng trong 1 công trình
được gọi là phụ tải điện như phụ tải chiếu sáng, phụ tải động lực, …
2.1.2. Phân loại
Theo công năng:
- Phụ tải chiếu sáng
- Phụ tải ổ cắm (thiết bị dùng điện có công suất nhỏ/hoặc di động)
- Phụ tải động lực
Theo tần suất sử dụng:
- Phụ tải thường xuyên
- Phụ tải không thường xuyên
Theo độ tin cậy cấp điện:
- Phụ tải không ưu tiên
- Phụ tải ưu tiên
- Phụ tải ưu tiên đặc biệt (Phụ tải sự cố)
2.2. Hộ tiêu thụ điện
2.2.1. Định nghĩa
Hộ tiêu thụ điện là tổ hợp các thiết bị điện, hệ thống điện được phân bố và sử dụng
trong một công trình dân dụng hoặc công nghiệp.

117
2.2.2. Phân loại hộ tiêu thụ điện
Căn cứ vào đặc tính an toàn, nhu cầu sử dụng điện liên tục trong quá trình vận hành
mà phân loại như sau:
 Hộ dùng điện loại 1:
Là những hộ rất quan trọng không được để mất điện phải đảm bảo cung cấp điện
thường xuyên và liên tục. Khi xẩy ra mất điện sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng
như: (1) Làm mất an ninh chính trị, trật tự xã hội như sân bay, hải cảng, khu quân sự,
khu ngoại giao đoàn, các đại sứ quán, nhà ga, bến xe, trục giao thông chính trong
thành phố .v.v…; (2) Làm thiệt hại lớn đến nền kinh tế quốc dân, đó là: khu công
nghiệp, khu chế xuất, dầu khí, luyện kim, nhà máy cơ khí lớn, trạm bơm nông nghiệp
lớn v.v… Những hộ này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hay có
giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước; (3) Làm nguy hại đến tính
mạng con người, đó là các bệnh viện v.v… Vì thế, các hộ tiêu thụ điện này yêu cầu
cần có hai nguồn cấp điện khác nhau, khi mất nguồn này sẽ có nguồn kia.
 Hộ dùng điện loại 2:
Bao gồm các xí nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng (như xe đạp, vòng bi, bánh kẹo, đồ
nhựa, đồ chơi trẻ em v.v…) và thương mại dịch vụ (khách sạn, siêu thị, trung tâm
thương mại lớn v.v…). Với những hộ này khi mất điện sẽ bị thua thiệt về kinh tế như
dãn công, gây thứ phẩm, phế phẩm, phá vỡ hợp đồng cung cấp nguyên liệu hay sản
phẩm cho khách hàng, làm giảm sút doanh số và lãi suất v.v… Loại hộ này phải đảm
bảo cung cấp điện thường xuyên cho một số thiết bị điện, đặc biệt như hệ thống chiếu
sáng an toàn, hệ thống sự cố, còn các thiết bị thu điện khác có thể ngừng cấp điện
nhưng nhiều nhất không quá 2 giờ.
 Hộ tiêu thụ điện loại 3:
Là những hộ không quan trọng, cho phép mất điện tạm thời khi cần thiết. Đó là hộ gia
đình ở đô thị và nông thôn, có thể ngừng cấp điện cho các loại thiết bị điện nhưng
nhiều nhất không vượt quá 24 giờ.
Cách phân loại hộ dùng điện như trên chỉ mang tính tạm thời, chỉ thích hợp với giai
đoạn nền kinh tế còn thấp kém. Khi kinh tế phát triển và theo yêu cầu sử dụng, các hộ
dùng điện sẽ được cấp điện liên tục.
3. Hệ thống phân phối điện trong công trình
3.1. Hệ thống cung cấp điện trong tòa nhà
Nhằm tiếp nhận và phân phối điện từ mạng lưới điện ngoài công trình có thể từ đường
dây trên không hoặc từ cáp ngầm. Tất cả các các bộ phận của hệ thống điện trong công
trình đòi hỏi phải được thiết kế tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về điện của các
cơ quan chức năng.
Hệ thống cung cấp điện trong tòa nhà được mô phỏng như một cái cây có nhiều cành.
Đường điện từ ngoài cấp vào như phần thân, phần trục chính dẫn lên các tầng như
phần cành chính, phần trục nhánh dẫn đến các thiết bị như phần nhành hoặc cuống lá.

118
Hình 6.1. Lược đồ hệ thống cung cấp điện trong công trình (MBA: máy biến áp; TĐ:
tủ điện)
Sơ đồ cấp điện đứng điển hình cho tòa nhà cao tầng như sau:

Công năng của tòa nhà Sơ đồ cung cấp điện đứng cho tòa nhà

Hình 6.2. Sơ đồ cung cấp điện đứng cho tòa nhà


Tòa nhà có 02 tháp bao gồm các công năng như sau:
- Phần ngầm: gara ô tô
- Phần đế: dịch vụ thương mại
- Phần thân: khối văn phòng, khối căn hộ, khối khách sạn
Công trình được thiết kế có 03 trạm biến áp đặt tại tầng hầm, tầng kỹ thuật 32 và tầng
mái. Sơ đồ cung cấp điện cho tòa nhà còn được thể hiện ở hình 6.3.
119
Hình 6.3. Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện toàn nhà

120
3.2. Các dạng sơ đồ cấp điện cơ bản trong công trình
3.2.1. Hộ tiêu thụ loại 3

Hình 6.2. Sơ đồ cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 3


Với hộ tiêu thụ điện loại 3, chỉ có 01 nguồn cấp điện duy nhất đến công trình là từ điện lưới
của khu vực thông qua trạm biến áp (máy biến áp). Vì vậy khi điện lưới bị mất thì toàn bộ
công trình sẽ bị ngừng cung cấp điện

121
3.2.2. Hộ tiêu thụ loại 2

Hình 6.3. Sơ đồ cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 2


Đặc điểm cung cấp điện của hộ tiêu thụ điện loại 2 như sau:
Công trình sẽ được cung cấp điện từ 02 nguồn, trong đó có 1 nguồn từ điện lưới khu
vực thông qua trạm biến áp, 1 nguồn từ máy phát điện dự phòng. Trong trường hợp
mất điện lưới, máy phát điện dự phòng sẽ chỉ cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng
như:
- Các phụ tải phục vụ cho công tác phòng cháy chống cháy như bơm nước cứu
hỏa, đèn chỉ dẫn sự cố, thang máy chữa cháy, quạt hút khói hành lang, quạt hút
khói tầng hầm, quạt tăng áp cầu thang công cộng như thang máy, bơm nước
sinh hoạt, bơm nước cứu hỏa, đèn chiếu sáng hành lang.
- Các phụ tải lang – cầu thang, khu vực dịch vụ thương mại các tầng khối đế

122
3.2.3. Hộ tiêu thụ loại 1

Hình 6.4. Sơ đồ cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 1


Với hộ tiêu thụ điện loại 1 thì toàn bộ phụ tải tiêu thụ điện của công trình đều được
cung cấp điện từ 2 nguồn điện là điện lưới khu vực và máy phát điện. Một số hộ tiêu
thụ điện quan trọng như các công trình ưu tiên đặc biệt cấp quốc gia sẽ được cấp thêm
1 nguồn điện lưới, để đảm bảm cung cấp điện liên tục

3.2.4. Các lƣu ý khi xây dựng sơ đồ cấp điện cho các hộ tiêu thụ
Khi công suất điện yêu cầu lớn hơn 300kVA, trạm biến áp riêng được lắp đặt và thiết
kế tích hợp với kiến trúc của tòa nhà.
Máy phát điện dự phòng được dùng để cung cấp điện liên tục cho các phụ tải sự cố,
phụ tải công cộng
Các lộ cung cấp điện riêng được sử dụng để cấp điện cho các tầng và các phụ tải động
lực lớn.
Để cung cấp điện cho các tủ điện tầng, tủ điện vùng, các thanh dẫn điện busway (bus
duct) dần được thay thế cho cáp điện
Các tủ phân phối vùng hoặc các tủ căn hộ được cấp điện từ các tủ điện tầng, thường
các đồng hồ đo đếm điện được lắp đặt trên các lộ này.
Một lộ được cấp đến phòng ắc qui để xạc điện cấp cho phụ tải khi có sự cố xảy ra.

123
3.3. Các bộ phận chính của hệ thống điện trong công trình
3.3.1. Trạm biến áp
Trạm biến áp khu vực hay trạm biến áp trong công trình bao gồm 1 số máy biến áp 3
pha và các thiết bị điện trung áp và hạ áp. Công suất tiêu chuẩn thường gặp cho các
máy BA là 500, 750, 1000, 1500, 2000 kVA. Công suất cuả trạm biến áp thường được
chọn để phù hợp với công suất của các máy biến áp trong đó, đôi khi có thể chọn lớn
hơn so với công suất yêu cầu thực tế.
Có nhiều kiểu trạm biến áp khác nhau, được lựa chọn phụ thuộc vào công suất điện
yêu cầu và điều kiện công trình thực tiễn.
3.3.1.1. Trạm biến áp ngoài nhà
a. Trạm BA treo
Được bố trí trên các cột, thường có công suất yêu cầu tương đối nhỏ, và thường được
nối với đường dây cấp điện trên không.

• Cấu tạo:
– Tất cả các thiết bị đặt ngoài
trời trên 2 cột bê tông
• Ưu điểm:
– Chi phí thấp
– Xây lắp nhanh
– Dễ bảo dưỡng, thay thế
• Nhược điểm:
– Kém mỹ quan
– An toàn thấp
– Ảnh hưởng trực tiếp bức xạ
mặt trời

Hình 6.5. Trạm biến áp treo


b. Trạm BA xây
Thường được dùng trong các khu công nghiệp hoặc vùng nông thôn. Máy biến áp và
thiết bị đóng cắt thường được bố trí ngoài trời và được bảo vệ bằng các rào chắn xung
quanh.

124
• Cấu tạo:
Các thiết bị đặt trong nhà xây có
mái bằng và được chia thành nhiều ngăn
để tách biết phần cao thể, máy biến áp,
và hạ thế.
• Lưu ý:
– Bố trí cửa thông gió, lưới
chắn côn trùng, hố thu dầu,

• Ưu điểm:
– An toàn cao cho thiết bị
cũng như vận hành
• Nhược điểm:
– Chiếm nhiều đất

Hình 6.6. Trạm biến áp xây


c. Trạm biến áp hợp bộ
Thường có dạng hộp đứng độc lập, phù hợp với các đường cấp điện trên không hoặc
cáp ngầm, nhưng điểm kết nối vào tủ thường được đặt ngầm.

125
• Cấu tạo:
Các thiết bị đặt trong 1 thùng
kim loại được chế tạo sẵn, chia làm 3
khoang (cao áp, MBA, hạ áp)
• Ưu điểm:
– Thi công nhanh
– An toàn cao cho thiết bị
cũng như vận hành
– Tiết kiệm diện tích
• Lưu ý:
– Tổ chức đủ thông gió
cho MBA và các thiết
bị.
– Lưới chắn côn trùng
– Hố thu dầu
– Nối đất an toàn cho vỏ
máy

Hình 6.7. Trạm biến áp hợp bộ


d. Trạm biến áp một cột
Thường có dạng hộp đứng độc lập, phù hợp với các đường cấp điện trên không hoặc
cáp ngầm, nhưng điểm kết nối vào tủ thường được đặt ngầm.

• Cấu tạo:
MBA và các thiết bị điện được đặt
gọn trên một trụ cột.
• Ưu điểm:
– Thi công nhanh
– Tiết kiệm diện tích
– Chi phí thấp
• Nhược điểm:
– Công suất trạm nhỏ
(630kVA).
– Ảnh hưởng trực tiếp bức xạ
mặt trời

126
Hình 6 8. Trạm biến áp một cột
e. Ưu nhược điểm của các trạm biến áp ngoài nhà
• Ưu điểm:
– Không sử dụng đến diện tích và không gian bên trong công trình
– Giảm thiểu tiếng ồn phát sinh bên trong công trình
– Chi phí đầu tư thấp
– Dễ dàng bảo dưỡng và thay thế
– Không phát sinh nguồn nhiệt bên trong công trình
– Sử dụng được các máy biến áp dầu có tuổi thọ cao và giá thành thấp
• Nhược điểm:
– Ảnh hưởng đến cảnh quan bên ngoài công trình
– Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến công trình lân cận
– Tăng chi phí mạng hạ áp và tổn thất điện áp và điện năng nếu công suất
phụ tải hạ áp lớn.

Hình 6.9. Trạm biến áp ngoài nhà


127
3.3.1.2. Trạm biến áp trong công trình

Cấu tạo:
Tất cả các thiết bị đặt bên trong công
trình trên cốt 0.0 (trạm nổi) hoặc dưới
cốt 0.0 (trạm ngầm).
Ƣu điểm:
Không ảnh hưởng đến kiến trúc bên
ngoài của CT
Đưa nguồn điện gần với phụ tải
=> Giảm chi phí mạng hạ áp
Giảm tổn thất điện áp và điện năng

Hình 6 10. Trạm biến áp điện trong công trình


Các lƣu ý khi bố trí trạm biến áp bên trong công trình:
Trạm biến áp trong công trình được đặt nổi (trên cốt 0.0) hoặc đặt ngầm (dưới cốt 0.0)
và thường được thiết kế để tích hợp với kiến trúc của công trình. Các đường dẫn vào
trạm biến áp được yêu cầu để vận chuyển và lắp đặt các máy biến áp có công suất lớn.
Số máy biến áp được lựa chọn trong mỗi trạm biến áp phụ thuộc vào yêu cầu cung cấp
điện dự phòng, độ tin cậy của nguồn cấp điện và công suất máy biến áp, thường được
chọn ít nhất là 2 máy biến áp.
Nhiều máy biến áp được bố trí cho phép từng máy biến áp được tách ra mà những máy
còn lại vẫn tiếp tục vận hành và cung cấp đủ điện cho công trình.
Trong 1 số công trình, mức độ tin cậy cung cấp điện không cao thì có thể bố trí 1 máy
biến áp. Trong một số trường hợp đòi hòi cung cấp điện, số máy biến áp được lựa chọn
yêu cầu phải cao hơn.
Phần vỏ của trạm biến áp được thiết kế bởi kiến trúc sư và được thi công bởi nhà thầu
xây dựng nhằm đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, kết cấu chịu lực và chống cháy theo yêu
cầu.
3.3.2. Trạm máy phát điện trong công trình
Máy phát điện dự phòng được yêu cầu lắp đặt để cung cấp điện liên tục cho một số
phụ tải trong công trình khi mất điện lưới hoặc khi cần bảo dưỡng máy biến áp. Máy
phát điện thường được sử dụng để cấp điện cho các phụ tải quan trọng và đòi hỏi cấp
điện liên tục như các các thiết bị điện tham gia vào chống cháy, thang máy, quạt thông
gió tầng hầm, bơm nước sinh hoạt, bơm nước chữa cháy, quạt tăng áp, hút khói…
Phòng máy của trạm máy phát điện được thiết kế bởi kiến trúc sư và được thi công bởi
nhà thầu xây dựng nhằm đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, kết cấu chịu lực và chống cháy
theo yêu cầu.

128
Hình 6.11. Trạm máy phát điện trong công trình
3.3.3. Các phòng/tủ điện trong công trình
Tủ điện tổng toàn nhà thường được bố trí trong một phòng riêng, được gọi là phòng hạ
thế hoặc phòng điện tổng toàn nhà, các phòng này đôi khi được kết hợp làm phòng
điều khiển động cơ trung tâm. Từ tủ điện toàn nhà, điện được phân phối lên các tủ điện
tầng, tủ điện cho các phụ tải động lực lớn như tủ điện phòng kỹ thuật thang máy, tủ
điện phòng điều hòa trung tâm, tủ điện phòng bơm nước. Các tủ điện tầng cấp điện
cho chiếu sáng các khu công cộng và cáp cho các tủ điện căn hộ. Các lộ cấp cho các
căn hộ thường được bố trí các đồng hồ đo đếm điện.
3.3.3.1. Phòng/tủ điện phân phối toàn nhà
• Nằm ở phòng hạ áp trạm biến áp hoặc ở phòng phân phối trung tâm riêng gần
với phụ tải
• Phân phối điện đến các tủ điện tầng, các tủ điện động lực lớn như thang máy,
bơm nước, điều hòa trung tâm, … trong công trình
• Yêu cấu bố trí đầy đủ chiếu sáng, thông gió, các biện pháp PCCC cho phòng kỹ
thuật điện toàn nhà

129
Hình 6.12. Phòng tủ điện trung tâm
3.3.3.2. Phòng/tủ điện phân phối tầng
• Bố trí ở trung tâm/lõi của tầng
• Trong phòng kỹ thuật điện tầng hoặc tủ điện tầng bên ngoài (yêu cầu có khóa
cửa tủ)
• Phân phối điện đến các tủ điện vùng/tủ điện phòng, hoặc trực tiếp đến các phụ
tải chiếu sáng và ổ cắm trong tầng
• Yêu cấu bố trí đầy đủ chiếu sáng, thông gió, các biện pháp PCCC cho phòng kỹ
thuật điện tầng

Hình 6.13. Phòng tủ điện trung tâm


3.3.3.3. Phòng/tủ điện chiếu sáng khu vực/tầng
• Tủ điện khu vực được sử dụng khi mặt bằng của tầng tương đối lớn.
• Tủ điện phòng được sử dụng để cấp điện cho các phòng riêng biệt hoặc các
phòng có công suất đủ lớn.
• Tủ điện khu vực thường được bố trí bên trong phòng kỹ thuật điện nhỏ, hoặc
bên cạnh sảnh, hành lang.
• Tủ điện phòng thường được bố trí ngay bên trong phòng tương ứng
3.3.3.4. Các tủ điện động lực
Được phân cấp theo loại phụ tải động lực:
• Quạt thông gió tầng hầm
• Quạt tăng áp cầu thang
• Quạt hút khói hành lang
• Bơm nước sinh hoạt
130
• Bơm nước chữa cháy
• Thang máy
• Điều hòa trung tâm.
Tủ điện động lực thường được bố trí ngay trong phòng chức năng, sát gần với thiết bị
đầu cuối.
3.3.4. Phòng pin/ắc qui
Điện 1 chiều dễ dàng lưu trữ để cung cấp điện liên tục cho các phụ tải khi có sự
cố xảy ra như cấp điện cho mạng chiếu sáng sự cố hoặc cho các đèn chỉ dẫn lối thoát.
Trong các tòa nhà có qui mô lớn, phòng pin/ ăc qui được bố trí trong các phòng riêng.
Tại đây, các pin và ăc qui được xạc điện từ nguồn xoay chiều.
Cung cấp điện tức thì cho các phụ tải khi mất điện lưới:
• Đỏi hỏi phải cung cấp điện liên tục như trung tâm dữ liệu máy tính, phòng mổ
phẫu thuật, …
• Cung cấp cho hệ thông chiếu sáng khẩn cấp
• Cung cấp cho các hệ thống thông tin liên lạc
• Cung cấp cho các động cơ DC của thang máy
3.3.5. Các trục cấp điện đứng và nằm ngang
3.3.5.1. Trục cấp điện đứng
Dẫn điện từ tủ điện toàn nhà:
=> các tủ điện tầng/tủ điện động lực (trục đứng)
=> tủ điện vùng/tủ điện phòng (trục ngang cột dẫn)
=> thiết bị đầu cuối (trục ngang dây dẫn).
Các trục đứng thường sử dụng thanh dẫn (busway) hoặc cáp đi trên thang cáp trong
các hộp đứng kỹ thuật điện.

Hình 6.14. TrEQ Hình_6 \* ARABIC huật đi

131
3.3.5.2. Trục cấp điện ngang tầng
• Các trục ngang cột dẫn thường sử dụng máng cáp để đi cáp trong hầm trần
• Các trục ngang dây dẫn thường sử dụng dây dẫn đi trên máng cáp trong hầm
trần và ống luồn dây đi ngầm trần/tường/sàn

Hình 6.15. Trục cấp điện ngang tầng.


3.3.5.3. Các lưu ý khi thi công máng/thang cáp:
Phân tuyến và đi riêng cho các tuyến cáp và dây dẫn theo chức năng (giữa điện nặng
và điện nhẹ/ giữa điện chiếu sáng và điện động lực)
Nên kết hớp các tuyên dây cùng loại đi trên cùng máng cáp thay vì đi riêng rẽ trong
nhiều ống luồn dây.
4. Xác định không gian yêu cầu của hệ thống điện trong công trình
4.1. Ƣớc tính công suất điện
Tổng công suất điện sử dụng trong công trình (kVA) có thể được ước tính bằng cách
nhân suất tải đơn vị trung bình (VA/m2) với diện tích sàn của công trình.
Suất điện tải đơn vị trung bình cho các loại tòa nhà:
Bảng 6 1. Suất tải điện đơn vị trung bình cho các loại tòa nhà

Suất tải
Suất tải điện
Loại công trình Loại công trình điện
(VA/m2)
(VA/m2)

132
Suất tải
Suất tải điện
Loại công trình Loại công trình điện
(VA/m2)
(VA/m2)

Nhà chung cư Nhà hát/Thư viện

Không sử dụng điều hòa 15 Không sử dụng điều hòa 60

Có sử dụng điều hòa 45 Có sử dụng điều hòa 100

Tòa nhà văn phòng Trung tâm thương mại

Không sử dụng điều hòa 40 Không sử dụng điều hòa 70

Có sử dụng điều hòa 75 Có sử dụng điều hòa 100

Trung tâm máy tính Quán Bar

Có sử dụng điều hòa 200 Có sử dụng điều hòa 80

Gara xe tầng hầm Kho hàng

Thông gió tự nhiên 5 Thông gió tự nhiên 10

Thông gió cưỡng bức 15 Thông gió cưỡng bức 15

Suất tải điện cho hệ thống điều hòa trung tâm:


Đối với hệ thống điều hòa trung tâm dùng ống gió với tải lạnh trung bình 100W/m2,
lưu lượng gió cấp trung bình 8L/s.m2, suất tải điện trung bình cho từng thiết bị như
sau:
Bảng 6.2. Suất tải điện cho hệ thống điều hòa trung tâm

Suất tải điện Suất tải điện


Thiết bị Thiết bị
(VA/m2) (VA/m2)

Máy Chiller 25 AHU 8

Quạt tháp làm


Quạt hồi 2 1
mát

Bơm nước lạnh 1.5 Bơm nước ngưng 0.3

Thiết bị nước
0.5 Thiết bị khác 1.5
nóng

Tổng 41

133
4.2. Ƣớc tính không gian chiếm chỗ của trạm biến áp
 Trạm BA treo: 100 – 400 kVA
 Trạm BA kiosk: 100 – 630 kVA
 Trạm BA ngoài trời: > 630 kVA
 Trạm BA trong công trình: > 300 kVA
Kích thước trạm BA trong công trình (DxRxH) m:
Bảng 6.3. Kích thước trạm biến áp trong công trình

Công suất trạm (kVA) Trạm nổi Trạm ngầm

1000 4.5 x 4.5 x 3.0 4.8 x 4.8 x 3.5

1500 4.9 x 4.9 x 3.0 5.4 x 5.4 x 3.5

2000 6.5 x 6.5 x 3.0 7.1 x 7.1 x 3.5

3000 7.3 x 7.3 x 3.5 7.7 x 7.7 x 3.5

4500 8.8 x 8.8 x 3.5 9.5 x 9.5 x 3.5

4.3. Ƣớc tính không gian cho các phòng kỹ thuật điện khác
a. Phòng tủ điện tổng toàn nhà:
2m2 cho 1000m2 sàn nhưng tối thiệu là 10 m2 với chiều cao tối thiểu là 1.8 m.
b. Phòng pin/ăcqui:
8m2 với chiều cao tối thiểu là 1.8 m.
c. Phòng máy phát dự phòng:
2m2 cho 1000m2 sàn nhưng tối thiệu là 10 m2.
4.4. Các lƣu ý khi tích hợp thiết kế
Các điểm sau đây sẽ các ảnh hưởng đến kiến trúc và kết cấu của công trình:
Trạm biến áp:
- Khu vực phòng máy có thể vào ra bất cứ khi nào bởi công nhân kỹ thuật có
trách nhiệm.
- Trạm BA nổi trong công trình nên đặt ở tầng trệt (tầng 1). Trạm BA ngầm
nên đặt ngay lối đi xung quanh tòa nhà.
- Trạm BA ngầm không nên đặt sâu bên trong tầng hầm, sẽ gây khó khăn cho
công tác vận chuyển thiết bị vào ra và đảm bảo thông gió. Máy BA khô
được sử dụng đề hạn chế cháy nổ.

134
- Phần vỏ (tường, trần, sàn) của trạm biến áp trong công trình thường được
tích hợp với kết cấu của công trình. Chúng thường được cấu tạo bằng bản bê
tông dày tối thiểu 100 mm và chụi lửa được 3h.
- Các trạm biến áp nổi thường kết hợp thông gió bằng tự nhiên thông qua các
cửa chớp bố trí trên tường ngoài. Trong khi các trạm biến áp ngầm thường
yêu cầu thông gió cơ khi cưỡng bức thông qua các miệng thổi và miệng hút.
- Lối đến các trạm BA phải đủ thông thoáng để xe tải hạng năng và cẩu trục
có thể tiếp cận. Thường yêu cầu tối thiểu 4 m chiều cao và 4 m chiều rộng.
- Mỗi phòng máy biến áp nổi phải có 2 cửa thoát ở 2 phía đối diện. Tất cả các
của ở phía trong nhà phải là cửa chụi cháy trong 3 h. Phải có hố thu dầu tràn
bao quanh đế máy nếu sử dụng máy BA dầu.
- Các máy biến áp bố trí chình trong tầng hầm, hoặc nổi trên các tầng cao
phải sử dụng máy BA khô. Với những trạm BA này đòi hỏi phải có móc chờ
cẩu để di chuyển thiết bị, và phải có biện pháp chống cháy lan cho các trục
đứng đi cáp điện.
- Các trạm biến áp hợp bộ bên ngoài công trình yêu cầu phải có móng thiết bị
đủ chắc, và phải có biện pháp bảo vệ các tuyến cáp ngầm ra vào tủ khỏi tác
động của các phương tiện giao thông.
- Không cho phép bất ký đường ống nước nào đi ngang qua trạm biến áp.
- Trạm BA luôn có độ ồn nhất định nên cần có biện pháp cách âm hoặc cách
ly để không làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh.
Các phòng kỹ thuật điện:
- Phòng kỹ thuật điện toàn nhà không nên bố trí thấp/cao hơn 1 tầng so với lối
vào chỉnh của tòa nhà.
- Các phòng kỹ thuật điện phải khô ráo, được thông gió đầy đủ, không bố trí
gần các lối thoát hiểm như cầu thang bộ thoát hiểm, hành lang thoát hiểm,
bể chứa nước và các mũi sprinkler.
- Các tủ điện phân phối tầng cần được bố trí ở trung tâm phụ tải điện sao cho
chiều dài của các lộ nhánh cấp điện không quá 20 m. Ví trí của tủ phải thuận
tiện cho công tác quản lý và vận hành.
- Các tuyến cáp cấp cho hệ thống chữa cháy và hệ thống chiếu sáng sự cố
phải đi trên máng cáp riêng hoặc sử dụng cáp chống cháy.
- Phải có biện pháp chống cháy lan tại các vị trí tuyến cáp đi xuyên tường,
sàn, và trần.
- Ví trí các phòng pin và ắc qui phải thuận tiện cho công tác vận chuyển axit,
nước cất. Sàn các phòng này phải sử dụng vật liệu chống axit ăn mòn. Cần bố
trí thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức cho các phòng này..
- Phòng máy phát điện dự phòng có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài công
trình.Tuy nhiên hết sức lưu ý công tác vận chuyển thiết bị, PCCC liên quan đến
nhiên liệu dự trữ. Cần quan tâm đến giải pháp thông gió cho các máy phát và
phòng máy phát, giải pháp thoát khói thải, giải pháp chống ồn và chống rung
khi máy phát làm việc.
- Lưu ý cung cấp đủ không gian cho các phòng máy biến áp, phòng máy phát,
phòng pin/ắc qui, các phòng kỹ thuật điện, các tủ kỹ thuật điện, lỗ thông tầng
cho các trục cấp điện đứng, và không gian trên trần kỹ thuật cho máng cáp/ống
luồn dây đi ngang.
135
Mạng điện thoại:
- Các ví trí đặt tủ phân bố và đi các tuyến cáp phải dễ dàng tiếp cận phục vụ cho
công tác vận hành và bảo dưỡng.
- Trong các công trình lớn, yêu cầu phải có phòng máy trung tâm riêng và có đủ
không gian để đi các trục đứng và nằm ngang.
- Các phòng kỹ thuật trung tâm nên bố trí gần tủ thiết bị đầu vào, dễ dàng tiếp
cận và yều cầu được thông gió điều hòa.

136
CHƢƠNG 7: CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT KHÁC TRONG CÔNG TRÌNH
1. Hệ thống cấp thoát nƣớc
1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nƣớc thƣờng gặp trong nhà
1.1.1. Sơ đồ cấp nƣớc cho nhà thấp tầng

Hình 7.1. Sơ đồ cấp nước dùng bể chứa, trạm bơm và két nước mái
Áp dụng khi áp lực bên ngoài chỉ đủ vào được bể chứa (phổ biến ở nước ta hiện nay)
Dạng sơ đồ cấp nước này có nhược điểm cần lưu ý: nếu ở gần trạm cấp nước thành
phố (hoặc khu vực) thì dễ làm giảm áp lực tuyến ngoài phố
1.1.4. Sơ đồ cấp nƣớc phân vùng cho nhà cao tầng

137
Hình 7.2. Sơ đồ cấp nước phân vùng

Áp dụng cho nhà đa năng (có nhiều khu vực dùng nước khác nhau, lưu lượng khác
nhau).
Thường áp dụng cho nhà cao tầng, nhà nhiều khối, nhà có tầng kỹ thuật trụng gian,...
Mục đích chủ động phân phối cho từng vùng để đảm bảo áp lực và lưu lượng phục vụ.
* Ghi chú: Có trường hợp thiết kế trạm bơm và bình khí nén tự động để cấp nước lên
cho các tầng cao mà không cần két nước trên mái.

138
1.2. Các công trình trên hệ thống cấp nƣớc trong nhà
1.2.1. Bể chứa (bể nƣớc ngầm)
Khi khả năng cấp nước không đáp ứng đủ áp lực để lên các tầng thì buộc phải làm bể
chứa và đặt máy bơm để bơm lên bể nước mái hoặc tự động bơm trực tiếp lên các thiết
bị dùng nước. Ngoài ra bể chứa còn có nhiệm vụ dự trữ nước cứu hoả.
1.2.2. Trạm bơm
1.2.2.1. Máy bơm:
Máy bơm cấp nước công trình chủ yếu là bơm điện 1 pha hoặc 3 pha (riêng cứu hoả
còn dùng bơm động cơ xăng di động).
Hình thức có nhiều loại:
+ Bợm trục ngang: Môtơ trục quay nằm ngang trên mặt đất, loại nàỵ thông dụng nhất.
+ Bơm trục đứng: giống như bơm trục ngang, chỉ khác nhau ở cấu tạo động cơ của
máy bơm, loại này mô tơ trục quay nằm vuông góc mặt đất.
+ Bơm tự động (có kết hợp với bình khí nén hoạt động theo Rơle áp lực).
1.2.2.2. Trạm bơm:
Trong trạm bơm có máy làm việc, máy dự phòng và các thiết bị van khoá, đồng hồ,
thiết bị điện. Kích thước bên trong của trạm sao cho đủ để bố trí máy, phụ tùng. Trạm
có thể nổi hoặc chìm, nửa nổi, nửa chìm. Trạm nên đặt gần bể chứa, xa các phòng
chính. Cần có biện pháp chống ồn, chống rung và điều khiển vận hành thuận lợi.
1.2.3. Bể nƣớc trên mái (két nƣớc mái)
Có thể là bể xây, bể bê tông cốt thép, hoặc là các bình/thùng bằng tôn, inox,
composite. Nhiệm vụ dự trữ nước và tạo thế năng cung cấp cho các thiết bị dùng nước
của công trình. Tuy nhiên, việc lựa chọn kết cấu và thể tích của bể nước mái luôn có
tác động đáng kể đến kết cấu và kiến trúc công trình.
Đối với công trình lớn có thể thiết kế nhiều bể mái. Bể mái cần đặt ở vị trí có bán kính
phục vụ gần nhất, phân bố đều cho các thiết bị dùng nước bên dưới. Đảm bảo kết cấu
(không quá nặng gây tải trọng tập trung). Đáy két nước phải đủ áp lực cấp cho các
thiết bị dùng nước tầng trên cùng (tối thiểu = 5m).

1.3. Hệ thống thoát nƣớc trong công trình


1.3.1. Phân loại các hệ thống thoát nƣớc công trình
Hệ thống thoát nước công trình, gồm các loại sau:
Hệ thống thoát nước sinh hoạt;
Hệ thống thoát nước mái;
Hệ thống thoát nước sản xuất;
Hệ thống thoát nước hỗn hợp.

139
1.3.2 Các bộ phận của hệ thống thoát nƣớc trong công trình
1.3.2.1. Ống nhánh
Nhiệm vụ của ống nhánh là dẫn nước thoát từ các thiết bị vệ sinh hay phễu thu nước
sàn về ống đứng. Đầu tuyến nhánh xuống phải có lỗ thông hơi. Đường kính ống nhánh
phụ thuộc vào đường kính thoát của thiết bị vệ sinh, chiều dài ống nhánh không nên
dài quá 5 - 7m. Ống không được đi gãy khúc. Góc chuyển hướng >135° và phải có ống
thông tắc. Ống có thé đi dưới sàn, treo trên trần kỹ thuật, lộ thiên hoặc đi ngầm trong
sàn. Độ dốc về phía ống đứng 1 - 5%. Mỗi ống nhánh không thu quá 5 xí và phải có
ống kiểm tra tẩy rửa. Ống nhánh không được đi qua trên phòng ở, bếp hay cửa.
1.3.2.2. Ống đứng
Nhiệm vụ của ống đứng là thu nước thải từ các ống nhánh dẫn về rồi đưa ra ống thải ra
cống hoặc trạm xử lý. Ống đứng tham gia vào quá trình thông hơi cho đường thoát
chính xuống bể xử lý (bể phốt), cân bằng áp xuất khí quyển cho ống nhánh.

Hình 7.3. Bố trí các đường ống trong trục kỹ thuật đứng
Ống đứng đi xuyên dọc qua các tầng nhà, nằm trong hộp kỹ thuật. Đường kính ống
đứng chọn theo đương lượng tính tóan các thiết bị thoát vào ống. Đối với ống thoát
nước rửa và thoát nước sàn > 50mm. Đối với ống thoát xí > l00mm. Ống thường đi
thẳng đứng, trên ống có ống thông tắc, tẩy rửa, kiểm tra,... chúng được đặt cao hơn
dụng cụ thu nước của tầng.
Trường hợp các khu vệ sinh tầng trên và dưới lệch nhau cho phép ống đứng đi xiên
đoạn chuyển tiếp (ở đoạn xiên không được nối ống nhánh). Chân ống đứng phải có gối
đỡ. Tại các sàn phải có khung, bật đỡ ống. Thường ống đứng nên bổ trí ở khu vực
trung tâm khu WC, nơi có bán kính ống nhánh ngắn nhất.
1.3.2.3. Đối với ống tháo (đoạn ống thoát ra cống chung của khu vực)
Nhiệm vụ là dẫn nước từ bể phốt hay ống đứng ra ngoài và thông hơi. Trước khi thoát
ra cống ngoài, cần qua hố ga, xử lý nội bộ. Chiều dài ống tháo chỉ nên < l0 m. Có thể
chìm dưới đất hay trong trần, tường, hầm. Ống tháo rất dễ bị tắc do nằm ngang và dài,
lại là đoạn cuối cùng nên thường đọng cặn. Độ dốc i = 1 - 5%. Đường kính ống bằng
140
hoặc lớn hơn ống đứng chính. Đoạn xuyên qua tường, móng phái có biện pháp xử lý
chống lún, làm vỡ, gẫy, nứt ống...

1.3.2.4. Thông hơi cho hệ thống thoát nước


Nhiệm vụ chính của ống thông hơi là thải các khí độc (đi lên mái, cách mái 3m) và
điều chỉnh áp suất trong tuyến thoát bằng áp suất khí quyển (để van thuỷ lực trong các
xi phông được ổn định, tránh ô nhiễm ra ngoài). Tuyến thông hơi độc lập chỉ đề cập
trong trường hợp tuyến thoát không đáp ứng được nhu cầu thông hơi.
1.4. Không gian yêu cầu của hệ thống cấp thoát nƣớc trong công trình
1.4.1. Gian máy bơm
Lấy 6m2 với 2.5 m chiều cao cho 1 máy bơm
Số bơm cấp nước sinh hoạt trong trạm bơm: 3 bơm = 2 làm việc + 1 dự phòng
Số bơm cấp nước chữa cháy: 3 bơm = 2 bơm điện (1 làm việc + 1 dự phòng) + 1 bơm
diesel
1.4.2. Phòng đặt bể chứa nƣớc

BNuoc
S Phong  0.59 *V  4.39(m 2 )

trong đó: V- Lưu lượng nước cấp (m3)

V  VSH  VCC (m3 )


trong đó:
VSH: Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt (m3)
VCC: Lưu lượng nước cấp cho chữa cháy (m3)
Lưu lượng nước cấp yêu cầu cho sinh hoạt (m3):
– Bể ngầm:
BN
VSH  1.5Qngd / n
– Bể mái:
BM
VSH  1.15Qngd / n
trong đó:
n: số lần bơm nước: bể mái n = 2 - 4; bể ngầm n = 1 - 3
Qngd: Lưu lượng nước SH yêu cầu 1 ngày trong CT
qnguoi/ngd: suất dùng nước ngày đêm cho 1 người
N: số người dùng nước trong công trình
Lưu lượng nước cấp yêu cầu cho chữa cháy (m3):
– Nhà có gara QCC ~ 320 m3
– Nhà không có gara QCC ~ 160 m3
141
1.4.3. Suất tiêu thụ
Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt và chữa cháy trong công trình:
Bảng 7.1. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong công trình

Công trình Lƣu lƣợng l/ng.ngđ

Nhà ở 150- 200

Khách sạn 200- 250

Văn phòng 10- 15

Bệnh viện 250- 300

TTTM 10- 15

Bảng 7.2. Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy trong công trình

Hê thống chữa cháy Nguy cơ cháy Lƣu lƣợng Đơn vị

Nguy cơ cháy TB 5 l/s.họng


Họng nước vách tường
Nguy cơ cháy thấp 2.5 l/s.họng

Nguy cơ cháy TB 0.24 l/s.m2


Sprinkler
Nguy cơ cháy thấp 0.12 l/s.m2

Drencher 1 l/s.m

2. Hệ thống cấp khí đốt


2.1. Nguồn cấp khí đốt
2.1.1. Cung cấp khí đốt bằng chai độc lập
Chai độc lập là nguồn cấp khí hóa lỏng cho các điểm dùng sinh hoạt, công cộng và
công nghiệp được sử dụng rộng rãi với hai kiểu :
 Kiểu chai riêng lẻ với một chai có sức chứa 50 lít hay hai chai sức chứa 27 lít
(trong đó một chai dự phòng), đặt trực tiếp trong bếp hay trong phòng sản xuất -
nơi có thiết bị dùng khí.
142
 Kiểu chai riêng lẻ với hai chai đặt ngoài nhà trong tủ kim loại chuyên dụng.

Hình 7.4. Sử dụng chai dung tích 27 lít trong phòng bếp, gần bếp đun
1. Chai ; 2. Bộ điều áp BĐA ; 3. Ống mềm vải cao su;
4. Ống dẫn ; 5. Bếp khí ; 6. Vòng kẹp gia cố chai.
Lưu ý khi sử dụng chai độc lập:
- Sử dụng chai độc lập đặt trong nhà có ưu điểm vận hành tiện lợi, không bị ảnh hưởng
của khí hậu và thời tiết. Tuy nhiên chúng có tính không an toàn cao do khả năng rò rỉ
của khí hay do chai nổ vỡ do chứa đầy có thể tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ.
- Sử dụng chai đặt ngoài nhà vận hành an toàn hơn, nhưng ở nhiệt độ thấp và độ ẩm
cao của không khí xung quanh năng suất hóa hơi của chúng giảm đột ngột và lượng
cặn không hóa hơi của khí trong chai có thể rất đáng kể.
2.1.2. Cung cấp khí đốt từ thiết bị nhóm
Thiết bị nhóm đóng vai trò quan trọng trong tổ chức cung cấp khí hóa lỏng cho cả
vùng (nhóm công trình nhà ở, công trình công cộng, …).

143
Hình 7.5. Mặt bằng cung cấp khí đốt từ thiết bị nhóm.
1. Thiết bị nhóm; 2. Đường ống dẫn khí ; 3. Ống dẫn vào nhà ; 4. Nhà được cấp khí

a. Thiết bị nhóm chai


Thiết bị nhóm chai dùng để cấp khí cho nhà ở ít căn hộ, các xí nghiệp công cộng và
công nghiệp có nhu cầu dùng khí không lớn. Phổ biến là thiết bị nhóm chai trong tủ
với 4, 6, 8, 10 chai (Hình 9).

Hình 7.6. Thiết bị nhóm chai với 10 chai


1. Tủ ; 2. Chai ; 3. Ống nối ; 4. Ống góp ; 5. Bộ điều áp BĐA ; 6. Van

144
Hình 7.7. Sơ đồ cấp khí hóa lỏng cho nhà ở từ thiết bị nhóm chai trong tủ
1. Thiết bị nhóm chai trong tủ; 2. Ống bao; 3. Đường ống dẫn khí ngầm; 4. Ống vào
lồng cầu thang; 5. Đường ống đứng bên trong nhà; 6. Van khóa
b. Thiết bị nhóm bồn
Để cấp khí hóa lỏng trực tiếp tại nơi tiêu thụ nếu lưu lượng khí hóa lỏng lớn, sử dụng
thiết bị nhóm bồn thay cho thiết bị nhóm chai. Thiết bị nhóm bồn thường có: hai bồn,
ba bồn, bốn bồn.
Bồn thường có dung tích bằng nhau. Bồn có thể cố định hay di động, đặt nổi hay đặt
ngầm. Bồn đặt nổi sử dụng để cấp khí cho xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp sản xuất
nông nghiệp. Bồn đặt chìm: cấp khí cho xí nghiệp công nghiệp và công cộng, nhà ở
cao tầng và nhà công cộng độc lập. Thành phần của thiết bị nhóm bồn có: bồn chứa,
đường ống liên hệ các bồn theo pha lỏng và pha hơi, phụ tùng van khóa, bộ điều áp
BĐA, van chạn an toàn, áp kế chỉ thị lắp trước BĐA, khớp nối cùng van khóa sau
BĐA để nối áp kế kiểm tra, dụng cụ kiểm tra mức trong bồn và thiết bị hóa hơi. Phụ
tùng và dụng cụ của thiết bị bồn cần được bảo vệ bằng vỏ chống mưa và sự phá hoại
của khí quyển.

145
Hình 7.8. Sơ đồ thiết bị nhóm với các bồn đặt ngầm
1. Đầu phụ tùng ; 2. Bồn chứa ; 3. Đường ống dẫn pha hơi ; 4. Đường ống dẫn pha
lỏng; 5. Van.

Hình 7.9. Sơ đồ liên kết các bồn chứa trong thiết bị nhóm bồn
1. Đầu phụ tùng ; 2. Bồn chứa ; 3. Đường ống dẫn pha hơi ; 4. Đường ống dẫn pha
lỏng ; 5. Van.

Hình 10: Sơ đồ liên kết các bồn chứa trong thiết bị nhóm bồn.
1. Đầu phụ tựng ; 2. Bồn chứa ; 3. Đường ống dẫn pha hơi ; 4. Đường ống dẫn pha
lỏng ; 5. Van.
146
2.2. Các giải pháp phòng chống cháy nổ cho hệ thống cáp khí đốt
2.2.1. Trạm khí đốt
- Hệ thống sử dụng đầu báo rò gas phòng nổ kết nối với van điện từ và tủ trung tâm
báo cháy đảm bảo an toàn cho hệ thống khi có rò rỉ gas trong trạm cấp gas.

Hình 7.10. Đầu báo rò Gas


- Hệ thống sử dụng 4 bình cầu chữa cháy tự động lắp đặt bên trong không gian trạm
đảm bảo khi môi trường xung quanh lên 700C sẽ nổ và bung chất dập cháy.

Hình 7.11. Hệ thống chữa cháy


2.2.2. Trong công trình
- Trong khu bếp có lắp đầu báo rò gas có tác dụng phát âm thanh và truyền tín hiệu tới
cơ cấu đóng van tự động thông qua bộ điều khiển khi có rò gas.
147
- Trên đường dẫn gas vào bếp gas qua cụm van bi + van an toàn nhiệt có tác dụng
đóng ngắt tức thì khi nhiệt độ quanh khu vực van này tăng tới 900C.
- Trước khi vào bếp đường gas qua van góc chống vượt dòng có tác dụng ngắt gas khi
dây nối tới bếp bị đứt làm gas xì ra mạnh.

Hình 7.12. Đầu báo rò Gas, van

148
PHỤ LỤC I

Tiêu chuẩn cấp khí tươi vào vùng hít thở


Loại Phòng Tỷ lệ không khí ngoài Tỷ lệ không khí Chú ý Giá trị mặc định
trời ngoài trời theo
diện tích RA Mật độ cƣ Tỷ lệ không khí ngoài
theo con ngƣời
trú trời
RP
kết hợp

cfm/ngƣời L/s•ngƣời cfm/ft2 L/s•m2 (#/100 m2) cfm/ngƣời L/s•ngƣời

Cơ sở cải tạo

Buồng giam 5 2,5 0,12 0,6 2 10 4,9


5

Phòng nghỉ ban ngày 5 2,5 0,06 0,3 3 7 3,5


0

Phòng bảo vệ 5 2,5 0,06 0,3 1 9 4,5


5

Đặt phòng/Chờ phòng 7,5 3,8 0,06 0,3 5 9 4,4


0

Cơ sở giáo dục

Nhà trẻ (Cho trẻ đến 4 10 5 0,18 0,9 2 17 8,6


tuổi) 5

Lớp học (trẻ 5-8 tuổi) 10 5 0,12 0,6 2 15 7,4


5

Lớp học (trẻ trên 9 tuổi) 10 5 0,12 0,6 3 13 6,7


5

Phòng học lý thuyết 7,5 3,8 0,06 0,3 6 8 4,3


5

Hội trường (ghế cố định) 7,5 3,8 0,06 0,3 1 8 4,0


5
0

Phòng học nghệ thuật 10 5,0 0,18 0,9 2 19 9,5


0

Phòng thí nghiệm 10 5,0 0,18 0,9 2 17 8,6


5

Cửa hàng đồ gỗ/kim loại 10 5 0,18 0,9 2 19 9,5


0

Phòng máy tính 10 5 0,12 0,6 2 15 7,4


5

149
Loại Phòng Tỷ lệ không khí ngoài Tỷ lệ không khí Chú ý Giá trị mặc định
trời ngoài trời theo
diện tích RA Mật độ cƣ Tỷ lệ không khí ngoài
theo con ngƣời
trú trời
RP
kết hợp

cfm/ngƣời L/s•ngƣời cfm/ft2 L/s•m2 (#/100 m2) cfm/ngƣời L/s•ngƣời

Trung tâm Truyền thông 10 5 0,12 0,6 A 2 15 7,4


5

Âm nhạc/Sân khấu/Khiêu 10 5,0 0,06 0,3 3 12 5,9


vũ 5

Kết hợp đa dụng 7,5 3,8 0,06 0,3 1 8 4,1


0
0

Dịch vụ ăn uống

Phòng ăn trong nhà hàng 7,5 3,8 0,18 0,9 7 10 5,1


0

Quán cà phê / đồ ăn 7,5 3,8 0,18 0,9 1 9 4,7


nhanh 0
0

Quán bar 7,5 3,8 0,18 0,9 1 9 4,7


0
0

Thông thƣờng

Hội thảo/meeting 5 2,5 0,06 0,3 5 6 3,1


0

Hành lang - - 0,06 0,3 -

Nhà kho - - 0,12 0,6 B -

Khách sạn, Nhà nghỉ, Resorts, Ký


túc xá

Phòng ngủ/Phòng khách 5 2,5 0,06 0,3 1 11 5,5


0

Phòng ngủ trong doanh 5 2,5 0,06 0,3 2 8 4,0


trại quân đội 0

Tiền sảnh/Phòng đợi 7,5 3,8 0,06 0,3 3 10 4,8


0

Khu đa năng 5 2,5 0,06 0,3 1 6 2,8


2
0

Tòa nhà văn phòng

150
Loại Phòng Tỷ lệ không khí ngoài Tỷ lệ không khí Chú ý Giá trị mặc định
trời ngoài trời theo
diện tích RA Mật độ cƣ Tỷ lệ không khí ngoài
theo con ngƣời
trú trời
RP
kết hợp

cfm/ngƣời L/s•ngƣời cfm/ft2 L/s•m2 (#/100 m2) cfm/ngƣời L/s•ngƣời

Khu vực văn phòng 5 2,5 0,06 0,3 5 17 8,5

Khu vực lễ tân 5 2,5 0,06 0,3 3 7 3,5


0

Khu vực gọi điện/máy 5 2,5 0,06 0,3 6 6 3,0


tính 0

Sảnh chính 5 2,5 0,06 0,3 1 11 5,5


0

Không gian hỗn hợp

Kho tiền ngân hàng / 5 2,5 0,06 0,3 5 17 8,5


buồng gửi an toàn

Phòng máy tính (không 5 2,5 0,06 0,3 4 20 10,0


in)

Hiệu thuốc 5 2,5 0,18 0,9 1 23 11,5


0

Hiệu chụp ảnh 5 2,5 0,12 0,6 1 17 8,5


0

Vận chuyển/Tiếp nhận - - 0,12 0,6 B -

Chờ tàu xe 7,5 3,8 0,06 0,3 1 8 4,1


0
0

Nhà kho - - 0,06 0,3 B -

Không gian công cộng

Khán phòng trong nhà hát 5,0 2,5 0,06 0,3 1 5 2,7
5
0

Khu vực cầu nguyện tôn 5,0 2,5 0,06 0,3 1 6 2,8
giáo 2
0

Phòng xử án 5,0 2,5 0,06 0,3 7 6 2,9


0

Phòng lập pháp 5,0 2,5 0,06 0,3 5 6 3,1


0

151
Loại Phòng Tỷ lệ không khí ngoài Tỷ lệ không khí Chú ý Giá trị mặc định
trời ngoài trời theo
diện tích RA Mật độ cƣ Tỷ lệ không khí ngoài
theo con ngƣời
trú trời
RP
kết hợp

cfm/ngƣời L/s•ngƣời cfm/ft2 L/s•m2 (#/100 m2) cfm/ngƣời L/s•ngƣời

Thư viện 5,0 2,5 0,12 0,6 1 17 8,5


0

Hành lang 5,0 2,5 0,06 0,3 1 5 2,7


5
0

Bảo tàng (dành cho trẻ 7,5 3,8 0,12 0,6 4 11 5,3
em) 0

Bảo tàng/Phòng trưng bày 7,5 3,8 0,06 0,3 4 9 4,6


0

Bán lẻ

Bán hàng (ngoại trừ các 7,5 3,8 0,12 0,6 1 16 7,8
mục dưới đây) 5

Khu vực chung trong 7,5 3,8 0,06 0,3 4 9 4,6


trung tâm thương mại 0

Tiệm cắt tóc 7,5 3,8 0,06 0,3 2 10 5,0


5

Thẩm mỹ viện/Tiệm làm 20 10 0,12 0,6 2 25 12,4


móng 5

Cửa hàng thú cưng (khu 7,5 3,8 0,18 0,9 1 26 12,8
động vật) 0

Siêu thị 7,5 3,8 0,06 0,3 8 15 7,6

Tiệm giặt là (dùng tiền 7,5 3,8 0,06 0,3 2 11 5,3


xu) 0

Thể thao và Giải trí

Khu vực chơi thể thao - - 0,30 1,5 -

Phòng tập Gym, sân vận - - 0,30 1,5 3


động (khu vực chơi thể 0
thao)

Khu vực khán giả 7,5 3,8 0,06 0,3 1 8 4,0


5
0

Bơi lội (Bể bơi và sàn) - - 0,48 2,4 C -

152
Loại Phòng Tỷ lệ không khí ngoài Tỷ lệ không khí Chú ý Giá trị mặc định
trời ngoài trời theo
diện tích RA Mật độ cƣ Tỷ lệ không khí ngoài
theo con ngƣời
trú trời
RP
kết hợp

cfm/ngƣời L/s•ngƣời cfm/ft2 L/s•m2 (#/100 m2) cfm/ngƣời L/s•ngƣời

Sàn nhảy 20 10 0,06 0,3 1 21 10,3


0
0

Câu lạc bộ sức 20 10 0,06 0,3 4 22 10,8


khỏe/Phòng tập aerobic 0

Câu lạc bộ sức khỏe 20 10 0,06 0,3 1 26 13,0


/phòng tập thể hình 0

Sàn chơi bowling (khu 10 5,0 0,12 0,6 4 13 6,5


vực ngồi) 0

Sòng bạc 7,5 3,8 0,18 0,9 1 9 4,6


2
0

Khu vực trò trơi 7,5 3,8 0,18 0,9 2 17 8,3


0

Sân khấu, hãng phim 10 5,0 0,06 0,3 D 7 11 5,4


0

Các chú ý chung cho Phụ lục II


1 Các yêu cầu liên quan: Các tỷ lệ trong phụ lục II được dựa trên tất cả các yêu cầu khả dụng của tiêu chuẩn này,
2 Hút thuốc: Bảng này áp dụng cho các khu vực cấm hút thuốc. Lưu lượng thông gió áp dụng cho các khu vực cho
phép hút thuốc phải được xác định bằng các công thức khác,

3 Mật độ không khí: Vận tốc khối không khí được dựa trên mật độ không khí khô 1,2 kg/m3, tỷ lệ này tương ứng với
không khí khô ở áp suất khí quyển là 101,3 kPa (1 atm) ở nhiệt độ 21 °C. Vận tốc này có thể được điều chỉnh tương
ứng mật độ thực tế, nhưng sự điều chỉnh này không bắt buộc.
4 Mật độ cƣ trú mặc định: Mật độ cư trú mặc định được sử dụng khi mật độ cư trú thực tế không biết trước,
5 Tỷ lệ mặc định của không khí ngoài trời hòa trộn với không khí hồi (trên 1 cƣ dân): Tỷ lệ này xác định dựa
trên mật độ cư trú mặc định,
6 Các cƣ trú chƣa liệt kê: Nếu loại cư trú cho một không gian hoặc khu vực đề xuất không được liệt kê, có thể sử
dụng các tiêu chuẩn cấp khí tươi gần giống nhất cho loại cư trú đã liệt kê về mật độ cư trú, hoạt động và chức
năng của tòa nhà-sẽ được sử dụng.
7 Tiện ích khu dân cƣ, tiện ích chăm sóc sức khỏe, phƣơng tiện di chuyển
Các chú ý về các vấn đề cụ thể cho Phụ lục II
A Đối với thư viện của trường trung học và đại học, sử dụng các giá trị được ghi ở Các khu vực công cộng-Thư
viện ( Public Spaces – Libraries)
B Tỷ lệ có thể thiếu khi các vật liệu được lưu trữ bao gồm những vật liệu có khả năng phát thải khí độc hại,
C Tỷ lệ không cho phép kiểm soát độ ẩm, Thông gió bổ sung hoặc khử ẩm có thể sẽ cần thiết để khử ẩm.
D Tỷ lệ không bao gồm chế độ xả đặc biệt cho các hiệu ứng sân khấu, ví dụ hơi nước đá khô, khói,

153
154
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu trong nƣớc
- Hoàng Thị Hiền, Thiết kế thông gió công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng, 2002.
- Hoàng Thị Hiền, Bùi Sỹ Lý, Thông gió, Nhà xuất bản Xây dựng, 2004.
- Hoàng Thị Hiền, Cấp khí đốt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2009.
- Ngô Hông Quang, Cung cấp điện, Nhà xuất bản Xây dựng, 2002.
- Phạm Việt Anh, Nguyến Lan Anh, Thiết bị kỹ thuật trong kiến trúc công trình,
Nhà xuất bản Xây dựng, 2005.
- Trần Ngọc Chấn, Điều hòa không khí, Nhà xuất bản Xây dựng, 2002.
- Trần Ngọc Chấn, Kỹ thuật thông gió, Nhà xuất bản Xây dựng, 1998
- Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín, Cấp
thoát nước, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật.

2. Tài liệu nƣớc ngoài


- ASHRAE HVAC, Appications Handbook 2004, 2007, 2010 – 2011.
- Carrier system design manual, Air handling equipment, Carrier Air Conditioning
Company, Syracuse, NewYork. 5th Printing.
- Chadderton David, Air Conditioning - a practical introduction, Chapman &
Hall, 1993.
- David Chadderton, Building Service Engineering, Taylor and Francis Group,
20111.
- FayeC, McQuiston, Jerald D. Paker, Jeffrey D. Spitler, Heating, Ventilating and
Air Conditioning, John Wiley & Sons, Inc. NewYork, 2000.
- Fred Hall, Roger Greeno, Building service handbook, Publised by Elservier
Limmited.
- NFPA 58, Lequefied Petroleum Gas Code, 2001 Edition.
- NFPA 59, Utility LP - Gas Plant Code, 2004 Edition.
- The Australian Institute Of Refregeration Air-conditioning And Heating,
Handbook.
- ASHRAE, Standard 62-2001, Ventilation for Acceptable Indoor Air Quality.
American Society of Heating, Refrigerating and Air Conditioning Engineers,
Atlanta, GA 2001.
- Liddament, Martin W., A Guide to Energy Efficient Ventilation, Air Infiltration
and Ventilation Centre, Great Britain, March 1996
- Diamond, R., Feustel, H., Matson, N., Energy-efficient Ventilation for
Apartment buildings, Rebuild America

155

You might also like