You are on page 1of 168

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

QUYỂN THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP


TÊN ĐỀ TÀI QUYỂN THUYẾT MINH
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
QUYỂN THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHÍ WATER CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC

TÊN ĐỀ TÀI
SinhQUYỂN
viên thực THUYẾT MINH
hiện: Ngô Văn Minh Phụng
Lê Thế Hoàng Thắng
Võ Chiết Tín
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
Đoàn Thành Nhân
KHÔNG KHÍ WATER CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC
Bùi Đức Tài

SinhCĐNL
Lớp: 17Bhiện: Ngô Văn Minh Phụng
viên thực
Khóa: CĐNL17 Lê Thế Hoàng Thắng
Võ Chiết Tín
Đoàn Thành Nhân
Bùi Đức Tài

Lớp: CĐNL 17B


Khóa: CĐNL17

Tháng 8 năm 2020


CÔNG THƯƠNG
BỘ CÔNG
BỘ THƯƠNG
TRƯỜNG CAO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
ĐẲNG KỸ
KỸ THUẬT
THUẬT CAO
CAO THẮNG
THẮNG

QUYỂN THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP


QUYỂN THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI QUYỂN THUYẾT MINH
TÍNH TOÁN,TÊN
THIẾT
ĐỀKẾ,
TÀILẮP ĐẶT HỆ
QUYỂN THỐNG ĐIỀU
THUYẾT MINH HÒA KHÔNG
KHÍ WATER CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ viên
Giảng LẮPhướng
ĐẶT dẫn: Lê Quang ĐIỀU
HỆ THỐNG Huy HÒA
Nguyễn Văn Bắc
KHÔNG KHÍ WATER CHILLER GIẢINguyễn NƯỚC
NHIỆTChí Thiện
Nguyễn Trần Trọng Tuấn
viênthực
Sinh viên
Giảng hướng
hiện: NgôLêVăn
dẫn: Minh
Quang Phụng
Huy
Lê Thế Hoàng Thắng
Nguyễn Văn Bắc
Võ Chiết Tín
Nguyễn
Đoàn ThànhChí Thiện
Nhân
Nguyễn Trần Trọng Tuấn
Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Minh Phụng
Lê Thế Hoàng Thắng
Võ Chiết Tín
Đoàn Thành Nhân
Bùi Đức Tài
Lớp: CĐNL 17B
Khóa: CĐNL17

Tháng 8 năm 2020


Hội Đồng Chấm Bảo Vệ:

(Trưởng Ban)

(Thành Viên) (Thành Viên)

(Thành Viên) (Thành Viên)

(Thành Viên) (Thành Viên)

(Thành Viên) (Thành Viên)


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

I. NHẬN XÉT

1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc cuốn thuyết minh:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................

2. Về nội dung (đánh giá chất lượng đề tài, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không):
....................................................................
2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10):
......................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2020


Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

I. NHẬN XÉT

1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc đề tài:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................

2. Về nội dung (đánh giá chất lượng đề tài, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không): ....................................................................
2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): ......................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2020


Giảng viên phản biện
(Ký & ghi rõ họ tên)
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, ngành điều
hòa không khí cũng đã có bước phát triển vượt bậc, ngày càng trở nên quen thuộc hơn
trong đời sống và sản xuất.
Ngày nay, điều hòa tiện nghi và điều hòa công nghệ không thể thiếu trong các tòa
nhà, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế, thể thao... Trong những năm
qua ngành điều hòa không khí (ĐHKK) cũng đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành kinh tế,
góp phần để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình công nghệ như trong các
ngành sợi, dệt, chế biến thuốc lá, chè, in ấn, điện tử, vi điện tử, bưu điện, máy tính, cơ
khí chính xác, hóa học...
Ở trên ta đã thấy được tầm quan trọng to lớn của ĐHKK. Vì vậy việc học tập nghiên
cứu, tiến tới thiết kế, chế tạo các hệ thống ĐHKK là điều rất cần thiết.
Nhận thức được sự cần thiết ấy, chúng em thực hiện đồ án này với mong muốn củng
cố thêm những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên ghế nhà trường,
được tiếp xúc nhiều hơn với công việc thực tế, thu lượm những kinh nghiệm quý báu
cho quá trình công tác sau này.
Trong quá trình làm đồ án, do còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức của bản thân
nên không thể tránh khỏi có những thiếu sót còn mắc phải. Chúng em rất mong nhận
được sự chỉ bảo và góp ý của các quý thầy cô và các bạn.
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm em xin cam đoan bản đồ án này do nhóm em tự tính toán, thiết kế và nghiên
cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên Thầy Lê Quang Huy, Thầy Nguyễn Văn Bắc,
Thầy Nguyễn Chí Thiện, Thầy Nguyễn Trần Trọng Tuấn. Để thực hiện đồ án này nhóm
em chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục tài liệu tham khảo, ngoài ra không sử
dụng những tài liệu khác không được nhắc đến.
LỜI CẢM ƠN
Nhân đây, nhóm em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến trường CAO ĐẲNG
KỸ THUẬT CAO THẮNG, khoa CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH đã tạo điều kiện thuận
lợi để nhóm em thực hiện đồ án này. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến giảng
viên Thầy Lê Quang Huy, Thầy Nguyễn Văn Bắc, Thầy Nguyễn Chí Thiện, Thầy
Nguyễn Trần Trọng Tuấn vì sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của thầy trong suốt thời
gian qua cùng nhóm em thực hiện đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 1
1.1 Tổng quan về điều hòa không khí ......................................................................... 1
1.1.1 Lịch sử phát triển của điều hòa không khí ..................................................... 1
1.1.2 Sự phát triển của điều hòa không khí tại Việt Nam ....................................... 1
1.1.3 Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí .................... 2
1.2 Tổng quan về các hệ thống điều hòa không khí .................................................... 4
1.2.1 Yêu cầu đối với một hệ thống điều hòa không khí......................................... 4
1.2.2 Sơ lược về các hệ thống điều hòa không khí .................................................. 4
1.2.1.1 Hệ thống điều hòa không khí VRV ......................................................... 4
1.2.2.2 Hệ thống điều hòa không khí Water Chiller............................................ 6
1.2.3 So sánh và lựa chọn hệ thống điều hòa không khí phù hợp ......................... 10
1.3 Kết cấu và địa điểm lắp đặt ................................................................................. 12
1.3.1 Tổng quan về địa điểm lắp đặt ..................................................................... 12
1.3.2 Tổng quan về kết cấu công trình .................................................................. 13
1.4 Chọn cấp điều hòa và thông số tính toán............................................................. 24
1.4.1 Chọn cấp điều hòa ........................................................................................ 24
1.4.2 Chọn thông số tính toán ngoài nhà ............................................................... 24
1.4.3 Chọn thông số tính toán trong nhà ............................................................... 25
1.5 Kết luận................................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

WATER CHILLER ....................................................................................................... 28


2.1 Tính toán nhiệt xác định công suất hệ thống ....................................................... 28
2.1.1 Xác định nguồn nhiệt thừa ........................................................................... 28
2.1.1.1 Nhiệt từ máy móc thiết bị tỏa ra Q1 ....................................................... 28
2.1.1.2 Nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng Q2 .......................................................... 29
2.1.1.3 Nhiệt tỏa ra do người Q3........................................................................ 30
2.1.1.4 Nhiệt tỏa ra từ bán thành phẩm Q4 ........................................................ 31
2.1.1.5 Nhiệt tỏa ra từ bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt Q5 .................................... 32
2.1.1.6 Nhiệt tỏa ra do bức xạ mặt trời qua cửa kính Q6 ................................... 32
2.1.1.7 Nhiệt tỏa ra do bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che Q7 ........................ 33
2.1.1.8 Nhiệt tỏa ra do rò lọt không khí qua cửa Q8 .......................................... 34
2.1.1.9 Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9 ................................................................. 34
2.1.1.10 Nhiệt thẩm thấu qua trần Q10 ............................................................... 35
2.1.1.11 Nhiệt thẩm thấu qua nền Q11 ............................................................... 36
2.1.1.12 Tổng nhiệt thừa .................................................................................... 36
2.1.2 Xác định ẩm thừa .......................................................................................... 37
2.2 Thiết kế sơ đồ hệ thống điều hòa không khí ....................................................... 38
2.2.1 Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí ............................................................. 38
2.2.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp ............................................................. 39
2.2.3 Xác định các thông số tại điểm nút .............................................................. 40
2.3 Tính toán lựa chọn thiết bị cho hệ thống ............................................................. 45
2.3.1 Tính toán công suất thiết bị xử lý không khí ................................................ 45
2.3.2 Lựa chọn dàn lạnh cho hệ thống................................................................... 46
2.3.3 Lựa chọn cụm Chiller cho hệ thống ............................................................. 49
2.3.4 Lựa chọn tháp giải nhiệt cho hệ thống ......................................................... 50
2.3.5 Lựa chọn hệ thống phân phối nước cho công trình ...................................... 51
2.3.6 Tính toán hệ thống vận chuyển và phân phối không khí ............................. 59
2.3.6.1 Xác định lưu lượng gió cấp, gió hồi, gió tươi của từng phòng ............. 59
2.3.6.2 Tính chọn đường ống gió cấp của các dàn lạnh AHU .......................... 64
2.3.6.3 Tính chọn đường ống gió hồi ................................................................ 64
2.3.6.4 Tính chọn đường ống gió tươi ............................................................... 65
2.3.6.5 Tính chọn cửa gió cấp và cửa gió hồi.................................................... 66
2.3.6.6 Tính kiểm tra cột áp trên đường ống gió ............................................... 67
2.3.7 Tính chọn đường ống nước ngưng ............................................................... 69
2.4 Tính toán lựa chọn thiết bị điện ........................................................................... 71
2.4.1 Cụm Chiller .................................................................................................. 71
2.4.2 Dàn lạnh AHU .............................................................................................. 71
2.4.3 Tháp giải nhiệt .............................................................................................. 73
2.4.4 Bơm nước lạnh ............................................................................................. 73
2.4.5 Bơm nước giải nhiệt ..................................................................................... 74
2.4.6 Quạt gió tươi ................................................................................................. 74
CHƯƠNG 3: LẬP BẢNG KHỐI LƯỢNG VÀ THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG 76
3.1 Lập bảng khối lượng ............................................................................................ 76
3.2 Thi công hệ thống ................................................................................................ 81
3.2.1 Bảng tiến độ thi công hệ thống ..................................................................... 81
3.2.2 Thực hiện các công việc trong quá trình thi công hệ thống ......................... 82
3.2.2.1 Hàn khung mô hình ............................................................................... 82
3.2.2.2 Lắp đặt thiết bị của cụm Chiller vào khung mô hình ............................ 82
3.2.2.3 Kết nối đường ống đồng cho cụm Chiller ............................................. 83
3.2.2.4 Tiến hành thử kín, thử bền cho đường ống ........................................... 84
3.2.2.5 Lắp đặt dàn lạnh FCU cho hệ thống ...................................................... 85
3.2.2.6 Lắp đặt hệ thống vận chuyển và phân phối nước lạnh .......................... 86
3.2.2.7 Lắp đặt hệ thống vận chuyển và phân phối nước giải nhiệt .................. 87
3.2.2.8 Lắp đặt box gió cấp ............................................................................... 87
3.2.2.9 Kết nối đường ống gió mềm .................................................................. 87
3.2.2.10 Lắp đặt đường ống nước ngưng .......................................................... 88
3.2.2.11 Lắp đặt tủ điện điều khiển cho hệ thống ............................................. 88
3.2.2.12 Lắp đặt panel điều khiển cho hệ thống ................................................ 89
3.2.2.13 Hút chân không cho hệ thống .............................................................. 90
3.2.2.14 Tiến hành vận hành thử nghiệm, nạp gas cho hệ thống ...................... 91
CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
WATER CHILLER ................................................................................ 92
4.1 Xây dựng mô hình điều hòa không khí Water Chiller giải nhiệt nước ............... 92
4.1.1 Thiết kế hệ thống nhiệt cho mô hình ............................................................ 92
4.1.2 Thiết kế khung mô hình và bố trí thiết bị vào khung mô hình ..................... 93
4.1.3 Thiết kế hệ thống điện cho hệ thống ............................................................ 96
4.1.3.1 Mạch điện điều khiển tự động ............................................................... 97
4.1.3.2 Mạch điện điều khiển bằng tay............................................................ 101
4.2 Xây dựng quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống ...................................... 106
4.2.1 Công tác chuẩn bị khi đóng điện ................................................................ 106
4.2.2 Chuẩn bị vận hành ...................................................................................... 106
4.2.3 Điều kiện để vận hành hệ thống ................................................................. 106
4.2.4 Quy trình vận hành hệ thống ...................................................................... 106
4.2.4.1 Trình tự quy trình vận hành bằng tay .................................................. 106
4.2.4.2 Trình tự quy trình vận hành tự động ................................................... 107
4.2.5 Bảo trì bão dưỡng hệ thống ........................................................................ 108
4.2.5.1 Bảo dưỡng máy nén ............................................................................. 108
4.2.5.2 Bảo dưỡng FCU ................................................................................... 109
4.2.5.3 Bảo dưỡng bình ngưng ........................................................................ 109
4.2.5.4 Bảo dưỡng bình bay hơi ...................................................................... 110
4.2.5.5 Bảo dưỡng tháp giải nhiệt ................................................................... 110
4.2.5.6 Bảo dưỡng bơm ................................................................................... 110
4.3 Vận hành thử nghiệm mô hình .......................................................................... 110
4.3.1 Xác định chế độ làm việc của mô hình ...................................................... 110
4.3.1.1 Vận hành hệ thống ở chế độ không tải ................................................ 110
4.3.1.2 Vận hành hệ thống ở chế độ 100% tải ................................................. 111
4.3.2 Đánh giá chi phí điện năng ......................................................................... 113
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 119
PHỤ LỤC I .................................................................................................................. 120
PHỤ LỤC II................................................................................................................. 124
PHỤ LỤC III ............................................................................................................... 126
PHỤ LỤC IV ............................................................................................................... 137
PHỤ LỤC V ................................................................................................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TIÊU CHUẨN ........................................................... 152
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa VRV .............................................................. 5
Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí water chiller ................................. 7
Hình 1.3: Mặt bằng tầng 1 ............................................................................................ 15
Hình 1.4: Mặt bằng tầng 2 ............................................................................................ 18
Hình 1.5: Mặt bằng tầng 3 ............................................................................................ 20
Hình 1.6: Mặt bằng tầng 4 ............................................................................................ 22
Hình 1.7: Mặt bằng tầng thượng................................................................................... 23
Hình 2.1: Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp ................................................................. 39
Hình 2.2: Biểu diễn thông số trạng thái tại các điểm nút trên đồ thị I-d ...................... 43
Hình 2.3: Dẫn chứng thông số của các AHU ............................................................... 48
Hình 2.4: Dẫn chứng các thông số của cụm chiller…………………………………..49
Hình 2.5: Mô phỏng hình ảnh cụm chiller.................................................................... 50
Hình 2.6: Các thông số cơ bản của tháp giải nhiệt ....................................................... 50
Hình 2.7: Mô phỏng hình ảnh tháp giải nhiệt ............................................................... 51
Hình 2.8: Minh họa đường ống nước lạnh trong hệ thống ........................................... 53
Hình 2.9: Bảng độ nhớt của nước theo nhiệt độ ........................................................... 55
Hình 2.10: Dẫn chứng thông số của bơm lạnh ............................................................. 58
Hình 2.11: Dẫn chứng thông số của bơm nước giải nhiệt ............................................ 58
Hình 2.12: Sử dụng phần mềm Duct Checker để tính ống gió cấp .............................. 64
Hình 2.13: Sử dụng phần mềm Duct Checker để tính ống gió hồi .............................. 65
Hình 2.14: Tính chọn cửa gió cấp và cửa gió hồi…………………………………….66
Hình 2.15: Cách tính tổn thất áp suất trên đường ống gió............................................ 67
Hình 2.16: Dẫn chứng thông số của quạt thông gió được chọn .................................. 69
Hình 2.17: MCCB và MCB của hảng MITSUBISHI................................................... 71
Hình 2.18: Dây dẫn cáp điện hạ thế của hảng Cadivi .................................................. 71
Hình 3.1: Hàn khung mô hình ..................................................................................... 83
Hình 3.2: Kết nối ống đồng .......................................................................................... 84
Hình 3.3: Thử kín thử bền hệ thống ............................................................................. 85
Hình 3.4: Kết nối ống nước lạnh .................................................................................. 86
Hình 3.5: Kết nối ống gió mềm .................................................................................... 88
Hình 3.6: Kết nối ống nước ngưng ............................................................................... 88
Hình 3.7: Kết nối dây điện trên tủ điện ........................................................................ 89
Hình 3.8: Kết nối các thiết bị điện trên panel ............................................................... 90
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lí hệ thống lạnh ...................................................................... 92
Hình 4.2: Bản vẽ hình chiếu đứng khung mô hình ....................................................... 94
Hình 4.3: Bản vẽ hình cắt bằng khung mô hình ........................................................... 94
Hình 4.4: Bản vẽ hình chiếu bằng khung mô hình ....................................................... 95
Hình 4.5: Hình ảnh thực tế mô hình điều hòa không khí Water Chiller ...................... 95
Hình 4.6: Hình ảnh thực tế mô hình điều hòa không khí Water Chiller ...................... 96
Hình 4.7: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều kiển tự động ............................................. 98
Hình 4.8: Mạch điện động lực ...................................................................................... 99
Hình 4.9: Bản vẽ thiết kế tủ điện điều khiển .............................................................. 100
Hình 4.10: Bố trí thiết bị bên trong tủ điện................................................................. 100
Hình 4.11: Bố trí thiết bị trên cửa tủ điện ................................................................... 101
Hình 4.12: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển bằng tay ...................................... 103
Hình 4.13: Mạch điện động lực .................................................................................. 104
Hình 4.14: Bản vẽ thiết kế bảng điện panel ................................................................ 105
Hình 4.15: Bảng điện panel thực tế ............................................................................ 105
Hình 4.16: Biểu đồ biễu diễn nhiệt độ bình bay hơi và điện năng tiêu thụ ở chế độ
100%tải ........................................................................................................................ 113
Hình 4.17: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ đến điện
năng tiêu thụ ................................................................................................................ 114
Hình 4.18: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nước tại bình bay hơi đến điện năng tiêu thụ
.. ................................................................................................................................... 115
Hình 4.19: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ đến điện năng tiêu thụ
.. ................................................................................................................................... 116
Hình 4.20: Đồ thị so sánh mức tiêu hao điện năng khi hoạt động ở chế độ không tải,
100% tải và hệ thống giải nhiệt kém ........................................................................... 117
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh hai hệ thống điều hòa không khí VRV và trung tâm nước ............. 10
Bảng 1.2: Thông số các khu vực tầng 1 ........................................................................ 14
Bảng 1.3: Thông số các khu vực tầng 2 ........................................................................ 16
Bảng 1.4: Thông số các khu vực tầng 3 ........................................................................ 19
Bảng 1.5: Thông số các khu vực tầng 4 ........................................................................ 21
Bảng 1.6: Dẫn chứng thông số tính toán ngoài trời từ TCVN 5687 ............................. 24
Bảng 1.7: Dẫn chứng thông số tính toán trong nhà từ TCVN 5687 ............................. 26
Bảng 2.1: Dẫn chứng Bảng 2.12 QCVN 09 :2013/BXD ............................................. 30
Bảng 2.2: Bảng thông số nhiệt và nhiệt hiện do người tỏa ra W/Người ...................... 31
Bảng 2.3: Cường độ bức xạ cực đại trên mặt đứng theo các hướng tại địa điểm thành
phố Hồ Chí Minh (W/m2) ............................................................................................. 33
Bảng 2.4: Giá trị định hướng hệ số truyền nhiệt k qua kết cấu bao che ....................... 34
Bảng 2.5: Dẫn chứng bảng 3.5 tài liệu Thiết kế điều hòa không khí
– Nguyễn Đức Lợi ......................................................................................................... 38
Bảng 2.6: Tổng công suất lạnh các tầng ....................................................................... 46
Bảng 2.7: Chọn AHU cho công trình ........................................................................... 47
Bảng 2.8: Tốc độ nước trên đường ống ........................................................................ 52
Bảng 2.9: catalogue ống thép đen thường được sử dụng để dẫn nước ......................... 53
Bảng 2.10: Hệ số ma sát trên đường ống ...................................................................... 55
Bảng 2.11: Chiều dài tương đương của Tê, cút ............................................................ 56
Bảng 2.12: Lưu lượng gió tầng 1 .................................................................................. 60
Bảng 2.13: Lưu lượng gió tầng 2 .................................................................................. 61
Bảng 2.14: Lưu lượng gió tầng 3 .................................................................................. 62
Bảng 2.15: Lưu lượng gió tầng 4 .................................................................................. 63
Bảng 2.16: Đường ống gió tươi của các tầng .............................................................. 65
Bảng 2.17: Tổn thất áp suất trên đường ống gió........................................................... 68
Bảng 2.18: Chọn đường kính ống nước xả ................................................................... 69
Bảng 2.19: Thiết bị và dây dẫn ..................................................................................... 74
Bảng 3.1: Bóc tách thiết bị chính, thiết bị phụ cho hệ thống ........................................ 76
Bảng 3.2: Bóc tách vật tư, phụ kiên cho hệ thống ........................................................ 77
Bảng 3.3: Bóc tách thiết bị điện cho hệ thống .............................................................. 79
Bảng 4.1: Thông số hệ thống khi hoạt động ở chế độ không tải ................................ 111
Bảng 4.2: Thông số hệ thống khi hoạt động ở chế độ 100% tải ................................. 112
Bảng 4.3: Thông số vận hành hệ thống khi hệ thống giải nhiệt hoạt động không tốt 116
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về điều hòa không khí


1.1.1 Lịch sử phát triển của điều hòa không khí
Vào năm 218 đến 222, hoàng đế Varius Avitus ở thành Rome đã cho người đắp
ngọn núi tuyết ở vườn thượng uyển để làm mát những ngọn gió thổi vào cung điện.
Vào năm 1845, bác sĩ John Gorrie người Mỹ đã chế tạo máy nén khí đầu tiên để
điều hòa không khí cho bệnh viện tư của ông. Chính điều đó làm ông nổi tiếng và đi
vào lịch sử của điều hòa không khí. Năm 1850, nhà thiên văn học Puizzi Smith lần
đầu tiên đưa ra dự án điều hòa không khí trong phòng ở bằng máy lạnh nén khí. Năm
1911, Carrier lần đầu tiên xây dựng ẩm đồ của không khí ẩm và định nghĩa tính chất
nhiệt động của không khí ẩm và phương pháp xử lý để đạt được các trạng thái không
khí theo yêu cầu.
Kỹ thuật điều hòa không khí bắt đầu chuyển mình và có những bước tiến nhảy
vọt đáng kể, đặc biệt là vào năm 1921 khi tiến sĩ Willis H. Carrier phát minh ra máy
lạnh ly tâm. Điều hòa không khí thực sự lớn mạnh và tham gia vào nhiều lĩnh vực
khác nhau như:
- Điều hòa không khí cho các nhà máy công nghiệp.
- Điều hòa không khí cho các nhà máy chăn nuôi.
- Điều hòa không khí cho các khu điều dưỡng, bệnh viện
- Điều hòa không khí cho các cao ốc, nhà hát lớn.
- Điều hòa không khí cho các nơi sinh hoạt khác nhau của con người…
Đến năm 1932, toàn bộ các hệ thống điều hòa không khí đã chuyển sang sử dụng
môi chất freon R12.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng
cao thì điều hòa không khí ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng có thiết bị, hệ
thống điều hòa không khí hiện đại, gọn nhẹ, rẻ tiền.
1.1.2 Sự phát triển của điều hòa không khí tại Việt Nam:
Đối với Việt Nam, là một đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Điều hoà
không khí có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế nước ta. Điều hòa
không khí đã xâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành chế biến và
bảo quản thực phẩm, các ngành công nghiệp nhẹ, ngành xây dựng.

1
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm gần đây, ở các thành
phố lớn phát triển lên hàng loạt các cao ốc, nhà hàng, khách sạn, các rạp chiếu phim,
các biệt thự sang trọng, nhu cầu tiện nghi của con người tăng cao, ngành điều hòa
không khí đã bắt đầu có vị trí quan trọng và có nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện
đáng kể về mọi mặt thì việc các tòa nhà chọc trời, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung
tâm thương mại… sử dụng hệ thống điều hòa không khí là một điều hợp lý và cấp
thiết nhất là trong điều kiện khí hậu ngày càng nóng lên trên toàn thế giới vì hiệu ứng
nhà kính mà Việt Nam của chúng ta cũng đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ hiện tượng
này. Việc các hệ thống điều hòa trung tâm hầu như đã chiếm lĩnh tất cả các cao ốc
văn phòng, khách sạn, các trung tâm mua sắm, các siêu thị… đã chứng minh một thực
tế rõ ràng vị trí quan trọng của ngành điều hòa không khí trong sinh hoạt và trong
mọi hoạt động sản xuất. Việc này còn cho ta thấy ngành lạnh nước ta đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.
1.1.3 Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân
tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như môi
trường tài nguyên thiên nhiên, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường
nước, môi trường ánh sáng... Trong đó môi trường không khí có ý nghĩa sống còn để
duy trì sự sống trên Trái đất, trong đó có sự sống của con người. Môi trường không
khí có đặc tính là không thể chia cắt, không có biên giới, không ai có thể sở hữu riêng
cho mình, môi trường không khí không thể trở thành hàng hoá, do đó nhiều người
không biết giá trị vô cùng to lớn của môi trường không khí, chưa quý trọng môi trường
không khí và chưa biết cách tạo ra một môi trường không khí trong sạch không ô
nhiễm.
Cũng giống như các loài động vật khác sống trên trái đất, con người có thân nhiệt
không đổi (370C) và luôn luôn trao đổi nhiệt với môi trường không khí xung quanh.
Con người luôn phải chịu sự tác động của các thông số không khí trong môi trường
không khí như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các chất độc hại và tiếng ồn. Chúng có ảnh
hưởng rất lớn đến con người theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Do đó để hạn chế
2
những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của môi trường xung
quanh tác động đến con người, ta cần phải tạo ra một môi trường thoải mái, một
không gian tiện nghi cho con người. Những điều kiện tiện nghi đó hoàn toàn có thể
thực hiện được nhờ kỹ thuật điều hoà không khí.
Không những tác động tới con người, môi trường không khí còn tác động tới đời
sống sinh hoạt và các quá trình sản xuất của con người… Con người tạo ra sản phẩm
và cũng tiêu thụ sản phẩm đó. Do đó con người là một trong những yếu tố quyết định
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Như vậy, môi trường không khí trong
sạch, có chế độ nhiệt ẩm thích hợp cũng chính là yếu tố gián tiếp nâng cao năng suất
lao động. Mặt khác, mỗi ngành kỹ thuật lại yêu cầu một chế độ vi khí hậu riêng biệt
do đó ảnh hưởng của môi trường không khí đối với sản xuất không giống nhau. Hầu
hết các quá trình sản xuất thường kèm theo sự thải nhiệt, thải khí CO2 và hơi nước,
có khi cả bụi và các chất độc hại vào môi trường không khí ngay bên trong nơi làm
việc, làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí trong phòng đồng thời gây ra những
ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn như
trong các quá trình sản xuất thực phẩm, chúng ta đều cần duy trì nhiệt độ và độ ẩm
theo tiêu chuẩn. Độ ẩm thấp quá làm tăng nhanh sự thoát hơi nước trên mặt sản phẩm,
do đó tăng hao trọng, có khi làm giảm chất lượng sản phẩm (gây nứt nẻ, vỡ do sản
phẩm bị giòn quá khi khô). Nhưng nếu lớn quá cũng làm môi trường phát sinh nấm
mốc. Một số ngành sản xuất như bánh kẹo cao cấp đòi hỏi nhiệt độ không khí khá
thấp (ví dụ ngành chế biến sôcôla cần nhiệt độ 7 – 8oC, kẹo cao su là 20oC), nếu nhiệt
độ không đạt yêu cầu sẽ làm hư hỏng sản phẩm. Độ trong sạch của không khí không
những tác động đến con người mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Bụi bẩn bám trên sản phẩm không chỉ làm giảm vẻ đẹp mà còn làm hỏng sản phẩm.
Các ngành sản xuất thực phẩm không chỉ yêu cầu không khí trong sạch, không có bụi
bẩn mà còn đòi hỏi vô trùng nữa.
Còn rất nhiều quá trình sản xuất khác đòi hỏi phải có điều hòa không khí mới tiến
hành được hiệu quả như ngành y tế, ngành giao thông vận tải, ngành công nghiệp in,
ngành công nghiệp sợi, ngành cơ khí chính xác... Điều này ta có thể tìm hiểu và nhận
thấy trong thực tế sản xuất nhất là ở thời đại công nghiệp phát triển ở trình độ cao
trong nước cũng như trên thế giới. Tóm lại, con người và sản xuất đều cần có môi
trường không khí với các thông số thích hợp. Môi trường không khí tự nhiên không

3
thể đáp ứng được những đòi hỏi đó. Vì vậy, phải sử dụng các biện pháp tạo ra vi khí
hậu nhân tạo bằng điều hòa không khí.
Điều hòa không khí là quá trình tạo ra và duy trì ổn định trạng thái không khí
trong nhà theo một chương trình định trước, không phụ thuộc vào trạng thái không
khí ngoài trời.
Điều hoà không khí không chỉ giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày
mà còn đảm bảo được chất lượng của cuộc sống con người cũng như nâng cao hiệu
quả lao động và chất lượng của sản phẩm trong công nghiệp sản xuất. Đồng thời nó
cũng có những ý nghĩa to lớn đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa và lịch sử.
1.2 Tổng quan về các hệ thống điều hòa không khí
1.2.1 Yêu cầu đối với một hệ thống điều hòa không khí
Không gian điều hoà luôn luôn chịu tác động của rất nhiều nhiễu loạn bên trong
và bên ngoài làm cho các thông số của nó luôn luôn có xu hướng xê dịch so với thông
số yêu cầu đặt ra. Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống điều hoà không khí là phải tạo ra và
duy trì chế độ vi khí hậu trong không gian mà nó đảm nhận.
Hệ thống phải đảm bảo các thông số trong và ngoài nhà, có tính tự động hóa cao.
Hệ thống phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như mỹ thuật và mục
đích sử dụng của công trình. Khi thi công láp đặt đường ống thiết bị không quá phức
tạp gây cản trở cho các hạng mục khác.
Giá thành của thiết bị, vật tư phải phù hợp với công trình và nhà đầu tư. Khi đưa
vào hoạt động phải đảm bảo an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ và mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho nhà đầu tư.
1.2.2 Sơ lược về các hệ thống điều hòa không khí
1.2.2.1 Hệ thống điều hòa không khí VRV
- Variable Refrigerant Volume (VRV): hệ thống điều hòa không khí có lưu lượng môi
chất có thể điều chỉnh được. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người ta lựa chọn hệ
thống VRV phù hợp nhất.
- Tổ hợp ngưng tụ (dàn nóng) có ít nhất 2 máy nén trong đó có một máy nén điều
chỉnh năng suất lạnh theo kiểu ON – OFF còn lại điều chỉnh bậc theo máy biến tần
nên số bậc điều chỉnh từ 0 %(đóng) cho đến 100% (hoàn toàn mở) gồm 21 bậc, đảm
bảo năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Các thông số vi khí hậu được khống chế phù hợp
với nhu cầu của từng vùng.

4
- Các máy VRV có các dãy công suất kết hợp lắp ghép với nhau thành các mạng đáp
ứng nhu cầu năng suất lạnh khác nhau từ nhỏ (7KW) đến hàng ngàn KW cho các nhà
cao tầng hàng trăm mét với hàng ngàn phòng đa chức năng.

- VRV đã giải quyết tốt vấn đề thu hồi dầu về máy nén nên dàn nóng có thể đặt cao
hơn dàn lạnh đến 50m và các dàn lạnh có thể đặt cách nhau cao tới 15m, đường ống
dẫn môi chất lạnh từ dàn nóng đến dàn lạnh xa tới 100m, Ngoài ra đường ống cũng
có thể kéo dài thêm 60m kể từ nhánh rẻ đầu tiên, tạo điều kiện cho việc bố trí máy dễ
dàng trong các nhà cao tầng, văn phòng ,khách sạn…

Do đường ống dẫn gas dài, năng suất lạnh giảm nên người ta dùng máy biến tần để
điều chỉnh năng suất lạnh và cũng nhờ máy biến tần mà hệ số làm lạnh không những
cải thiện mà còn vượt trội hơn nhiều hệ thống khác.
- Máy điều hòa VRV thực chất là một máy điều hòa mà có một dàn nóng và nhiều
dàn lạnh.
Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo hệ thống điều hòa VRV:

Hình 1.1: sơ đồ nguyên lý máy điều hòa VRV


- Với các thiết bị: dàn nóng, dàn lạnh, hệ thống đường ống dẫn và phụ kiện
- Dàn nóng: dàn nóng là một dàn trao đổi nhiệt lớn ống đồng, cánh nhôm trong có bố
trí một quạt hướng trục. Môtơ máy nén và các thiết bị phụ của hệ thống làm lạnh đặt
ở dàn nóng. Máy nén lạnh thường là loại máy ly tâm dạng xoắn ống gió mềm
- Dàn lạnh: Dàn lạnh có nhiều chủng loại như các dàn lạnh của các máy điều hòa rời.
Một dàn nóng được lắp không cố định với một số dàn lạnh nào đó, miễn là tổng công
suất của các dàn lạnh dao động trong khoảng từ 50 ÷ 130% công suất dàn nóng. Nói
chung các hệ VRV có số dàn lạnh trong khoảng từ 4 đến 16 dàn.

- Các dàn lạnh có thể được điều khiển bằng các Remote hoặc các bộ điều khiển theo
nhóm hệ thống cửa gió.

5
- Nối dàn nóng và dàn lạnh là một hệ thống ống đồng và dây điện điều khiển. Ống
đồng trong hệ thống này có kích cỡ lớn hơn máy điều hòa rời. Hệ thống ống đồng
được nối với nhau bằng các chi tiết ghép nối chuyên dụng gọi là các REFNET rất tiện
lợi
- Hệ thống có hai nhóm đảo từ và biến tần (Inverter) và hồi nhiệt (Heat recovery).
Máy điều hoà VRV kiểu hồi nhiệt có thể làm việc ở 2 chế độ sưởi nóng và làm lạnh.
* Ưu điểm.

- Chi tiết lắp ghép có độ tin cậy, tuổi thọ cao.

- Hệ thống điều hòa VRV có khả năng hạn chế được tiếng ồn và chống bám bụi rất
tốt. Nên được ứng dụng khá rộng rãi, kể cả khu vực đòi hỏi độ ồn thấp.

- Quá trình lắp đặt khá đơn giản và nhanh chóng. Không mất quá nhiều thời gian.
- Hệ thống có thể vận hành khi có một số dàn lạnh hỏng hóc hay đang sửa chữa.Phạm
vi nhiệt độ nằm trong giới hạn rộng.

- Chiều dài cho phép lớn (100m) và độ cao chênh lệch giữa OU và IU: 50m, giữa các
IU là 15m.

- Nhờ hệ thống ống nối REFNET nên dễ dàng lắp đặt đường ống và tăng độ tin cậy
cho đường ống.

- Hệ thống đường ống nhỏ nên rất thích hợp cho các tòa nhà cao tầng khi không gian
lắp đặt bé.

*Nhược điểm:

+ Số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thống vừa. Đối với các
hệ thống lớn thường người ta sử dụng hệ thống Water chiller hoặc điều hòa trung
tâm.
- Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả thấp.
- Giá thành cao nhất trong các hệ thống điều hòa không khí

1.2.2.2 Hệ thống điều hòa không khí Water Chiller:


- Hệ thống điều hoà trung tâm nước là hệ thống sử dụng nước lạnh 7oC để làm lạnh
không khí gián tiếp qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU.
Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa water chiller:

6
Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa không khí water chiller
Hệ thống điều hoà trung tâm nước chủ yếu gồm:
- Máy làm lạnh nước (water chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ 12oC
xuống 7oC.
- Hệ thống ống dẫn nước lạnh.
- Hệ thống nước giải nhiệt.
- Nguồn nhiệt để sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưởi ấm mùa đông thường
do nồi hơi nước nóng hoặc thanh điện trở ở các FCU cung cấp.
- Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm không khí bằng nước nóng FCU
(fan coil unit) hoặc AHU (air handling unit).
- Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí.
- Hệ thống tiêu âm và giảm âm.
- Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và diệt khuẩn cho không khí.
- Bộ xử lý không khí.
- Hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi, gió hồi và phân
phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh, và điều khiển cũng như báo hiệu và bảo
vệ toàn bộ hệ thống.

Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước cùng hệ thống bơm thường được bố trí ở dưới
tầng hầm hoặc tầng trệt, tháp giải nhiệt đặt trên tầng thượng. Trái lại, máy làm lạnh
nước giải nhiệt gió thường được đặt trên tầng thượng.
Nước lạnh được làm lạnh trong bình bay hơi xuống 7oC rồi được bơm nước lạnh
đưa đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHU. Ở đây nước thu nhiệt của không khí
nóng trong phòng nóng lên đến 12oC và lại được bơm đẩy về bình bay hơi để tái làm
lạnh xuống 7oC khép kín vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối với hệ thống lạnh kín (không

7
có dàn phun) cần phải có thêm bình giãn nở để bù nước trong hệ thống giãn nở khi
thay đổi nhiệt độ.
Bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điều hoà không khí water chiller là máy
làm lạnh nước.
Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước là một tổ hợp hoàn chỉnh nguyên cụm. Tất cả
mọi công tác lắp ráp, thử bền, thử kín, nạp gas được tiến hành tại nhà máy chế tạo
nên chất lượng rất cao. Người sử dụng chỉ cần nối với hệ thống nước giải nhiệt và hệ
thống nước lạnh là máy có thể vận hành được ngay.
Để tiết kiệm nước giải nhiệt người ta sử dụng nước tuần hoàn với bơm tháp và
tháp giải nhiệt nước. Trong một tổ máy thường có 3 đến 4 máy nén, việc lắp nhiều
máy nén trong một cụm máy có ưu điểm:
- Dễ dàng điều chỉnh năng suất lạnh theo từng bậc.
- Trường hợp hỏng một máy vẫn có thể cho các máy khác hoạt động trong khi tiến
hành sửa chữa máy hỏng.
- Các máy có thể khởi động từng cái tránh dòng khởi động quá lớn.
Máy làm lạnh nước giải nhiệt gió chỉ khác máy làm lạnh nước giải nhiệt nước ở
dàn ngưng làm mát bằng không khí. Do khả năng trao đổi nhiệt của dàn ngưng giải
nhiệt gió kém nên diện tích của dàn lớn, cồng kềnh làm cho năng suất lạnh của một
tổ máy nhỏ hơn so với máy giải nhiệt nước. Nhưng nó lại có ưu điểm là không cần
nước làm mát nên giảm được hệ thống làm mát như bơm, đường ống và tháp giải
nhiệt. Máy đặt trên mái cũng đỡ tốn diện tích sử dụng nhưng vì trao đổi nhiệt ở dàn
ngưng kém, nên dàn ngưng cồng kềnh và nhiệt độ ngưng tụ cao hơn dẫn đến công
nén cao hơn và điện năng tiêu thụ cao hơn cho một đơn vị lạnh so với máy làm mát
bằng nước. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với người thiết kế khi chọn máy.
- Hệ thống điều khòa không khí water chiller có các ưu điểm sau:
+ Công suất dao động khá lớn: Từ 5 ton đến hàng nghìn ton
+ Có vòng tuần hoàn an toàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do rò rĩ môi
chất.
+ Hệ thống ống nước lạnh gọn và nhẹ, có thể lắp đặt cho các tòa nhà cao tầng, những
nơi có không gian lắp đặt ống nhỏ.
+ Hệ thống hoạt động, vận hành rất ổn định, bền và có tuổi thọ cao

8
+ Hệ thống có nhiều cấp giảm tải, từ đó cho phép điều chỉnh công suất tùy theo phụ
tải bên ngoài. Thông thường, một máy có từ 3 – 5 cấp giảm tải. Bên cạnh đó, đối với
những hệ thống lớn, người ta thường dùng nhiều cụm máy, vì vậy, tổng số cấp giảm
tải có thể lớn hơn nhiều.
+ Phù hợp với những công trình lớn hay rất lớn.
+ Giúp tiết kiệm điện năng và chi phí.
+ Nhiệt độ được giữ ổn định..
+ Công suất phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Hệ thống điều hòa không khí water chiller có các nhược điểm sau:
+ Việc lắp đặt và vận hành tương đối là phức tạp, đòi hỏi thợ lành nghề.
+ Hệ thống lớn phải có không gian vị trí đặt máy dưới tầng hầm.
+ Cần có phòng máy riêng.
+ Cần người chuyên trách phục vụ.
+ Quá trình vận hành, sửa chữa và bảo trì khá phức tạp.
+ Việc tiêu thụ điện năng dành cho một đơn vị công suất lạnh cao, đặc biệt là khi tải
non.
Có nhiều cách phân loại, nhưng phổ biến hiện nay người ta thường phân thành 2 loại
theo phương thức giải nhiệt:
* Hệ thống điều hòa không khí water chiller giải nhiệt nước:
- Nguyên lý hoạt động: Hơi môi chất sau khi được máy nén nén lên áp suất cao nhiệt
độ cao đẩy vào bình ngưng. Tại đây hơi môi chất thực hiện quá trình trao đổi nhiệt
với nước làm mát, ngưng tụ lại thành lỏng cao áp cấp dịch cho hệ thống. Nước sau
khi nhận nhiệt từ hơi môi chất sẽ nóng lên, được đưa đến tháp giải nhiệt. Tại đây nước
sẽ được phun dạng sương, đi qua các tấm giải nhiệt để tăng thời gian giải nhiệt nước.
Đồng thời không khí sẽ chuyển động ngược chiều với nước nhờ quạt tháp giải nhiệt
nhằm tăng khả năng giải nhiệt nước. Nước làm mát sau đó được bơm nước giải nhiệt
bơm đến bình ngưng để trao đổi nhiệt với hơi môi chất. Chu trình cứ thế tiếp diễn.
- Ưu điểm:
+ Tháp giải nhiệt nước khá đơn giản, có giá thành rẻ, khả năng giải nhiệt khá tốt so
với dàn air-cooled với cùng diện tích chiếm dụng.
+ Hệ thống ống dẫn nước có thể dẫn được khoảng cách khá xa nên có thể dùng
chung một máy giải nhiệt cho nhiều phòng khác nhau, những khu vực khác nhau

9
cùng sử dụng chung chiller.
+ Hiệu quả giải nhiệt đạt mức tiêu thụ khá cao nhờ đấy mà có thể tối giảm được chi
phí vận hành.
- Nhược điểm: Vốn đầu tư ban đầu vào thiết bị và máy móc cao, đặc biệt đối với
những hệ thống có năng suất lạnh yêu cầu bé hơn 1000KW.
* Hệ thống water chiller giải nhiệt gió:
- Nguyên lý hoạt động: Hơi môi chất sau khi được máy nén nén lên áp suất cao nhiệt
độ cao đẩy vào dàn ngưng. Tại đây hơi môi chất thực hiện quá trình trao đổi nhiệt với
môi trường làm mát, ngưng tụ lại thành lỏng cao áp cấp dịch cho hệ thống. Để tăng
diện tích trao đổi nhiệt, người ta bố trí các tấm tản nhiệt bằng kim loại ( thường là
nhôm) và tăng khả năng trao đổi nhiệt bằng cách gắn thêm quạt hút (hoặc thổi) vào
hệ thống.
- Ưu điểm:
Có thể làm việc ở nơi không có nguồn nước sạch hoặc nguồn nước chứa hóa chất.
- Nhược điểm:
+ Hệ thống Water Chiller giải nhiệt gió hiệu suất lạnh của nó kém hơn hệ thống
Water Chiller giải nhiệt nước rất nhiều, chỉ bằng 70% hiệu suất làm lạnh.
+ Cần phải bảo dưỡng thường xuyên.
+ Không thích hợp với những hệ thống yêu cầu công suất lớn.
1.2.3 So sánh và lựa chọn hệ thống điều hòa không khí phù hợp:
Bảng 1.1 :So sánh hai hệ thống điều hòa không khí VRV và trung tâm nước
Water chiller VRV
- Năng suất lạnh của dàn nóng
loại VRV-III 54HP là 148kW.
- Năng suất lạnh của một Chiller
Năng suất Tuy nhiên một công trình có thể
có thể từ vài chục kW đến hàng
lạnh sử dụng không hạn chế số dàn
chục ngàn kW.
nóng do đó năng suất lạnh là
không có giới hạn
- Xoắn ốc , Rôto
Đặc điểm - Rất nhiều loại máy nén từ xoắn
(biến tần hoặc kỹ thuật số)
máy nén ốc, pittông, trục vít đến tuabin
- Bình ngưng giải nhiệt (và tháp - Dàn ngưng giải nhiệt gió
Thiết bị giải nhiệt) - Bình ngưng giải nhiệt nước và
ngưng tụ - Dàn ngưng giải nhiệt gió tháp giải nhiệt

10
- Dàn bay hơi làm lạnh không khí
Thiết bị bay
- Bình bay hơi làm lạnh nước trực tiếp – tốt hơn do tổn thất
hơi
exergy nhỏ
- Tháp giải nhiệt và hệ thống bơm
nước giải nhiệt
Hệ thống phụ - Bình giản nở và hệ thống đường
- Không có
trợ ống, phụ kiện và bơm nước giải
nhiệt

- Nếu dùng tháp giải nhiệt thì mùa


đông phải dùng điện trở sưởi hoặc
Phương án
dùng nồi hơi đun nước nóng. - Bơm nhiệt rất tiện lợi và hiệu
sưởi ấm mùa
- Nếu là Chiller giải nhiệt gió có quả
đông
thể dùng bơm nhiệt

- Cần có phòng máy để đặt Chiller - Không cần phòng máy vì dàn
Phòng máy và bơm nước các loại, phòng đặt nóng có thể đặt trên tầng thượng
AHU… hoặc ban công
- Cần có một đội công nhân vận
hành, sửa chữa, bảo dưỡng thường - Không cần công nhân vận hành
Công nhân xuyên với trình độ cao vì phải kết vì hệ thống có thể làm việc hoàn
vận hành hợp giữa Chiller với hệ thống tháp toàn tự động gần giống như máy
giải nhiệt, bơm nước lạnh, vận điều hòa hai cụm gia dụng.
hành lò hơi…
- Khó tự động hóa hơn vì phải kết
- Rất cao vì chỉ có một hệ tuần
Khả năng tự hợp giữa ba hệ thống là Chiller,
hoàn gas lạnh gần giống máy
động bơm tháp giải nhiệt và bơm nước
điều hòa hai cụm gia dụng
lạnh
- Khó hơn vì hệ Chiller đa số là - Rất dễ dàng và có thể điều
Khả năng được điều chỉnh năng suất lạnh chỉnh được xuống 3 ÷ 10% năng
chạy giảm tải theo bậc và chỉ chạy hiệu quả ở 60 suất lạnh, hầu như không có tổn
÷ 100% tải thất năng lượng
Khả năng mở - Không có khả năng mở rộng do - Có khả năng mở rộng dễ dàng
rộng hệ thống các hệ thống đường ống nước, bơm bằng cách lắp đặt thêm các tổ
điều hòa nước đã cố định. máy mới.
Độ phức tạp
- Cao vì có nhiều hệ thống: lạnh,
của công tác
nước, lò hơi, hóa chất thiết bị tẩy - Rất đơn giản vì chỉ cần vệ sinh
vận hành, bảo
rửa bình ngưng và tháp giải nhiệt, dàn nóng, dàn lạnh.
dưỡng, sửa
xử lý nước,…
chữa
- Tiếng ồn lớn do máy nén lớn,
- Thấp do máy nén công suất nhỏ,
Độ ồn bơm nước và tháp giải nhiệt lớn,
quạt công suất nhỏ
tuy nhiên có thể khắc phục

11
Tuổi thọ và
độ tin cậy của - Cao do tốc độ thấp - Trung bình, do tốc độ cao
máy nén
- Cao vì cần nhiều công nhân và - Thấp vì hầu như được tự động
Giá vận hành
nhiều loại vật liệu phụ hóa hoàn toàn.
Tiêu tốn điện
năng để chạy - Cao - Thấp hơn
máy
Vốn đầu tư
- Tương đương - Tương đương
ban đầu
- Chỉ sử dụng cho điều hòa tiện
- Các xưởng cần khống chế cả
nghi như các tòa nhà văn phòng,
nhiệt độ và độ ẩm, làm việc liên
khách sạn, trường học , bệnh
tục 3 ca 24/24 như sợi dệt, in ấn,
viện, cửa hàng, siêu thị, nhà
chế biến…
hàng…
Ứng dụng - Các tòa nhà cao tầng hoặc các
- VRV thích hợp và tiết kiệm
công trình lớn có nhu cầu cấp lạnh
năng lượng cho các ứng dụng
24/24 như khách sạn, khu liên hợp
lạnh cục bộ, không ổn định như
thể thao, bệnh viện,…
tòa nhà văn phòng cho thuê và
cần tính tiền điện riêng biệt…

- Dựa theo bảng so sánh trên ta nhận thấy đối với bệnh viện, hệ thống điều hòa
không khí water chiller có nhiều yếu tố lợi thế hơn so với hệ thống điều hòa VRV
=>Do đó dựa trên yêu cầu của chủ đầu tư và đặt điểm cụ thể của công trình ta lựa
chọn hệ thống điều hòa không water chiller giải nhiệt nước để sử dụng cho công
trình.
1.3 Kết cấu và địa điểm lắp đặt:
- Công trình: Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông.
- Địa điểm công trình: Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.1 Tổng quan về địa điểm lắp đặt:
- Vị trí địa lý Tp Hồ Chí Minh: có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông Bắc và
Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, Đông Nam giáp Biển Đông và
tỉnh Tiền Giang, Nam và Tây giáp tỉnh Long An. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành
phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách
bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông
Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường
bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ
quốc tế.
12
- Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng
cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen
kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở Quận 9. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung
bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các
quận Thủ Đức, Quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình,
khoảng 5 tới 10 mét.

- Khí hậu Tp Hồ Chí Minh: nằm trong vùng hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất
cận xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, đạt trung bình khoảng 140kcal/cm2/năm.
Số giờ nắng trung bình trong ngày là gần 6 giờ. Nền nhiệt khá cao và ổn định với
nhiệt độ bình quân hàng năm là 27,50C.

1.3.2 Tổng quan về kết cấu của công trình:


Hạng mục điều hòa không khí sử dụng hệ thống WaterChiller thuộc công trình
Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện bao gồm có 5 tầng và mỗi tầng có một đặc điểm kết cấu riêng biệt để phù
hợp với chức năng và công dụng:
- Tầng một dành cho công tác khám chữa bệnh và tiêm vaccine.
- Tầng hai dành cho công tác khám chữa bệnh.
- Tầng ba và tầng 4 dành cho công tác xét nghiệm.
- Tầng năm là tầng thượng dùng bố trí các thiết bị nhằm phục vụ tiện nghi cho bênh
viện.
Diện tích nền nhà: 39100x18800 (735 m2)
Sau đây là bảng thông số cụ thể của các tầng và mỗi tầng có nhiều phòng chức năng
riêng cũng như diện tích nền khác nhau. Để dễ hình dung hơn, nhóm lập ra bảng
thông số theo các tầng và cụ thể như sau:
-Thông số các khu vực của tầng 1:

13
Bảng 1.2 : Thông số các khu vực tầng 1

Chiều Chiều Chiều


Diện Số người
cao cao cao trần Máy móc thiết bị
Tên phòng tích nền tối đa n
nền Hn trần HT giả HTG sinh nhiệt
F (m2) (người)
(m) (m) (m)
Phòng tiêm Máy tính để bàn,
48 0.45 4 2.7 18
vaccine đền chiếu sáng
Phòng theo Máy tính để bàn,
12.4 0.45 4 2.7 4
dõi đèn chiếu sáng
Phòng Máy tính để bàn,
17.6 0.45 4 2.7 8
khám 1 đèn chiếu sáng
Phòng Máy tính để bàn,
17.6 0.45 4 2.7 8
khám 2 đèn chiếu sáng
Phòng Máy tính để bàn,
17.8 0.45 4 2.7 8
khám 3 đèn chiếu sáng
Phòng
Máy tính để bàn,
khám và tư 13.5 0.45 4 2.7 6
đèn chiếu sáng
vấn 4
Phòng Máy tính để bàn,
13.5 0.45 4 2.7 6
khám 5 đèn chiếu sáng
Phòng Máy tín để bàn,
13.7 0.45 4 2.7 6
khám 6 đèn chiếu sáng
Phòng Máy tính để bàn,
10 0.45 4 2.7 3
khám 7 đèn chiếu sáng
Phòng Máy tính để bàn,
10.2 0.45 4 2.7 3
khám 8 đèn chiếu sáng
Sảnh - Khu Ti vi, đèn chiếu
61.8 0.45 4 2.7 26
chờ 1 sáng
Ti vi, đèn chiếu
Khu chờ 2 55 0.45 4 2.7 40
sáng
P. Tiếp Máy tính để bàn,
9.2 0.45 4 2.7 3
nhận đèn chiếu sáng
Máy tính để bàn,
P. Thu tiền 11.6 0.45 4 2.7 4
đèn chiếu sáng
Sân chơi trẻ
54.7 0.45 4 2.7 30 Đèn chiếu sáng
em
Hành lang
83.4 0.45 4 2.7 30 Đèn chiếu sáng
1
Hành lang
36 0.45 4 2.7 24 Đèn chiếu sáng
2

14
Hình 1.3: Mặt bằng tầng 1

15
-Thông số các khu vực của tầng 2:

Bảng 1.3: Thông số các khu vực tầng 2

Chiều Số người
Diện Chiều Chiều Máy móc
cao trần tối
Tên phòng tích nền cao nền cao trần thiết bị
giả HTG đa n
F (m2) HN(m) HT (m) sinh nhiệt
(m) (người)

Máy tính, đèn


P. Nhân viên 13.6 0.45 4 2.4 5
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Phó khoa 1 14.0 0.45 4 2.4 5
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Phó khoa 2 14.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Trưởng khoa 1 14.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Nhân viên 2 14.0 0.45 4 2.4 5
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Phó khoa 3 14.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 09 16.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 10 24.0 0.45 4 2.4 5
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Tiếp nhận 8.0 0.45 4 2.4 2
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 01 14.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 02 14.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

16
Máy tính, đèn
P. Khám 03 14.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Hchanh Cphat 15.6 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy chiếu,
P. Họp 27.0 0.45 4 2.4 14
đèn chiếu sáng

P. Khám - TV Máy tính, đèn


18.0 0.45 4 2.4 8
04 chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 05 18.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 06 18.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 07 18.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Khám 08 17.0 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Trưởng khoa 2 22.2 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Máy tính, đèn


P. Phó khoa 4 22.2 0.45 4 2.4 4
chiếu sáng

Đèn chiếu
Hành lang 1 60.0 0.45 4 2.4 12
sáng

Tivi, đèn chiếu


Hành lang 2 100.0 0.45 4 2.4 30
sáng

17
Hình 1.4: Mặt bằng tầng 2

18
-Thông số các khu vực của tầng 3:

Bảng 1.4: Thông số các khu vực tầng 3

Chiều
Số người
Diện Chiều Chiều cao trần Máy móc
tối
Tên phòng tích nền cao nền cao trần giả thiết bị
đa n
F (m2) Hn (m) HT (m) HTG sinh nhiệt
(người)
(m)
P. Hchanh
Máy tính, đèn
Xnghiem 29.0 0.45 4 2.4 7
chiếu sáng
Vi sinh
P. Pha chế
22.6 0.45 4 2.4 4 Đèn chiếu sáng
Môi trường
P. Rữa dụng cụ 1 15.4 0.45 4 2.4 3 Đèn chiếu sáng
P. Đệm 1 5.6 0.45 4 2.4 2 Đèn chiếu sáng
Thiết bị hấp
P. Hấp sấy 22.7 0.45 4 2.4 3 sấy, đèn chiếu
sáng
P. Vi sinh nước
22.0 0.45 4 2.4 4 Đèn chiếu sáng
Thực phẩm
P. Cấy mẫu 9.4 0.45 4 2.4 2 Đèn chiếu sáng
P. Lưu mẫu 9.4 0.45 4 2.4 2 Đèn chiếu sáng
P. Rữa dụng cụ 2 14.0 0.45 4 2.4 3 Đèn chiếu sáng
P. Sinh hoạt Tivi, đèn chiếu
24.5 0.45 4 2.4 10
chung sáng
Máy xét
P. xét nghiệm
14.2 0.45 4 2.4 3 nghiệm, đèn
PCR 1
chiếu sáng
Máy xét
P. xét nghiệm
14.2 0.45 4 2.4 3 nghiệm, đèn
PCR 2
chiếu sáng
Máy xét
P. xét nghiệm
13.9 0.45 4 2.4 3 nghiệm, đèn
PCR 3
chiếu sáng
Máy xét
P. xét nghiệm
13.9 0.45 4 2.4 3 nghiệm, đèn
PCR 4
chiếu sáng
Máy xét
P. Xnghiem
34.2 0.45 4 2.4 6 nghiệm, đèn
huyết học
chiếu sáng
Máy xét
P. Xnghiem sinh
34.0 0.45 4 2.4 6 nghiệm, đèn
hoá
chiếu sáng
P. Đệm 2 10.3 0.45 4 2.4 2 Đèn chiếu sáng
H. Lang 100.0 0.45 4 2.4 10 Đèn chiếu sáng
19
Hình 1.5: Mặt bằng tầng 3

20
- Thông số các khu vực của tầng 4:

Bảng 1.5: Thông số các khu vực tầng 4

Chiều
Số người
Diện Chiều Chiều cao trần Máy móc
tối
Tên phòng tích nền cao nền cao trần giả thiết bị
đa n
F (m2) Hn (m) HT (m) HTG sinh nhiệt
(người)
(m)

P. Hành chánh Máy tính, đèn


29.0 0.45 4 2.4 7
Xét nghiệm chiếu sáng

Máy xét
P. XN KS Trùng
22.2 0.45 4 2.4 4 nghiệm, đèn
Côn trùng
chiếu sáng
Đèn chiếu
P. Chuẩn bị 22.2 0.45 4 2.4 4
sáng
Đèn chiếu
P. Chưng cất 22.2 0.45 4 2.4 4
sáng
Đèn chiếu
P. Phá mẫu 22.2 0.45 4 2.4 4
sáng
Đèn chiếu
P. Sắc ký 19.0 0.45 4 2.4 2
sáng

P. TK Xét Máy tính, đèn


21.7 0.45 4 2.4 4
nghiệm chiếu sáng

P. PK Xét Máy tính, đèn


21.7 0.45 4 2.4 4
nghiệm chiếu sáng

P. NV Xét Máy tính, đèn


23.0 0.45 4 2.4 4
nghiệm chiếu sáng

Đèn chiếu
H. Lang 100.0 0.45 4 2.4 8
sang

21
Hình 1.6: Mặt bằng tầng 4

22
Hình 1.7: Mặt bằng tầng thượng

23
1.4 Chọn cấp điều hòa và thông số tính toán:
1.4.1 Chọn cấp điều hòa:
Theo TCVN 5687, tùy theo mức độ quan trọng của công trình mà hệ thống điều hòa
không khí được chia làm 3 cấp:
- Cấp 1: hệ thống điều hòa phải duy trì được các thông số trong nhà ở mọi phạm vi
biến thiên độ ẩm ngoài trời cả mùa đông và mùa hè (phạm vi sai lệch là 0h), dùng
cho các công trình đặc biệt quan trọng.
- Cấp 2: hệ thống phải duy trì được các thông số trong nhà ở phạm vi sai lệch là 200h
một năm, dùng cho các công trình tương đối quan trọng.
- Cấp 3: Hệ thống phải duy trì các thông số trong nhà trong phạm vi sai lệch không
quá 400h một năm, dùng trong các công trình thông dụng như khách sạn, văn phòng,
nhà ở,…
Điều hoà không khí cấp 1 tuy có mức độ tin cậy cao nhất nhưng chi phí đầu tư,
lắp đặt, vận hành rất lớn nên chỉ sử dụng cho những công trình điều hoà tiện nghi đặc
biệt quan trọng trong các công trình điều hoà công nghệ.
Đối với hê thống điều hòa không khí cấp 3 tuy có chi phí đầu tư thấp nhưng lại
không đảm bảo được yêu cầu về độ tin cậy cho công trình.
Đối với công trình bệnh viện do có mức độ quan trọng tương đối cao. Do vậy yêu
cầu về độ tin cậy của hệ thống điều hòa tương đối lớn. Do đó để đáp ứng độ tin cậy
đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư nên ta quyết định lựa chọn sử dụng hệ thống
điều hòa không khí cấp 2 để sử dụng cho công trình.
1.4.2 Chọn thông số tính toán ngoài nhà:
- Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí bên ngoài ký hiệu tN,φN. Trạng thái của
không khí ngoài trời được biểu thị bằng điểm N trên đồ thị không khí ẩm. Việc chọn
thông số tính toán ngoài trời phụ thuộc vào mùa nóng, mùa lạnh và cấp điều hòa.
Theo Phụ Lục B TCVN 5687 2010 ta chọn thông số tính toán bên ngoài cho hệ thống
điều hòa theo số giờ không đảm bảo, m (h/năm) hoặc hệ số Kbđ
Bảng 1.6: Dẫn chứng thông số tính toán ngoài trời từ TCVN 5687

m, I t, φ, tu, Pkq
Kbđ
h/năm kJ/kg/kcal/kg ℃ % ℃ mbar(mmhg)
0 1,000 112,00 / 26,75 38,0 67,0 32,2

24
35 0,996 94,05 / 22,46 36,8 56,0 28,8
50 0,994 91,43 / 21,84 36,6 54,2 28,3
100 0,989 86,80 / 20,73 36,3 50,8 27,3 1006,4
150 0,983 85,38 / 20,39 36,1 50,1 27,0 (754,3)
200 0,977 84,50 / 20,18 36,0 49,9 26,8
250 0,971 83,86 / 20,03 35,9 49,6 26,7
300 0,966 83,54 / 19,95 35,8 49,6 26,6
350 0,960 83,22 / 19,88 35,7 49,7 26,5
400 0,954 82,90 / 19,80 35,6 49,7 26,5
450 0,949 82,57 / 19,72 35,5 49,7 26,4
500 0,943 82,24 / 19,64 35,4 49,6 26,3

Ta có: Vị trí công trình tại Tp Hồ Chí Minh, điều kiện tính toán vào mùa hè, hệ thống
điều hòa không khí sử dụng là hệ thống điều hòa không khí cấp 2 với số giờ không
đảm bảo m = 200 (h/năm)
Dựa vào các thông số trên ta lựa chọn được các thông số tính toán ngoài trời cho
công trình:
- Nhiệt độ: tN = 36oC ; Độ ẩm: φ N = 49.9%; Entanpy: IN = 84.5 kj/kgkkk
- Từ đó ta xác định được các thông số khác:
I = t+dx(2500+2t) => d = 0.01885 kg/kgkkk
- Như vậy ta có các thông số tính toán cho không khí bên ngoài không gian điều hòa
như sau :
+ Nhiệt độ : t = 36oc
+ Độ ẩm : φ = 49.9%
+ Dung ẩm: d = 0,01885 kg/kgkkk
+ Entanpy : I = 84.5 kJ/kgkkk
1.4.3 Chọn thông số tính toán trong nhà:
- Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong nhà ký hiệu tT,φT. Theo TCVN
5687: 2010 phụ lục A ( trang 56) quy định thông số tính toán không khí trong nhà
dùng để thiết kế ĐHKK đảm bảo điều kiện tiện nghi cho cơ thể con người tùy thuộc
vào trạng thái nghĩ ngơi tỉnh tại hay lao động ở các mức nhẹ, vừa hoặc nặng.

25
Bảng 1.7 : Dẫn chứng thông số tính toán trong nhà từ TCVN 5687
Thứ Trạng thái Mùa đông Mùa hè
tự lao động
Nhiệt Độ ẩm Vận tốc Nhiệt Độ ẩm Vận tốc
độ t, ℃ tương gió v, độ t, ℃ tương gió v,
đối m/s đối m/s
φ, % φ, %
1 Nghĩ ngơi từ 22 từ 70 từ 0,1 từ 25 từ 70 từ 0,5
tĩnh tại đến 24 đến 60 đến 0,2 đến 28 đến 60 đến 0,6
2 Lao động từ 21 từ 70 từ 0,4 từ 23 từ 70 từ 0,8
nhẹ đến 23 đến 60 đến 0,5 đến 26 đến 60 đến 1,0
3 Lao động từ 20 từ 70 từ 0,8 từ 22 từ 70 từ 1,2
vừa đến 22 đến 60 đến 1,0 đến 25 đến 60 đến 1,5
4 Lao động từ 18 từ 70 từ 1,2 từ 20 từ 70 từ 2,0
nặng đến 20 đến 60 đến 1,5 đến 23 đến 60 đến 2,5

Ta có: Đối với bệnh viện chọn trạng thái lao động ở mức lao động nhẹ, điều kiện tính
toán sử dụng cho mùa hè.
Dựa vào các yêu cầu trên ta chọn thông số tính toán trong nhà cho công trình: Chọn
nhiệt độ tT= 25oC ; độ ẩm φT = 65%
Từ đó ta xác định các thông số khác
4026,42
12−
 Phmax = 𝑒 235,5+𝑡 = 0,0315 bar
 Ph = Phmaxx φ = 0,0205 bar
𝑝ℎ
 D = 0,622x = 0,01291 kg/kgk
1−𝑝ℎ

 I = t+dx(2500+2t) = 58,01 kJ/kgk


Như vậy ta có các thông số tính toán cho không khí bên trong không gian điều
hòa như sau:
- Nhiệt độ: t = 25,0 oC;
- Độ ẩm: φ = 65,0 %;
- Dung ẩm: d = 0,01291 kg/kg;
- Entanpy: I = 58,01 kJ/kg.

26
1.5 Kết luận:
- Đối với Công trình Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông tại thành phố Hồ Chí Minh
ta lựa chọn sử dụng hệ thống điều hòa không khí Water Chiller giải nhiệt nước.
- Chọn cấp điều hòa là hệ thống điều hòa không khí cấp 2 để đảm bảo độ tin cậy cho
hệ thống
- Chọn thông số tính toán ngoài nhà là: Nhiệt độ: tN= 36oC ; Độ ẩm: φ N= 49.9%
- Chọn thông số tính toán trong nhà là: Nhiệt độ tT= 25oC ; độ ẩm φT = 65%

27
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ WATER CHILLER

2.1 Tính toán nhiệt xác định công suất hệ thống:


- Chọn phòng mẫu để tính toán:
+ Chọn phòng khám và tư vấn 4 tầng 2 làm phòng mẫu 1.
+ Chọn phòng sinh hoạt chung tầng 3 làm phòng mẫu 2.
2.1.1 Xác định nguồn nhiệt thừa:
- Xác định các nguồn nhiệt tỏa vào phòng từ các nguồn khác nhau như do người, máy
móc, chiếu sáng, rò lọt không khí, bức xạ mặt trời, thẩm thấu qua kết cấu bao che,…
- Phương trình cân bằng nhiệt có dạng:
Qt = Q tỏa + Q tt (W)
Qt nhiệt thừa trong phòng, W
Q tỏa nhiệt tỏa ra trong phòng, W
Q tt nhiệt thẩm thấu từ ngoài vào kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ, W
Q tỏa = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + Q7 + Q8
Q1 Nhiệt tỏa từ máy móc
Q2 Nhiệt tỏa từ đèn chiếu sáng
Q3 Nhiệt tỏa từ người
Q4 Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm
Q5 Nhiệt tỏa từ bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt
Q6 Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính
Q7 Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua bao che
Q8 Nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa
Q tt = Q9 + Q10 + Q11
Q9 Nhiệt thẩm thấu qua vách
Q10 Nhiệt thẩm thấu qua trần (mái)
Q11 Nhiệt thẩm thấu qua nền
2.1.1.1 Nhiệt từ máy móc thiết bị tỏa ra Q1 :
- Trong phòng có thể trang bị các dụng cụ điện khác nhau như: máy chiếu bóng, tivi,
máy tính,… Đa số các thiết bị điện chỉ phát nhiệt hiện. Đối với các thiết bị phát ra là
nhiệt hiện thì nhiệt hiện tỏa ta bằng chính công suất ghi trên thiết bị.
28
- Khi tính toán tổn thất nhiệt do máy móc và thiết bị điện phát ra cần lưu ý không phải
tất cả máy móc và thiết bị điện cũng đều hoạt động đồng thời. Để cho công suất máy
lạnh không quá lớn, cần phải tính đến hoạt động đồng thời của các động cơ. Trong
trường hợp tổng quát:
Q1= Σq1 x ktt x kđt (W)
- Trong đó: q1: công suất ghi trên thiết bị (w)
ktt: hệ số tính toán bằng tỷ số giữa công suất làm việc thực tế với công
suất định mức
kđt: hệ số đồng thời tính đến mức độ hoạt động đồng thời
* Tính nhiệt từ máy móc thiết bị điện tỏa ra cho phòng mẫu 1: gồm 2 máy tính
để bàn với công suất mỗi máy qmt = 200 W.
- Trong quá trình tính toán ta sẽ tính toán theo điều kiện khắc nghiệt nhất là 2 máy
hoạt động cùng lúc, vậy ta chọn kđt = 1
Q1 = 2 x qmt = 2 x 200 = 400 W
* Tính nhiệt từ máy móc thiết bị điện tỏa ra cho phòng mẫu 2:
gồm 1 tivi với công suất mỗi máy qtv = 200 W.
Q1 = 1 x qtv = 200 W
2.1.1.2 Nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng Q2 :
Q2 = Ncs (W)
Ncs: tổng công suất của tất cả đèn chiếu sáng (w)
Một vấn đề thường gặp trên thực tế là khi thiết kế không biết bố trí đèn cụ thể trong
phòng sẽ như thế nào người thiết kế không có điều kiện khảo sát chi tiết toàn bộ công
trình hoặc không có kinh nghiệm về cách bố trí đèn của các đối tượng, trong trường
hợp này ta có thể xác định công suất chiếu sáng tương đối theo diện tích và mục đích
không gian điều hòa.
Q2= qs x F (w)
Với : F là diện tích chiếu sáng (m2)
qs là công suất chiếu sáng (w/m2)
Theo QCVN 09 :2013/BXD

29
Bảng 2.1 : Dẫn chứng Bảng 2.12 QCVN 09 :2013/BXD

Loại công trình LPD (W/m2)

Văn phòng 11

Khách sạn 11

Bệnh viện 13

Trường học 13

Thương mại, dịch vụ 16

Chung cư 8

Khu đỗ xe kín, trong nhà, trong hầm 3

Khu để xe ngoài nhà hoặc đỗ xe mở ( chỉ


1,6
có mái)

Đối với bệnh viện ta chọn công suất chiếu sáng qs= 13 w/m2
*Nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng cho phòng mẫu 1 :
Q 2 = qs x F
Với: F = 18 m2
Vậy: Q2 = qs x F = 13 x 18 = 234 W
*Nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng cho phòng mẫu 2 :
Q 2 = qs x F
Với: F = 24.5 m2
Vậy: Q2 = qs x F= 13 x 24.5 = 318.5 W

2.1.1.3 Nhiệt tỏa ra do người Q3:


Q3 = n x q (W)
Trong đó: n: tổng số người trong phòng
q: nhiệt toàn phần do 1 người tỏa ra trong 1 đơn vị thời gian (w)
Nhiệt do người tỏa ra gồm 2 thành phần:

30
- Nhiệt hiện: do truyền nhiệt từ ngoài ra môi trường thông qua đối lưu, bức xạ và
dẫn nhiệt: qh
- Nhiệt ẩn: do tỏa ẩm: qa
- Nhiệt toàn phần bằng tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn
Q = qh+ qa

- Mỗi trạng thái lao động ứng với một lượng nhiệt chuyển hóa bên trong cơ thể - gọi
là lượng nhiệt metabolism QM. Theo nhiều nguồn tài liệu đã công bố trên thế giới,
lượng nhiệt metabolism QM được nêu trong TCVN 5687-2010, ta có bảng thông số
nhiệt tỏa ra do người W/Người
Bảng 2.2: Bảng thông số nhiệt và nhiệt hiện do người tỏa ra W/Người

Trị số QM trung bình


Trạng thái lao động Trị số Metabolism QM (W)
(W)

Nghỉ ngơi tĩnh tại ≤ 100 90

Lao động nhẹ từ 140 đến 175 160

Lao động vừa từ 175 đến 300 240

Lao động nặng > 300 350

* Tính nhiệt do người tỏa ra tại phòng mẫu 1 :


Số lượng người tối đa trong phòng: n = 8
Nhiệt tỏa ra ở mức độ lao động nhẹ. Ta lấy nhiệt thừa trung bình q=160W/người
Vậy: Q3 = n x q = 8 x 160 = 1280 (W)
* Tính nhiệt do người tỏa ra tại phòng mẫu 2 :
Số lượng người tối đa trong phòng: n = 10
Nhiệt tỏa ra ở mức độ lao động nhẹ. Ta lấy nhiệt thừa trung bình q = 160W/người
Vậy: Q3 = n x q = 10 x 160 = 1600 (W)
2.1.1.4 Nhiệt tỏa ra từ bán thành phẩm Q4:
- Tổn thất nhiệt dạng này chỉ có trong các xí nghiệp, nhà máy, ở đó, trong không

31
gian điều hoà thường xuyên và liên tục đưa vào và đưa ra các sản phẩm có nhiệt độ
cao hơn nhiệt độ trong phòng.
- Nhiệt toàn phần do sản phẩm mang vào phòng được xác định theo công thức
Q4 = G4 . Cp (t1-t2) + W4 . r (KW)
- Trong đó:
 Nhiệt hiện : Q4h = G4 . Cp ( t1 - t2 ) (KW)
 Nhiệt ẩn : Q4w = W4 . ro (KW)
G4- Lưu lượng sản phẩm vào ra , kg/s;
Cp-Nhiệt dung riêng khối lượng của sản phẩm ,kJ/kg.K;
W4- Lượng ẩm tỏa ra ( nếu có ) trong một đơn vị thời gian, kg/s;
ro - Nhiệt ẩn hóa hơi của nước ro = 2500 kJ/kg.
Với công trình bệnh viện không có bán thành phẩm thải ra nhiệt thừa như các phân
xưởng chế biến, sản xuất. Q4 = 0 W
2.1.1.5 Nhiệt tỏa ra từ bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt Q5:
- Nếu trong không gian đều hòa thiết bị trao đổi nhiệt chẳng hạn như lò sưởi, thiết bị
sấy, ống dẫn hơi,..thì có thêm tổn thất do tỏa ra từ bề mặt nóng vào phòng. Đối với
không gian bệnh viện không có các thiết bị trao đổi nhiệt trong không gian đều hòa
(trừ dàn lạnh của máy điều hòa không khí) nên Q5=0 (W)
2.1.1.6 Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính Q6:
Theo nhiệt từ bức xạ mặt trời qua của kính xác định theo công thức:
Q6 = Isd.Fk.τ1.τ2.τ3.τ4 , W
- Isd: Cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đứng, phụ thuộc hướng địa lý (W/m2)
- Fk: Diện tích cửa kính chịu bức xạ tại thời điểm tính toán (m2)
- τ1: Hệ số trong suốt của cửa kính, với kính 1 lớp chọn τ1 = 0,90;
- τ2: Hệ số bám bẩn, với kính 1 lớp đặt đứng chọn τ2 = 0,80;
- τ3: Hệ số khúc xạ, với kính 1 lớp khung kim loại chọn τ3 = 0,75;
- τ4: Hệ số tán xạ do che nắng, với kính che trong chọn τ4 = 0,6;
Ta có:
τ1.τ2.τ3.τ4 = 0,90.0,80.0,75.0,60 = 0,32

32
Bảng 2.3 : Cường độ bức xạ cực đại trên mặt đứng theo các hướng tại địa điểm
thành phố Hồ Chí Minh (W/m2)

Đông Tây Nam Bắc

Trực xạ 0 570,3 0 225,8

Tán xạ 101,2 157,6 101,7 141,1

Bức xạ 101,2 727,9 101,7 366,9

* Tính nhiệt do bước xạ mặt trời qua cửa kính cho phòng mẫu 1:
- Diện tích cửa kính:
+ Phía tây: 3.6 m2
+ Phía nam: 4.8 m2
Ta có : Q6 = 727.9x3.6x0.32+101.7x4.8x0.32= 994,7W
* Tính nhiệt do bước xạ mặt trời qua cửa kính cho phòng mẫu 2:
- Diện tích cửa kính:
+ Phía tây: 3.6 m2
+ Phía nam: 4.8 m2
Ta có : Q6 = 727.9x3.6x0.32+101.7x4.8x0.32= 994,7W
2.1.1.7 Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che Q7:
- Khác với cửa kính cơ chế bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che được thực hiện như
sau:
- Dưới tác dụng của các tia bức xạ mặt trời, bề mặt bên ngoài cùng của kết cấu bao
che sẽ dần dần nóng lên do hấp thụ nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ toả ra môi trường một
phần, phần còn lại sẽ dẫn nhiệt vào bên trong và truyền cho không khí trong phòng
bằng đối lưu và bức xạ. Quá trình truyền này sẽ có độ chậm trễ nhất định. Mức độ
chậm trễ phụ thuộc bản chất kết cấu tường, mức độ dày mỏng.
- Thông thường người ta bỏ qua lượng nhiệt bức xạ qua tường. Lượng nhiệt truyền
qua mái do bức xạ và độ chênh nhiệt độ trong phòng và ngoài trời được xác định theo
công thức:

33
Q7 = F.k.m.∆t, W
F - Diện tích mái (hoặc tường), m2
k - Hệ số truyền nhiệt qua mái (hoặc tường), W/m2.K
∆t = tTD - tT độ chênh nhiệt độ tương đương
tTD = εs .Rxn / αN εs
- Hệ số hấp thụ của mái và tường
αN = 20 W/m2 .K - Hệ số toả nhiệt đối lưu của không khí bên ngoai
Rnx = R/0,88 - Nhiệt bức xạ đập vào mái hoặc tường, W/m2
R - Nhiệt bức xạ qua kính vào phòng , W/m2
m - Hệ số màu của mái hay tường
+ Màu thẩm m = 1
+ Màu trung bình : m = 0,87
+ Màu sáng : m = 0,78
εs - Hệ số hấp thụ của tường và mái phụ thuộc màu sắc, tính chất vật liệu.
* Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che cho phòng mẫu 1 và phòng
mẫu 2 :
- Phần nhiệt này chủ yếu chỉ tính đối với mái. Nhưng do không gian điều hòa đang
tính toán không tiếp xúc với mái nên: Q7 = 0
2.1.1.8 Nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa Q8:
Nhiệt tỏa do rò lọt không khí được xác định như sau:
Q8 = G8 x (IN-IT) (W)
G8 là lưu lượng không khí rò lọt qua khe cửa hoặc mở cửa (Kg/s)
IN, IT: entanpy không khí ngoài nhà và trong nhà (Kj/Kg)
Xác định G8 ta có:
G8 = ρ x L8 = 1,2 x (1,5 – 2) x Vphòng
* Ta tính nhiệt tỏa do rò lọt không khí qua cửa cho phòng mẫu 1, phòng mẫu 2
- Do 2 phòng mẫu đang tính toán là không gian kín và tiếp xúc với không gian điều
hòa bên ngoài nên không có sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài khi
mở cửa. Do đó Q8 = 0
2.1.1.9 Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9:
Theo nhiệt thẩm thấu qua vách được xác định như sau:

34
Q9  k.F .(TN – TT ) , W
- k: Hệ số truyền nhiệt qua vách, W/m2K
Bảng 2.4: Giá trị định hướng hệ số truyền nhiệt k qua kết cấu bao che
Dẫn chứng bảng 3.4 tài liệu Thiết kế hệ thống điều hòa không khí Nguyễn Đức Lợi
Kết cấu bao che k, W/m2.K
Tường được bao bằng gạch xây 200 mm không trát vữa 2,22
Tường được bao bằng gạch xây 200 mm có trát vữa 1,48
Tường được bao bằng gạch xây 300 mm không trát vữa 1,25
Tường được bao bằng bê tông 150 mm không trát vữa 3,30
Tường được bao bằng bê tông 300 mm có trát vữa 2,34
Tường gạch rỗng 150 mm không trát vữa 4,42
Tường gạch rỗng 250 mm có trát vữa 1,12

Đối với tường xây 200 có trát vữa ta có K = 1,48 W/m2K


- F: Diện tích vách, m2;
- tN, tT: Nhiệt độ ngoài và trong nhà, oC.
Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà với vách tiếp xúc với không khí ngoài trời:
Δt = tN – tT = 36 - 25 = 11 K
Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà với vách tiếp xúc với không gian đệm:
Δt = 0,7.(tN – tT) = 0,7.11 = 7,7 K
Hiệu nhiệt độ qua vách tiếp xúc với không gian điều hòa:
Δt = 0 K
Từ đó ta xác định được nhiệt thẩm thấu qua vách theo các hướng.
*Ta tính nhiệt thẩm thấu qua vách cho phòng mẫu 1:
Hướng đông tiếp xúc với không gian điều hòa:
Hướng tây với F = 10,6 m2 ; Δt = 11 K
Q9, tây = k.F.Δt = 1,48.10,6.11 = 172 W
Hướng nam với F = 8.8 m2 ; Δt = 11 K
Q9, nam = k.F.Δt= 1,47.8,8.11 = 142,3 W
Hướng bắc tiếp xúc với không gian không điều hòa với F = 5,5 m2 ; Δt = 7,7 K
Q9, bắc = k.F.Δt = 1,47.5,5.7,7 = 62 W

35
Tổng nhiệt tỏa theo các hướng
Q9 = Q9, đông + Q9, tây + Q9, nam + Q9, bắc = 0+172+142,3 +62 = 376.3W
*Ta tính nhiệt thẩm thấu qua vách cho phòng mẫu 2:
Hướng đông tiếp xúc với không gian điều hòa:
Hướng tây với F = 14,4 m2 ; Δt = 11 K
Q9, tây = k.F.Δt = 1,47.14,4.11 = 232 W
Hướng nam với F = 8.8 m2 ; Δt = 11 K
Q9, nam = k.F.Δt= 1,47.8,8.11 = 142,3 W
Hướng bắc tiếp xúc với không gian điều hòa
Tổng nhiệt tỏa theo các hướng
Q9 = Q9, đông + Q9, tây + Q9, nam + Q9, bắc =0 +232+142,3 +0= 374.3 W
2.1.1.10 Nhiệt thẩm thấu qua trần Q10:
Nhiệt thẩm thấu qua trần được xác định như sau:
Q10 = k x F x ( tN – t T ), W
- k: Hệ số truyền nhiệt qua trần, W/m2K
- F: Diện tích trần , m2;
- tN, tT: Nhiệt độ ngoài và trong nhà, oC.
Phía tiếp giáp với trần của các không gian điều hòa là không gian điều hòa tầng trên
nên tổn thất nhiệt này không đáng kể nên Q10 = 0
2.1.1.11 Nhiệt thẩm thấu qua nền Q11:
Biểu thức tính Q11 tương tự giống như Q9 và Q10:
Q11 = ΣkixFixΔti (W)
- Hiệu nhiệt độ ở đây cũng có 3 trường hợp:
+ Nếu phía dưới tiếp xúc với không gian điều hòa lấy bằng 0 và Q11= 0
+ Nếu phía dưới tiếp xúc với không gian đệm không điều hòa Δt = 0,7.(tN – tT) và ki
tính giống như qua trần hoặc qua vách và Fi là diện tích sàn quan sát.
+ Nếu đặt trực tiếp trên nền đất lấy Δt = (tN – tT) nhưng áp dụng theo phương pháp
tính theo dải nền rộng 2m tính từ ngoài vào trong phòng với hệ số truyền nhiệt quy
ước cho từng dãi cụ thể:
. Dải 1 rộng 2 m theo chu vi buồng với k = 0.47 w/m2.k
. Dải 2 rông 2 m tiếp theo với k = 0.23 w/m2.k

36
. Dải 3 rộng 2 m tiếp theo với k = 0.12 w/m2.k
. Dải 4 là phần còn lại của buồng với k = 0.07 w/m2.k
* Tính toán nhiệt thẩm thấu qua nền cho phòng mẫu 1 và phòng mẫu 2:
- Nền của công trình cần tính toán có tiếp xúc với không gian điều hòa là tầng dưới,
vì vậy nhiệt thẩm thấu qua nền không đáng kể nên ta có thể bỏ qua, Q11= 0 (W)
2.1.1.12 Tổng nhiệt thừa:
Ta có:
QT = Qt + Qtt
*Tổng nhiệt thừa của phòng mẫu 1 :
Trong đó, với mọi đối tượng:
Q4 = Q5 = Q7 = Q8 = Q10 = Q11= 0
Vậy ta có với mỗi đối tượng:
Qt = Q 1 + Q 2 + Q 3 + Q 6 + Q 9
Với lượng nhiệt từ các thành phần:
- Nhiệt toả từ máy móc thiết bị: Q1 = 400 W
- Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng Q2 = 234 W
- Nhiệt toả từ người Q3 = 1280 W
- Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính Q6 = 994,7 W
- Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9 = 376.3 W
Qt = 400+234+1280+994,7+376,3 = 3285 W
*Tổng nhiệt thừa của phòng mẫu 2 :
Trong đó, với mọi đối tượng: Q4 = Q5 = Q7 = Q8 = Q10 = Q11= 0
Vậy ta có với mỗi đối tượng:
Qt = Q 1 + Q 2 + Q 3 + Q 6 + Q 9
Với lượng nhiệt từ các thành phần:
- Nhiệt toả từ máy móc thiết bị: Q1 = 200 W
- Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng Q2 = 318.5 W
- Nhiệt toả từ người Q3 = 1600 W
- Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua cửa kính Q6 = 994,7 W
- Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9 = 374.3 W
Qt = 200+318.5+1600+994,7+374,3 = 3487.5 W

37
2.1.2 Xác định ẩm thừa:
Ẩm thừa của công trình được xác định như sau:
WT = W1 + W2 + W3 + W4 , kg/s
- W1: Lượng ẩm thừa do người tỏa ra, kg/s;
- W2: Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm, kg/s;
- W3: Lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm, kg/s;
- W4: lượng ẩm bay hơi từ thiết bị, kg/s.
Trong đó, W2, W3, W4 đối với bệnh viện là không đáng kể, ta bỏ qua trong tính
toán.
Do vậy: WT = W1 , kg/s
Lượng ẩm thừa do người tỏa ra được xác định như sau:
W1 = n.qn , kg/s
- n: số người trong không gian điều hòa;
- qn: lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian, kg/s.
- Lượng ẩm tỏa qn của một người, g/h.người

Bảng 2.5: Dẫn chứng bảng 3.5 tài liệu Thiết kế điều hòa không khí
– Nguyễn Đức Lợi

Nhiệt
độ 15 20 25 30 35

Trạng thái
Tĩnh tại
40 40 50 75 115
Lao động nhẹ
55 75 115 150 200
Lao động trung
110 140 185 230 280
bình
185 240 295 355 415
Lao động nặng
90 90 171 165 250
Nhà ăn
160 160 200 305 465
Vũ trường

- Trạng thái là lao động nhẹ, nhiệt độ bên trong phòng tT = 25 oC


Chọn :qn = 115 g/h.người
*Tính ẩm thừa cho phòng mẫu 1: với số người n = 8 ; qn = 115 g/h.người

38
W1 = 8.115 = 920 g/h = 0,000255 kg/s
*Tính ẩm thừa cho phòng mẫu 2: với số người n =10 ; qn = 115 g/h.người
W1 = 10.115 = 1150 g/h = 0,00032 kg/s
2.2 Thiết kế sơ đồ hệ thống điều hòa không khí:
2 .2.1 Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí:
Thành lập sơ đồ điều hòa không khí là xác định quá trình thay đổi trạng thái của
không khí trên đồ thị i-d nhằm mục đích xác định các khâu xử lý và năng suất của nó
để đạt được trạng thái không khí cần thiết trước khi cho vào phòng
Sơ đồ điều hòa không khí được thành lập trên cơ sở:
+ Điều kiện khí hậu địa phương lắp đặt công trình, để chọn thông số tính toán ngoài
trời.
+ Yêu cầu về tiện nghi hoặc công nghệ sản xuất để chọn thông số tính toán bên trong
công trình.
+ Các kết quả tính cân bằng nhiệt: QT, WT cho mỗi công trình, điều đó đồng nghĩa
với việc đã xác định được hệ số tia của quá trình thay đổi trạng thái của không khí
sau khi thổi vào phòng
+ Điều kiện vệ sinh và sức khỏe con người
Trong điều kiện cụ thể mà ta có thể chọn các sơ đồ: sơ đồ thẳng, sơ đồ tuần hoàn
không khí 1 cấp, sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp. Chọn và thành lập sơ đồ điều hoà
không khí là một bài toán kĩ thuật, kinh tế. Mỗi sơ đồ đều có ưu điểm đặc trưng, tuy
nhiên dựa vào đặc điểm của công trình và tầm quan trọng của hệ thống điều hoà mà
ta quyết định lựa chọn hợp lý.
Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống đảm bảo được các
yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế cao phù hợp với bệnh
viện.
Qua phân tích đặc điểm của công trình, ta nhận thấy đây là công trình điều hoà
đòi hỏi tương đối nghiêm ngặt về chế độ nhiệt ẩm, do đó ta chọn sử dụng sơ đồ tuần
hoàn không khí 1 cấp để sử dụng cho công trình, vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật
vừa đảm bảo tính kinh tế.
2.2.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp:
Sơ đồ nguyên lý điều hòa không khí một cấp được minh họa trên hình

39
Hình 2.1: Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp
Trong đó:
 O: Trạng thái không khí sau thiết bị xử lí
 C: Trạng thái điểm hòa trộn
 V: Trạng thái không khí thổi vào phòng
 T: Trạng thái không khí trong phòng
 LN: Lượng gió tươi cấp vào phòng (m3/h)
 LT: Lượng không khí hồi (m3/h)
 L=LN+LT: là lượng không khí cấp vào phòng (m3/h)
1. Cửa lấy gió tươi
2. Cửa lấy gió hồi
3. Buồng hòa trộn
4. Thiết bị xử lí không khí
5. Quạt cấp gió vào phòng
6. Đường ống dẫn không khí vào phòng
7. Cửa lấy gió vào phòng
8. Không gian điều hòa
9. Cửa gió hồi

40
10. Đường ống gió hồi
11. Quạt lấy gió hồi
* Nguyên lý làm việc: Không khí bên ngoài trời có trạng thái N(tN,φN) với lưu lượng
LN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh (1), được đưa vào buồng hòa trộn (3) để hòa
trộn với không khí hồi có trạng thái T(tT,φT) với lưu lượng LT từ các miệng hồi gió
(2). Hỗn hợp hòa trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến thiết bị xử lý (4), tại đây nó
được xử lý theo một chương trình định sẵn đến một trạng thái O và được quạt (5) vận
chuyển theo kênh gió (6) vào phòng (8) . Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi (7) có
trạng thái V vào phòng nhận nhiệt thừa QT và ẩm thừa WT và tự thay đổi trạng thái
từ V đến T(tT, φT). Sau đó một phần không khí được thải ra ngoài và một phần lớn
được quạt hồi gió (11) hút về qua các miệng hút (9) theo kênh (10) .
2.2.3 Xác định thông số tại các điểm nút:
Trên sơ đồ tuần hoàn không khí ta có các điểm cần xác định sau:
- Điểm N: Trạng thái không khí ngoài trời.
- Điểm T: Trạng thái không khí trong không gian cần điều hòa.
- Điểm C: Trạng thái không khí tại điểm hòa trộn.
- Điểm O: Trạng thái không khí sau khi được xử lý nhiệt ẩm.
- Điểm V: Trạng thái không khí thổi vào không gian điều hòa.
Trong các điểm trên cần xác định trên đồ thị I – d trên, ta đã biết trạng thái của hai
điểm T và N với các thông số như sau:
- Điểm N:
+ Nhiệt độ : tN = 36oc
+ Độ ẩm : φN = 49.9%
+ Dung ẩm: dN = 0,01885 kg/kgkkk
+ Entanpy : IN = 84.5 kJ/kgkkk
- Điểm T:
+ Nhiệt độ tT = 25 oC;
+ Độ ẩm φT = 65 %;
+ Dung ẩm dT = 0,01291 kg/kgkkk
+ Entanpy IT = 58,01 kJ/kgkkk
𝑄𝑇
- Sau đó xác định V bằng cách kẻ tia quá trình εT= đi qua điểm T, điểm V là
𝑊𝑇

41
điểm cắt giữa εT và độ ẩm của không khí ngoài trời φ= 95%
- Lưu lượng không khí cần thiết để triệt tiêu toàn bộ nhiệt thừa và ẩm thừa:
𝑄𝑇 𝑊𝑇
G= GN+GT = GC = =
𝐼𝑇 −𝐼𝑉 𝑑𝑇 −𝑑𝑉

 GN: lưu lượng gió tươi (kg/s) để đảm bảo oxy cần thiết cho người, đảm bảo
điều kiện vệ sinh.
 GT: lưu lượng gió tái tuần hoàn (kg/s)
 GC: lưu lượng gió điểm hòa trộn (lượng gió tuần hoàn) (kg/s)
- Xác định điểm hòa trộn C qua IC và dC như công thức:
𝐺𝑇 𝐺𝑁
IC = I T x + IN x
𝐺 𝐺
𝐺𝑇 𝐺𝑁
dC = dT x + dN x
𝐺 𝐺

* Tính toán xác định thông số tại các điểm nút cho phòng mẫu 1:
- Hệ số góc tia:
𝑄𝑇 3285
εT = = = 3080 kcal/kg
𝑊𝑇 0,000255.4,184.1000

Ta xác định thông số điểm O ≡ V trên đồ thị I-d bằng cách kẻ đường εT = 3080
kcal/kg đi qua điểm T và giao với đường φ= 95% ta được:
- Nhiệt độ tv = 17,5oC
- Độ ẩm φv = 95 %
- Dung ẩm dv = 0,01189 kg/kgkkk
- Entanpy Iv = 47,71 kJ/kgkkk
- Năng suất gió thổi vào phòng :
𝑄𝑇 𝑊𝑇 3285
G= = = = 0,32 kg/s = 960 m3/h
𝐼𝑇 −𝐼𝑉 𝑑𝑇 −𝑑𝑉 58,01.103 −47,71.103

Lưu lượng gió tươi cần cấp vào phòng: Theo phụ lục F TCVN 5687 quy định đối
với phòng khám bệnh chọn lưu lượng gió tươi: g = 25 m3/h.người
GN= n x g = 8 x 25 = 200 m3/h = 0,067

42
Hình 2.2: Biểu diễn thông số trạng thái tại các điểm nút trên đồ thị I-d

43
𝐺𝑛.100
=>Phần trăm gió tươi là: % GN= = 20,8%. Chọn lưu lượng gió tươi cấp vào
𝐺

đối với phòng bình thường là 20%


GT = G – GN = 0,32 – 0,067 = 0,253 kg/s
Xác định trạng thái điểm hòa trộn C :
𝐺𝑇 𝐺𝑁 0,253 0,067
IC= IT x + IN x = 58,01 . + 84,5 . = 63,6 kj/kgkkk
𝐺 𝐺 0,32 0.32
𝐺𝑇 𝐺𝑁 0,253 0,067
dC= dT x + dN x = 0,01291 . + 0,01885 . = 0,0142 kg/kgkkk
𝐺 𝐺 0,32 0.32

Tra đồ thị I-d ta được tC = 27,2OC, φC = 62,5%


* Tính toán xác định thông số tại các điểm nút cho phòng mẫu 2:
- Hệ số góc tia:
𝑄𝑇 3487,5
εT = = = 2604 kcal/kg
𝑊𝑇 0,00032.4,184.1000

Ta xác định thông số điểm O ≡ V trên đồ thị I-d bằng cách kẻ đường εT= 2604
kcal/kg đi qua điểm T và giao với đường φ= 95% ta được:
- Nhiệt độ tv = 17oC
- Độ ẩm φv = 95 %
- Dung ẩm dv = 0,01151 kg/kgkkk
- Entanpy Iv = 46.24 kJ/kgkkk
- Năng suất gió thổi vào phòng :
𝑄𝑇 𝑊𝑇 3487,5
G= = = = 0,3 kg/s = 900 m3/h
𝐼𝑇 −𝐼𝑉 𝑑𝑇 −𝑑𝑉 58,01.103 −46,24.103

Lưu lượng gió tươi cần cấp vào phòng: Theo phụ lục F TCVN 5687 quy định đối
với phòng đặc biệt của bệnh viện chọn lưu lượng gió tươi: g = 50 m3/h.người
GN= n x g = 10 x 50 = 500 m3/h = 0,167
𝐺𝑛.100
=>Phần trăm gió tươi là: % GN= = 55,5% Chọn lưu lượng gió tươi cấp vào
𝐺

đối với phòng đặt biệt của bệnh viện là 55%


GT = G – GN = 0,3 – 0,167= 0,133 kg/s
Xác định trạng thái điểm hòa trộn C :
𝐺𝑇 𝐺𝑁 0,133 0,167
IC= IT x + IN x = 58,01 . + 84,5 . = 72,75 kj/kgkkk
𝐺 𝐺 0,3 0.3
𝐺𝑇 𝐺𝑁 0,133 0,167
dC= dT x + dN x = 0,01291 . + 0,01885 . = 0,0162 kg/kgkkk
𝐺 𝐺 0,3 0.3

Tra đồ thị I-d ta được tC = 31,2OC, φC = 56,7 %

44
2.3 Tính toán lựa chọn thiết bị cho hệ thống:
2.3.1 Tính toán công suất thiết bị xử lý không khí:
- Công suất lạnh của thiết bị xử lí không khí :
Qo = G(IC-Io) (KW)
-Trong đó:
+ G : Lưu lượng gió thổi vào phòng (kg/s)
+ IC: Entanpy của không khí tại điểm hòa trộn (kj/kgkkk)
+ Io: Entanpy của không khí thổi vào phòng (kj/kgkkk)
- Công suất lạnh lắp đặt yêu cầu:
Qyc = Qo.η (KW)
Với: η: là hệ số an toàn. Chọn hệ số an toàn η = 1,02
*Tính công suất lạnh yêu cầu cho phòng mẫu 1:
- Công suất lạnh của thiết bị xử lí không khí :
Q0 = G(IC-Io )= 0,32.( 63,6 - 47,71) = 5,085 KW
- Công suất lạnh lắp đặt yêu cầu:
Qyc = Qo.η = 5,085. 1,02 = 5,186 (KW)
*Tính công suất lạnh yêu cầu cho phòng mẫu 2:
- Công suất lạnh của thiết bị xử lí không khí :
Qo = G (IC-Io) = 0,3.(72,75 -46.24) = 7,95KW
- Công suất lạnh lắp đặt yêu cầu:
Qyc = Qo.η = 7,95. 1,02 = 8,1(KW)
* Sau khi so sánh kết quả tìm được bằng phương pháp tính theo công thức của phòng
mẫu 1 và phòng mẫu 2 với kết quả tính toán bằng phần mềm heatload ta thấy sai số
không đáng kể. Nên những phòng còn lại ta sử dụng phần mềm heatload để tính toán
nhằm tiết kiệm thời gian và hạn chế những sai sót chủ quan của người thiết kế. Góp
phần tăng độ tin cậy cho quyển đồ án này.
* Sau khi sử dụng phần mềm tính toán ta được bảng số liệu cho các tầng như sau:
Xem kết quả chi tiết tại phụ lục I

45
Bảng 2.6: Tổng công suất lạnh các tầng

Thời gian Công suất


Công suất
Diện công suất lạnh trên một
Công suất lạnh lạnh yêu
tích lạnh đạt cực đơn vị diện
Tầng cầu
đại tích

F (m2) Q0 (W) Qyc (W) h ( giờ) q0 (W/m2)


1 485.6 130485 133097 13.5 276.5
2 509 84487 86175 14 179,95
3 409.3 79035 80682 14 225.8
4 303.2 48184 49146 14 178.8
TỔNG 1707 342191 349100 14 215.3

2.3.2 Lựa chọn dàn lạnh cho hệ thống:


- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dàn lạnh khác nhau như: dàn lạnh loại
cassette, dàn lạnh FCU giấu trần nối ống gió, thiết bị xử lý không khí AHU ( AHU
loại treo trần, AHU loại tủ đứng),…
- Dựa vào kết cấu xây dựng và yêu cầu của từng không gian điều hòa mà ta lựa chọn
kiểu dàn lạnh thích hợp cho không gian điều hòa đó. Đảm bảo tối ưu về tính mĩ quan,
kinh tế và kỹ thuật cho không gian điều hòa.
- Đối với công trình bệnh viện đang thiết kế do không gian điều hòa tương đối lớn
đồng thời yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí tương đối cao nên ta lựa
chọn thiết bị xử lý không khí AHU để sử dụng cho công trình.
- Do không gian điều hòa không có vị trí thích hợp để đặt AHU loại tủ đứng đặt sàn
nên ta lựa chọn AHU loại treo trần để sử dụng cho công trình.
* Lựa chọn AHU sử dụng cho tầng 1:
- Với công suất lạnh yêu cầu của tầng 1: Qyc = 133097 W
- Ta lựa chọn sử dụng 2 AHU cho tầng 1.
+ Với công suất yêu cầu của AHU 1 là QAHU1 = 60209 W
=> Dựa trên catalogue thiết bị xử lý không khí của hãng TRANE ta thấy catalogue
có model CLCP-012 là phù hợp với công suất lạnh yêu cầu. Nên ta lựa chọn sử dụng
AHU có model CLCP-012 cho AHU 1 của tầng 1
+ Với công suất yêu cầu của AHU 2 là QAHU2 = 72888 W

46
=> Dựa trên catalogue thiết bị xử lý không khí của hãng TRANE ta thấy catalogue
có model CLCP-014 là phù hợp với công suất lạnh yêu cầu. Nên ta lựa chọn sử dụng
AHU có model CLCP-014 cho AHU 2 của tầng 1.
* Tương tự ta lựa chọn AHU cho các tầng còn lại
Bảng 2.7: Chọn AHU cho công trình
Tầng Công suất lạnh Mode Số Thông số của AHU Công
yêu cầu Qyc l lượng suất

W x1000 AHU AHU Công suất Cột Kích lạnh

Btu/h lựa lạnh Áp thước lắp đặt


chọn (KW) (Pa) (Rộng x (KW)

cao x dài)

CLC 1678x117
1 60 300
P-012 8x1523
1 133097 454 CLC 1988x117 139
1 79 300
P-014 8x1523

CLC 1368x117
2 86175 294 2 41 300 82
P-010 8x1523

CLC 1678x148
3 80682 275 1 81 300 81
P-016 8x1523

CLC 1678x117
4 49146 167 1 60 300 60
P-012 8x1523

47
Hình 2.3: Dẫn chứng thông số của các AHU

48
2.3.3 Lựa chọn cụm Chiller cho hệ thống:
Dựa vào công suất lạnh yêu cầu của công trình, ta có:
Qyc = 349100W
Ta lựa chọn sử dụng cụm chiller đến từ hãng sản xuất KUEN LING. Sau khi tra
catalogue của hãng sản xuất ta nhận thấy cụm chiller có model KLSW-090S có thể
đáp ứng năng suất lạnh yêu cầu của hệ thống điều hòa. Nên ta quyết định lựa chọn
cụm chiller có model KLSW-090S đến từ hãng KUEN LING để sử dụng cho công
trình.
Các thông số cụ thể của cụm chiller có model KLSW-090S:

Hình 2.4 : Dẫn chứng các thông số của cụm chiller

49
Hình 2.5: Mô phỏng hình ảnh cụm chiller

2.3.4 Lựa chọn tháp giải nhiệt cho hệ thống:


Dựa trên thông số của cụm chiller ta có lưu lượng nước giải nhiệt yêu cầu của hệ
thống là:
GGN= 68,9 m3/h ≈ 1148,3 lít/phút
Ta lựa chọn tháp giải nhiệt đến từ hãng sản xuất KING SUN. Sau khi tra catalogue
của hảng ta nhận thấy tháp giải nhiệt có model KST-100 có lưu lượng nước có thể
giải nhiệt đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nên ta chọn sử dụng tháp giải nhiệt KING SUN có
model KST-100 để sử dụng cho hệ thống. Thông số cơ bản của tháp giải nhiệt:

Hình 2.6 : Các thông số cơ bản của tháp giải nhiệt

Cấu tạo sơ bộ của tháp giải nhiệt:


50
Hình 2.7 : Mô phỏng hình ảnh tháp giải nhiệt

2.3.5 Tính chọn hệ thống phân phối nước cho công trình:
* Tính chọn đường ống dẫn nước lạnh, kiểm tra cột áp và chọn bơm nước
lạnh:
* Lưu lượng yêu cầu được xác định tùy thuộc vào trường hợp cụ thể:
- Nếu nước sử dụng để giải nhiệt bình ngưng, ta có công thức:Gnl
Qk
Gn = (kg/s)
Cp.Δtk

- Lưu lượng nước lạnh, ta có công thức:


Qo
Gnl = (kg/s)
Cp.Δto

Trong đó :
- Qo, Qk là công suất lạnh bình bay hơi, công suất nhiệt bình ngưng (W)
- Δto, Δtk là độ chênh lệch nhiệt độ nước vào và nước ra bình bay hơi, bình ngưng.
Thường Δt = 3 – 5 oC
- Cp là nhiệt dung riêng của nước, Cp = 4186 J/kg.k
- Dọc theo tuyến ống lưu lượng sẽ thay đổi vì vậy cần phải thay đổi tiết diện đường
ống một cách tương ứng.
* Chọn tốc độ nước trên đường ống:
Tốc độ nước chuyển động trên đường ống phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Độ ồn do nước gây ra. Khi tốc độ cao độ ồn lớn, khi tốc độ nhỏ kích thước đường
51
ống lớn nên chi phí tăng.
- Hiện tượng ăn mòn: trong nước có lẫn cặn bẩn như cát và các vật khác, khi tốc độ
cao khả năng ăn mòn rất lớn.
Bảng 2.8: Tốc độ nước trên đường ống
Trường hợp Tốc độ của nước
-Đầu đẩy của bơm 2,4 – 3,6
-Đầu hút của bơm 1,2 – 2,1
-Đường xả 1,2 – 2,1
-Ống góp 1,2 – 4,5
-Đường hướng lên 0,9 – 3,0
-Các đường thông thường 1,5 – 3
-Nước thành phố 0,9 – 2,1

* Công thức tính đường kính ống dẫn:


Trên cơ sở lưu lượng và tốc độ trên từng đoạn ống tiến hành xác định đường kính
ống như sau:
4.𝑉
d=√ (m)
𝜋.𝜔

Trong đó:
V- Lưu lượng thể tích nước chuyển động qua đoạn ống đang tính, m3/s
V=L/ρ
L - Lưu lượng khối lượng nước chuyển động qua ống, kg/s
ρ - Khối lượng riêng của nước, kg/m3
ω - Tốc độ nước chuyển động trên ống, được lựa chọn theo bảng
* Tính chọn hệ thống đường ống dẫn nước lạnh cho công trình:
Xác định đường ống nước lạnh cấp chính của hệ thống:
- Với Q0 = 320310W
- Chọn độ chênh lệch nhiệt độ Δto = 5 oC
343795
=> Lưu lượng nước lạnh : Gnl= = 16,4 kg/s
4186.5

- Ta có: V = L / ρ = 16,4 / 999 = 0,016 m3/s


- Chọn tốc độ đầu đẩy của bơm là 3 m/s

52
4.0,016
=> Đường kính ống dẫn: d = √ = 0,08 m
𝜋.3

- Sau khí tra catalogue ống thép ta chọn ống thép có đường kính danh nghĩa
D = 101,6 loại 40ST (Loại có đường kính tiêu chuẩn)
- Các thông số của ống thép :
Bảng 2.9: catalogue ống thép đen thường được sử dụng để dẫn nước.

Đường kính danh nghĩa Đường kính Đường kính Áp suật


trong ngoài làm việc Loại
In mm
mm mm At
2.1/2 63,5 59 73,025 59 80XS
3 76,2 77,927 88,9 34 40ST
3 76,2 73 88,9 54 80XS
4 101,6 102,26 114,3 30 40ST
4 101,6 97,18 114,3 49 80XS
6 152,4 154,05 168,275 49 40ST
6 152,4 146,33 168,275 85 80XS

Tương tự như ống nước cấp tổng ta tính toán cho các đường ống còn lại:
Xem kết quả chi tiết tại phụ lục II.

Hình 2.8: Minh họa đường ống nước lạnh trong hệ thống
53
* Tính tổn thất cột áp và lựa chọn bơm nước lạnh cho hệ thống:
Ta tính tổn thất cột áp đường ống nước lạnh từ cụm chiller đến AHU xa nhất:
Cột áp: H = H1 + H2 + H3 Với H3 = ΔPma sát + ΔPcục bộ
Trong đó:
ΔPms : Tổn thất ma sát đường ống, Pa
ΔPcb: Tổn thất áp suất cục bộ, Pa
l 2
Pms  . . Pa
d 2
2
Pcb   . . Pa
2
Trong đó:
- l: Chiều dài đoạn ống, m.
- ω: Tốc độ nước, m/s.
- ρ: Mật độ nước, 1000 kg/s.
- d: Đường kính trong của ống, m.
- ξ: Hệ số trở kháng cục bộ xác định theo thông số nhà sản xuất.
- λ: Hệ số trở kháng ma sát xác định theo công thức
Khi dòng chảy tầng: Re  2.103
64 64.v
 
Re .d

Khi dòng chảy rối: Re  10 4


1

(1,82.log Re 1,64) 2
Với Re là hệ số Reynol:
𝜔. 𝑑
Re =
𝛾

Trong đó  : Độ nhớt động học của nước, m / s


2

Độ Nhớt của nước theo bảng sau: Ở 7oC thì độ nhớt là 1,306 x 10 -6 m2/s

54
Hình 2.9 : Bảng độ nhớt của nước theo nhiệt độ
Tổn thất cột áp trên ống nước lạnh cấp tầng 4:
𝜔. 𝑑 3.0,03175
Re = = −6
= 72, 9.103 > 104
𝛾 1, 306.10
Dòng chảy rối:
1 1
𝜆= 2
= = 0.019
(1,82. logRe − 1,64) (1,82. log72, 9.103 − 1,64)2
𝑙𝜌 𝜔2 25.1000 32
𝛥𝑃𝑚𝑠 = 𝜆. . = 0,019. . = 67322,8𝑃𝑎 = 6,9𝑚𝐻2 0
𝑑 2 0,102 2

- Đường ống có 3 cút 45
Bảng 2.10: Hệ số ma sát trên đường ống

Vị trí Hệ số §

Từ bình vào ống 0,5


Qua van 2÷3
Cút 45° tiêu chuẩn 0,35
Cút 90° tiêu chuẩn 0,75
Cút 90° bán kính cong lớn 0,45
Chữ T, nhánh chính 0,4
Chữ T, nhánh phụ 1,5
Qua ống thắt 0,1
Qua ống mở 0,25
Khớp nối 0,04
Van cổng mở 100% 0,20
Van cổng mở 75% 0,90
Van cổng mở 50% 4,5
Van cổng mở 25% 24,0
Van cầu có độ mở 100% 6,4
Van cầu có độ mở 50% 9,5

55
Bảng 2.11 : Chiều dài tương đương của Tê, cút

Đường Cút Cút Cút Cút Cút Cút Tê


kính 90° 90° 90° 45° 45° 180° Đường Đường chính
chuẩn dài ren chuẩn ren chuẩn nhánh d d d
trong trong không giảm giảm
ren ren đổi 25% 50%
ngoài ngoài
3/8 0,427 0,274 0,701 0,213 0,335 0,701 0,823 0,274 0,366 0,427
1/2 0,487 0,305 0,762 0,244 0,396 0,762 0,914 0,305 0,427 0,487
3/4 0,609 0,427 0,975 0,274 0,4S7 0,975 1,220 0,427 0,579 0,609
1 0,792 0,518 1,250 0,396 0,640 1,250 1,524 0,518 0,701 0,792
11/4 1,006 0,701 1,707 0,518 0,914 1,707 2,133 0,701 0,945 1,006
11/2 1,219 0,792 1,920 0,640 1,036 1,920 2,438 0,792 1,128 1,219
2 1,524 1,006 2,500 0,792 1,371 2,500 3,048 1,006 1,432 1,524
21/2 1,829 1,249 3,048 0,975 1,585 3,048 3,657 1,249 1,707 1,829
3 2,286 1,524 3,657 1,220 1,951 3,657 4,572 1,524 2,133 2,286
31/2 2,743 1,798 4,572 1,432 2,225 4,572 5,486 1,798 2,438 2,743
4 3,048 2,042 5,182 1,585 2,591 5,182 6,400 2,042 2,743 3,048
5 3,692 2,500 6,400 1,981 3,353 6,400 7,620 2,500 3,657 3,692
6 4,877 3,050 7,620 2,408 3,962 7,620 9,144 3,050 4,267 4,877
8 6,096 3,692 - 3,048 - 10,060 12,190 3,692 5,486 6,096

𝜔2 32
𝛥𝑃𝑐𝑏 = 𝜉. 𝜌. = (3.0,35). 1000. = 4725𝑃𝑎 = 0,5𝑚𝐻2 𝑂
2 2
H3 = 0,5+6,9 = 7,4 mH2O
 Tổn thất cột áp đường ống nước lạnh cấp tầng 3:
𝜔. 𝑑 3.0,0508
Re = = = 116, 7.103 > 104
𝛾 1, 306.10−6
Dòng chảy rối:
1 1
𝜆= = = 0.017
(1,82. logRe − 1,64)2 (1,82. log116, 7.103 − 1,64)2
𝑙𝜌 𝜔2 3,6.1000 32
𝛥𝑃𝑚𝑠 = 𝜆. . = 0,019. . = 5421,3𝑃𝑎 = 0,6𝑚𝐻2 0
𝑑 2 0,0508 2
𝜔2 32
𝛥𝑃𝑐𝑏 = 𝜉. 𝜌. = 0.1000. = 4725𝑃𝑎 = 0𝑚𝐻2 𝑂
2 2
H3 = 0,6 mH2O

56
 Tổn thất cột áp đường ống nước lạnh cấp tầng 2:
𝜔. 𝑑 3.0,0508
Re = = −6
= 116, 7.103 > 104
𝛾 1, 306.10
Dòng chảy rối:
1 1
𝜆= 2
= = 0.017
(1,82. logRe − 1,64) (1,82. log116, 7.103 − 1,64)2
𝑙𝜌 𝜔2 3,6.1000 32
𝛥𝑃𝑚𝑠 = 𝜆. . = 0,019. . = 5421,3𝑃𝑎 = 0,6𝑚𝐻2 0
𝑑 2 0,0508 2
𝜔2 32
𝛥𝑃𝑐𝑏 = 𝜉. 𝜌. = 0.1000. = 4725𝑃𝑎 = 0𝑚𝐻2 𝑂
2 2
H3 = 0,6 mH2O
Tổn thất cột áp đường ống nước lạnh cấp tầng 1:
𝜔. 𝑑 3.0,0381
Re = = = 87, 5.103 > 104
𝛾 1, 306.10−6
Dòng chảy rối:
1 1
𝜆= = = 0.018
(1,82. logRe − 1,64)2 (1,82. log87, 5.103 − 1,64)2
𝑙𝜌 𝜔2 9,18.1000 32
𝛥𝑃𝑚𝑠 = 𝜆. . = 0,018. . = 19516,5𝑃𝑎 = 2 𝑚𝐻2 0
𝑑 2 0,0381 2
𝜔2 32
𝛥𝑃𝑐𝑏 = 𝜉. 𝜌. = (5.1,5 + 11.0,35).1000. = 51075𝑃𝑎 = 5,2𝑚𝐻2 𝑂
2 2
H3 = 7,2 mH2O
Vậy tổn thất cột áp đường ống nước lạnh từ cụm chiller đến AHU xa nhất là:
Htổng = H1 + H2 + H3tổng
H1: là tổng của cột áp cao nhất bằng 24,134m
H2: cột áp để phun nước tại đầu ra bằng 5m
H3tổng = H3tầng1 + H3tầng2 + H3tầng3 + H3tầng4 = 7,4 + 0,6 + 0,6 + 7,2 = 15,8 mH2O
=>Htổng = H1 + H2 + H3tổng = 24,134 + 5 + 15,8 = 44,934 mH2O
- Lựa chọn bơm nước lạnh cho hệ thống dựa vào 2 thông số :
+ Cột áp H = 44,934 mH2O
+ Lưu lượng nước lạnh qua bình bay hơi: GNL= 56,4 m3/h
- Sau khi tra catalogue bơm nước của hãng sản xuất HOWAKY ta thấy bơm nước
có model XCM 65- 200B có thông số thích hợp nên ta quyết định lựa chọn sử dụng
nó cho công trình.
57
Hình 2.10: Dẫn chứng thông số của bơm lạnh
*Tính tổn thất cột áp và chọn bơm cho đường ống nước giải nhiệt:
- Do tháp giải nhiệt được đặt cạnh cụm Chiller tại tầng thượng nên tổn thất cột áp
trên đường ống từ bơm qua bình ngưng không đáng kể. Do đó bơm nước giải nhiệt
cần lựa chọn chủ yếu dựa trên lưu lượng nước giải nhiệt yêu cầu.
- Ta có lưu lượng nước giải nhiệt yêu cầu: GGN = 68,9 m3/h = 1148,33 l/p
- Sau khi tra catalogue bơm nước của hãng sản xuất HOWAKY ta thấy bơm nước
có model XCM 65- 125B có thông số thích hợp nên ta quyết định lựa chọn sử dụng
nó cho công trình.

Hình 2.11: Dẫn chứng thông số của bơm nước giải nhiệt
58
2.3.6 Tính toán hệ thống vận chuyển và phân phối không khí:
2.3.6.1 Xác định lưu lượng gió cấp, gió hồi, gió tươi của từng phòng:
- Lưu lượng gió cấp vào phòng được xác định theo công thức:
𝑄𝑜
G= (kg/s)
𝐼𝑐−𝐼𝑜

Trong đó:
Qo: Công suất lạnh của thiết bị xử lý không khí (KW)
Ic: Entanpy của không khí tại điểm hòa trộn (kj/kgkkk)
IV: Entanpy của không khí thổi vào phòng (kj/kgkkk)
- Lưu lượng gió tươi cấp vào phòng:
GN = G.%GN (kg/s)
Với %GN : là phần trăm gió tươi (%)
Đối với phòng bình thường chọn %GN = 20%
Đối với phòng đặt biệt chọn %GN = 55 %
- Lưu lượng gió hồi:
GT =G - GN (kg/s)

59
Bảng 2.12: Lưu lượng gió tầng 1

60
Bảng 2.13: Lưu lượng gió tầng 2

61
Bảng 2.14 : Lưu lượng gió tầng 3

62
Bảng 2.15 : Lưu lượng gió tầng 4

63
2.3.6.2 Tính chọn đường ống gió cấp của các dàn lạnh AHU:
- Để xác định kích thước ống gió dựa vào lưu lượng đã có ta sử dụng phần mềm Duct
Checker để tính toán kích thước ống gió và lựa chọn đường ống phù hợp. Nhằm tăng
độ chính xác và tiết kiệm thời gian cho quyển đồ án.
* Tính toán đường ống gió cấp tổng của AHU 1 tại tầng 1:
- Với lưu lượng gió trong ống bằng tổng lưu lượng gió của các phòng nó cấp vào:
G= 11388 m3/h
- Để xác định được tiết diện ống ta sử dụng phần mềm Duct Checker để tính toán
nhằm tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian.

Hình 2.12: Sử dụng phần mềm Duct Checker để tính ống gió cấp
- Sử dụng phần mềm Duct Checker ta chọn ống gió có tiết diện 900 x 500 với lưu
lượng gió thực tế của ống: Gtt = 12614 m3/h
- Tương tự ống gió chính ta sử dụng phần mềm để tính cho các đường ống còn lại.
Xem kết quả chi tiết tại phụ lục III
2.3.6.3 Tính chọn đường ống gió hồi:
Tiết diện đường ống gió hồi ta cũng tính tương như đường ống gió cấp. Dựa vào
lưu lượng gió hồi đã có ta sử dụng phần mềm Duct Checker để tính và chọn tiết diện
của các đường ống.
* Tính toán đường ống gió hồi tổng của tầng 1:
- Với lưu lượng gió hồi đã có GT = 18477 m3/h sử dụng phần mềm Duct Checker ta
được:

64
Hình 2.13: Sử dụng phần mềm Duct Checker để tính ống gió hồi
- Sử dụng phần mềm Duct Checker ta chọn ống gió có tiết diện 1300x700 với lưu
lượng gió thực tế của ống: Gtt = 19656 m3/h
- Tương tự ống hồi tổng ta sử dụng phần mềm để tính cho các đường ống còn lại.
Xem kết quả chi tiết tại phụ lục IV
2.3.6.4 Tính chọn đường ống gió tươi:
Bảng 2.16: Đường ống gió tươi của các tầng
LƯU TIẾC LƯU LƯỢNG
LƯỢNG DIỆN GIÓ THỰC TẾ LOẠI CHIỀU DÀI
TÊN ỐNG
GIÓ HỒI ỐNG CỦA ỐNG ỐNG ỐNG (m)
(m3/h) (mmxmm) (m3/h)
Ống gió Tôn tráng
4937 600x400 5521 4
tươi tầng 1 kẽm
Ống gió
Tôn tráng
tươi AHU 1 2278 400x400 3254 3,5
kẽm
tầng 1
Ống gió
Tôn tráng
tươi AHU 2 2659 400x400 3254 7,5
kẽm
tầng 1
Ống gió Tôn tráng
3190 400x400 3254 5
tươi tầng 2 kẽm
Ống gió
Tôn tráng
tươi AHU 1 1652 400x250 1703 4,5
kẽm
tầng 2

65
Ống gió
Tôn tráng
tươi AHU 2 1538 400x250 1703 7
kẽm
tầng 2
Ống gió
Tôn tráng
tươi tầng 1 8127 1200x300 8293 16
kẽm
+ tầng 2
ống gió Tôn tráng
4919 600x400 5521 1
tươi tầng 3 kẽm
ống gió Tôn tráng
2999 450x350 3196 2,8
tươi tầng 4 kẽm

2.3.6.5 Tính chọn cửa gió cấp và cửa gió hồi:


- Với lưu lượng gió cấp gió hồi đã có ta sử dụng phần mền Duct Checker để tính và
chọn cửa gió cấp cửa gió hồi cho từng khu vực.
* Tính của gió cấp của gió hồi cho P.khám 1 tầng 1:
- Với lưu lượng gió cấp: G = 973 m3/h. Chọn số lượng cửa gió cấp trong phòng là 2.
Do đó lưu lượng gió cấp trên mỗi cửa GC1 = GC2 = 486 m3/h
- Lưu lượng gió hồi: GT = 779 m3/h.Chọn số lượng cửa gió cấp trong phòng là 2. Do
đó lưu lượng gió cấp trên mỗi cửa GC1 = GC2 = 390 m3/h
- Sau khi sử dụng phần mềm Duct Checker ta chọn được:

Hình 2.14: Tính chọn cửa gió cấp và cửa gió hồi

66
+ Cửa gió cấp với kích thước 400x400
+ Cửa gió hồi với kích thước 350x350
- Do chênh lệch của 2 của gió không quá cao và đồng thời để đảm bảo tính mỹ quan
cho công trình nên ta lựa chọn cửa gió hồi bằng với cửa gió cấp.
*Tương tự ta tính toán cho các khu vực còn lại:
Xem kết quả chi tiết tại phụ lục V
2.3.6.6 Tính kiểm tra cột áp trên đường ống gió:
- Để đảm bảo không khí có thể phân bố đến miệng gió cuối cùng ta cần kiểm tra tổn
thất áp suất trên đường ống gió. Thông thường ta chỉ cần kiểm tra tổn thất áp suất đến
cửa gió xa nhất. Đảm bảo sao cho tổn thất áp suất trên đường ống phải nhỏ hơn so
với áp suất tĩnh của quạt.
- Tổn thất áp suất được xác định như sau:

Hình 2.15: Cách tính tổn thất áp suất trên đường ống gió

* Tính toán tổn thất áp suất đến cửa gió cuối cùng của AHU 1 tầng 1:
- Tổn thất áp suất đến cửa gió cuối cùng của AHU 1 tầng 1 bao gồm:
+Miệng gió cấp (4 Pa)
+ Lưới lọc (20 Pa)
+ Ống gió cứng bằng tôn tráng kẽm: 27 m (1 Pa/m)
+ Ống gió mềm có cách nhiệt: 3m (1,2 Pa/m)
+ Giảm ống: 8 cái (3 Pa/cái)
+ Góc giày: 1 cái (3 Pa/cái)
67
+ Co 90o: 1 cái (3 Pa/cái)
+ Van điều chỉnh lưu lượng: 1 cái ( 4 Pa/cái)
+ Miệng gió cấp (4 Pa/cái)
Tổn thất áp suất của đường ống = (Miệng gió hồi + Lưới lọc + Ống giảm (8 cái) +
Ống gió cừng + Góc giày + Co 90o + Ống mềm +Van điều chỉnh lưu lượng + Miệng
gió cấp). Hệ số an toàn
PĐường ống = (4 + 20 + 8 . 3 + 27 . 1 + 3 + 3 + 3 . 1,2 + 4 + 4 ) . 1,2 = 111,12(Pa)
PAHU1 = 300 (Pa) > PĐường ống = 111,12 (Pa) Thỏa điều kiện yêu cầu đảm bảo gió có
thể phân bố đến cửa gió cuối cùng.
* Tương tự ta tính kiểm tra áp suất trên đường ống cho các AHU còn lại:
Bảng 2.17: Tổn thất áp suất trên đường ống gió

* Tính tổn thất áp suất chọn quạt cấp gió tươi cho tầng 1 và tầng 2:
- Tổn thất áp suất trên đường dài nhất ống bao gồm:
+ Ống gió cứng : 28 m
+ Góc giày 1 cái
+ Giảm ống 2 cái
+ Co 90o 1 cái
+ Lượng 45o 2 cái
+ Lưới lọc 1 cái

68
Tổn thất áp suất trên đường ống =( Lưới lọc + Ống giảm (2 cái) + Ống gió cứng +
Góc giày + Co 90o(1 cái) + Lượng 45o (2 cái) ). Hệ số an toàn
P = (20 + 2 . 3 + 28 . 1 + 3 + 3 + 2 . 2) . 1,2 = 76 Pa
- Chọn quạt cấp gió tươi cho tầng 1 và tầng 2 với:
+Lưu lượng gió yêu cầu G = 8127 m3/h
+Tổn thất áp suất trên đường ống P = 76 Pa
- Sau khi xem catalogue của quạt hướng trục đến từ PTH ta thấy sản phẩm có model
AFP-1-600 có thông số thích hợp với yêu cầu đưa ra nên ta quyết định sử dụng quạt
hướng trục có model AFP-1-600 để cấp gió tươi cho tầng 1 và tầng 2.

Hình 2.16: Dẫn chứng thông số của quạt thông gió được chọn

2.3.7 Tính chọn đường ống nước ngưng:


- Theo tính toán đường ống nước ngưng dựa trên thông số kinh nghiệm theo tài liệu
TRAINING của Daikin ta có:
- Lưu lượng nước xả đối với công suất dàn lạnh 1Hp là 6 lít/giờ.
- Chọn độ dốc 1/100
Bảng 2.18: Chọn đường kính ống nước xả

Đường Lưu lượng nước


Đường xả cho phép
Danh kính
kính trong (l/hr)
PVC mục trong Ghi chú
ống PVC
JIS ống VP Độ dốc Độ dốc
(mm)
(mm) = 1/50 = 1/100
PVC25 19 VP20 20 39 27
(Giá trị tham khảo)
PVC32 27 VP25 25 70 50
69
Không thể làm ống xả
gộp
PVC40 34 VP30 31 125 88
Có thể dùng làm ống xả
PVC50 44 VP40 40 247 175
gộp
PVC63 56 VP50 51 473 334

* Tầng 1:
- Máy 1: công suất lạnh 60KW lạnh ≈ 23HP lạnh
+ Với 23HP lạnh thì lưu lượng nước xả bằng 138l/h
+ Vậy chọn ống xả cho máy 1 là ống PVC50
- Máy 2: công suất lạnh 79KW lạnh ≈ 30HP lạnh
+ Với 30HP lạnh thì lưu lượng nước xả bằng 180l/h
+ Vậy chọn ống xả cho máy 2 là ống PVC63
- Đừng ống nước xả trục ngang tầng 1:
+ Tổng 2 máy tầng 1 có lưu lượng nước xả là 318l/h
+ Vậy chọn ống nước xả gộp cho tầng 1 là ống PVC63
* Tầng 2:
- Máy 1: công suất lạnh 41KW lạnh ≈ 16HP lạnh
+ Với 16HP lạnh thì lưu lượng nước xả bằng 96l/h
+ Vậy chọn ống xả cho máy 1 là ống PVC50
- Máy 1: công suất lạnh 41KW lạnh ≈ 16HP lạnh
+ Với 16HP lạnh thì lưu lượng nước xả bằng 96l/h
+ Vậy chọn ống xả cho máy 2 là ống PVC50
-Đường ống nước xả trục ngang tầng 2:
+ Tổng 2 máy tầng 2 có lưu lượng nước xả là 192l/h
+ Vậy chọn ống nước xả gộp cho tầng 2 là ống PVC63
* Tầng 3:
- Máy công suất lạnh 81KW lạnh ≈ 31HP lạnh
+ Với 31HP lạnh thì lưu lượng nước xả bằng 186l/h
+ Vậy chọn ống xả tầng 3 là ống PVC63
* Tầng 4:
- Máy công suất lạnh 60KW lạnh ≈ 23HP lạnh
+ Với 23HP lạnh thì lưu lượng nước xả bằng 138l/h
+ Vậy chọn ống xả cho tầng 4 là ống PVC50
70
* Đường ống nước ngưng trục đứng cho 4 tầng:
- Tổng lưu lượng nước ngưng của 4 tầng là 824,58 l/h
- Vậy chọn ống xả đứng chính là ống PVC125.
2.4 Tính toán lựa chọn thiết bị điện:
2.4.1 Cụm Chiller
- Cụm chiller model KLSW-090S có dòng điện định mức Iđm = 130A.
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 195A
Vậy chọn MCCB : NF250-SV-3200 (3P-200A-36kA)

Hình 2.17: MCCB và MCB của hãng MITSUBISHI

Chọn dây dẫn: S = I/J = 130/4 = 32,5mm²


Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn cáp điện hạ thế (3 lõi pha + 1 lõi đất, ruột đồng cách nhiệt PVC,
vỏ PVC): CVV-3x35+1x25-0.6/1Kv

Hình 2.18: Dây dẫn cáp điện hạ thế của hảng Cadivi

2.4.2 Dàn lạnh AHU


* Tầng 1:
- Máy 1: AHU model CLCP-012 có công suất P = 5.5HP
- Dòng điện định mức I đm = 7.37

71
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 11A
Vậy chọn MCB : BHD6-313 (3p-13A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 7.37/4 = 1.84mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ PVC):
CVV-3x2.5 (3x7/0.85)-300/500V
- Máy 2: AHU model CLCP-014 có công suất P = 7.5HP
- Dòng điện định mức I đm = 10.05A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 15.75A
Vậy chọn MCB : BHD6-316 (3p-16A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 10.05/4 = 2.5mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ PVC):
CVV-3x2.5 (3x7/0.85)-300/500V
* Tầng 2:
- Máy 1: AHU model CLCP-010 có công suất P = 5.5HP
- Dòng điện định mức I đm = 7.37A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 11A
Vậy chọn MCB : BHD6-313 (3p-13A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 7.37/4 = 1.84mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x2.5 (3x7/0.85)-300/500V
- Máy 2: AHU model CLCP-012 có công suất P = 5.5HP
- Dòng điện định mức I đm = 7.37A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 11A
Vậy chọn MCB : BHD6-313 (3p-13A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 7.37/4 = 1.84mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x2.5 (3x7/0.85)-300/500V
* Tầng 3:

72
- Máy: AHU model CLCP-016 có công suất P = 7.5HP
-Dòng điện định mức I đm = 10.05A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 15.75A
Vậy chọn MCB : BHD6-316 (3p-16A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 10.05/4 = 2.5mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x2.5 (3x7/0.85)-300/500V
* Tầng 4:
- Máy: AHU model CLCP-012 có công suất P = 5.5HP
- Dòng điện định mức I đm = 7.37A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 11A
Vậy chọn MCB : BHD6-313 (3P-13A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 7.37/4 = 1.84mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x2.5 (3x7/0.85)-300/500V
2.4.3 Tháp giải nhiệt
- Tháp giải nhiệt model KST-100 có công suất P = 3HP
- Dòng điện định mức I đm = 4A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 6A
Vậy chọn MCB : BHD6-310 (3P-10A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 4/4 = 1mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x1.5 (3x7/0.52)-300/500V
2.4.4 Bơm nước lạnh
- Bơm nước lạnh model XCM65-200B có công suất P = 25HP
- Dòng điện định mức I đm = 33A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 49A
Vậy chọn MCB : BHD6-350 (3P-50A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J =33/4 = 8.4mm²
73
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x10 (3x7/1.35)-300/500V
2.4.5 Bơm nước giải nhiệt
- Bơm nước giải nhiệt model XCM65-125B có công suất P = 7.5HP
- Dòng điện định mức I đm = 10.05A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 15.75A
Vậy chọn MCB : BHD6-316 (3P-16A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 10.05/4 = 2.5mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x2.5 (3x7/0.85)-300/500V
2.4.6 Quạt gió tươi
- Quạt gió tươi model AFP-1-600 có công suất P = 1HP
- Dòng điện định mức I đm = 1.34A
Chọn MCCB: I ≥ 1,5I đm ≥ 2.01A
Vậy chọn MCB : BHD6-306 (3P-6A-6kA)
Chọn dây dẫn: S = I/J = 1.34/4 = 1mm²
Với J = 4 là dây dẫn bằng đồng.
Vậy chọn dây dẫn: cáp điện hạ thế (3 lõi, ruột đồng cách nhiệt PVC, vỏ
PVC):CVV-3x1.5 (3x7/0.52)-300/500V
Bảng 2.19: Thiết bị và dây dẫn
Tên thiết bị Số lượng Thiết bị đóng cắt Dây dẫn
Cụm chiller 1 NF250-SV-3200 (3P- CVV-3x35+1x25-
200A-36kA) 0.6/1kV
AHU: CLCP010 2 BHD6-313 (3p-13A- CVV-3x2.5
6kA) (3x7/0.85)-300/500V
CLCP012 2 BHD6-313 (3p-13A-
6kA)
CLCP014 1 BHD6-316 (3p-16A-
6kA)
CLCP016 1
74
BHD6-316 (3p-16A-
6kA)
Tháp giải nhiệt 1 BHD6-310 (3P-10A- CVV-3x1.5
6kA) (3x7/0.52)-300/500V
Bơm nước lạnh 1 BHD6-350 (3P-50A- CVV-3x10
6kA) (3x7/1.35)-300/500V

Bơm nước giải 1 BHD6-316 (3P-16A- CVV-3x2.5


nhiệt 6kA) (3x7/0.85)-300/500V
Quạt gió tươi 1 BHD6-306 (3P-6A- CVV-3x1.5
6kA) (3x7/0.52)-300/500V

75
CHƯƠNG 3: LẬP KHỐI LƯỢNG VÀ THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ
THỐNG
3.1 Lập bảng khối lượng:
Bảng bóc tách khối lượng thiết bị - vật tư cho mô hình điều hòa không khí Water
Chiller giải nhiệt nước
Bảng 3.1: Bóc tách thiết bị chính, thiết bị phụ cho hệ thống
STT Tên thiết bị ĐVT Số Đơn giá Thành tiền
lượng
1 Máy nén 3,5HP 3P Cái 1 2.700.000 2.700.000
VNĐ VNĐ
2 Bình ngưng Cái 1 3.600.000 3.600.000
VNĐ VNĐ
3 Dàn bay hơi Cái 1 1.800.000 1.800.000
VNĐ VNĐ
4 Dàn FCU Cái 1 5.200.000 5.200.000
VNĐ VNĐ
5 Mắt xem gas Cái 1 110.000 110.000 VNĐ
VNĐ
6 Phin lọc Cái 1 150.000 150.000 VNĐ
VNĐ
7 Bơm nước lạnh Cái 1 1.300.000 1.300.000
VNĐ VNĐ
8 Bơm nước giải nhiệt Cái 1 1.300.000 1.300.000
VNĐ VNĐ
9 Van tiết lưu nhiệt Cái 1 900.000 900.000 VNĐ
VNĐ
10 Bình tách lỏng Cái 1 350.000 350.000 VNĐ
VNĐ
11 Tháp giải nhiệt Cái 1 7.000.000 7.000.000
VNĐ VNĐ
12 Van chặn Cái 4 150.000 600.000 VNĐ
VNĐ
13 Rơ le dòng chảy Cái 2 370.000 740.000 VNĐ
VNĐ
14 Van điện từ Cái 1 300.000 300.000 VNĐ
VNĐ
15 Miệng gió 4 hướng KT Cái 2 210.000 420.000 VNĐ
300x300 VNĐ
16 Bình giãn nở Cái 1 75.000 75.000 VNĐ
VNĐ
17 Thùng thổi KT Cái 1 165.000 VNĐ 165.000 VNĐ
825x145

76
18 Box KT 310x310 Cái 2 100.000 VNĐ 200.000 VNĐ
L120
19 Bộ đồng hồ áp suất + Cái 1 450.000 VNĐ 450.000 VNĐ
Rơ le áp suất LP HP
20 Van chặn đầu hút Cái 1 220.000 VNĐ 220.000 VNĐ
21 Van chặn đầu đẩy Cái 1 170.000 VNĐ 170.000 VNĐ
22 Van 1 chiều cái 1 180.000 VNĐ 180.000 VNĐ
23 Ống chống rung Inox Cái 2 230.000 VNĐ 460.000 VNĐ
21.800.000
Tổng cộng VNĐ

Bảng 3.2: Bóc tách vật tư, phụ kiên cho hệ thống
STT Tên vật tư ĐVT Số Đơn giá Thành tiền
lượng
1 Ống nhựa PVC Ø 34 m 12 13.750 165.000 VNĐ
VNĐ
2 Mút cách nhiệt PE m 4 55.000 220.000 VNĐ
dày 20 VNĐ
3 Ống đồng Ø 6 m 4 20.000 80.000 VNĐ
VNĐ
4 Ống đồng Ø 10 m 2 40.000 80.000 VNĐ
VNĐ
5 Ống đồng Ø 12 m 4 50.000 200.000 VNĐ
VNĐ
6 Ống đồng Ø 16 m 1 70.000 70.000 VNĐ
VNĐ
7 Ống đồng Ø 19 m 1 80.000 80.000 VNĐ
VNĐ
8 Rắc co nhựa Ø 34 cái 8 25.000 200.000 VNĐ
VNĐ
9 Rắc co nhựa ren cái 2 12.000 24.000 VNĐ
ngoài Ø 34 ra Ø 27 VNĐ
10 Rắc co nhựa ren cái 2 12.000 24.000 VNĐ
ngoài Ø 27 ra Ø 34 VNĐ
11 Co chữ T ren trong Ø Cái 2 25.000 50.000 VNĐ
34 VNĐ
12 Co Ø 34 cái 20 16.000 320.000 VNĐ
VNĐ
13 Sắt hộp đen vuông m 20 24.000 480.000 VNĐ
40x40 VNĐ
14 Superlon m 20 4000 80.000 VNĐ
VNĐ
15 Ximili Cuộn 6 8.500 51.000 VNĐ
VNĐ
16 Băng keo bạc Cuộn 2 20.000 40.000 VNĐ
VNĐ
17 Băng keo trắng Cuộn 5 7.000 35.000 VNĐ
77
VNĐ
18 Băng keo trong Cuộn 1 18.000 18.000 VNĐ
VNĐ
19 Băng keo non Cuộn 12 3.000 36.000 VNĐ
VNĐ
20 Tấm đế khung Tấm 1 700.000 VNĐ 700.000 VNĐ
1220x2440x6
21 Bánh xe chịu lực cái 4 80.000 320.000 VNĐ
VNĐ
22 Bu long + Đai ốc Con 20 4000 80.000 VNĐ
6mm VNĐ
23 Bu long + Đai ốc Con 20 6000 120.000 VNĐ
8mm VNĐ
24 Bu long + Đai ốc Con 10 8000 80.000 VNĐ
10mm VNĐ
25 Vít đuôi cá 5mm Gram 300 15.000 VNĐ 30.000 VNĐ
/100 gram
26 Co ống đồng Ø 19 cái 6 15.000 90.000 VNĐ
VNĐ
27 T ống đồng Ø 12 cái 1 30.000 30.000 VNĐ
VNĐ
28 Tán đồng Ø 12 Cái 6 15.000 90.000 VNĐ
VNĐ
29 Gas R22 Kg 13,4 120.000 VNĐ 1.600.000
VNĐ
30 Ống nhựa mềm m 6 20.000 120.000 VNĐ
VNĐ
31 Cổ dê cái 4 4500 18.000 VNĐ
VNĐ
32 Ống nhựa PVC Ø 21 m 2 10.000 20.000 VNĐ
VNĐ
33 Sơn Hộp 2 10.000 20.000 VNĐ
VNĐ
34 Cọ Cây 2 3000 6000
VNĐ VNĐ
35 La Inox cây 2 20.000 40.000 VNĐ
VNĐ
36 Phao cơ cái 1 50.000 50.000 VNĐ
VNĐ
37 Sơn xịt chai 1 30.000 30.000 VNĐ
VNĐ
38 Màng bọc PE Cây 1 95.000 95.000 VNĐ
VNĐ
39 Thanh nhôm m 4 125.000 VNĐ 500.000 VNĐ
Tổng 6.292.000
cộng VNĐ

78
Bảng 3.3: Bóc tách thiết bị điện cho hệ thống

ST Loại thiết bị ĐVT Số Đơn giá Thành tiền


T lượng
1 CB Tép KN 3P 16A Cái 2 166.530 333.000
LS VNĐ VNĐ
2 CB Tép BKN 2P 6A Cái 2 105.539 211.060
LS VNĐ VNĐ
3 KĐT MC 9A 220V Cái 1 192.820 192.820
LS VNĐ VNĐ
4 KĐT Mini 6A LS Cái 8 172.360 1.378.880
VNĐ VNĐ
5 Điều chỉnh nhiệt độ Cái 2 180.000 360.000
phòng VNĐ VNĐ

6 RLK 8CT 220V Cái 2 32.000 VNĐ 64.000 VNĐ


IDEC TQ
7 RLK 11CT 220V Cái 1 33.000 VNĐ 33.000 VNĐ
IDEC TQ
8 RLK 14DN 220V Cái 1 12.500 VNĐ 12.500 VNĐ
TQ
9 TM Không tai 60S Cái 4 65.000 VNĐ 260.000
CKHKC VNĐ
10 Nẹp điện lỗ 25x25 Cây 3 25.000 VNĐ 75.000 VNĐ
11 Dậy điện 3x1.5 m 6 8000 VNĐ 48.000 VNĐ
12 Dây điện 4x2.5 m 6 25.000 VNĐ 150.000
VNĐ
13 Phích cắm động lực Cái 4 60.000 VNĐ 240.000
VNĐ
14 Dây điện 2.5 m 90 7000 VNĐ 630.000
VNĐ
15 Đầu dò cái 6 30.000 VNĐ 180.000
VNĐ
16 ĐH Ewelly 181 cái 4 220.000 880.000
VNĐ VNĐ
17 Dây điện 1.5 m 136 4.000 VNĐ 544.000
VNĐ
18 Ống gen d 8 4.000 VNĐ 32.000 VNĐ
19 Ống gen chịu nhiệt d 4 2.000 VNĐ 8.000 VNĐ
20 Dây gút Bịch 5 10.000 VNĐ 50.000 VNĐ
21 ĐC 1.25 Y Bịch 3 8500 VNĐ 25.500 VNĐ
22 ĐC 2.5 Y Bịch 2 9500 VNĐ 19.000 VNĐ
23 Dây xoắn KS 10 Bịch 2 14.000 VNĐ 28.000 VNĐ
24 ĐC 2.5 Tròn Bịch 1 9500 VNĐ 9.500 VNĐ
25 Bulong đai ốc Cm 30 20.000 VNĐ 20.000 VNĐ
26 Chì hàn Cuộn 1 40.000 VNĐ 40.000 VNĐ
79
27 Button bằng phi 22 Cái 2 16.000 VNĐ 32.000 VNĐ
dính đỏ
28 Phích cắm IP 44 4P Cái 1 31.000 VNĐ 31.000 VNĐ
16A
29 Ổ di động IP 44 4P Cái 1 37.000 VNĐ 37.000 VNĐ
16A
30 Máng Camsico Cây 1 22.000 VNĐ 22.000 VNĐ
25x25
31 Giắc cắm Banana Cặp 314 10.500 VNĐ 3.297.000
4mm VNĐ
32 Đế 8 CT TQ Cái 6 5.500 VNĐ 5.500 VNĐ
33 Dây nhiệt kim ngắn Sợi 4 14.000 VNĐ 56.000 VNĐ
2M TQ
34 Cửa tủ 400x600x150 Cái 1 150.000 + 200.000
+ Khoan lỗ 50.000 VNĐ VNĐ
35 ĐH Bew 80AC Cái 1 120.000 120.000
500V Taiwan VNĐ VNĐ
36 ĐH Bew 80AC 30A Cái 3 93.000 VNĐ 279.000
Taiwan VNĐ
37 Đèn báo ĐT Phi 22 Cái 9 5.000 VNĐ 45.000 VNĐ
Đỏ 220V
38 DMN TB 12P 25A Cái 4 9500 VNĐ 38.000 VNĐ
TQ
39 Đế 11CT TQ Cái 1 7000 VNĐ 7.000 VNĐ
40 Đế chì đèn FS 101 Cái 1 5.500 VNĐ 5.500 VNĐ
41 Chuyển mạch 48x48 Cái 1 120.000 120.000
Obishi ĐL VNĐ VNĐ
42 Button bằng Ø 22 Cái 1 9.500 VNĐ 9.500 VNĐ
LA38-11 không dính
đỏ
43 Đuôi MT-12A LS Cái 1 280.000 280.000
VNĐ VNĐ
44 Button bằng Ø 22 Cái 13 16.000 VNĐ 208.000
dính xanh VNĐ
45 Button khẩn cấp Ø Cái 1 16.500 VNĐ 16.500 VNĐ
22 LA38
46 Đế 14 LN TQ Cái 1 7.500 VNĐ 7.500 VNĐ
47 Còi báo Ø 22 Cái 1 15.000 VNĐ 7.500 VNĐ
48 Đèn báo ĐT Ø 22 Cái 8 5.000 VNĐ 40.000 VNĐ
220V
49 Vỏ chì đèn nhỏ Cái 1 2000 VNĐ 7.500 VNĐ
50 Tấm panel điện Tấm 1 1.500.000V 1.500.000V
NĐ NĐ
Tổng cộng 12.303.260V

80
3.2 Thi công hệ thống:
Do tính chất đặc trưng của hạng mục công trình, việc lập biện pháp thi công cụ thể
là hết sức cần thiết để giúp cho việc thực hiện dự án đạt các yêu cầu sau:
Tiến hành một cách khoa học
Đạt được các yêu cầu về mặt kỹ thuật
Đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm giá thành cho công trình
Không ảnh hưởng tới công việc khác thực hiện trên công trường
Đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn lao động
Đảm bảo tiến độ thi công công trình
Các căn cứ để lập biện pháp thi công:
Căn cứ theo bản vẽ thiết kế
Căn cứ vào đặc điểm thi công cụ thể tại công trường
Căn cứ vào yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư
Căn cứ vào tiến độ thi công của công trình
Căn cứ vào khả năng và năng lực của nhà thầu thi công xây lắp
Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của hệ thống thiết bị
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của nhà cung cấp máy
Các cơ sở trên cho thấy sự cần thiết phải lập biện pháp thi công một cách hợp lý.
3.2.1 Bảng tiến độ thi công hệ thống:
* Tuần 46(13/07-18/07/20): Tiến hành đề xuất phương án, thiết kế bản vẽ sơ đồ
nguyên lí, sơ đồ bố trí, bóc tách khối lượng thiết bị của hệ thống mô hình và hệ thống
điện. Tiến hành triển khai công việc, phân công các thành viên đi mua thiết bị, vật tư
cho hệ thống mô hình và hệ thống điện.
* Tuần 47(20/07-25/07/20): Tiến hành công việc hàn khung mô hình, sơn tĩnh điện
mô hình, gia công tủ điện, bảng điện điều khiển. Tiến hành kiểm tra các thiết bị, gắn
thiết bị lên mô hình, gắn thiết bị lên tủ điện và đấu tủ điện.
* Tuần 48(27/07-01/08/20): Tiến hành hàn gắn, kết nối ống đồng, ống nước ngưng,
kết nối miệng gió, ống gió, gắn thiết bị, ra dây bảng điện điều khiển. Tiến hành thử
kín, thử bền hệ thống, đấu nối bảng điện điều khiển, kết nối động lực cho hệ thống.
* Tuần 49(03/08-08/08/20): Tiến hành vận hành hệ thống, lấy thông số, chỉnh sữa
hoàn thiện hệ thống.

81
3.2.2 Thực hiện các công việc trong quá trình thi công hệ thống:
3.2.2.1 Hàn khung mô hình:
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để hàn khung mô hình
- Công việc 3: Tiến hành hàn khung mô hình
+ Bước 1: Cắt sắt theo đúng kích thước trên bản vẽ
+ Bước 2: Tiến hàn lắp ráp và hàn những thanh sắt lại theo đúng bản vẽ
+ Bước 3: Kiểm tra lại kích thước khung mô hình chính xác theo bản vẽ
+ Bước 4: Mài nhẳn các mối hàn
+ Bước 5: Tiến hành sơn hoàn thiện khung mô hình
- Công việc 4: Vệ sinh khu vực làm việc
3.2.2.2 Lắp đặt thiết bị của cụm chiller vào khung mô hình
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để lắp đặt thiết bị vào khung mô
hình
- Công việc 3: Khảo sát thiết bị trước khi lắp đặt. Sữa chữa thay thế nếu thiết bị
không hoạt động hoặc có biểu hiện hư hỏng
- Công việc 4: Lắp đặt thiết bị vào khung mô hình
+ Bước 1: Tiến hành khoan lỗ để bắt thiết bị trên khung mô hình theo bản vẽ
+ Bước 2: Đưa thiết bị cần lắp đặt đến đúng vị trí trên khung mô hình theo bản vẽ
+ Bước 3: Cố định thiết bị vào vị trí các lỗ khoan bằng bulông, đai ốc
- Công việc 5: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ
- Công việc 6: Vệ sinh khu vực làm việc

82
Hình 3.1: Bố trí thiết bị lên mô hình
3.2.2.3 Kết nối đường ống đồng cho cụm chiller
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện kết nối ống đồng cho
cụm Chiller
- Công việc 3: Kết nối đường ống đồng cho cụm chiller
+ Bước 1: Gia công ống đồng theo bản vẽ và phù hợp với thiết bị cần kết nối
+ Bước 2: Đưa ống đồng đã gia công đến vị trí kết nối
+ Bước 3: Tiến hành kết nối ống đồng vào vị trí theo đúng bản vẽ quy định
+ Bước 4: Sơn lại hoặc bọc cách nhiệt đường ống đồng theo bản vẽ (Lưu ý: tại
những vị trí kết nối sẽ được bọc cách nhiệt sau khi thử kín)
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện đường ống theo đúng bản vẽ
- Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc

83
Hình 3.2: Kết nối ống đồng
3.2.2.4 Tiến hành thử kín thử bền cho đường ống
- Công việc 1 : Chuẩn bị dụng cụ vật tư đồ nghề để tiến hành thử kín thử bền hệ
thống
- Công việc 2: Tiến hành thử kín thử bền đối với hệ thống:
+ Bước 1: Kết nối bình nitơ vào hệ thống qua đồng hồ áp suất
+ Bước 2: Mở thông tất cả các van trong hệ thống. Đối với van điện từ phải tiến
hành mở cưỡng bức hoặc cấp nguồn riêng để mở van.
+ Bước 3: Nâng áp suất thử lên khoảng 10 barG (Áp đồng hồ)
+ Bước 4: Tiến hành kiểm tra các mối hàn, mối nối bằng xà phòng bọt
+ Bước 5: Đánh dấu vị trí các mối xì hở (nến có)
+ Bước 6: Khi có xì hở, tiến hành xả toàn bộ áp trong hệ thống ra bên ngoài đến khi
bằng áp suất môi trường. Sau đó tiến hành khắc phục vị trí xì.
+ Bước 7: Nâng dần áp suất lên 12 BarG. Đóng van cô lập phía hạ áp.
+ Bước 8:Tiếp tục thử các mối nối bằng xà phòng bọt nếu vẫn xì hở quay lại bước 5
+ Bước 9: Tiến hành cô lập máy nén, sau đó nâng áp xuất bên cao áp lên bằng áp
suất thử bền, giữ trong 5 phút. (tùy theo yêu cầu)
+ Bước 10: Xả áp suất bên phía cao áp về áp suất thử kín ( bằng áp suất làm việc).
Và duy trì áp suất phía hạ áp 12 barG. Nếu không có xì hở tiến hành ngâm thử độ
kín 24 giờ
+ Bước 11: Sau 6 giờ đầu, áp suất cho phép giản 0.3 bar. 18h tiếp theo áp suất giữ
nguyên chứng tỏ hệ thống kín.

84
+ Bước 12: Mở thông van xả phía cao áp để đẩy bụi ra bên ngoài
+ Bước 13: Khi áp suất cao áp bằng áp suất phía hạ áp tiến hành mở thông cả hai
phía. Xả toàn bộ lượng áp suất hệ thống về bằng áp suất khí quyển.
- Công việc 3: Vệ sinh khu vực làm việc.

Hình 3.3: Thử kín thử bền hệ thống


3.2.2.5 Lắp đặt dàn lạnh FCU cho hệ thống
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt dàn lạnh FCU
cho hệ thống
- Công việc 3: Khảo sát thiết bị trước khi lắp đặt. Sữa chữa thay thế nếu thiết bị
không hoạt động hoặc có biểu hiện hư hỏng
- Công việc 4: Lắp đặt dàn lạnh FCU cho hệ thống
+ Bước 1: Lắp đặt ty treo, giá đở cho dàn lạnh theo bản vẽ
+ Bước 2: Vận chuyển dàn lạnh đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Lắp đặt dàn lạnh vào vị trí ty treo giá đỡ
+ Bước 4: Canh chỉnh cao độ dàn lạnh theo bản vẽ quy định
+ Bước 5: Xiết chặt bulong cố định dàn lạnh

85
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định
- Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc
3.2.2.6 Lắp đặt hệ thống vận chuyển phân phối nước lạnh cho hệ thống
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt đường ống
nước lạnh
- Công việc 3: Lắp đặt đường ống nước lạnh
+ Bước 1: Tiến hành gia công sơ bộ đường ống theo bản vẽ
+ Bước 2: Đưa đường ống đã gia công đến đúng vị trí kết nối
+ Bước 3: Tiến hành kết nối đường ống theo đúng bản vẽ
+ Bước 4: Lắp đặt cùm ống để cố định chắc chắn cho đường ống
+ Bước 5: Test nước kiểm tra rò rĩ trên đường ống
+ Bước 6: Nếu đường ống không bị rò rĩ ta tiến hành bọc cách nhiệt hoàn thiện cho
đường ống
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định
- Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc

Hình 3.4: Kết nối ống nước lạnh

86
3.2.2.7 Lắp đặt hệ thống vận chuyển phân phối nước giải nhiệt cho hệ thống
- Việc thực hiện lắp đặt đường ống nước giải nhiệt sẽ được thực hiện tương tự như
việc lắp đặt đường ống nước lạnh ( Lưu ý: Đường ống nước giải nhiệt sẽ không cần
phải bọc cách nhiệt)
3.2.2.8 Lắp đặt box gió cấp
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt box gió cấp
- Công việc 3: Lắp đặt box gió cấp cho hệ thống
+ Bước 1: Tiến hành khoan lỗ và lắp ty treo cho box gió theo bản vẽ
+ Bước 2: Vận chuyển box gió đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Lắp đặt box gió vào vị trí ty treo
+ Bước 4: Canh chỉnh cao độ box gió theo bản vẽ quy định
+ Bước 5: Xiết chặt bulong cố định box gió
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định
- Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc
3.2.2.9 Kết nối đường ống gió mềm
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt box gió cấp
- Công việc 3: Kết nối ống gió mềm
+ Bước 1: Tiến hành đo và cắt ống gió mềm theo đúng kích thước
+ Bước 2: Đưa ống gió mềm đến vị trí kết nối
+ Bước 3: Kết nối ống gió mềm với box gió dàn lạnh. Dùng dây kẽm, băng keo
trong, băng keo bạc để cố định
+ Bước 4: Kết nối đầu còn lại của ống gió mềm với box gió cấp ( Thực hiện tương
87
tự như bước 3)
+ Bước 5: Khoan ty bắc cùm treo cho đường ống gió mền nếu cần thiết
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định
- Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc

Hình 3.5: Kết nối ống gió mềm

3.2.2.10 Lắp đặt đường ống nước ngưng dàn lạnh


- Việc lắp đặt đường ống nước ngưng được thực hiện tương tự như việc lắp đặt đường
ống nước lạnh (Lưu ý: Đường ống nước ngưng phải có độ dốc đảm bảo nước ngưng
được chảy dễ dàng)

Hình 3.6: Kết nối ống nước ngưng


3.2.2.11 Lắp đặt tủ điện điều khiển cho hệ thống
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
88
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt tủ điện
- Công việc 3: Gia công tủ điện cho hệ thống
+ Bước 1: Tiến hành khoét lỗ cửa tủ theo bản vẽ quy định
+ Bước 2: Lắp đặt thiết bị điện lên cửa tủ
+ Bước 3: Tiến hành lắp đặt thiết bị điện, đomino, máng điện vào bên trong tủ điện
theo bản vẽ.
+ Bước 4: Tiến hành nối dây từ thiết bị ra đomino
- Công việc 4: Lắp đặt tủ điện vào khung mô hình
+ Bước 1: Lắp đặt giá đỡ cho tủ điện theo đúng bản vẽ
+ Bước 2: Đưa tủ điện đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Tiến hành lắp đặt và cố định tủ điện vào vị trí theo bản vẽ
- Công việc 5: Đấu điện cho tủ điện điều khiển
+ Bước 1: Đấu điện cho tủ điện theo bản vẽ mạch điện điều khiển
+ Bước 2: Tiến hành chạy thử kiểm tra mạch điện điều khiển trên tủ điện
+ Bước 3: Kết nối động lực vào tủ điện điều khiển
- Công việc 6: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định
- Công việc 7: Vệ sinh khu vực làm việc

Hình 3.7: Kết nối dây điện trên tủ điện


3.2.2.12 Lắp đặt panel điều khiển cho hệ thống
- Công việc 1: Đọc bản vẽ
+ Khảo sát bản vẽ tổng thể
+ Khảo sát bản vẽ lắp đặt
89
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt tủ điện
- Công việc 3: Gia công bảng điện panel cho hệ thống
+ Bước 1: Tiến hành tiện CNC và in lụa panel theo bản vẽ quy định
+ Bước 2: Lắp đặt thiết bị điện, giắc ghim theo đúng bản vẽ
+ Bước 3: Tiến hành nối dây từ thiết bị ra giắc ghim
- Công việc 4: Lắp bảng điện vào khung mô hình
+ Bước 1: Lắp đặt giá đỡ cho bảng điện theo đúng bản vẽ
+ Bước 2: Đưa bản điện đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Tiến hành lắp đặt và cố định bảng điện vào vị trí theo bản vẽ
- Công việc 5: Đấu điện cho tủ điện điều khiển
+ Bước 1: Đấu điện cho bảng điên panel theo bản vẽ mạch điện điều khiển
+ Bước 2: Tiến hành chạy thử kiểm tra mạch điện điều khiển trên panel
+ Bước 3: Kết nối động lực vào panel điện điều khiển
- Công việc 6: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định
- Công việc 7: Vệ sinh khu vực làm việc

Hình 3.8: Kết nối các thiết bị điện trên panel


3.2.2.13 Hút chân không cho hệ thống
- Công việc 1: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để tiến hành hút chân không hệ thống
- Công việc 2: Tiến hành hút chân không cho hệ thống
+ Bước 1: Kết nối máy hút chân không vào hệ thống qua bộ đồng hồ áp suất
90
+ Bước 2: Tiến hành hút chân không hệ thống lần đầu để đạt được áp suất không
lớn hơn 40mmHg. Sau đó khóa van và dừng máy hút chân không.
+ Bước 3: Sau 1 đến 2 giờ. Tiến hành hút chân không lần 2 để đạt được áp suất
chân không.
+ Bước 4: Tiến hành ngâm hệ thông sau 24 giờ. Nếu áp suất không thay đổi là đạt
yêu cầu.
+ Bước 5: Nếu chưa nạp Gas ngay thời điểm đó thì tiến hành bơm một lượng gas
vào hệ thống để duy trì áp trong hệ thống lớn hơn 0 BarG. Tránh tình trạng không
khí và ẩm bên ngoài lọt vào hệ thống.
- Công việc 3: Dọn dẹp vệ sinh khu vực làm việc
3.2.2.14 Tiến hành vận hành thử nghiệm và nạp gas cho hệ thống
- Công việc 1: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để tiến hành nạp gas cho hệ thống
- Công việc 2: Tiến hành nạp lỏng cho hệ thống
+ Bước 1: Kết nối bình gas vào bình chứa cao áp qua đồng hồ áp suất
+ Bước 2: Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối
+ Bước 3: Mở van và dốc ngược chai gas. Nếu được nên để chay gas cao hơn bình
chứa.
+ Bước 4: Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường cấp dịch vào hệ thống
+ Bước 5: Sau khi nap đủ lượng môi chất xác định. Tiến hành khóa van chai gas để
môi chất bên trong dây đẫn đi vào hệ thống
+ Bước 6: Khóa van đồng hồ áp suất. Ngắt kết nối hệ thống.
- Công việc 3: Tiến hành vận hành thử nghiệm hệ thống nạp bổ sung môi chất cho
hệ thống nếu cần thiết
- Công việc 4: Vệ sinh khu vực làm việc

91
CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ CHILLER

4.1 Xây dựng mô hình điều hòa không khí Water Chiller giải nhiệt nước
4.1.1 Thiết kế hệ thống nhiệt cho mô hình:
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống nhiệt mô hình điều hòa không khí water chiller:

Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lí hệ thống lạnh

- Nguyên lý hoạt động của mô hình điều hòa không khí water chiler: bao gồm 4 vòng
tuần hoàn chính
+ Vòng tuần hoàn môi chất lạnh: Hơi môi chất sinh ra sau thiết bị bay hơi (11) được
máy nén hút về đi qua bình tách lỏng (12) để tách lỏng ra khỏi dòng hơi môi chất môi
chất sau khi đi qua bình tách lỏng đi về máy nén (1) tại máy nén môi chất sẽ được
nén từ áp suất thấp nhiệt độ thấp lên thành hơi có áp suất cao nhiệt độ cao sau đó môi
chất sẽ được đẩy vào bình ngưng (6) tại bình ngưng môi chất sẽ trao đổi nhiệt với
nước giải nhiệt, do môi chất đang ở áp suất cao nhiệt độ cao nên môi chất sẽ tiến hành
nhả nhiệt cho nước giải nhiệt để ngưng tụ lạnh thành lỏng cao áp. Sau khi ngưng tụ
môi chất sẽ tiếp tục đi qua cụm phin lọc (7) để lọc sạch cặn bẩn sau đó tiếp tục đi qua
92
mắt xem gas (8), van điện từ (9) để đến van tiết lưu (10) tại van tiết lưu môi chất sẽ
được tiết lưu giảm áp suất giảm nhiệt độ môi chất chuyển từ trạng thái lỏng cao áp
( có áp suất cao nhiệt độ cao) thành hơi bão hòa ẩm ( có áp suất thấp nhiệt độ thấp)
sau đó môi chất tiếp tục đi vào bình bay hơi (11) tại đây do môi chất tiến hành trao
đổi nhiệt với nước lạnh đi qua bình, do môi chất có áp suất thấp nhiệt độ thấp nên sẽ
tiến hành nhận nhiệt của nước lạnh đi trong bình, sôi và hóa hơi sau đó dòng hơi môi
chất lại được máy nén hút về khép kín chu trình. Chu trình cứ thế tiếp diễn.
+ Vòng tuần hoàn nước giải nhiệt: Nước giải nhiệt tại bể tháp giải nhiệt (21) được
bơm (22) hút về và đẩy vào bình ngưng (6) tại bình ngưng nước giải nhiệt sẽ tiến
hành giải nhiệt cho môi chất, nhận nhiệt của môi chất trở thành nước giải nhiệt có
nhiệt độ cao. Sau đó tiếp tục được đẩy lên vòi phun của tháp giải nhiệt (21) tại đây
nước giải nhiệt có nhiệt độ cao sẽ được vòi phun rưới đều lên các tấm lưới tản nhiệt.
Nước giải nhiệt rơi từ trên xuống trao đổi nhiệt ngược chiều với không khí được quạt
hút từ dưới lên. Nước giải nhiệt được hạ nhiệt độ xuống và rơi vào bể chứa. sau đó
lại được bơm tiếp tục đưa đi giải nhiệt cho môi chất. Chu trình cứ thế tiếp diễn.
+ Vòng tuần hoàn nước lạnh: Nước lạnh tại các dàn FCU (19) được bơm (15) hút về
và đẩy vào bình bay hơi (11) tại đây nước lạnh sẽ nhả nhiệt cho môi chất trở thành
nước lạnh có nhiệt độ thấp ( khoảng 7oC) sau đó nước lạnh được đẩy vào các dàn
FCU tại đây nước lạnh sẽ trao đổi nhiệt với không khí nhận nhiệt của không khí trong
phòng tăng nhiệt độ lên thành nước lạnh có nhiệt độ cao (khoảng 12oC) sau đó lại
tiếp tục được bơm hút về và đẩy vào bình ngưng khép kín chu trình. Chu trình cứ thế
tiếp diễn. Khi nhiệt độ trong phòng đạt yêu cầu thì van 3 ngả sẽ tiến hành đóng lại
bybass nước về lại bình bay hơi ngăn không cho nước vào dàn lạnh.
+ Vòng tuần hoàn không khí bên trong phòng: không khí bên trong phòng được quạt
FCU (19) hút về và thổi qua dàn lạnh tại đây không khí sẽ trao đổi nhiệt với nước
lạnh bên trong dàn, không khí được làm lạnh xuống nhiệt độ yêu cầu rồi sau đó đi
theo hệ thống kênh gió đến các cửa gió (20) để thổi vào phòng. Sau khi được thổi vào
phòng không khí sẽ tiến hành nhận nhiệt thừa ẩm thừa trong phòng sau đó lại được
quạt FCU hút về. Chu trình cứ thế tiếp diễn.
4.1.2 Thiết kế khung mô hình và bố trí thiết bị vào khung mô hình:

93
Hình 4.2: Bản vẽ hình chiếu đứng khung mô hình

Hình 4.3: Bản vẽ hình cắt bằng khung mô hình

94
Hình 4.4: Bản vẽ hình chiếu bằng khung mô hình

Hình4.5: Hình ảnh thực tế mô hình điều hòa không khí Water Chiller

95
Hình 4.6: Hình ảnh thực tế mô hình điều hòa không khí Water Chiller

4.1.3 Thiết kế hệ thống điện cho hệ thống:


- Hệ thống điện điều khiển được thiết kế thành 2 mạch:
+ Mạch điện điều khiển tự động: dùng để hoạt động hệ thống bình thường ổn định.
Mạch điều kiển tự động được lắp đặt trên tủ điện điều khiển.
+ Mạch điều khiển bằng tay: dùng để hoạt động hệ thống khi cần kiểm tra thiết bị
hoạt động riêng lẻ đồng thời dùng để test các sự cố trên hệ thống. Mạch điều khiển
bằng tay được lắp đặt trên panel điều khiển và được kết nối bằng giắc ghim.

96
4.1.3.1 Mạch điện điều kiển tự động:
* Nguyên lý mạch điều khiển tự động:
+ Khi hệ thống khởi động bình thường: Sau khi nhấn ON cấp nguồn cho relay trung
gian K1A, các tiếp điểm thường hở K1A đóng lại cấp nguồn cho Contactor K4 và
Contactor K5 để khởi động Bơm nước lạnh và Quạt FCU. Sau một khoảng thời gian
cài đặt tiếp điểm thường mở đóng chậm của ewelly sẽ đóng lại cấp nguồn cho van
điện từ mở. Sau khi van điện từ mở áp suất bên phía hạ áp sẽ tăng lên giải phóng sự
có áp suất thấp. Lúc này tiếp điểm relay áp suất thấp sẽ đóng lại cấp nguồn cho
Contactor K1, Contactor K2, Contactor K3. Lúc này tiếp điểm động lực của Contactor
đóng lại để cấp nguồn cho bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén lần
lượt hoạt động. Kết thúc quá trình khởi động hệ thống.
+ Sự cố thiếu nước: Khi có sự cố thiếu nước giải nhiệt hoặc thiếu nước lạnh tiếp điểm
relay dòng chảy sẽ đóng lại cấp nguồn cho Timer đếm thời gian. Sau một khoảng thời
gian cài đặt Timer sẽ đá tiếp điểm để dừng bơm nước đồng thời đèn báo sự cố thiếu
nước sẽ sáng. Sau khi khắc phục sự cố Timer sẽ mất nguồn tiếp điểm Timer sẽ đóng
lại cấp nguồn cho bơm nước hoạt động bình thường.
+ Sự cố áp suất cao và sự cố quá dòng máy nén: Khi có sự cố áp suất cao hoặc sự cố
quá dòng máy nén mạch sự cố sẽ đá tiếp điểm ngắt nguồn của toàn bộ hệ thống đồng
thời đèn sự cố sẽ sáng và còi sự cố sẽ kêu. Sau khi khắc phục sự cố ta nhấn Reset để
hệ thống hoạt động lại bình thường.
+ Khi nhiệt độ bình bay hơi đạt yêu cầu: Tiếp điểm Ewelly sẽ mở ra ngắt nguồn của
van điện từ, hệ thống tiến hành hút kiệt sau khi hút kiệt. Sau khi hút kiệt xong tiếp
điểm Relay áp suất thấp sẽ mở ra để dừng bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt
và máy nén. Khi nhiệt độ bình bay hơi tăng lên cao hơn khoảng cài đặt lúc này tiếp
điểm Ewelly sẽ đóng lại cấp nguồn cho van điện từ mở. Giải phóng sự cố áp suất
thấp, bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén hoạt động lại bình thường.
+ Dừng máy bình thường: Để dừng hê thống bình thường ta nhấp OFF, lúc này Relay
trung gian sẽ mất nguồn tiếp điểm Relay trung gian mở ra ngắt van điện từ hệ thống
tiến hành hút kiệt. Sau khi hút kiệt xong toàn bộ hệ thống sẽ dừng.

97
Hình 4.7: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều kiển tự động

98
Hình 4.8: Mạch điện động lực

99
* Tủ điện điều khiển:

Hình 4.9: Bản vẽ thiết kế tủ điện điều khiển

Hình 4.10: Bố trí thiết bị bên trong tủ điện


100
Hình 4.11: Bố trí thiết bị trên cửa tủ điện

4.1.3.2 Mạch điện điều khiển bằng tay:


* Nguyên lý mạch điều khiển bằng tay:
- Khi hệ thống khởi động bình thường: Nhấn nút S0 để cấp nguồn cho relay trung
gian K1A, các tiếp điểm thường hở K1A đóng lại cấp nguồn duy trì cho hệ thống.Sau
đó nhấn nút S4, S5 để khởi động bơm nước lạnh và quạt FCU. Sau một khoảng thời
gian cài đặt độ trễ thì tiếp điểm thường hở đóng chậm của Ewelly đóng lại cấp nguồn
cho van điện từ cấp dịch mở ra giải phóng sự cố áp suất thấp và tiếp điểm LP đóng
lại. Nhấn nút S1 để khởi động Bơm nước giải nhiệt, nhấn S2 khởi động Quạt tháp
giải nhiệt, nhấn S3 khởi động Máy nén. Kết thức quá trình khởi động hệ thống.
- Khi hệ thống đạt nhiệt nhiệt độ: Tiếp điểm Ewelly mở ra ngắt nguồn van điện từ
cấp dịch, van điện từ cấp dịch đóng lại để máy nén tiến hành hút kiệt đến áp suất cài
đặt thì tiếp điểm thường đóng LP mở ra dừng Máy nén, Quạt tháp giải nhiệt và Bơm
101
nước giải nhiệt. Khi nhiệt độ bình bay hơi tăng lên cao hơn khoảng cài đặt lúc này
tiếp điểm Ewelly sẽ đóng lại cấp nguồn cho van điện từ mở. Giải phóng sự cố áp suất
thấp, bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén hoạt động lại bình thường.
+ Sự cố thiếu nước: Khi có sự cố thiếu nước giải nhiệt hoặc thiếu nước lạnh tiếp điểm
relay dòng chảy sẽ đóng lại cấp nguồn cho Timer đếm thời gian. Sau một khoảng thời
gian cài đặt Timer sẽ đá tiếp điểm để dừng bơm nước đồng thời đèn báo sự cố thiếu
nước sẽ sáng. Sau khi khắc phục sự cố Timer sẽ mất nguồn tiếp điểm Timer sẽ đóng
lại cấp nguồn cho bơm nước hoạt động bình thường.
+ Sự cố áp suất cao và sự cố quá dòng máy nén: Khi có sự cố áp suất cao hoặc sự cố
quá dòng máy nén mạch sự cố sẽ đá tiếp điểm ngắt nguồn của toàn bộ hệ thống đồng
thời đèn sự cố sẽ sáng và còi sự cố sẽ kêu. Lưu ý trước khi khắc phục sự cố phải mở
toàn bộ các nút nhấn điều khiển. Sau khi khắc phục sự cố ta nhấn khởi động hệ thống
lại từ đầu để hệ thống hoạt động lại bình thường.
+ Dừng máy bình thường: Để dừng máy bình thường ta nhấn S4, S5 để đừng bơm
nước giải nhiệt và quạt dàn lạnh. Sau đó ta nhấn S0 để hệ thống hút kiệt sau khi hút
kiệt đạt áp suất yêu cầu. Relay áp suất thấp sẽ tác động dừng bơm nước giải nhiệt,
quạt tháp giải nhiệt và máy nén.

102
Hình 4.12: Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển bằng tay

103
Hình 4.13: Mạch điện động lực

104
* Bảng điện panel:

Hình 4.14: Bản vẽ thiết kế bảng điện panel

Hình 4.15: Bảng điện panel thực tế

105
4.2 Xây dựng quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí
Water Chiller giải nhiệt nước:
Tuổi thọ và năng suất làm việc của hệ thống được chi phối bởi nhiều yếu tố từ chế
tạo, lắp đặt, vận hành đến bảo trì, bão dưỡng mỗi khâu sẽ có tầm ảnh hưởng nhất
định đến hệ thống. Tuy nhiên có thể nói quá trình vận hành có ảnh hưởng đến hệ
thống nhiều nhất. Một quy trình vận hành đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả hoạt
động, cũng như tuổi thọ cho hệ thống và ngược lại nếu vận hành không đúng có thể
sẽ gây ra hậu quả rất lớn đến hệ thống.
4.2.1 Công tác chuẩn bị khi đóng điện:
- Vệ sinh sạch sẽ tủ điện và thiết bị, kiểm tra các hư hỏng vật lí nếu có.
- Kiểm tra cách điện từng thiết bị, dây dẫn.
- Kiểm tra lại các đấu nối dây dẫn động lực.
- Kiểm tra cách điện của tủ điện.
4.2.2 Chuẩn bị vận hành:
- Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch quá 5%
- Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì cản trở sự
làm việc bình thường của thiết bị không.
- Kiểm tra công tắc EMERGENCY STOP bảo đảm sự cung cấp nguồn điện.
- Kiểm tra mức nước của Tháp giải nhiệt và mức nước lạnh.
- Kiểm tra các thông số cài đặt trên bộ điều khiển nhiệt độ và đồng hồ áp suất kép.
- Kiểm tra mạch nối dây điện, mạch điện không có tín hiệu báo sự cố, đảm bảo
mạch sẵn sàng hoạt động.
- Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van.
4.2.3 Điều kiện để vận hành hệ thống:
- Cung cấp nguồn điện liên tục và đảm bảo công suất.
- Điện áp và tần số ổn định, biến thiên trong giá trị cho phép.
- Cung cấp nước đủ cho hệ thống giải nhiệt và hệ thống nước lạnh
4.2.4 Quy trình vận hành hệ thống điều hòa không khí Water Chiller giải
nhiệt nước:
4.2.4.1 Trình tự quy trình vận hành bằng tay hệ thống điều hòa không khí
chiller giải nhiệt nước:

106
* Công việc 1: Kiểm tra trước khi vận hành ( Xem phần 4.2.2)
* Công việc 2: Vận hành hệ thống ở chế độ bằng tay
- Bước 1: Mở CB động lực và CB điều khiển bằng tay. Bắt đầu nhấn nút S0 để cấp
nguồn cho relay K1A.
- Bước 2: Nhấn nút S1 và S4 để cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt hoạt
động. (Lưu ý việc khởi bông bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt phải đươc thược
hiện trước 30s sau khi nhấn nút S0. Nếu sau 30s Timer sẽ tác động ngắt tiếp điểm và
bơm sẽ không hoạt động được)
- Bước 3: Nhấn nút S2 để tháp giải nhiệt hoạt động.
- Bước 4: Nhấn nút để quạt FCU và van bybass hoạt động.
- Bước 5: Nhấn nút S3 cho máy nén hoạt động, kiểm tra các van đóng mở tại đầu đẩy
và đầu hút máy nén đồng thời kiểm tra đồng hồ áp suất đầu đẩy và đầu hút xem có
bất thường để kịp xử lí.
- Bước 6: Lập bảng số liệu và đánh giá thông số vận hành
* Công việc 3: Kết thúc vận hành
- Bước 1: Nhấn nút S4, S5 để dừng bơm nước lạnh , quạt dàn lạnh và van bybass
- Bước 2: Nhấn nút S0 để ngắt nguồn van cấp dịch
- Bước 3: Đợi máy nén hút kiệt để relay áp suất thấp LP tác động dừng hệ thống.
- Bước 4: Nhấn các nút nhấn S1, S2, S3 trở về trạng thái thường hở.
- Bước 5: Tắt CB điều khiển và động lực.
* Công việc 4: Vệ sinh khu vực làm việc

4.2.4.2 Trình tự quy trình vận hành tự động hệ thống chiller giải nhiệt nước
* Công việc 1: Kiểm tra trước khi vận hành ( Xem phần 4.2.2)
* Công việc 2: Vận hành hệ thống ở chế độ tự động
- Bước 1: Mở CB tổng hệ thống động lực, và CB điều khiển mạch tự động
- Bước 2: Nhấn nút ON cho hệ thống hoạt động. khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo
một trình tự nhất định.
- Bước 3: Quan sát trình tự hoạt động của thiết bị. Lắng nghe âm thanh khởi động của
máy, nếu có dấu hiệu bất thường kèm theo sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy
ngay. Theo dõi dòng điện hoạt động, áp suất đầu hút và đầu đẩy máy nén xem có bất
thường để kịp xử lí.
- Bước 4: Lập bảng số liệu và đánh giá thông số vận hành
107
* Công việc 3: Kết thúc vận hành:
- Bước 1: Nhấn nút OFF để tiến hành hút kiệt và dừng toàn bộ hệ thống
- Bước 2: Tắt các CB điều kiển và động lực
* Công việc 4: Vệ sinh khu vực làm việc
* Lưu ý trong quá trình vận hành hệ thống:
- Phải ghi lại một cách đều đặn các thông số và kiểm tra chế độ làm việc tối ưu của
hệ thống.
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị đo lường và thiết bị bảo vệ.
4.2.5 Bảo trì bảo dưỡng hệ thống
4.2.5.1 Bão dưỡng máy nén
- Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động
được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.
Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 2 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời
kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.
- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng
phải đại tu 01 lần.
- Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
- Máy nén chạy 8 giờ/ngày thì 1 năm thay dầu 1 lần, chạy 24 giờ/ngày thÌ 6 tháng
thay dầu một lần. Loại dầu theo yêu cầu nhà sản xuất (loại máy nén, loại gas
lạnh.v.v.).
Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.
- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau
chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay
dầu mỡ.
- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại
màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do
bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy
- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu
- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu
kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

108
- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không.Sau đó sử
dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn
bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt
cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra
để làm sạch bộ lọc.
- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải
tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn,
bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ
sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.
4.2.5.2 Bảo dưỡng FCU:
- Đo thông số FCU trước khi vệ sinh bao gồm: Nhiệt độ gió cấp, vận tốc gió,
dòng điện quạt cấp.
- Tắt nguồn FCU để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Tháo quạt ra khỏi FCU, Lau chùi cánh quạt, kiểm tra bạc đạn motor quạt,
kiểm tra cách điện sơ bộ của motor quạt bằng VOM, vệ sinh lọc bụi.
 Vệ sinh dàn lạnh, dùng nước cao áp để vệ sinh toàn bộ dàn lạnh.
 Thông đường nước ngưng ( hút nước đường drain), lau chùi nước còn sót lại
trong FCU
 Lau chùi các miệng gió cấp và gió hồi của FCU.
- Kiểm tra lại một lần nữa trước khi chạy lại FCU
- Cho chạy FCU, kiểm tra valve, kiểm tra và dán lại các vị trí rò rỉ khí (bằng
băng keo bạc)
 Đo thông số dòng điện, vận tốc gió, nhiệt độ.
4.2.5.3. Bảo dưỡng bình ngưng:
- Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử
dụng hoá chất để vệ sinh. Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì
nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch Na2CO3 ấm, sau đó thổi khô
bằng khí nén.
- Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ
sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải
để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm
109
xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc
tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.
- Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về
bình chứa nên thực tế thường không có.
- Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.
- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
4.2.5.4. Bảo dưỡng bình bay hơi:
- Bình bay hơi ít xả ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình.
- Vì vậy đối với bình bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn động bên trong bình.
Trường hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể xảy ra tình trạng bám bẩn bên trong theo
hướng đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.
4.2.5.5. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt:
- Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống là làm nguội nước giải nhiệt từ bình
ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nang cao hiệu quả giải nhiệt.
- Quá trình bão dưỡng gồm các công việc sau:
+ Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, trục phân phối nước.
+ Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước.
+ Xã cặn bẩn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
+ Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ, tình trạng làm việc của van phao.
4.2.5.6. Bảo dưỡng bơm:
- Bơm nước là loại miễn bảo dưỡng, tuy nhiên thường xuyên vệ sinh vỏ động cơ, các
cánh tản nhiệt và quạt để động cơ không bị quá nhiệt và kéo dài tuổi thọ bơm.
- Nếu bơm rò rỉ nước sau một thời gian dài không hoạt động, nhỏ một vài giọt dầu
silicone lên ổ trục tại ổ cổ bi. Điều này sẽ loại bỏ những mảnh vật lạ ở phốt.
4.3 Vận hành thử nghiệm mô hình:
4.3.1 Xác định chế độ làm việc mô hình điều hòa không khí:
4.3.1.1 Vận hành hệ thống ở chế độ không tải:
- Mục đích của việc vận hành hệ thống ở chế độ không tải: Nhằm kiểm tra tình trạng
hoạt động ban đầu của hệ thống. Đánh giá khả năng làm lạnh của hệ thống. Đánh giá
sự ảnh hưởng tác động qua lại giữ các thông số nhiệt độ, áp suất, điện năng tiêu thụ
trên hệ thống.
110
- Để vận hành hệ thống ở chế độ không tải ta thực hiện vận hành hệ thống bình thường
sau đó ngắt van 3 ngã để hệ thống nước lạnh được bybass về bình bay hơi. Do không
có nước lạnh vào dàn lạnh FCU nên chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra của FCU
sẽ không thay đổi. Để đánh giá khả năng lành lạnh của hệ thống ta chủ yếu quan sát
sự thay đổi nhiệt độ của nước tại bình bay hơi.

- Sau khi vận hành hệ thống ở chế độ không tải ta lập được bảng thông số hệ thống
như sau:

- Sau khi vận hành hệ thống ở chế độ không tải ta được bảng thông số sau:
Bảng 4.1: Thông số hệ thống khi hoạt động ở chế độ không tải

- Nhận xét:
+ Nhiệt độ nước tại bình bay hơi có xu hướng giảm mạnh từ 22 đến 7oC ( Đạt nhiệt
độ nước lạnh yêu cầu 23 phút vận hành ở chế độ không tải)

+ Chênh lệch nhiệt độ giữ nước lạnh trong bình bay hơi và nhiệt độ bay hơi cũng tăng
lên khoảng 10 đến 15oC cao hơn so với chênh lệch nhiệt độ khi vận hành ở chế độ
100% tải. Nguyên nhân do nước được bybass trực tiếp về bình bay hơi đường đi của
đường ống giảm dẫn đến tốc độ di chuyển trên đường ống sẽ tăng lên làm tăng khả
năng trao đổi nhiệt giữa nước và mối chất.

4.3.1.2 Vận hành hệ thống ở chế độ 100% tải:


- Mục đích của việc vận hành hệ thống ở chế độ 100% tải: Nhằm kiểm tra tình trạng

111
hoạt động của hệ thống khi hoạt động tối đa công suất. Đánh giá khả năng làm lạnh
của hệ thống. Đánh giá sự ảnh hưởng tác động qua lại giữ các thông số nhiệt độ, áp
suất, điện năng tiêu thụ trên hệ thống

- Để thực hiện vận hành hệ thống 100% tải ta tiến hành vận hành hệ thống trong
không gian mở để lấy số liệu hệ thống. Do hệ thống được đặt trong không gian mở
nên nhiệt độ gió vào và gió ra hệ thống sẽ không thay đổi giảm dần để hạ nhiệt độ
phòng xuống được nên ta chỉ có thể đánh giá khả năng làm lạnh của hệ thống dựa vào
độ chênh lệch nhiệt độ.

- Sau khi vận hành hệ thống ở chế độ 100% tải ta được bảng thông số sau:

Bảng 4.2: Thông số hệ thống khi hoạt động ở chế độ 100% tải

- Nhận xét đánh giá bảng thông số hoạt động của hệ thống:
+ Ảnh hưởng của hệ thống giải nhiệt đối với hệ thống: Nhiệt độ nước vào và nước ra
của bình ngưng có xu hướng tăng lên sau khi hệ thống hoạt động. Tuy nhiên sự chênh
lệch nhiệt độ nước vào và ra nhưng không đáng kể điều này cho thấy khả năng giải
nhiệt của hệ thống hoạt động tốt. Hệ thống giải nhiệt hoạt động tốt nên nhiệt độ ngưng
tụ và áp suất ngưng tụ thấp. Áp suất ngưng tụ trên hệ thống thấp sẽ giảm được một
phần công nén của máy nén giúp hệ thống hoạt động ít tiêu tốn điện năng hơn. Tuy
112
tiết kiệm được chi phí vận hành nhưng chi phí lắp đặt hệ thống lại tăng lên. Nên việc
lựa chọn thiết bị giải nhiệt cho hệ thống cần cân nhắc kĩ lưỡng giữa tính kỹ thuật và
kinh tế tránh lãng phí không cần thiết.

+ Chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra của FCU có xu hướng tăng dần và dừng lại
ở ngưỡng 6oC. Cho thấy khả năng làm lạnh thực tế của mô hình chưa cao. Nhiệt độ
gió ra của FCU và nhiệt độ của nước lạnh bình bay hơi tỷ lệ thuận với nhau. Chênh
lệch nhiệt độ của gió ra FCU và nước lạnh bên trong đường ống khoảng 5oC cho
thấy dàn trao đổi nhiệt của dàn lạnh FCU hoạt động tốt.
+ Nhiệt độ nước tại bình bay hơi có xu hướng giảm dần (từ 30 đên 19oC) và dừng
lại ở 19oC. Chênh lệch nhiệt độ của nước tại bình bay hơi với nhiệt độ bay hơi
tương đối lớn khoảng 24oC điều này cho thấy khả năng trao đổi nhiệt tại bình bay
hơi giữa nước và môi chất chưa tốt. Nguyên nhân có thể xảy ra:

. Thiếu nước lạnh tại bình bay hơi, có không khí tồn tại trong hệ thống đường ống
nước lạnh
. Dầu động lại tại bình bay hơi chiếm diện tích trao đổi nhiệt của môi chất với nước
. Việc lắp đặt bình bay hơi theo kiểu nằm ngang không mang lại hiệu quả trao đổi
nhiệt cao.

4.3.2 Đánh giá chi phí điện năng


Đánh giá khi hệ thống hoạt động 100% tải:
Ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra đến điện năng tiêu thụ:

Điện năng tiêu thụ


500
Điện năng tiêu thụ (W.h)

400
300
200 Điện năng tiêu
100 thụ

0
0 2 4 6 8

Chênh lệch nhiệt độ gióa vào và gió ra (oC)

Hình 4.16: Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ bình bay hơi và điện năng tiêu thụ ở chế độ
100% tải

113
- Nhận xét và kiến nghị:
+ Sự chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra có ảnh hưởng nhất định đến khả năng tiêu
thụ điện năng của hệ thống
+Điện năng tiêu thụ cao nhất khi độ chênh lệch nhiệt độ giữ gió vào và gió ra FCU
6oC. Điện năng tiêu thụ thấp nhất khi độ chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra 4oC

+ Khuyến cáo trong quá trình sử dụng hệ thống nên cài đặt độ chênh lệch nhiệt độ
phòng khoảng 4oC để hệ thống mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng cao nhất. Nếu
cài đặt dưới 4oC thì điện năng tiêu thụ sẽ cao hơn và khả năng làm lạnh sẽ kém hiệu
quả. Nếu cài đặt cao hơn 4 độ thì khả năng làm lạnh sẽ cao nhưng đồng thời chi phí
điện năng sẽ tăng một cách nhanh chóng.

Ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ đến điện năng tiêu thụ:

Điện năng tiêu thụ


500

450

400

350
Điện năng tiêu thụ (W.h)

300

250
Điện năng tiêu thụ
200

150

100

50

0
0 1 2 3 4
Chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ (oC)

Hình 4.17: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ đến
điện năng tiêu thụ:
- Nhận xét và kiến nghị:
+ Sự chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ có sự ảnh hưởng nhất định đến điện năng tiêu thụ
của hệ thống

114
+ Điện năng tiêu thụ cao nhất khi độ chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ khoảng 3oC, điện
năng tiêu thụ thấp nhất khi độ chênh lệch nhiệt đông ngưng tụ của hệ thống khoảng
2oC.

+ Do đó việc lựa chọn hệ thống giải nhiệt cho hệ thống cần cân nhắc lựa chọn hệ
thống phù hợp. Nếu chọn hệ thống quá bé chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ sẽ cao ảnh
hưởng đến chi phí vận hành hệ thống. Nếu chọn hệ thống quá lớn sẽ làm lãng phí chi
phí lắp đặt. Do đó cần cân nhắc lựa chọn hệ thống phù hợp đảm bảo tính kinh tế và
kỹ thuật.

Đánh giá khi hệ thống hoạt động không tải:


Ảnh hưởng của nước tại bình bay hơi đến điện năng tiêu thụ:

Điện năng tiêu thụ


225

220

215

210
Điện năng tiêu thụ (W.h)

205

200 Điện năng tiêu thụ

195

190

185
0 5 10 15 20 25
Nhiệt độ nước tại bình bay hơi (oC)

Hình 4.18: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nước tại bình bay hơi đến điện năng tiêu
thụ
-Nhận xét kiến nghị:

+ Khi hệ thống hoạt động không tải. Nhiệt độ nước lạnh tại bình bay hơi giảm nhanh
chóng. Điện năng tiêu thụ tỉ lệ thuận với nhiệt độ nước tại bình khi nhiệt độ nước
lạnh trong bình giảm điện năng tiêu thụ của hệ thống cũng giảm theo.

+ Khoảng nhiệt độ điện năng tiêu thụ ổn định nhất là từ 15 đến 18 oC

Đánh giá điện năng tiêu thụ khi hệ thống giải nhiệt hoạt động không tốt:
115
Bảng 4.3 Thông số vận hành hệ thống khi hệ thống giải nhiệt hoạt động không tốt

500
Điện năng tiêu thụ
450
400
Điện nagw tiêu thụ (W.h)

350
300
250
200 Điện năng tiêu thụ
150
100
50
0
30 31 32 33 34 35 36 37
Nhiệt độ ngưng tụ (oC)

Hình 4.19: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ đến điện năng tiêu thụ
-Nhận xét và kiến nghị:
+ Đường biểu diễn mối liên hệ của nhiệt độ ngưng tụ và điện năng tiêu thụ là một
đường dốc lên. Khi nhiệt độ ngưng tụ tăng thì điện năng tiêu thụ của hệ thống cũng
tăng theo.
+ Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, tiết kiệm điện năng ta cần thường xuyên
kiểm tra vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng cho hệ thống giải nhiệt.
So sánh chi phí tiêu thụ điện năng khi hoạt động chế độ không tải, 100% tải và hệ
thống giải nhiệt kém

116
Đánh giá chi phí tiêu thụ điện năng
2500

2000
Điện năng tiêu thụ (W.h)

1500

100% tải
1000
Không tải
Giải nhiệt kém
500

0
0 5 10 15 20 25 30 35

-500
Thời gian hoạt động (phút)

Hình 4.20: Đồ thị so sánh mức tiêu hao điện năng khi hoạt động ở chế độ không tải,
100% tải và hệ thống giải nhiệt kém

- Điện năng tiêu thụ 100% tải : 1503 W.h


- Điện năng tiêu thụ không tải: 1488 W.h
- Điện năng tiêu thụ giải nhiệt kém: 1660 W.h
- Điện năng tiêu thụ khi ở chế độ 100% tải hơn điện năng tiêu thụ không tải ở 20 phút
là 1%
- Điện năng tiêu thụ khi ở chế độ 100% tải thấp hơn điện năng tiêu thụ khi giải nhiệt
kém là 10,5%
-Nhận xét kiến nghị:
+ Qua đồ thị ta thấy được mức độ tiêu thụ điện năng của 3 chế độ khác nhau. Chế độ
không tải thấp nhất, chế độ 100% tải trung bình và chế độ giải nhiệt kém là tiêu tốn
điện năng cao nhất.

+ Khi hệ thống hoạt động không tải tuy điện năng tiêu thụ cao nhất nhưng lại không
mang lại hiệu quả làm lạnh do đó điện năng tiêu thụ là lãng phí. Do đó chế độ hoạt
động không tải có thể gây ra lãng phí điện năng nhất.

117
+ Hệ thống hoạt động ở chế độ giải nhiệt kém. Dù hệ thống mang lại hiệu quả làm
lạnh. Tuy nhiên chi phí vận hành hệ thống sẽ tăng cao đồng thời ảnh hưởng đến tuổi
thọ thiết bị khi hoạt động lâu dài. Do đó nên thường xuyên bão trì bão dưỡng đối với
hệ thống giải nhiệt để đảm bảo hiệu quả giải nhiệt cao nhất giảm chi phí vận hành và
tăng tuổi thọ cho hệ thống.

+ Chế độ làm việc bình thường là chế độ làm việc mang lại hiệu quả cao nhất và điện
năng tiêu thụ ở mức phù hợp do đó khuyến khích hoạt động chế độ bình thường.

118
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Kết quả đạt được trong quá trình làm quá trình làm đồ án tốt nghiệp:
- Đối với phần lý thuyết
+ Tính toán thiết kế sơ bộ được hệ thống điều hòa không khí cho công trình
+ Tính toán lựa chọn sơ bộ được máy móc thiết bị cho công trình đang tính toán
+ Sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành để đơn giản cho quá trình tính toán
-Đối với phần mô hình:
+ Thiết kế sơ bộ được mô hình hệ thống điều hòa không khí Water Chiller
+ Bóc tách được khối lượng vật tư cho mô hình
+ Thi công lắp đặt mô hình điều hòa không khí Water Chiller
+ Thiết kế và lắp đặt được hệ thống điện cho mô hình
+ Vận hành được mô hình
+ Đưa ra hướng giải quyết được các vấn đề cơ bản khi lắp đặt hệ thống
* Khó khăn khi thực hiện đồ án:
- Do chưa có kinh nghiệm thực tế nên khó tránh khỏi những sai sót xảy ra trong quá
trình thiết kế hệ thống
- Khả năng làm việc nhóm chưa cao
-Quá trình tìm kiếm và mua vật tư thiết bị còn nhiều khó khăn
* Kiến nghị:
- Trong quá trình tính toán do chưa hiểu biết sâu về các phần mềm tính toán nên công
việc tính toán gặp nhiều khó khăn, hy vọng Khoa có phương án tổ chức giảng dạy
thêm về các phần mềm tính toán chuyên ngành để bám sát được yêu cầu thực tế.
- Đối với mô hình điều hòa không khí Water Chiller giải nhiệt nước của nhóm thì
đang hoạt động ở không gian mở nên việc đo đạc thông số kỹ thuật chưa được chính
xác. Một phần do không có điều kiện kinh tế và thời gian có hạn nên nhóm em mong
rằng đồ án tốt nghiệp năm sau quý thầy cô sẽ nâng cấp mô hình, đóng kín phần không
gian làm lạnh để việc đo đạc thông được chính xác hơn.

119
PHỤ LỤC I

Công suất lạnh tầng 1

Thời gian
Công Công suất Công suất lạnh
Diện công suất
suất lạnh yêu trên một đơn vị
ST tích lạnh đạt
Tên phòng lạnh cầu diện tích
T cực đại
F
Q0 (W) Qyc (W) h ( giờ) q0 (W/m2)
(m2)
P.TIEM
1 48,0 10627 10840 14 225,8
VACCINE
2 P.THEO DOI 12,0 2588 2640 14 212,9
3 P.KHAM 1 17,6 5145 5248 13 298,2
4 P.KHAM 2 17,6 5145 5248 13 298,2
5 P.KHAM 3 17,8 5297 5403 13 303,5
P.KHAM
6 13,5 2846 2903 14 215,0
TVAN 4
7 P.KHAM 5 13,5 2846 2903 14 215,0
8 P.KHAM 6 13,7 2850 2907 14 212,2
9 P.KHAM 7 10,0 1587 1619 14 161,9
10 P.KHAM 8 10,2 2097 2139 17 209,7
SANH - KHU
11 61,8 17441 17790 13 287,9
CHO 1
12 KHU CHO 2 55,0 17455 17804 14 323,7
13 TIEP NHAN 9,2 5561 5672 9 616,5
14 THU TIEN 11,6 2794 2850 14 245,7
SAN CHOI
15 54,7 19885 20283 10 370,8
TRE EM
HANH LANG
16 83,4 15090 15392 15 184,6
1
HANH LANG
17 36,0 11231 11456 15 318,2
2
TỔNG 48,6 130485 133097 13,5 276,5

Công suất lạnh tầng 2

Thời gian
Công Công suất lạnh
Diện Công suất công suất
suất trên một đơn vị
ST tích lạnh yêu cầu lạnh đạt cực
Tên phòng lạnh diện tích
T đại
F
Q0 (W) Qyc (W) h ( giờ) q0 (W/m2)
(m2)
P.NHAN VIEN 13,6 4089 4171 13
1 306,7
1
P.PHO KHOA 14,0 3480 3550 14
2 253,5
1
120
P.PHO KHOA 14,0 2483 2533 14
3 180,9
2
P.NHAN VIEN 14,0 3480 3550 14
4 253,5
2
P.PHO KHOA 14,0 2483 2533 14
5 180,9
3
P.TRUONG 14,0 2483 2533 14
6 180,9
KHOA 1
7 P.TIEP NHAN 8,0 1315 1341 14 167,7
8 P.KHAM 1 14,0 2000 2040 14 145,7
9 P.KHAM 2 14,0 2000 2040 14 145,7
10 P.KHAM 3 14,0 2000 2040 14 145,7
P.KHAM - TU 18,0 5664 5777 10
11 321,0
VAN 4
12 P.KHAM 5 18,0 2868 2925 13 162,5
13 P.KHAM 6 18,0 2868 2925 13 162,5
14 P.KHAM 7 18,0 2608 2660 14 147,8
15 P.KHAM 8 17,0 2523 2573 14 151,4
P.TRUONG 22,2 2602 2654 14
16 119,6
KHOA 2
P.PHO KHOA 22,2 2602 2654 14
17 119,6
4
P.HCHANH - 15,6 2024 2064 14
18 132,3
CPHAT
19 P.HOP 27 7366 7513 14 278,3
20 P.KHAM 9 16 2550 2601 16 162,6
21 P.KHAM 10 24 3721 3795 17 158,1
HANH LANG 60 6613 6745 16
22 112,4
1
HANH LANG 100 14665 14958 15
23 149,6
2
TỔNG 509 84487 86175 14 179,95

Công suất lạnh tầng 3

Thời gian Công suất


Công Công suất
Diện công suất lạnh trên một
suất lạnh yêu
tích lạnh đạt cực đơn vị diện
STT Tên phòng lạnh cầu
đại tích
F
Q0 (W) Qyc (W) h ( giờ) q0 (W/m2)
(m2)
1 P.HCHANH 29,0 6963 7102 15 244,9
XH VSINH
2 P.PHA CHE 22,6 3929 4008 14 177,3
MT

121
3 P.RUA DUNG 15,4 3155 3218 14 209
CU 1
4 P.DEM 1 5,6 1383 1411 14 251,9
5 P.HAP SAY 22,7 4281 4367 14 192,4
6 P.VS NUOC 22,0 3912 3990 14 181,4
TPHAM
7 P.CAY MAU 9,4 2320 2432 14 258,7
8 P.LUU MAU 9,4 1941 1980 14 210,6
9 P.RUA DUNG 14,0 4076 4158 16 297
CU 2
10 P.SINH HOAT 24,5 8873 9050 10 369,4
CHUNG
11 P.XET 14,2 3162 3225 14 227,1
NGHIEM PRC
1
12 P.XET 13,9 3158 3221 14 231,7
NGHIEM PRC
4
13 P.XET 14,2 4172 4255 13 299,7
NGHIEM PRC
2
14 P.XET 13,9 3897 3975 14 286
NGHIEM PRC
3
15 P.XN HUYET 34,2 6137 6260 14 183
HOC
16 P.XN SINH 34,0 6134 6257 14 184
HOC
17 P.DEM 2 10,3 1609 1641 16 159,3
18 HANH LANG 100,0 9933 10132 15 101,3
TỔNG 409,3 79035 80682 14 225,8

Công suất lạnh tầng 4

Thời gian Công suất


Công Công suất
Diện công suất lạnh trên một
suất lạnh yêu
tích lạnh đạt đơn vị diện
STT Tên phòng lạnh cầu
cực đại tích
F Q0
Qyc (W) h ( giờ) q0 (W/m2)
(m2) (W)
1 P.HCHANH 29,0 7118 7260 14 250,4
XNGHIEM
2 P.XNGHIEM 22,2 4415 4503 14 202,9
KSTRUNG CT
3 P.CHUAN BI 22,2 3415 3483 14 156,9
4 P.CHUNG CAT 22,2 4415 4503 14 202,9
5 P.PHA MAU 22,2 3915 3993 14 179,9
122
6 P.SAC KY 19,0 2685 2739 14 144,1
7 P.TKHOA 21,7 4347 4434 14 204,3
XNGHIEM
8 P.PKHOA 21,7 3722 3796 15 175
XNGHIEM
9 P.NV KHOA 23,0 3744 3819 14 166
XNGHIEM
10 HANH LANG 100,0 10408 10616 15 106,2
TỔNG 303,2 48184 49146 14 178,8

123
PHỤ LỤC II

Tính chọn đường ống nước cấp cho hệ thống

Chọn
Lưu Đườn
đường
lượn Vận g kính Áp
Ký Công kính Đườn Đườn
Tên g tốc ống suất
hiệu suất danh g kính g kính
đường nước nước đẫn làm Loại
trên lạnh nghĩa trong ngoài
ống lạnh (m/s tính việc
hình (W) ống (mm) (mm)
(kg/s ) toán (at)
thép
) (m)
(mm)
Đường
3437 102.2
ống nước AB 16,4 3 0.08 101.6 114.3 30 40ST
95 6
cấp tổng
Đường
ống nước 2946 102.2
BC 14,1 3 0.077 101.6 114.3 30 40ST
cấp tầng 49 6
1,2,3
Đường
ống nước 2139 10.2 77.92
CD 3 0.065 76.2 88.9 34 40ST
cấp tầng 67 2 7
1,2
Đường
ống nước 4914 42.16
BF 2,35 3 0.03 31.75 35.05 16 40ST
cấp tầng 6 4
4
Đường
ống nước 8068 60.32
CG 3.85 3 0.041 50.8 52.5 16 40ST
cấp tầng 2 5
3
Đường
ống nước 8087 60.32
DH 3.86 3 0.041 50.8 52.5 16 40ST
cấp tầng 0 5
2
Đường
ống nước 1330 60,32
DE 6.4 3 0.05 50,8 52,5 16 40ST
cấp tầng 97 5
1
Đường
ống nước 4043 42.16
HI 1,93 3 0.03 31.75 35.05 16 40ST
cấp AHU 5 4
1 tầng 2
Đường
ống nươc 4043 42.16
HK 1.93 3 0.03 31.75 35.05 16 40ST
cấp AHU 5 4
2 tầng 2

124
Đường
ống nước 6654
EL 3.18 3 0.036 38,1 40,98 48,26 16 40ST
cấp AHU 9
1 tầng 1
Đường
ống nước 6654
EM 3.18 3 0.036 38.1 40,98 48,26 16 40ST
cấp AHU 9
2 Tầng 1
Đường
3437 102.2
ống nươc AB 16,4 2 0,1 101.6 114.3 30 40ST
95 6
hồi tổng
Đường
ống nươc 2946 102.2
BC 14,1 2 0,09 101.6 114.3 30 40ST
hồi tầng 49 6
1,2,3
Đường
ống nước 2139 10.2 102.2
CD 2 0.08 101.6 114.3 30 40ST
hồi tầng 67 2 6
1,2
Đường
4914 42.16
ống nước BF 2,35 2 0.035 31.75 35.05 16 40ST
6 4
hồi tầng 4
Đường
6848 60.32
ống nước CG 3.27 2 0.046 50.8 52.5 16 40ST
0 5
hồi tầng 3
Đường
8068 60.32
ống nước DH 3.85 2 0.5 50.8 52.5 16 40ST
2 5
hồi tầng 2
Đường
1330 73.02
ống nước DE 6.36 2 0.063 63.5 62.71 37 40ST
97 5
hồi tầng 1
Đường
ống nước 4043
HI 1.93 2 0.035 38.1 40.98 48,26 16 40ST
hồi AHU 5
1 tầng 2
Đường
ống nươc 4043
HK 1.90 2 0.035 38,1 40,98 48,26 16 40ST
hồi AHU 5
2 tầng 2
Đường
ống nước 6654 60.32
EL 3.18 2 0.045 50.8 52.5 16 40ST
hồi AHU 9 5
1 tầng 1
Đường
ống nước 6654 60.32
EM 3.18 2 0.045 50.8 52.5 16 40ST
hồi AHU 9 5
2 Tầng 1

125
PHỤ LỤC III

Đường ống gió cấp của AHU 1 tầng 1

LƯU
TIẾC LƯU
LƯỢNG CHIỀU
DIỆN LƯỢNG
TÊN ỐNG YÊU LOẠI ỐNG DÀI ỐNG
ỐNG THỰC THẾ
CẦU (m)
(mmxmm) (m3/h)
(m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
11388 900x500 12614 kẻm có cách 3
chính
nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 10691 800x500 10885 kẻm có cách 1,8
lần 1 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 8975,5 700x500 9185 kẻm có cách 3,6
lần 2 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 7289 700x450 7924 kẻm có cách 3,8
lần 3 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 5778 650x400 6109 kẻm có cách 3
lần 4 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 3964,8 600x350 4570 kẻm có cách 4,3
lần 5 nhiệt

Ống chính Ống tôn tráng


giảm lưu lượng 2865,2 500x300 2921 kẻm có cách 3,6
lần 6 nhiệt

Ống chính Ống tôn tráng


giảm lưu lượng 1052 300x300 2557 kẻm có cách 1,8
lần 7 nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.khám 7+ 697 250x250 925.00 kẻm có cách 5
P. khám 8 nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
397 Φ200 401 4
vào P.khám 8 cách nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào phòng 300 Φ200 401 4
cách nhiệt
khám 7
Ống gió cấp Ống gió mềm
713x4 Φ250 729 8
hành lang 1 cách nhiệt

126
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
1002 Φ300 1187 kẻm có cách 2
P.Khám 3
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
501x2 Φ250 729 5
P.Khám 3 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
973 Φ300 1187 kẻm có cách 2
P.Khám 2
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
486x2 Φ250 729 5
P.Khám 2 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
973 Φ300 1187 kẻm có cách 2
P.Khám 1
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
486x2 Φ250 729 5
P.Khám 1 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
P.Khám-tư vấn 538 Φ250 729 kẻm có cách 2
4 nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
P.Khám-tư vấn 538 Φ250 729 2
cách nhiệt
4
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
1099x3 Φ300 1187 kẻm có cách 6
khu chờ 1
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
549x6 Φ250 729 15
khu chờ 1 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp P.
1052 Φ300 1187 kẻm có cách 2
tiếp nhận
nhiệt
Ống gió cấp P. Ống gió mềm
1052 Φ300 1187 3
tiếp nhận cách nhiệt

Đường ống gió cấp của AHU 2 tầng 1

LƯU
TIẾC LƯU
LƯỢNG
DIỆN LƯỢNG CHIỀU
TÊN ỐNG YÊU LOẠI ỐNG
ỐNG THỰC THẾ DÀI (m)
CẦU
(mmxmm) (m3/h)
(m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
13292 1000x500 14366 kẻm có cách 2,8
chính
nhiệt
Ống tôn tráng
Ống chính giảm
12094 900x500 12614 kẻm có cách 2
lưu lượng lần 1
nhiệt

127
Ống tôn tráng
Ống chính giảm
10885 800x500 10885 kẻm có cách 3,3
lưu lượng lần 2
nhiệt
Ống tôn tráng
Ống chính giảm
8969 700x500 9185 kẻm có cách 3
lưu lượng lần 3
nhiệt
Ống tôn tráng
Ống chính giảm
7591 700x450 7924 kẻm có cách 5,3
lưu lượng lần 4
nhiệt
Ống tôn tráng
Ống chính giảm
4686 600x400 5521 kẻm có cách 3,3
lưu lượng lần 5
nhiệt
Ống tôn tráng
Ống chính giảm
1781 400x300 2199 kẻm có cách 3,8
lưu lượng lần 6
nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
490 Φ250 729 kẻm có cách 2
vào P.Theo dỏi
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
490 Φ250 729 2,5
vào P.Theo dỏi cách nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
708x3 Φ250 729 5
vào hành lang 2 cách nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào phòng 539 Φ250 729 1,5
cách nhiệt
khám 6
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào phòng 538 Φ250 729 1,5
cách nhiệt
khám 5
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào phòng tiêm 670x3 Φ250 729 kẻm có cách 4
vaccine nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào phòng tiêm 670x3 Φ250 729 6
cách nhiệt
vaccine
Ống gió cấp Ống gió mềm
825x4 Φ300 1187 14
khu chờ 2 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
1253x3 350x250 1437 kẻm có cách 3,,6
sân chơi trẻ em
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
626x6 Φ250 729 18
sân chơi trẻ em cách nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
528 Φ250 729 1,5
P.Thu tiền cách nhiệt

128
Đường ống gió cấp của AHU 1 tầng 2

LƯU TIẾC LƯU


LƯỢNG DIỆN LƯỢNG CHIỀU
TÊN ỐNG LOẠI ỐNG
YÊU CẦU ỐNG THỰC THẾ DÀI (m)
(m3/h) (mmxmm) (m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
8261 650x500 8349 kẻm có cách 6
chính
nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 5825.2 500x500 5911 kẻm có cách 8.5
lần 1 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 3750.6 450x400 3804 kẻm có cách 6.5
lần 2 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 2163.8 400x300 2199 kẻm có cách 6
lần 3 nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
553.8 Φ 250 729 10
hành lang cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
1391 350x250 1437 kẻm có cách 4
vào P. Họp
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
1391 Φ250 729 4
vào P. Họp cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
491 Φ250 729 kẻm có cách 3.5
vào P.Pkhoa 4
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
491 Φ250 729 2.5
vào P.Pkhoa 4 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Trưởng 491 Φ250 729 kẻm có cách 3.5
khoa 2 nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Trưởng 491 Φ 250 729 3
cách nhiệt
khoa 2
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
476 Φ 250 729 kẻm có cách 3.5
vào P.Khám 8
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
476 Φ 250 729 2.5
vào P.Khám 8 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
492 Φ 250 729 kẻm có cách 4
vào P.Khám 7
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
492 Φ 250 729 2.5
vào P.Khám 7 cách nhiệt

129
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
541 Φ 250 729 kẻm có cách 4
vào P.Khám 6
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
541 Φ 250 729 2.5
vào P.Khám 6 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
541 Φ 250 729 kẻm có cách 4
vào P.Khám 5
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
541 Φ 250 729 2.5
vào P.Khám 5 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Khám và 1069 Φ 300 1187 kẻm có cách 4
tư vấn 4 nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Khám và 1069 Φ 300 1187 3
cách nhiệt
tư vấn 4

Đường ống gió cấp của AHU 2 tầng 2

LƯU TIẾC LƯU


LƯỢNG DIỆN LƯỢNG CHIỀU
TÊN ỐNG LOẠI ỐNG
YÊU CẦU ỐNG THỰC THẾ DÀI (m)
(m3/h) (mmxmm) (m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
7690 700x450 7924 kẻm có cách 8.3
chính
nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 5811.75 550x450 5813 kẻm có cách 7.5
lần 1 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 3995.5 550x350 4097 kẻm có cách 6.3
lần 2 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 1989.25 400x300 2199 kẻm có cách 5.5
lần 3 nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
703 Φ 250 729 kẻm có cách 1.2
vào P.Khám 10
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
703 Φ 250 729 3
vào P.Khám 10 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
481 Φ 250 729 kẻm có cách 1.2
vào P.Khám 9
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
481 Φ 250 729 3
vào P.Khám 9 cách nhiệt

130
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.hành 382 Φ 200 401 kẻm có cách 1.2
chánh cấp phát nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.hành 382 Φ 200 401 2.5
cách nhiệt
chánh cấp phát
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
469 Φ 250 729 kẻm có cách 2
vào P.Pkhoa 3
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
469 Φ 250 729 2.5
vào P.Pkhoa 3 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Nhân 657 Φ 250 729 kẻm có cách 2
Viên 2 nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Nhân 657 Φ 250 729 2.5
cách nhiệt
Viên 2
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
378 Φ 200 401 kẻm có cách 1.2
vào P.Khám 3
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
378 Φ 200 401 2
vào P.Khám 3 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
312.25 Φ 200 401 6
hành lang cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P. T Khoa 469 Φ 250 729 kẻm có cách 2
1 nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
469 Φ 250 729 2.5
vào P.TKhoa 1 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp P.
378 Φ 200 401 kẻm có cách 1
Khám 2
nhiệt
Ống gió cấp P. Ống gió mềm
378 Φ 200 401 2
Khám 2 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
378 Φ 200 401 kẻm có cách 1
vào P. Khám 1
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
378 Φ 200 401 2
vào P. Khám 1 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
469 Φ 250 729 kẻm có cách 2
vào P.P Khoa 2
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
469 Φ 250 729 2.5
vào P.P Khoa 2 cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
657 Φ 250 729 kẻm có cách 2
vào P.P Khoa 1
nhiệt
131
Ống gió cấp Ống gió mềm
657 Φ 250 729 2.5
vào P.P Khoa 1 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Tiếp 248 Φ 200 410 kẻm có cách 1.2
nhận nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Tiếp 248 Φ 200 410 3
cách nhiệt
nhận
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Nhân 772 Φ 300 1187 kẻm có cách 2
Viên 1 nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Nhân 772 Φ 300 1187 32
cách nhiệt
Viên 1

Đường ống gió cấp của AHU tầng 3

LƯU TIẾC LƯU


LƯỢNG DIỆN LƯỢNG CHIỀU
TÊN ỐNG LOẠI ỐNG
YÊU CẦU ỐNG THỰC THẾ DÀI (m)
(m3/h) (mmxmm) (m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
8942 850x450 10100 kẻm có cách 2
chính
nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 7790 750x450 8643 kẻm có cách 3,6
lần 1 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 6653 700x400 6704 kẻm có cách 6,5
lần 2 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 4736 650x350 5049 kẻm có cách 3,5
lần 3 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 3268 500x350 3629 kẻm có cách 7
lần 4 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 1242 300x300 1507 kẻm có cách 4
lần 5 nhiệt
Ống gió cấp
vào P.Lưu Ống tôn tráng
mẩu+Cấy 944 300x300 1507 kẻm có cách 3
mẩu+Rửa dụng nhiệt
cụ 2
Ống gió cấp Ống gió mềm
220 Φ200 401 1,5
vào P.Lưu mẩu cách nhiệt

132
Ống gió cấp Ống gió mềm
263 Φ200 401 2
vào P.Cấy mẩu cách nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Rửa 461 Φ250 729 2.5
cách nhiệt
dụng cụ 2

Ống gió cấp Ống gió mềm


225x5 Φ200 401 14
hành lang cách nhiệt

Ống gió cấp Ống tôn tráng


vào P. XN 694 Φ250 729 kẻm có cách 2,2
Sinh Hóa nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P. XN 694 Φ250 729 3
cách nhiệt
Sinh Hóa

Ống gió cấp Ống tôn tráng


vào P.Vsinh 443 Φ250 729 kẻm có cách 1,2
nước TPhẩm nhiệt

Ống gió cấp


Ống gió mềm
vào P.Vsinh 443 Φ250 729 2
cách nhiệt
nước TPhẩm
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
484 Φ250 729 kẻm có cách 1,2
vào P.Hấp sấy
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
484 Φ250 729 2
vào P.Hấp sấy cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.XN 694 Φ250 729 kẻm có cách 2,2
Huyết học nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.XN 694 Φ250 729 3
cách nhiệt
Huyết học
Ống gió cấp
Ống tôn tráng
vào
514 Φ250 729 kẻm có cách 1,2
P.Đệm1+Rửa
nhiệt
dụng cụ 1
Ống gió cấp Ống gió mềm
157 Φ150 185 2,5
vào P.Đệm1 cách nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Rửa 357 Φ200 401 3
cách nhiệt
dụng cụ 1

133
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Số 799 Φ300 1187 kẻm có cách 3,6
4+P.Số 3 nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
441 Φ250 729 3
vào P.Số 3 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
358 Φ200 401 3
vào P.Số 4 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Số 830 Φ300 1187 kẻm có cách 3,6
1+P.Số 2 nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
472 Φ250 729 3
vào P.Số 2 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
358 Φ200 401 3
vào P.Số 1 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Pha chế 445 Φ250 729 kẻm có cách 1,2
Môi trường nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Pha chế 445 Φ250 729 2
cách nhiệt
Môi trường
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
182 Φ150 185 kẻm có cách 3
vào P.Đệm2
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
182 Φ150 185 3
vào P.Đệm2 cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Hchanh 788 Φ300 1187 kẻm có cách 1,4
XN Vsinh nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Hchanh 394x2 Φ200 401 7
cách nhiệt
XN Vsinh
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Xhoat 1004 Φ300 1187 kẻm có cách 4,2
Chung nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Xhoat 502x2 Φ250 729 6
cách nhiệt
Chung

134
Đường ống gió cấp của AHU tầng 4

LƯU TIẾC LƯU


LƯỢNG DIỆN LƯỢNG CHIỀU
TÊN ỐNG LOẠI ỐNG
YÊU CẦU ỐNG THỰC THẾ DÀI (m)
(m3/h) (mmxmm) (m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
5453 600x400 5521 kẻm có cách 4
chính
nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 3988.5 550x350 4097 kẻm có cách 5.5
lần 1 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 2773 500x300 2921 kẻm có cách 6.5
lần 2 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu lượng 1100.5 300x250 1177 kẻm có cách 5
lần 3 nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
304 Φ 200 401 kẻm có cách 3
vào P.Sắc ký
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
304 Φ 200 401 2,5
vào P.Sắc ký cách nhiệt
Ống tôn tráng
Ống gió cấp
443 Φ 250 729 kẻm có cách 3
vào P.Phá mẩu
nhiệt
Ống gió cấp Ống gió mềm
443 Φ 250 729 2,5
vào P.Phá mẩu cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Nhân 424 Φ 250 729 kẻm có cách 3
viên khoa XN nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Nhân 424 Φ 250 729 2,5
cách nhiệt
viên khoa XN
Ống gió cấp Ống gió mềm
294.5 Φ 200 401 13
hành lang cách nhiệt
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.P Khoa 421 Φ 250 729 kẻm có cách 3
XN nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.P Khoa 421 Φ 250 729 3
cách nhiệt
XN
Ống tôn tráng
Ống gió cấp P.
492 Φ 250 729 kẻm có cách 3
T Khoa XN
nhiệt
Ống gió cấp P. Ống gió mềm
492 Φ 250 729 2,5
T Khoa XN cách nhiệt
135
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P. Chưng 500 Φ 250 729 kẻm có cách 3
cất nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P. Chưng 500 Φ 250 729 2,5
cách nhiệt
cất
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P. Chuẩn 386 Φ 200 401 kẻm có cách 3
bị nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P. Chuẩn 386 Φ 200 401 2,5
cách nhiệt
bị
Ống gió cấp
Ống tôn tráng
vào p. XN
500 Φ 250 729 kẻm có cách 3
Ksinh trùng-
nhiệt
Côn trùng
Ống gió cấp
vào p. XN Ống gió mềm
500 Φ 250 729 2,5
Ksinh trùng- cách nhiệt
Côn trùng
Ống gió cấp Ống tôn tráng
vào P.Hchanh 806 Φ 300 1187 kẻm có cách 3
XN nhiệt
Ống gió cấp
Ống gió mềm
vào P.Hchanh 403 Φ 200 401 2,5
cách nhiệt
XN

136
PHỤ LỤC IV

Đường ống gió hồi tầng 1

LƯU
LƯU TIẾC DIỆN CHIỀU
LƯỢNG
TÊN ỐNG LƯỢNG GIÓ ỐNG LOẠI ỐNG DÀI
THỰC THẾ
HỒI (m3/h) (mmxmm) (m)
(m3/h)

Tôn tráng
Ống gió
18477 1300x700 19656 kẻm có cách 3,8
hồi tổng
nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi tổng 16391 1200x650 16848 kẻm có cách 4,2
giảm lần 1 nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi tổng 12706 1100x550 13068 kẻm có cách 5
giảm lần 2 nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi tổng 8857 900x500 9720 kẻm có cách 8
giảm lần 3 nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi tổng 3765 500x400 4320 kẻm có cách 1,2
giảm lần 4 nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi đi vào 8270 650x600 8424 kẻm có cách 1,3
AHU 1 nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi đi vào 10632 750x700 11340 kẻm có cách 1,4
AHU 2 nhiệt
Ống gió
Tôn tráng
hồi hành
959 300x250 1177 kẻm có cách 3,3
lang 2 +
nhiệt
P.theo dõi
Ống gió Ống gió
hồi P.theo 392 Φ 200 401 mềm cách 2
dõi nhiệt
Ống gió Ống gió
hồi hành 566x3 Φ 250 729 mềm cách 3
lang 2 nhiệt

137
Ống gió
hồi P.khám Tôn tráng
7+ P.khám 1128 300x250 1177 kẻm có cách 1,6
8+ hành nhiệt
lang 1
Ống gió Ống gió
hồi P.khám 240 Φ 200 401 mềm cách 1,5
7 nhiệt
Ống gió Ống gió
hồi P.khám 317 Φ 200 401 mềm cách 3
8 nhiệt
Ống gió Ống gió
hồi hành 570x4 Φ 250 729 mềm cách 4
lang 1 nhiệt
Ống gió
hồi hành Tôn tráng
lang 2 + 1102 300x250 1177 kẻm có cách 3,3
(1/3)P.tiêm nhiệt
vaccine
Ống gió
hồi hành
Tôn tráng
lang 2 +
1638 350x300 1848 kẻm có cách 5
(2/3)
nhiệt
P.tiêm
vaccine
Ống gió Ống gió
hồi P.Tiêm 536x3 Φ 250 729 mềm cách 7,5
vaccine nhiệt
Ống gió
hồi hành Tôn tráng
lang 1 + 2151 400x350 2199 kẻm có cách 6
P.khám 3 + nhiệt
P.khám 2

Ống gió Ống gió


hồi P.khám 390x2 Φ 200 401 mềm cách 5
2 nhiệt

Ống gió Ống gió


hồi P.khám 401x2 Φ 200 401 mềm cách 4
3 nhiệt

138
Ống gió
hồi P.khám
Tôn tráng
-tư vấn 4 +
1780 350x300 1848 kẻm có cách 2,4
hành
nhiệt
lang1+
P.khám 1

Ống gió
Tôn tráng
hồi P.khám
1001 300x250 1177 kẻm có cách 0,6
-tư vấn 4 +
nhiệt
hành lang1
Ống gió Tôn tráng
hồi P.khám 779 300x200 864 kẻm có cách 2,4
1 nhiệt
Ống gió Ống gió
hồi P.khám 390x2 Φ 200 401 mềm cách 6
1 nhiệt
Ống gió
Ống gió
hồi
431 Φ 250 729 mềm cách 1,5
P.khám-tư
nhiệt
vấn 4
Ống gió Ống gió
hồi P.khám 430 Φ 250 729 mềm cách 1
5 nhiệt
Ống gió Ống gió
hồi P.khám 431 Φ 250 729 mềm cách 1
6 nhiệt
Ống gió Ống gió
hồi khu 660x4 Φ 250 729 mềm cách 10
chờ 2 nhiệt
Ống gió
Tôn tráng
hồi (1/3)
1003 300x250 1177 kẻm có cách 5
sân chơi trẻ
nhiệt
em
Ống gió
Tôn tráng
hồi (2/3)
2006 4000x300 2199 kẻm có cách 5,2
sân chơi trẻ
nhiệt
em

Ống gió Ống gió


hồi sân 501x6 Φ 250 729 mềm cách 15
chơi trẻ em nhiệt

139
Ống gió
hồi (1/2)
Tôn tráng
sảnh-Khu
1500 300x300 1507 kẻm có cách 6,7
chờ
nhiệt
1+Hành
lang 1
Ống gió
Tôn tráng
hồi (2/3)
1759 400x300 2199 kẻm có cách 7,1
sảnh -khu
nhiệt
chờ
Ống gió Ống gió
hồi sảnh - 440x6 Φ 250 729 mềm cách 10
khu chờ nhiệt

Đường ống gió hồi tầng 2

LƯU LƯU
TIẾC DIỆN CHIỀU
LƯỢNG LƯỢNG
TÊN ỐNG ỐNG LOẠI ỐNG DÀI
YÊU CẦU THỰC THẾ
(mmxmm) (m)
(m3/h) (m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
12761 1000x600 12960 kẻm có cách 9.5
chính
nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu 9422.25 800x550 9504 kẻm có cách 7.5
lượng lần 1 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu 6252.5 650x450 6318 kẻm có cách 8
lượng lần 2 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu 2631 400x350 2717 kẻm có cách 2.5
lượng lần 3 nhiệt
Ống nhánh
vào phòng
tiếp nhận, Ống tôn tráng
nhân viên 1343 350x250 1437 kẻm có cách 4
1, phó nhiệt
khoa 1

Ống nhánh
Ống tôn tráng
vào phòng
1288 350x250 1437 kẻm có cách 6.3
tư vấn 4,
nhiệt
khám 5

140
Ống nhánh
vào phòng
Ống tôn tráng
phó khoa
1083 300x250 1177 kẽm có cách 2.1
2, trưởng
nhiệt
khoa 1,
hành lang
Ống nhánh
vào phòng Ống tôn tráng
phó khoa 750 300x200 864 kẽm có cách 1.5
2, trưởng nhiệt
khoa 1
Ống nhánh
vào phòng
khám 1, Ống tôn tráng
khám 2, 2538.5 450x300 2577 kẽm có cách 1.7
khám 6, nhiệt
khám 7,
hành lang 2
Ống nhánh
vào phòng Ống tôn tráng
khám 6, 1934.5 450x250 1974 kẽm có cách 2.7
khám 7, nhiệt
hành lang 2
Ống nhánh
Ống tôn tráng
vào phòng
827 300x200 864 kẽm có cách 1.1
khám 6,
nhiệt
khám 7
Ống nhánh
vào phòng
Ống tôn tráng
nhân viên
1234 350x250 1437 kẽm có cách 2.1
2, phó
nhiệt
khoa 3,
hành lang 1
Ống nhánh
vào phòng Ống tôn tráng
nhân viên 901 350X200 1049 kẽm có cách 1.1
2, phó nhiệt
khoa 3
Ống nhánh
vào phòng
khám 3,
hành chánh Ống tôn tráng
cấp phát, 1935.75 450x250 1974 kẽm có cách 1.6
khám 8, nhiệt
trưởng
khoa 2,
hành lang 2

141
Ống nhánh
vào phòng
Ống tôn tráng
khám 8,
1327.75 350x250 1437 kẽm có cách 2.3
trưởng
nhiệt
khoa 2,
hành lang 2
Ống nhánh
vào phòng Ống tôn tráng
khám 8, 774 300x200 864 kẽm có cách 1.5
trưởng nhiệt
khoa 2

Ống nhánh
vào phòng Ống tôn tráng
họp, hành 1836.5 450x250 1974 kẽm có cách 2.5
lang, khám nhiệt
9, khám 10

Ống nhánh
Ống tôn tráng
vào phòng
947 350x200 1049 kẽm có cách 1
khám 9,
nhiệt
khám 10
Ống nhánh
vào phòng Ống tôn tráng
họp, hành 1503.25 400x250 1703 kẽm có cách 3.5
lang 2, phó nhiệt
khoa 4
Ống nhánh
Ống tôn tráng
vào phòng
1110.25 300x250 1177 kẽm có cách 3
họp, hành
nhiệt
lang 2
Ống nhánh Ống tôn tráng
vào phòng 393 Φ 200 401 kẽm có cách 1
phó khoa 4 nhiệt
Ống gió
Ống gió mềm
hồi hành 553.75 Φ 250 729.00 10
cách nhiệt
lang 2
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P. 1113 Φ 250 729 5
cách nhiệt
Họp
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 393 Φ 200 401 3
cách nhiệt
P.Pkhoa 4
Ống gió
hồi vào Ống gió mềm
393 Φ 200 401 2.5
P.Trưởng cách nhiệt
khoa 2

142
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 381 Φ 200 401 3
cách nhiệt
P.Khám 8
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 394 Φ 200 401 3
cách nhiệt
P.Khám 7
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 433 Φ 250 729 2
cách nhiệt
P.Khám 6
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 433 Φ 250 729 3
cách nhiệt
P.Khám 5
Ống gió
hồi vào Ống gió mềm
855 Φ 300 1187 2
P.Khám và cách nhiệt
tư vấn 4
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 562 Φ 250 729 3
cách nhiệt
P.Khám 10
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 385 Φ 200 401 1.5
cách nhiệt
P.Khám 9
Ống gió
hồi vào
Ống gió mềm
P.hành 306 Φ 200 401 3
cách nhiệt
chánh cấp
phát
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 375 Φ 250 729 1.5
cách nhiệt
P.Pkhoa 3
Ống gió
hồi vào Ống gió mềm
526 Φ 250 729 3
P.Nhân cách nhiệt
Viên 2
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 302 Φ 200 401 3
cách nhiệt
P.Khám 3
Ống gió
Ống gió mềm
hồi hành 333 Φ 200 401 6
cách nhiệt
lang 1
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P. 375 Φ 200 401 3
cách nhiệt
T Khoa 1
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. 302 Φ 200 401 3
cách nhiệt
Khám 2

143
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P. 302 Φ 200 401 1.5
cách nhiệt
Khám 1
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P.P 375 Φ 200 401 1.5
cách nhiệt
Khoa 2
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P.P 526 Φ 250 729 3
cách nhiệt
Khoa 1
Ống gió
hồi vào Ống gió mềm
199 Φ 200 410 1.5
P.Tiếp cách nhiệt
nhận
Ống gió
hồi vào Ống gió mềm
618 Φ 250 729 1.5
P.Nhân cách nhiệt
Viên 1

Đường ống gió hồi tầng 3

LƯU
LƯU TIẾC DIỆN CHIỀU
LƯỢNG
TÊN ỐNG LƯỢNG GIÓ ỐNG LOẠI ỐNG DÀI
THỰC THẾ
HỒI (m3/h) (mmxmm) (m)
(m3/h)
Tôn tráng
Ống gió
3872 500x400 4320 kẻm có cách 12
hồi tổng
nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi tổng 2550 400x350 2717 kẻm có cách 7,8
giảm lần 1 nhiệt
Ống gió Tôn tráng
hồi tổng 1380 300x300 1507 kẻm có cách 8,6
giảm lần 2 nhiệt
Ống gó hồi
P.VS nước
Tôn tráng
TP+Lưu
624 250x250 925 kẻm có cách 8,5
mẩu+cấy
nhiệt
mẩu+Rửa
dụng cụ 2
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. VS 199 Φ 200 409 4
có cách nhiệt
nươc TP
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P.Lưu 99 Φ 150 185 6,5
có cách nhiệt
mẩu

144
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. Cấy 118 Φ 150 185 4
có cách nhiệt
mẩu
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. Rửa 208 Φ 200 409 1
có cách nhiệt
dụng cụ 2
Ống gió
Ống gió mềm
hồi hành 169x3 Φ 150 185 4
có cách nhiệt
lang
Ống gió Tôn tráng
hồi P. XN 312 Φ 200 409 kẻm có cách 4
sinh hóa nhiệt
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. XN 312 Φ 200 409 5,5
có cách nhiệt
sinh hóa
Ống gió Tôn tráng
hồi P.Hấp 218 Φ 200 409 kẻm có cách 1,4
sấy nhiệt
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P.Hấp 218 Φ 200 409 2
có cách nhiệt
sấy
Ống gió
hồi P.XN
huyết Tôn tráng
học+P.XN 671 250x250 925 kẻm có cách 5
PCR3 + nhiệt
P.XN
PCR4
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. XN 312 Φ 200 409 3,5
có cách nhiệt
huyết học
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. XN 198 Φ 200 409 4,5
có cách nhiệt
PCR 3
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. XN 161 Φ 150 185 3,5
có cách nhiệt
PCR 4
Ống gió Tôn tráng
hồi P. Rửa 161 Φ 150 185 kẻm có cách 2,5
dụng cụ 1 nhiệt
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. Rửa 161 Φ 150 185 1,5
có cách nhiệt
dụng cụ 1

145
Ống gió
hồi P.
Tôn tráng
Hành
555 250x250 925 kẻm có cách 6,3
Chánh XN
nhiệt
VS + P.Pha
chế MT
Ống gió
hồi P.
Ống gió mềm
Hành 355 Φ 200 409 1,5
có cách nhiệt
Chánh XN
VS
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P.Pha 200 Φ 200 409 6
có cách nhiệt
chế MT
Ống gió
hồi P. Sinh
Tôn tráng
hoạt chung
825 250x250 925 kẻm có cách 4,8
+ P. XN
nhiệt
PCR 1 + P.
XN PCR 2
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. sinh 452 Φ 250 729 2,5
có cách nhiệt
hoạt chung
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. XN 212 Φ 200 409 3,5
có cách nhiệt
PCR 1
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P XN 161 Φ 150 185 3,5
có cách nhiệt
PCR 2

Đường ống gió hồi tầng 4

LƯU LƯU
TIẾC DIỆN CHIỀU
LƯỢNG LƯỢNG
TÊN ỐNG ỐNG LOẠI ỐNG DÀI
YÊU CẦU THỰC THẾ
(mmxmm) (m)
(m3/h) (m3/h)
Ống tôn tráng
Đường ống
2454 450x300 2557 kẻm có cách 11
chính
nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu 1662 400x250 1703 kẻm có cách 3.5
lượng lần 1 nhiệt
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu 1247 350x250 1437 kẻm có cách 3.5
lượng lần 2 nhiệt

146
Ống chính Ống tôn tráng
giảm lưu 852 250X250 925 kẻm có cách 6.5
lượng lần 3 nhiệt
Ống nhánh
Ống tôn tráng
vào phòng
336 200x200 509 kẻm có cách 3
phá mẫu,
nhiệt
sắc ký
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 137 Φ 200 401 5
cách nhiệt
P.Sắc ký
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào 199 Φ 200 401 3
cách nhiệt
P.Phá mẩu
Ống gió
hồi vào Ống tôn tráng
P.Nhân 191 Φ 200 401 kẻm có cách 1.5
viên khoa nhiệt
XN
Ống gió
hồi vào
Ống gió mềm
P.Nhân 191 Φ 200 401 1.5
cách nhiệt
viên khoa
XN
Ống gió
Ống gió mềm
hồi hành 265 Φ 200 401 5
cách nhiệt
lang
Ống gió
Ống tôn tráng
hồi vào
190 Φ 200 401 kẻm có cách 1.5
P.P Khoa
nhiệt
XN
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P.P 190 Φ 200 401 1.5
cách nhiệt
Khoa XN
Ống gió Ống tôn tráng
hồi P. T 221 Φ 200 401 kẻm có cách 1.5
Khoa XN nhiệt
Ống gió
Ống gió mềm
hồi P. T 221 Φ 200 401 1.5
cách nhiệt
Khoa XN
Ống gió Ống tôn tráng
hồi vào P. 225 Φ 200 401 kẻm có cách 3
Chưng cất nhiệt
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P. 225 Φ 200 401 2
cách nhiệt
Chưng cất

147
Ống gió Ống tôn tráng
hồi vào P. 174 Φ 150 185 kẻm có cách 3
Chuẩn bị nhiệt
Ống gió
Ống gió mềm
hồi vào P. 174 Φ 150 185 2
cách nhiệt
Chuẩn bị
Ống gió
hồi vào p.
Ống gió mềm
XN Ksinh 225 Φ 200 401 4
cách nhiệt
trùng- Côn
trùng
Ống gió
hồi vào Ống gió mềm
362 Φ 200 401 3
P.Hchanh cách nhiệt
XN

148
PHỤ LỤC V

Cửa gió cấp cửa gió hồi của tầng 1

Lưu Lưu
lượng lượng Tiếc diện cửa Tiếc diện cửa
Tên phòng
gió cấp gió hồi gió cấp gió hồi
(m3/h) (m3/h)
P.khám 1 973 779 400x400 (x2) 400x400 (x2)
P.khám 2 973 779 400x400 (x2) 400x400 (x2)
P.khám 3 1002 802 400x400 (x2) 400x400 (x2)
P.Khám và tư vấn 4 538 431 450x450 450x450
P.khám 5 538 430 450x450 450x450
P.khám 6 539 431 450x450 450x450
P.khám 7 300 240 350x350 350x350
P.khám 8 397 317 400x400 400x400
Sảnh và khu chờ 1 3299 2639 450x450 (x6) 450x450 (x6)
Khu chờ 2 3302 2639 550x550 (x4) 550x550 (x4)
P. Tiêm vaccine 2010 1608 500x500 (x3) 500x500 (x3)
P. Theo dõi 490 392 400x400 400x400
P. Tiếp nhận 1052 842 900x400 ______
P. Thu tiền 528 423 1000x200 ______
Sân chơi trẻ em 3761 3009 450x450 (x6) 450x450 (x6)
Hành lang 1 2854 2283 500x500 (x4) 500x500 (x4)
Hành lang 2 2124 1700 500x500 (x3) 500x500 (x3)

Cửa gió cấp cửa gió hồi của tầng 2

Lưu Lưu
lượng lượng gió
Tiết diện cửa Tiết diện cửa
Tên phòng gió cấp hồi
gió cấp gió hồi
(m3/h) (m3/h)

Phòng phó khoa 4 491 393 400x400 400x400


Hành lang 2 2769 2215 450x400 (x5) 450x400 (x4)
P. Họp 1391 1113 500x500 (x2) 500x500 (x2)
P.Trưởng khoa 2 491 393 400x400 400x400
P.Khám 8 476 381 400x400 400x400
P.Khám 7 492 394 400x400 400x400
P.Khám 6 41 433 450x400 450x400
P.Khám 5 541 433 450x400 450x400
P.Khám và tư vấn 4 069 855 600x600 600x600
P.Khám 10 03 562 500x500 500x500
P.Khám 9 481 385 400x400 400x400
P.hành chánh cấp phát 382 306 350x350 350x350

149
P.Pkhoa 3 469 375 400x400 400x400
P.Nhân Viên 2 657 526 500x450 500x450
P.Khám 3 378 302 350x350 350x350
Hành lang 1 1249 333 350x350 (x4) 350x350 (x3)
P. T Khoa 1 469 375 400x400 400x400
P. Khám 2 378 302 350x350 350x350
P. Khám 1 378 302 350x350 350x350
P.P Khoa 2 469 375 400x400 400x400
P.P Khoa 1 657 526 500x450 500x450
P.Tiếp nhận 248 199 300x300 300x300
P.Nhân Viên 1 772 618 500x500 500x500

Cửa gió cấp cửa gió hồi của tầng 3

Lưu Lưu
lượng gió lượng Tiếc diện cửa Tiếc diện cửa gió
Tên phòng
cấp gió hồi gió cấp hồi
(m3/h) (m3/h)
P.Lưu mẩu 220 99 300x300 200x200
P.Cấy mẩu 263 118 300x300 200x200
P. Rửa dụng cụ 1 357 161 350x350 250x250
P. Rửa dụng cụ 2 461 208 400x400 250x250
P. Vsinh nước TP 443 199 400x400 250x250
P. Đệm 1 157 70 250x250 _____
P.Đệm 2 182 82 250x250 _____
P. XN Sinh hóa 694 312 500x500 300x300
P. XN Huyết học 694 312 500x500 300x300
P. XN PCR 1 358 161 350x350 250x250
P. XN PCR 2 472 212 400x400 250x250
P. XN PCR 3 441 198 400x400 250x250
P. XN PCR 4 358 161 350x350 250x250
P. Hấp sấy 484 218 400x400 250x250
P. Pha chế môi trường 445 200 400x400 250x250
P.H Chánh XN V
788 355 400x400 (x2) 350x350
Sinh
P. Sinh hoạt chung 1104 452 450x450 (x2) 400x400
Hành lang 1124 506 300x300 (x5) 250X250 (x3)

150
Cửa gió cấp cửa gió hồi của tầng 4

Lưu Lưu
lượng gió lượng
Tiết diện cửa Tiết diện cửa gió
Tên phòng cấp gió hồi
gió cấp hồi
(m3/h) (m3/h)

P. Hành chánh xét


806 362 400x350 (x2) 350x350
nghiệm
P. Xét nghiệm kí sinh
500 225 400x400 250x250
trùng

P. Chuẩn bị 386 174 400x350 250x250

P. Chưng cất 500 225 400x400 250x250

P. Phá mẫu 443 199 400x400 250x250


P. Sắc ký 304 137 350x350 200x200
P. Trưởng khoa xét
492 221 400x400 300x250
nghiệm
P. Phó khoa xét
421 190 400x350 300x250
nghiệm
P. Nhân viên khoa xét 400x350
424 191 300x250
nghiệm
Hành lang 294.5 265 350x350 (x4) 300x300 (x2)

151
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC ÁP
DỤNG TRONG QUYỂN BÁO CÁO

- Tài liệu tham khảo: Tài liệu Thiết kế hệ thống điều hòa không khí Nguyễn Đức
Lợi.
- Sử dụng phần mềm tính toán:
+ Phần mềm tính tải Heatload của DAIKIN.
+ phần mềm tính ống gió, của gió DUCT CHECKER.
- Tiêu chuẩn áp dụng:
+ Phụ lục A tiêu chuẩn TCVN 5687 2010 (chọn thông số tính toán của không khí bên
trong nhà dùng để thiết kế điều hòa không khí đảm bảo điều kiện tiện nghi nhất).
+ Phụ lục B tiêu chuẩn TCVN 5687 2010 (chọn thông số tính toán bên ngoài cho hệ
thống điều hòa theo số giờ không đảm bảo).
+ QCVN 09:2013/BXD quy định về mật độ công suất chiếu sáng đối với từng loại
công trình
+ Phụ lục F TCVN 5687 quy định chọn lưu lượng gió tươi đối với phòng khám
bệnh.

152

You might also like