You are on page 1of 7

Yêu cầu về thẩm định phòng cháy chữa cháy

 Những quy định, tiêu chuẩn chủ yếu xem trong “Quy chuẩn quốc gia 06 về
an toàn cháy”
 Bậc chịu lửa của nhà xem ở Bảng 4 tr15 của quy chuẩn 06.
 Phân loại bộ phận ngăn cháy và giới hạn chịu lửa của cửa, vách ngăn xem ở
tr13 quy chuẩn 06.
 Yêu cầu về lối ra, cửa thoát nạn, các yêu cầu về cứu nạn phụ thuộc vào số
lượng người có thể có trong công trình xem ở mục 3 và phụ lục G của quy
chuẩn 06.
 Phân nhóm nhà theo công năng (F1→F5) sử dụng xem ở Bảng 6 tr 16. Phân
hạng nhà và gian phòng theo nguy hiểm cháy (A→E) xem ở Phụ lục C tr
44. Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà (S0, S1,…) xem ở Bảng 5 tr 16
(đều trong quy chuẩn 06).
 Khoảng cách phòng cháy giữa các nhà và công trình. Khoảng cách từ tường
ngoài của nhà (hoặc khoang cháy) đến đường ranh giới khu đất xem phụ lục
E tr 52 của quy chuẩn 06.
 Chống khói cho nhà và công trình xem ở phụ lục D tr 48 quy chuẩn 06.
 Quy định về số tầng giới hạn (chiều cao cho phép) và diện tích khoang cháy
của nhà xem phụ lục H tr 82 quy chuẩn 06.
 Những công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế: Phụ lục IV Nghị định 79.
 Quy định, hồ sơ, trình tự thẩm duyệt thiết kế xem Điều 15 NĐ 79.
 Thủ tục, hồ sơ về nghiệm thu xem Điều 17 NĐ 79.
 Điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC cho cá nhân, doanh nghiệp xem
Chương VI NĐ 79.
 Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ đk kinh doanh dịch vụ PCCC xem Điều 48 NĐ
79.

1/ Thẩm định về cổng ra vào xem có đủ chiều rộng cho xe chữa cháy vào không
(bằng khoảng cách của mặt đường, không nhỏ hơn 3,5m).

Đường cho xe chữa cháy, bãi quay xe, v..v…

2/ Xác định nhóm nhà, khoang cháy theo phân loại nhà.Hạng sản xuất, bậc nhà,
dây chuyển, thiết bị sản xuất (nhà xưởng, nhà kho). Bể nước chữa cháy, đường ống
nước, họng nước, v..v…
3/ Lối ra thoát nạn, cửa thoát hiểm (tối thiểu là 2, tùy công trình). Cửa thoát nạn,
xem là loại cửa gì, có phải cửa chống cháy hay không…

4/ Xem bố trí thang, loại thang, số lượng, vị trí, độ dốc của thang.

5/ Xem tối đa có bao nhiêu người trong nhà, trong phòng cùng 1 lúc để xác định
chiều rộng cửa, chiều rộng hành lang, chiếu nghỉ, v..v…

6/ Thường thì nhà ở, văn phòng xây bằng tường gạch, cột bê tông, mái bê tông thì
là bậc chịu lửa II.

7/ Các nhà cao trên 10m phải có thang lên mái (theo điều 5.7 QC 06).

8/ Xác định khoảng cách đối với các công trình xung quanh. Xác định % lỗ mở
xem đủ yêu cầu theo bảng E3 hay không.

*Thẩm tra về thiết kế, bố trí dây chuyền máy móc thiết bị để xác định hạng sản
xuất công trình (nếu là cơ sở sản xuất) → cổng, đường, khoảng cách giữa các nhà
→ hạng nhà, bậc chịu lửa của nhà (vật liệu xây dựng nhà, tường, sàn, mái), loại
tường (tường kín hoặc có cửa kính chống cháy) → lối thoát nạn, cửa thoát nạn,
thang (số lượng, chiều cao, chiều rộng, loại cửa) → Khoảng cách từ tường ngoài
của nhà (hoặc khoang cháy) đến đường ranh giới khu đất → Số người làm việc
trong gian phòng → Xem vấn đề về thoát, chống khói cho công trình → xem mặt
bằng, cấu tạo trạm bơm, đường ống cấp thoát nước tổng thể và cho từng công trình
→ hệ thống cấp điện tổng thể và cho từng công trình → chi tiết bản vẽ chống sét
cho công trình

*Các đầu Sprinkler trong hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động cách tường tối đa
2m (điều 6.9-TCVN 7336) và cách nhau từ 3-4m (bảng 2-TCVN 7336). Không
cho phép bố trí quá 4 đầu phun sprinkler trên đường ống nhánh (điều 8.8-TCVN
7336). Tổng số lg đầu phun trong 1 cụm sprinkler ko vượt quá số lg theo điều 5.3-
TCVN 7336. Khoảng cách giữa các trụ đỡ/móc treo ống chọn theo Bảng 3 (điều
8.11) – TCVN 7336. Tiết diện ống to → công suất bơm giảm.

* 2 đầu drencher ở 2 đường ống song song cách so le nhau 1m -> 2 đầu ở trên cùng
1 đường ống cách nhau 2m. 2 dải ống của HT drencher cách nhau 0,5m.

*Xác định áp lực đầu phun và hệ số K của đầu phun sprinkler theo Bảng 5 – Điều
10.5 – TCVN 7336.

- Hệ đo lường SI (hệ mét)


• p: áp suất tính bằng đơn vị BAR
• q = lưu lượng tính bằng đơn vị LPM (lít/phút)
• k = hệ số phun tính bằng đơn vị LPM/BAR1/2
- Hệ đo lường Anh
• p: áp suất tính bằng đơn vị psi
• q = lưu lượng tính bằng đơn vị GPM (ga-lông/phút)
• k = hệ số phun tính bằng đơn vị GPM/PSI1/2

*Thẩm định về tầng hầm, gara: thiết kế, bố trí (QCVN-08).


_ Xem khoảng cách giữa các lối thoát nạn; Những thiết bị, gian phòng không được
đặt trong tầng hầm; Ngăn cách 2 khu có chức năng khác nhau bằng cửa, tường
chống cháy; Trên lối dốc nếu không có lối thoát khác thì phải có lối đi bậc thang
(vỉa hè) không nhỏ hơn 0,8m bên cạnh lối dốc; Thang máy ở tầng hầm thì phải qua
buồng (khoang) đệm. Khối tích gara ngầm và nổi khác nhau dựa theo Điều 4.8-
QCVN:08.
_ Lưu lượng nước cho chữa cháy xem điều 5.4 QCVN-08; dựa vào thể tích khoang
cháy. Thiết kế đầu báo nhiệt cho gara ôtô.

*Bóc khối lượng:


_ Dây tín hiệu x1.3 lần.
_ Ống thép chữa cháy x1.2 lần.
_ Ống D25 ở đầu phun sprinkler: số đầu x 1,3-2 m.
_ Tê, cút x 1,2 lần hệ số (nếu quá ít thì cộng 3-4 cái).
_ Măng sông: 1 đoạn ống dài khoảng 6m, nối 2 đoạn ống với nhau thì dùng măng
song. Số lượng măng sông thì lấy số lg ống chia 6.
_ Mặt bích: có thể thay bằng cách hàn ống (tuy nhiên sẽ khó sửa chữa sau này),
thường chỉ bóc klg ở trạm bơm (van, ống, …); 1 van/2 bích thép. Ở đầu ống cụt
dùng 2 bích thép (1 mặt bích rỗng, 1 mặt bích đặc).
_ Hộp chia ngả dây: ước lượng theo bản vẽ. Với HT báo cháy thì mỗi 1 đầu báo đi
kèm với 1 hộp chia ngả.
_ Ống bảo vệ dây PVC D16: bằng với số lượng dây.
_ Kẹp đỡ ống nhựa D16: 3m/2 cái
*Trường hợp công trình không bố trí được thang N1, thì phải có công văn xin
chuyển đổi thang từ thang N1 thành thang N3. Và giờ thang N3 này phải tăng áp
cả buồng đệm và buồng thang bằng 2 trục độc lập, và 2 quạt, mỗi quạt tăng áp một
trục, kèm theo 3 nguồn cấp điện và chống cháy 180 phút.

 Hạng mục công trình phải trang bị các loại phương tiện pccc: xem TCVN
3890. Lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà (trụ ngoài nhà) xem ở bảng
12,13TCVN 2622. Số họng nước vách tường cho mỗi điểm của từng công
trình xem bảng 14 TCVN 2622. Hệ số tổn thất A tính theo Bảng 14 TCVN
4513; còn hệ số KT (chỉ dành cho HT sprinkler) tính theo Bảng 6 TCVN
7336.
 Công trình trang bị chữa cháy tự động (sprinkler):
- Mục 7 tr 14; Phụ lục C tr 27 TCVN 3890.
- Phân loại cơ sở theo nguy cơ cháy: Phụ lục A tr 16 TCVN 7336; để xác định
lưu lượng đầu phun sprinkler.
- Xem cường độ phun, diện tích bảo vệ, tính lưu lượng xem Bảng 2 tr 7
TCVN 7336.
- Chú ý xem hạng nhà, hạng sx ở phụ lục C quy chuẩn 06.
 Chỉ để được tối đa 25% kính chống cháy/thạch cao chống cháy trên một mặt
nhà.
 Yêu cầu lượng nước chữa cháy trong 3h: Điều 10.22 TCVN 2622.
 Điều 10.23 TCVN 2622 quy định thời hạn phục hồi nước dự trữ chữa cháy
trong bể nước đối với các loại công trình.
 Phải thiết kế mạch vòng cho đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (đg
ống cấp cho trụ nước chữa cháy ngoài nhà) khi đường ống dài quá 200m:
Điều 10.8 - TCVN 2622.
 Yêu cầu phải có 2 máy bơm chính và dự phòng: Điều 10.24 TCVN 2622
hoặc điều 11.11 TCVN 7336.
 Thang máy để chung trong buồng thang bộ chỉ cho phép xuống tầng 1.
Trong buồng thang bộ không cho phép để thang tời.
 Khoảng hở thông thủy giữa 2 bản thang không nhỏ hơn 100mm (theo Điều
2.10.3.8 – QCVN 04:2015).
 Máy phát điện để dưới tầng hầm phải để trong phòng kín; cửa chống cháy;
có biện pháp hút khói; biện pháp ngăn tràn dầu, xăng; chú thích “nguyên
liệu chạy máy dưới 3h”.
 Kho để trên 3 bình nhỏ hoặc 1 bình lớn (gas, khí LPG)> 70kg thì phải thiết
kế hệ thống chữa cháy khí.
 Về việc thủ tục PCCC (cấp giấy thẩm duyệt, nghiệm thu) liên quan đến cấp
giấy phép xây dựng: nằm trong Nghị định 64/2012/NĐ-CP.
 Điều 6.17 TCVN 4513-1988 quy định: nếu có trên 2 ống dẫn nước nối vào
mạng lưới cấp nước chữa cháy thì mỗi ống chỉ tính 50% lưu lượng nước cần
thiết (chỉ áp dụng với đường ống chính).
 An toàn PC với máy phát điện bố trí trong nhà:
_ Cho phép bố trí máy phát ở tầng 1, tầng hầm và nửa hầm khi đảm bảo: +)
Không được bố trí bên dưới và bên cạnh phòng ở. Đặt trong phòng kín với
tường REI 120 và sàn REI 90.
+) Nhiên liệu dự trữ cho máy phát ko quá 3 giờ làm việc đối với 1
máy và ko quá 8 giờ làm việc đối với nhiều máy (3 máy trở lên). Đặt trong
phòng kín, tường và cửa ngăn cháy loại 1.
+) Phòng máy phát phải có thiết bị thu và chứa dầu tràn do sự cố, lắp
đặt báo cháy và chữa cháy tự động. Hệ thống thoát khói riêng biệt, miệng thải
khói ko gây nguy hiểm cho các tầng ở bên trên.
_ Máy phát đặt tại tầng kỹ thuật phải đặt trong phòng kín, có giải pháp ngăn,
thoát dầu cho máy, trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy.

 An toàn PC đối với trạm biến áp:


_ Móng máy biến áp (MBA), thiết bị chứa dầu phải làm bằng vật liệu không
cháy.
_ MBA phải được bố trí đảm bảo khoảng cách giữa các MBA và các hạng mục
xung quanh theo trị số G tại điều III.2.75 11 TCN-20-2006. Trường hợp ko đảm
bảo khoảng cách phải có tường ngăn cháy. Giữa MBA với nhau ≥60p, giữa
MBA với tòa nhà ≥90p.
_ MBA có khối lg dầu ≥1000kg, máy có điện áp ≥110kV phải có hố thu dầu sự
cố đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
_ Trang bị HTCC: MBA trong nhà trang bị HTCC tự động bằng khí.
MBA ngoài trời trang bị HTCC tự động bằng nước (phun sương), lưu ý 1 số
điều sau: +) Mạch đường ống của giàn phun sương thường được bố trí mạch
vòng xung quanh MBA.
+) Hệ thống sử dụng đầu phun sương có áp lực cao (HV14, HV17)
được bố trí đảm bảo phun bao phủ toàn bộ các bề mặt xung quanh và phía trên
của MBA (cả bồn dầu phía trên).
+) Cường độ phun của giàn phun sương tối thiểu 10,2 l/phút.m2, áp
lực phun đầu vòi phun ≥ 30 m.c.n theo NFPA 15.
+) Hệ thống phải được điều khiển cả bằng tay hoặc tự động, tín hiệu
điều khiển hệ thống có thể sử dụng đầu báo cháy nhiệt chống nổ ngoài trời.
+) Vị trí đặt van điều khiển nên đặt cách xa khu vực chữa cháy để
thuật tiện cho thao tác vận hành.

 Điều 8.11 TCVN 7336 quy định khoảng cách giữa các đai treo, giá đỡ, trụ
đỡ dựa theo kích thước đường ống.
 Nhà từ 10 tầng trở lên phải có tăng áp buồng thang (Điều 7.25 – TCVN
2622). Nhà 10 tầng trở lên thì hành lang phải được ngăn cách thành từng
đoạn ko quá 60m bằng vách ngăn cháy ≥ 15p và phải trang bị hệ thống thông
gió hút khói.
 Điều 10.11 và điều 10.15 TCVN 2622 quy định chiều cao tối thiểu của cột
nước đặc (tối thiểu 6m).
 Giữa các bản thang hoặc lan can phải có khe hở rộng tối thiểu 100mm=0,1m
(Điều 5.13 – QC 06:2010).
 Báo cháy địa chỉ: Khoảng 127 địa chỉ 1 loop tùy theo tủ trung tâm của hang
sản xuất. Số lượng đầu báo nối với modun MZ giống như số đầu báo trong 1
kênh hệ thường.
Modun MI, MZ: modun input, giám sát các thiết bị đầu vào (các đầu báo hệ
thường, các van, công tắc dòng chảy, …).
Modun MO, MS: modun output, điều khiển các thiết bị ngoại vi, thiết bị đầu
ra (chuông báo cháy, đk thang máy, đk cửa, đk hút khói, …).
Modun ISO: modun ngắt mạch.

You might also like