You are on page 1of 6

BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 1484 /PCCC&CNCH-P4 Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2022
V/v chỉnh sửa, bổ sung về phòng cháy chữa
cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật (lần 1)

Kính gửi: Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Du lịch Vân Đồn

Phúc đáp Công văn số 04-06/2022/ĐN-CEOVĐ, ngày 16/6/2022 của Quý


Công ty đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đối
với hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình Hạ tầng kỹ thuật, Khách sạn – căn hộ nghỉ
dưỡng tại lô đất SR2A, SR2B, SR3 thuộc dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng
Sonasea Vân Đồn Harbor City, xây dựng tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh, với quy mô công trình được xây dựng trên khu đất có diện tích
khoảng 948.005 m2, trong đó Hạ tầng kỹ thuật tại lô đất SR2A, SR2B, SR3 có
diện tích 86.173,6 m2; khu biệt thự nghỉ dưỡng 02 tầng và khối Khách sạn – căn
hộ nghỉ dưỡng gồm 01 tầng hầm, 13 tầng nổi và 01 tầng tum do Công ty TNHH
Thương mại kỹ thuật VQTech; Công ty TNHH RANKINE&HILL (Việt Nam);
Công ty TNHH thiết kế Châu Á Kume tại thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Du lịch Vân Đồn làm Chủ đầu tư.
Căn cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định về PCCC hiện hành, Cục
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) có ý kiến
như sau:
1. Giải pháp thiết kế về PCCC của dự án chưa bảo đảm cần bổ sung,
chỉnh sửa:
1.1. Về thành phần hồ sơ:
- Rà soát thống nhất, trung khớp giữa bản vẽ kiến trúc và bản vẽ hệ thống
PCCC và hệ thống kỹ thuật có liên quan về PCCC (mặt bằng bố trí cửa ngăn
cháy chưa phù hợp giữa các bản vẽ (EI90 và EI70 chưa đồng nhất)...);
- Bổ sung đầy đủ các bản vẽ để góp ý các giải pháp đảm bảo an toàn
PCCC theo quy định (thể hiện các hạng mục khối biệt thự 02 tầng …);
- Việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài để thiết kế hệ thống chữa cháy cho
phòng điện tầng phải đảm bảo theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Phòng
cháy và chữa cháy năm 2013.
1.2. Đối với hạng mục hạ tầng kỹ thuật
- Lựa chọn lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà phải bảo đảm theo
quy định tại Bảng 8, bảng 9 của QCVN 06:2021/BXD (tính toán việc sử dụng
đồng thời hệ thống chữa cháy ngoài nhà và lượng nước phục vụ sinh hoạt…);
- Thiết kế hệ thống chữa cháy ngoài nhà phải bảo đảm theo quy định của
QCVN 06:2021/BXD, QCVN 01:2021/BXD và TCVN 2622:1996 “Phòng cháy,
2

chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế” (khoảng cách trụ nước chữa
cháy, vị trí bố trí trụ nước chữa cháy…).
1.3. Đối với khối khách sạn – căn hộ nghỉ dưỡng
1.3.1. Về đường giao thông phục vụ xe chữa cháy:
Thể hiện chi tiết bãi đỗ xe chữa cháy và đường giao thông cho xe chữa
cháy và lối vào trên cao bảo đảm theo Điều 6.2.8 và Điều 6.3 của QCVN
06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
(trong đó lưu ý thể hiện lối vào trên cao, kích thước lối vào trên cao, ký hiệu đường
và bãi đỗ, lối vào trên cao đảm bảo mở tự do từ hai phía...).
1.3.2. Về giải pháp ngăn cháy
- Thiết kế bổ sung giải pháp ngăn cháy lan tại các vị trí đường ống kỹ
thuật đi xuyên qua tường, sàn, vách ngăn cháy của công trình để bảo đảm theo
quy định tại Điều 4.12 của QCVN 06:2021/BXD;
- Thiết kế bổ sung giải pháp ngăn cháy giữa các phần của nhà và nhóm
gian phòng có nguy hiểm cháy với công năng khác nhau trong công trình để
đảm bảo theo quy định tại Điều 4.5 của QCVN 06:2021/BXD và QCVN
13:2018/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Gara ô-tô”;
- Cửa vào buồng thang thoát nạn, cửa giếng thang máy và cửa trên tường
ngăn cháy phải là cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa đảm bảo theo quy định của
QCVN 06:2021/BXD (lưu ý việc bố trí các ô kính trên cửa ngăn cháy phải có
GHCL đồng nhất với GHCL của cửa…).
1.3.3. Về giải pháp thoát nạn
- Thiết kế cửa ra thoát nạn tại từng gian phòng, khu vực phải đảm bảo cửa
mở theo chiều thoát nạn, số lối thoát nạn tại từng gian phòng, khu vực, chiều
rộng, chiều cao thông thủy đảm bảo theo đúng quy định của QCVN
06:2021/BXD (các gian phòng có số lượng người trên 50 người bố trí cửa chưa
phân tán tại tầng 2, cửa các gian phòng có số người trên 50 có chiều rộng tối
thiểu 1,2m...);
- Thiết kế thể hiện chiều cao thông thuỷ lối ra thoát nạn đảm bảo theo
đúng quy định của QCVN 06:2021/BXD;
- Thiết kế giải pháp bố trí buồng thang bộ thoát nạn phải bảo đảm quy
định của QCVN 06:2021/BXD (lưu ý về chiều rộng chiếu nghỉ, chiều rộng
thông thủy vế thang, các giải pháp đảm bảo an toàn đối với buồng thang bộ loại
N1, lối ra tại tầng 1, chiều rộng thông thuỷ cửa buồng thang tại tầng 1 không
nhỏ hơn chiều rộng bản thang...);
1.3.4. Về hệ thống chống tụ khói
- Các quạt dùng để đẩy các sản phẩm cháy ra ngoài phải được đặt trong
các gian phòng riêng biệt, được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1, được
3

thông gió bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2021/BXD và TCVN
5687:2010 “Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế”;
- Cửa thu khói của các giếng hút khói để hút khói từ các hành lang phải
đặt ở dưới trần của hành lang, khoảng cách từ miêng hút đến điểm cụt phải bảo
đảm theo quy định tại mục D.2 và D.6 QCVN 06:2021/BXD;
- Khoảng cách từ cửa thu khói đến mặt sàn, mặt trần phải bảo đảm theo
quy định tại Điều 5.6.5 TCVN 5687:2010;
- Khói và sản phẩm cháy phải được xả ở bên ngoài nhà và công trình các
ô thoáng, giếng xả khói nằm trên tường ngoài không có ô cửa hoặc cách các ô
cửa không nhỏ hơn 5 m theo cả phương ngang và phương đứng và cách mặt đất
hơn 2 m để bảo đảm theo quy định tại mục D.9 QCVN 06:2021/BXD;
- Khoảng cách từ giếng thải khói tách biệt trên mặt đất không được nhỏ
hơn 15 m tính đến tường ngoài có ô cửa và các miệng hút của hệ thống điều hòa
không khí, tăng áp của công trình để bảo đảm theo quy định tại mục D.9 QCVN
06:2021/BXD;
- Các van ngăn lửa phải có cơ cấu điều khiển tự động, điều khiển từ xa và
điều khiển bằng tay để bảo đảm theo quy định tại Điều 9.3 TCVN 5687:2010;
- Tính toán lưu lượng cần thiết của quạt thải khói phải bảo đảm phụ lục L,
TCVN 5687:2010;
- Đường ống của hệ thống tăng áp, hút khói phải bảo đảm giới hạn chịu
lửa theo quy định tại Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD (lưu ý GHCL của các
đường ống gió xuyên qua khoang cháy...);
- Bố trí giải pháp chống tụ khói cho các gian phòng, hành lang theo quy
định tại mục D2 của QCVN 06:2021/BXD (hành lang, sảnh tầng 1, hành lang
khu văn phòng tầng 2, khu nhà hàng tầng 1, hành lang tầng hầm…);
- Thể hiện giải pháp chống tụ khói tại khu vực hành lang các tầng (trường
hợp bố trí giải pháp thoát khói tự nhiên thì phải đảm bảo về diện tích ô thoáng,
chiều cao cửa hút theo chú thích 1, 2 của mục D2 Phụ lục D QCVN
06:2021/BXD).
1.3.5. Về hệ thống báo cháy tự động:
- Trung tâm báo cháy phải có chức năng tự động truyền tin báo cháy đến
đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nơi đặt các trung
tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị Cảnh sát Phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin báo cháy theo quy định tại
Điều 5.2 TCVN 5738:2021 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động-
Yêu cầu kỹ thuật.
- Lắp đặt bổ sung đầu báo cháy khói, đầu báo cháy nhiệt kiểu điểm ở bên
dưới cấu trúc có chiều cao lớn hơn 0,4 m tính từ trần nhà đến vị trí thấp nhất của
4

phần nhô ra và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 0,75 m theo điều 6.5 của TCVN
5738:2021;
- Lắp đặt bổ sung đầu báo cháy tại các khu vực theo quy định tại TCVN
3890:2009 (khu vực gian phòng spa tầng 2...);
- Khoảng cách các đầu báo cháy đến tường và giữa các đầu báo cháy khói
đảm bảo quy định Điều 6.13 TCVN 5738:2021.
1.3.6. Hệ thống chữa cháy bằng nước
- Thiết kế bố trí bộ điều khiển phải đảm bảo theo điều 5.6 của TCVN
7336:2021;
- Thiết kế van và đồng hồ đo áp suất trước đầu phun chủ đạo theo Điều
5.5.8 của TCVN 7336:2021;
- Tính toán, lựa chọn lưu lượng nước dự trữ chữa cháy và công suất máy
bơm chữa cháy phải bảo đảm theo Mục 5, QCVN 06:2021/BXD và TCVN
7336:2021 (lựa chọn thông số bơm chữa cháy phù hợp với tải trọng cháy của
các khu vực trong công trình thuộc nhóm nguy hiểm cháy 2…);
- Bố trí thiết bị theo dõi lượng chất chữa cháy trong bồn bể phải được đặt
trong khuôn viên của trạm bơm. Khi tự động bổ sung nước cho bồn bể, cho phép
chỉ sử dụng thiết bị đo tự động với tín hiệu chuyển đến phòng trực điều khiển
chống cháy và trạm bơm theo quy định tại Điều 5.8.30 TCVN 7336:2021;
- Áp lực tự do trong mạng đường ống cấp nước chữa cháy kết hợp phải
bảo đảm không nhỏ hơn 10 m.c.n và không lớn hơn 60 m.c.n để bảo đảm theo
quy định tại Điều 5.1.1.4 của QCVN 06:2021/BXD;
- Khi kết hợp với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà thì áp suất tại
họng nước không được vượt quá 0,4 MPa; trường hợp áp suất tại họng nước
chữa cháy lớn hơn thì phải có giải pháp giảm áp bảo đảm theo quy định tại Điều
5.2.23 của TCVN 7336:2021;
- Trụ nước chữa cháy phải bảo đảm khoảng cách đến mép đường không
lớn hơn 2,5 m, khoảng cách đến tường tòa nhà không nhỏ hơn 5 m theo quy
đinh tại QCVN 01:2021/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng”;
- Máy bơm chữa cháy phải bảo đảm đặc tính lưu lượng, cột áp theo quy
định tại Điều 2.2.2 QCVN 02:2020/BCA “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm
bơm nước chữa cháy”;
- Máy bơm chữa cháy chính và máy bơm chữa cháy dự phòng phải được
điều khiển và kiểm soát từ tủ điều khiển riêng biệt có chức năng khởi động máy
bơm tự động và bằng tay để bảo đảm theo quy định tại Điều 2.5.1.1 QCVN
02 :2020/BCA;
- Đối với các hành lang với chiều dài lớn hơn 10 m và có 02 tia nước tính
toán trở lên từ mỗi điểm thì phải bố trí 2 tia phun từ 2 họng nước chữa cháy
5

cạnh nhau khác nhau để bảo đảm theo quy định tại Điều 5.2.11 QCVN
06:2021/BXD;
- Thiết kế lối đi, hệ thống thoát nước sàn, thiết bị bảo vệ động cơ điện,
van bảo vệ vỏ bơm bảo đảm theo quy định của QCVN 02:2020/BCA (bố trí tủ
chữa cháy trong nhà cho phòng bơm có kích thước lớn hơn 6x9m...);
- Khi lắp đặt hệ thống chữa cháy trong các gian phòng có các thiết bị công
nghệ và sàn thao tác, các đường ống lắp đặt theo phương ngang hoặc xiên có
chiều rộng hoặc đường kính lớn hơn 0,75 m, nằm ở độ cao không nhỏ hơn 0,7 m
so với mặt sàn, nếu chúng cản trở khả năng phun của đầu phun đến bề mặt được
bảo vệ thì phải lắp đặt đầu phun bổ sung cho các thiết bị, sàn và đường ống này
theo quy định tại Điều 5.2.15 TCVN 7336:2021;
- Thể hiện thông số, bán kính bảo vệ, khoảng cách đầu phun sprinkler
phải đảm bảo lưu lượng, cột áp, bán kính bảo vệ theo quy định của TCVN
7336:2021 (hệ số đầu phun K, bán kính bảo vệ đầu phun ngang, khoảng cách
đầu phun tới trần…).
1.3.7. Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí
- Thể hiện nguyên lý, sơ đồ bố trí hệ thống chữa cháy bằng khí đảm bảo
theo quy định (nồng độ cho phép tối đa của khí chữa cháy phải bảo đảm theo
quy định tại Điều 5.2.2 và mục G.4 của TCVN 7161-1:2009 (bổ sung bản tính
toán lượng khí, thông số bình chữa cháy khí, vật liệu đường ống...);
- Thời gian duy trì nồng độ khí chữa cháy theo thiết kế không được nhỏ
hơn 10 phút để bảo đảm theo quy định tại Điều 7.8.2 TCVN 7161-1:2009;
- Thiết kế, tính toán chiều dài đường ống từ bình khí chữa cháy tới mỗi
đầu phun chênh lệch với nhau không quá 10% để bảo đảm theo quy định tại
Điều 7.3.2 TCVN 7161-1:2009.
1.3.8. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn:
- Thiết kế hệ thống báo cháy tự động phải đảm bảo theo TCVN
13456:2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2022 (bổ sung biển báo an toàn tầm thấp,
sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, tính toán độ rọi...).
- Thiết kế bổ sung đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn tại các
lối rẽ trên đường thoát nạn để bảo đảm theo quy định tại Điều 10.1.6 TCVN
3890:2009.
- Phải trang bị tối thiểu mỗi người một khẩu trang lọc độc tại khách sạn
theo quy định tại Điều 10.1.9 TCVN 3890:2009
1.3.9. Về hệ thống cấp khí LPG trung tâm
- Thể hiện chi tiết trạm cấp khí LPG để xem xét đầy đủ các giải pháp đảm
bảo an toàn PCCC (Thiết kế giải pháp thông gió tự nhiên qua một mặt tường của
trạm cấp khí LPG chưa bảo đảm theo quy định của Đ 4.2.9.2.7 TCVN
7441:2004 “Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ - Yêu
6

cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành”; Thiết kế bổ sung giải pháp thông gió cưỡng
bức cho trạm cấp khí LPG để bảo đảm theo quy định tại Điều Đ 4.2.9.2.8 TCVN
7441:2004; khối lượng khí LPG tồn chứa...)
- Ống mềm của các chai chứa LPG phải được thiết kế chịu được áp suất
nổ tối thiểu bằng 4 lần áp suất làm việc lớn nhất. Khớp nối của ống mềm phải đi
kèm với một van tự đóng để ngăn rò rỉ LPG từ ống mềm ngoài ra khi bị tháo rời
khỏi van chai chứa LPG để bảo đảm theo quy định của Đ 4.2.4.2.2 TCVN
7441:2004;
- Không bố trí đường ống cấp khí LPG qua hành lang thoát nạn, trên trần
treo, trong gara ô tô để bảo đảm theo quy định QCVN 06:2021/BXD; QCVN
13:2018/BXD;
- Bố trí các đầu báo rò rỉ khí cháy tại các khu vực sử dụng khí LPG để bảo
đảm theo quy định;
- Trang bị phương tiện chữa cháy cho trạm cấp khí LPG để bảo đảm theo
quy định.
1.3.10. Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC, các hệ thống kỹ thuật
khác có liên quan về PCCC và hệ thống chống sét: thiết kế nguồn điện cấp cho
hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan về PCCC và
phương án chống sét bảo đảm theo các quy định về PCCC hiện hành.
Ngoài các nội dung kiến nghị nêu trên, đề nghị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn
thiết kế rà soát, hoàn thiện hồ sơ bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu
chuẩn và các quy định về PCCC hiện hành.
2. Đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Du lịch Vân Đồn chỉnh
sửa, bổ sung hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình, sau đó gửi đến Cục Cảnh sát
PCCC và CNCH để được thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định./.
Nơi nhận: KT.CỤC TRƯỞNG
- Như trên; PHÓ CỤC TRƯỞNG
- Đồng chí Cục trưởng (để b/c);
- Công an tỉnh Quảng Ninh;
- Lưu: VT, P4 (TdP).

Đại tá Bùi Quang Việt

You might also like