You are on page 1of 24

Thuyết minh lô A.

10
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Lô A.10 bao gồm một công trình xây dựng mới với quy mô 06 tháp chung tầng
hầm:
+ 03 Tòa Z 25 tầng
+ 03 Tòa T 35 tầng
Đây là dự án với đặc thù với diện tích lớn, cao tầng, tập trung đông người. Vì vậy
trong trường hợp có cháy xảy ra việc sơ tán người và tác chiến chữa cháy của lực
lượng chữa cháy chuyên nghiệp có những khó khăn nhất định trong tình kinh tế
nước ta hiện nay. Do mức độ quan trọng trên nên việc đầu tư trang thiết bị PCCC tại
chỗ cho công trình là một mục tiêu rất quan trọng và thiết thực. Thực tế trong thời
gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy trên toàn quốc gây thiệt hại lớn về người và tài
sản, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và an ninh chính trị nước ta.
Thực hiện ý tưởng trên chúng tôi đã chọn phương án thiết kế hệ thống PCCC cho
công trình. Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn
Phòng cháy chữa cháy để thiết kế các hệ thống PCCC của công trình, chúng tôi đề ra
thiết kế các hệ thống PCCC cho công trình gồm các hạng mục sau:
1- Hệ thống báo cháy tự động điạ chỉ.
2- Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp họng nước vách tường.
3- Hệ thống màng ngăn cháy.
4- Phương tiện chữa cháy ban đầu.
5- Hệ thống chữa cháy khí N2 cho phòng kỹ thuật điện đặt tại tầng hầm.
6- Hệ thống bình cầu nổ cho các phòng kỹ thuật điện.
7- Hệ thống họng khô cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp
8- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà áp lực thấp.

FA&FP 1
Thuyết minh lô A.10
PHẦN II: NỘI DUNG THIẾT KẾ
I. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ:
- Căn cứ thiết kế kiến trúc của công trình.
+ TCXD 216:1998 : Phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thiết bị chữa cháy.
+ TCXD 217:1998 : Phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thuật ngữ chuyên dùng cho
phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.
+ TCXD 217:1998 : Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung.
+ TCVN 3991:1985: Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - thuật ngữ và định
nghĩa.
+ TCVN 6379 - 1998: (Thiết bị chữa cháy- Trụ nước chữa cháy- yêu cầu kỹ thuật).
+ TCVN 6101 - 1996 ISO 6183:1990 "Thiết bị chữa cháy -Hệ thống chữa cháy Cacbon
Dioxit, thiết kế và lắp đặt".
+ TCVN 6102 - 1996 ISO 7202:1987 Phòng cháy, chữa cháy-chất chữa cháy- bột).
+ TCVN 5303:1990: An toàn cháy - thuật ngữ và định nghĩa
+ TCVN 3254:1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung.
+ TCVN 4778:1989: Phân loại cháy.
+ TCVN 4879:1989: Phòng cháy - dấu hiệu an toàn.
+ TCVN 2622:1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
+ TCVN 6160:1996 : Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.
+ TCVN 5040:1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ
phòng cháy - yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 5760:1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
+ TCVN 5738: 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 4513 - 88 : Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 6305 – 1,2: 1997: Phòng cháy chữa cháy hệ thống Sprinkler tự động (phần 1, phần 2)
+ TCVN7336 – 2003 : Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu
cầu thiết kế và lắp đặt.
+ TCVN 3890 : Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị,
bố trí, bảo dưỡng và kiểm tra.
+ QCVN 06:2010/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Ngoài ra các thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và công tác lắp đặt chúng vào
công trình còn phải tuân thủ các yêu cầu trong những tiêu chuẩn trích dẫn dưới đây:
+ TCVN 4086 : 1985 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung.
+ TCVN 4756 : 1989 Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
FA&FP 2
Thuyết minh lô A.10
+ TCVN 5308 : 1991 Qui phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng.
+ Các tiêu chuẩn NFPA, VdS của Mỹ và Châu Âu đối với hệ thống báo cháy, chữa cháy.
II. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG PCCC CHO CÔNG TRÌNH:
Căn cứ vào tính chất sử dụng, nguy hiểm cháy nổ của công trình hệ thống PCCC
cho công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu về phòng cháy
- Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra
hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để cứu
chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa
gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản
trong toà nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.
- Trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy ở những vị trí dễ xảy ra cháy như các
khu vực kỹ thuật, văn phòngd cho thuê, trung tâm thương mại, căn hộ chung cư …trong
toà nhà phải phát hiện được ngay ở nơi phát sinh cháy để tổ chức cứu chữa kịp thời.
2. Yêu cầu về chữa cháy
Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy
phải được dập tắt ngay.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các
đám cháy có thể xảy ra trong công trình.
- Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với
công trình và điều kiện nước ta.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết
bị khác tại các khu vực chữa cháy thiệt hại thứ cấp.
- Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu dài,
hiện đại.
- Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các tiêu
chuẩn chủa Việt nam.
3. Giải pháp thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy.
a, Hệ thống báo cháy tự động:
Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy hiểm cháy
của công trình bằng hệ thống báo cháy địa chỉ. Với hệ thống báo cháy địa chỉ ngoài chức
năng báo cháy thông thường hệ thống còn có khả năng kết nối và điều khiển các hệ
thống kỹ thuật bằng các đường điều khiển chuyên dụng và phần mền điều khiển:
- Tự động phát hiện cháy nhanh và thông tin chính xác địa điểm xảy ra cháy, chuyển
tín hiệu báo cháy khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng bằng âm thanh
đặc trưng, đồng thời phải mô tả cụ thể địa chỉ bằng màn hình đồ họa (thể hiện mặt

FA&FP 3
Thuyết minh lô A.10
bằng các tầng) để những người có trách nhiệm có thể thực hiện ngay các giải pháp
tích hợp.
- Điều khiển và giám sát toàn bộ hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.
- Hệ thống phải có chức năng điều khiển liên động và nhận tín hiệu phản hồi sau khi
điều khiển với các hệ thống khác có liên quan như thang máy, thông gió, cắt điện, âm
thanh ... nhằm phục vụ cho công tác sơ tán và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.
- Các sự cố phải được lưu trữ trong bộ nhớ và được in ra giấy đồng thời hoặc khi cần
thiết bằng máy in phục vụ cho việc xác định sự cố hoặc công tác giám định của các
cơ quan chức năng.
- Báo động cháy bằng âm thanh đặc trưng (Còi, chuông...)
- Báo hiệu nhanh và mô tả rõ ràng trên màn hình tinh thể lỏng, màn hình đồ hoạ các
trường hợp sự cố và vị trí xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống
như đứt 4, chập mạch, mất đầu báo,...
- Có khả năng chống nhiễu, không báo giả, không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do
cháy gây ra trước khi hệ thống phát tín hiệu báo cháy.
b, Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.
Đây là hệ thống chữa cháy hiện đại được áp dụng trên thế giới. Với khả năng chữa
cháy tự động bằng các đầu phun tự động Sprinkler. Chức năng tự động chữa cháy khi
nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến ngưỡng làm việc mà không cần tác động của con
người.
c, Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt
buộc phải có cho các công trình hiện nay và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy
nhiên, chức năng chữa cháy chỉ được thực hiện khi có con người tác động.
d, Hệ thống chữa cháy ngoài nhà.
Sử dụng hệ thống chữa cháy áp lực thấp của mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho
toàn bộ khu đô thị.
e, Phương tiện chữa cháy ban đầu:
Ngoài hai hệ thống chữa cháy trên công trình còn được trang bị các bình chữa
cháy di động, xách tay phục vụ dập tắt đám cháy mới phát sinh chưa đủ thông số để hệ
thống chữa cháy tự động làm việc.
f, Hệ thống chữa cháy bình cầu nổ cho các phòng kỹ thuật điện.
g, Hệ thống họng khô cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

A. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG


I. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ:
- TCVN 5738 - 2001 Hệ thống báo cháy. Yêu cầu thiết kế.
FA&FP 4
Thuyết minh lô A.10
- Tiêu chuẩn 2622 - 1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu
thiết kế.
- TCVN 6160 - 96 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng yêu cầu thiết kế.
- Trường hợp trong các tiêu chuẩn Việt nam không qui định thì vận dụng theo các
tiêu chuẩn sau:
- Chứng chỉ đánh giá chất lượng VdS của Châu Âu “ đánh giá chất lượng của hệ thống".
* NFPA: Hội đồng phòng cháy quốc gia của Mỹ.
* EN: Tiêu chuẩn Châu Âu.
II . GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY :
Ngày nay, với tốc độ phát triển không ngừng, các toà nhà đều trang bị nhiều thiết
bị hiện đại như máy tính, ti vi và các đồ điện khác…Hầu hết các thiết bị này đều là loại
tiêu thụ điện năng, do đó nguy cơ phát tia lửa điện gây hoả hoạn là rất cao. Đám cháy
một khi không được phát hiện sớm sẽ lan rất nhanh và rất khó để kiểm soát. Do vậy, việc
lắp đặt một hệ thống dò tìm và cảnh báo sớm đám cháy là một điều vô cùng quan trọng
trong việc phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy cơ cháy
của công trình bằng hệ thống báo cháy địa chỉ. Với hệ thống báo cháy địa chỉ ngoài chức
năng báo cháy thông thường hệ thống còn có khả năng kết nối, tích hợp và điều khiển
các hệ thống kỹ thuật bằng các giao thức chuyên dụng và phần mềm điều khiển. Các
thiết bị ngoại vi phải được lựa chọn hợp lý sao cho phù hợp với thiết kế toà nhà.
Toàn bộ các thiết bị của hệ thống báo cháy tự động phải được thiết kế và sản xuất
dựa theo tiêu chuẩn ISO 9001, 9002, các thí nghiệm UL, Vds, tiêu chuẩn NFPA 72 hoặc
EN54 phù hợp với đặc điểm khí hậu, môi trường Việt Nam.
Căn cứ đặc điểm của mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng của công trình và tiêu
chuẩn TCVN 5738-2001 "Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế", chúng tôi thiết
kế hệ thống báo cháy cho công trình. Hệ thống báo cháy tự động nhằm phát hiện sự cháy
nhanh chóng, chính xác, để thông báo kịp thời khi đám cháy mới phát sinh.
Do đặc điểm, mục đích sử dụng của công trình và cách phân vùng quản lý chúng
tôi thiết kế hệ thống báo cháy gồm
+ Tầng hầm: 01 tủ báo cháy trung tâm 08 loop đặt tại sảnh lễ tân tầng 1 tòa 35T3.
+ Tòa Z 25 tầng: 01 tủ báo cháy trung tâm 08 loop + 1 tủ 06 loop đặt tại sảnh lễ
tân tầng 1.
+ Tòa 35T1 và 35T2 tầng: 03 tủ báo cháy trung tâm 10 loop + 01 tủ 06 loop đặt
tại sảnh lễ tân tầng 1.

+ Tòa 35T3 tầng: 03 tủ báo cháy trung tâm 10 loop + 01 tủ 06 loop và 01 tủ báo
cháy 08loop của tầng hầm đặt tại sảnh lễ tân tầng 1 tòa 35T3.

FA&FP 5
Thuyết minh lô A.10
Các tủ trong lô A10 sẽ được kết nối với nhau thông qua cáp 2x2x2.5mm2 tới tủ
báo cháy trung tâm 08 loop đặt tại sảnh lễ tân tầng 1 tòa 35T3. Tại đây thông qua bộ
chuyển đổi tín hiệu quang điện,cáp quang 2XFO sẽ nối tín hiệu về tủ báo cháy trung tâm
chính phân khu 1 tại phòng trực Pccc tòa 35T2 lô A8.
Trung tâm báo cháy đảm bảo quản lý tất cả các đầu báo cháy tại vị trí có nguy
hiểm cháy, tùy vào tính chất từng phòng, khu vực mà lắp đặt đầu báo cháy khói hay
nhiệt.
Hệ thống báo cháy bao gồm:
1. Trung tâm báo cháy.
2. Các loại đầu báo cháy tự động.
3. Nút ấn khẩn cấp.
4. Còi, đèn báo cháy.
5. Các loại module.
6. Hệ thống liên kết.

FA&FP 6
Thuyết minh lô A.10
B. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
I. CĂN CỨ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
- Căn cứ TCVN 2622 -1995 "Tiêu chuẩn Việt Nam - Phòng cháy và chữa cháy cho
nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế".
- Căn cứ TCVN 5760 - 1993 "Hệ thống chữa cháy yêu cầu chung về thiết kế, lắp
đặt và sử dụng".
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102 - 1995: (Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất
cháy bột, khí).
- Căn cứ theo TCVN 4513-1988 "Cấp nước bên trong, tiêu chuẩn thiết kế"
- TCVN 6160 - 96 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng yêu cầu thiết kế.
- TCVN 4513 - 88 Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 7336 - 2003 Phòng cháy chữa cháy Sprinkler tự động - yêu cầu thiết kế
và lắp đặt
- Trường hợp trong các tiêu chuẩn Việt nam không qui định thì vận dụng theo các
tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn NFPA 13 về Sprinkler tiêu chuẩn Châu âu tương đương.
- Tiêu chuẩn NFPA 231 về bình dập lửa hoặc tương đương.
* NFPA: Hội đồng phòng cháy quốc gia của Mỹ.
* EN: Tiêu chuẩn châu âu.
- Căn cứ vào các công thức, phương pháp tính toán về thủy động lực học để tính
toán, phân bố lưu lượng và tính tổn thất năng lượng trong mạng đường ống cung cấp
nước chữa cháy của hệ thống.
Sau khi nghiên cứu đặc điểm kiến trúc, qui mô, tính chất sử dụng và mức độ nguy
hiểm của công trình, giải pháp thiết kế hệ thống chữa cháy thiết kế bao gồm:
Hệ thống chữa cháy bằng nước gồm:
+ Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
+ Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
+ Hệ thống chữa cháy ngoài nhà áp lực thấp từ mạng lưới cấp nước sinh hoạt của
khu đô thị.
Phương tiện chữa cháy ban đầu:
+ Bình xách tay CO2 – 3 kg.
+ Bình xách tay ABC – 8 kg.
+ Bình chữa cháy xe đẩy ABC – 35 kg.
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC:
II.1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:
Khả năng chữa cháy tự động bằng các đầu phun tự động Sprinkler. Chức năng tự
động chữa cháy khi nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến ngưỡng làm việc của đầu phun.
Phương pháp bố trí đầu phun Sprinkler:

FA&FP 7
Thuyết minh lô A.10
Hệ thống chữa cháy sử dụng các đầu Sprinkler hướng lên được lắp đặt cho tầng
hầm (gara xe...) được bố trí phía dưới trần, các đầu Sprinkler xuống lên được lắp đặt cho
các khu vực văn phòng. Khoảng cách giữa các đầu phun là 2,8- 4 m, khoảng cách đến
tường 1 – 2 m (Bản vẽ thiết kế)
- Các khu vực có nhiệt độ môi trường t < 400C bố trí đầu phun có nhiệt độ làm
việc 680C. ( khu vực tầng hầm, văn phòng …)
- Các khu vực có nhiệt độ môi trường 61 0C< t < 1000C. bố trí đầu phun có nhiệt
độ làm việc 1410C.
* Cường độ phun theo từng khu vực:
- Khu vực tầng hầm được sử dụng làm gara thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm II:
Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,24 l/m2.s
FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 m2
F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240 m2.
Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút
Dung tích nước cho hệ thống Sprinkler: MSP = 0,24 x240x3,6  207 m3
- Khu vực trung tâm thương mại, shophouse, giải trí thuộc nguy cơ cháy trung
bình nhóm III:
Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,3 l/m2.s
FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 m2
F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 360 m2.
Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút
- Khu vực chung cư thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm I:
Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,12 l/m2.s
FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 m2
F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240 m2.
Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút
Dung tích nước cho hệ thống Sprinkler: MSP = 0,12 x240x3,6  104 m3
II.2. Phương pháp bố trí và thiết kế hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt
buộc phải có cho các công trình hiện nay bằng các cuộn vòi, lăng phun kết hợp với họng
chữa cháy cố định và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa
cháy chỉ được thực hiện khi có con người.
- Được tính toán với hai họng chữa cháy đồng thời.
- Lưu lượng thiết kế mỗi họng:
+ 5 l/s với khu vực tầng hầm.
+ 2,5 l/s với khu vực trung tâm thương mại, khách sạn.
- áp lực tại mỗi họng: 2.5 at ( 25 m.c.n)
- Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ với lưu lượng 10l/s:
MVT = 2x5x3x3,6 = 108 m3
- Bán kính mỗi họng đảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong toà nhà cũng phải có hai
họng phun tới.
FA&FP 8
Thuyết minh lô A.10
- Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành
lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của
công trình cũng được vòi vươn tới. tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặt
sàn. Mỗi họng nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su đường kính D65mm dài
20m và một lăng phun đường kính D19mm (dưới tầng hầm) hoặc một cuộn vòi vải tráng
cao su đường kính D50mm dài 20m và một lăng phun đường kính D13 (từ tầng 1) và các
khớp nối, lưu lượng phun 5l/s (dưới tầng hầm) hoặc 2,5l/s (từ tầng 1) và áp lực các họng
đảm bảo chiều cao cột nước đặc >=6m. Căn cứ vào kiến trúc thực tế của công trình ta bố
trí đảm bảo các đám cháy ở bất kỳ khu vực nào trong công trình đều được phun nước dập
tắt, bán kính hoạt động đến 26 m.
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường được sử dụng cho công trình được
thiết kế chủ yếu đựa trên phương án tự chảy là chính với áp lực và lưu lượng chữa cháy
được cung cấp bởi bể chữa cháy đặt trên mái tòa nhà. Ở những khu vực mà áp lực tự
chảy từ là không đảm cho yêu cầu chữa cháy sẽ được sử dụng máy bơm tăng áp.
II.3.Cấu trúc hệ thống và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước:
a. Hệ thống máy bơm và nguyên tắc hoạt động (Cụm bơm đặt tại tầng hầm và
cụm bơm đặt tại tầng tum):
+ Nguyên tắc hoạt động:
Việc cấp nước và tạo áp cho mổi hệ thống chữa cháy bằng tổ hợp bơm có cấu tạo
như sau:
+ 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện thường trực.
+ 01 máy bơm chữa cháy động cơ điện dự phòng.
+ 01 máy bơm bù áp nhằm duy trì áp lực cho mạng đường ống
( Chi tiết được thể hiện trên bản vẽ thiết kế )
Việc khởi động và tắt máy bơm có thể hoàn toàn tự động hoặc bằng tay. Máy bơm
ở chế độ tự động thông qua các công tắc áp suất.
Trong điều kiện làm việc bình thường hệ thống chữa cháy được duy trì áp lực
thuỷ tĩnh với áp lực tương đương với áp lực chữa cháy của hệ thống. Để duy trì áp lực
thường xuyên trong hệ thống phải có máy bơm bù áp và bình áp lực. Máy bơm bù áp chỉ
hoạt động khi áp lực duy trì của hệ thống bị tụt xuống do rò rỉ đường ống, giản nở đường
ống do nhiệt độ và bọt khí trong hệ thống. Máy bơm bù tự động chạy trong phạm vi áp
lực được cài đặt cho riêng nó vá có Rơle khống chế thời gian chạy tối thiểu được gắn vào
hệ thống điều khiển để tránh trường hợp máy bơm bù không bị khởi động liên tục.
Máy bơm chữa cháy sẽ được khởi động khi áp lực trong hệ thống tụt xuống đến
ngưỡng cài cài đặt. Khi máy bơm chữa cháy chính được khởi động áp lực trong hệ thống
vẫn bị tụt xuống do máy bơm không chạy hoặc máy bơm chạy không có nước lên thì hệ
thống tự động khởi động máy bơm dự phòng.
ở chế độ bằng tay có thể khởi động tại tủ điều khiển bơm.
Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồng
thời được cấp bằng nguồn điện máy phát của tòa nhà thông qua bộ chuyển đổi nguồn tự
động ATS.

FA&FP 9
Thuyết minh lô A.10
Trạng thái của máy bơm luôn được cập nhật và thể hiện tại trung tâm báo cháy là
máy bơm hoạt động hay không hoạt động.
b. Mạng lưới đường ống chữa cháy:
Toàn bộ mạng đường ống chữa cháy được dùng trong hệ thống là ống thép có độ
dày trung bình theo tiêu chuẩn BS hạng M.
Đối với các đường ống có đường kính từ DN80 trở lên có thể dùng ống thép đen
hoặc ống thép mạ kẽm và sử dụng liên kết hàn.
Đối với đường ống có đường kính từ D65 trở xuống phải dùng ống thép mạ kẽm
và sử dụng liên kết ren.
Đường ống sau khi lắp đặt hoàn thiện trước khi lắp đặt thiết bị phải tiến hành thử
áp lực. Áp lực thử có giá trị bằng 1,5 lần áp lực làm việc lớn nhất của hệ thống, không
tính áp lực nước va, nhưng không được nhỏ hơn 14 kg/cm2. Độ sụt áp trên đường ống
không lớn hơn 5% so với áp lực thử sau 2 giờ chịu áp, không bơm thêm nước vào trong
đường ống.
Ống cấp nước chữa cháy đi nổi trên màu sắc lớp sơn hoàn thiện phải là màu đỏ
cứu hỏa và phải được sơn ít nhất 3 lớp.
Ống chôn ngầm phải được quét hai lớp bitum nhựa đường nóng chảy với độ dày
tối thiểu 2 mm.
Trước khi sơn phải được làm sạch hết dầu, mỡ, bụi và hầu hết vảy thép, gỉ, sơn,
các tạp chất lạ, chất nhiễm bẩn còn lại bám dính rất chặt với bề mặt thép.
A.10. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy Sprinkler và lựa chọn đầu phun:
A.10.1 Lựa chọn điểm tính toán:
Căn cứ vào cường độ phun cho từng khu vực và vị trí của từng khu vực theo thiết
kế kiến trúc công trình thì việc tính toán thủy lực cho hệ thống được tính cho các vị trí
bất lợi nhất về lưu lượng và áp lực.
Việc tính toán thủy lực được tiến hành dựa trên tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
Việt Nam hiện hành và đựa trên hướng dẫn tính toán của Giáo trình báo cháy và chữa
cháy tự động do Trường đại Phòng cháy Chữa cháy phát hành 2006.
A.10.2 Tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy tự động:
- Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống:
qCT = Ib . F
Trong đó:
F: Diện tích tưới cùng một lúc khi hệ thống làm việc. m2
Ib :
Cường độ phun nước chữa cháy, l/s.m2. Được xác định trên nguy cơ
cháy theo bảng 2 TCVN 7336 – 2003.
- Xác định lưu lượng thoát ra từ vòi phun:
qV = K
+ Trong đó:
Hv: áp lực đầu vòi phun ( m.c.n)

FA&FP 10
Thuyết minh lô A.10
K: Hệ số lưu lượng qua vòi phun, ( (l / s.m 1 / 2 ) . Được xác định theo đường kính
trong miệng vòi phun theo bảng 5 TCVN 7336 – 2003.
Sau khi lựa chọn được đầu phun cho phù hợp với từng khu vực ta tiến hành các
bước tiếp theo. Khi đó áp lực và lưu lượng của vòi phun đã chọn được dùng để tính toán.
Đối với vòi sau thì áp lực của nó bằng tổng áp lực vòi phun trước đó cộng với áp
lực tổn thất trên đoạn đường ống giữa chúng.
qd2 .ld
HVsau  HVtruóc 
Kt

Trong đó:
HVsau : áp lực miệng vòi phun sau cần tính. (m.c.n)

H Vtruóc : áp lực của vòi phun trước đã tính. (m.c.n)

qd : Lưu lượng chảy qua đoạn ống. (l/s).


ld : Chiều dài của đoạn đường ống. (m)
Kt : Phụ thuộc vào đường kính ống lấy theo bảng 6 TCVN7336 - 2003
- Xác định lưu lượng ở bất kỳ nhánh nào ( nếu tất cả các nhánh trong đều giống
nhau) qn khi biết áp lực ở đầu nhánh H n
qn 

q12
Trong đó: B1 
H1
q1 : lưu lượng ở đầu nhánh thứ nhất, (l/s)
H1 : Áp lực ở đầu nhánh thứ nhất, (m.c.n)

Dựa vào công thức trên ta tiến hành tính toán cho đến lúc số lượng các vòi phun
đảm bảo tạo nên lưu lượng nước cần thiết q ct . Để tiện lợi cho việc tính toán ta lập bảng
tính toán thủy lực cho hệ thống.
- Xác định áp lực cần thiết thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống
Sprinkler: H nc
Áp lực cần thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy là áp lực tối thiểu tại đầu
vào của mạng đường ống cấp nước khi hệ thống đang phun nước chữa cháy, được tính
theo công thức:
H nc  H tt  Z

Trong đó:
+ H tt  H cd  A.H d (Tổng giá trị tổn thất trên toàn bộ hệ thống được xác định theo
bảng tính toán)
Hcd: Áp lực vòi chủ đạo, m.c.n (Tra bảng 5 TCVN 7336-2003)
Hd: Tổn thất cột áp theo chiều dài đường ống, m.c.n.

FA&FP 11
Thuyết minh lô A.10
qd2 .ld
Hd =
Kt

+ A = 1,1 1Hệ số tổn thất cột áp (có tính đến tổn thất cục bộ bằng 10% tổn thất
dọc đường);
+ Z : Là chiều cao của vòi phun chủ đạo so với trục bơm, m.
A.10.3 Lựa chọn đầu phun và Tính toán thuỷ lực:
* Lựa chọn điểm tính toán:
- Khu vực tầng hầm được sử dụng làm gara thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm II:
Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,24 l/m2.s
FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 m2
F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240 m2.
Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút
Dung tích nước cho hệ thống Sprinkler: MSP = 0,24 x240x3,6  207 m3
- Khu vực trung tâm thương mại, shophouse, giải trí thuộc nguy cơ cháy trung
bình nhóm III:
Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,3 l/m2.s
FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 m2
F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 360 m2.
Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút.
- Khu vực chung cư từ tầng 2 đến tầng 32 (Nhà 32Z1, 32Z2), từ tầng 2 đến tầng
34 (Nhà 32T1, 32T2) thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm I:
Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,12 l/m2.s
FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 m2
F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240 m2.
Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút
Căn cứ vào cường độ phun cho từng khu vực và vị trí của từng khu vực theo thiết
kế kiến trúc công trình thì việc tính toán thủy lực cho hệ thống được tính cho các vị trí
bất lợi nhất về lưu lượng và áp lực. Vì vậy chúng tôi chọn hai khu vực bất lợi nhất là :
+ Khu vực tầng hầm 1.
+ Khu vực tầng 35 (Nhà T35 tầng) tầng 25 (Nhà Z25 tầng)
a. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho tầng hầm 1:
- Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống:
qCT = Ib . F = 57,6 l/s
Trong đó:
I b : Cường độ phun nước chữa cháy: 0,24l/m2.s. (Được xác định trên nguy
cơ cháy theo bảng 2 TCVN 7336 – 2003.)
F : Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240m2.
Ib . F = 0,24x240 = 57,6 l/s
- Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu:
qV = Ib . F V = 0,24x12 = 2,88 l/s = 172,8 l/phút.

FA&FP 12
Thuyết minh lô A.10
+ áp lực cần thiết ở vòi Sprinkler chủ đạo (Vòi phun ở vị trí cao nhất, xa nhất)
Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler:
- Hệ số dòng chảy : K = 11.2
- Đường kính đầu nối : 20 mm
- Nhiệt độ tác động : 680C
- Cảm biến : Nhiệt – Bọng thủy tinh
- Áp lực làm việc lớn nhất : 12 bar
- Tiêu chuẩn : NFPA
- Xác định lưu lượng thoát ra từ vòi phun:
qV = K
+ Trong đó:
Hv: áp lực đầu vòi phun ( m.c.n)
Đối với vòi chủ đạo thì áp lực Hv = Hcd ( được tính toán theo công thức trên)
K: Hệ số lưu lượng qua vòi phun,. Được xác định theo đường kính trong miệng
vòi phun theo bảng 5 TCVN 7336 – 2003.
Đối với vòi sau thì áp lực của nó bằng tổng áp lực vòi phun trước đó cộng với áp
lực tổn thất trên đoạn đường ống giữa chúng.
qd2 .ld
HVsau  HVtruóc 
Kt

Trong đó:
HVsau : áp lực miệng vòi phun sau cần tính. (m.c.n)

H Vtruóc : áp lực của vòi phun trước đã tính. (m.c.n)

qd : Lưu lượng chảy qua đoạn ống. (l/s).


ld : Chiều dài của đoạn đường ống. (m)
Kt : Phụ thuộc vào đường kính ống lấy theo bảng 6 TCVN7336 - 2003
- Xác định lưu lượng ở bất kỳ nhánh nào (nếu tất cả các nhánh trong đều giống
nhau) qnkhi biết áp lực ở đầu nhánh H n
qn 

q12
Trong đó: B1 
H1
q1 : lưu lượng ở đầu nhánh thứ nhất, (l/s)
H1 : Áp lực ở đầu nhánh thứ nhất, (m.c.n)

- Xác định áp lực cần thiết thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống
Sprinkler: H nc

FA&FP 13
Thuyết minh lô A.10
Áp lực cần thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy là áp lực tối thiểu tại đầu
vào của mạng đường ống cấp nước khi hệ thống đang phun nước chữa cháy, được tính
theo công thức:
H nc  H tt  Z = 62 + 6,6 = 68,6 ≈ 69 m.c.n
Trong đó:
+ Htt = 62 m.c.n theo bảng tính toán thủy lực.
+ Z : Là chiều cao của vòi phun chủ đạo so với trục bơm, m. Z = 6,6 m
Như vậy, áp lực cần thiết và lưu lượng của nguồn cấp tự chảy từ bể mái cho hệ thống
chữa cháy tự động làm việc tại khu vực tầng hầm là:
Q = 57.6 l/s và H = 69 m.c.n.
c. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho tầng 35 (tòa T35
Tầng). tầng 25 (tòa Z25 Tầng).
+ Tòa T 35 tầng , Tòa Z25 tầng ,
- Từ tầng 26 đến tầng 35 tòa T35, Từ tầng 17 đến tầng 25 tòa Z25,sử dụng bơm
tăng áp tại tầng áp mái.
- Từ tầng hầm 2 đến tầng 25 tòa T35, Từ tầng hầm 2 đến tầng 16 tòa Z25 do độ
chênh cao hình học từ bể mái xuống áp lực tự do của nước đảm bảo áp lực cần thiết của
vòi phun ở vị trí xa nhất, van giảm áp sẽ được bố trí để phân vùng đảm bảo áp lực hệ
thống chữa cháy hoạt động theo yêu cầu của TCVN.
Lựa chọn điểm tính toán: tầng áp mái
- Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu:
qV = Ib . F V = 0,08x12 = 0,96 l/s
+ áp lực cần thiết ở vòi Sprinkler chủ đạo (Vòi phun ở vị trí cao nhất, xa nhất)
Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler:
- Hệ số dòng chảy : K = 5.6
- Đường kính đầu nối : 15 mm
- Nhiệt độ tác động : 680C
- Cảm biến : Nhiệt – Bọng thủy tinh
- Áp lực làm việc lớn nhất : 12 bar
- Tiêu chuẩn : NFPA
- Xác định lưu lượng thoát ra từ vòi phun:
qV = K
+ Trong đó:
Hv: áp lực đầu vòi phun ( m.c.n)
Đối với vòi chủ đạo thì áp lực Hv = Hcd ( được tính toán theo công thức trên)
K: Hệ số lưu lượng qua vòi phun. Được xác định theo đường kính trong miệng vòi
phun theo bảng 5 TCVN 7336 – 2003.
FA&FP 14
Thuyết minh lô A.10
Đối với vòi sau thì áp lực của nó bằng tổng áp lực vòi phun trước đó cộng với áp
lực tổn thất trên đoạn đường ống giữa chúng.
qd2 .ld
HVsau  HVtruóc 
Kt

Trong đó:
HVsau : áp lực miệng vòi phun sau cần tính. (m.c.n)

H Vtruóc : áp lực của vòi phun trước đã tính. (m.c.n)


qd : Lưu lượng chảy qua đoạn ống. (l/s).
ld : Chiều dài của đoạn đường ống. (m)
Kt : Phụ thuộc vào đường kính ống lấy theo bảng 6 TCVN7336 - 2003
- Xác định lưu lượng ở bất kỳ nhánh nào ( nếu tất cả các nhánh trong đều giống
nhau) qn khi biết áp lực ở đầu nhánh H n
qn 

q12
Trong đó: B1 
H1
q1 : lưu lượng ở đầu nhánh thứ nhất, (l/s)
H1 : Áp lực ở đầu nhánh thứ nhất, (m.c.n)

- Xác định áp lực cần thiết thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống
Sprinkler: H nc
Áp lực cần thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy là áp lực tối thiểu tại đầu
vào của mạng đường ống cấp nước khi hệ thống đang phun nước chữa cháy, được tính
theo công thức:
H nc  H tt  Z = -2 + 40 = 38 m.c.n
Trong đó:
+ Htt = 40 m.c.n theo bảng tính toán thủy lực.
+ Z : Là chiều cao của vòi phun chủ đạo so với trục bơm, m. Z = -2 m
Như vậy, áp lực cần thiết và lưu lượng của nguồn cấp (hệ thống máy bơm) cho hệ thống
chữa cháy tự động làm việc tại khu vực tầng tum là:
Q = 34 l/s và H = 45 m.c.n.
A.10.4. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy họng nước vách tường:
a. Lựa chọn điểm tính toán:
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường được thiết kế trên nguyên lý nước cấp
từ bể mái kết hợp hệ thống bơm chữa cháy từ tầng hầm. Vị trí chữa cháy được thực hiện
cho khu vực tầng hầm đến tầng mái. Như vậy điểm điểm bất lợi nhất về áp lực và lưu
lượng chữa cháy là tầng hầm 1.

FA&FP 15
Thuyết minh lô A.10
b. Tính toán thủy lực hệ thống:
+ Xác định áp lực của hệ thống chữa cháy họng nước vách tường được tăng áp
bằng máy bơm tại điểm bất lợi ( tầng hầm 1):
- Xác định áp lực cần thiết của hệ thống theo công thức:
H = ZC + a. Hđ + Hh
Trong đó:
H: Áp lực cần thiết của hệ thống chữa cháy vách tường.
ZC: độ chênh cao giữa điểm cấp nước và họng chữa cháy.
a: Hệ số tổn thất cục bộ : 1,2
Hh: áp lực cần thiết tại họng : 2,5at ( 25 m.c.n)
H®: Tổn thất áp lực dọc đường ống.
Hđ = L x A x q 2
Trong đó:
L: Chiều dài ống.
A: Sức cản đường ống.
q: lưu lượng chảy qua ống.
- Căn cứ vào công thức trên ta thay số tính toán cụ thể áp lực cần thiết cho hệ
thống bơm chữa cháy được kết quả sau:
+ H = 60 m.c.n
A.10.5. Lựa chọn máy bơm chữa cháy:
- Máy bơm chữa cháy trên mái các tòa nhà phải có các thông số kỹ thuật như
sau:
+ Máy bơm điện dành cho hệ thống Sprinkler kết hợp họng nước vách tường: (01
máy bơm thường trực và 01 máy dự phòng)
- Điện áp: 220v/380v-50Hz
- Q = 34 l/s và H = 50 m.c.n.
Để duy trì áp lực thường xuyên trong mạng đường ống chọn 01 máy bơm bù áp:
Điện áp : 220v/380v-50Hz
Cột áp : 55m.c.n  Lưu lượng 1,0 l/s
Máy bơm chữa cháy cho hệ thống Sprinkler kết hợp họng nước vách tường được
đặt tại tầng áp mái.
II.5. HỆ THỐNG MÀNG NGĂN CHÁY
Hệ thống màng ngăn cháy được lắp đặt cho cho khu vực tầng với mục đích cô lập
đám cháy, chống cháy lan, để đảm bảo diện tích mỗi khoang cháy có diện tích nhỏ hơn
3000m2.

FA&FP 16
Thuyết minh lô A.10
Ngoài ra hệ thống màng ngăn còn được sử dụng đển ngăn cháy lan tại các lỗ thông
tầng cho khu vực trung tâm thương mại.
Các đầu phun được sử dụng là đầu phun hở Drencher được bố trí phía dưới trần. Các
đầu Drencher được lắp đặt với khoảng các giữa hai đầu phun 1m, đầu phun cách tường
không quá 1m (bản vẽ thiết kế).
a. Nguyên tắc hoạt động:
+ Đối với khu vực tầng hầm:
Nguyên tắc mở van tràn ngập (Deluge valve) được thực hiện như sau. Việc mở Van
tràn ngập (Deluge valve) được kích hoạt ở thân van.
Để thực hiện chức năng điều khiển mở van tràn ngập ( Deluge valve) ở chế độ tự
động khi có đám cháy xảy ra ở khu vực gần màng ngăn cháy nhiệt độ ( hoặc khói) đám
cháy làm cho làm cho tối thiểu 02 đầu báo cháy mang hai địa chỉ khác nhau hoặc 2 kênh
khác nhau.
+ Đối với khu vực thông tầng khối thương mại:
Nguyên tắc mở van tràn ngập (Deluge valve) được thực hiện như sau. Việc mở Van
tràn ngập (Deluge valve) được từ đường kích hoạt ở thân van.
Để thực hiện chức năng điều khiển mở van tràn ngập ( Deluge valve) ở chế độ tự
động khi có đám cháy xảy ra ở khu vực gần màng ngăn cháy nhiệt độ đám cháy tác động
lên các đầu phun Sprinkler phản ứng nhanh dùng để kích hoạt màng ngăn được bố trí
xung quanh khu vực màng ngăn sẽ gây ra sự tụt áp bên trên van tràn ngập (Deluge
valve). Khi đó áp lực nước sẽ tràn qua van và đến các đầu phun màng ngăn.
Các thông số kỹ thuật cơ bản để tính toán, thiết kế hệ thống khi có 01 đám cháy như
sau:
- Chiều dài bảo vệ cho 1 đầu phun :2m
- áp suất tại đầu phun : 1 at (10m.c.n)
- Cường độ phun : 1 l/s
- Thời gian phun : 60 phút.
- Chiều dài màng ngăn cháy : 224m
- Thể tích nước phục vụ chữa cháy trong 1 giờ với lưu lượng 1l/s:
MMN = 1x224x3,6 = 807 m3
b. Tính toán thuỷ lực hệ thống màng ngăn cháy bằng nước:
- Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống:
qCT = Ib .L = 224 l/s
Trong ®ã:
Cường độ phun nước chữa cháy: 1 l/s.m. (Được xác định
Ib :
trên nguy cơ cháy theo TCVN 7336 – 2003.)
L : chiều dài màng ngăn cháy. L = 224 m.

FA&FP 17
Thuyết minh lô A.10
+ ¸p lùc cÇn thiÕt ë vßi Drencher chñ ®¹o (Vßi phun ë vÞ trÝ cao
nhÊt, xa nhÊt)
Theo Catalogue ¸p lùc cÇn thiÕt ë vßi chñ ®¹o lµ 1,0at (10 m.c.n)
t¬ng øng víi mét lu lîng 80.6 l/phót.
Thông số kỹ thuật của đầu phun măng ngăn Drencher:
- Hệ số dòng chảy : K = 5,6 US
- Đường kính đầu nối : 15 mm
- Áp lực làm việc lớn nhất : 12 bar
- Tiêu chuẩn : NFPA
- Xác định lưu lượng thoát ra từ vòi phun:
qV = K
+ Trong đó:
Hv: áp lực đầu vòi phun ( m.c.n)
Đối với vòi chủ đạo thì áp lực Hv = Hcd ( được tính toán theo công thức trên)
K: Hệ số lưu lượng qua vòi phun, K = 0,448 ( (l / s.m1 / 2 ) . Được xác định theo
đường kính trong miệng vòi phun theo bảng 5 TCVN 7336 – 2003.
Đối với vòi sau thì áp lực của nó bằng tổng áp lực vòi phun trước đó cộng với áp
lực tổn thất trên đoạn đường ống giữa chúng.
qd2 .ld
H Vsau  HVtruóc 
Kt

Trong đó:
H Vsau : áp lực miệng vòi phun sau cần tính. (m.c.n)

H Vtruóc : áp lực của vòi phun trước đã tính. (m.c.n)

qd : Lưu lượng chảy qua đoạn ống. (l/s).


ld : Chiều dài của đoạn đường ống. (m)
Kt : Phụ thuộc vào đường kính ống lấy theo bảng 6 TCVN7336 - 2003
- Xác định lưu lượng ở bất kỳ nhánh nào ( nếu tất cả các nhánh trong đều giống
nhau) qn khi biết áp lực ở đầu nhánh H n
qn 

q12
Trong đó: B1 
H1
q1 : lưu lượng ở đầu nhánh thứ nhất, (l/s)
H1 : Áp lực ở đầu nhánh thứ nhất, (m.c.n)

Dựa vào công thức trên ta tiến hành tính toán cho đến lúc số lượng các vòi phun
đảm bảo tạo nên lưu lượng nước cần thiết q ct .

FA&FP 18
Thuyết minh lô A.10
Như vậy, áp lực cần thiết và lưu lượng của nguồn cấp (hệ thống máy bơm) cho hệ
thống chữa cháy màng ngăn cháy tự động làm việc tại khu vực tầng hầm là:
Q = 224 l/s và H = 85 m.c.n.
II.6. Tính toán dung tích bể nước dự trữ:
* Bể nước chữa cháy dự trữ đặt trên mái:
- Lượng nước chữa cháy trên mái đảm bảo chữa cháy trong 10 phút đầu theo TCVN
2622-1995 và đủ khối tích đảm bảo hệ thống chữa cháy với áp lực tự chảy.
- Mỗi nhà có 8 két nước 20m3
- Tổng khối tích hệ thống chữa cháy tầng hầm là:
M = MSP + MVT + MMN = 207 + 108 + 807 = 1122 m3.
Trong đó:
MSP = 57,6 x 3,6 = 207 m3.
MVT = 2 x 5 x 3,6 x 3 = 108 m3.
MMN = 1x224x3,6 = 807 m3
III. HỆ THỐNG CÁC BÌNH CHỮA CHÁY:
- Theo đặc điểm và tính chất của mục tiêu bảo vệ của công trình, để chữa cháy
thích hợp với loại đám cháy cho từng tầng, chúng tôi chọn chất chữa cháy ban đầu là bột
hoá học tổng hợp ABC loại 8kg. Các bình được bố trí cho các tầng được thể hiện trên
bản vẽ. Bình chữa cháy được đặt trong cạnh họng nước chữa cháy và chung cùng hộp
họng nước chữa cháy.
- Riêng các khu vực phòng kỹ thuật điện chúng tôi trạng bị bình chữa cháy CO2 –
loại 3kg.
IV. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ NI TƠ(N2)
1. Căn cứ thiết kế:
Hệ thống chữa cháy bằng N2 thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-1:2002; ISO 14520-1:2000 (Hệ thống chữa
cháy bằng khí - tính chất vật lý và thiết kế hệ thống).
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-13:2002; ISO 14520-13:2000 (Hệ thống chữa
cháy bằng khí - tính chất vật lý và thiết kế hệ thống) - Phần 13: Chất chữa cháy IG -100
(N2).
- Tiêu chuẩn NFPA2001 của Hiệp hội phòng cháy quốc gia Mỹ “ Tiêu chuẩn áp
dụng cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí sạch’.
- Chứng chỉ đánh giá chất lượng VdS của Châu Âu “ đánh giá chất lượng của hệ
thống".

FA&FP 19
Thuyết minh lô A.10
2. Những yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy khí N2.
Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy
phải được dập tắt ngay.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với các
đám cháy có thể xảy ra trong công trình.
- Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với
công trình và điều kiện nước ta.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ, thiết
bị, dữ liệu khác tại các khu vực chữa cháy.
- Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu dài,
hiện đại.
- Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các tiêu
chuẩn của Việt Nam.
3. Bộ phận điều khiển- Tủ điều khiển xả khí:
Để đảm nhận việc chữa cháy khí chúng tôi sử dụng tủ chữa cháy chuyên dụng.
Đây là loại tủ chữa cháy chuyên dụng với các tính năng điều khiển vào ra như sau:
+ Có tối thiểu 02 địa chỉ riêng biệt cho đầu báo cháy.
+ Có đường kích hoạt xả khí bằng tay.
+ Có đường cho nút ấn tạm dừng.
+ Có đường điều khiển đóng ngắt thiết bị ngoại vi như quạt thống, quạt hút khói.
+ Có đường báo cháy bằng chuông, đèn.
+ Có đường cảnh báo đang xả khí.
+ Có đường điều khiển đóng cửa hoặc các lỗ mở trước khi xả khí.
+ Có đường giảm sát áp lực khí trong đường ống.
+ Có đường điều khiển van chọn vùng.
+ Điều khiển xả khí.
+ Giám sát áp lực khí trong bình.
Ngoài ra để giám sát trung tâm điều khiển xả khí các trung tâm điều khiển xả khí được
kết nối với tủ trung tâm báo cháy toàn nhà thông qua các mudule giám sát (đầu vào)
4. Nguyên lý làm việc:
Hệ thống chữa cháy khí N2 được sử dụng cho trình được thiết kế theo nguyên lý
van chọn vùng. Việc tính toán và lựa chọn số lượng bình để phục vụ chữa cháy được xác
định theo khu vực chữa cháy lớn nhất.

FA&FP 20
Thuyết minh lô A.10
Các khu vực nhỏ được tính toán để xác định chính xác số lượng bình cần thiết cho
vực đó để tránh hiện tượng xả thừa khi chữa cháy. Trên cơ sở đó để bố trí van chọn vùng
và van kích hoạt hệ thống điều khiển xả đúng số bình cần thiết cho khu vực đó.
Hệ thống xả khí được thực hiện hoàn toàn tự động. Toàn bộ hệ thống được điều
khiển và giám sát từ điều khiển chữa cháy của khu vực đó. Về nguyên tắc xả khí ở chế
độ tự động phải được nhận tín hiệu từ hai đầu báo cháy trên hai kênh khác nhau và phải
đảm bảo nguyên tắc:
+ Khi một đầu báo làm việc: trung tâm sẽ địa chỉ báo động và phát tín hiệu báo động
bằng đèn, chuông khu vực bảo vệ thông qua Module điều khiển chữa cháy.
+ Khi cả hai đầu báo trong một vùng làm việc: Trung tâm sẽ ra lệnh xả khí bằng
còi, thời gian ra lệnh xả khí cho phép cài đặt từ 0 - 3 phút thông qua Module điều khiển
chữa cháy. Khi xả khí trung tâm sẽ thông báo bằng còi, đèn báo xả khí để tránh mọi
người không vào khu vực đang xả khí thông qua Module điều khiển chữa cháy.. Ngoài ra
chúng ta cũng có thể chủ động xả khí bằng tay bằng cách ấn nút xả khí hoặc cần tại đầu
bình.
Với việc chữa cháy bằng khí N2 và được thực hiện trên nguyên tắc trên thì sẽ
hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
5. Còi Đèn báo xả khí.
Để kịp thời thông báo cho những người bên trong nhanh chóng thoát ra ngoài và
những người bên ngoài không được vào vùng xả khí. Chúng tôi bố trí bộ còi, đèn thông
báo xả khí ngay trước cửa ra vào phòng.
6. Nút ấn xả khí bằng tay:
Trong trường hợp phát hiện ra đám cháy người ta có thể ấn nút xả khí khẩn cấp,
khi đó tín hiệu sẽ được chuyển về trung tâm, trung tâm chữa cháy sẽ phát lệnh xả khí.
7. Bộ phận phân bố chất chữa cháy và vòi phun:
Chất chữa cháy (Khí N2) được phân bố đến các khu vực nhờ hệ van chọn lựa xả
khí (bình hoa tiêu Pilot cylinder). Đây là hệ thống các van hoa tiêu điều khiển kích hoạt
theo vùng, số van chọn lựa xả khí bằng số vùng cần chữa cháy. Khi bình này được kích
hoạt khí trong bình sẽ được cấp vào đường ống một phần sẽ được dẫn qua ống mền kích
hoạt bình còn lại (Slave Cylinder)
- Các bình được cố định vào giá đỡ cố định vào tường, bên trên toàn bộ các bình
được cấp vào ống góp (Mainfold) trước khi cấp vào ống góp mỗi bình đều phải có van
một chiều tránh trường hợp khí quay trở lại bình đã xả.
Đầu phun khí có nhiệm vụ phân phối đều lượng khí trên toàn bộ khu vực cần bảo
vệ.
- Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật và diện tích bảo vệ chúng tôi sử dụng đầu phun khí
loại 1/2".
Thông số kỹ thuật như sau:
FA&FP 21
Thuyết minh lô A.10
- Diện tích bảo vệ không quá 30 (m2/đầu phun).
- Được lắp đặt vuông góc với thiết bị cần bảo vệ (sàn nhà)
+ Chiều cao lắp đặt nhỏ nhất: 0,3 m.
+ Chiều cao lắp đặt lớn nhất: 4 m.
8. Bộ phận đường ống:
Từ các bình cất giữ khí N 2, khí được cấp vào ống góp dẫn đến các khu vực cần
chữa cháy bằng ống dẫn khí. Đường ống dẫn khí N 2 cần phải kín, chịu áp suất cao dẫn
khí đến các vòi phun xả khí. Đường ống có thể sử dụng ống thép đúc tiêu chuẩn SCH40.
Đường ống sau khi lắp đặt hoàn thiện trước khi lắp đặt thiết bị phải tiến hành thử
áp lựa. Áp lực thử có giá trị bằng 1,5 lần áp lực làm việc lớn nhất của hệ thống. Độ sụt
áp trên đường ống không lớn hơn 5% so với áp lực thử sau 5 phút chịu áp, không bơm
thêm nước vào trong đường ống.
Ống cấp nước chữa cháy đi nổi trên màu sắc lớp sơn hoàn thiện phải là màu đỏ
cứu hỏa và phải được sơn ít nhất 3 lớp.
Trước khi sơn phải được làm sạch hết dầu, mỡ, bụi và hầu hết vảy thép, gỉ, sơn,
các tạp chất lạ, chất nhiễm bẩn còn lại bám dính rất chặt với bề mặt thép.

FA&FP 22
Thuyết minh lô A.10
PHẦN 3. KẾT LUẬN
- Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở đây là hệ thống đồng bộ và
hoàn thiện theo xu hướng phát triển của công nghệ đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đề ra
và đặc biệt đáp ứng được tiểu chuẩn qui định của Nhà nước.
- Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, có hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước và
bình bột chữa cháy cá nhân. Khi đám cháy mới phát sinh còn cháy nhỏ thì có thể dùng
phương tiện chữa cháy ban đầu là các bình chữa cháy để dập tắt.

FA&FP 23
Thuyết minh lô A.10
MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG THIẾT KẾ..........................................................................................................2
I. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ:..................................................................................................................2
II. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG PCCC CHO CÔNG TRÌNH:..............................................................3
1. Yêu cầu về phòng cháy.................................................................................................................3
2. Yêu cầu về chữa cháy...................................................................................................................3
3. Giải pháp thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy......................................................................3
a, Hệ thống báo cháy tự động:.....................................................................................................3
b, Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.....................................................................................4
c, Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.............................................................................4
d, Hệ thống chữa cháy ngoài nhà.................................................................................................4
e, Phương tiện chữa cháy ban đầu:...............................................................................................4
f, Hệ thống chữa cháy bình cầu nổ cho các phòng kỹ thuật điện..................................................4
g, Hệ thống họng khô cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp...................................................4
A. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG................................................................................................5
I. CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ:..................................................................................................................5
II . GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY :.........................................................................5
B. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY.................................................................................................................7
I. CĂN CỨ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:................................................................................................7
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG NƯỚC:......................................................................................7
II.1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:....................................................................................7
II.2. Phương pháp bố trí và thiết kế hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.............................8
II.3.Cấu trúc hệ thống và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước:.....................9
a. Hệ thống máy bơm và nguyên tắc hoạt động (Cụm bơm đặt tại tầng hầm và cụm bơm đặt tại
tầng tum):....................................................................................................................................9
b. Mạng lưới đường ống chữa cháy:..........................................................................................10
A.10. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy Sprinkler và lựa chọn đầu phun:.............................10
A.10.1 Lựa chọn điểm tính toán:..............................................................................................10
A.10.2 Tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy tự động:............................................................10
A.10.3 Lựa chọn đầu phun và Tính toán thuỷ lực:.....................................................................12
a. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho tầng hầm 1:.......................12
c. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho tầng 32 (tòa Z 32 Tầng).
tầng 34 (tòa T 34 Tầng).........................................................................................................14
A.10.4. Tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy họng nước vách tường:....................................16
a. Lựa chọn điểm tính toán:..................................................................................................16
b. Tính toán thủy lực hệ thống:.............................................................................................16
A.10.5. Lựa chọn máy bơm chữa cháy:................................................................................16
II.5. HỆ THỐNG MÀNG NGĂN CHÁY..............................................................................................17
II.6. Tính toán dung tích bể nước dự trữ:...................................................................................19
III. HỆ THỐNG CÁC BÌNH CHỮA CHÁY:........................................................................................19
IV. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ NI TƠ(N2)......................................................................19
1. Căn cứ thiết kế:..........................................................................................................................19
2. Những yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy khí N2.......................................................20
3. Bộ phận điều khiển- Tủ điều khiển xả khí:..................................................................................20
4. Nguyên lý làm việc:....................................................................................................................21
5. Còi Đèn báo xả khí.....................................................................................................................21
6. Nút ấn xả khí bằng tay:..............................................................................................................21
7. Bộ phận phân bố chất chữa cháy và vòi phun:...........................................................................21
8. Bộ phận đường ống:...................................................................................................................22
PHẦN 3. KẾT LUẬN...............................................................................................................................23

FA&FP 24

You might also like