You are on page 1of 53

HỆ THỐNG BÁO CHÁY

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM CHUNG

I. Khái niệm về sự cháy, nổ


Nhà bác học người Nga M.V. Lomonoxop (1711 - 1765) là người có giải thích
đúng đắn về sự cháy. Theo ông: “cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và chiếu
sáng”.
Quá trình nghiên cứu sau Lomonoxop, người ta nhận thấy các chất cháy không chỉ cháy
với oxy mà còn có thể cháy trong môi trường của những chất oxy hoá khác như: Clo,
Brom, Lưu huỳnh v..v..
Do vậy ngày nay người ta đã định nghĩa: “cháy là tổng hợp của các quá trình biến
đổi lý hoá phức tạp có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”.
Nổ cũng là sự cháy nhưng ở tốc độ nhanh hoặc rất nhanh, làm tăng thể tích một
cách đột ngột trong một không gian hạn chế. Đám cháy phát triển rất nhanh trong một
khoảng thời gian cực ngắn, lúc này nhiệt độ tại tâm đám cháy tăng lên một cách nhanh
chóng làm tăng áp xuất của điểm cháy lên - quá trình nổ xảy ra ngay lúc đó.
Sản phẩm của cháy gồm Cacbonic (CO2), hơi nước (H2O), Nitơ ở dạng ion và một số
chất khác.

1. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy.


Sự cháy muốn xảy ra và tồn tại cần phải có 3 yếu tố là: chất cháy, chất Oxy hoá,
nguồn nhiệt.
a) Chất cháy: Là những chất có khả năng tham gia phản ứng với chất oxy hoá, khi
cháy, nổ, bị biến đổi thành phần hoá học tạo ra sản phẩm cháy đồng thời giải
phóng năng lượng nhiệt và phát xạ ánh sáng. Chúng ta có thể phân loại chất
cháy theo trạng thái tồn tại và khả năng cháy của các chất cháy như sau :
• Chất Cháy Rắn: các chất này thường có các thành phần cấu tạo từ các
nguyên tố : C, H, S, O, N.
• Chất Cháy Lỏng: là những chất cháy ở trạng thái lỏng như xăng, dầu, rượu,
benzen, chất cháy lỏng bao giờ cũng bốc hơi sau đó mới tham gia phản ứng
cháy, cho nên quá trình cháy của các chất lỏng lan nhanh và liên tục.
• Chất Cháy Khí: là chất cháy dễ dàng kết hợp với không khí hoặc các chất
oxy hoá khác thành hỗn hợp cháy. Theo một tỷ lệ nhất định nào đó của chất
cháy khí hoặc các chất ô xy hoá ở dạng khí có thể gây nguy hiểm về nổ.
b) Chất oxy hoá: Là những chất có khả năng oxy hoá chất cháy. Trong phản ứng
cháy với các chất cháy chúng là những chất nhận thêm được điện tử hoá trị; ví
dụ oxy ở dạng nguyên chất, oxy trong không khí, các chất trong nhóm Halogen
(Clo, Flo - Brôm ...), các chất chứa oxy (như Kmn04, KclO), các chất này dưới
tác dụng của nhiệt độ sẽ phân tích và giải phóng ra oxy.
Trong thực tiễn các đám cháy thường xảy ra ở môi trường không khí với chất
oxy hoá ở đây là oxy trong không khí. về thành phần, trong một đơn vị thể tích
không khí oxy (02) chiếm 21%, Nitơ (N2) chiếm 78% còn lại 1% là các khí trơ
khác. Khi tỷ lệ 02 trong không khí giảm xuống đến dưới 14% thì đa số sự cháy
không còn tồn tại nữa.
c) Nguồn nhiệt: Là những nguồn cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho phản
ứng cháy. Nguồn nhiệt có thể là nguồn nhiệt trực tiếp (ngọn lửa, tia lửa điện,
kim loại nung nóng...) hoặc nguồn nhiệt gián tiếp như nhiệt độ do ma sát, do
phản ứng hoá học sinh ra.

2. Điều kiện cần thiết cho sự cháy.


Ba yếu tố cần thiết cho sự cháy nêu trên chỉ là điều kiện cần của sự cháy. Nghĩa là
nếu có đủ 3 yếu tố này sự cháy chưa chắc đã xảy ra mà nó cần phải có những điều kiện
đủ sau đây:
a) Tiếp xúc: Chất cháy, chất oxy hoá, nguồn nhiệt phải trực tiếp xúc và tác dụng
với nhau, nếu không có sự tiếp xúc giữa chúng thì sẽ không có phản ứng hoá
học và cháy không xảy ra.
b) Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp nhiệt phải đủ lớn để phản ứng hoá học xảy ra,
cho tới khi xuất hiện ngọn lửa.
c) Công suất nguồn nhiệt: Chất cháy và chất oxy hoá phải được nung nóng với
một nhiệt độ nhất định . Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp.
Mỗi hỗn hợp có một nhiệt độ tự bốc cháy khác nhau. Tại nhiệt độ tự bốc cháy
hỗn hợp có phản ứng oxy hoá có tốc độ đủ lớn để giải phóng ra một nhiệt lượng
đủ để nung nóng hỗn hợp cho đến xuất hiện sự cháy.
d) Nồng độ chất oxy hoá: nồng độ chất oxy hoá phải đảm bảo một giới hạn nào đó
để duy trì sự cháy. Đối với các chất cháy khác nhau nồng độ oxy hóa đòi hỏi
khác nhau, nhưng đa số các chất cháy không cháy được nữa khi nồng độ oxy
trong không khí giảm xuống còn 14%.
e) Nồng độ chất cháy: trong hỗn hợp cháy nếu nồng độ chất cháy quá ít hoặc quá
nhiều so với nồng độ chất oxy hoá thì tốc độ của phản ứng hoá học xảy ra sẽ
không đạt tới một giá trị tối thiểu nào đó đối với mỗi hỗn hợp để hình thành sự
cháy.
Như vậy điều kiện cần và đủ để sự cháy xảy ra và tồn tại phải có đầy đủ 3 yếu tố và
5 điều kiện cần thiết cho sự cháy. Lửa không thể tồn tại mà không có tất cả những yếu tố
tại chỗ và đúng theo tỷ lệ. Ví dụ, một chất lỏng dễ cháy sẽ bắt đầu cháy chỉ khi nhiên
liệu và oxy là đúng theo tỷ lệ.
Việc nghiên cứu những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy có ý nghĩa rất lớn
trong công tác phòng cháy và chữa cháy, giúp chúng ta có phương hướng biện pháp an
toàn đối với việc phát hiện, ngăn ngừa và dập tắt đám cháy có hiệu quả.

3. Đám cháy lan rộng ra như thế nào?


Xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều chất cháy lại luôn tiếp xúc với chất oxy
hoá sẵn có trong không khí là oxy, hai yếu tố này nếu kết hợp với nhiệt độ, thoả mãn các
điều kiện nêu ở phần trên sẽ hình thành cháy.
Khi đám cháy được phát ra tại một điểm nào đó, chúng sẽ nhanh chóng gia tăng
nhiệt độ tại điểm đó đồng thời nhiệt lượng sẽ lan truyền rất nhanh ra xung quanh đám
cháy. Nhiệt lượng sẽ làm gia tăng nhiệt độ của các nguồn nhiên liệu quanh đó. Do
nguồn oxy luôn có sẵn trong không khí nên phản ứng cháy rất dễ dàng lan rộng ra. Hay
nói một cách khác là đám cháy sẽ nhanh chóng lan rộng ra xung quanh. Nhiệt lượng
càng cao (độ lớn của đám cháy), nguồn oxy càng nhiều (tác động của gió) và nguồn
nhiên liệu càng lớn thì đám cháy càng dữ dội.

4. Các yêu tố nhận biết đám cháy:


Như đã nêu ở trên, cháy là tổng hợp của các quá trình biến đổi lý hoá phức tạp có
tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Như vậy là nhiệt và ánh sáng là 2 dấu hiệu đặc trưng để
nhận ra đám cháy.
Tuy nhiên trong thực tế thì ngoài nhiệt và ánh sáng chúng ta còn có thể nhận biết
cháy nhờ khói của đám cháy. Vậy khói là gì?
Khói là sản phẩm cháy chưa hoàn toàn hết của chất cháy. Nếu như tất cả chất
cháy đều có thể cháy hết hoàn toàn thì ta không bao giờ nhìn thấy khói nữa. Muốn hoàn
toàn cháy hết thì chất cháy cần đủ không khí để oxy hoá hết dưới nhiệt độ cao. Rất khó
để đạt được điều này nhất là với chất cháy thể rắn, kết quả là cháy thường sinh ra khói.
Khói là một là tổng hợp của hạt chất rắn, lỏng và khí bay trong không khí được sinh ra
khi vật chất trải qua quá trình đốt cháy.
Do trong khói có giữ một nhiệt lượng nhất định, cho nên nó trở thành rất nhẹ và
bay lên cao. Theo đà tăng lên của độ cao bốc lên, đường kính của đám khói sẽ mở rộng.
Càng bay lên cao, tốc độ bay lên của khói càng chậm lại.
Vì trong khói có chứa chất rắn ở dạng bột nên thường ngày chúng ta nhìn thấy
khói có loại màu đen, có loại màu trắng/vàng.
Khói có thể mang lại nhiều tai hại lớn cho sức khỏe con người (hô hấp, bệnh phổi, tim
mạch), phá hoại tài sản, cây cối và môi trường.
II. Khái niệm về Hệ thống báo cháy

1. Vai trò của Hệ thống báo cháy


Các thử nghiệm và thực tế đã chứng minh rằng các đám cháy thường diễn ra rất
nhanh và hậu quả của do nó gây ra cho con người và môi trường là hết sức khốc liệt. Các
đám cháy không chỉ huỷ hoại tài sản mà còn cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Thiệt hại do đám cháy gây ra sẽ được ngăn chặn hoặc hạn chế nếu như đám cháy được
phát hiện kịp thời và dập tắt nhanh chóng.

Một khía cạnh quan trọng và then chốt của công tác phòng cháy chữa cháy
(PCCC) là khẩn cấp phát hiện sự hiện diện không mong muốn của cháy một cách kịp
thời, đồng thời cảnh báo cho những người đang cư ngụ trong khu vực có cháy và các tổ
chức cứu hỏa biết.

Đây là vai trò quan trọng của Hệ thống phát hiện cháy và báo động - chúng ta quen gọi
là Hệ thống báo cháy. Tùy thuộc vào kịch bản cháy dự kiến, cấu trúc của tòa nhà và mục
đích sử dụng, số lượng và đối tượng cư ngụ, phạm vi hoạt động và nhiệm vụ của hệ
thống, các hệ thống báo cháy có thể có một số chức năng chính sau đây:

• Thứ nhất, hệ thống cung cấp một phương tiện để phát hiện sự
hiện
diện không mong muốn của cháy bằng cách giám sát các thay đổi môi
trường liên quan đến quá trình đốt cháy theo phương pháp thủ công hoặc tự
động hoặc cả hai.

• Thứ hai, hệ thống cảnh báo (báo động) cho cư dân trong tòa nhà biết có
cháy và sự cần thiết phải sơ tán.
• Một chức năng phổ biến khác là truyền tín hiệu thông báo báo cháy tới cơ
quan PCCC địa phương hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.

• Hệ thống có thể ngắt nguồn điện, thiết bị xử lý không khí, hoặc các hoạt
động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn cháy...). Nó cũng có thể được sử
dụng để khởi động hệ thống chữa cháy một cách tự động.

2. Thành phần của Hệ thống báo cháy


Hệ thống báo cháy là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và
báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện cháy có thể được thực hiện tự động bởi các
thiết bị giám sát các thay đổi của môi trường liên quan đến quá trình cháy như đầu
dò/đầu báo khói, nhiệt, lửa,... hoặc tác động bằng tay bởi con người thông qua nút báo
cháy khẩn cấp đặt tại những nơi công cộng. Hệ thống báo cháy phải hoạt động liên tục
24/24 giờ kể cả khi mất điện.

Một Hệ thống báo cháy tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:

a) Trung tâm báo cháy (Fire Alarm Control Panel)


Ở Việt Nam thiết bị này có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: trung tâm
báo cháy, trung tâm điều khiển, tủ điều khiển hay tủ báo cháy.

Đây là thành phần trung tâm của hệ thống báo cháy, có các vai trò sau:
• Nhận và xử lý tín hiệu từ các thiết bị khởi tạo như đầu báo cháy, hộp báo
cháy khẩn cấp...
• Giám sát sự toàn vẹn của hệ thống.
• Hiển thị các thông báo sự cố của hệ thống.
• Tự động kích hoạt các thiết bị cảnh báo (chuông, đèn,..)
• Kích hoạt thiết bị chữa cháy và các thiết bị ngoại vi khác.
• Truyền thông tin cần thiết đến các thiết bị/tổ chức theo một trình tự
định sẵn.

• Cấp nguồn điện hoạt động cho các thiết bị trong hệ thống như: đầu báo,
điều khiển, hiển thị , relay,...

Theo sự phát triển của công nghệ, hiện nay tồn tại 2 loại trung tâm báo cháy là
trung tâm báo cháy thường (Conventional Fire Alarm Panel) và trung tâm báo cháy
địa chỉ (Addressable Fire Alarm Panel).

b) Thiết bị khỏi tạo (đầu vào)


Thành phần này hoạt động như là một đầu vào của thiết bị điều khiển báo cháy
và được kích hoạt tự động hoặc bằng tay. Chúng bao gồm:

• Đầu dò tự động: đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa...

• Công tắc khẩn cấp (hộp/nút báo cháy khẩn cấp bằng tay).

c) Thiết bị thông báo (đầu ra)


Thành phần này sử dụng năng lượng điện từ trung tâm báo cháy hoặc nguồn điện
dự trữ khác, để thông báo cho những người gần nhất biết để hành động khi có báo
cháy, thường là di tản ra khỏi khu vực nguy hiểm và chữa cháy. Điều này thực hiện
bằng âm thanh như còi, loa, chuông hoặc ánh sáng như đèn chớp, đèn nhấp nháy
hoặc hỗn hợp cả hai.
• Bảng hiển thị phụ
• Chuông báo động, còi báo động.
• Đèn báo động, đèn exit.
• Bộ quay số điện thoại tự động.

3. Hoạt động của Hệ thống báo cháy


Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín giữa đầu
vào - trung tâm báo cháy - đầu ra.

Khi môi trường được giám sát có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ
gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa...) các thiết bị đầu vào (đầu
dò tự động) sẽ phát hiện ra và truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm
sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu báo
động đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ
phát tín hiệu báo động bằng âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang
xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
Quy trình báo động cũng xảy ra tương tự khi thiết bị đầu vào là nút báo cháy
khẩn cấp bị tác động bởi con người.

Hệ thống còn có chức năng tự giám sát tình trạng hoạt động của toàn hệ thống,
những trục trặc của hệ thống như đứt dây, mất nguồn, ác-quy yếu, v.v... phải được phát
hiện kịp thời.

4. Phân loại Hệ thống báo cháy


Theo sự phát triển của công nghệ, hiện nay tồn tại 2 kiểu hệ thống báo cháy là Hệ
thống báo cháy thường (Conventional Fire Alarm System) và Hệ thống báo cháy địa chỉ
(Addressable Fire Alarm System)

a) Hệ báo cháy thường (Hệ thống báo cháy quy ước) - Conventional Fire
Alarm System:

Hệ thống báo cháy thường có những đặc điểm chính sau:


• Giám sát và báo cháy theo lừng khu vực (zone ). Mỗi zone bao gồm một vài
hoặc tất cả thiết bị đầu vào (đầu dò, nút báo cháy khẩn cấp) trong một khu
vực hoặc một tầng của tòa nhà.

• Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố
trong Zone. Do nhiều thiết bị được lắp trên cùng một khu vực (zone) nên
khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực
có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có
sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám sát của hệ thống.

• Trung tâm báo cháy có một hoặc nhiều kênh (zone). Một số trung tâm báo
cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì không mở
rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn
mở rộng hệ thống báo cháy.

• Mỗi mạch zone sử dụng 2 hoặc 4 lõi dây nên số lượng các dây tín hiệu nối
về trung tâm báo cháy là rất nhiều. Điều này làm cho việc đấu nối trở nên
phức tạp và tốn kém đối với hệ thống báo cháy có nhiều zone.

• Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống báo cháy quy ước chỉ thích
hợp lắp đặt để bảo vệ những dự án có diện tích vừa hoặc nhỏ, số lượng các
phòng/khu v ực không nhi ều...

Hệ thống báo cháy thường có 2 loại sử dụng điện áp khác nhau là 12VDC
hoặc 24VDC. Về lý thuyết, cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công
dụng như nhau.

So với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính
chuyên dụng vì loại 12V phải dùng đầu báo 4 dây lắp với trung tâm điều khiển
của hệ thống báo trộm với bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống 24V là một
hệ thống báo cháy chuyên dụng, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, thường sử
dụng đầu báo 2 dây và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
HỆ THỐNG BÁO CHÁY THƯỜNG ĐƠN GIẢN

b) Hệ báo cháy địa chỉ - Addressable Fire Alarm System:


Hệ thống báo cháy địa chỉ có những tính năng vượt trội hơn Hệ thống báo
cháy thường, với dung lượng thông tin lớn, khả năng điều khiển linh hoạt.

Trung tâm báo cháy đa chỉ được giới thiệu bởi nhiều nhà sản xuất trong thời gian
giữa thập niên 1980, đến nay chúng đã được cải tiến rất nhiều và trở nên phổ biến.

Hệ thống báo cháy địa chỉ có những đặc điểm sau:


• Giám sát, báo cháy và điều khiển theo từng thiết bị (địa chỉ). Thiết bị địa chỉ
có thể là các đầu dò, nút báo cháy khẩn cấp, còi, đèn và các module để giao
tiếp với các thiết bị thường và thiết bị ngoại vi.
• Dung lượng của trung tâm báo cháy địa chỉ được xác định bởi số lượng mạch
SLC (Signaling Line Circuits) và số thiết bị địa chỉ cho phép lắp trên mỗi
mạch SLC.
• Mạch SLC cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết
nối với nó. Mỗi mạch SLC có thể đáp ứng cho vài chục đến vài trăm thiết bị
địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.
• Mỗi mạch SLC loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị thường
(không địa chỉ) được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ.
Mỗi thiết bị địa chỉ trên mạch SLC loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.
• Giám sát được thực hiện từ trung tâm điều khiển bằng cách thăm dò tới các
thiết bị trong mạch SLC loop.
• Tình huống báo cháy đuợc hiển thị theo điểm (địa chỉ), cho phép nhanh chóng
tìm ra đám cháy.
• Rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối các thiết bị đầu
vào với các đầu ra.
Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các
công trình lớn, các thiết bị được giám sát theo từng điểm (địa chỉ) độc lập, riêng
biệt với nhau.
Từng thiết bị trong hệ thống được giám sát bởi trung tâm báo cháy giúp cho
phát hiện sự cố một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác.
Hệ thống cho phép điều khiển linh hoạt các thiết bị ngoại vi và các hệ thống khác trong tòa
nhà khi có cháy.
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
HỆ THỐNG BÁO CHÁY ĐỊA CHỈ
CHƯƠNG 2
CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG HỆ
THỐNG PCCC

I.TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:


- Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001.
- QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
- QCVN 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị - Phần 2:
Gara ôtô.
- TCVN 3256:1989 An toàn cháy - Yêu cầu chung.
- TCVN 3255:1986 An toàn nổ - Yêu cầu chung.
- TCVN 4878:2009 Phòng cháy chữa cháy - Phân loại cháy.
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6160:1996 Phòng cháy, chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống tự động Sprinkler - Yêu cầu thiết kế
và lắp đặt.
- TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang
bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
CHƯƠNG 3
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA THIẾT BỊ BÁO CHÁY

I. Thiết bị khởi tạo (đầu vào)

1. Đầu báo khói:


Đầu báo khói hay còn gọi là đầu dò khói là thiết bị dùng để phát hiện khói - một thành
phần điển hình của cháy. Đa số các đầu báo khói sẽ phát tín hiệu về trung tâm báo cháy.
Một số đầu báo khói dùng cho gia đình thì có thể phát ra âm thanh báo động tại chỗ khi có
cháy.
Đầu báo khói thường đặt trong một vỏ nhựa hình đĩa có đường kính khoảng 100 mm
(4in) hoặc 150 mm (6 in), nhưng hình dạng có thể thay đổi tuỳ theo nhà sản xuất hoặc
dòng sản phẩm.
Đầu báo khói được đấu nối với trung tâm báo cháy bằng dây 2 lõi hoặc 4 lõi, và từ đó
có khái niệm đầu báo 2 dây và đầu báo 4 dây.
• Đầu báo 2 dây là đầu báo được cấp nguồn và truyền tín hiệu trên cùng 01 đôi
dây (2 dây). Thường sử dụng nguồn DC24V
• Đầu báo 4 dây là đầu báo được cấp nguồn riêng với đường tín hiệu. Hai dây
cấp nguồn (12VDC hoặc 24VDC) và hai dây tín hiệu loại thường hở (N/O)
hoặc thường đóng (NC).
Hệ thống báo cháy chuyên dụng chủ yếu dùng loại đầu báo 2 dây với điện áp 24VDC.
❖ Độ nhạy của đầu báo khói. Độ mờ mịt (Obscuration - Obsc.) (hay là độ đục) là đơn vị
đo lường tiêu chuẩn dùng để xác định độ nhạy của đầu báo khói. Độ mờ mịt là hiệu
ứng mà khói làm giảm tầm nhìn của của đầu dò. Độ mờ mịt càng lớn thì nồng độ khói
càng nhiều.

Theo tiêu chuẩn thì độ nhạy của các loại đầu báo khói như sau:
Độ nhạy tiêu chuẩn của đầu báo khói

Loại đầu báo Mức độ mờ mịt (Obscuration Level)

Ionization - ion hoá 2.6-5.0% obs/m 0.8-1.5% obs/ft

Photoelectric - quang điện 6.5-13.0% obs/m 2-4% obs/ft

Aspirating - độ nhạy cao 0.005-20.5% obs/m 0.0015-6.25% obs/ft


1.1. Đầu báo khói ion hoá (Ionization detector):
Đầu báo khói ion hoá (còn gọi là báo khói ion) sử dụng một chất đồng vị phóng xạ
như Americium 241 (nguồn phát hạt alpha - a) để tạo ra sự ion hoá trong không khí.
Đầu báo khói ion có độ nhạy cao trong giai đoạn cháy rực (khói không nhìn thấy) hơn
so với đầu báo khói quang, trong khi đầu báo khói quang lại phát hiện tốt những đám cháy
trong giai đoạn đầu âm ỉ.
Buồng thu khói (smoke chamber) hay còn gọi là buồng ion hoá (ionization chamber)
có cấu tạo đặc biệt để bụi và côn trùng khó lọt vào được, nhưng khói có thể dễ dàng đi vào.
Trong buồng thu khói có một lượng nhỏ chất phóng xạ Americium 241 và 2 điện cực
(hình 1.1). Chất phóng xạ sản sinh ra các ion mang điện trong không khí. Một điện thế
được đặt giữa 2 điện cực làm cho các ion dịch chuyển về các điện cực khác dấu tạo thành
một dòng điện trong mạch của đầu báo.

Nếu có một số phần tử của khói chui vào buồng ion hoá, các ion sẽ kết hợp với các phần tử
khói làm giảm dòng điện giữa 2 điện cực. Một mạnh phát hiện sự suy giảm dòng đi ện và
phát tín hiệu báo động. Ở trạng thái báo động, đèn LED trên đầu báo sẽ sáng đồng thời tín
hiệu sẽ được chuyển về trung tâm báo cháy.
Đầu báo ion có giá thành sản xuất rẻ hơn so với đầu báo khói quang, nhưng dễ gây ra
hiện tượng báo giả, nó chỉ thích hợp với đám cháy có các hạt khói quá nhỏ bé (khói không
nhìn thấy được).

1.2. Đầu báo khói quang điện (Photoelectric Smoke Detector):


Đầu báo khói quang điện hay còn gọi là đầu báo khói quang bao gồm một nguồn sáng
nhỏ (LED phát hồng ngoại), một thấu kính hội tụ ánh sáng thành chùm tia và một cảm
biến quang điện (photoelectric hoặc photodiode) đặt lệch góc với chùm tia hồng ngoại.
Tất cả các thành phần trên đây được đặt trong một buồng quang học (optical chamber) hay
còn gọi là buồng khói. Hình 1.2 mô tả cấu tạo căn bản của đầu báo khói quang.

1: Optical chamber (buồng quang học)


2: Cover (nắp che đầu báo)
3: Case moulding (vỏ, đế)
4: Photodiode (detector) (cảm biến
quang)
5: Infrared LED (đèn phát hồng ngoại)

Hình 1.2: Cấu tạo đầu báo khói quang

Buồng quang học (1) có cấu tạo đặc biệt để ánh sáng bên ngoài không thể lọt vào được,
nhưng khói có thể dễ dàng đi vào. Bên ngoài của buồng quang học có một lớp lưới để ngăn
bụi và côn trùng chui vào bên trong.
Trong trường hợp bình thường (không có khói), chùm tia sáng được tạo ra từ đèn phát
hồng ngoại (5) đi theo đường thẳng không đến được đầu cảm biến quang (4).
Khi có khói vào bên trong buồng quang học ngang qua đường đi của chùm tia hồng
ngoại, một số tia sáng bị khuếch tán bởi các hạt khói đi đến đầu cảm biến quang (4) và
kích hoạt báo động. Khi đó, mạch điện sẽ chuyển tín hiệu hồng ngoại (quang) thành tín
hiệu điện (báo động). Ở trạng thái báo động, đèn LED trên đầu báo sẽ sáng đồng thời tín
hiệu sẽ được truyền về tủ báo cháy.
Đầu báo khói quang phát hiện tốt đám cháy âm ỉ. Đầu báo khói quang phản ứng chậm
hơn đầu báo ion với đám cháy bùng phát nhanh, nhưng thử nghiệm và nghiên cứu cho
thấy đầu báo khói quang đáp ứng được tất cả các loại cháy và có tuổi thọ cao hơn.
Ngày nay, một số đầu báo khói quang hiện đại có độ nhạy rất cao, bao trùm phạm vi của đầu
báo khói ion và có thể thay thế hoàn toàn cho đầu báo ion. Ví dụ đầu báo khói của Hochiki
có độ nhạy từ 0.5-3.8%/ft, trong khi độ nhạy tiêu chuẩn của đầu báo ion là 0.8-1.5% obs/ft
và của đầu báo quang là 2-4% obs/ft.
❖ So sánh giữa đầu báo khói quang và báo ion
Đầu báo quang điện đáp ứng nhanh hơn (thường là 30 phút hoặc hơn) trong giai
đoạn âm ỉ trước khi thành ngọn lửa. Khói trong giai đoạn âm ỉ thường tạo ra các hạt
đốt lớn giữa 0.3 và 10 micron.
Đầu báo ion hoá đáp ứng nhanh hơn (thường là 30-60 giây) trong giai đoạn lửa
bùng cháy (rực lửa). Khói trong giai đoạn rực lửa thường tạo ra các hạt đốt nhỏ -
giữa 0.01 và 0.3 micron.
Ngoài ra đầu báo ion hoá hoạt động yếu trong môi trường có luồng gió mạnh, và
vì điều này đầu báo quang điện là tin cậy hơn để phát hiện khói trong cả 2 trường
hợp cháy âm ỉ và cháy rực lửa.
Tháng 6/2006, Áustralasian Fire & Emergency Service Áuthorities Council, cơ
quan đại diện cao nhất cho các tổ chức cứu hoả Áustralia và New Zealand tuyên
bố: "báo khói ion hóa không thể hoạt động trong thời gian để cảnh báo đủ sớm cho
người cư ngụ thoát khỏi đám cháy âm ỉ"
V Đầu ion phát hiện tốt đám cháy không có khói (khói không nhìn thấy được)
V Sự hiện diện của chất phóng xạ Ámericium-241 trong đầu báo ion hoá, có nghĩa
rằng tất cả các đầu báo khi hết thời gian hoạt hoạt động phải được xử lý để tránh
tạo thành mối nguy hại đối với môi trường. Một số nước đã cấm sử dụng đầu báo
khói ion.

V Đầu báo khói quang dễ dàng trong việc sửa chữa bảo trì, đầu báo ion có chất
phóng xạ nên không thể mở buồng ion để vệ sinh, sửa chữa được.

V Đầu ion sẽ báo giả nếu được lắp đặt tại nơi có luồng khí mạnh thổi qua.

V Đầu báo khói quang có tuổi thọ cao hơn đầu báo khói ion.

1.3. Đầu báo khói quang dạng tia (Projected Beam Detector)

Các đầu báo như mô tả ở phần trên gọi là đầu báo khói điểm (spot detector).
Với khu vực bảo vệ có diện tích lớn, trần cao nơi mà đầu báo khói điểm khó lắp đặt và bảo
trì, ví dụ như phòng t ập thể dục, giảng đường sẽ dùng đầu báo khói
quang dạng tia (đầu báo beam). Có 2 loại đầu báo khói tia: loại thu - phát và loại phản xạ.

> Đầu báo khói tia loại thu- phát: gồm một đầu phát (T) và một đầu thu (R) hồng ngoại
riêng biệt lắp đối diện với nhau trong khu vực cần bảo vệ.
Hình 1.3.a: Đầu báo beam dạng thu - phát

> Đầu báo khói tia loại phản xạ: gồm một đầu báo kết hợp bộ phận phát và bộ phận thu
trong cùng một vỏ và tấm phản xạ lắp đối diện với đầu báo trong khu vực cần bảo
vệ.

Hình 1.3.b: Đầu báo beam dạng phản xạ


Chiều dài bảo vệ của đầu beam là khoảng cách giữa đầu thu và đầu phát, hoặc giữa đầu
báo và tấm phản xạ.
Đầu báo beam hoạt động dựa trên nguyên tắc làm mờ ánh sáng (light obscuration). Ở điều
kiện môi trường sạch, không có khói, chùm tia hồng ngoại từ đầu phát (Transmiter) sẽ đến
bộ phận cảm nhận ánh sáng đặt tại đầu thu
(Reveiver) với một cường độ 100%. Điều đó được hiểu là độ làm mờ 0%, nói một các
khác toàn bộ tia hồng ngoại đến được đầu thu.
Đầu báo beam được điều chỉnh độ nhạy theo mức được thiết lập sẵn, tính theo tỷ lệ phần
trăm của độ che mờ hoàn toàn chùm tia chứ KHÔNG phải theo tỷ lệ hiện diện (nồng độ)
của khói. Mức độ nhạy này, được xác định bởi nhà sản xuất, phụ thuộc vào chiều dài bảo
vệ của đầu báo. Ví dụ: Khi đặt đầu báo có độ nhạy 25%, có nghĩa là khi 25% tín hiệu của
tia bị làm mờ bởi khói, đầu báo sẽ chuyển sang tình trạng báo động.
Khi có cháy, khói từ đám cháy bay lên đi vào khu vực bảo vệ, cắt ngang đường hồng
ngoại của đầu báo sẽ làm suy giảm tín hiệu hồng ngoại tới đầu thu. Khi độ làm mờ đạt tới
ngưỡng báo động được đặt trước, đầu báo sẽ phát một tín hiệu báo động cháy.

wj*a 4

Hình 1.3.c: Đầu báo tia báo động khi khói che khuất một phần tia hồng ngoại

Nếu đầu thu hoàn toàn không nhận được tia hồng ngoại (đầu phát bị hư, hoặc đứt dây, hoặc
tia hồng ngoại bị che khuất 100%),...) đầu báo sẽ phát tín hiệu báo lỗi (trouble) để tránh báo
giả.
Sự thay đổi chậm của độ che mờ xảy ra, do bẩn hoặc bụi trên thấu kính của đầu báo, sẽ được
bù trừ bởi một mạch vi điều khiển với chức năng giám sát liên tục cường độ tín hiệu và định kỳ
hiệu chỉnh ngưỡng báo động và báo lỗi. Khi mạch tự bù trừ của đầu báo đạt đến ngưỡng giới
hạn của nó, đầu báo sẽ phát tín hiệu báo lỗi, dấu hiệu yêu cầu dịch vụ bảo trì.
Khoảng cách bảo vệ của đầu beam từ vài mét đến 100 mét (hoặc nhiều hơn, tuỳ thuộc vào
nhà sản xuất), do vậy đầu báo dạng beam rất phù hợp để bảo vệ ở những nơi có diện tích lớn,
tầm nhìn không bị che khuất.
Theo NFPA72, đầu báo beam có thể bảo vệ một diện tích có chiều dài tối đa 100 m (330
ft) và khoảng cách theo chiều ngang (với tia hồng ngoại ở giữa) tối đa 18 m (60 ft), tương
đương 1,800 m2 (19,800 sqft), trong khi đầu khói điểm có diện tích bảo vệ tối đa 83m2 (900
sqft).
Theo BS5839 part 1: Đầu khói điểm có đường kính bảo vệ tối đa 7.5 m, khoảng cách tối
đa giữa 2 đầu báo là 10.5 m tương đương diện tích 110.25m2. Đầu báo beam cho phép bảo vệ
một diện tích có chiều dài tối đa 100 m và chiều ngang (với tia hồng ngoại ở giữa) tối đa 15m,

tương đương diện tích bảo vệ 1,500 m2.


Hình 1.3.d: Diện tích bảo vệ tối đa của đầu báo điểm theo BS5839 part 1

Hình 1.3.e: Diện tích bảo vệ tối đa của đầu báo beam theo BS5839
part 1

Lớp phân tầng

Hình 1.3.f: Đám cháy được phát hiện bởi đầu báo beam
Hình 1.3.g: Hoạt động của đầu báo beam phản xạ

1.4. Đầu báo khói lắp trên đường ống - Duct smoke detector
Đầu báo Duct cung cấp khả năng phát hiện sớm khói và sản phẩm cháy có trong không khí di
chuyển theo đường ống của hệ thống HVAC (HVAC là chữ viết tắt tiếng Anh của: H = Heating
- Hệ thống sưởi ấm; V = Ventilation - Hệ thống thông gió; AC = Air Conditioning - Hệ thống
điều hòa không khí).

Có 2 ống nhỏ được lắp nhô vào bên trong đường ống của hệ thống HVAC, một ống có các lỗ
khoan theo chiều dọc lắp ngược hướng dòng khí chuyển động để thu không khí đưa vào đầu
báo Duct được gọi là ống lấy mẫu (Sampling Tube), một ống còn lại đưa không khí ra khỏi đầu
báo (Exhaust Tube).

Một đầu báo khói lắp bên trong đầu duct có nhiệm vụ phát hiện khói và phát tín hiệu báo động
về trung tâm báo cháy hoặc thông qua các relay điều khiển các lá chắn (Damper) của hệ thống
HVAC hoặc các thiết bị khác.
1.5. Đầu báo khói độ nhạy cao - Aspirating Smoke Detector hoặc Air Sampling
Detechtor (ASD)
Đầu báo khói độ nhạy cao - ASD hay còn gọi là VESDA dùng cho các khu vực quan trọng đòi
hỏi báo cháy có độ nhạy rất cao, nơi mà nguồn lửa rất khó phát hiện, yêu cầu chỉ một lượng
khói rất mỏng phải được phát hiện ngay.
Một hệ thống ASD bao gồm một thiết bị dò khói trung tâm có khả năng thu hút không khí bằng
máy hút khí và một mạng ống nhỏ lắp trong khu vực cần bảo vệ. Các lỗ mẫu (Sampling Point)
được khoan vào mỗi ống trong theo khoảng cách phù hợp. Không khí sau đó liên tục bị hút vào
hệ thống đường ống thông qua các lỗ, hướng tới thiết bị dò trung tâm để phân tích và kiểm tra.
Khác với các đầu báo khói thông thường là loại thụ động, hệ thống ASD phân tích không khí
trong thời gian thực và thuộc loại chủ động. Thiết kế của ASD cho phép thu thập mẫu không
khí / khói thông qua hệ thống đường ống và dẫn về bộ cảm biến trung tâm.
Độ nhạy cao cùng với chủ động thu thập mẫu khói cho phép phát hiện cháy ở giai đoạn rất sớm.
Điều này cực kỳ quan trọng trong những trường hợp môi trường có ngóc ngách làm loãng khói
và che khuất xung quanh.
Ị l 1 í I

Room 101 Room 102 Room 103 Room 104 Room 105

Hình 1.5: Hệ thống ASD

ASD phù hợp cho các môi trường yêu cầu phát hiện khói có độ nhạy rất cao và nhanh chóng.
Điều này làm cho ASD rất phù hợp khi lắp trong phòng sạch sẽ, khu vực chứa hàng hoá quan
trọng, dễ hư hỏng do cháy, phòng điện tử và chất lỏng rất dễ cháy và các loại khí. Thông
thường, đầu báo khói điểm bình thường sẽ phát hiện sự nguy hiểm quá muộn, vì khói thường
không đạt đến trần nhà nhanh chóng, đủ cho đầu báo khói phát hiện ra đám cháy kịp thời.
Hệ thống mạng lưới đường ống có thể lắp ẩn nên phù hợp trong môi trường yêu cầu thẩm mỹ
như văn phòng, căn hộ và phòng khách sạn. Yếu tố này cũng làm cho nó thích hợp tại các địa
điểm nơi mà đầu báo điểm có thể bị phá hoặc bị tháo mất.
Độ nhạy cao không có nghĩa rằng ASD không thể được sử dụng trong môi trường bụi hoặc bẩn
miễn là quá trình thiết kế, lắp đặt và bảo trì phù hợp. Hầu hết các sản phẩm ASD có thể thích
nghi cho một phạm vi rộng của môi trường và ứng dụng - từ cả không gian hạn chế và không
gian mở tới môi trường sạch hay bẩn nhất, bao gồm cả telecom, phòng kiểm soát, xử lý chất
thải, khai thác mỏ và nhiều hơn nữa.
2. Đầu báo nhiệt
Đầu báo nhiệt là thiết bị báo cháy được thiết kế để phản ứng khi dòng nhiệt đối lưu của hoả hoạn
làm tăng nhiệt độ của bộ phận cảm ứng nhiệt.

Tất cả các đầu báo nhiệt đều có bộ phận thu nhiệt. Bộ phận cảm biến nhiệt có thể là loại giãn nở cơ
khí hoặc đầu dò cảm biến nhiệt thermistor.

Đầu báo nhiệt có 2 loại chính được phân loại theo hoạt động là “gia tăng” (Rate- of-Rise) và “nhiệt
độ cố định” (Fixed temperature).

2.1. Đầu báo nhiệt Gia tăng (Rate-of-Rise)


Đầu báo nhiệt gia tăng (R-O-R) hoạt động khi nhiệt độ môi trường tăng lên nhanh chóng theo thời
gian, lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ đã được thiết lập trước bởi nhà sản xuất. Theo tiêu chuẩn, tỷ lệ này là
khoảng 15°F (8° C) mỗi phút. Hoạt động của đầu báo nhiệt gia tăng phụ thuộc vào tốc độ tăng
nhiệt độ, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Hình 2.1 mô tả đầu báo nhiệt gia tăng điển hình sử dụng kỹ thuật điện-khí nén (Electropneumatic).
Kiểu này đã được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên năm 1941 và là sản phẩm được cải tiến liên tục
cho đến ngày nay.

A - Chanber, B - Aímospheric Vent c


-Diapliragm.D -Electrical Contact

Hình 2.1: Đầu báo nhiệt gia tăng kiểu Electropneumatic Đầu báo
nhiệt gia tăng bao gồm:
- Một buồng khí kín (A) có mặt phía dưới là vỏ đầu báo làm bằng hợp kim
cứng dẫn nhiệt;

- Một lỗ nhỏ (B) để làm cân bằng áp suất khí bên trong buồng với môi
trường; Một màng đàn hồi bằng kim loại (C) nối với một cực tín hiệu của đầu báo;

- Một bộ công tắc (D) có 2 tiếp điểm thường hở, một tiếp điểm được hàn vào màn đàn hồi
(C), tiếp điểm thứ 2 nối vào cực tín hiệu còn lại của đầu báo. Bình thường 2 cực tín hiệu
của đầu báo cách điện với nhau (thường hở - NO).
Khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ làm cho áp suất không khí bên trong buồng kín thay đổi. Với
sự thay đổi chậm của nhiệt độ, một lượng nhỏ không khí sẽ đi vào hoặc đi ra buồng kín thông qua
lỗ (B) để cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài buồng kín, giữ cho 2 cực tín hiệu của đầu báo
cách điện với nhau.
Khi nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên rất nhanh với tốc độ lớn hơn hoặc bằng 8oC/phút
làm cho không khí bên trong buồng kín giãn nở rất nhanh vượt quá khả năng tự cân bằng áp suất
của lỗ (B), do mặt dưới của buồng kín là hợp kim cứng nên không khí trong buồng khi giãn nở sẽ
ép màng đàn hồi (C) lên phía trên làm cho công tắc điện đóng lại phát tín hiệu về trung tâm báo
cháy.

2.2. Đầu báo nhiệt cố định (Fixed Temperature)


Họat động của đầu báo phụ thuôc hòan tòan vào nhiệt độ của môi trường chứ không phụ thuộc vào
tốc độ gia tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ môi trường tại khu vực bảo vệ tăng lên đạt tới một nhiệt độ
nhất định, ứng với ngưỡng được cài đặt cho đầu báo khi sản xuất, sẽ làm cho tiếp điểm bên trong
đầu báo đóng và tạo tín hiệu báo cháy gửi trung tâm báo cháy.

Tuỳ theo tiêu chuẩn cho mỗi thị trường mà đầu báo nhiệt cố định có các ngưỡng báo động khác
nhau, ví dụ: 60oC, 65oC, 70oC, 90oC... hoặc 57oC (135oF), 87oC (190oF)...

Có nhiều loại đầu báo nhiệt cố định khác nhau, dưới đây giới thiệu một số loại thông dụng.

2.2.1. Đầu báo nhiệt cố định cơ-đỉện (Electromechanỉcal)

a) Đầu báo nhiệt sử dụng thanh lưỡng kim (Hình 2.2. la)
Đầu báo nhiệt có một thanh lưỡng kim, với một đầu gắn cố định và đầu kia để tự do có thể
di chuyển phụ thuộc nhiệt độ của nó.

Khi nhiệt độ tăng thì thanh lưỡng kim bị uốn cong làm chạm mạch điện tín hiệu của đầu
báo và kích hoạt báo động.

Thanh lưỡng kim sẽ trở về trạng thái ban đầu khi nhiệt độ giảm. Loại đầu báo nhiệt này có
thể sử dụng nhiều lần.
Hình 2.2.1a: Đầu báo nhiệt cố định dùng thanh lưỡng kim

Hình 2.2.1b: Hoạt động của đầu báo nhiệt cố định dùng thanh lưỡng kim
b) Đầu báo nhiệt sử dụng chất nóng chảy eutectic (hình 2.2. lb)
Đầu báo này sử dụng liên kết nóng chảy của hợp kim eutectic. Đây là loại đầu báo nhiệt được
sử dụng rất phổ biến trong giai đoạn những năm 1970 đến 2000.

Hình 2.2.1b: Đầu báo nhiệt dùng liên kết nóng chảy

Hợp kim eutectic là một hỗn hợp của 2 hoặc nhiều kim loại có điểm tan chảy ở nhiệt độ thấp
hơn kim loại riêng lẻ.
Nếu nhiệt độ của hợp kim lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ tan chảy nó sẽ chuyển từ trạng thái rắn
sang trạng thái lỏng.
Trong đầu báo nhiệt c ó một lẫy kim loại đàn hồi được giữ chặt bởi hợp kim eutectic, giúp cho
2 cực tín hiệu của đầu báo tách rời nhau (thường hở). Khi nhiệt độ môi trường tăng đến nhiệt
độ nóng chảy của hợp kim (đây là nhiệt độ báo động của đầu báo, tuỳ vào loại hợp kim khi sản
xuất), hợp kim sẽ tan chảy làm lẫy đàn hồi đang bị nén bung ra và 2 cực tín hiệu của đầu báo
chạm vào nhau tạo một dòng điện kích hoạt báo động.

Đầu báo nhiệt loại này không sử dụng lại được sau khi đã báo động.
c) Báo nhiệt cố định kiểu dây (line-type)

Loại báo nhiệt cố định cơ-điện thứ ba là loại đầu báo dạng dây (hay còn được biết đến như là
Linear Heat Detectors) (hình 2.2.1c)

Steel
Conductors

Protective
Tape

Outer Jacket

Senstve
Polymer

Hình 2.2.1c: Dây báo nhiệt của Protectowire

Cấu tạo của thiết bị này bao gồm 2 dây dẫn điện bằng thép được cách điện riêng biệt bởi một
chất rất nhạy cảm với nhiệt độ. Hai dây này được xoắn với nhau (twisted pair) để tạo một lực
ép giữa 2 dây, sau đó bọc một lớp băng bảo vệ và ngoài cùng là lớp vỏ phù hợp với môi
trường lắp đặt.
Nếu một điểm nào đó của dây tiếp xúc với nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ quy định (đây là nhiệt
độ báo động, tuỳ thuộc vào chất cách điện khi sản xuất) lớp cách điện nhạy cảm với nhiệt độ
sẽ bị phá hỏng làm cho 2 dây dẫn chạm vào nhau tại điểm đó. Điều này tạo nên một tín hiệu
báo cháy gửi về trung tâm báo cháy.
Một số nhà sản xuất chế tạo trung tâm điều khiển dùng riêng với Linear Heat Detector cho
phép xác định được vị trí điểm báo động của dây báo nhiệt, tức là xác định được vị trí cháy.

2.2.2. Đầu báo nhiệt cố định điện tử (Thermistor)


Ngoài loại đầu báo nhiệt kiểu cơ-điện thì hiện nay xuất hiện khá phổ biến loại đầu báo nhiệt
kiểu điện tử (Thermistor). Loại này sử dụng Thermistor để phát hiện sự thay đổi nhiệt độ của
môi trường.
Thermistor thường là điện trở nhiệt. Nó được làm bằng chất bán dẫn đa tinh thể, có hệ số
nhiệt điện trở âm, và khá lớn. Nghĩa là khi nhiệt độ tăng thì điện trở của nó sẽ giảm khá
mạnh.
Hình 2.2.2a:
Đầu báo nhiệt Thermistor

Hình 2.2.2b: Biểu đồ điện trở - nhiệt


độ của Thermistor

Hình 2.2.2c: Hoạt động của đầu báo nhiệt Thermistor

Nhiệt độ môi trường thay đổi làm cho điện trở của Thermistor thay đổi và chuyển thành tín hiệu
báo động.
Sử dụng Thermistor, đầu báo nhiệt có thể được chế tạo theo kiểu gia tăng hoặc cố định hoặc kết
hợp cả hai phù hợp với nhu cầu sử dụng. Những đầu báo loại này cũng có thể có chức năng giảm
khả năng báo giả.
3. Đầu báo lửa (Flame Detector):
Ngọn lửa là một phần biểu hiện thấy được (phát ra ánh sáng) của sự cháy. Nó tạo ra từ các
phản ứng hóa học có sự tỏa nhiệt cao (cháy, phản ứng oxy hóa tự duy trì) diễn ra trong môi trường
hẹp. Ngọn lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được xếp như một loại khí plasma - bị ion
hóa một phần.
Trong nhiều năm đầu báo lửa quang học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hệ
thống báo cháy tự động. Đầu báo lửa quang học có thể “nhìn” thấy ngọn lửa từ khoảng cách xa mà
không cần nhiệt hoặc khói đi đến đầu báo. Chức năng này giúp cho đầu báo lửa rất thích hợp với
khu vực lớn hoặc những khu vực mà phương pháp phát hiện cháy khác không làm việc được.
Đầu báo lửa là một dạng thiết bị dùng cảm biến quang học để phát hiện lửa. Đầu báo lửa thường
được dùng chủ yếu ở những trạm hydrogen để ngăn ngừa đám cháy xảy ra. Về bản chất, hiện nay
có rất nhiều loại đầu báo lửa khác nhau.
Những loại này bao gồm đầu báo lửa tử ngoại (UV - ultraviolet), hồng ngoại (IR- infrared), kết
hợp UV/IR, IR/IR, IR/IR/IR, cảm biến quan sát, video camera.

Hình 3: Dải bước sóng ánh sáng

3.1. Đầu báo lửa tử ngoại (UV)


Do đặc tính bước sóng ngắn nên dải quang phổ tử ngoại được hấp thụ vào bầu khí quyển bởi
không khí, khói, bụi, gas và các chất hữu cơ khác.
Bức xạ tử ngoại của mặt trời khuếch tán trong khí quyển (đặc biệt là tại bước sóng ngắn hơn 300
nm (nanometre) - dải quang phổ không nhìn thấy của mặt trời) bị hấp thu bởi khí quyển sẽ không
gây nên báo động giả cho đầu báo UV.
Đầu báo UV hoạt động với ánh sáng có bước sóng ngắn hơn 300nm, có khả năng dò tìm cháy và
nổ với tốc độ cao (từ 3-4 mili giây) nhờ bức xạ tử ngoại có năng lượng lớn phát từ ngọn lửa hoặc
sự nổ ngay khi bốc cháy.

Hình 3.1: Đầu báo lửa tử ngoại HF-24

Tuy nhiên khi lắp ở ngoài trời, bức xạ tử ngoại phát ra từ ngọn lửa từ một khoảng cách xa
nhiều mét có thể bị yếu đi bởi những chất ô nhiễm trong không khí như khói, sương mù, hơi
hydrocarbon và những chất hữu cơ tích tụ trên thấu kính hoặc cửa sổ của đầu báo. Thêm vào nữa
đầu báo UV có thể bị báo giả bởi nguồn tử ngoại khác như ánh sáng mặt trời, bức xạ, hồ quang hàn
điện và tia chớp.
Bởi những nguyên nhân nêu trên đầu UV chủ yếu được lắp đặt trong nhà, nơi không có bức
xạ trực tiếp hoặc phản xạ của ánh sáng mặt trời hoặc tia chớp thâm nhập vào khu vực bảo vệ. Đầu
báo phải được che chắn tránh hướng về hơi chất hữu cơ có thể hấp thu bức xạ, và lắp đặt ở những
vị trí không xoay về hướng tia lửa hàn hoặc thiết bị điện áp cao.
Để giảm bớt khả năng báo giả, đầu báo tử ngoại thường thiết kế kèm chức năng trễ 2-3 giây.

3.2. Đầu báo lửa hồng ngoại (IR)


Bức xạ hồng ngoại (IR) tồn tại ở hầu hết các ngọn lửa. Nhiệt độ của ngọn lửa và sự hội tụ
khí nóng của lửa (các sản phẩm cháy) phát ra một loại quang phổ đặc trưng có thể dễ dàng phát
hiện bởi công nghệ cảm biến hồng ngoại.
Tuy nhiên lửa không phải là nguồn duy nhất phát ra bức xạ hồng ngoại, trong thực tế bất kỳ
bề mặt nóng nào (như bếp lò, đèn sợi đốt, đèn halogen, lò sưởi và bức xạ mặt trời) cũng có thể phát
ra bức xạ hồng ngoại có những bước sóng trùng với bức xạ hồng ngoại của ngọn lửa.
Vậy làm sao có thể phân biệt phân biệt quang phổ hồng ngoại của lửa với quang phổ hồng
ngoại của những nguồn khác? Các nghiên cứu cho thấy ngọn lửa nhấp nháy (bập bùng) có bức xạ
hồng ngoại bước sóng 4.4 gm (micrometre) và một giải sóng điện tần số thấp (1-10 Hz) (ứng
với tần số bập bùng của lửa). Do vậy hầu hết các đầu báo lửa hồng ngoại đơn sử dụng cảm biến
pyroelectric với một bộ lọc quang học chỉ cho bước sóng 4.4 gm và dải tần số 1-10 Hz đi qua. Loại
đầu báo này được thiết kế để nhận ra đám cháy khi bức xạ hồng ngoại 4.4 gm, phát ra từ một đám
cháy của chảo xăng diện tích 0.1m2 (1ft2) ở khoảng cách 15 m, vượt qua một giá trị định trước.
Đầu báo IR đơn tần chỉ phản hồi với một cường độ bức xạ nhấp nháy nhất định tại bước
sóng 4.4 gm. Vì vậy chúng rất nhạy với bức xạ nhiệt điện từ biến điệu hoặc nhấp nháy. Trong một
số điều kiện nhất định, hiện tượng nhấp nháy gây ra bởi những thứ như ánh sáng lung linh của
nước, đèn xoay, bức xạ nhiệt ngắt quãng... có thể được hiểu là cháy bởi loại đầu báo IR đơn tần.
Những nguồn bức xạ không phải của lửa sẽ làm cho loại đầu báo này báo giả theo những điều kiện
nêu trên đây.
Đầu báo lửa IR đơn được sử dụng chủ yếu trong nhà. Tuy nhiên chúng cũng có thể sử dụng ngoài
trời với một khoảng cách bảo vệ ngắn (tới 20m) và ở những khu vực mà các khả năng gây ra báo
gỉa (như nêu trên) không xuất hiện. Để cải thiện độ tin cậy của chúng, một mạch kiểm tra
(Built-in-test (BIT)) được tích hợp bên trong đầu báo. Thời gian đáp ứng thông thường của đầu
báo lửa hồng ngoại là 3-5 giây.

Để giảm thiểu hoặc loại trừ khả năng báo giả, công nghệ bước sóng kép (dual wavelength)
được áp dụng cho đầu báo lửa quang học. Công nghệ bước sóng kép có 2 nhánh chính là UV/IR và
IR/IR.

3.3. Đầu báo lửa UV/IR


Đầu báo lửa UV/IR sử dụng kết hợp cả công nghệ tử ngoại và hồng ngoại để dò tìm cháy.
Cảm biến tử ngoại (UV) chính nó là một đầu dò lửa rất nhạy, nhưng nó lại dễ dàng bị kích hoạt báo
động bởi tia lửa hàn, chớp, tia X, bức xạ mặt trời,...
Để ngăn chặn việc báo động bởi những nguồn này một cảm biến kênh hồng ngoại (IR)
được thêm vào làm việc ở dải quang phổ 2.7 pm hoặc 4.1 - 4.6 pm.
Đầu báo UV/IR thu thập thông tin dữ liệu tử ngoại và dữ liệu hồng ngoại. Khi cả hai công
nghệ làm việc cùng nhau thì báo giả sẽ được giảm đến mức tối thiểu và được coi là khá tin cậy đối
với hầu hết các ứng dụng tầm trung.
Hình 3.3: Đầu báo lửa UV/IR

Tuy nhiên ngay cả công nghệ tiên tiến này cũng có những hạn chế của nó, vì mỗi loại lửa có
một tỷ lệ cụ thế của bức xạ tử ngoại và hồng ngoại. Ví dụ, ngoạn lửa Hydrogen tạo ra nhiều bức xạ
tử ngoại với rất ít hồng ngoại, trong khi lửa than tạo ra rất ít bức xạ tử ngoại nhưng rất nhiều hồng
ngoại. Do vậy đầu báo UV/IR phải kết hợp cả hai tín hiệu và so sánh chúng để nhận ra dấu hiệu
cháy từ những kích thích báo động giả.

Để đảm bảo độ tin cậy của đầu báo, một mạch phân tích so sánh ngưỡng tín hiệu bức xạ tử
ngoại, ngưỡng tín hiệu hồng ngoại, tỷ lệ của chúng cũng như kiểu nhấp nháy. Chỉ khi tất cả các
thông số đáp ứng các thuật toán phù hợp một tín hiệu báo cháy mới được xác nhận.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở các phần trên, đầu dò UV và IR đều có thể bị báo giả bởi
những nguồn bức xạ không phải lửa. Nếu những nguồn báo giả này tác động cả hai kênh UV và IR
đồng thời, có thể tạo ra tình huống như khi có cháy. Ví dụ, bức xạ tử ngoại không mong muốn của
mặt trời kết hợp với nguồn hồng ngoại không ổn định (như sự di chuyển của các đối tượng phía
trước nguồn nóng) là nguy cơ gây ra các đầu báo UV/IR báo động giả.

3.4. Đầu báo lửa IR/IR (IR2)


Để loại bỏ các báo động sai, công nghệ bước sóng kép kết hợp hai dãy quang phổ hẹp trong
vùng quang phổ hồng ngoại gần đã được lựa chọn cho đầu báo lửa kép
IR/IR.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngọn lửa hydrocarbon phát ra năng lượng có tính chất liên tục
trong vùng hồng ngoại gần và một đỉnh duy nhất tại khoảng sóng 4.3 - 4.5 pm (gây ra bởi CO2
nóng - sản phẩm của cháy), vì vậy các đặc tính này là "trái tim" của hầu hết các dò IR kép.

Đầu báo IR/IR dò tìm và phân tích sự khác biệt cường độ của hai dải quang phổ hồng ngoại.
Hai dải quang phổ được lựa chọn phổ biến nhất gồm một dải 4,2 - 4.7 pm và một dải tham chiếu
khác trong phạm vi 3,8 - 4.1 pm dùng để giám sát năng lượng nền.

Đầu dò loại này cảm nhận bức xạ hồng ngoại tại hai kênh và quá trình phân tích tín hiệu đầu
vào dựa trên các thông số sau đây:
• Phân tích sự nhấp nháy.
• Cường độ bức xạ trên một ngưỡng nhất định.
• Tỷ lệ giữa hai tín hiệu nhận được ở hai cảm biến.
Tuy nhiên, do hầu hết các đầu báo IR kép sử dụng cảm biến 4.3-4.4 pm cho kênh chính để phát
hiện cháy, bức xạ này bị suy giảm trong khí quyển, đặc biệt là khi áp dụng dò tìm ở khoảng cách
xa.

3.5. Đầu báo lửa IR/IR/IR (IR3).


Đầu báo lửa IR3 là đầu báo hồng ngoại “3 trong 1”, sử dụng kết hợp 3 cảm biến hồng ngoại
(IR) theo dõi 3 dải bước sóng riêng biệt trong vùng hồng ngoại và so sánh tỷ lệ giữa chúng với
nhau.

Hình 3.5: Đầu báo lửa IR3, chống nổ Hochiki


Một đầu cảm biến theo dõi ở phạm vi bước sóng 4.4 pm (bức xạ của khí CO2 nóng được
tạo ra trong quá trình cháy), các cảm biến khác tham chiếu ở dãy bước sóng liền kề phía trên và
phía dưới, khu vực bức xạ của blackbody (gây ra bởi bếp lò, lò sưởi, đèn sợi đốt, đèn halogen...) và
của bức xạ nền (background).
Trong khi đầu cảm biến ở dải bức xạ của CO2 có nhiệm vụ phát hiện bức xạ của lửa, thì các
đầu cảm biến khác cảm nhận tất cả bức xạ không phải của lửa. Đầu báo IR3 sẽ phân tích cường độ,
tỷ lệ, sự tương quan, giá trị ngưỡng và tín hiệu nhấp nháy của bức xạ thu được từ ba cảm biến này.
Kết quả là đầu báo IR3 có phạm vi bảo vệ lớn và khả năng chống báo giả cao. Đầu báo IR3 có thể
phát hiện lửa của một chảo dầu kích thước 0.1m2 tại khoảng cách xa đến 65m trong thời gian dưới
6 giây.
Đầu báo lửa IR3 có độ nhạy cao, phạm vi phát hiện lớn, trong khi khả năng giảm thiểu báo
động giả được duy trì. So sánh về phạm vi bảo vệ, đầu báo lửa hồng ngoại tiêu chuẩn có phạm vi
bảo vệ 15-20m, trong khi đầu báo lửa IR3 cho phép mở rộng phạm vi phát hiện lên tới 65m.
Đầu báo lửa IR3 sẽ không báo động giả với bất kỳ bức xạ liên tục, biến điệu hay dao động của
những nguồn khác với lửa (bao gồm bất kỳ nguồn khác như bức xạ của blackbody hay graybody)
Nếu so sánh với đầu báo lửa UV/IR hoặc IR/IR thì đầu báo lửa IR3 mặc dù có chi phí cao hơn một
chút, nhưng rất hiệu quả vì IR3 cung cấp một phạm vi bảo vệ mở rộng do vậy cho phép sử dụng ít
đầu báo hơn.
Kỹ thuật này được mở rộng để phát hiện ngọn lửa không nhìn thấy từ đám cháy của
Hydrogen. Ở đây đầu dò phát hiện ra sự giải phóng H2O điển hình của đám cháy H2, trong khi 2
đầu dò nền đảm bảo không cò sự báo giả. Một số đầu báo lửa Quad-IR sử dụng 2 đầu dò phát hiện
và 2 đầu dò bức xạ nền để phát hiện hydrocarbons và hydrogen.
4. Đầu báo khí Gas (Gas Detector)
Đầu báo gas là thiết bị dùng để phát hiện ra sự hiện diện của các loại khí khác nhau trong
khu vực bảo vệ, nó là một phần của hệ thống an toàn. Đầu báo gas được dùng để phát hiện
ra sự rò rỉ của khí và kết nối với hệ thống điều khiển để thực hiện quá trình tự động ngắt
nguồn cung cấp khí hoặc phát tín hiệu báo động.

Đầu báo gas cũng có thể tích hợp còi báo động tại chỗ để thực hiện sơ tán an toàn, điều này
rất quan trọng vì với một lượng khí lớn có thể gây ra cháy nổ hoặc làm tổn hại đến sức khỏe
của người và động vật.

Đầu báo gas có thể phát hiện ra các loại khí nhiên liệu cháy, khí dễ cháy và khí độc.

Đầu báo gas đo sự tập trung của khí, nếu như nồng độ khí vượt quá ngưỡng định trước thì
báo động hoặc tín hiệu báo động sẽ được kích hoạt. Đầu báo gas có thể là loại cầm tay hoặc
gắn cố định.

Trước đây, đầu báo được sản xuất để chỉ có thể phát hiện một loại khí, nhưng những đầu
báo gas hiện đại cho phép phát hiện nhiều loại khí độc, khí đốt, hoặc thậm chí kết hợp cả
hai.

5. Hộp báo cháy bằng tay (Manual Call Point):


Hộp báo cháy bằng tay dùng để báo động trong những trường hợp khẩn cấp, được lắp tại
những vị trí dễ quan sát, nơi có nhiều qua lại như hành lang, cầu thang, lối thoát nạn...

Hộp báo cháy bằng tay thực chất là một công tắc điện dạng thường hở (NO), khi bị tác
động công tắc này sẽ đóng mạch kích hoạt tín hiệu gửi về trung tâm báo cháy.

Hộp báo cháy bằng tay thường được thiết kế để hạn chế những tác động không mong
muốn.

Hộp báo cháy bằng tay có nhiều dạng như nhấn, đập vỡ tấm kính, hoặc kéo chốt...
Hình 5: Hộp báo cháy bằng tay

II. Thiết bị đầu ra:

1. Thiết bị cảnh báo.


Là những thiết bị phát ra âm thanh, ánh sáng dùng để cảnh báo cho người cư ngụ trong khu
vực biết để xử lý hoặc sơ tán khi có cháy xảy ra.

Thiết bị này có thể nghe được và nhìn thấy được, với một âm thanh riêng biệt hoặc hệ thống
loa để hướng dẫn trực tiếp hay phát ra hướng dẫn được ghi âm sẵn nội dung.

Thiết bị báo động bằng âm thanh, thường là chuông hoặc còi, phát ra âm thanh riêng biệt.
Thiết bị báo động bằng ánh sáng thường là đèn chớp tắt, flash. Hai loại thiết bị này thường
lắp đặt tại tất cả những nơi công cộng và khu vực sử dụng chung.

1.1. Chuông báo cháy


Hoạt động bằng nguồn điện một chiều 12 hoặc 24V lấy trực tiếp từ trung tâm báo cháy.

Chuông có thể là loại động cơ điện hoặc điện từ, loại động cơ điện tiêu thụ dòng điện rất
nhỏ (cỡ vài chục mA) nên được sử dụng rộng rãi.

Chuông có nhiều kích thước khác nhau 4” (100mm), 6” (150mm), 8” (200mm), 10”
(250mm). Tuỳ theo kích thước và cấu tạo mà cường độ âm thanh của chuông phát ra sẽ
khác nhau, đơn vị đặc trưng cho cường độ của âm thanh tính bằng dB/m hoặc dB/ft
(decibel đo tại khoảng cách 1 m hoặc 1ft phía trước).

1.2. Còi báo động


Còi báo động thường phát ra âm thanh rất lớn với tần số cao. Do âm thanh của còi thường
rất lớn (>100db /m) nên có thể sử dụng số lượng ít mà vẫn đảm bảo cảnh báo cho một khu
vực rộng lớn.

Giống như chuông, trong hệ thống báo cháy còi báo đ ộng sử dụng nguồn điện 12VDC
hoặc 24VDC có thể lấy trực tiếp từ tủ báo cháy. Tuy nhiên do dòng điện tiêu thụ của còi
thường lớn (cỡ vài trăm mA) nên khi sử dụng nhiều còi thì cần cấp điện cho còi bằng một
nguồn riêng.

1.3. Đèn báo động


Đèn báo động có thể sử dụng bóng đèn LED chớp tắt hoặc đèn Flash với cường cộ sáng
mạnh. Đèn báo động có thể lắp riêng rẽ hoặc tích hợp chung cùng một vỏ với còi báo động.
Đèn báo động sử dụng nguồn 12/24VDC lấy từ tủ hoặc từ nguồn riêng.
1.4. Hệ thống thông báo khẩn cấp
Hệ thống thông báo khẩn cấp được sử dụng như là một phần của một hệ thống báo cháy.

Hệ thống loa có độ tin cậy cao được sử dụng để thông báo cho những người cư ngụ những
hành động cần thiết khi có cháy hoặc trong tình huống khẩn cấp khác.
Hệ thống loa này được sử dụng trong các cơ sở lớn, nơi có nhiều người cư ngụ, dễ xảy ra
hỗn loạn khi sơ tán khẩn cấp.

Hệ thống thông báo khẩn cấp sẽ tự động khởi động bằng hệ thống báo cháy khi có cháy, và
sau một giai điệu trước cảnh báo, các cụm loa được lựa chọn sẽ phát ra một hoặc nhiều tin
nhắn được ghi âm chỉ đạo những người cư ngụ sơ tán an toàn. Những thông điệp này có thể
được lặp đi lặp lại trong một hoặc nhiều ngôn ngữ.

Hướng dẫn cũng có thể thực hiện trực tiếp bởi người có trách nhiệm thông qua Micro của
hệ thống.

2. Bộ hiển thị phụ, bộ lặp lại:


Bộ hiển thị phụ (Annunciator) và bộ lặp lại (Mimic) là thiết bị kết nối trực tiếp với trung
tâm báo cháy, chủ yếu để hiển thị chi tiết thông tin của các khu vực khi có cháy hoặc sự cố.

Một số bộ hiển thị phụ cho phép điều khiển hệ thống giống như thao tác trực tiếp trên trung
tâm báo cháy.

Bộ hiển thị phụ và bộ lặp lại thường lắp đặt ở khu vực bảo vệ, lễ tân hoặc các khu vực riêng
biệt, với mục đích hiển thị chi tiết thông tin khu vực có cháy nhanh nhất cho người có trách
nhiệm biết để xử lý thay vì phải tới trung tâm báo cháy để lấy thông tin.
3. Các thiết bị khác
Khi có cháy, thông qua các relay trung tâm báo cháy có thể điều khiển các hệ thống liên
quan của toà nhà như hệ thống chữa cháy, hệ thống thang máy, cửa ngăn cháy, thoát nạn...
III. Trung tâm báo cháy:

1. Trung tâm báo cháy thường (Conventional Tire Alarm Control


Panel)
a) Trung tâm báo cháy loại thường sử dụng 1 hoặc nhiều mạch điện kết nối với các
thiết bị khởi tạo (đầu báo, nút nhấn) theo kiểu nối dây song song, mỗi mạch điện
này được gọi là mạch tín hiệu.
Mạch tín hiệu được nối với hỗn hợp thiết bị khởi tạo trong cùng một khu vực bảo
vệ. Tình trạng bình thường, không bình thường hay báo động của khu vực được
hiển thị nhìn thấy trên mặt hiển thị (annunciator) của trung tâm báo cháy. Mặt
hiển thị có thể là LED hoặc LCD.
Trên mặt hiển thị thường ghi tên khu vực (zone) bảo vệ. Chính vì lý do này mà
chúng ta quen gọi một cách thiếu chính xác rằng mạch tín hiệu của trung tâm báo
cháy là zone.
b) Để kiểm soát đường tín hiệu, một thiết bị (thường là điện trở) được lắp ở cuối
đường dây tín hiệu, song song với thiết bị xa nhất trên đường tín hiệu, thiết bị này
thường gọi là thiết bị cuối đường dây hay là điện trở cuối đường dây. Kiểu nối dây
này gọi là kiểu Class B.

Hình 1.a: Mạch tín hiệu và mạch cảnh báo theo kiểu Class B
Bình thường trên mạch tín hiệu sẽ có một dòng điện đi qua thiết bị cuối đường
dây trở về trung tâm báo cháy. Nếu đường dây bị đứt, dòng điện sẽ bị suy giảm và
trung tâm sẽ phát tín hiệu báo sự cố của mạch đó.
Để chức năng giám sát có hiệu quả yêu cầu các thiết bị trên đường tín hiệu không
được nối dây theo kiểu rẽ nhánh.
Một số trung tâm báo cháy cho phép đấu nối đường tín hiệu theo kiểu mạch vòng
(Class A) mà không dùng điện trở cuối đường dây. Phương pháp này rất hiệu quả
trong việc giám sát và duy trì hoạt động của hệ thống khi bị đứt dây, tuy nhiên
thường thì khi chọn đấu dây kiểu Class A dung lượng zone của tủ bị giảm đi một
nửa.

Hình 1b: Mạch tín hiệu và mạch cảnh báo theo kiểu Class A

Trung tâm báo cháy có một hoặc nhiều mạch cảnh báo (đầu ra). Các thiết bị báo
động bằng âm thanh hoặc ánh sáng được lắp song song trên mạch cảnh báo. Mạch
cảnh báo có thể được lập trình để báo động theo một hoặc một nhóm mạch tín
hiệu (zone) hoặc báo động chung.
Một số trung tâm cho phép lắp thiết bị cuối đường dây để kiểm soát mạch cảnh
báo theo kiểu Class B hoặc lắp mạch vòng theo kiểu Class A.
c) Bình thường, có một dòng điện cỡ vài mA đi qua mạch tín hiệu và trung tâm
không hiển thị bất cứ sự cố hoặc báo động nào.
Khi các thiết bị khởi đầu (đầu báo, hộp báo khẩn cấp) bị kích hoạt (do khói, nhiệt,
lửa hoặc tác động bằng tay) sẽ làm cho dòng điện tiêu thụ trên mạch tín hiệu tăng
cao vượt qua ngưỡng báo động, trung tâm báo cháy sẽ hiển thị khu vực có báo
cháy trên mặt hiển thị đồng thời kêu còi báo động (buzzer) của tủ và kích hoạt
mạch cảnh báo cũng nhu thiết bị ngoại vi theo sự thiết lập từ trước.
Do nhiều thiết bị báo cháy có thể được lắp trên cùng một mạch tín hiệu nên khi có
ự cố hoặc báo cháy trung tâm báo cháy chỉ hiển thị tên khu vực mà không cho ta
biết chính xác thiết bị nào bị kích hoạt hoặc nơi nào trên mạch tín hiệu có sự cố.
d) Trung tâm báo cháy cũng cung cấp một số mạch relay dùng điều khiển thiết bị
ngoại vi hoặc gửi thông tin tình trạng sự cố hoặc cháy.

Trên mặt tủ cũng có các công tắc chức năng dùng để khôi phục (reset), tắt còi báo
động của tủ, tắt mạch cảnh báo, kích họat báo cộng toàn hệ thống...

e) Nguồn điện
Nguồn điện chính: Trung tâm báo cháy được cấp một một nguồn điện 120VAC
hoặc 220VAC lấy từ lưới điện thuơng mại, sử dụng một nhánh dây riêng cho hệ
thống báo cháy và các thành phần của nó.

Nguồn điện dự phòng: Thành phần này, thông thường là ắc quy khô chứa bên
trong trung tâm báo cháy hoặc nguồn điện khẩn cấp khác bao gồm máy phát điện,
được sử dụng để cung cấp điện cho hệ thống hoạt động khi nguồn điện chính bị
mất.
2. Trung tâm báo cháy địa chỉ (Addressable Tire Alarm Control Panel)

2.1. Mạch tín hiệu (SLC).


Trung tâm báo cháy địa chỉ sử dụng 1 hoặc nhiều mạch tín hiệu SLC (Signaling Line
Circuits), thường được gọi là loop.

Tuỳ thuộc vào giao thức (Protocol) được sử dụng, mạch SLC có thể giám sát hoặc điều
khiển hàng trăm thiết bị.

Một số giao thức cho phép lắp hỗn hợp đầu dò và các module vào/ra trên cùng một mạch
SLC, trong khi một số giao thức lại chỉ cho phép lắp tối đa 50% dung lượng cho đầu
báo/đầu dò và 50% cho module vào/ra.

Trung tâm báo cháy giám sát các thiết bị trên mạch SLC theo kiểu thăm dò (poll), mỗi lần
thăm dò một vài hoặc nhiều thiết bị tuỳ nhà sản xuất. Hệ thống báo cháy lớn có thể sử dụng
nhiều mạch SLC.

Mỗi một thiết bị lắp trên mạch SLC sở hữu một địa chỉ riêng, do đó trung tâm báo cháy biết
được tình trạng của từng thiết bị riêng lẻ kết nối với nó.

Khác với trung tâm báo cháy thường, trung tâm báo cháy địa chỉ cho phép đấu nối lẫn lộn
cả thiết bị khởi đầu (đầu vào) và thiết bị điều khiển (đầu ra) chung trên cùng một mạch tín
hiệu loop SLC.
Hình2.1: Hệ thống báo cháy địa chỉ
❖ Những thiết bị khởi đầu (đầu vào) thông thường trên mạch loop SLC gồm có:

• Đầu báo khói, đầu báo nhiệt


• Hộp báo cháy khẩn cấp
• Module giám sát kết nối với đầu báo và nút nhấn thường
• Module ngõ vào (Input Module) dùng để nhận tín hiệu của:
- Các đầu vào của hệ thống sprinkler như công tắc dòng chảy, van báo động,
thiết bị giám sát van, công tắc áp lực...
- Các tín hiệu trạng thái bơm chữa cháy
- Các tín hiệu phản hồi xác nhận một tác động gửi đi từ trung tâm báo cháy đã
được thực hiện. Ví dụ: một tín hiệu kích hoạt gửi từ hệ thống báo cháy tới hệ
thống quạt tạo áp, khi quạt chạy sẽ có một tín hiệu phản hồi lại xác nhận
quạt đã hoạt động.
- Các công tắc điều khiển khác.
- Các tín hiệu đầu vào khác của toà nhà

❖ Những thiết bị điều khiển (đầu ra) thông thường trên mạch SLC gồm có:

• Thiết bị cảnh báo (còi, đèn) địa chỉ


• Module điều khiển và giám sát mạch cảnh báo.
• Module relay dùng để:
- Điều khiển hệ thống thang máy về vị trí an toàn.
- Đóng/mở vách ngăn cháy
- Đóng/mở cửa thoát nạn
- Kích hoạt hệ thống xả khí chữa cháy
- Kích hoạt hệ thống thông báo
- Ngắt hệ thống điện
- Kích hoạt trung tâm báo cháy khác hoặc gửi thông tin.
Ngoài những thiết bị kể trên thì mạch cách ly (isolator) có thể được lắp xen kẽ với các thiết
bị trên mạch SLC dưới dạng Module cách ly hoặc tích hợp trên các đầu báo/ module để bảo
vệ mạch SLC khi bị chập mạch.
Tuỳ theo giao thức, cho phép mạch tín hiệu SLC có thể được đấu nối theo kiểu Class A
hoặc Class B hoặc cả hai.
2.2. Giao thức - Protocol
Giao thức truyền thông là ngôn ngữ, là cách thức để các thiết bị và trung tâm báo
cháy giao tiếp với nhau thông qua mạch tín hiệu SLC. Chỉ các thiết bị có cùng giao thức
với trung tâm báo cháy mới có thể kết nối với trung tâm báo cháy. Mỗi nhà sản xuất thường
đưa ra các giao thức riêng cho sản phẩm của mình để giữ độc quyền.
Các thiết bị thông thường (không địa chỉ) không thể lắp trực tiếp vào mạch SLC mà
phải được lắp gián tiếp thông qua các module như đ ã nêu ở phần trên.
❖ Giao thức truyền thông được sử dụng sẽ quyết định nhiều thông số hoạt động của trung
tâm báo cháy như:
• Chiều dài mạch tín hiệu loop SLC
• Loại dây sử dụng cho mạch tín hiệu loop SLC
• Tốc độ truyền thông tin trên mạch loop SLC
• Thời gian đáp ứng của mạch tín hiệu khi có báo động...

❖ Giao thức truyền thông chia làm 2 loại là giao thức không kỹ thuật số và
giao thức kỹ thuật số.

2.2.1. Giao thức không kỹ thuật số (Non-Digital Protocal).


Mỗi đầu báo khi nhận được yêu cầu từ trung tâm báo cháy sẽ trả lời bằng một tín
hiệu dưới dạng các xung sóng vuông.
Trung tâm sẽ đọc các sóng vuông này và đo chiều dài của các cạnh sóng vuông để
xác định giá trị (Hình 2.2.1a).
Sự giao thoa với các nguồn nhiễu bên ngoài có thể làm cạnh vuông của sóng trở
nên tròn lại (Hình 2.2.1b), điều này làm cho việc đọc thông tin của trung tâm trở
nên khó khăn, thiếu chính xác.

Hình 2.2.1a Hình 2.2.1b


• Như thế khả năng mạch tín hiệu SLC của giao thức không kỹ thuật số bị nhiễu là khá cao. Do
vậy hầu hết các nhà sản xuất sử dụng giao thức không kỹ thuật số sẽ đưa ra các yêu cầu đặc biệt
cho mạch tín hiệu SLC như là sử dụng dây loại xoắn hoặc cáp có lớp chống nhiễu để chống lại
vấn đề này.
• Với hệ thống sử dụng giao thức không kỹ thuật số, khi có một thiết bị báo động, một số tủ điều
khiển vẫn tiếp tục quá trình thăm dò theo trình tự cho đến khi nó gặp thiết bị có báo động, khi
đó tín hiệu báo động mới chính thức được phát ra.
Đối với hệ thống lớn với hàng trăm điểm (địa chỉ) thì có thể gây ra sự chậm trễ báo động của hệ
thống.
2.2.2. Giao thức kỹ thuật số (Digital Protocal)
Sử dụng giao thức kỹ thuật số, mỗi đầu báo khi nhận được yêu cầu từ trung tâm
báo cháy ẽ trả lời bằng một tín hiệu dưới dạng các chuỗi bit “1”. Khoảng cách
phân biệt giữa bit “1” và bit “0” là khá lớn, trên 24V. Tủ điều khiển tìm các chuỗi
của các bit “1” bằng cách tìm kiếm các mức điện áp hơn là đo chiều dài của xung.
(Hình 2.2.2a).
Ngay cả nếu như nguồn giao thoa làm tròn đầu của xung kỹ thuật số thì điện áp
vẫn hiện diện để tủ điều khiển xác định giá trị kỹ thuật số (Hình 2.2.2b).

Hình 2.2.2a Hình 2.2.2b

• Tủ điều khiển sử dụng giao thức kỹ thuật số có khả năng chống nhiễu cao,
thường không yêu cầu sử dụng cáp đặc biệt do sự giao thoa không gây nên
vấn đề gì cho tín hiệu.
Điều này giúp cho giảm chi phí hệ thống dây so với loại giao thức không kỹ
thuật số, đồng thời cho phép thay thế các hệ thống báo cháy thông thường cũ
bằng hệ thống báo cháy địa chỉ kỹ thuật số bằng cách sử dụng cáp tín hiệu
hiện có.

• Với hầu hết các hệ thống sử dụng giao thức kỹ thuật số, khi một đầu báo phát
hiện ra cháy, đầu báo này phát ra một yêu cầu làm ngắt chu trình thăm dò để
xử lý báo động ngay lập tức.
Hệ thống với hàng trăm điểm sẽ phản hồi các báo động trong khoảng thời
gian rất ngắn giống như đối với hệ thống nhỏ chỉ với rất ít điểm.
Hệ thống báo cháy địa chỉ Analog có thể sử dụng giao thức kỹ thuật số.
Để tránh nhầm lẫn chúng ta cần phân biệt giữa hệ thống báo cháy địa chỉ (không analoge) với
hệ thống báo cháy analog như sau:

• Với hệ thống báo cháy địa chỉ (không analog), khi đầu báo phát hiện cháy nó sẽ
phát tín hiệu cháy về trung tâm điều khiển để báo động. Như vậy trạng
thái/ngưỡng báo động được xác định bởi các đầu báo.

• Còn với hệ thống báo cháy analog các đầu dò gửi giá trị thông tin về trung tâm
báo cháy tương ứng với lượng khói hoặc nhiệt mà các đầu dò cảm nhận được theo
những giá trị bất kỳ liên tục (giá trị analog). Trung tâm điều khiển dựa trên các
thông tin này để xử lý, quyết định báo động hay không.

Như vậy trong hệ thống báo cháy analog, vai trò của đầu dò là phát hiện và truyền
thông tin còn thông tin đó có đư ợc chuyển thành trạng thái báo động hay không
thì phụ thuộc vào việc thiết lập thông số trên trung tâm điều khiển. Chính vì vậy
các thiết bị phát hiện cháy ở hệ thống analog được gọi là đầu dò (sensor) chứ
không gọi là đầu báo (detector).

Trung tâm báo cháy địa chỉ analog có một số tính năng nâng cao mà một số hệ thống địa chỉ
không có:
- Bù trôi / Cảnh báo bảo trì
- Độ nhạy của đầu dò có thể điều chỉnh được.
- Điều chỉnh độ nhạy của đầu dò theo Ngày/Đêm.

❖ Bù trôi - Drift Compensation:


Bù trôi là quá trình trong đó trung tâm điều khiển địa chỉ analog tự động điều chỉnh
ngưỡng báo động của đầu dò analog để bù lại sự thay đổi gây ra do các chất gây ô
nhiễm như bụi, bẩn.

Điều này đảm bảo cho đầu báo được duy trì ở mức độ nhạy phù hợp, giúp chống lại
hiện tượng báo giả gây nên khi các đầu báo bị bụi bẩn.
❖ Cảnh báo bảo trì - Maintenance Alert:
Sự bù trôi xảy ra cho đến khi nó đến gần một điểm mà ở đó không thể bù được nữa và
vẫn trong phạm vi yêu cầu của tiêu chuẩn. Điểm này gọi là “Cảnh báo bảo trì -
Maintenance Alert”

Một vài hệ thống xử lý tình trạng “Cảnh báo bảo trì” như là một sự cố, trong khi các lệ
thống khác chỉ đánh dấu tình trạng bằng cờ và tiếp tục hoạt động bình thường.

Một đầu báo ở trong tình trạng “cảnh báo bảo trì” rốt cuộc sẽ rơi vào “sự cố hiệu chuẩn” nếu
không được bảo dưỡng. Một đầu báo ở trong “sự cố hiệu chuẩn” sẽ hoạt động không chính xác
và yêu cầu phải được bảo dưỡng ngay lập tức.

❖ Điều chỉnh độ nhạy của đầu dò - Adjustable Sensitivity


Để cho phép đầu dò thay đổi hoạt động theo điều kiện môi trường hoặc để phát hiện
cháy nhanh hơn, hệ thống analog thường cho phép thay đổi độ nhạy của đầu dò trong
giới hạn dung sai cho phép của tiêu chuẩn.
Điều này thường làm cho hệ thống trở nên thân thiện với người sử dụng bởi đưa ra
được các lựa chọn cài đặt ở các mức cao - trung bình - thấp.

❖ Điều chỉnh độ nhạy Ngày/Đêm - Adjustable (Day/Night) Sensitivity


Bằng cách thay đổi độ nhạy các đầu dò, chúng ta đang định hướng cho tủ điều khiển
điều chỉnh ngưỡng báo động (giá trị analog) của nó lên hoặc xuống cho phù hợp.
Một số hệ thống cho phép điều chỉnh độ nhạy này diễn ra một cách tự động theo lịch
trình Ngày/Đêm.

2.4. Nối mạng - Networking


Các trung tâm báo cháy địa chỉ cho phép kết nối từ một vài cho đến hàng chục trung tâm với
nhau. Đầu vào của trung tâm báo cháy này có thể kích hoạt đầu ra của trung tâm báo cháy khác
trên mạng. Các trung tâm báo cháy có thể hiển thị thông tin hoặc điều khiển lẫn nhau. Điều này
làm tăng khả năng mở rộng và giám sát hệ thống.
Mạng cũng là một cách hiệu quả tránh nguy cơ bị tê liệt toàn hệ thống, nếu như chỉ sử dụng một
trung tâm báo cháy duy nhất, khi có sự cố hoặc yêu cầu bảo trì.
Hệ thống báo cháy cũng có thể nối mạng với hệ thống quản lý toà nhà (BMS)
thông qua giao thức phổ biến là BACnet hoặc MODbus.
Một số ít trung tâm báo cháy cho phép kết nối mạng Ethernet để truyền thông tin và thiết lập từ
xa. năng điều khiển (Cause and Effect)

Trung tâm báo cháy địa chỉ cho phép thiết lập một số lượng lớn các lệnh điều
khiển giữa các đầu vào và đầu ra một các mềm dẻo, linh hoạt.

Các nguyên nhân (Cause) được đưa vào từ các thiết bị khởi đầu lắp trên mạch SLC hoặc từ các
mạch đầu vào (input) của tủ điều khiển.
Các tác động (Effect) được đưa ra các thiết bị điều khiển lắp trên mạch SLC hoặc các mạch đầu
ra (output) của tủ điều khiển.
Có thể lựa chọn một hoặc một nhóm thiết bị đầu vào điều khiển một hoặc nhiều thiết bị đầu ra
theo những điều kiện khác nhau. Việc điều khiển không chỉ thực hiện giữa các thiết bị trên
cùng một mạch loop SLC mà một số trung tâm điều khiển cho phép thực hiện điều khiển giữa
các thiết bị của các mạch loop khác nhau của cùng một tủ hoặc khác tủ trong mạng.
4. Những điều cần lưu ý trong thi công lắp đặt
a) Lắp ống bảo vệ dây và dây tín hiệu:
- Đối với công việc đi ống bảo vệ dây tín hiệu phải tuân thủ công tác lắp đặt kẹp ống theo
tiêu chuẩn lắp đặt tránh hiện tượng rơi ống trong quá trình vận hành gây chập, đứt dây tín
hiệu.
- Sử dụng ống bảo vệ dây là ống cứng hoặc ống đàn hồi phải là loại Ống chống cháy phải
chịu được sự tác động của nhiệt trong thời gian ít nhất 30 phút hoặc sử dụng ống GI.
- Lắp đặt, đi dây tín hiệu tuyệt đối không được đi cùng dây điện động lực (gây ra xung
nhiễu hệ thống).
b) Lắp đặt đầu báo:
- Không lên tháo lắp chụp bảo vệ đầu báo đang trong quá trình thi công lắp đặt (gây ra hiện
tượng báo cháy giả)
- Lắp kênh hoặc vặn chưa hết khóa đầu báo (gây ra hiện tượng không nhận thiết bị, chập
chờn).
- Đấu nối dây vào chân đế sai chân, sai cực, chập dây (gây ra hiện tượng không nhận thiết
bị, chập chờn)
c) Lắp điện trở cuối tuyến:
- Tuyệt đối không lắp điện trở của các Zone tại đầu các Zone (không giám sát được hệ
thống trên Zone)

d) Lắp đặt các Module:


- Tránh trường hợp đấu nhầm điện áp vào tín hiệu Loop hoặc Zone (gây hiện tượng chập
cháy hư hỏng thiết bị).
- Cắt điện trước khi đấu nối hệ thống.
E) Lắp đặt tủ trung tâm:
- Kiểm tra thông mạch tất cả các Loop, các Zone, các Module, các thiết bị ngoại vi trước
khi dấu nối vào tủ trung tâm báo cháy.
- Đo kiểm dòng, điện áp của bình ắc quy, lưới điện tránh hiện tượng điện áp của bình ắc
quy bị kiệt gây ra cháy nổ bộ nguồn nạp trong tủ trung tâm.
- Đảm an toàn trước khi đóng điện cho tủ trung tâm báo cháy.

You might also like