You are on page 1of 42

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHÁY, NỔ

PHẦN 1
Bản chất của sự cháy
1.1. Nhận thức chung về sự cháy, nổ
1.1.1. Khái niệm cháy, nổ
a. Khái niệm sự cháy
Cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng
Các dấu hiệu của sự cháy
+ Có phản ứng hoá học
+ Có toả nhiệt
+ Có phát sáng
b. Khái niệm về quá trình cháy
Quá trình cháy là quá trình biến đổi lý hoá toả nhiệt phức tạp của hỗn hợp chất cháy
và chất ô xy hoá thành sản phẩm cháy
- Quá trình lý học là quá trình tạo ra sự tiếp xúc giữa các phần tử cc với ô xy.
- Quá trình hoá học là quá trình biến đổi chất cháy thành các sản phẩm trung gian
của quá trình cháy và sự tương tác giữa chúng với ô xy tạo ra sản phẩm cháy.
c. Khái niệm về nổ
Nổ là sự biến đổi lý học hoặc hoá học kèm theo sự sự chuyển hoá năng lượng của vật chất
thành công để phá vỡ môi trường
-Nổ lý học: là sự biến đổi nhanh về mặt lý học kèm theo sự chuyển hoá thế năng thành
động năng
-Nổ hoá học: là sự biến đổi cực nhanh về mặt hoá học kèm theo sự chuyển hoá năng
lượng dự trữ hoá học thành nhiệt năng và công.
1.1.2. Những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy
a. Các yếu tố của sự cháy
Sự cháy muốn xảy ra được cần phải có dủ 3 yếu tố là chất cháy, chất ô xy hoá và nguồn
nhiệt
1.Chất cháy:
Là nhưng chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với ô xy trong không khí
Phân loại chất cháy
- Phân loại theo trạng thái tồn tại
+ Chất cháy rắn. Thành phần cấu tạo của chất cháy rắn chủ yếu là: C, H, O, N,S…Tuỳ thộc
vào thành phần cấu tạo của các chất khác nhau mà chúng có nhiệt độ bắt cháy khác nhau
và quá trình cháy diễn ra cũng khác nhau.
+ Chất cháy lỏng: là các chất ở trạng thái lỏng như: xăng, dầu,rượu…
+ Chất cháy khí: là các chất cháy tồn tại ở dạng khí như: Hyđro, mêtan, êtan…
- Phân loại theo khả năng cháy
Theo khả năng cháy các chất có thể phân chia thành:
+ Chất không cháy: là các chất không có khả năg cháy khi bị đốt nóng tới nhiệt
độ 900 độ C; K nhỏ hơn hoặc bằng 0
+ Chất khó cháy: là nhưng chất có khả năng cháy ở nhiệt độ cao; K lớn hơn 0
và nhỏ hơn 2
+ Chất dễ cháy : là các chất có khả năng bắt cháy ở điều kiện bình thường của
môi trường; K lớn hơn hoặc bằng 2
- Để đánh giá khả năng cháy của các chât người ta sử dụng công thức thực
nghiệm Êlây
K= 4C + 4S + 1H – 2O - 2CL – 3P – 5Br
Trong đó : C, S, H, O, CL, P, Br là số nguyên tử của các nguyên tố tương ứng
có trong một phân tử chất cháy.
2. Chất ôxy hoá
Là những chất tham gia vào phản ứng hoá học với chất cháy để tạo ra phản ứng cháy.
Trong thực tế các đám cháy xảy ra trong môi trường không khí nên chất ôxy hoá là
ôxy trong không khí
Tuy nitơ không tham gia phản ứng cháy nhưng nó cùng với ôxy vào vùng cháy nên có
ảnh hưởng tới quá trình cháy do đó khi viết phương trình phản ứng cháy trong không
khí phải lưu ý tới nó.
3. Nguồn nhiệt
là nguồn cung cấp năng lượng nhiệt ban đầu cho phản ứng cháy.
Nguồn nhiệt có thể là ngọn lửa; tia lửa điện; tia lửa do ma sát, va đập giữa các vật
rắn; nhiệt của các phản ứng hoá học; các vật có nhiệt độ cao.
b. Điều kiện cần thiết cho sự cháy
- Chất cháy , chất ôxy hoá , nguồn nhiệt phải tiếp xúc trực tiếp
- Nguồn nhiệt phải đủ lớn (nhiệt độ của nguồn, công suất của nguồn)
- Thời gian tiếp xúc giữa nguồn với hỗn hợp phải lớn hơn thời gian cảm ứng của nó.
- Nồng độ của chất cháy phải nằm trong giới hạn nồng độ bắt cháy
- Nồng độ của ôxy phải lớn hơn giới hạn duy trì sự cháy
c. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố của sự cháy:
Đề ra các biện pháp phòng cháy chữa cháy phù hợp. Muốn loại trừ sự cháy ta chỉ cần
loại bỏ một trong ba yếu tố hoặc các điều kiện càn thiết của sự cháy.
1.1.3. Hỗn hợp cháy, chế độ cháy và cơ chế cháy ở đám cháy
a. Hỗn hợp cháy
Là hỗn hợp của các phần tử chất cháy với chất ô xy hoá
b. Chế độ cháy ở đám cháy
- Khi đám cháy mới bắt đầu bén cháy, vùng cháy còn rất nhỏ quá trình cháy sẽ diễn ra
theo chế độ cháy tầng
- Khi vùng cháy lớn quá trình trao đổi khí ở đám cháy diễn ra mãnh liệt quá trình cháy
sẽ chuyển sang chế độ cháy rối
- Chế độ cháy tĩnh: vùng cháy không dịch chuyển và luôn ở một vị trí
- Chế độ cháy động: vùng cháy chuyển động
c. Cơ chế cháy ở đám cháy
+ Cháy đồng thể
+ Cháy dị thể
1.2. Các thông số của sự cháy
1.2.1. Nhiệt lượng cháy
a. Khái niệm
Nhiệt lượng cháy là lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối
lượng hay thể tích chất cháy
Ký hiệu: Qc ; đơn vị kj/kg , kj/mol, kj/m3
b. Nhiệt lượng cháy cao,
Là nhiệt lượng toả ra khi cháy hoàn toàn một đơn vị chất cháy , mà nước trong sản
phẩm cháy ở trạng thái lỏng
c. Nhiệt lượng cháy thấp,
Là nhiệt lượng toả ra khi cháy hết hoàn toàn một đơn vị chất cháy , mà nước trong
sản phẩm cháy ở trạng thái hơi.
1.2.2. Thể tích kk cần thiết cho sự cháy
Là thể tích kk tối thiểu cần thiết để đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng hay
một đơn vị thể tích chất cháy và được tính theo phương trình phản ứng cháy gọi là
lượng không khí cần thiết lý thuyết.
1.2.3. Thể tích và thành phần của sản phẩm cháy
a. Khái niệm
- Là thể tích sản phẩm cháy sinh ra khi cháy hết hoàn toàn một đơn vị khối lượng hay
một đơn vị thể tích chất cháy và được tính theo phương trình phản ứng cháy.
- Sản phẩm cháy hoàn toàn: là sản phẩm cháy được tạo thành ở điều kiện cháy có đủ
ôxy, Sản phẩm cháy hòan toàn là những chất không có khả năng cháy tiếp được nữa ở
điều kiện đám cháy bình thường.
- Sản phẩm cháy không hoàn toàn: là sản phẩm cháy tạo thành khi cháy trong điều kiện
không đủ ôxy, sản phẩm cháy không hoàn toàn còn có những chất còn khả năng tiếp
tục tham gia phản ứng cháy.
- Thành phần của sản phẩm cháy, tuỳ vào thành phần cấu tạo của chất cháy:
; ; ; ; ; ; ; ; …
1.3. Các hiện tượng cháy
1.3.1. Tự bốc cháy
a. Khái niệm
Tự bốc cháy là hiện tượng khi nung nóng chất cháy đến một giá trị nhiệt độ
nhất định thì trên bề mặt chất cháy tự xuất hiện sự cháy, mà không có ngọn lửa
tác động trực tiếp vào bề mặt chất cháy.
Giá trị nhiệt độ của chất cháy khi xuất hiện sự cháy trên bề mặt chất cháy được
gọi là nhiệt độ tự bắt cháy.
b. Định nghĩa nhiệt độ tự bắt cháy
- Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ nhỏ nhất của hỗn hợp cháy, tại nhiệt độ đó
nhiệt lượng do phản ứng trong hỗn hợp sinh ra có khả năng tự nung nóng làm
xuất hiện sự cháy.
- Theo các chuyên gia PCCC thì: Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ nhỏ nhất của
hỗn hợp cháy, tại nhiệt độ đó trong hỗn hợp xảy ra sự gia tăng đột ngột tốc độ
của các phản ứng sinh nhiệt, kết quả dẫn đến xuất hiện sự cháy trên bề mặt cc.
1.3.2. Tự cháy
a. Khái niệm
- Sự tự nung nóng của hỗn hợp cháy có thể chuyển thành sự cháy, nếu nhiệt độ ở quá trình
nung nóng đạt tới giá trị nhiệt độ tự bốc cháy. Ở nhiệt độ này quá trình sinh nhiệt trong hỗn
hợp sẽ gia tăng đột ngột và sự tự nung nóng được kết thúc bằng sự tự cháy.
- Nhiệt độ trung bình của môi trường khoảng 293K đến 323K
- Dựa vào nhiệt độ tự bốc cháy của các chất cháy, ta có thể phân chia chúng thành hai nhóm:
- Nhóm 1 gồm các chất cháy có nhiệt độ tự bốc cháy thấp hơn 293K;
- Nhóm 2 gồm các chất cháy có nhiệt độ tự bốc cháy cao hơn 323K.
- Ta thấy các chất thuộc nhóm 2 chỉ có thể tự bốc cháy khi được nung nóng nhờ sự tác động
từ nguồn nhiệt bên ngoài để nhiệt độ của chất cháy tăng đến nhiệt độ tự bôc cháy;
Còn nhóm thứ 1, chúng có khả năng tự bốc cháy khi nó được đặt trong môi trường tự nhiên.
- Vậy quá trình tự bốc cháy trong môi trường tự nhiên của các chất cháy (nhóm chất cháy thứ
2) được gọi là tự cháy.
b. Định nghĩa
Tự cháy là quá trình tự nung nóng và bốc cháy của các chất cháy ở điều kiện nhiệt độ môi
trường tự nhiên không cần phải có sự tác động của nguồn gây cháy.
1.3.3. Cháy cưỡng bức
Sơ đồ quá trình cháy cưỡng bức
Nguồn nhiệt

Chất cháy
rắn lỏng khí

khí hơi hơi

hỗn hợp cháy

Ôxy hoá

cháy

Môi trường toả nhiệt,


sản phẩm cháy
- Cháy cưỡng bức là quá trình cháy diễn ra khi chất cháy bị tác động của nguồn nhiệt
gây cháy.

PHẦN 2
Quá trình cháy các chất
2.1. Quá trình cháy chất khí
2.1.1. Sự bắt cháy và lan truyền ngọn lửa theo hỗn hợp hơi-khí cháy với không khí
Có 2 thuyết để giải thích sự lan truyền của ngọn lửa
- Thuyết khuếch tán: Sự dịch chuyển của vùng phản ứng cháy là do sự khuếch tán của
các phần tử hoạt động (các nguyên tử tự do hoặc các gốc tự do) vào vùng hỗn hợp hơi,
khí cháy với không khí phía trước mặt lửa và tạo ra các phản ứng cháy. Quá trình này
lặp đi lặp lại liên tục làm cho ngọn lửa lan về phía trước.
- Thuyết nhiệt: nhiệt từ vùng phản ứng cháy, nung nóng phần hỗn hợp hơi, khí cháy với
không khí liền kề vùng phản ứng cháy đến khi nhiệt độ của vùng hỗn hợp này đạt tới
giá trị nhiệt độ tự bốc cháy, thì vùng hỗn hợp này sẽ bắt cháy. Quá trình này lặp đi lặp
lại liên tục làm cho ngọn lửa lan truyền về phía trước.
2.1.2. Giới hạn nồng độ bắt cháy của hỗn hợp hơi-khí cháy với không khí
- Sự bắt cháy và lan truyền ngọn lửa chỉ xảy ra khi hỗn hợp hơi, khí cháy với không
khí có một tỷ lệ nhất định.
- Khả năng bắt cháy và tốc độ lan truyền ngọn lửa đạt giá trị cao nhất khi tỷ lệ của hỗn
hợp đạt giá trị hợp thức
- Khi tăng hoặc giảm tỷ lệ thành phần hỗn hợp so với tỷ lệ hợp thì tốc độ cháy đều
giảm. Nếu tỷ lệ hỗn hợp lớn hơn giá trị nhất định theo hướng giầu lên hoặc nhỏ hơn
giá trị nhất định theo hướng nghèo đi thì quá trình cháy không thể xảy ra. Các giá trị
này được gọi là giới hạn nồng độ bắt cháy của hỗn hợp.
- Giới hạn nồng độ bắt cháy thấp: là giá trị nồng độ thấp nhất của hơi hay khí cháy
trong hỗn hợp cháy, mà khi có nguồn gây cháy tác động thì hỗn hợp sẽ bắt cháy và
cháy cháy ổn định sau khi loại bỏ nguồn gây cháy. Thấp hơn giá trị nồng độ này thì
quá trình cháy không thể duy trì được.
- Giới hạn nồng độ bắt cháy cao: là giá trị nồng độ cao nhất của hơi hay khí cháy
trong hỗn hợp cháy, mà khi có sự tác động của nguồn gây cháy hỗn hợp sẽ bắt cháy
và cháy ổn định sau khi đã loại bỏ nguồn gây cháy. Cao hơn giá trị nồng độ này thì
quá trình cháy không thể duy trì được.
2.2. Quá trình cháy chất cháy lỏng
2.2.1. Nhiệt độ bùng cháy và nhiệt độ bắt cháy của chất cháy lỏng
- Chất cháy có khả năng bốc hơi ở mọi nhiệt độ, trên bề mặt chất lỏng luôn tồn tại hơi bão hoà
- Không phải lúc nào hỗn hợp hơi bão hoà đó cũng có thể bùng cháy khi có nguồn gây cháy
- Hỗn hợp hơi bão hoà chỉ bốc cháy khi nồng độ hơi nằm trong giới hạn nồng độ bắt cháy
- Khi nhiệt độ tăng thì nồng độ hơi bão hoà trên bề mặt chất lỏng tăng
- Tốc độ bốc hơi phụ thuộc bởi nhiệt độ của chất lỏng
- Ở giá trị nhiệt độ nhất định của chất lỏng trên bề mặt chất lỏng tạo nên nông độ hơi bão hoà,
mà khi ta đưa nguồn gây cháy vào hỗn hợp hơi bùng cháy trong khoảnh khắc rồi tắt, giá trị
nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ bùng cháy của chất cháy lỏng.
- Định nghĩa: Nhiệt độ bùng cháy là giá trị nhiệt độ thấp nhất của chất lỏng, ở nhiệt độ đó trên
bề mặt chất lỏng tạo thành hỗn hợp hơi bão hoà có khả năng bùng cháy do tác động của
nguồn gây cháy nhưng tốc độ tạo thành hỗn hợp hơi chưa đủ cho sự cháy ổn định
- Sở dĩ tại giá trị nhiệt độ bùng cháy của chất cháy lỏng, hỗn hợp hơi chỉ bùng cháy lên rồi vụt
tắt bởi vì ở giá trị nhiệt độ này tốc độ bốc hơi của chất lỏng chậm hơn nhiều so với tốc độ
phản ứng cháy và nhiệt lượng các phản ứng cháy sinh ra không đủ đốt nóng chất cháy lỏng
đến nhiệt độ bắt cháy nên khi sự cháy xảy ra lượng hơi chất lỏng bay vào vào vùng cháy
không đủ duy trì sự cháy ổn định
2.2.3. Sự bắt cháy và cháy chất cháy lỏng
- Trên bề mặt chất lỏng ở mọi điều kiện nhiệt độ luôn tồn tại hỗn hợp hơi bão hoà
- Khi nhiệt độ của chất lỏng nằm trong giới hạn nhiệt độ bắt cháy thì hỗn hợp hơi
bão hoà sẽ bắt cháy và cháy ổn định nếu có sự tác động của nguồn gây cháy
- Sự lan truyền của ngọn lửa trên bề mặt chất lỏng là do kết quả của quá trình bức
xạ và đối lưu nhiệt từ bề mặt ngọn lửa tới phần bề mặt chất cháy lỏng liền kề với
vùng cháy
- Trong quá trình trao đổi nhiệt gữa ngọn lửa và bề mặt chất cháy lỏng thì bức xạ
nhiệt là chủ yếu.
- Đối với chất cháy lỏng tinh khiết quá trình cháy sẽ diễn ra liên tục, ngọn lửa hầu
như không thay đổi
- Đối chất lỏng có lẫn thành phần không cháy hoặc khó cháy thì ban đầu quá trình
cháy diễn ra mạnh và tương đối ổn định sau đó giảm dần và tắt
- Đối với hỗn hợp các chất lỏng cháy quá trình cháy diễn ra phức tạp hơn, ban đầu
cháy các phần tử nhẹ dễ bốc hơi, dễ cháy, các thành phần nặng hơn,khó bố hơi
chìm xuống và cháy sau
2.2.4. Vận tốc cháy của chất cháy lỏng
a. Vận tốc cháy khối lượng:
là khối lượng chất cháy lỏng cháy hết trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện
tích đám cháy, kg/s.m2
Vận tốc cháy khối lượng được sử dụng để xác định nhiệt lượng của đám cháy, thời
gian cháy
b. Vận tốc cháy sâu (vận tốc cháy pháp tuyến):
là khoảng cách mà mức chất lỏng dịch chuyển theo thành thiết bị chứa trong một đơn
vị thời gian, mm/s
Vận tốc cháy sâu được sử dụng để xác định thời gian xôi tràn và bắn tung chất cháy
lỏng ở các bể chứa, và tính thời gian cháy của chất cháy lỏng trong bể chứa.
c. Hiện tượng sôi trào: là do chất cháy lỏng có ngậm nước và khi nhiệt độ của chất
cháy lỏng vượt quá 100o C, làm cho các hạt nước hoá hơi dẫn tới tăng thể tích chất
lỏng trong bể nên sẽ bị trào ra ngoài bể chứa.
d. Hiện tượng bắn tung chất cháy lỏng ra ngoài: là do khi cháy lớp chất cháy lỏng
đồng nhiệt chạm đến lớp đệm nước phía dưới làm toàn bộ lượng nước hoá hơi tạo áp
suất lớn đẩy toàn bộ khối chất lỏng ra ngoài bể chứa.
2.3. Quá trình cháy chất cháy rắn
2.3.1. Sự bắt cháy và cháy chất cháy rắn
- Sự cháy các chất cháy lỏng chủ yếu là cháy theo cơ chế cháy đồng thể, còn đối chất
cháy rắn, thì tuỳ vào cấu trúc và đặc điểm của chúng có thể cháy đồng thể hoặc dị thể.
- Khi có sự tác động của nguồn nhiệt vào một điểm của chất cháy rắn, nó bị nung nóng,
tách nước và sau đó bị phân huỷ nhiệt. Đại đa số chất cháy răn đều bị phân huỷ nhiệt ở
250 độ C
- Sản phẩm huỷ nhiệt của chất cháy rắn là các chất bốc như: , , … các chất này
hỗn hợp với kk tạo thành hỗn hợp cháy
- Một số chất cháy rắn khi bị nung nóng không phân huỷ nhiệt ngay mà nó nóng chảy
rồi mới bốc hơi để tạo thành hỗn hợp cháy
- Nếu nồng độ của hỗn hợp nằm trong GHNĐBC, dưới tác động của nguồn nhiệt hỗn
hợp sẽ bốc cháy thành ngọn lửa.
- Chính ngọn lửa nhỏ ban đầu này lại trở thành nguồn cung cấp năng lượng đốt nóng
phần chất rắn liền kề để tạo nên điều kiện ngọn lửa phát triển lớn hơn, quá trình này cứ
tiếp diễn như vậy cho đến khi cháy hết chất bốc
- Sau khi cháy hết chất bốc, cạn cacbon tạo ra lớp than có độ dày chừng 5-10mm, lớp
than sẽ ngăn cản quá trình phân huỷ nhiệt của lớp chất rắn bên dưới, quá trình cháy
đồng thể kết thúc và bắt đầu quá trình cháy dị thể lớp than.
- Như vậy quá trình cháy chất rắn bao gồm giai đoạn nung nóng, xấy, phân huỷ,
hoá khi, bốc hơi, bốc cháy hỗn hợp hơi, khí cháy với kk và cháy cặn cacbon rắn.
2.3.2. Vận tốc cháy của chất cháy rắn
a. Vận tốc cháy khối lượng tuyệt đối,Vm, kg/s
Vận tốc cháy khối lượng là khối lượng chất rắn cháy hết trong một dơn vị thời
gian
b. Vận tôc cháy khối lượng riêng, kg/m2s
Vận tốc cháy khối lượng tuyệt đối là khối lượng chất cháy cháy hết trong một
đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích bề mặt cháy.
c. Vận tốc cháy khối lượng quy đổi,V’m, kg/sm2
Vận tốc cháy khối lượng quy đổi là khối lượng chất rắn cháy hết trong một đơn
vị thời gian trên một dơn vị diện tích đám cháy.
d. Vận tốc cháy lan, m/s
Vận tốc cháy lan là tốc độ dịch chuyển của mặt lửa trên bề mặt chất cháy.
Hay: VTCL là khoảng cách mà ngọn lửa dịch chuyển trên bề mặt chất cháy
trong một đơn vị thời gian.
* vận tốc cháy chất rắn không phải là hằng số, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
2.3.3. Sự cháy của bụi
a. Khái niệm bụi: bụi là tập hợp các loại hạt có kích thước lớn, nhỏ khác nhau,
tồn tai lâu trong không khí dưới dạng:
Bụi bay (khi bụi lơ lửng trong không khí gọi là aerosol)
Bụi lắng (khi bụi đọng lại trên bề mặt vật thể, gọi là aerogen)
Các hệ khí dung nhiều pha: hơi, khói, mù.
- Trong điều kiện môi trường bụi lắng và bay có thể chuyển đổi cho nhau.
b. Phân loại bụi
Bụi được phân chia thành hai loại: bụi nguy hiểm nổ và bụi nguy hiểm cháy
- Loại nguy hiểm nổ được chia thành 2 loại
+ Nguy hiểm nổ loại 1: khi GHNĐBCT<0,015 g/m3
+ Nguy hiểm nổ loại 2: khi GHNĐBCT từ 0,015 đến 0,065 g/m3.
- Loại nguy hiểm cháy được chia thành 2 loại
+ Nguy hiểm cháy loại 1: khi nhiệt độ tự bốc cháy từ 523K trở xuống
+ Nguy hiểm cháy loại 2: khi nhiệt độ tự bốc cháy trên 523K.
c. Sự cháy của bụi
- Đối với bụi bay:
Các hạt bụi rất nhỏ nhưng hệ số bề mặt tiếp xúc lại rất lớn, nếu hỗn hợp bụi với không
khí có nồng độ lớn hơn nồng độ bắt cháy thấp, khi có nguồn nhiệt tác động các hạt bụi
bị nung nóng rất nhanh và phân huỷ nhiệt sinh ra các sản phẩm cháy trung gian tạo
thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, do ở điều kiện nhiệt độ cao hỗn hợp sẽ lập tức bốc cháy
và năng lượng nhiệt do ngọn lửa mới sinh ra lại tiếp tục đốt nóng các phần bụi liền kề
để tạo ra vùng cháy rộng hơn, quá trình này cứ tiếp diễn cho đến khi ngọn lửa bao trùm
toàn bộ thể tích hỗn hợp bụi. Tốc độ lan truyền của ngọn lửa trong hỗn hợp bụi bay rất
lớn nên gây ra hiện tượng nổ hỗn hợp bụi bay.
- Đối với bụi lắng:
mặc dù lắng đọng trên bề mặt các vật rắn, nhưng bụi vẫn là các hạt có kích thước nhỏ
và được bao quanh bởi một lớp không khí, cho nên khi có sự tác động của nguồn nhiệt
vào một điểm, các hạt bụi sẽ nhanh chóng bị đốt nóng, phân huỷ nhiệt và bắt cháy và
quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho tới khi lan truyền ra toàn bộ diện tích bề mặt có bụi.
Nếu vì một lý do nào đó làm cho bụi lắng chuyển sang dạng bụi bay sẽ dễ dàng gây ra
hiện tượng nổ hỗn hợp bụi.
PHẦN 3
Các cơ chế lý hoá dập tắt đám cháy
3.1. Khái niệm đám cháy
*Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5303-1990: Đám cháy là sự cháy ngoài sự kiểm soát của
con người và gây ra thiệt hại về người và tài sản.
*Theo luật PCCC 2014: Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát
được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
*Theo các chuyên gia PCCC:
Đám cháy là quá trình cháy xuất hiện ngẫu nhiên hay ác ý, mà nó tiếp tục cháy và
phát triển cho đến khi cháy hết chất cháy hoặc xuất hiện các điều kiện dẫn đến tự tắt,
hay áp dụng các biện pháp tích cực nhằm khống chế và dập tắt nó.
Từ khái niệm trên ta có thể rút ra 3 kết luận:
+ Quá trình cháy là quá trình chính ở đám cháy;
+ Do đám cháy xuất hiện ngẫu nhiên hoặc ác ý nên không có biện pháp phòng ngừa
nào có thể đảm bảo loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra cháy ở các cơ sở;
+ Để hạn chế mức độ nguy hiểm về cháy và thiệt hại do cháy gây ra phải áp dụng một
cách tối đa các biện pháp phòng ngừa, có các biện pháp tích cực để khống chế, dập tắt
đám cháy và khi nó xaỷ ra.
Từ các kết luận trên ta có thể đưa ra 3 bài học sau:
- Để giảm mức rủi ro về cháy, bất kì cơ sở nào cũng phải áp dụng một cách tối đa
các biện pháp phòng ngừa;
- Phải có các giải pháp về kiến trúc xây dựng, công nghệ nhằm giảm cường độ
phát triển của đám cháy, có khả năng khống chế vùng cháy, vùng khói khi cháy
xảy ra;
- Phải có các giải pháp kĩ thuật và biện pháp tổ chức nhằm khống chế, dập tắt
đám cháy trong khoảng thời gian ngắn nhất.
3.2. Các cơ chế lý hoá dập cháy
a. Dập tắt đám cháy là thực hiện các quá trình lý hoá
CC
Chúng ta biết yếu cần và điều kiện của quá trình cháy là:
+ Yếu tố của sự cháy:
* chất cháy; chất ôxy hoá và nguồn nhiệt;
NN O2
+ Điều kiện của sự cháy:
* Nồng độ chất cháy và chất ôxy hoá phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc
cháy của chúng
* Nguồn nhiệt phải đủ lớn
* Phải tiếp xúc trực tiếp với nhau và thời gian tiếp xúc phải lớn hơn thời
gian cảm ứng của môi trường
- Từ các tam giác cháy ta thấy để làm ngừng quá trình cháy ta chỉ cần:
* Cắt bỏ một trong ba đỉnh của tam giác cháy
* Làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
* Làm mất khả năng hoạt hoá của các tâm hoạt động của phản ứng cháy
- Như vậy dập tắt đám cháy chính là thực hiện các quá trình lý học hoặc hoá
tác động vào quá trình cháy làm gán đoạn các phản ứng cháy.
b. Thuyết nhiệt tắt dần của ngọn lửa
Phá vỡ mối cân bằng nhiệt để làm cho nhiệt độ ở vùng phản ứng cháy giảm
xuống thấp hơn giá trị nhiệt độ tắt dần của ngọn lửa thì quá trình cháy sẽ tắt.
c. Các cơ chế lý - hoá dập cháy
- Giảm cường độ sinh nhiệt của vùng phản ứng cháy
- Giảm áp suất vùng phản ứng cháy.
+ Giới hạn áp suất của các hỗn hợp cháy là 0,1 at
+ Để dập tắt sự cháy khuếch tán chỉ cần giảm áp suất vùng cháy đến 0,4-0,5 at
- Thay đổi nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
+ Giảm một trong hai thành phần tham gia phản ứng cháy
+ Giảm nồng độ các thành phần bằng cách đưa vào vùng cháy các khí không cháy
- Kìm hãm hoá học các phản ứng cháy
- Tăng cường độ thoát nhiệt từ vùng phản ứng cháy
- Tăng hệ số độ đen của vùng phản ứng cháy
- Tăng hệ số dẫn nhiệt của vùng phản ứng cháy
+ Đưa vào vùng cháy các chất có bề mặt tiếp xúc lơn và nhiệt dung riêng cao
+ Đưa vào vùng cháy các chất có khả năng dẫn nhiệt cao
+ Đưa vào vùng cháy và môi trường xung quanh các chất có nhiệt chuyển pha cao
- Giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh
+ Đưa vào vùng cháy và môi trường xung quanh các chất có nhiệt chuyển pha
cao
+ Đột ngột cách ly ngọn lửa bằng biện pháp cơ học
c. Sự phụ thuộc của cơ chế dập cháy bởi chế độ cháy và trạng thái chất cháy
Cơ chế dập cháy phụ thuộc chủ yếu bởi dạng, trạng thái chất cháy và cơ chế
cháy cũng như điều kiện môi trường
- Không thể sử dụng cơ chế làm lạnh để dập tắt đám cháy chất khí
- Không thể sử dụng cơ chế làm giảm nồng độ để dập tắt qúa trình cháy dị thể.
- Đối với đám cháy dòng khí phun: đóng van; đột ngột cách ly ngọn lửa; làm
lạnh vùng cháy; làm giảm nồng độ các thành phần tam gia phản ứng cháy.
- Đối với đám cháy chất cháy lỏng: làm lạnh bề mặt chất cháy; cách ly không
cho chất cháy vào vùng phản ứng cháy.
- Đối với đám cháy cất cháy rắn: làm lạnh chất rắn cháy xuống thấp hơn nhiệt
độ tự bắt cháy của nó.
3.4. Cơ chế dập cháy của các chất chữa cháy
3.4.1. Khí không cháy
- Khái niệm:
Khí không cháy là các loại khí không có khả năng tham gia phản ứng cháy trong
điều kiện đám cháy thông thường
- Cơ chế dập cháy của các loại khí không cháy
+ Làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
+ Hấp thụ nhiệt làm lạnh vùng phản ứng cháy
= . .∆
* hiệu xuất dập cháy của khí không cháy phụ thuộc bởi thông số phức

Tỷ số này càng lớn thì hiệu suất dập cháy càng cao
Ví dụ:
Hệ số dẫn nhiệt λ của: = 13.6; W/m.K
= 16.6; W/m.K
Nhiệt dung riêng của: = 0,91; kJ/kg.K
= 0,53; kJ/kg.K
Thông số phức của chúng là:
.
= = 6,7. 10
,
.
= = 3,2. 10
,
Như vậy ta thấy hiệu suất dập cháy của cao hơn khoảng 2 lần
Trong thực tế chúng ta đã biết nồng độ dập cháy khí của là khỏng 27%
còn nồng độ dâp cháy cua là khoảng 53%.
Theo lý thuyết hiệu xuất làm lạnh của CO2 đươc xác định như sau:
Khả năng làm lạnh của CO2 rắn, khi dập cháy theo thể tích, Qll, kJ/Kg:
= + . −
Trong đó: r = 574,0 kJ/kg
c = 1,47 kJ/(kg.K)
Ttd – nhiệt độ tắt dần của ngọn lửa, Ttd = 900 đến 1000 oC
To – là nhiệt độ của CO2 rắn, -78,5 oC.
Khả năng làm lạnh bề mặt chất cháy lỏng của CO2 rắn, Qll, kJ/kg:
= + . −
Trong đó: r = 574,0 kJ/kg
c = 1.0 kJ/(kg.K)
Ts – là nhiệt độ sôi của chất cháy lỏng, oC
To – là nhiệt độ ban đầu của CO2, -78,5 oC.
Khả năng làm lạnh của khí CO2 là, Qll, kJ/m3.
= . −
Trong đó: cp = 1,99 kJ/(m3.K)
T0 – là nhiệt độ ban đầu của khí CO2
Ttd – là nhiệt độ tắt dần của ngọn lửa, 900 đến 1000 oC.
Khí nitơ (N2) thường nén ở nhiệt độ -196 oC,
khi hóa hơi và nung nóng đến 20 oC thì cứ 1 lít N2 lỏng sẽ tạo thành 250 lít khí
N 2.
Nhiệt hóa hơi của N2 ở nhiệt độ sôi của nó là 199 kJ/kg.
Nhiệt dung trung bình của khí N2 trong khoảng nhiệt độ từ 0 đến 100 oC là 1,05
kJ/(kg.K).
Hơi nước cũng có khả năng dập cháy giống như những khí trơ khác
Nồng độ dập cháy theo thể tích của hơi nước 35%.
Thể tích bảo vệ tối đa của hơi nước không được vượt quá 500m3
Cường độ phun hơi nước trong phòng không có thông gió và phòng kín phải đạt
là 0,002 đến 0,003 kg/(s.m3)
Đối với phòng thông gió không được thấp hơn 0,005 kg/(s.m3).
Sự khác biệt giữa hơi nước với các loại khí trơ khác ở chỗ, hơi nước dễ dàng bị
ngưng tụ và nồng độ của nó bị giảm đi trong quá trình chữa cháy
Chính vì vậy các thiết bị chữa cháy bằng hơi nước phải đảm bảo thời gian phun
hơi nước lâu hơn, thời gian phun là 3 phút.
Khi chữa cháy bằng hơi nước cũng cần phải lưu ý không được để hơi nước tiếp
xúc trực tiếp với phần cơ thể không được bảo vệ.
Bởi vì bỏng hơi nước có mức độ nặng hơn nhiều so với bỏng nước sôi
Hê li và argon cũng là các loại khí trơ có khả năng sử dụng để chữa cháy, tuy
nhiên chúng rất ít được sử dụng, bởi vì hiệu suất dập cháy của chúng không cao
và giá thành tương đối đắt
3.4.2. Các chất kìm hãm hoá học các phản ứng cháy
- Khái niệm: Là các chất có khả năng ức chế về mặt HH các PƯ cháy làm gián đoạn
các phản ứng cháy chuỗi
- Đặc tính của các chất khìm hãm hoá học các phản ứng cháy (học sinh tự nghiên
cứu)
- Cơ chế dập cháy của các chất kìm hãm hoá học phản ứng cháy
+ Khi cháy không phải các chất trực tiếp tham gia phản ứng, mà các sản phẩm trung
gian của quá trình cháy tham gia phản ứng với ôxy trong không khí để tao ra sản
phẩm cháy. Khi các chất kìm hãm hoá học vào vùng cháy dưới tác động của nhiệt độ
chúng phân huỷ thành các nguyên tử tự do và các gốc tự do, các phần tử này có khả
năng hoạt hoá cao nên chúng lập tức kết hợp với các sản phẩm trung gian để tạo ra
các liên kết bão hoà không phải là sản phẩm cháy. Tức là chúng đã thay thế các phản
ứng cháy
CHẤT CHÁY → R* + H* + C* + OH*

→ + ∗

+ ∗→
Trong vùng cháy xảy ra hàng triệu phản ứng này thay cho các phản ứng cháy
3.4.3. Bọt chữa cháy
- Khái niệm bọt
Bọt là hệ phân tán của hai pha, bao gồm các bóng bọt có chứa đầy khí hoặc hơi, được
ngăn cách bằng màng chất lỏng.
Khí hoặc hơi là pha phân tán
Chất lỏng là môi trường phân tán
- Điều kiện tạo bọt và tính chất của chất hoạt động bề mặt
+ Điều kiện tạo bọt
Nước nguyên chất không thể tạo bọt vì sức căng bề mặt lớn
Dung dịch tạo bọt bao gồm nước và chất hoạt động bề mặt
+ Tính chất của các chất hoạt động bề mặt
* Làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch ở bề mặt phân chia pha khí – lỏng hoặc
lỏng, do khả năng tự tập trung các phân tử chất hoạt động bề mặt ở bề mặt phân chia
pha.
* Phân tử HĐBM cấu tạo bởi phần kỵ nước và gốc ưa nước
+ Phân loại các chất HĐBM
* Nhóm các chất phân ly: gồm các chất HĐBM tan trong nước và phân ly thành
các ion – iogel – như: các muối kiềm của axit béo; các alkil sulphat; các alkil
sulphat kim loại kiềm.
* Nhóm các chất không phân ly - gồm các chất: có chứa êtylôcxyl rượu;
êtylôcxyl chất béo; êtylôcxyl amin…
- Sơ đồ minh hoạ cơ chế dập cháy của bọt chữa cháy
- Cơ chế dập cháy của bọt chữa cháy
Cơ chế dập cháy của bọt tương đối phức tạp, để đơn giản hóa ta có thể phân thành
3 thời điểm sau:
1- Bắt đầu tạo thành lớp bọt cục bộ trên bề mặt chất cháy
+ khi phun bọt xảy ra hai quá trình ngược nhau
* Cường độ tạo thành lớp bọt; Itb
* Cường độ phá hủy bọt (nhiệt độ, các dòng khí đối lưu, ma sát trên bề mặt chất
cháy); Iph
* Khi: Itb < Iph không hình thành lớp bọt cục bộ
Quá trình phá hủy bọt, dung dịch tạo bọt hấp thụ nhiệt bề mặt chất cháy làm
lạnh bề mặt chất cháy
Làm giảm cường độ bốc hơi chất cháy, tức là làm giảm cường độ cháy
* Đến thời điểm: Itb = Iph bắt đầu hình thành lớp bọt cục bộ
2- Sự hình thành lớp bọt cục bộ trên bề mặt chất cháy
• Khi: Itb > Iph hình thành lớp bọt cục bộ và lan rộng dần
• Lớp bọt cục bộ sẽ ngăn cản một phần dòng nhiệt bức xạ tác động lên bề mặt chất cháy
làm giảm nhiệt độ bề mặt chất cháy
• Làm cường độ bốc hơi chất cháy giảm, tức là cường độ cháy giảm theo
• Lớp bọt che phủ toàn bộ bề mặt chất cháy
3- Hình thành lớp bọt đủ dày có khả năng ngăn cách không cho hơi chất lỏng vào vùng
cháy
* Như vậy bọt có các cơ chế dập cháy sau:
+ Cách ly không cho hơi chất cháy vào vùng cháy
+ Ngăn cản dòng nhiệt bức xạ từ vùng cháy tới bề mặt chất cháy
+ Làm lạnh chất cháy
+ Làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy bằng hơi dung dịch tạo
bọt
+ Hấp thụ nhiệt làm lạnh vùng cháy
- sử dụng bọt chữa cháy
- Bọt là một chất chữa cháy có thể sử dụng để dập tắt các đám cháy chất lỏng và chất
rắn
- Không sử dụng bọt để dập tắt các đám cháy chất lỏng ưa nước, thiết bị điện và các
chất tác dụng với nước.
d. Bột chữa cháy
- Khái niệm
Bột chữa cháy là loại bột mịn các chất rắn không cháy, thành phần chủ yếu là các
muối, ôxyt của kim loại kiềm, kiềm thổ có kích thước 15 đến 20 mk.
Ví dụ: natricacbonat, natribicacbonat, kalicacbonat, amôni phốt phát, phèn, silic
ôxyt…
- Thành phần chủ yếu của bột chữa cháy
Các loại bột chữa cháy thường chứa khoảng:
+ (95 – 96)% muối kim loại kiềm hoặc kiềm thổ
+ (1 - 3)% stêarat kim loại để tăng tính kỵ nước của bột
+ (1 - 3)% chất phụ gia khác để tăng tính lưu biến, chống hút ẩm, và vón cục của bột
- Cơ chế dập cháy của bột chữa cháy
1- Làm giảm nồng độ thành phần (loãng) các chất tham gia phản ứng cháy.
Khi phun bột và vùng cháy số hạt bột tương đương số tâm hoạt động
Như vậy sẽ làm giảm tần xuất va đập hiệu quả giữa các thành phần tham gia phả ứng
cháy
2- Hấp thụ nhiệt làm lạnh vùng phản ứng cháy
Các phần tử bột tuy rất nhỏ về khối lượng, nhưng tổng nhiệt dung và diện tích bề mặt
hấp thụ nhiệt của chúng lại rất lớn nên chúng nhanh chóng hấp thụ nhiệt trong vùng cháy
3- Ngăn chặn phản ứng cháy theo cơ chế tường lạnh
Các phần tử bột trong vùng phản ứng cháy tạo ra mạng mà khoảng cách giữa các phần
tử đó rất nhỏ, nhỏ hơn đường kính tới hạn cho cac chất cháy là hydrocacbon
Khoảng cách giữa cac phần tử bột trong vùng cháy là: (0,26 – 0,3)mm
Đường kính tới hạn là (2 - 3)mm
4- Kìm hãm hóa học các phản ứng cháy
Bề mặt các phần tử bột không trơ mà chúng có tính hoạt hóa cao hơn các tâm hoạt
động của phản ứng cháy.
MHCO3 + H = H2CO3 + M
M + OH = MOH
M – là các kim loại: K, Na…
Hay trên bề mặt hạt bột: R + B = RB
RB + R = RR + B
R – là tâm hoạt động của phản ứng cháy
B – là bề mặt phần tử bột
Như vậy trong vùng phản ứng cháy có sự tái hợp các tâm hoạt động của phản
ứng cháy trên bề mặt các phần tử bột, thay thế các phản ứng cháy
5- Hấp thụ nhiệt để phân hủy tăng cường tính làm lạnh vùng phản ứng cháy
6- Phân hủy thăng hoa tăng cường tính làm giảm nồng độ các thành phần tham
gia phản ứng cháy
7- Silikagel được ngâm tẩm halon (C2F4Br2) nên có tác dụng kìm hãm hóa học
các phản ứng cháy
8- Một phần bột rơi phủ trên bề mặt chất cháy có tác dụng ngăn cản dòng nhiệt
bức xạ từ ngọn lửa tới bề mặt chất cháy
9- Phần bột phủ trên bề mặt chất cháy có tác dụng cách ly không cho hơi chất
cháy vào vùng cháy.
d. Ưu, nhược điểm của bột chữa cháy
- Ưu điểm:
Bột là chất chữa cháy đa năng để dập tắt hiệu quả nhiều loại đám cháy khác
nhau
- Nhược điểm:
Háo nước, hút ẩm, đóng tảng khó bảo quản
Phức tạp khi phun, chỉ có thể dùng khí nén để phun
Tầm phun xa hạn chế không quá(20- 25)m
Đường ống dẫn bột không được quá (50 – 60)m.
e. Nước chữa cháy
- Đặc điểm của nước
Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học
là H2O.
- Bền nhiệt chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ 1800 đến 2000oC
Ở 1500oC chỉ có ~ 2% nước bị phân hủy nhiệt
- Khối lượng riêng nước ῥ = 1000 kg/m3
- Nhiệt độ sôi ts = 100oC
- Khối lượng riêng của hơi nước: ῥhn = 0,6 kg/m3
- Nhiệt dung riêng nước Cpl = 4,19 kJ/kg.K
- Nhiệt dung riêng của hơi nước Cph = 2,52 kJ/kg.K
- Nhiệt hóa hơi của nước r = 2260 kJ/kg
- Cơ chế dập cháy của nước
+ Hấp thụ nhiệt làm lạnh chất cháy
Qht1 = mn .cp (100 - tbđ)
+ Hấp thụ nhiệt làm lạnh vùng cháy
Qht2 = q1 + q2 + q3
q1 – lương nhiệt nước hấp thụ để đạt nhiệt độ hóa hơi
q2 – lượng nhiệt nước hấp thụ để hóa hơi
q3 – lượng nhiệt hơi nước hấp thụ từ 100oC đến nhiệt độ tắt dần của ngọn lửa.
+ Hơi nước làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
Cứ 1 lít nước hóa hơi hoàn toàn ta được 1700 lít hơi nước
+ Lớp nước phủ trên bề mặt chất cháy có tác dụng cách ly không cho hơi chất
cháy vào vùng phản ứng cháy
+ Lớp nước phủ trên bề mặt chất cháy có tác dụng ngăn cách không cho dòng
nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tác động tới bề mặt chất cháy.
3.4.6. Cơ chế dập cháy của sol khí
1. Làm loãng hỗn hợp cháy bằng sản phẩm cháy sinh ra từ quá trình cháy các
thành phần sinh sol khí.
2. Tăng cường tác động làm giảm thêm nồng độ ôxy trong vùng cháy khoảng 1-
4%, do quá trình tiếp tục cháy (ôxy hóa) nốt các sản phẩm có cân bằng ôxy âm
αox < 1 (chưa bị ôxy hóa hoàn toàn), sinh ra từ quá trình cháy của các thành phần
sinh sol khí.
3. Ức chế hóa học các phản ứng cháy trong vùng cháy bằng sol khí. Lúc này các
phần tử trong sol khí như K2SO3, KHCO3, KOH, KCl, K2O, KO sẽ tham gia vào
quá trình ức chế hóa học các phản ứng cháy
4. Làm lạnh vùng phản ứng cháy. Khi vào vùng phản ứng cháy sol khí sẽ hấp thụ
nhiệt làm giảm nhiệt độ vùng phản ứng cháy.
Tổng năng lượng nhiệt mà sol khí hấp thụ trong vùng phản ứng cháy là khoảng
5290 kJ/kg
Nồng độ dập cháy của sol khí φs là từ 45 đến 150 g/m3; của khí trơ φkt là sấp xỉ
600 g/m3 và của hoạt chất ức chế hóa học φhl là từ 220 đến 370 g/m3.

You might also like