You are on page 1of 4

1 / tr 33

a) Magnesium cháy trong không khí

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiệt mạnh, phát ra ánh
sáng chói.

- Phương trình hóa học: 2Mg + O2 → 2MgO

- Sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong phản ứng:

+ Phản ứng này thuộc loại phản ứng oxi hóa khử.

+ Mg là chất khử (số oxi hóa tăng từ 0 lên +2)

+ O2 là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2)

b) Than đá (carbon) cháy trong không khí

- Hiện tượng: Phản ứng tỏa nhiệt mạnh, phát ra ánh sáng đỏ.

- Phương trình hóa học: C + O2 → CO2

- Sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong phản ứng:

+ Phản ứng này thuộc loại phản ứng oxi hóa khử.

+ C là chất khử (số oxi hóa tăng từ 0 lên +4)

+ O2 là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2)


c) Gas (thành phần chính là C3H8 và C4H10) cháy trong không khí

- Hiện tượng: Khí gas cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiệt mạnh.

- Phương trình hóa học:

C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O

C4H10 + 132132O2 → 4CO2 + 5H2O


- Các phản ứng này thuộc loại phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của oxi
ở dạng đơn chất (O2) bằng 0 giảm xuống -2 (trong hợp chất CO2, H2O)

⇒ O2 là chất oxi hóa; C3H8 và C4H10 là chất khử.

2 / tr 33
Các phản ứng cháy nêu trên có những đặc điểm chung là:

- Hiện tượng: Đều có tỏa nhiệt và phát sáng.

- Loại phản ứng: Đều là phản ứng oxi hóa – khử.

- Chất oxi hóa đều là O2.

- Phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh.

3 / tr 34
a) Magnesium cháy trong không khí

- Chất oxi hóa: oxygen (O2)

- Chất cháy: magnesium

- Nguồn nhiệt: nguồn lửa trực tiếp

b) Than đá (carbon) cháy trong không khí


- Chất oxi hóa: oxygen (O2)

- Chất cháy: than đá (carbon)

- Nguồn nhiệt: nguồn lửa trực tiếp

c) Gas (thành phần chính là C3H8 và C4H10) cháy trong không khí

- Chất oxi hóa: oxygen (O2)

- Chất cháy: Than đá (carbon)

- Nguồn nhiệt: Tia lửa điện phát ra từ hệ thống đánh lửa của bếp gas.

4 / tr 34
Trường hợp b) Đốt giấy bằng nguồn lửa trực tiếp dễ bắt cháy hơn.

Vì nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với chất cháy.

Khi đốt giấy bằng kính lúp dưới ánh sáng mặt trời, kính lúp sẽ giống như
một thấu kính hội tụ, chúng sẽ hội tụ ánh sáng mặt trời tập trung ở một
điểm, làm nhiệt độ tăng lên cao, nên mẩu giấy có thể cháy. Như vậy cần
mất một khoảng thời gian để ánh sáng mặt trời hội tụ và tạo nên nguồn
nhiệt.

Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra:

+ Điều kiện cần: (1) Chất cháy; (2) Chất oxi hóa; (3) Nguồn nhiệt.

+ Điều kiện đủ:

(1) Nồng độ oxygen trong không khí phải lớn hơn 14% thể tích (ngoại trừ
đối với một số chất dễ cháy, gây nổ mạnh);

(2) Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy;

(3) Thời gian tiếp xúc của 3 điều kiện cần phải đủ lâu để xuất hiện sự cháy

You might also like