You are on page 1of 33

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2021 - 2022


CHƯƠNG 5: HIĐRO – NƯỚC
Học sinh: ………………………………………………………….
Lớp: …………… Trường THCS: ……………………….………
PHẦN
PHẦN AA––LÝ
LÝTHUYẾT
THUYẾT VÀ
VÀBÀI
BÀITẬP
TẬPCƠCƠ
BẢNBẢN
CĐ1: Tính chất và ứng dụng của hiđro
CĐ2: Điều chế hiđro – phản ứng thế. Luyện tập
CĐ3: Nước
CĐ4: Axit – bazơ – muối
CĐ5: Tổng ôn hiđro – nước

CHUYÊN ĐỀ 1: TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Tính chất vật lí
- Hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí (MH2 = 2 g/mol), tan rất ít
trong nước.
2. Tính chất hóa học
+ Tác dụng với oxi: 2H2 + O2 2H2O (phản ứng gây nổ mạnh nếu tỉ lệ thể tích H2 và O2 là 2 : 1)
+ Tác dụng với oxit kim loại: H2 + Oxit KL KL + H2O
H2 + CuO (rắn, đen) Cu ( rắn, đỏ ) + H2O
H2 + FeO Fe + H2O
3. Ứng dụng
- Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại do khí hiđro cháy
tạo ra một lượng nhiệt rất lớn.
- Nguyên liệu sản xuất amoniac (NH3), kim loại và nhiều hợp chất hữu cơ.
- Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho khí hiđro tác dụng với các chất sau: khí oxi, thủy
ngân (II) oxit, chì (II) oxit, sắt (III) oxit, sắt từ oxit (Fe 3O4)
2H2 + O2 2H2O
H2 + HgO Hg + H2O
H2 + PbO Pb + H2O
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O

Câu 2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

1) 2KClO3  2KCl + 3O2 ( to, xúc tác MnO2)


2) O2 + 2H2  2H2O ( to)
3) H2O + CaO  Ca(OH)2 hoặc 2H2O + Ca  Ca(OH)2 + H2
4) 2Cu + O2  2CuO ( to)
5) CuO + H2  Cu + H2O (to)

2
Câu 3. Một học sinh tiến hành thí nghiệm như hình dưới đây:

Em hãy nêu hiện tượng quan sát được trong quá trình thí nghiệm (ở các ống thủy tinh nằm ngang và
trong cốc nước vôi). Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra?
Gợi ý: Hơi nước qua than nóng đỏ tạo thành hỗn hợp khí cacbon monooxit và khí hiđro.
H2O ( hơi) + C  CO + H2 (to)
H2 + CuO  Cu + H2O (to)
CO + CuO  Cu + CO2 (to)
Dẫn CO2 qua dung dịch nước vôi trong ( dung dịch Ca(OH)2) thì xảy ra phản ứng
CO2( khí) + Ca(OH)2 ( dung dịch)  CaCO3 ( rắn, trắng ) + H2O ( hiện tượng là nước vôi trong bị
vẩn đục vì có tạo ra CaCO3 là chất rắn màu trắng, không tan trong nước sinh ra )  phản ứng này
dùng để nhận biết khí CO2
Câu 4.
(a) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí: N2, O2, H2, CO2.
N2 O2 H2 CO2
Dung dịch Ca(OH)2 - - - có pứ, làm vẩn đục nước vôi trong
Dùng que đóm đang cháy - bùng cháy tỏa nhiệt và sinh ra hơi nước
Các PTHH xảy ra
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
2H2 + O2  2H2O ( to)
(b) Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí gồm: CO2, H2.
Dẫn hỗn hợp khí đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì CO2 pứ với dung dịch Ca(OH)2 và
bị giữ lại trong bình đựng dung dịch Ca(OH)2, còn khí H2 không pứ thì bay ra ngoài, ta thu khí
bay ra thì sẽ thu được khí H2 nguyên chất.
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 (rắn, trắng) + H2O
Lọc lấy chất rắn ta thu được CaCO3, và đem CaCO3 nung đến khi khối lượng không thay đổi nữa
và thu khí thoát ra thì ta sẽ thu được khí CO2 nguyên chất
CaCO3 (rắn)  CaO (rắn) + CO2 ( khí) (to)

3
Câu 5. Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Hãy tính
(a) Số gam đồng kim loại thu được?
(b) Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng?
(c) Thể tích khí oxi cần dùng khi tác dụng với hiđro để tạo ra lượng nước gấp đôi lượng nước trong PỨ trên.
PTHH xảy ra
CuO + H2  Cu + H2O (to)
1 mol 1 mol 1 mol 1 mol
0,6 mol
nCuO = mCuO/ MCuO = 48/80 = 0,6 (mol)
a)  nCu = 0,6 . 1/1 = 0,6 (mol)  mCu = nCu . MCu = 0,6 . 64 = 38,4 (g)
b)  nH2 = 0,6 .1/1 = 0,6 (mol)  VH2 = nH2 . 22,4 = 0,6 .22,4 = 13,44 (lít )
c) nH2O sinh ra = 0,6 .1/1 = 0,6 (mol)  nH2O cần tạo ra = 2 . 0,6 = 1,2 (mol)
Lượng H2O này được tạo ra dựa vào phản ứng
2H2 + O2  2H2O (to)
2 mol 1 mol 2 mol
1,2 mol
 nO2 cần dùng = 1,2 .1/2 = 0,6 (mol)  VO2 cần dùng = nO2 cần dùng . 22,4 = 0,6 . 22,4 = 13,44 (lít)
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 6. Hãy nêu các ứng dụng của khí hiđro và giải thích các ứng dụng đó dựa vào tính chất của
hiđro.

Câu 7. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

1) 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 (to)


2) O2 + 2H2  2H2O (to)
3) H2O + SO3  H2SO4
4) 2O2 + 3Fe  Fe3O4 (to)
5) Fe3O4 + 4H2  3Fe + 4H2O (to)
Câu 8. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho mẩu than nóng đỏ vào lọ khí oxi.
C (rắn, đen) + O2 ( khí, không màu)  CO2 ( khí, không màu) (to)> Hiện tượng là mẩu than sẽ cháy
sáng và có tỏa nhiệt và sinh ra khí CO2
(b) Đốt dòng khí hiđro ngoài không khí rồi cho vào bình đựng khí oxi.
2H2( khí) + O2( khí)  2H2O ( hơi) (to). Hiện tượng là H2 sẽ cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, phản
ứng có tỏa nhiệt và sinh ra hơi nước
(c) Cho khí H2 qua bột CuO nung nóng.
H2 ( khí) + CuO (rắn, đen)  Cu (rắn, đỏ) + H2O (to). Hiện tượng là CuO từ màu đen chuyển sang
Cu màu đỏ và có hơi nước thoát ra
(d) Bơm khí hiđro vào quả bóng sau đó buộc chặt và thả quả bóng ra. Đây là hiện tượng vật lý,
do khí hidro nhẹ hơn không khí nên quả bóng bay lên trời.
Câu 9. Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng kiến thức hóa học:
(a) Trong vỏ Trái Đất, hiđro chiếm 1% về khối lượng và silic chiếm 26% về khối lượng. Nhưng tại sao số
lượng nguyên tử hiđro trong vỏ Trái đất lại nhiều hơn số nguyên tử silic có trong vỏ Trái đất?
Giả sử toàn bộ khối lượng trái đất là 100 gam thì khi đó mH = 1 (g) và mSi = 26 (g)
nH = mH/MH = 1/1 = 1 (mol), nSi = mSi/MSi = 26/28 = 0,93 (mol)
Dễ thấy nH > nSi  số nguyên tử H > số nguyên tử Si trong vỏ trái đất
(b) Vì sao quả bóng chứa cacbon đioxit ( khí CO 2) không thể bay lên cao trong không khí, còn quả
bóng chứa khí hiđro hoặc khí heli lại bay lên rất cao trong không khí?

4
MCO2 = 44 g/mol > M không khí = 29 g/mol  khí CO2 nặng hơn không khí  nếu bơm khí CO2 vào
quả bóng thì quả bóng không thể bay lên cao
MH2 = 2 g/mol và MHe = 4 g/mol đều < M không khí = 29 g/mol  khí H2 và khí He đều nhẹ hơn không
khí  bơm khí H2 hay He vào quả bóng thì quả bóng bay lên cao
(c) Vì sao đốt nóng hỗn hợp khí hiđro và oxi lại phát ra tiếng nổ?
Vì xảy ra phản ứng 2H2(k) + O2(k)  2H2O ( hơi) (to)
Khi xảy ra pứ do sự thay đổi đột ngột về áp suất chất khí ( lưu ý áp suất được gây ra bởi số phân tử khí
hay số mol khí ) dẫn tới có tiếng nổ phát ra.
(d) Vì sao hiện nay người ta khuyến khích dùng khí heli bơm vào quả bóng bay để thay thế cho việc dùng
khí hiđro như trước đây?
Do khí He là khí hiếm và trơ về mặt hóa học nên không có pứ với khí oxi trong không khí. Còn khí H2 khi
ở nhiệt độ cao có thể pứ với khí O2 có trong không khí, phát ra tiếng nổ và gây nguy hiểm.
2H2(k) + O2(k)  2H2O ( hơi) (to)
Câu 10. Khử 48 gam sắt (III) oxit bằng khí hiđro. Hãy tính
Sắt (III) oxit là Fe2O3
PTHH xảy ra: Fe2O3 + 3H2  3H2O + 2Fe
(a) số gam sắt kim loại thu được?
nFe2O3 = mFe2O3/MFe2O3 = 48/160 = 0,3 (mol)
Fe2O3 + 3H2  3H2O + 2Fe (*)
1 mol 3 mol 3 mol 2 mol
0,3 mol
 nFe = 0,3 .2 /1 = 0,6 (mol)  mFe = nFe . MFe = 0,6 . 56 = 33,6 (g)
(b) thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng?
 nH2 = 0,3 . 3/1 = 0,9 (mol)  VH2 = nH2 .22,4 = 0,9 .22,4 = 20,16 (lít)
(c) thể tích khí oxi (đktc) cần dùng khi tác dụng với hiđro để tạo ra lượng nước gấp đôi lượng nước
trong phản ứng trên.
nH2O sinh ra ở pứ (*) = 0,3 .3 /1 = 0,9 (mol)  nH2O gấp đôi = 2. 0,9 = 1,8 (mol) và được tạo ra bởi pứ
2H2 + O2  2H2O (to)
2 mol 1 mol 2 mol
1,8 mol
 nO2 cần dùng = 1,8 .1 /2 = 0,9 (mol)  VO2 = nO2 .22,4 = 0,9 .22,4 = 20,16 (lít)
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của hiđro?
A. Chất khí. B. Không màu.
C. Nhẹ nhất. D. Tan tốt trong nước.
Câu 2. Khí hiđro có khả năng phản ứng với chất nào sau đây?
A. Cu. B. H2O. C. O2. D. Fe.
Câu 3. Khí hiđro có khả năng phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2O. B. FeO. C. SO2. D. NaOH.
o
H2 + FeO  H2O + Fe (t )
Câu 4. Khí hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu
A. xanh nhạt. B. vàng nhạt. C. tím. D. đỏ.
Câu 5. Để có hỗn hợp nổ mạnh cần lấy H2 và O2 theo tỉ lệ thể tích H2 và O2 là bao nhiêu?

5
A. 2: 3. B. 1: 2. C. 1: 1. D. 2: 1.
o
2H2 + O2  2H2O (t )
Câu 6. Cho hiđro dư qua bột CuO, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn là
A. CuO. B. Cu. C. H2O. D. Cu(OH)2.
o
H2 + CuO  H2O + Cu (t )
Câu 7. Cho hiđro dư qua bột Fe2O3, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe. D. Fe(OH)3.
3H2 + Fe2O3  3H2O + 2Fe
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 8. Dẫn khí hiđro qua chất rắn X màu đen nung nóng, thu được chất rắn Y có màu đỏ. Hai chất X,
Y lần lượt là:
A. Cu, CuO. B. Cu2O, Cu. C. Cu, FeO. D. CuO, Cu.
o
H2 ( khí) + CuO ( rắn, màu đen )  H2O ( hơi) + Cu ( rắn, màu đỏ ) (t )
Câu 9. Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, hiện tượng
quan sát được là:
A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.
B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.
C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước tạo thành.
D. Có tạo thành chất rắn màu đen, có hơi nước tạo thành.
Câu 10. Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy gây tiếng nổ vì:
A. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi.
B. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt.
C. Thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ
mà ta nghe được.
D. Hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hiđro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
B. Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Câu D không đúng vì H2 không phản ứng được với các oxit như Al2O3, MgO, Na2O, K2O…
Câu 12. Về ứng dụng của hiđro, điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Hiđro dùng để sản xuất nhiên liệu. B. Hiđro dùng để nạp vào khinh khí cầu.
C. Hiđro dùng để sản xuất phân đạm. D. Hiđro dùng để sản xuất nước.
Câu C: N2 + 3H2  2NH3 ( xúc tác, nhiệt độ ) và người ta dùng NH3 điều chế phân đạm ( phân
đạm là phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng N )
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 13. Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng;
(2) Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần;
(3) Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị;
(4) Hiđro tan rất ít trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
_____HẾT_____

6
CHUYÊN ĐỀ 2: ĐIỀU CHẾ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ. LUYỆN TẬP

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Điều chế khí hiđro
- Trong phòng thí nghiệm ( PTN)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhiều kim loại: Na, K, Ca, Ba, Mg, Al, Fe, Zn, … tác dụng được với dung dịch HCl, H 2SO4 loãng tạo muối và giải
phóng khí H2 (Cu, Ag, Au, … không phản ứng).
- Trong công nghiệp ( CN)
Điện phân nước hoặc cho hơi nước qua than nóng đỏ.
+ Điện phân nước: 2H2O 2H2↑ + O2↑
+ Cho hơi nước qua than nóng đỏ.
H2O ( hơi) + C  CO + H2 (to)
- Phương pháp thu khí hiđro: Đẩy nước hoặc đẩy không khí úp bình.
2. Phản ứng thế
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế
nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
- PTHH: A + BC → AC + B
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
H2 + CuO  H2O + Cu (to)

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế
nào (úp hay ngửa)? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?
Thu khí O2 bằng cách đẩy không khí thì đặt ống nghiệm ngửa vì khí O2 ( MO2 = 32 g/mol) nặng
hơn không khí ( M không khí = 29 g/mol )
Còn thu khí H2 bằng cách đẩy không khí thì đặt ống nghiệm úp lại vì khí H2 ( MH2 = 2g/mol) nhẹ
hơn không khí
Câu 2. Cho bộ thiết bị điều chế và thu khí hiđro trong phòng thí
nghiệm như hình bên.
(a) Phương pháp thu khí như hình bên là dựa vào tính chất vật
lí nào của khí hiđro? Hãy kể 4 khí khác có thể thu được theo
phương pháp này.
Dựa vào khí H2 nhẹ hơn so với không khí nên có thể thu khí H2 bằng cách đặt úp ống nghiệm
4 khí khác có thể thu được bằng cách này ( tức là khí nhẹ hơn không khí ) là CH4, He, N2, NH3 ( có
thể kể thêm khí CO )
(b) Chọn các chất rắn Y trong các chất sau đây: CaCO3, Cu, Zn, Mg, Al và dung dịch X trong các dung
dịch sau đây: dung dịch HCl, dung dịch muối ăn NaCl, dung dịch H2SO4 loãng.
c) Viết các phương trình hóa học để điều chế khí hiđro từ các cặp chất đã chọn ở ý b.
Có 6 phản ứng có thể xảy ra
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 Mg + H2SO4  MgSO4 + H2
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
Chú ý: Cu ko pứ với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng

7
Câu 3. Cân bằng các sơ đồ phản ứng hóa học sau đây và cho biết phản ứng nào là phản ứng thế?
phản ứng hóa hợp? phản ứng phân hủy?
(1) ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O

(2) 3Ca(OH)2 + 2H3PO4 Ca3(PO4)2 + 6H2O

(3) P2O5 + 3H2O 2H3PO4 ( pứ hóa hợp )

(4) P2O5 + 6NaOH 2Na3PO4 + 3H2O

(5) CaCO3 CaO + CO2 ( pứ phân hủy )

(6) 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O ( pứ thế )

(7) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑ ( pứ phân hủy )

(8) 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 ( pứ thế )

(9) Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag ( pứ thế )

(10) 3Cl2 + 2NH3 6HCl + N2

Câu 4. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

1) 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 ( to)


2) Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 hoặc Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
3) 3H2 + Fe2O3  3H2O + 2Fe ( to)
4) O2 + 2H2  2H2O (to)
5) 2H2O + 2Na  2NaOH + H2 hoặc H2O + Na2O  2NaOH
Câu 5. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic.
không khí, khí O2, khí H2, khí CO2.
Dung dịch Ca(OH)2 - - - làm vẩn đục nước vôi trong
Que đóm đang cháy - bùng cháy có pứ  hơi nước
Các PTHH xảy ra
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O ( xuất hiện chất rắn CaCO3 màu trắng không tan trong nước và
làm dung dịch nước vôi trong vẩn đục )
2H2 + O2  2H2O ( xuất hiện hơi nước và khí H2 cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt và có tiếng nổ
nhẹ )
Câu 6. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit
sunfuric H2SO4 loãng:
(a) Viết phương trình hóa học có thể điều chế hiđro;
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
(b) Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?
nH2 = VH2 / 22,4 = 2,24 / 22,4 = 0,1 (mol)
Dựa vào các PTHH ta thấy dù ở PTHH nào thì nZn = nH2 = 0,1 (mol)  mZn = nZn . MZn = 0,1 .65
=6,5 (g)
Tương tự nFe = nH2 = 0,1 (mol)  mFe = nFe . MFe = 0,1 . 56 = 5,6 (g)

8
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 7. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí H2 trong
phòng thí nghiệm.
(a) Hãy chọn 2 chất ở trên bình cầu (Y) và 2 chất trong bình thủy
tinh (Z) phù hợp?
2 chất ở trên bình cầu Y là dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4
loãng, còn 2 chất ở bình Z là Zn hoặc Fe
(b) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
(c) Khí H2 đã thu bằng phương pháp gì? Phương pháp này dựa trên tính chất gì của H2?
Khí H2 được thu bằng phương pháp đẩy nước, dựa vào tính chất H2 là khí rất ít tan trong nước
Câu 8. Trong giờ thực hành hóa học, một học sinh nhúng một đinh sắt vào dung dịch muối đồng
sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy định sắt ra khỏi dung dịch muối. Thanh sắt bị phủ một lớp màu
đỏ gạch và dung dịch có muối sắt (II) sunfat FeSO4.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
Fe (rắn, trắng xám) + CuSO4 ( dung dịch xanh )  Cu ( rắn, đỏ) + FeSO4 ( dung dịch lục nhạt)
(b) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
Thuộc loại pứ thế
Câu 9. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết phản ứng nào là phản ứng
thế? phản ứng hóa hợp? phản ứng phân hủy?
(a) cacbon đioxit + nước axit cacbonic (H2CO3)
CO2 + H2O  H2CO3 ( pứ hóa hợp )
(b) lưu huỳnh đioxit + nước axit sunfurơ (H2SO3)
SO2 + H2O  H2SO3 ( pứ hóa hợp )
(c) kẽm + axit clohiđric kẽm clorua + H2 ↑
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 ( pứ thế )
(d) điphotpho pentaoxit + nước axit photphoric (H3PO4)
P2O5 +3H2O  2H3PO4 ( pứ hóa hợp )
(e) chì (II) oxit + hiđro chì (Pb) + H2O
PbO + H2  Pb + H2O ( to) ( pứ thế )
(f) hiđro + oxi nước
2H2 + O2  2H2O (to) ( pứ hóa hợp )
(g) Canxi cacbonat (CaCO3) Canxi oxit + cacbonđioxit
CaCO3  CaO + CO2 (to) ( pứ phân hủy )
Câu 10. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

1) 2KClO3  2KCl + 3O2 ( xúc tác MnO2 , to)


2) O2 + S  SO2 (to)
3) 2SO2 + O2  2SO3 ( xúc tác V2O5, to)

9
4) SO3 + H2O  H2SO4
5) Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2 hoặc Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
6) 2H2 + O2  2H2O (to)
7) 3H2O + P2O5  2H3PO4
Câu 11. Hỗn hợp X gồm CuO, Cu. Làm thế nào tinh chế Cu nguyên chất, viết phương trình hóa học
của phản ứng xảy ra.
Dẫn khí H2 dư qua hỗn hợp CuO, Cu và đun nóng thì xảy ra pứ
H2 + CuO  H2O + Cu (to)
Câu 12. Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric.
(a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
PTHH xảy ra: Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
1 mol 1 mol 1 mol 1 mol
0,4 mol 0,25 mol
nFe = mFe/MFe = 22,4 /56 = 0,4 (mol)
nH2SO4 = mH2SO4/ MH2SO4 = 24,5 / 98 = 0,25 (mol)
Lập tỉ lệ: 0,4/1 > 0,25/1  Fe còn dư sau pứ còn H2SO4 đã pứ hết. Lưu ý: pứ luôn tính dựa vào số
mol chất hết
 nFe pứ = 0,25 . 1/1 = 0,25 (mol)  nFe còn dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 (mol)  mFe còn dư = nFe dư .
MFe= 0,15 .56 = 8,4 (g)
(b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
 nH2 sinh ra = 0,25 .1/1 = 0,25 (mol)  VH2 = nH2 .22,4 = 0,25 .22,4 = 5,6 (lít)
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại nhôm tác dụng với:
A. CuSO4 hoặc HCl loãng. B. H2SO4 loãng hoặc HCl loãng.
C. Fe2O3 hoặc CuO. D. KClO3 hoặc KMnO4.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây không được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. D. 2H2O 2H2 + O2.
Câu 3. Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế
nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất gọi là:
A. Phản ứng oxi hóa – khử. B. Phản ứng hóa hợp.
C. Phản ứng thế. D. Phản ứng phân hủy.
Câu 4. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. 2KClO3 KCl + O2. B. SO3 + H2O H2SO4.
C. Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O. D. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O.
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 Cu + H2O. B. Mg + 2HCl MgCl2 + H2.
C. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O. D. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu.
Câu 6. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng thế?
A. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu. B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
C. 2Mg + O2 → 2MgO. D. Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4.
Câu 7. Phản ứng được sử dụng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
10
B. 2CH4 C2H2 + 3H2

C. 2H2O 2H2 + O2

D. C + H2O (hơi) CO + H2
Câu 8. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng thế?
A. FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O
B. 2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu
C. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
D. Fe(OH)3 + 3HNO3  Fe(NO3)3 + 3H2O
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 9. Cho các chất sau: Cu, H2SO4, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí hiđro
H2 là:
A. Cu, H2SO4, CaO. B. Mg, NaOH, Fe. C. H2SO4, S, O2. D. H2SO4, Mg, Fe.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phương trình hóa học: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 thuộc loại phản ứng phân hủy.
B. Phương trình hóa học: 2H2O  2H2↑ + O2↑ thuộc loại phản ứng hóa hợp.
C. Phương trình hóa học: CuSO4 + Fe  FeSO4 + Cu thuộc loại phản ứng thế.
D. Phương trình hóa học: Fe + H2SO4  FeSO4 + H2↑ thuộc loại phản ứng phân hủy.
Câu 11. Một học sinh thực hiện 3 cách thu khí hiđro vào ống nghiệm được mô tả như hình dưới đây:

Cách nào không dùng để thu khí hiđro?


A. Cách 1. B. Cách 2.
C. Cách 3. D. Cách 1 và cách 3.
Câu 12. Cho Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch axit clohidric. Dẫn khí
sinh ra đi qua ống chữ V chứa bột đồng (II) oxit đang nung nóng. Thí
nghiệm mô tả như hình bên. Hiện tượng quan sát được là
A. Kẽm tan dần, dung dịch trong ống nghiệm sủi bọt khí.
B. Bột đồng (II) oxit chuyển dần từ màu đen sang đỏ gạch.
C. Có những giọt nước đọng trong ống thủy tinh chữ V.
D. Tất cả các hiện tượng trên.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 13. Cho các cặpchất: (Na, H2O), (Na2O, H2O), (Ba, H2O), (Zn, HCl), (Al, H2SO4), (Fe, H2O). Số cặp
chất tác dụng được với nhau ở nhiệt độ thường sinh ra khí hiđro là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 14. Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓; (2) Na2O + H2O → 2NaOH;
(3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑; (4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O;
(5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑; (6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu↓;
(7) CaO + CO2 → CaCO3; (8) HCl + NaOH → NaCl + H2O.
Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
11
______HẾT______

12
CHUYÊN ĐỀ 3: NƯỚC

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Thành phần của nước
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi theo tỉ lệ mol 2 : 1, tỉ lệ khối lượng 1 : 8 ⇒
CTHH: H2O
Tỉ lệ mol 2:1 vì trong phân tử H2O có nH : nO = 2:1
Trong H2O  mH/mO = 2.1/ 16 = 1/8
2. Tính chất vật lí
- Nước tinh khiết là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 oC, hóa rắn ở 0oC, khối
lượng riêng là 1 g/ml.
- Nước hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí.
3. Tính chất hóa học
(a) Tác dụng với kim loại
- Một số kim loại như Na, K, Ca, Ba, … có khả năng tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ và
khí hiđro.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
(b) Tác dụng với oxit bazơ
- Một số oxit bazơ như Na2O, K2O, CaO, BaO, … khi tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Dung dịch bazơ tạo thành làm quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.
(c) Tác dụng với oxit axit
- Một số oxit axit như CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, … khi tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng
CO2 + H2O → H2CO3 SO2 + H2O → H2SO3
SO3 + H2O → H2SO4 P2O5 + H2O → H3PO4
N2O5 + H2O  2HNO3
- Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho các chất: Na, Ba, Fe, CaO, SO2, P2O5, Na2O, CuO, SO3, FeO, NO.
(a) Chất nào thuộc loại oxit axit? Chất nào thuộc loại oxit bazơ? Gọi tên các oxit đó.
Oxit axit:
SO2 ( lưu huỳnh đioxit hoặc khí sunfurơ )
P2O5 ( điphotpho pentaoxit )
SO3 ( lưu huỳnh trioxit )
Oxit bazơ: CaO ( canxi oxit ), Na2O ( natri oxit ), CuO ( đồng (II) oxit ), FeO ( sắt (II) oxit)
(b) Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho lần lượt các chất trên tác dụng với nước.
2Na + 2H2O  2NaOH + H2 Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2
CaO + H2O  Ca(OH)2 SO2 + H2O  H2SO3 ( axit sunfurơ )
P2O5 + 3H2O  2H3PO4 ( axit photphoric) Na2O + H2O  2NaOH
SO3 + H2O  H2SO4

13
Câu 2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(a)
(a)
Câu 3. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra nếu có trong các thí
nghiệm sau đây:
(a) Cho mẩu kim loại nhôm vào dung dịch axit clohiđric.
(b) Cho vài giọt dung dịch pheno phtalein vào cốc nước cất rồi cho tiếp một mẩu nhỏ kim loại natri
vào cốc.
(c) Cho mẩu vôi sống khan vào bát sứ, nhỏ từ từ nước cất vào bát vôi. Cho tiếp mẩu giấy quỳ tím vào
hỗn hợp sản phẩm trong bát sứ.
(d) Đốt cháy trong không khí một mẩu photpho đỏ trên thìa đốt có gắn nút cao su. Đưa nhanh mẩu
photpho đang cháy vào lọ thủy tinh và đậy kín đến khi mẩu photpho tắt thì lấy thìa đốt ra. Đổ nước
vào bình sản phẩm và lắc đều sau một thời gian rồi cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch trong bình.
Câu 4. Có 3 gói chất rắn màu trắng BaO, P 2O5, CaCO3. Hãy nêu phương pháp nhận biết mỗi chất, viết
các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 5. Cho các chất A, B, D, E đều là các chất rắn. Biết rằng ở nhiệt độ thường:
- Chất A tác dụng với nước tạo thành dung dịch có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ.
- Chất B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí H2 nhưng không tác dụng với nước.
- Chất D tác dụng được với cả nước hoặc dung dịch HCl đều giải phóng khí hiđro. Biết D và E có
chung một nguyên tố hóa học.
- Chất E tác dụng với nước không giải phóng khí hiđro, dung dịch sản phẩm làm quỳ tím chuyển
sang màu xanh. Mặt khác, nung nóng một số loại vỏ ốc, sò… thì thu được chất rắn E.
Hãy xác định các chất tường ứng với A, B, D, E và viết phương trình hóa học để minh họa cho các thí
nghiệm trên.
Câu 6. Hòa tan m gam natri vào nước dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch X.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Nêu hiện tượng quan sát được khi cho mẩu quỳ tím vào dung dịch X. Giải thích.
(c) Tính m.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 7. Điền công thức hóa học thích hợp vào các ô còn trống trong bảng dưới đây:
Oxit bazơ Bazơ tương ứng Oxit axit Axit tương ứng
Fe2O3 N2O5
Ba(OH)2 H3PO4
Cu(OH)2 H2SO4
MnO H2SO3
K2O CO2
CaO H2SiO3
Câu 8. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có)? Mỗi phản ứng thuộc loại phản
ứng gì?
(a) Na + H2O  (g) SO3 + H2O 
(b) Na2O + H2O  (h) P2O5 + H2O 
(c) Ba + H2O  (i) N 2O 5 + H 2O 

14
(d) BaO + H2O  (k) SiO2 + H2O 
(e) MgO + H2O  (l) SO2 + H2O 
(f) Cu + H2O  (m) CO + H2O 
Câu 9. Cho các chất sau: CH4, Fe, Na, SO2, CO, CaO, Fe2O3, CO2, P2O5. Viết phương trình hóa học của
phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau đây:
(a) Cho từng chất lần lượt tác dụng với khí oxi ở nhiệt độ cao.
(b) Cho các đơn chất lần lượt tác dụng với axit clohidric.
(c) Cho từng chất lần lượt tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(d) Cho từng oxit bazơ tác dụng với khí hiđro ở nhiệt độ cao.
Câu 10. Có các dung dịch và chất lỏng sau đây bị mất nhãn: dung dịch NaOH, dung dịch H 2SO4,
dung dịch nước vôi trong, nước cất. Hãy nêu phương pháp nhận biết mỗi chất lỏng và dung dịch nói
trên, viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 11. Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam canxi cacbonat (CaCO3) thu được m gam canxi oxit và V lít khí
cacbon đioxit (đktc).
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính m và V.
(c) Hòa tan m gam canxi oxit ở trên vào nước dư thu được bao nhiêu gam sản phẩm?
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Tỉ lệ số nguyên tử H và O trong phân tử nước là
A. 1: 2.  B. 2: 1.  C. 1: 8.  D. 8: 1.
Câu 2. Tỉ lệ khối lượng H và O trong phân tử nước là
A. 1: 2.  B. 2: 1.  C. 1: 8.  D. 8: 1.
Câu 3. [MH1 - 2020] Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường? 
A. Ag.  B. Na.  C. Mg.  D. Al.
Câu 4. Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Fe. B. Cu. C. Be. D. K.
Câu 5. [MH2 - 2020] Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. Ba. B. Al. C. Fe. D. Cu
Câu 6. [QG.20 - 203] Chất nào sau đây tác dụng với nước sinh ra khí H2?
A. K2O. B. Ca. C. CaO. D. Na2O.
Câu 7. [QG.20 - 204] Chất nào sau đây tác dụng với nước sinh ra khí H2?
A. Na2O. B. Ba. C. BaO. D. Li2O.
Câu 8. Chất nào sau đây tan tốt trong nước ở điều kiện thường?
A. Na2O. B. Cu. C. CuO. D. Fe.
Câu 9. Chất nào sau đây tan tốt trong nước ở điều kiện thường?
A. Zn. B. MgO. C. BaO. D. Al.
Câu 10. Chất nào sau đây tan tốt trong nước ở điều kiện thường?
A. Mg. B. SO3. C. Fe3O4. D. Cu.
Câu 11. Chất nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ?
A. CO2. B. SO3. C. K. D. P2O5.
Câu 12. Chất nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch axit?
A. CaO. B. MgO. C. K. D. P2O5.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
15
Câu 13. Cho hợp chất X vào nước thu được dung dịch Y có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành màu
đỏ. Công thức hóa học của hợp chất X có thể là
A. CaO. B. SO3. C. CO. D. Na2O.
Câu 14. Tất cả các kim loại trong dãy nào dưới đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Fe, Zn, Li, Sn. B. Cu, Pb, Rb, Ag. C. K, Na, Ca, Ba. D. Al, Hg, Cs, Sr.
Câu 15. Dãy nào gồm tất cả các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
A. K, Na, Mg, Ca. C. K, Na, Ca, Ba.
B. Zn, Na, Ca, Ba. D. K, Ca, Ba, Fe.
Câu 16. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
A. K, BaO, SO2. B. K, CaO, ZnO. C. Na, Cu, SO3. D. CaO, CuO, P2O5.
Câu 17. Dãy nào gồm tất cả các chất là oxit và tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
A. CaO, MgO, Na2O, P2O5. C. CaO, Ca, Na2O, P2O5.
B. Na2O, CaO, SO3, P2O5. D. CaO, CuO, P2O5.
Câu 18. Dãy nào gồm toàn các chất tác dụng với nước ở nhiệt thường, tạo thành dung dịch axit?
A. SO2, SO3, P2O5. C. SiO2, SO3, P2O5.
B. CaO, SO3, P2O5. D. CaO, CuO, P2O5.
Câu 19. Dãy các chất tác dụng với nước thu được dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. K, BaO, SO3. B. K, BaO, MgO. C. CO2, SO2, SO3. D. CaO, Na, K2O.
Câu 20. Dãy các chất tác dụng với nước thu được dung dịch làm đỏ quỳ tím là
A. Na, CaO, SO3. B. Na, BaO, ZnO. C. CO2, SO2, SO3. D. Ca, Na, K2O.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 21. Cho các oxit: CaO, Al2O3, N2O5, CuO, Na2O, BaO, MgO, P2O5, Fe3O4, K2O. Số oxit tác dụng với
nước tạo ra bazơ tương ứng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 22. Cho các oxit: CO2, SO2, CO, P2O5, N2O5, NO, SO3, BaO, CaO. Số oxit tác dụng với nước tạo ra
axit tương ứng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 8.
______HẾT______

16
CHUYÊN ĐỀ 4: AXIT – BAZƠ – MUỐI

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


Axit Bazơ Muối
- Gồm một hay nhiều - Gồm một nguyên tử - Gồm một hay nhiều nguyên
nguyên tử hiđro liên kết kim loại liên kết với một tử kim loại (hoặc NH4: amoni)
Khái niệm
với gốc axit. hay nhiều nhóm OH liên kết với một hay nhiều gốc
axit.
Công thức HnX B(OH)m BnXm
- Axit không có oxi: HCl, - Bazơ tan: NaOH, KOH, - Muối trung hòa: NaCl,
HBr, H2S, … Ca(OH)2, Ba(OH)2, … BaSO4, KNO3, …
Phân loại
- Axit có oxi: HNO3, - Bazơ không tan: - Muối axit: NaHCO3, KHSO4,
H2SO4, … Mg(OH)2, Cu(OH)2, … Na2HPO4, …
- Tên axit không có oxi: Tên kim loại + hiđroxit Tên kim loại + tên gốc axit
Axit + tên phi kim + (kèm hóa trị nếu KL có (kèm hóa trị nếu KL có nhiều
hiđric nhiều hóa trị) hóa trị)
- Tên axit có nhiều oxi: NaOH: Natri hiđroxit NaCl: Natri clorua
Axit + tên phi kim + ic Al(OH)3: Nhôm hiđroxit CaCO3: Canxi cacbonat
- Tên axit có ít oxi: Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat
Axit + tên phi kim + ơ NH4Cl: amoni clorua
HCl: Axit clohiđric ⇒ -Cl: clorua
Tên gọi HBr: Axit bromhiđric ⇒ -Br: bromua
H2S: Axit sunfuhiđric ⇒ =S: sunfua
HNO3: Axit nitric ⇒ -NO3: nitrat
HNO2: Axit nitrơ ⇒ -NO2: nitrit
H2SO4: Axit sunfuric ⇒ =SO4: sunfat, -HSO4: hiđrosunfat
H2SO3: Axit sunfurơ ⇒ =SO3: sunfit, -HSO3: hiđrosunfit
H2CO3: Axit cacbonic ⇒ =CO3: cacbonic, -HCO3: hiđrocacbonic
H3PO4: axit photphoric ⇒ ≡PO4: photphat, =HPO4: hiđrophotphat,
-H2PO4: đihiđro photphat
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Hoàn thành bảng sau:
Công thức axit Tên axit Công thức gốc axit Tên gốc axit
-NO3
=S
=SO4
-HCO3
-NO2
=SO3
=HPO4
-Cl
Câu 2. Hoàn thành bảng sau:
Oxit bazơ Tên oxit bazơ Bazơ tương ứng Tên bazơ tương ứng
Na2O

17
CuO
Bari oxit
Sắt (III) oxit

Mg(OH)2
Ca(OH)2
Kali hiđroxit
Bạc hiđroxit
Câu 3. Phân loại và gọi tên các muối sau: Na2CO3, KCl, Ba(NO3)2, Ca(HCO3)2, FeS, AgBr, MgSO4,
CaSO3, NaH2PO4, KHSO4, NH4HSO3, AlCl3, Pb(NO3)2.
Câu 4. Cho các chất: Na2O, CO2, Na2SO4, HNO3, Mg(OH)2, Ba(HCO3)2, Ca3(PO4)2, H2SO3, P2O5, H3PO4,
Fe(OH)3, CuO, AgNO3, K2CO3. Hãy phân loại các chất trên thành: oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối
và gọi tên.
Câu 5. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaOH, NaCl.
Câu 6. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(a) ….Mg + …..HCl → ………..……. + ……….… …..
(b) ….Al + …..H2SO4 → ………..……. + ……….… …..
(c) ….MgO + …..HCl → ………..……. + ……….… …..
(d) ….CaO + …..H3PO4 → ………..……. + ……….… …..
(e) ….BaO + …..HNO3 → ………..……. + ……….… …..
(f) ….CO2 + …..NaOH → ………..……. + ……….… …..
Biết rằng: Oxit bazơ + axit → muối + nước
Oxit axit + bazơ → muối + nước
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 7. Hoàn thành bảng sau:
Oxit axit Tên oxit axit Axit tương ứng Tên axit tương ứng
CO2
SO2
Lưu huỳnh trioxit
Điphotpho pentaoxit
HNO3
Câu 8. Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:
(a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.
(b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.
(c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.
Câu 9. Cho các chất: K2O, SO2, K2SO4, H2SO4, Ba(OH)2, KHCO3, Ba3(PO4)2, HNO2, N2O5, HCl, Fe(OH)2,
MgO, NH4NO3, NH4H2PO4. Hãy phân loại các chất trên thành: oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối và
gọi tên.
Câu 10. Hoàn thành bảng sau:
Tên chất Công thức Phân loại Tên chất Công thức Phân loại
Kẽm clorua Magie
hiđrocacbonat
Natri hiđroxit Natri photphat
Đồng (II) sunfat Sắt (II) oxit

18
Lưu huỳnh Cacbon đioxit
trioxit
Axit clohiđric Axit photphoric
Canxi hiđroxit Kali sunfit
Sắt (III) nitrat Magie hiđroxit

Câu 11. Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:


(a) S SO2 SO3 H2SO4 Al2(SO4)3
(b) KMnO4 O2 Fe3O4 Fe H2

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Phân tử axit gồm có
A. Một hay nhiều nguyên tử phi kim liên kết với gốc axit.
B. Một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
C. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hiđroxit (OH).
D. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Câu 2. Muối là hợp chất trong thành phần phân tử có:
A. Nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hiđroxit (–OH).
B. Nguyên tử kim loại liên kết với nguyên tử oxi.
C. Nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.
D. Nguyên tử kim loại liên kết với nguyên tử phi kim.
Câu 3. Dãy chất nào chỉ gồm các axit?
A. HCl; NaOH. B. CaO; H2SO4. C. H3PO4; HNO3. D. SO2; KOH.
Câu 4. Hợp chất nào sao đây là bazơ?
A. K2O. B. KCl. C. Ba(OH)2. D. HCl.
Câu 5. Hợp chất nào sau đây là bazơ?
A. Đồng(II) nitrat. B. Kali clorua. C. Sắt(II) sunfat. D. Canxi hiđroxit.
Câu 6. Muối nào sao đây là muối axit?
A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. CaCl2. D. CaSO4.
Câu 7. Công thức hóa học của muối natri hiđrophotphat là
A. NaH2PO4. B. Na2HPO4. C. NaHPO4. D. NaH3PO4.
Câu 8. Thành phần chính của đá vôi là
A. CaCO3. B. CaO. C. Ca(OH)2. D. CaSO4.
Câu 9. Trong số các chất sau đây, chất nào làm giấy quì tím hóa đỏ?
A. H2O. B. dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl.
Câu 10. Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu gì?
A. Xanh. B. Đỏ. C. Tím. D. Vàng.
Câu 11. Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá xanh?
A. Đường. B. Muối ăn. C. Nước vôi. D. Dấm ăn.
Câu 12. Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào không làm quỳ tím đổi màu?
A. HNO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. NaCl.
Câu 13. Dung dịch nào sau đây không làm mất màu tím của giấy quì tím?

19
A. HNO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. Na2SO4.
Câu 14. Bazơ nào sau đây không tan trong nước?
A. Cu(OH)2. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. NaOH.
Câu 15. Bazơ nào sau đây tan được trong nước?
A. Fe(OH)3. B. Cu(OH)2. C. NaOH. D. Al(OH)3.
Câu 16. Công thức hóa học của axit sunfurơ và muối natri sunfit lần lượt là
A. H2SO4, Na2SO4. B. H2S, Na2S. C. Na2SO3, H2SO3. D. H2SO3, Na2SO3.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 17. Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là
A. Na2O, CuSO4, KOH. B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3.
C. CaCO3, CaCl2, FeSO4. D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2.
Câu 18. Dãy chất nào chỉ gồm các muối?
A. MgCl; Na2SO4; KNO3. B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2.
C. CaSO4; HCl; MgCO3. D. H2O; Na3PO4; KOH.
Câu 19. Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh?
A. KClO3, NaCl, FeSO4, MgCO3. B. CaO, SO3, BaO, Na2O.
C. Ca(OH)2, KOH, NaOH, Ba(OH)2. D. HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.
Câu 20. Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Dãy bazơ tan
trong nước tạo thành dung dịch kiềm là
A. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3. B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH.
C. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH. D. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2.
Câu 21. Cho các oxit sau: BaO, Na2O, SO3, P2O5, N2O5. Khi tác dụng với nước thu được các axit hoặc
bazơ lần lượt là:
A. Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, H3PO4, HNO2. B. Ba(OH)2, NaOH, H2SO3, H3PO4, HNO3.
C. Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, H3PO4, HNO3. D. Ba(OH)2, NaOH, H2SO3, H3PO4, HNO2.
Câu 22. Cho các oxit sau:
(1) Na2O, CaO, CO2, Fe3O4, MgO;
(2) K2O, SO3, CaO, N2O5, P2O5;
(3) SiO2, SO2, CO2, CuO, NO;
(4) Na2O, CO2, N2O5, Cu2O, Fe2O3.
Trong các dãy oxit trên, dãy oxit tan trong nước là:
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (2).
Câu 23. Khi thổi hơi thở vào dung dịch canxi hiđroxit (nước vôi trong). Em quan sát thấy hiện tượng
gì trong ống nghiệm chứa dung dịch canxi hiđroxit?
A. Dung dịch chuyển màu xanh. B. Dung dịch bị vẫn đục.
C. Dung dịch chuyển màu đỏ. D. Dung dịch không có hiện tượng.
Câu 24. Trong chế biến bánh bao người ta thường trộn vào trong nguyên liệu một loại muối có tên là
amoni hiđrocacbonat, chất này khi hấp sẽ sinh ra hỗn hợp chất khí làm cho bánh bao nở to hơn nên
còn gọi là bột nở. Công thức của muối amoni hiđrocacbonat là
A. (NH4)2CO3. B. (NH4)2SO4. C. NH4HCO3. D. NH4HSO4.
Câu 25. Để phân biệt các lọ hóa chất mất nhãn: nước cất, axit clohiđric, natri hiđroxit, natri clorua thì
phải dùng những thuốc thử và biện pháp kỹ thuật nào?
A. Chỉ dùng quỳ tím.
B. Dùng quỳ tím và cô cạn dung dịch.
C. Chỉ dùng phenol phtalein.

20
D. Chỉ cô cạn dung dịch.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 26. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các
chất trên là:
A. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím.
C. H2SO4, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ.
Câu 27. Có những chất rắn sau: CaO, P 2O5, MgO, Na2SO4. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết
các chất rắn trên?
A. Axit và giấy quì tím. B. Axit H2SO4 và phenolphtalein.
C. Nước và giấy quì tím. D. Dung dịch NaOH.
Câu 28. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng riêng biệt: CaO, Na 2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc
thử nào để nhận biết các lọ trên?
A. Dùng nước và dung dịch axit sunfuric.
B. Dùng dung dịch axit sunfuric và phenolphtalein.
C. Dùng trong nước và giấy quì tím.
Câu 29. Nước giếng ở một số địa phương có chứa chất X. Khi sử dụng ấm đun để đun sôi nước, sau
nhiều lần đun thấy đáy ấm có bám một lớp chất rắn màu trắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
do khi đun nóng nước có xảy ra phản ứng phân hủy hợp chất X theo phương trình hóa học tổng quát
như sau (phản ứng đã được cân bằng):
X CaCO3  (bám đáy ấm) + H2O + CO2  (thoát ra)
Công thức hóa học của X là
A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 30. Xét các chất: Na2O, KOH, MgSO4, Ba(OH)2, HNO3, HCl, Ca(HCO3)2. Số oxit; axit; bazơ, muối
lần lượt là:
A. 1; 2; 2; 3. B. 1; 2; 2; 2. C. 2; 2; 1; 2. D. 2; 2; 2; 1.
Câu 31. Cho các bazơ thức sau: Ba(OH) 2; Ca(OH)2, NaOH, Cu(OH)2; Mg(OH)2. Số bazơ tan trong
nước là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
_____HẾT_____

21
CHUYÊN ĐỀ 5: TỔNG ÔN HIĐRO – NƯỚC
10 ĐIỀU GHI NHỚ VỀ HIĐRO – NƯỚC – AXIT – BAZƠ – MUỐI
1. Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các khí, có phản ứng nổ với oxi, khử được các oxit kim loại thành
kim loại.
2. Khí hiđro điều chế ra được thu bằng phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí úp bình.
3. Khí hiđro cháy với ngọn lửa xanh nhạt ⇒ dùng que đóm đang cháy để nhận biết hiđro.
4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất
thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. PTHH: A + BC → AC + B
5. Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi theo tỉ lệ mol 2 : 1, tỉ lệ khối lượng 1 : 8 ⇒
CTHH: H2O
6. Nước tác dụng được với một số kim loại (Na, K, Ca, Ba, …), một số oxit bazơ (NaOH, KOH,
Ca(OH)2, Ba(OH)2, …) và một số oxit axit (CO2, SO2, SO3, P2O5, …).
7. Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit: HCl, HNO3, H2SO4.
8. Phân tử bazơ gồm nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH): NaOH,
KOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3, …
9. Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (hoặc NH4: amoni) liên kết với một hay nhiều
gốc axit.
10. Tên gọi axit – bazơ – muối
Axit Bazơ Muối
- Tên axit không có oxi: Tên kim loại + hiđroxit Tên kim loại + tên gốc axit
Axit + tên phi kim + hiđric (kèm hóa trị nếu KL có nhiều (kèm hóa trị nếu KL có nhiều
- Tên axit có nhiều oxi: hóa trị) hóa trị)
Axit + tên phi kim + ic Một số gốc axit thường gặp
- Tên axit có ít oxi: - Cl: clorua, -Br: bromua, =S: sunfua.
Axit + tên phi kim + ơ - NO3: nitrat, = SO4: sunfat, =CO3: cacbonat, ≡PO4: photphat.
- HSO4: hiđrosunfat, -HCO3: hiđrocacbonat, -H2PO4: đihiđro
photphat.
=SO3: sunfit, -HSO3: hiđro sunfit, -NO2: nitrit.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Cho các từ và cụm từ: oxi, khử, nhẹ nhất, oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđro, kim loại,
hiđroxit, gốc axit. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
(a) Khí hiđro là chất khí …………. trong các khí, có phản ứng nổ với ……….., ……… được cac oxit
kim loại thành kim loại.
(b) …………………. là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất
thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
(c) Nước là hợp chất tạo bởi hai ……………… là ………….. và …………. Nước tác dụng với một số
……………….. ở nhiệt độ thường và một số ……………….. tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều
……………… tạo ra axit.
(d) Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều ………………. liên kết với ……………………
Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng ……………………..
(e) Bazơ là hợp chất mà phân tử có một ………………… liên kết với một hay nhiều nhóm …………..

22
Câu 2. Hoàn thành bảng sau:
Phân loại
Tên chất Công thức
(oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối)
Natri sunfat
Magie oxit
Bạc nitrat
Lưu huỳnh trioxit
Sắt (III) sunfat
Magie bromua
Cacbon đioxit
Nhôm sunfat
Natri cacbonat
Kali photphat
Bari đihiđrophotphat
Natri hiđrosunfat
Kẽm clorua
Natri sunfit
Kali hiđrosunfit
Sắt (III) hiđroxit
Thủy ngân (II) sunfua
H2SO4
H3PO4
HCl
Fe2O3
KNO3
Ag3PO4
NO2
Ba(NO3)2
NaNO2
Ca(HCO3)2
KHSO4
FeO
HBr
Fe(OH)2

Câu 3: Hoàn thành các PTHH sau (nếu có):


(1) …Al + …O2 ……………………………….…
(2) …Na2O + …H2O → ……………………………….…
(3) …KMnO4 ……………………………………..
(4) …SO3 + …H2O → …………………………………….
(5) …H2 + ………. …Cu + …………………….…
(6) ….CaO + …..H2O → ……………………………….…
Kim loại (Li, Na, K, Ca, Ba) + nước → Bazơ + H2↑

23
(7) ….. Na + ….. H2O → ……………………………….……………..…...
(8) ….. Ba + ….. H2O → ……………………………….……………..…...
Kim loại (trừ Ag, Cu, Hg, Pt, Au) + axit (HCl, H2SO4 loãng) → Muối (hóa trị thấp) + H2↑
(9) …..Fe + …..HCl → ………………………………………………..…...
(10) …..Al + …..H2SO4 loãng → ………………………………………….……
(11) …..Mg + …..HCl → ……………………………………………………..
(12) …..Cu + …..H2SO4 loãng → …………………………………………….…
Oxit kim loại (tất cả) + axit (HCl, H2SO4 loãng) → Muối + H2O
(13) …..CuO + …..HCl → ………………………………………………….…..
(14) …..Al2O3 + …..H2SO4 → ……………………………………………...…..
(15) …..FeO +….. H2SO4 loãng → ………………………………………………..
(16) …..BaO + …..HCl → ……………………………………………………..
Axit + bazơ → Muối + H2O
(17) …..NaOH + …..HNO3 → …………………………………………………..
(18) …..Ca(OH)2 + …..HCl → ……………………………………………...…..
(19) …..Ba(OH)2 + …..H2SO4 → ………………………………………………..
(20) …..Ba(OH)2 + …..HNO3 → ………………………………………………..
Trong các phản ứng trên, phản ứng hóa hợp gồm: ……………………………….
phản ứng phân hủy gồm: ………………………………
phản ứng thế gồm: ……………………………………..
Câu 4: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(a)
(1) …………………………………………………………………
(2) …………………………………………………………………
(3) …………………………………………………………………
(4) …………………………………………………………………
(b)
(1) …………………………………………………………………
(2) …………………………………………………………………
(3) …………………………………………………………………
(4) …………………………………………………………………

(c)

(1) …………………………………………………………………
(2) …………………………………………………………………
(3) …………………………………………………………………
(4) …………………………………………………………………
(5) …………………………………………………………………
(6) …………………………………………………………………
(7) …………………………………………………………………
(8) …………………………………………………………………
(10) ………………………………………………………………..
Câu 5: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học (nếu có)?

24
(a) Cho mảnh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng.
Hiện tượng: ……………………………………………………………………………………………
PTHH: …………………………………………………………………………………………………
(b) Sục khí CO2 vào lượng dư nước vôi trong.
Hiện tượng: ……………………………………………………………………………………………
PTHH: …………………………………………………………………………………………………
(c) Dẫn luồng khí hiđro đi qua ống đựng bột đồng (II) oxit.
Hiện tượng: ……………………………………………………………………………………………
PTHH: …………………………………………………………………………………………………
(d) Cho bột canxi oxit vào cốc nước có nhỏ sẵn vài giọt phenol phtalein.
Hiện tượng: ……………………………………………………………………………………………
PTHH: …………………………………………………………………………………………………
(e) Cho lưu huỳnh trioxit vào nước rồi cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch sản phẩm.
Hiện tượng: ……………………………………………………………………………………………
PTHH: …………………………………………………………………………………………………
(f) Nhúng lần lượt mẩu giấy quỳ tím vào nước xà phòng và nước vắt từ quả chanh.
Hiện tượng: ……………………………………………………………………………………………
PTHH: …………………………………………………………………………………………………
(g) Ngâm một đinh sắt (đã đánh sạch lớp gỉ) vào dung dịch axit clohidric.
Hiện tượng: ……………………………………………………………………………………………
PTHH: …………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:
(a) Các chất khí: H2, O2, CO2, N2.
H2 O2 CO2 N2

PTHH: (1) ………………………………………………………


(2) ……………………………………………………….
(b) Các dung dịch (chất lỏng): HCl, NaOH, Ca(OH)2, NaCl.
HCl NaOH Ca(OH)2 NaCl

PTHH: (1) ………………………………………………………


(c) Các chất rắn: CaO, P2O5, CaCO3.
CaO P2O5 CaCO3

PTHH: (1) ………………………………………………………


(2) ……………………………………………………….

25
Câu 7: Điều chế (xem như các dụng cụ, thiết bị có đủ).
(a) Từ thuốc tím (KMnO4), kẽm, axit sunfuric loãng, sắt (III) oxit, hãy viết các phương trình hóa học
điều chế sắt từ oxit.
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
..…………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
(b) Chỉ có Fe2O3, H2O, dung dịch HCl, kim loại Na. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các
chất NaOH, Fe, FeCl2.
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
..…………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
..…………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….

26
PHẦN B – CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Bài toán CO, H2 khử oxit kim loại
Dạng 2: Bài toán kim loại tác dụng với axit
Dạng 3: Bài toán kim loại tác dụng với nước

DẠNG 1: BÀI TOÁN CO, H2 KHỬ OXIT KIM LOẠI


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết
H2 + Oxit KL KL + H2O
CO + Oxit KL KL + CO2
Các oxit KL bị khử thường gặp gồm: ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, SnO, PbO, CuO, HgO, Ag2O.
❖ Phương pháp giải
- Viết phương trình tính theo phương trình (1 ẩn, chất hết – chất dư, đặt ẩn – lập hệ).
- BTKL:

- Tăng - giảm KL: mrắn giảm = mO(oxit)

 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng khí hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 gam
sắt.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
(c) Tính thể tích khí H2 đã phản ứng (đktc).
Câu 2. Thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho khí CO dư khử hoàn toàn 0,2 mol Fe3O4 ở nhiệt độ cao.
- Thí nghiệm 2: Cho khí H2 dư khử hoàn toàn 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính số lít khí CO và H2 (ở đktc) cần dùng cho mỗi thí nghiệm.
(c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi thí nghiệm.
Câu 3. Cho H2 dư qua 16 gam hỗn hợp X gồm FeO và CuO (trong đó CuO chiếm 25% về khối lượng).
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(a) Tính khối lượng mỗi kim loại thu được sau phản ứng.
(b) Tính tổng thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
Câu 4. Cho dòng khí CO dư qua 24 gam hỗn hợp X gồm hai oxit CuO và Fe 2O3 nung nóng, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 17,6 gam hỗn hợp kim loại.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.
(c) Tính thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng.
Câu 5. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 16 gam hỗn hợp X gồm hai oxit CuO và Fe 2O3, nung nóng. Sau
phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗn hợp giảm 25%.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

27
Câu 6. Dẫn 6,72 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hai khí H 2 và CO từ từ qua hỗn hợp hai oxit FeO và CuO
nung nóng, sau phản ứng thấy khối lượng hỗn hợp oxit giảm m gam.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính m.
(c) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X, biết tỉ khối hỗn hợp X so với CH4 bằng 0,45.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 7. Cho khí CO dư qua Fe3O4 nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 33,6 gam
sắt.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng.
(c) Tính thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng.
Câu 8. Có một hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO về khối lượng. Người ta dùng khid hiđro dư để
khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp đó.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng mỗi kim loại thu được sau phản ứng.
(c) Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
Câu 9. Cho khí hiđro dư đi qua m gam hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit nung nóng, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam hỗn hợp kim loại trong đó có 2,8 gam sắt.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) đã tham gia phản ứng.
(c) Tính m.
Câu 10. Dùng khí H2 dư khử hoàn toàn 31,2 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe 3O4, sau phản ứng thu
được 23,2 gam hỗn hợp kim loại.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.
(c) Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
Câu 11. (201 – Q.17). Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị
của m là
A. 25,6. B. 19,2. C. 6,4. D. 12,8.
Câu 12. (Q.15): Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau
phản ứng là
A. 2,52 gam. B. 3,36 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.
Câu 13. (MH3-2017): Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá
trị của V là
A. 13,44. B. 8,96. C. 4,48. D. 6,72.
Câu 14. (204 – Q.17). Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe 2O3 bằng khí H2, thu được m gam
hỗn hợp kim loại và 1,98 gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 6,08. C. 4,64. D. 4,42.
Câu 15. (202 – Q.17). Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và
MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
Câu 16. (A.08): Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H 2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn
gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm
0,32 gam. Giá trị của V là

28
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.
Câu 17. (C.08): Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm
CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí
X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120. B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224.

DẠNG 2: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết
KL + axit (HCl, H2SO4) → Muối + H2↑
Trừ các kim loại: Cu, Ag, Hg, Au, Pt; muối tạo thành KL có hóa trị thấp: Fe (II), Cr (II).
❖ Phương pháp giải
- Viết phương trình tính theo phương trình (1 ẩn, chất hết – chất dư, đặt ẩn – lập hệ).
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và V
lít khí H2 (đktc).
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra và tính V.
(b) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối?
Câu 2. Cho mạt sắt vào một dung dịch chứa 0,2 mol axit sunfuric loãng, sau khi bột sắt tan hoàn toàn
thu được 1,68 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch X.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng.
(c) Tính khối lượng axit sunfuric còn dư trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 3. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch chứa 0,25 mol axit clohiđric.
(a) Sau phản ứng chất nào còn dư? Khối lượng dư bao nhiêu gam?
(b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
Câu 4. Cho 13,2 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu
được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (đktc).
(a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 5. Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Nếu cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit dư thì kim loại nào cho nhiều
khí hiđro nhất?
(c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng của kim loại nào đã dùng là nhỏ nhất?

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 6. Cho m gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric cho đến khi kẽm tan hết thì thấy sinh ra
4,48 lít khí hiđro (đktc).
(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
(b) Tính m và khối lượng axit clohidic phản ứng.
Câu 7. Cho hỗn hợp X gồm 5,4 gam nhôm và 2,4 gam magie tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung
dịch HCl.
(a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
29
(b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí hiđro sinh ra (đktc).
Câu 8. Cho 11,2 gam sắt tác dụng với dung dịch có chứa 49 gam axit sunfuric.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Sau phản ứng chất nào còn dư?
(c) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc).
Câu 9. Cho 3,78 gam nhôm vào cốc chứa 24,5 gam H 2SO4 (loãng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(a) Sau phản ứng nhôm hay axit sunfuric còn dư? dư bao nhiêu gam?
(b) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc).
(c) Nếu lấy toàn bộ khí hiđro thu được ở trên qua 12 gam CuO, nung nóng thì sau phản ứng thu được
bao nhiêu gam kim loại?
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe bằng lượng dư dung dịch HCl, sau phản
ứng thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch X.
(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(b) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 11. Cho các kim loại nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Nếu cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit dư thì kim loại nào cho nhiều
khí hiđro hơn?
(c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng của kim loại nào đã dùng ít hơn?

Câu 12. (QG.19 - 204). Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H 2 (ở
đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 1,12. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 13. (QG.19 - 203). Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít khí H2 (ở
đktc). Giá trị của m là
A. 5,60. B. 1,12. C. 2,24. D. 2,80.
Câu 14. (Q.15): Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28
lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.
Câu 15. (Q.15): Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H 2SO4 loãng, thu được V lít H 2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn
dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25.
Câu 17. (201 – Q.17). Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu
được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là
A. 0,60 gam. B. 0,90 gam. C. 0,42 gam. D. 0,48 gam.
Câu 18. (A.12): Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H 2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung
dịch X là
A. 4,83 gam. B. 5,83 gam. C. 7,33 gam. D. 7,23 gam.

DẠNG 3: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI NƯỚC


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
30
❖ Lý thuyết
KL + H2O → Bazơ + H2↑
Một số kim loại phản ứng: Li, Na, K, Ca, Ba, …
❖ Phương pháp giải
- Viết phương trình tính theo phương trình (1 ẩn, chất hết – chất dư, đặt ẩn – lập hệ).
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho 4,6 gam natri vào nước dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc).
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra và tính V.
(b) Tính khối lượng natri hiđroxit thu được.
Câu 2. Cho một hỗn hợp chứa 4,6 gam natri và 3,9 gam kali tác dụng với nước.
(a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
(c) Nếu cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì có hiện tượng gì?
Câu 3. Cho 11,7 gam một kim loại R (hóa trị I) tác dụng hết với nước dư thu được 3,36 lít khí hiđro
(đktc). Xác định tên kim loại R.
Câu 4. Cho 34,25 gam một kim loại R tan hết trong nước thì thấy sinh ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Tìm
tên kim loại R theo hai trường hợp sau:
(a) R là kim loại hóa trị II. (b) R chưa biết hóa trị.
Câu 5. Chia m (gam) hỗn hợp X gồm Mg và Na làm hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hết phần 1 thì cần 2,184 lít khí oxi (đktc).
- Cho phần 2 vào cốc nước dư, sau phản ứng thấy có 1,68 lít khí (đktc) thoát ra.
(a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
(b) Tính giá trị của m.
Câu 6. Cho 7,9 gam hỗn hợp X gồm K và Ca tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí
H2 (đktc) và dung dịch X.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 7. Cho 7,8 gam kim loại kali vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung
dịch X và thoát ra V lít khí H2 (đktc).
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra và tính V.
(b) Tính khối lượng kali hiđroxit thu được.
Câu 8. Cho 3 gam một kim loại R (chưa rõ hóa trị) tác dụng hết với nước dư thu được 1,68 lít khí hiđro
(đktc). Xác định tên kim loại R.
Câu 9. Chia m (gam) hỗn hợp X gồm Fe và K làm hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hết phần 1 thì cần 2,8 lít khí oxi (đktc).
- Cho phần 2 vào cốc nước dư, sau phản ứng thấy có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra.
(a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
(b) Tính giá trị của m.
Câu 10. Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch X.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
31
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn.
Câu 11. Cho 13,7 gam Ba tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được V lít H 2 (ở đktc). Giá trị của V

A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 1,792 lít D. 3,36 lít
Câu 12. (MH2-2017): Cho 0,78 gam kim loại kiềm M (hóa trị I) tác dụng hết với H 2O, thu được 0,01
mol khí H2. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 13. (C.14): Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M (hóa trị I) vào H 2O dư, thu được 1,344 lít khí H2
(đktc). Kim loại M là
A. Rb. B. Li. C. K. D. Na.
Câu 14. (QG.18 - 204): Cho 0,425 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư thu được 0,168 lít khí H2
(đktc). Khối lượng kim loại Na trong X là
A. 0,115 gam. B. 0,230 gam. C. 0,276 gam. D. 0,345 gam.
Câu 15. (QG-2017) Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung
hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là
A. Ca. B. Ba. C. Na. D. K.

KIỂM TRA CHƯƠNG V - HÓA HỌC 8


(Thời gian làm bài: 45 phút)

Họ và tên: ……………………….. Thời gian: Từ ……. đến …… ngày …./…/20…

Điểm Nhận xét của giáo viên

PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;Fe = 56.
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. Cho hiđro dư qua bột Fe2O3, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe. D. Fe(OH)3.
Câu 2. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. 2KClO3 KCl + O2. B. SO3 + H2O H2SO4.
C. Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O. D. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O.
Câu 3. Chất nào sau đây tác dụng với nước sinh ra khí H2?
A. K2O. B. Ca. C. CaO. D. Na2O.
Câu 4. Hợp chất nào sau đây là bazơ?
A. Đồng(II) nitrat. B. Kali clorua. C. Sắt(II) sunfat. D. Canxi hiđroxit.

32
Câu 5. Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào không làm quỳ tím đổi màu?
A. HNO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. NaCl.
Câu 6. Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản
ứng là
A. 2,52 gam. B. 3,36 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.
Câu 7. Cho Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch axit clohidric. Dẫn khí
sinh ra đi qua ống chữ V chứa bột đồng (II) oxit đang nung nóng. Thí
nghiệm mô tả như hình bên. Hiện tượng quan sát được là
A. Kẽm tan dần, dung dịch trong ống nghiệm sủi bọt khí.
B. Bột đồng (II) oxit chuyển dần từ màu đen sang đỏ gạch.
C. Có những giọt nước đọng trong ống thủy tinh chữ V.
D. Tất cả các hiện tượng trên.
Câu 8. Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M (hóa trị I) vào H 2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc).
Kim loại M là
A. Rb. B. Li. C. K. D. Na.
Câu 9. Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓; (2) Na2O + H2O → 2NaOH;
(3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑; (4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O;
(5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑; (6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu↓;
(7) CaO + CO2 → CaCO3; (8) HCl + NaOH → NaCl + H2O.
Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10. Cho các oxit: CO2, SO2, CO, P2O5, N2O5, NO, SO3, BaO, CaO. Số oxit tác dụng với nước tạo ra
axit tương ứng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 8.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Phân loại và gọi tên các chất sau: H2SO4, KHSO3, CO2, NaOH, Fe2O3.
Câu 2. (2 điểm)
(a) Hoàn thành chuỗi phản ứng:
(b) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: CaO, P2O5, NaCl, CuO.
Câu 3. (3 điểm) Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau
phản ứng thu được dung dịch X và 11,2 lít khí H2 (ở đktc).
(a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(c) Dẫn khí H2 thu được ở trên qua 48 gam CuO, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam kim loại. Tính m.
_____HẾT____

33

You might also like