You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN HÓA HỌC 8

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que
diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:
A. Tàn đỏ tắt.
B. Tàn đỏ nổ to.
C. Tàn đỏ giữ nguyên.
D. Tàn đỏ bùng sáng.
Câu 2: Thành phần không khí gồm
A. 21% N2; 78% O2 và 1% là các khí khác.
B. 78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.
C. 50% N2; 20% O2 và 30% là các khí khác.
D. 100% O2
Câu 3. Nhóm các chất đều tác dụng với khí oxi ở nhiệt độ thích hợp:
A. S, Al, CH4 B. Ag, S, C
C. S, Au, CO D. P, Cl, CH4
Câu 4. Cho hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng 1 2 3
thí nghiệm. Tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3, 4 trên
4
hình vẽ đã cho là
A. 1. KClO3; 2. ống dẫn khí; 3. đèn cồn; 4. khí Oxi
B. 1. KClO3; 2. ống nghiệm; 3. đèn cồn; 4. khí oxi
C. 1. khí Oxi; 2. đèn cồn; 3. ống dẫn khí; 4. KClO3
D. 1. KClO3; 2. đèn cồn; 3. ống dẫn khí; 4. khí Oxi
Câu 5. Cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng
chảy màu nâu. Là hiện tượng của phản ứng nào
A. S + O2   SO2 B. C + O2   CO2
t0 t0

C. 3Fe + 2O2   Fe3O4 D. CH4 + 2O2   CO2 + 2H2O


0 0
t t

Câu 6. Dãy chất nào sau đây tác dụng được với khí hiđro ở nhiệt độ thích hợp
A. CuO, PbO, O2 C. CaSO4, Al2O3, CuO
B. KOH, ZnO, CuO D. Fe, CuO, HgO
Câu 7. Nung nóng đồng (II) oxit tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí hiđro đi qua, hiện
tượng quan sát được là
A. Xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm.
B. Không có hiện tượng.
C. Bột đồng (II) oxit không chuyển màu.
D. Bột đồng (II) oxit màu đen chuyển thành màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành
trong ống nghiệm.
Câu 8. Kim loại nhôm bị hòa tan bởi axit sunfuric loãng, thu được muối nhôm sunfat(Là hợp
chất của Al và nhóm SO4) và khí hiđro. Hãy chọn phản ứng để mô tả hiện tượng trên
A. Al2O3 + 3H2SO4(loãng) 2Al2(SO4)3 + 3H2O
B. 2Al + H2SO4(loãng)  Al2SO4 + H2O
C. Al + H2SO4(loãng)  AlSO4 +3H2
D. 2Al + 3H2SO4(loãng)  Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 9. Thành phần không khí luôn bị tác động bởi các yếu tố khác nhau :
a) Khí thải từ các lò sản xuất gạch ngói và vôi.
b) Cây xanh quang hợp.
c) Các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu xăng, dầu.
d) Khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
e) Sự hô hấp.
Yếu tố làm ô nhiễm không khí là:
A. a, b, c B. c, d, e C. a, c, d D. b, c, d
Câu 10. Cho dãy chất sau: dãy nào toàn là oxit axit
A. CO2, SO2, MgO C. P2O5, SO2, ZnO
B. MgO, ZnO, HgO D. N2O5, SO3, CO2
Câu 11. Sự oxi hóa là
A. Sự tác dụng của đơn chất với oxi
B. Sự tác dụng của hợp chất với oxi
C. Sự tác dụng của một chất với oxi
D. Sự tác dụng của một kim loại với oxi
Câu 12. Trong hồ nuôi tôm, người ta lắp thêm máy sục khí là để:
A. Chỉ làm đẹp
B. Cung cấp thêm khí oxi cho tôm
C. Cung cấp thêm khí nitơ cho tôm
D. Cung cấp thêm khí cacbon đioxit cho tôm
Câu 13. Thể tích khí Oxi sinh ra (đktc) khi nung 0,2 mol KMnO4 là:
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 4,48 lít D.5,6 lít.
Câu 14. Cho Zn tác dụng với axit HCl thu được 0,1 mol khí hiđro. Khối lượng Zn dùng là:
A. 6,5 gam B. 65 gam C. 0,65 gam D. 1,3 gam
Câu 15. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi tan nhiều trong nước B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hoá lỏng D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 16. Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí hiđro tan nhiều trong nước B. Khí hiđro nhẹ hơn nước
C. Khí hiđro khó hoá lỏng D. Khí hiđro ít tan trong nước
Câu 17. Lưu huỳnh cháy trong oxi cho ngọn lửa màu xanh nhạt. PTHH biểu diễn hiện tượng
trên là
A. S + O2   SO2 B.2 S + 3O2   2 SO3
t0 t0

C. S + 2O2   SO4 D. 2S+ O2   2SO


0 0
t t

Câu 18. Cho dãy chất sau: dãy nào toàn là oxit bazơ
A. CO2, SO2, MgO C. MgO, ZnO, HgO
B. P2O5, SO2, ZnO D. N2O5, SO3, CO2
Câu 19: Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp
theo là
A. cây nến cháy sáng chói.
B. cây nến cháy bình thường.
C. cây nến bị tắt ngay.
D. cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.
Câu 20: Cho các phản ứng hóa học sau:
1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2) 2FeO + C → 2Fe + CO2
3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
4) CaCO3 → CaO + CO2
5) 4N + 5O2 → 2N2O5
6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?
A. 1, 2, 3.
B. 2, 4.
C. 1, 3, 5, 6.
D. 1, 4, 5, 6.
Câu 21. Cho các PTHH sau:
(1) Cu(OH)2 → CuO + H2O (5) Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 + H2O
(2) CaO + CO2→ CaCO3 (6) 4Fe(OH)2 +O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
(3) 2HgO → 2Hg + O2 (7) 2SO2 + O2 → 2SO3
(4) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (8) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Phản ứng phân huỷ là
A.1, 3, 4, 5. B. 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 5, 8. D. 1, 3, 4, 6
Câu 22. Đi nitơ penta oxit là tên gọi của
A. N2O5 B. N2O3 C. NO D. NO2
Câu 23: Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các
phương án sau:
A. Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa
B. Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.
C. Dùng nước tưới lên ngọn lửa.
D. Không có phương án dập tắt phù hợp.
Câu 24: Đốt cháy 6 gam oxi và 6,4 gam S trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?
A. Lưu huỳnh
B. Oxi
C. Không xác định được
D. Cả hai chất đều hết
Câu 25: Thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 20 lít khí CH4 là (các thể tích đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất):
A. 10 lít.
B. 8 lít.
C. 200 lít.
D. 100 lít.
Câu 26: Khí nhẹ nhất trong các khí sau:
A. H2
B. H2O
C. O2
D. CO2
Câu 27: Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O
A. 1,4 lít.
B. 2,8 lít.
C. 5,6 lít.
D. 2,24 lít.
Câu 28: Cho 8 gam CuO tác dụng với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có
m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 0,64
B. 6,4
C. 0,72
D. 7,2
Câu 29: Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít
H2 (đktc). Kim loại R là:
A. Cu.
B. Mg.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 30: Cách đọc tên nào sau đây sai?
A. CO2: cacbon (II) oxit
B. CuO: đồng (II) oxit
C. FeO: sắt (II) oxit
D. CaO: canxi oxit

PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và Fe.
Bài 2. Viết PTHH :
a) Cho H2 pư lần lượt với : CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO, HgO, PbO, O2.
b) Cho HCl , H2SO4 pư lần lượt với Mg, Al, Zn, Fe, Ca, Na
Bài 3: Viết 1 phương trình phản ứng hóa học
a. Tạo ra oxit bazơ b. Điều chế oxit axit
c. Khí hiđro khử Chì (II) oxit d. Đốt cháy khí hiđro trong bình khí oxi
Bài 4:
Cho 4,8 gam magie tác dụng với axit clohiddric thu được muối MgCl2 và khí H2
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng muối MgCl2 thu được
c. Đốt cháy lượng khí thu được cần dùng bao nhiêu lit không khí ở đktc. Biết thể tích oxi
bằng 1/5 thể tích không khí.
Bài 5: Người ta điều chế kẽm oxit bằng cách đốt kẽm trong oxi.
a.Viết PTHH
a) Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit
b) Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO 3)
Bài 6. Dúng khí H2 để khử lần lượt :
a) 16,2g ZnO
b) 4g CuO
Hãy tính thể tích H2 (đktc) đã dùng và khối lượng kim loại thu được trong mỗi trường hợp.
Bài 7.Nêu nguyên nhân ô nhiễm không khí,hậu quả và biện pháp bảo vệ không khí không ô
nhiễm.

You might also like