You are on page 1of 5

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu= 64, O= 16, Cl= 35,5, P= 31, H = 1, Al= 27

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)


Câu 1. Trong các hợp chất hóa học, oxi có hóa trị là bao nhiêu
A. II
B. IV
C. III
D. I
Câu 2. Cho các phản ứng hóa học sau:
1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2) 2FeO + C → 2Fe + CO2
3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
4) BaCO3→ BaO + CO2
5) 4N + 5O2 → 2N2O5
6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?
A. 1, 2, 3.
B. 2, 4.
C. 1, 3, 5, 6.
D. 1, 4, 5, 6.
Câu 4. Phương trình nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. 2KClO3   2KCl + 3O2
B. 4KOH  4K + 2H2O + O2
C. Ag + O3 Ag2O + O2
D. 2H2O   2H2 + O2
Câu 5. Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?
A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.
B. Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.
C. CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2.
D. H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:
A. Là chất khí không màu, không mùi, không vị
B. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
C. Là khí tan rất ít trong nước
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7. Dung dịch là:
A. Hỗn hợp gồm dung môi và chất tan
B. Hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan
C. Hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan
D. Hỗn hợp không đồng nhất giữa dung môi và chất tan
Câu 8. Tên gọi của Fe(OH)3 là:
A. Sắt (III) hiđroxit.
B. Sắt hiđroxit.
C. Sắt (III) oxit.
D. Sắt oxit.
Câu 9. Có 3 lọ mất nhãn đựng các khí O2, CO2, H2. Dùng thuốc thử nào sau đây để
nhận biết được 3 lọ trên dễ dàng nhất?
A. Que đóm
B. Que đóm đang cháy
C. Nước vôi trong
D. Đồng (II) oxit
Câu 10. Sau phản ứng của CuO và H2thì có hiện tượng gì:
A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
C. Có chất khí bay lên
D. Không có hiện tượng
Câu 11. Oxit của 1 kim loại hóa trị 2 trong đó Oxi chiếm 20% về khối lượng. Xác định
công thức hóa học của oxit kim loại đó là:
A. MgO
B. FeO
C. ZnO
D. CuO
Câu 12. Trong không khí oxy chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích
A. 21%
B. 78%
C. 18%
D. 50%
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Cho hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ điều chế khí X trong phòng thí
nghiệm. Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi sau:

a) Khí X là gì? Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tại sao người ta phải cho ít bông ở đầu ống nghiệm.
c) Người ta thu khí X bằng phương pháp gì? Tại sao người ta có thể sử dụng phương
pháp này?
Câu 2. (1,5 điểm) Cho 25,2 gam kim loại X hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 10,08 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định kim loại X.
Câu 3. (3 điểm) Cho 1,2 gam Mg phản ứng với 64 gam dung dịch CuSO 4 20% thu được
muối MgSO4 và kim loại Cu
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính nồng độ phần trăm các muối thu được sau phản ứng
b) Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng
Đề số 2
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Tính chất nào sau đây oxi không có
A. Oxi là chất khí
B. Trong các hợp chất, oxi có hóa trị 2
C. Tan nhiều trong nước
D. Nặng hơn không khí
Câu 2. Chất  nào sau đây hòa tan trong nước, tạo ra dung dịch làm quỳ chuyển sang
màu đỏ?
A. Fe2O3          B. K2O            C. SO3             D. CaO
Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
B. Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2
C. CuO + H2→ Cu + H2O
D. CO2 + Ba(OH)2→ BaCO3 + H2O
Câu 4. Người ta thu được khí oxi vào ống nghiệm đặt thẳng đứng bằng cách đẩy không
khí là vì:
A. Oxi nhẹ hơn không khí
B. Oxi tan ít trong nước
C. Oxi không tác dụng với nước
D. Oxi nặng hơn không khí
Câu 5. Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổi mạnh nhất nếu
trộn khía H2 với O2 theo tỉ lệ về thể tích:
A. 1: 2
B. 2: 4
C. 4: 2
D. 2: 1
Câu 6. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đa số là tăng
B. Đa số là giảm
C. Biến đổi ít
D. Không biến đổi
Câu 7. Nồng độ mol của 200 gam CuSO4 trong 2 lít dung dịch là
A. 0,625 M
B. 0,1M
C. 1,6M
D. 0,35M
Câu 8. Dãy chất nào sau đây đều là oxit axit:
A. CaO, K2O, Na2O, BaO
B. CO2, SO3, P2O5, N2O5
C. CO, CaO, MgO, NO
D. CO, SO3, P2O5, NO
Câu 9. Hóa trị của sắt trong hợp chất Fe 2O3 là
A. II.
B. III.
C. IV
D. VI
Câu 10. Phương trình điều chế khí hidro trong phòng thí nhiệm là
A. 2Ag + H2S ⟶ H2 + Ag2S
B. H2O   H2+ O2
C. H2O + KCl   KClO3 + H2
D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 11. Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là
A. natri sunfit.
B. natri sunfat.
C. sunfat natri.
D. natri sunfuric.
Câu 12. Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3.
B. MgO.
C. CuO.
D. CaO.
Phần 2. Tự luận (7 điểm )
Câu 1. (1,5 điểm) Hòan thành các sơ đồ phản ứng sau:

H2O   O2   Fe3O4   Fe   FeSO4


Câu 2. (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 chất rắn màu trắng đựng
riêng biệt trong 3 lọ không có nhãn: CaO, Ca, P 2O5
Câu 3 (1,5 điểm) Hòa tan 2,4 gam Mg tác dụng 100g dung dịch HCl 14,6%, tạo thành
MgCl2 và H2 :
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc?
c) Tính nồng độ phần trăm của trong dung dịch sau phản ứng?
Câu 4. (2,5 điểm) Người ta dẫn luồng khí H2 đi qua ống đựng 4,8 gam bột CuO được
nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, cho đến khi toàn bộ lượng CuO màu đen chuyển
thành Cu màu đỏ thì dừng lại.
a) Tính số gam Cu sinh ra?
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên ?
c) Để có lượng H2 đó phải lấy bao nhiêu gam Fe cho tác dụng vừa đủ với bao nhiêu
gam axit HCl.
(Biết: Mg = 24, Zn = 65, Cl = 35.5, H = 1; O = 16)
Câu 1. (2 điểm) Viết công thức hóa học của các hợp chất sau và cho biết chúng thuộc
hợp chất gì?
a) Điphotpho pentaoxit
b) Natri photphat
c) Canxi hiđroxit
d) Natri hidrocacbonat
e) Đồng oxit
f) Axit clohidric
Câu 2. (2,5 điểm)  Cho các chất sau: P, HNO3, Cu, K2O, Fe3O4, SO3
a) Chất nào tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao? Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Chất nào bị hidro khử ở nhiệt độ thích hợp? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
c) Chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? Viết phương trình phản ứng
xảy ra
Câu 3. (1,5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các khí: CO 2, O2 và H2
Câu 4. (2 điểm) Hòa tan CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ)
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 5. (2 điểm) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từu Fe3O4 bằng cách
dùng oxi oxi hóa ở nhiệt độ cao.

You might also like