You are on page 1of 3

Cho biết: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39;

Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137.


Đề bài:
Câu 1: Nhiệt độ hóa lỏng của oxi là
A. -183oC. B. 183oC. C. -193oC. D. -183,5oC.
Câu 2: Kim loại không tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao là
A. nhôm. B. kẽm. C. sắt. D. bạc.
Câu 3: Sản phẩm thu được khi đốt cháy khí metan (CH4) trong không khí là
A. CO2 và H2O. B. CO và H2O. C. CO2 và H2. D. C và CO2.
CH4 + 2O2 -> (t ) CO2 + 2H2O
O

Câu 4: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước vì
A. oxi không tan trong nước. B. oxi nhẹ hơn nước.
C. oxi ít tan trong nước. D. oxi tan nhiều trong nước.
Câu 5: Nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là
A. nhiệt phân các chất giàu oxi và bền với nhiệt.
B. nhiệt phân các chất nghèo oxi và kém bền với với nhiệt.
C. nhiệt phân các chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.
D. nhiệt phân các chất nghèo oxi và bền với nhiệt.
Câu 6: Hiện tượng khi dẫn 1 luồng khí hiđro dư đi qua ống nghiệm đựng bột đồng (II) oxit, nung
nóng là
A. bột màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và các giọt nước xuất hiện ở
thành bình.
B. bột màu đỏ chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đen và các giọt nước xuất hiện ở thành
bình.
C. bột màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch.
D. bột màu đỏ chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đen.
Câu 7: Khí được sinh ra sau quá trình quang hợp của cây xanh là
A. O2. B. CO2. C. CO. D. H2.
Câu 8: Người ta không sử dụng vật liệu nào để dập tắt đám cháy bằng xăng, dầu?
A. Nước. B. Cát khô. C. Bình cứu hỏa. D. Chăn ướt.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. NaOH + HCl ⭢ NaCl + H2O. B. 2Na + 2H2O ⭢ 2NaOH + H2.
C. P2O5 + 3H2O ⭢ 2H3PO4. D. Ca(OH)2 + CO2 ⭢ CaCO3 + H2O.
Có H2
Câu 10: Sự oxi hóa chậm là
A. sự tác dụng của oxi với 1 chất.
B. sự tác dụng của oxi với 1 chất có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
C. sự tác dụng của oxi với 1 chất có tỏa nhiệt và có phát sáng.
D. sự tác dụng của oxi với 1 chất không tỏa nhiệt và không phát sáng.
Câu 11: Khí dùng để bơm vào bóng thám không và làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa là
A. CO2. B. O2. C. H2. D. N2.
Câu 12: Hóa chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. H2O. B. Cu và H2SO4. C. Không khí. D. KMnO4.
Câu 13: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CO. B. Na2O. C. CaO. D. P2O5.
Câu 14: Phản ứng hóa hợp là
A. phản ứng hóa học.
B. phản ứng hóa học trong đó từ một chất ban đầu tạo thành hai hay nhiều chất mới.
C. phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất được tạo thành từ hai chất ban đầu.
D. phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều
chất ban đầu.
Câu 15: Công thức hóa học của magie oxit là
A. MgO. B. MnO2. C. MnO. D. Mg2O2.
Câu 16: Tên gọi của hợp chất có công thức P2O5 là
A. điphotpho pentaoxit. B. photpho (V) oxit
C. điphotpho trioxit D. photpho pentaoxit.
Câu 17: Nguyên liệu để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là
A. nước. B. Zn, dung dịch HCl. C. Cu, dung dịch HCl. D. không khí.
Câu 18: Người ta thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước vì
A. khí hiđro nhẹ hơn không khí. B. khí hiđro rất ít tan trong nước.
C. khí hiđro không màu, không mùi, không vị. D. khí hiđro nặng hơn không khí.
Câu 19: Axit tương ứng với oxit SO2 là
A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S. D. S(OH)4.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất X cần lượng vừa đủ 6,4 gam O 2 thu được 4,4 gam
CO2 và 3,6 gam nước. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 1,6. C. 8,0. D. 10,8.
Câu 21: Oxit của nguyên tố R (chưa rõ hóa trị) chứa 20% về khối lượng là oxi. Nguyên tố R là
A. Cu. B. Fe. C. N. D. Al.
Câu 22: Đốt cháy 8g đơn chất X cần 5,6 lít khí oxi (đktc). X là
A. P. B. S. C. Mg. D. C.
Câu 23 – 24 – 25 – 26: Cho 1,68 gam sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl thu được V
lít (đktc) khí hiđro.
23. Giá trị của V là
A. 0,672. B. 6,72. C. 2,24. D. 22,4.
Dẫn toàn bộ lượng khí hiđro vừa thu được trên vào bình đựng 3,2 gam đồng (II) oxit, nung nóng.
24. Phương trình hóa học của phản ứng trên là
A. CuO + H2 t o → Cu + H2O. B. 2CuO + H2 t o → Cu2O + H2O.
C. 2CuO + H2 t → CuH2 + O2.
o
D. Cu2O + H2 t o → 2Cu + H2O.
25. Số gam đồng thu được là
A. 192 gam. B. 19,2 gam. C. 0,192 gam. D. 1,92 gam.
26. Khối lượng chất dư sau phản ứng là
A. 8 gam. B. 0,8 gam. C. 2 gam. D. 0,2 gam.
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam kali clorat (KClO3) thu được V ml khí. V có giá trị là
A. 6,72. B. 6720. C. 67,20. D. 0,672.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 5,76 gam magie trong bình đựng khí oxi. Phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được m gam magie oxit. Giá trị của m là
A. 15,36. B. 4,8. C. 9,6. D. 8,4.
Câu 29: Cho 2,49 gam kim hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Fe, Zn tác dụng với dung dịch H 2SO4
loãng thấy có 1,344 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Tổng khối lượng muối sunfat khan thu được sau
phản ứng là
A. 8,25g. B. 8,52g. C. 5,28g. D. 5,82g.
Câu 30: Điều kiện phát sinh của sự cháy là
A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. B. Chất cháy không cần đến oxi.
C. Phải có đủ khí oxi cho sự cháy. D. Chất cháy nóng đến nhiệt độ cháy và có đủ oxi.
----------Hết----------

You might also like