You are on page 1of 6

CHƯƠNG V: HIĐRO- NƯỚC

Sử dụng dữ kiện sau cho câu số 1, 2


Cho 48g CuO tác dụng với khí H2 khi đun nóng
Câu 1: Thể tích khí H2 (đktc) cho phản ứng trên là:
A. 11,2 lít B. 13,44 lít C. 13,88 lít D. 14,22 lít
Câu 2: Khối lượng đồng thu được là:
A. 38,4g B. 32,4g C. 40,5g D. 36,2g
Sử dụng dữ kiện sau cho câu số 3,4
Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu được 11,2g Fe
Câu 3: Khối lượng Fe2O3 đã tham gia phản ứng là:
A. 12g B.13g C.15g D.16g
Câu 4: Thể tích khí H2(đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 1,12lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít
Câu 5: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá- khử?
A.CO2 + NaOH ->NaHCO3
B.CO2 + H2O -> H2CO3
C. CO2 + 2Mg ->2MgO + C
D. CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
Sử dụng dữ kiện sau cho câu số 6,7
Cho 13g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl
Câu 6: Thể tích khí H2(đktc) thu được là:
A. 1,12lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Câu 7: Chất còn dư sau phản ứng là:
A. Zn B. HCl C. 2 chất vừa hết D. Không xác định được
Câu 8: Đốt hỗn hợp gồm 10 m1 khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng?
A. H2 dư B. O2dư C. 2 Khí vừa hết D. Không xác định được
Câu 9: Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu nào trong số các màu cho dưới đây?
A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không xác định được
Câu 10: Phản ứng hoá học trong đó các chất tham gia và sản phẩm thuộc 4 loại chất vô cơ: oxit,
axit, bazơ, muối là phản ứng nào dưới đây?
A. Phản ứng hoá hợp B. Phản ứng phân huỷ
C. Phản ứng thế D. Phản ứng trung hoà
Câu 11: Cho 6,5g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12g HCl. Thể tích khí H2( đktc) thu được là:
A. 1,12lít B. 2,24 lít C.3,36 lít D. 2,42 lít
Câu 12: Đốt 20ml khí H2 trong 20 ml khí O2. Sau khi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu, thể tích
còn dư sau phản ứng là?
A. Dư 10ml O2 B. Dư 10ml H2
C. hai khí vừa hết D. Không xác định được
Câu 13: Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng:
2H2 + O2 -> 2H2O
Muốn thu được 22,5g nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là:
A. 1,12lít B. 2,24lít C. 3,36lít D.4,48lít
Câu 14: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:
A. 2KClO3 - > 2KCl + O2 B. SO3 +H2O - > H2SO4
C. Fe2O3 + 6HCl - >2FeCl3 +3 H2O D. Fe3O4 + 4H2 -> 3Fe + 4H2O
Câu 15: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 -> Cu + H2O
B. Mg +2HCl -> MgCl2 +H2
C. Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 +H2O
D. Zn + CuSO4 ->ZnSO4 +Cu
Câu 16: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hoá - khử:
A. CaO + H2O - >Ca(OH)2 B. CaCO3 - > CaO + CO2
C. CO2 + C - > 2CO D. Cu(OH)2- > CuO + H2O
Câu 17: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng oxi hoá- khử ?
A. CuO + H2 -> Cu + H2O
B. 2FeO + C -> 2Fe + CO2
C. Fe2O3 + 2Al - > 2Fe + Al2O3
D. CaO + CO2 -> CaCO3
Câu 18: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:
A. H2O B. HCl C. NaOH D. Cu
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn và Mg, các dung dịch axit H 2SO4 loãng và HCl.
Muốn điều chế được 1,12 lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối
lượng nhỏ nhất?
A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl
Câu 20: Có 6 lọ mất nhãn dung dịch các chất sau:
HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl, NaOH, Ba(OH)2
Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên
A. Quì tím B. Dung dịch phenolphtalein
C. Dung dịch AgNO3 D. Tất cả đều sai
Câu 21:Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá xanh:
A. Đường B. Muối ăn C. Nước vôi D. Dấm ăn
Câu 22: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi
màu:
A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaCl
Câu 23: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:
A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH
Câu 24: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:
A. MgCl; Na2SO4; KNO3
B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2
C. CaSO4; HCl; MgCO3
D. H2O; Na3PO4; KOH
Câu 25: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I B. Gốc photphat PO4 hoá trị II
C. Gốc Nitrat NO3 hoá trị III D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I
Dữ kiện cho hai câu 36, 37
Khử 12g sắ t(III) oxit bằng khí hiđro
Câu 26: Thể tích khí hiđro(đktc) cần dùng là:
A. 5,04 lít B. 7,56 lit C. 10,08 lít D. 8,2 lít
Câu 27: Khối lượng sắt thu được là:
A. 16,8g B. 8,4g C.12,6g D. 18,6g
Dữ kiện cho hai câu 38, 39
Người ta điều chế 24g đồng bằng cách dùng H2 khử CuO.
Câu 28: Khối lượng CuO bị khử là:
A. 15g B. 45g C. 60g D. 30g
Câu 39: Thể tích khí H2(đktc) đã dùng là:
A. 8,4lít B. 12,6 lít C. 4,2 lít D. 16,8 lít
Câu 29: Hợp chất nào sau đây là bazơ:
A. Đồng(II) nitrat B. Kali clorua
C. Sắt(II) sunfat D. Canxi hiđroxit
Câu 30: Thể tích khí hiđro thoát ra(đktc) khi cho 13g kẽm tác dụng hết với axit sunfuaric là:
A. 2,24lít B. 4,48 lít C. 5,86 lít D. 7,35 lít
Câu 31: Số gam sắt cần tác dụng hết với axit clohiđric để cho 2,24 lít khí hiđro (đktc) là:
A. 56g B.28g C. 5,6g D. 3,7g
Câu 32: Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho 9,8g kẽm tác dụng với 9,8g Axit sunfuaric là:
A. 22,4 lít B. 44,8 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít
Câu 33: Có 11,2 lít (đktc) khí thoát ra khi cho 56g sắt tác dụng với một lượng axit clohiđric. Số mol
axit clohiđric cần thêm tiếp đủ để hoà tan hết lượng sắt là:
A. 0,25mol B. 1,00mol C. 0,75mol D. 0,50mol
3 3
Câu 34: Đốt cháy 10cm khí hiđro trong 10cm khí oxi. Thể tích chất khí còn lại sau phản ứng:
A. 5cm3 hiđro B. 10cm3 hiđro
C. Chỉ có 10cm3 hơi nước D. 5cm3 oxi
Câu 35: Khử 48g đồng (II) oxit bằng khí hiđro cho 36,48g đồng. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 90% B. 95% C. 94% D. 85%
BÀI TẬP HÓA 8 – CHƯƠNG 5 : HIDRO
Bài 1. Viết PTHH :
a) Cho H2 pư lần lượt với : CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO, HgO, PbO, O2.
b) Cho HCl , H2SO4 pư lần lượt với Mg, Al, Zn, Fe, Ca, Na
Bài 2. Có 3,36 lít khí H2 (đktc)
a) Với lượng khí H2 này có thể khử hết bao nhiêu gam : CuO, Fe2O3, Fe3O4
b) Tính m kim loại hu được trong mỗi trường hợp
Bài 3. Dúng khí H2 để khử lần lượt :
a) 16,2g ZnO
b) 4g CuO
Hãy tính VH2 (đktc) đã dùng và m kim loại thu được trong mỗi trường hợp.
 BÀI TOÁN LƯỢNG DƯ
Bài 4. Dẫn 11,2 lít khí H2 (dktc) qua ống nghiệm chứa 16g CuO. Sau pư kết thúc, hãy tính: m kim
loại thu được. Sau pư có chất nào còn dư không? Tính m oxit dư hoặc V khí còn dư
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí H2 trong bình chứa 11,2 lít khí O2. Tính m H2O thu được. Các
khí đo ở đktc
Bài 6. Để khử 16g sắt (III) oxit ở to cao người ta dùng 16,8 lít khí H2 (đktc). Sau pư kết thúc, hỏi sắt
(III) oxit có bị khử hết không? Tính khối lượng kim loại sắt thu được
Bài 7. Để khử hoàn toàn 13g kẽm trong dung dịch axit HCl thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?
Dẫn toàn bộ khí thu được qua 23,2g bột Fe3O4, hãy tính khối lượng kim loại thu được.
Bài 8. Ngâm 2,7g bột nhôm trong dung dịch chứa 39,2g H2SO4
a) Tính VH2 thu được (đktc)
b) Lượng khí H2 trên có thể dùng để khử tối da bao nhiêu gam bột chì (II) oxit?
 BÀI TẬP HỖN HỢP
Bài 9. Một hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nặng 40 gam. Trong hh này thì CuO chiếm 20% khối lượng.
Dùng khí H2 để khử hoàn toàn hh trên. Hãy tính:
a) Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng.
b) Khối lượng hh kim loại thu được
Bài 10. Một hh X nặng 32g gồm CuO và Fe2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 2 : 3. Dùng khí H2
để khử hoàn toàn hh này ở to cao
a) Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng.
b) Khối lượng hh kim loại thu được
Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn hh khí gồm CO và H2 cần dùng 10,08 lít khí O2 và sau pư thu được 2,7g
H2O. Hãy tính:
a) TP% mỗi khí trong hh đầu
b) VCO2 thu dược
Bài 12. Dùng khí CO để khử hoàn toàn hh gồm PbO và CuO thu được 2,07g Pb và 1,6g Cu. Hãy
tính:
a) Khối lượng hh oxit ban đầu
b) VCO đã dùng
Bài 13. Khử hoàn toàn a (g) Fe2O3 bằng khí H2 dư thu được b (g) kim loại Fe. Đốt cháy hết lượng Fe
này trong khí O2 dư thu được 23,2g oxit sắt từ. Hãy viết các PTHH. Tính a và b
Bài 14. Cho hòa tan hoàn toàn 10g hh kim loại gồm Al và Cu trong dd H2SO4 loãng dư thu được
6,72 lít khí hidro (đktc). Biết Cu không tan trong H2SO4 loãng
a) Tính TP% mỗi kim loại trong hh đầu
b) Tính m H2SO4 đã pư
Bài 15. Cho hòa tan hoàn toàn 20g hh kim loại gồm Fe và Cu trong dd HCl dư thu được 6,72 lít khí
hidro (đktc). Biết Cu không tan trong HCl.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại và TP% mỗi kl trong hh đầu
b) Để có được lượng Cu trong hh phải khử bao nhiêu gam CuO nếu dùng khí CO làm chất khử?
Bài 16. Cho 11,3g hh gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở
đktc
a) Viết các PTHH
b) Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp đầu
c) Lượng khí H2 này có thể khử được tối đa bao nhiêu gam Fe3O4
Bài 17. Khử hoàn toàn hh gồm CuO và Fe2O3 nặng 14g phải dùng hết 5,04 lít khí H2 (đktc). Viết các
PTHH xảy ra và tính:
a) Tổng thể tích H2 (đktc) đã dùng
b) Khối lượng hh kim loại thu được
c) Để có lượng khí H2 trên phải dùng bao nhiêu gam kim loại Zn và axit HCl
Bài 18. Cho 11g hh gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở
đktc. Viết các PTHH và tính:
a) Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp
b) Dẫn toàn bộ lượng khí trên qua 16g bột CuO đun nóng đến pư kết thúc. Tính m Cu thu được.
Bài 19. Khử hoàn toàn 19,7g hh gồm Fe3O4 và ZnO cần dùng vừa đủ 6,72 lít H2 (đktc) thu được hh
kim loại. Tính:
a) Khối lượng mỗi oxit trong hh đầu
b) Khối lượng mỗi kim loại thu được
c) Để có lượng H2 trên phải dùng bao nhiêu gam kim loại Mg và axit H2SO4? Biết lượng axit
dùng dư 10%
Bài 20. Khử hoàn toàn m (g) hh CuO và ZnO cần dùng vừa đủ 4,48 lít H2 (đktc) thu được 12,9g hh
kim loại. Tính:
a) Khối lượng hh đầu
b) TP% khối lượng mỗi kim loại thu được
Bài 21. Cho 11g hh gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở
đktc. Tính % khối lượng tưng kim loại có trong hỗn hợp
Bài 22. Cho 11,3g hỗn hợp gồm Zn và Mg tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát
ra ở đktc. Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu
Bài 23. Đốt cháy hoàn toàn m(g) hh kim loại Fe và Al cần dùng vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Nếu lấy
m(g) hh trên hòa tan hết trong dd HCl thì thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 (đktc). Hãy tính m(g) hh kim
loại và tính TP% mỗi kim loại trong hh đầu
 BÀI TẬP XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ
Bài 24. Hòa tan 3,6g một kim loại A hóa trị II bằng một lượng dư axit HCl thu được 3,36 lít khí H2
(đktc). Xác định tên kim loại A
Bài 25. Hòa tan hoàn toàn 8,1g kim loại A hóa trị III trong dd HCl dư thu đucợ 10,08 lít khí H2
(đktc). Xác định tên A và m HCl đã dùng
Bài 26. Hòa tan hoàn toàn 9,75g kim loại M chưa rõ hóa trị trong dd H2SO4 loãng dư thu được 3,36
lít khí H2 (đktc). Xác định tên M và m HCl đã dùng
Bài 27. Hòa tan hoàn toàn 2,8g kim loại R chưa rõ hóa trị trong dd HCl dư thu được 1,12 lít khí H2
(đktc). Xác định tên R
Bài 28. Khử hoàn toàn 16g oxit của kim loại M có hóa trị II người ta dùng đúng 4,48 lít khí H2 (đktc)
thu được kim loại M. Xác định tên M và CTHH của oxit trên
Bài 29. Khử hoàn toàn 16g oxit của kim loại M có hóa trị III người ta dùng đủ 6,72 lít khí CO (đktc)
thu được kim loại M và khí CO2. Xác định tên M và CTHH của oxit trên
Bài 30. Khử hoàn toàn 11,6g một oxit sắt (FexOy) bằng khí H2 ở to cao thu được 8,4g sắt kim loại.
Xác định CTHH của oxit sắt và tính VH2 (đktc) đã dùng

You might also like