You are on page 1of 4

ÔN TẬP OXYGEN

Nguyên tố H C N O Na Mg Al S Cl K Ca Mn Fe Cu Zn Ag Ba
M (g/mol) 1 12 14 16 23 24 27 32 35,5 39 40 55 56 64 65 108 137

Câu 1: (2,5 điểm) Viết PTHH của các phản ứng trên, ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng nếu có
1) Đốt cháy mẫu kẽm trong bình khí oxygen.
2) 2Zn + O2 => 2ZnO
3) Đốt cháy dây đồng trong bình khí oxygen.
4) 2Cu + O2 -> 2CuO
5) Đốt cháy lưu huỳnh trong bình khí oxygen.
S + O2 -> SO2
6) Đốt cháy khí ethylene (C2H4).
2C2H4 + 6O2 -> 4H2O + 4CO2

7) Cho thanh nhôm phản ứng với dung dịch copper (II) nitrate, sau phản ứng thu được kim loại đồng và
aluminium nitrate.
3CuNO3 + 2Al -> 3Cu + Al2(NO3)3
Câu 2: (3,0 điểm) Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí
oxygen, người ta thực hiện thí nghiệm như hình ảnh sau:
a. Viết PTHH biểu diễn phản ứng điều chế khí oxygen từ
KMnO4.
2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
b. Phương pháp thu khí được sử dụng trong thí nghiệm bên
có tên gọi là gì? Có thể sử dụng phương pháp này
Hình 1. Điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm
để thu khí CH4 được không biết đây là một khí
không màu, nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.
Phương pháp thu khí được sử dụng trong thí nghiệm bên gọi là phương pháp đẩy không khí ngửa
bình
Không thể dùng phương pháp này để thu khí CH4 vì CH4 nhẹ hơn không khí. Mà phương pháp đẩy
không khí ngửa bình chỉ dành cho các khí nặng hơn không khí. Nhưng bên cạnh đó, có thể thu bằng
cách đẩy không khí úp bình và đẩy nước vì CH4 nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.
c. Ngoài phương pháp thu khí trên, trong phòng thí nghiệm để thu khí oxygen người ta còn có thể sử
dụng phương pháp nào khác?
Phương pháp đẩy nước vì oxygen ít tan trong nước.
d. Trong công nghiệp, để điều chế khí oxygen người ta sử dụng phương pháp điện phân nước
i/ Viết PTHH của phản ứng điều chế khí oxygen từ nước.
2H2O -> O2 + 2H2 (điện phân)
ii/ Hãy cho biết 01 sự khác biệt về đặc điểm giữa phương pháp điều chế trong công nghiệp và trong
phòng thí nghiệm. (Lưu ý: Sự khác biệt nói chung giữa 2 loại phương pháp điều chế, không phải
phương pháp điều chế khí oxygen nói riêng).
Điều chế trong công nghiệp là điều chế một lượng lớn chất đó, cần nhiều thời gian hơn nhưng thu lại
được một số lượng chất cần.
Điều chế trong phòng thí nghiệm là chủ yếu để quan sát sự phản ứng của các chất, vì vậy cần phải
thực hành nhanh và chỉ thu lại một số lượng nhỏ để quan sát.
Câu 3: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam kim loại sắt trong bình kín chứa 7,437 lít khí chlorine (Cl 2)
o
ở điều kiện chuẩn, biết PTHH của phản ứng trên là: 2Fe + 3Cl2 t→ 2FeCl3

a. Tính số mol của kim loại sắt và khí chlorine trước khi phản ứng.
o
PTHH: 2Fe + 3Cl2 t→ 2FeCl3

Tỉ lệ: 2 – 3 – 2
Ban đầu: 0,3 – 0,3 – 0
Phản ứng: 0,2 – 0,3 – 0,2
Sau phản ứng: 0,1 – 0 – 0,2
Số mol của 16,8g Fe là: nFe = m / M = 16,8 / 56 = 0,3 (mol)
Số mol của 7,437 l Cl2 ở đkc là: nCl2 = V / 24,79 = 7,437 / 24,79 = 0,3 (mol)
b. Sau phản ứng, chất nào còn dư, chất nào hết?
Cứ 0,3 mol Cl2 thì phản ứng đủ với 0,2 mol Fe
Ta có 0,3 mol Fe -> Fe dư, bài toán tính theo Cl2
Chất còn dư: Cl2 (0,1 mol)
Chất hết: Fe
c. Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng.
Khối lượng của 0,1 mol Fe là: mFe = nM = 0,1 . 56 = 5,6 (g)
Khối lượng của 0,2 mol FeCl3 là: mFeCl3 = nM = 0,2 . (56 + 35,5.3) = 32,5 (g)
Câu 4: (1,5 điểm) Bằng kiến thức hóa học của mình, em hãy giải thích các hiện tượng sau:
a. Vì sao nước có khả năng dập tắt đám cháy? (Hình 2a)
Nước có khả năng dập tắt đám cháy vì nó có thể tách 1 trong 3 yếu tố trong tam giác cháy.
Nước tách nguồn nhiệt khỏi tam giác cháy nên đám cháy dần dừng cháy. Nước góp phần làm giảm
nhiệt của đám cháy, ngoài ra, đối với một số chất, nước có thể làm giảm nồng độ của chất cháy, từ đó
đám cháy được dập tắt.
b. Vì sao trong các bể cá người ta phải lắp thêm các máy bơm khí oxygen? (Hình 2b)
Vì cá cũng cần oxygen để thở, do oxygen ít tan trong nước, cần máy bơm khí oxygen để bổ sung
oxygen cho cá thở
c. Vì sao thể tích của 1 mol chất khí lại có sự khác biệt ở các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau?
Ví dụ ở ĐK chuẩn (25o C và 1 barr) thì thể tích 1 mol khí là 24,79 lít, còn ở ĐK tiêu chuẩn (0 oC và 1
atm) thì thể tích 1 mol khí là 22,4 lít. (Hình 2c)
Thể tích của 1 mol chất khí lại có sự khác biệt ở các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau vì ở
nhiệt độ càng cao, các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chất chuyển động càng nhanh, nhờ thế thể tích
tăng và ngược lại. Áp suất nén hạt lại, áp suất càng lớn thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chất bị
nén nhiều hơn, thể tích sẽ giảm theo đó.

Hình 2. Một số hiện tượng


Câu 5: (1,0 điểm) Để nghiên cứu về tính chất khí oxygen, bạn Mạnh lắp đặt thí nghiệm như Hình 3. Sau 1
tuần bạn thấy cuộn sắt từ màu đen chuyển thành màu nâu đỏ, đồng thời mực nước trong ống nghiệm bị dâng
lên.
Hình 3. Thí nghiệm bạn Mạnh
a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong ống nghiệm trong 1 tuần.
PTHH: 3Fe + 2O2 -> Fe3O4
b. Giải thích vì sao mực nước bị dâng lên trong ống nghiệm sau 1 tuần.
Mực nước bị dâng lên trong ống nghiệm sau 1 tuần vì trong không khí chỉ có 21% là oxygen, sau khi
Fe phản ứng hết với số lượng oxygen trong không khí, lượng khí sẽ giảm đi, dẫn đến có các khoảng
trống nên mực nước ở bên ngoài dâng lên.
c. Dự đoán cột nước trong ống nghiệm sau 1 tuần cao bao nhiêu cm (Không cần giải thích).
2,52 cm, vì trong không khí có 21% là oxygen, sau khi phản ứng hết với oxygen sẽ chỉ còn lại 79%.
Giả sử như thể tích của không khí ở trong hết ống nghiệm là 12 cm thì 21% của 12 sẽ là 2,52 cm.
- Hết -

You might also like