You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II

MÔN HÓA HỌC – KHỐI 9


A. Nội dung kiến thức

1. Kim loại

- Tính chất hóa học của kim loại ( Kim loại phản ứng với nước, acid)

- Bài toán hỗn hợp kim loại

2. Hợp chất hữu cơ

- Định nghĩa HCHC, phân loại và xác định mạch C ( mạch hở (thẳng và phân nhánh); mạch vòng)

- Vẽ CTCT của HCHC (dạng khai triển và thu gọn)

- Định tính HCHC

B. Bài tập hỗn hợp kim loại


Bài 1: Cho 13,6 g hỗn hợp Mg, Fe tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch HCl thu được 34,9 g muối và V lít khí ở đkc.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính V
c) Tính nồng độ mol của acid HCl
ĐS: a) 17.6% ; 82,4%, b) 7,437 lít, c) 0,75M
Bài 2: Cho 3,79g hỗn hợp hai kim loại là Zn và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1983,2 ml khí (đkc). Tính
khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
ĐS: 3,25g; 0,54g.
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 15,15 g hỗn hợp Al và Zn phải dùng 450ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định % mỗi chất trong hỗn hợp
đầu. ĐS: 35,64%, 64,35%
Bài 4: Cho một lượng hỗn hợp gồm Ag và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch acid H 2SO4, thu được 6,1975 lít khí H2 (đkc). Sau
phản ứng thấy còn 6,25 gam một chất rắn không tan. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
ĐS: 72,2%; 27,8%.
Bài 5: Cho 9,9 g hỗn hợp hai kim loại Calcium và potassium vào nước thu được 4,958 lít khí (đkc) và dung dịch X.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b) Xác định thành phần ddX
c) Trung hòa dung dịch X trên bằng 500ml dung dịch HCl. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng
ĐS: a) 6g, 3,9g; b) chất tan: Ca(OH)2 và KOH, dung môi: H2O; c) 0,8M
Bài 6: Đốt hỗn hợp X gồm 32,3 gam kim loại Cu và Zn trong không khí thu được 40,3 gam hỗn hợp chất rắn X gồm 2 oxide.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại
b) Tính V không khí cần dùng để đốt cháy hỗn hợp X trên biết O2 chiếm 20% thể tích không khí.
c) Để hòa tan hỗn hợp oxide trên cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M.
ĐS: a) 12,8g, 19,5g; b)30,9875 ; c) 1000
Bài 7: Cho 8,85 g hỗn hợp Mg, Cu và Zn vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,7185 lít H2 (đkc) và 3,2 g chất rắn không tan.
Phần trăm khối lượng của Mg, Cu, Zn trong hỗn hợp.
ĐS: 36,2%; 27,1%; 36,7%.
C. Bài tập phân loại hợp chất hữu cơ
Bài 1 Cho một số công thức sau:
CH4, Ca2C2O4, C2H4, C2H6O, C2H6, C4H8, HCHO, CH3CHO, C5H10, CO, C5H12, C3H8, C2H2, C4H6, CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CO2, CH3Br,
CH2=CHCOOH, CH3-CH2-CH2-C≡CH, CH3CH2OH, CH2 = CH – CH2 – CH3, CH2 = CH – CH3, C3H8, CaCO3, C6H12, CH3Cl, C6H5Br,
Ba(OH)2, C7H14, C8H16, KCN, CH2 – CH = CH – CH3, CH≡C-CH2-CH3, CH3-C≡C-CH3, HOOC-COOH, AgNO3.

a) Chất nào là hợp chất hữu cơ.


b) Chất nào là hydrocarbon. c) Chất nào là dẫn xuất hydrocarbon.
Bài 2: Viết công thức cấu tạo thu gọn của các hợp chất dưới đây

a) b) c) d)

e) f) g) h)

i) j) k)

Bài 3: Cho công thức cấu tạo của một số hợp chất hứu cơ sau:

CH ≡ C - CH2 - CH3
CH2 = CH - CH2 - CH2 - CH3

a) Khoanh tròn bút xanh đối với những công thức có cấu tạo mạch vòng.
b) Khoanh tròn bút đỏ đối với những công thức có cấu tạo mạch hở.
c) Khoanh tròn bút đen đối với những công thức có cấu tạo mạch hở, không phân nhánh.
d) Công thức nào có liên kết đôi/liên kết ba

D. Bài tập viết đồng phân các hợp chất hữu cơ


Bài 1: Cho các công thức phân tử sau: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, C6H14, C2H4, C3H6, C4H8, C5H10, C2H2, C3H4, C4H6.
a) Tính độ bất bão hòa các hợp chất trên.
b) Viết tất cả các đồng phân trên (chỉ viết mạch thẳng).

You might also like