You are on page 1of 2

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (VÒNG 1) – NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN HOÁ HỌC


THỜI GIAN LÀM BÀI 120 PHÚT (Đề có 2 trang)
Câu 1: (4 đ)
1.1
X
+E

+F +H +I +J to
X A B C D↓ Fe2O3

+G
X

Xác định các chất X, A, B, C, D .... Viết phương trình phản ứng. Biết rằng X tác dụng với dung dịch
axit sunfuric loãng tạo ra B và C
1.2
(Theo báo dân trí ngày 24/10/2014 ) Một hiện tượng lạ xảy ra ở thành phố Bắc Giang. Người dân
TP. Bắc Giang cho biết khoảng 14h30’, trời tối lại, mây đen xám xịt, có mưa phùn liên tục kéo dài.
Khi tiếp xúc với những hạt mưa, nhiều người thấy mắt, mũi cay xè, khó chịu, da và cổ họng đau rát.
Người dân nơi đây phải đeo kính, khẩu trang mới có thể tiếp tục lưu thông trên đường.
Theo những người dân địa phương, đây là lần đầu tiên họ gặp hiện tượng này. Nhưng một số người
sống tại khu vực gần Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (TP Bắc Giang) thì cho rằng vào những
hôm trời mưa và mây xuống thấp, mỗi khi đi qua khu vực gần Công ty họ cũng từng gặp hiện tượng
trên.
Theo em, hiện tượng nói trên là hiện tượng hóa học nào ? Giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng
trên ? Hiện tượng này kéo dài sẽ gây nên những tác hại gì ?
Câu 2: 4 đ
2.1 Các muối tan thường được tinh chế bằng cách làm kết tinh lại. Biết nồng độ % của dung dịch
Na2S2O3 bão hoà ở các nhiệt độ khác nhau là:
- Ở 00C là 52,7% - Ở 400C là 59,4%
Người ta hoà tan m1 gam Na2S2O3 . 5H2O (có độ tinh khiết 96%) vào m 2 gam nước thu được dung
dịch bão hoà Na2S2O3 ở 400C rồi làm lạnh dung dịch xuống 0 0C thì thấy tách ra 10 gam
Na2S2O3.5H2O tinh khiết. Tính m1 và m2 ?
2.2 Có 5 chất bột màu trắng: BaCO3, NaNO3, Na2SO4, Na2CO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm nước và khí
cacbonic hãy phân biệt các chất trên.
Câu 3: 3,5 đ
Khử hoàn toàn 38,4 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO ở nhiệt độ cao bằng CO dư. Sau phản ứng thu
được m gam hỗn hợp 2 kim loại và hỗn hợp khí A. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 15 gam kết tủa.
- Phần 2: Cho tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng đến khan
thu được x gam muối.
a/ Tính giá trị m và x.
b/ Ngâm m gam hai kim loại nói trên trong y gam dung dịch HCl 25% phản ứng vừa đủ thu được khí
hiđro, dung dịch B và 1 chất rắn không tan. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch B.
Câu 4: 4 đ
Cho hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, nung X trong điều kiện không có không khí thu được 92,35
gam chất rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 8,4 lít khí đo ở đktc và còn lại
phần không tan Z. Hoà tan 1 nửa lượng Z bằng axit sunfuric đặc nóng dư thấy có 13,44 lít khí SO 2 ở
đktc thoát ra. Xác định công thức của oxit sắt và khối lượng oxit nhôm trong hỗn hợp Y.
Câu 5: 4,5 đ
Cho 5,16 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg vào dung dịch CuSO 4 0,25M. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 13,88 gam chất rắn B và dung dịch C. Lọc lấy dung dịch C, rồi thêm dung
dịch BaCl2 dư vào thì thu được 46,6 gam kết tủa.
a/ Tính thể tích dung dịch CuSO4 đã dùng
b/ Tính khối lượng từng kim loại có trong hỗn hợp A.
c/ Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m.

Cho H = 1, O = 16, P = 31, C = 12, S = 32, N = 14, Ca = 40, Ba = 137, Ag = 108, Cu = 64, Zn = 65,
Al = 27, Mg = 24, Fe = 56, Na = 23, K = 39, Cl = 35,5 (Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần
hoàn các nguyên tố hoá học và bảng tính tan).
--- Hết ---

You might also like