You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN THI: HÓA HỌC (Chuyên)
ĐỀ THI THỬ SỐ
Thời gian: 150 phút
(Đề thi gồm 3 trang, 10 câu)
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 điểm): Giải thích các hiện tượng sau:


a) Nhỏ một ít nước chanh vào ống nghiệm chứa một ít sữa bò, thấy sữa bị vón cục
b) Cho mẩu kim loại Li ngoài không khí, sau đó hòa tan mẫu trên vào nước, thấy xuất hiện khí mùi khai
c) Khi để AgCl ngoài ánh sáng một thời gian, thấy xuất hiện chất rắn màu đen
d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HI dư, sau phản ứng thấy xuất hiện chất rắn màu tím đen.
Câu 2 (1 điểm): Có 4 hợp chất hữu cơ mạch hở (X, Y, Z, T), trong phân tử đều chứa C, H, O. Các chất này
đều có khối lượng phân tử là 60 g/mol, biết rằng:
- X tác dụng được với dung dịch Na2CO3
- Y tác dụng được với Na, nhưng không tác dụng được với dung dịch NaOH
- Z tác dụng được với Na, có phản ứng tráng bạc
- T tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na.
Xác định X, Y, Z, T và viết các PTHH.
Câu 3 (1 điểm):Bình chữa cháy phun bọt dạng axit - kiềm có cấu tạo như sau: ống thủy tinh hở miệng đựng
dung dịch axit sunfuric, bình đựng dung dịch natri hidrocacbonat có nồng độ cao. Bình thường, bình chữa
cháy được để đứng thẳng, không được để nằm. Khi chữa cháy phải dốc ngược bình lên.
1. Vì sao, khi bảo quản, bình chữa cháy phải để đứng thẳng? Vì sao khi chữa cháy lại phải dốc ngược bình
lên? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có)?
2. Nêu nguyên lí chữa cháy của bình?
Câu 4 (1 điểm): Khi lên men rượu etylic (C2H5OH), người ta thu được dung dịch chứa hợp chất hữu cơ A. A
tác dụng với dung dịch NaOH dư cho hợp chất B. Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn
gồm B và NaOH, nung hỗn hợp này với CaO thu được khí C.
1. Xác định A, B, C.
2. Từ C, hãy viết các phương trình tổng hợp cao su Buna (polybutađien)
Câu 5 (1 điểm): Muối A chứa kim loại M, nguyên tố X và oxy (47,01%). Muối B chứa kim loại M, nguyên
tố X và oxy (39,95%). X có số oxi hóa dương và trong B thì giá trị của nó nhỏ hơn 2 đơn vị so với trong chất
A. Công thức phân tử của A và B chênh lệch chỉ một nguyên tử. Biết rằng, tỉ lệ số nguyên tử của M và X
trong A và B bằng nhau, và tỉ lệ khối lượng nguyên tử của M và X là 1,25:1.
1. Xác định các nguyên tố X, M và công thức chất A, B.

Trang 1
Muối A có thể tạo thành các tinh thể ngậm nước là C (chứa 49,60% oxy) và D (chứa 55,76% oxy).
2. Xác định công thức các chất C và D. Cho biết các giá trị % ở trên đều là % về khối lượng.
Câu 6 (1 điểm): Hỗn hợp A gồm 3 hidrocacbon X, Y, Z (Y, Z là đồng đẳng kế tiếp). Đốt cháy hoàn toàn 672
ml A rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình I chứa 52,91 gam dung dịch H 2SO4 98%, bình II chứa 437,5 ml dung
dịch Ba(OH)2 0,08M. Kết thúc thí nghiệm, nồng độ phần trăm H2SO4 ở bình I còn 96,2%, bình II xuất hiện
4,925 gam kết tủa. Mặt khác, dẫn 1209,6 ml A qua bình chứa dung dịch Br 2 dư, sau phản ứng khối lượng
bình tăng thêm 0,468 gam và có 806,4 ml khí thoát ra. Xác định công thức phân tử của X, Y, Z.
Câu 7 (1 điểm): Hỗn hợp kết dính gồm hợp chất Z, cát và các chất phụ gia được dùng để trùng tu các công
trình của di tích cố đô Huế. Z có thể được sản xuất bằng cách nung vỏ sò, xác san hô,... (thành phần chính là
chất vô cơ X) (1) rồi thêm nước vào sản phẩm sau khi nung (Y) (2). Khi hỗn hợp trên tiếp xúc với không khí,
Z phản ứng với khí T (3) tạo thành chất rắn có tác dụng cố kết các loại vật liệu với nhau.
1. Viết phương trình hóa học xảy ra ứng với 3 giai đoạn nêu trên.
2. Việc sản xuất chất Z từ vỏ sò, xác san hô đã diễn ra từ lâu trong dân gian. Hãy cho biết giai đoạn nào của
quá trình sản xuất đó gây ô nhiễm môi trường nhất? Vì sao?
3. Chất Y cần được bảo quản trong bì nilon kín, cách ly với không khí. Vì sao?
Câu 8 (1 điểm): Dẫn 0,56 mol hỗn hợp X gồm CO, CO2, H2 qua lượng dư hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng,
thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi (khối lượng của Y lớn hơn khối lượng của X là 7,68 gam). Dẫn Y qua
dung dịch chứa 0,2 mol KOH và y mol K2CO3 thu được 400 ml dung dịch Z. Cho từ từ đến hết 200 ml Z vào
600 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 5,336 lít khí (đktc). Mặt khác cho 200 ml Z tác dụng với lượng dư
dung dịch Ba(OH)2 thu được 78,8 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính y và thành phần %
theo thể tích của các khí trong X.
Câu 9 (1 điểm): Hỗn hợp Z chứa 3 axit cacboxylic: A là CnH2n+1COOH, B là Cn+1H2n+4COOH và D là
CaH2a-1COOH (với n, a nguyên dương). Cho 14,8 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được 20,3 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam Z
thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo của A, B và D.
Câu 10 (1 điểm): Hỗn hợp rắn A gồm FeS2, Cu2S và FeCO3 có khối lượng 10,24 gam. Đốt cháy A một thời
gian bằng oxi thu được hỗn hợp rắn B và 1,12 lít hỗn hợp khí X (không có oxi dư). Hòa tan toàn bộ B trong
dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí.
Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Y thu được 17,33 gam kết tủa. Lấy kết tủa đem nung ngoài

không khí đến khối lượng không đổi thu được 14,99 gam chất rắn. Biết tỉ khối của Z so với X bằng và
các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần % về khối lượng của FeS2 trong hỗn hợp A.
— HẾT —
– Giám thị không giải thích gì thêm, học sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trang 2

You might also like