You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH


NĂM HỌC 2022-2023
ĐỀ THI THỬ Môn: HÓA HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đề thi có 02 trang, 8 câu)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C = 12; Na = 23; Mg = 24; Al =
27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1
Nhiệt phân chất rắn tinh thể không màu X ở 4500C thu được hỗn hợp 3 khí (hỗn hợp 1) mà
tỷ khối so với hidro là 40,6. Khi làm lạnh nhanh hỗn hợp 1 tới 150 0C thì thu được một chất
lỏng và một hỗn hợp khí (2) có tỉ khối so với hidro là 20,7 và thể tích nhỏ hơn 2,279 lần so
với thể tích hỗn hợp (1) đo ở 450 0C. Hỗn hợp (2), sau khi làm lạnh tới 30 0C, được cho qua
dung dịch kiềm dư thì chỉ còn lại trong pha khí một khí không màu không cháy (nhưng vẫn
duy trì sự cháy có tỉ khối so với hidro là 16 và có thể tích nhó hơn 4,188 lần so với thể tích
hỗn hợp (2) đo ở 1500C.
a) Xác định X.
b) Viết phương trình các phản ứng mô tả ở trên.
Câu 2
Cho 1 gam bột magie phản ứng với 400 mL dung dịch axit nitric loãng 2,1% (D = 1,01
g/mL), thu được dung dịch chỉ chứa muối của magie; khí thoát ra được dẫn vào bình chứa
dung tích 1L. Áp suất trong bình lúc này là 0,54 atm ở nhiệt độ phòng. Đun nóng bình đến
nhiệt độ cao rồi sau đó hạ nhiệt độ về nhiệt độ phòng quan sát thấy lúc tăng nhiệt độ thì áp
suất tăng, nhưng hạ nhiệt độ thì áp suất trở về như cũ. Thêm oxy vào bình đến áp suất 0,85
atm rồi đun nóng một lần nữa thì có tiếng nổ. Hạ nhiệt độ về nhiệt độ phòng sau khi kết thúc
phản ứng thì áp suất đo được là 0,134 atm. Xác định số mol các sản phẩm khí tạo thành khi
cho Mg tác dụng với HNO3 và từ đó xác định độ tinh khiết của Mg.
Câu 3
Hòa tan hỗn hợp X gồm a mol CuxFeSy và b mol FeSy (a:b = 1:3, x, y nguyên dương) trong
dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch Y chỉ gồm hai muối sunfat, đồng thời giải
phóng 43,008 lít (đktc) hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với heli là 12,9375. Xác định x, y, a, b.
Câu 4
Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2 có tỉ khối so
với H2 bằng 7,8. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng chứa CuO và một oxit Fe
(dùng dư) đến khi phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ
vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 14,2 gam. Lấy toàn bộ
rắn còn lại trong ống sứ hòa tan trong dung dịch HNO 3 loãng dư thu được dung dịch Y và 5,6
lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N 2O có tỉ khối so với X bằng 82/39. Cô cạn dung dịch Y
thu được 220,4 gam muối khan trong đó oxi chiếm 56,624% về khối lượng. Xác định công
thức của oxit sắt.
Câu 5
A là hidro cacbon không làm mất màu dung dịch Brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol A và
hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH) 2 thu được kết tủa và khối lượng
bình tăng lên 11,32 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được kết tủa lại tăng
lên, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 24,85 gam. A không phản ứng với KMnO4/H2SO4
nóng, còn khi monoclo hóa trong điều kiện chiếu sáng thì chỉ tạo một sản phẩm duy nhất.
Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
Câu 6
Hỗn hợp A gồm hai anol đơn chức, mạch thẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy 6,97
gam hỗn hợp A dẫn qua CuO nung nóng, thu được chất rắn B và dung dịch C. Cho B tan hết
trong dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Chia dung dịch C làm
hai phần:
 Phần 1: cho tác dụng hết với KHCO3 thu được 448 ml khí CO2 (đktc).
 Phần 2: thêm một lượng dư CuSO4 khan, lắc kĩ, lọc tách phần rắn thu được phần lỏng
D. Cho D tác dụng với Na dư thu được 0,784 lít khí (đktc).
a) Tính hiệu suất chung của quá trình oxi hóa các ancol, biết khối lượng CuSO 4 tăng 1,08 g
so với trước khi cho vào phần 2.
b) Xác định công thức cấu tao của hai ancol trong hỗn hợp A.
Câu 7
Bón phân NPK là yêu cầu bắt buộc khi trồng cây ăn trái. Trong giai đoạn ra hoa và nuôi trái,
cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh
dưỡng về nuôi trái. Với một loại cây ăn trái trong giai đoạn này, người ta cần bón vào đất cho
mỗi cây trung bình là 40 gam N và 65 gam K 2O. Một khu vườn có diện tích 0,5 ha (1 ha =
10000m²) và mật độ trồng là 1 cây/4m², mỗi cây đã được bón 200 gam loại phân NPK 15–5–
25. Để cung cấp đủ hàm lượng nitơ và kali cho các cây có trong 0,5 ha đất của khu vườn thì
phải cần chuẩn bị thêm m1 kg loại phân đạm có độ dinh dưỡng 25% và m2 kg phân kali có độ
dinh dưỡng 30%. Tính m1, m2.
Câu 8
Hỗn hợp A gồm ancol đơn chức mạch hở X, axit cacboxylic hai chức mạch hở Y và Z là sản
phẩm este hóa của X và Y. Cho 0,54 mol A (trong đó số mol của X lớn hơn số mol Y) phản
ứng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được 0,48 mol khí CO2. Mặt khác, cũng 0,54 mol A
phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2,0M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
44,4 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 0,54 mol A thì thu được 44,352 lít khí CO 2 (ở đktc) và
28,08 gam nước. Tính phần trăm khối lượng của Y trong A.

You might also like