You are on page 1of 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TH

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Năm học: 2015 – 2016


Ngày thi: 05/04/2016
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I: (4 điểm)
Bài 1 (2 điểm). Trình bày cách điều chế các kim loại riêng biệt từ hỗn hợp Fe 2O3, Na2CO3, CuS,
BaCO3 bằng phương pháp hóa học (các hóa chất và dụng cụ coi như có đủ).
Bài 2 (2 điểm).
a. Cho các cặp chất: Fe(NO3)2 và HCl (1), KI và FeCl3 (2), NaAlO2 và HCl (3), BaCl2 và NaOH (4).
Cho biết cặp chất nào không tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch. Viết phương trình phản
ứng xảy ra ở dạng ion để giải thích.
b. Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất Na 2SO4, CaSO4, MgCl2 và NaBr. Trình bày cách làm sạch tạp
chất (có thể lập sơ đồ, không viết phương trình phản ứng).
Câu II: (4 điểm)
Bài 1 (2 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau, xác định các chất A, B, D, E:
to
A + NaOH(dd) D + C6H5ONa + B + H2O
CaO, t o

D + NaOH(r) CH4 + Na2CO3


t o
B + Cu(OH)2 + NaOH E + Cu2O + H2O
CaO, t o
E + NaOH(r) CH4 + Na2CO3
Biết tỉ lệ mol của A : NaOH = 1 : 3, B là hợp chất đơn chức.
Bài 2 (2 điểm). Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai
nhóm chức. Khi thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được 3 chất hữu cơ B, D, E.
Biết B, D đều thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều
tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn B thu được khí CO 2 và hơi nước có thể
tích bằng nhau. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn một ít D thì thu được CO 2 và H2O có tỉ lệ mol bằng
2 : 3. Khi cho 1,56 gam E tác dụng hết với dung dịch AgNO 3/NH3 (hay [Ag(NH3)2]OH) thì thu
được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ F. Biết phân tử khối của F lớn hơn phân tử khối của E là 50
(u). Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Xác định CTCT của B, D, E, từ đó suy ra cấu tạo của A.
Câu III: (4 điểm)
Bài 1 (2 điểm). Cho 3,75 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp
Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,36 gam chất rắn Z. Cho Z tác
dụng với dung dịch HNO3 dư được dung dịch T và 1,568 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở
điều kiện tiêu chuẩn. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,6 gam oxit.
Tính nồng độ mol/l của các muối trong Y và khối lượng mỗi kim loại trong X.
Bài 2 (2 điểm). Nhiệt phân 16,28 gam hỗn hợp gồm FeCO 3 và RCO3 (R là kim loại hóa trị 2, có
oxit bền với nhiệt) trong bình chứa O2 (lấy dư) sau một thời gian thu được m gam chất rắn X, khí
thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch chứa Ca(OH) 2 dư thu được 9 gam kết tủa. Cho X tác
dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí. Điện phân dung dịch Y
(điện cực trơ, có màng ngăn) với cường độ dòng điện 5 ampe, hết t giây thì bắt đầu có khí thoát
ra ở catot và ở anot thu được 2,352 lít khí. Nếu điện phân dung dịch Y trong thời gian 2t giây thì
ở anot thu được 4,312 lít khí. Tính giá trị của t, m và xác định công thức của RCO 3. (Các khí đo
ở điều kiện tiêu chuẩn)
Câu IV: (4 điểm)
Bài 1 (2 điểm). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, mạch hở (trong phân tử mỗi chất
chỉ chứa chức este) bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được
18,45 gam muối khan Y của một axit hữu cơ và hỗn hợp Z gồm 2 ancol (số nguyên tử C trong
mỗi phân tử ancol không vượt quá 3 nguyên tử). Đốt cháy hoàn toàn muối Y trên, thu được
11,925 gam muối Na2CO3. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z, thu được 5,04 lít CO 2 (đktc)
và 6,48 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
Bài 2 (2 điểm). Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit
cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH), trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và
một axit không no chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn 10,74 gam X
bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam ancol Y vào bình
đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1,344 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 5,4 gam. Mặt
khác nếu đốt cháy hoàn toàn 10,74 gam X thì thu được 22 gam CO 2. Xác định CTCT, gọi tên và
tính khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp X.
Câu V: (4 điểm)
Bài 1 (2 điểm). Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit mạch hở X (được tạo bởi các α-amino
axit no, chứa 1 nhóm –COOH, 1 nhóm –NH2) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn cẩn thận
dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y bằng lượng oxi vừa đủ thu
được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Dẫn Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 133
gam. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 67,2 lít O2 (đktc).
a. Tính giá trị m.
b. Viết công thức cấu tạo (dạng chữ) có thể có của X.
Bài 2 (2 điểm). Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào cốc chứa 215 ml dung dịch H 2SO4
1M (loãng). Sau khi phản ứng hoàn toàn thêm tiếp vào cốc 0,6 lít dung dịch hỗn hợp gồm
Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa rồi nung đến
khối lượng không đổi thì thu được 13,04 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp ban đầu.

-----------------------------HẾT-----------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2017-2018
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 12/12/2017
(Đề thi có 2 trang)
Câu 1: (2 điểm)
1.1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn trong các thí nghiệm sau:
a) Cho từ từ đến dư dung dịch NaHSO4 vào dung dịch chứa Na2CO3 và NaHCO3.
b) Dẫn khí NH3 đến dư vào dung dịch chứa HCl và AlCl3.
1.2. Cho các lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt: MgCl 2, AlCl3, FeCl3, NaCl. Chỉ dùng thêm
một hóa chất hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học xảy
ra.
Câu 2: (2 điểm)
Cho 22,56 gam hỗn hợp A gồm X và XO (X là kim loại có hóa trị không đổi) tan hoàn toàn
trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y gồm 2 khí (đều rất nhẹ hơn không khí) có tỉ
khối so với H2 là 7 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 69,4 gam hỗn hợp chất rắn. Biết
quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất. Tính khối lượng của từng chất tan trong
dung dịch Z.
Câu 3: (2 điểm)
3.1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
CH4 A B1 C1 D1 CH4

B2 C2 D2 E2 axit picric (2,4,6-trinitrophenol)


Biết B1, C1 là những hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O.
3.2. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit của các chất: phenol, nước, axit fomic, ancol etylic, axit
axetic. Viết phương trình chứng minh sự sắp xếp trên.
Câu 4: (2 điểm)
Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn
6,72 lít (đktc) hỗn hợp X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong
dư, thấy khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 40,68 gam và thu được 90 gam kết tủa. Hỗn hợp
X có số mol 0,1 tác dụng được với tối đa 110 ml dung dịch nước brom 2M. Tính khối lượng kết tủa
thu được khi cho 0,1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 5: (2 điểm)
Hỗn hợp 0,6 mol A gồm hai axit hữu cơ X, Y đều mạch hở, không phân nhánh (trong đó có 1
axit không no, có một liên kết đôi C=C) tác dụng với NaHCO 3 dư thì thu được 1 mol khí. Mặt khác,
cho 25,2 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung
dịch B thu được chất rắn khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O 2 dư, thu được 26,5 gam Na2CO3 và
22,5 gam hỗn hợp CO2, H2O.
a) Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
b) Nung D với lượng dư vôi tôi xút thu được hỗn hợp khí E. Trộn E với hỗn hợp F gồm O 2 và O3.
Tính thể tích (đktc) F cần dùng để đốt cháy hoàn toàn E. Biết tỉ khối của F đối với hiđro là 20.
Câu 6: (1 điểm)
Đun nóng hỗn hợp glixerol và axit cacboxylic X (phân tử có mạch cacbon không phân nhánh
và chỉ chứa nhóm chức –COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong
đó có chất hữu cơ Y mạch hở có công thức phân tử C 7H10O6. Biết Y phản ứng được với NaOH theo tỉ
lệ mol tương ứng là 1 : 2. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của X, Y.
Câu 7: (1 điểm)
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử
chỉ có nhóm –COOH), trong đó có 2 axit đơn chức no, là đồng đẳng kế tiếp nhau và 1 axit không no
(có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam
X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch
NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản
ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Tìm công thức cấu tạo và tính %
khối lượng của este không no trong X.
Câu 8: (1 điểm)
Hợp chất X có công thức phân tử C 8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ
mol):
(a) X + 2NaOH X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4
(c) nX4 + nX3 nilon – 6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 X5 + 2H2O
Xác định công thức cấu tạo của các chất X, X1, X2, X3, X4, X5 và hoàn thành các phản ứng trên.
Câu 9: (1 điểm)
Cho glucozơ lên men với hiệu suất 70% rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít
dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml), thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là
3,21%. Tính khối lượng glucozơ đã dùng.
Câu 10: (1 điểm)
X là α-amino axit có chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH trong phân tử; Y là ancol
no, 2 chức; Z là este tạo bởi X và Y, phân tử khối của Z bằng 133 đvC. Tìm công thức cấu tạo phù
hợp với Z.
Câu 11: (2 điểm)
Cho hai peptit X, Y (đều mạch hở) có tổng số liên kết peptit trong phân tử bằng 8. Thủy phân
hoàn toàn X cũng như Y đều chỉ thu được glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X và Y (có
tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) cần vừa đủ 5,04 lít khí O 2 (đktc), thu được sản phẩm cháy gồm CO2,
H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng
thêm 11,33 gam, đồng thời có 896 ml khí (đktc) không bị hấp thụ. Tìm phân tử khối của Y.
Câu 12: (1 điểm)
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO 3 và 0,25 mol Cu(NO3)2 sau một thời gian
thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách kết tủa lấy dung dịch rồi thêm tiếp 8,4
gam bột Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Tìm
giá trị của m.
Câu 13: (2 điểm)
Hòa tan hết m gam hỗn hợp H gồm Mg, Fe, Fe(NO 3)2, MgCl2 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu
được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 2 khí H 2 và NO, tỉ khối của Y so
với He bằng 5,4. Dùng 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 1,4M tác dụng vừa hết với các chất trong X thì
thoát ra 0,01 mol khí và 71,33 gam kết tủa; trong kết tủa oxi chiếm 32,0763% về khối lượng. Tính %
khối lượng kim loại tự do trong hỗn hợp H.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 11/12/2018
(Đề thi có 2 trang)
Câu 1: (4 điểm)
1.1. Cho các lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt: NH 4Cl, Zn(NO3)2, (NH4)2SO4, NaCl,
phenolphtalein, Na2SO4, HCl. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH) 2 làm thuốc thử, hãy trình bày
phương pháp để nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng
xảy ra để minh họa.
1.2. Cho 6,3 gam hỗn hợp Al, Mg tan hết trong dung dịch chứa KNO 3 và KHSO4. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa 109,395 gam hỗn hợp các muối trung
hòa và hỗn hợp khí Y gồm NO và H 2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Cho lượng NH 3 dư vào dung dịch X thu
được 16,5 gam kết tủa. Tính thể tích của hỗn hợp khí Y ở đktc.
Câu 2: (4 điểm)
2.1. Cho 3 hidrocacbon mạch hở X, Y, Z (đều là chất khí ở điều kiện thường và M X < MZ) thỏa
mãn các dữ kiện thực nghiệm sau:
Thí nghiệm X Y Z
Tác dụng với dung dịch Có kết tủa vàng Có kết tủa vàng Có kết tủa vàng
AgNO3/NH3 dư
Tác dụng với H2 dư Hidrocacbon R1 Hidrocacbon R1 Hidrocacbon R2
(Pd/PbCO3, t )
o

Tác dụng với H2 dư (Ni, to) Hidrocacbon R Hidrocacbon R Hidrocacbon R


Xác định X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa.
2.2. Ba hợp chất X, Y, Z mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C 3H6O, C3H4O, C3H4O2. Trong
đó, X và Y không tác dụng với Na, khi cộng hợp H 2 dư (Ni, to) thì cùng tạo ra một sản phẩm. Y cộng
hợp H2 tạo ra X. X có đồng phân X’, khi bị oxi hóa thì X’ tạo ra Y. Z và Z’ là đồng phân của nhau và
đều đơn chức. Khi oxi hóa Y thu được Z’. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt X’, Y, Z’ đựng
trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt.
Câu 3: (4 điểm)
3.1. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) lần lượt tác dụng với ancol metylic và với anhiđrit
axetic (xúc tác thích hợp), thu được các este X và Y. Cho X, Y lần lượt tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng và dung dịch KOH dư. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình hóa học của
các phản ứng đã xảy ra.
3.2. Hỗn hợp E chứa 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác, trong mỗi phân tử este
chứa không quá 4 liên kết π. Đốt cháy hoàn toàn 33,1 gam E bằng lượng oxi vừa đủ, thu được CO 2
và H2O có tổng khối lượng 86,7 gam. Mặt khác, đun nóng 33,1 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ,
thu được m1 gam ancol duy nhất và 36,7 gam hỗn hợp 2 muối, trong đó có m 2 gam muối X và m3
gam muối Y (MX < MY). Dẫn toàn bộ m gam ancol trên qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình
tăng 12 gam. Tính các giá trị m1, m2, m3.
Câu 4: (4 điểm)
4.1. Cho m gam axit glutamic vào dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M thu được dung dịch
X chứa 30,3 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng thêm 250 ml dung dịch
HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y chứa 48,075 gam hỗn hợp muối. Tính m.
4.2. Hỗn hợp X gồm chất Y (C 3H10N2O4) và chất Z (C5H10N2O3). Trong đó, Y là muối của axit đa
chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 28,4 gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được
0,2 mol một chất khí duy nhất. Mặt khác, 28,4 gam X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được
dung dịch chứa m gam chất hữu cơ. Tính m.
4.3. Một peptit X (mạch hở, được tạo từ các α-amino axit trong phân tử có 1 nhóm –NH 2 và 1
nhóm –COOH) có khối lượng phân tử là 287 (u), trong đó nguyên tố nitơ chiếm 14,634% về khối
lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn X thu được hai peptit Y, Z. Biết 11,28 gam Y tác dụng vừa đủ
với 100 ml dung dịch NaOH 1,2M (đun nóng). Xác định công thức cấu tạo có thể có của X và tên gọi
của các α-amino axit tạo thành X theo danh pháp thay thế, biết rằng các α-amino axit đều có mạch
cacbon không phân nhánh.
Câu 5 (4 điểm)
5.1. Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 trong 640 ml dung dịch
HCl 1M dư, thu được dung dịch A và 2,688 lít H2 (đktc). Cho AgNO3 dư vào dung dịch A, thấy thoát
ra 0,224 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và tạo thành m gam kết tủa. Tính m.
5.2. Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng với 1 lít dung dịch gồm AgNO 3 a mol/l và Cu(NO3)2
2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y phản ứng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu
được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính a.
5.3. Tiến hành điện phân 1 lít dung dịch X gồm HCl 0,01M, CuCl 2 0,05M, NaCl 0,1M với điện
cực trơ, màng ngăn xốp. Bỏ qua sự thủy phân của Cu2+.
a. Tiến hành điện phân đến khi ở catot thu được 0,224 lít khí. Coi thể tích dung dịch X không
đổi, luôn bằng 1 lít. Khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính pH của dung dịch thu được.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch X theo quá trình điện phân các chất trong
dung dịch. Giải thích.
---------------------------HẾT---------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2019-2020
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 11/12/2019
(Đề thi có 2 trang)
Câu 1: (4 điểm)
1.1. Mô tả hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) cho mỗi thí nghiệm sau:
a) Nhỏ từ từ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
b) Cho lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
c) Cho bột Cu vào ống nghiệm chứa hỗn hợp dung dịch H2SO4 và KNO3.
d) Trộn lẫn hai dung dịch Na3PO4 với dung dịch KH2PO4.
1.2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết năm bình (không dán nhãn) lần lượt chứa năm khí
riêng biệt sau: NO, NH3, CO2, CO, N2.
1.3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Mg (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 5) trong dung
dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận
dung dịch Y thu được 4,632m gam hỗn hợp muối khan Z. Biết hỗn hợp khí X gồm NO và
N2O, tỉ khối hơi của X so với khí heli là 8,2.
a) Tính m và xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp Z.
b) Cho lượng dư dung dịch KOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y trên, tính số mol KOH đã
phản ứng, biết HNO3 lấy dư 20% so với lượng đã phản ứng với hỗn hợp A trên.
Câu 2: (4 điểm)
2.1. Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí X gồm một anken và hiđro (có bột Ni xúc tác). Tỉ khối
hơi của X so với khí H2 là 5. Đun nóng bình khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có
tỉ khối so với H2 là 6,25.
a) Lập công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của anken trên.
b) Tính phần trăm khối lượng các khí trong hỗn hợp Y.
2.2. Hidrocacbon mạch hở A là chất khí ở điều kiện thường. Khi đốt cháy hoàn toàn chất A, cứ
dùng hết 5 thể tích khí oxi thì sinh ra 4 thể tích khí CO 2 (các chất khí đo cùng điều kiện nhiệt độ
và áp suất). Cho 0,05 mol A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa màu
vàng. Xác định công thức cấu tạo của A, viết phương trình phản ứng và tính m.
2.3. Hợp chất X có công thức phân tử C7H6O3 có những tính chất sau:
 Tác dụng với dung dịch NaHCO3 tạo ra chất Y có công thức phân tử C7H5O3Na.
 Tác dụng với anhiđrit axetic tạo chất Z có công thức C 9H8O4 (chất Z tác dụng được với
NaHCO3).
 Tác dụng với metanol (xúc tác H2SO4 đặc) tạo ra chất T có công thức phân tử C 8H8O3. Chất T
có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Xác định công thức cấu tạo các chất X, Y, Z, T. Viết các phương trình hóa học xảy ra (ghi điều
kiện phản ứng nếu có), biết các nhóm chức trong X có khả năng tạo liên kết hiđro nội phân tử.
Câu 3: (4 điểm)
3.1. Hiện tượng ăn mòn kim loại gây thiệt hại to lớn về mặt kinh tế trên toàn cầu. Hãy trình bày
các quá trình oxi hóa – khử trong phản ứng ăn mòn điện hóa trên bề mặt một vật làm bằng gang để
trong không khí ẩm một thời gian dài (gang là hợp kim Fe – C).
3.2. Cho m gam bột Fe tan hết trong 200ml dung dịch HCl 1,2M thu được V 1 lít khí H2 và dung
dịch A. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch A thu được V 2 lít khí NO, (m + 32,12) gam
kết tủa và dung dịch B chỉ chứa các muối nitrat (biết rằng các phản ứng xảy ra đều hoàn toàn, NO là
sản phẩm khử duy nhất của gốc nitrat, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính m, V1, V2.
3.3. Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp hai muối CuSO 4 aM và KCl bM đến khi nước bắt đầu
điện phân đồng thời ở cả hai cực thì dừng lại, thu được dung dịch A và 2,688 lít hỗn hợp khí (đktc).
Biết rằng dung dịch A tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KHCO3 0,8M. Xác định a, b.
Câu 4: (4 điểm)
4.1. X là một triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đúng 90,16 lít O 2, thu được
H2O và 63,84 lít CO2. Mặt khác, khi cho m gam X tác dụng với dung dịch brom dư thì có 16 gam
brom tham gia phản ứng. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Đun nóng m gam X trên với 100ml dung dịch gồm KOH 1,2M và NaOH 0,8M đến khi
phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn hoàn toàn dung dịch Y, thu được p gam chất rắn
khan. Tính giá trị của p.
4.2. X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (M X < MY < MZ), T là este tạo bởi
X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z,
T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng 23,52 lít khí O 2 (vừa đủ), thu được 22,4 lít CO2 và 16,2 gam
H2O. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Mặt khác, đun nóng m gam M với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Xác định công thức
phân tử của este T và tính phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp M.
Câu 5: (4 điểm)
5.1. Hỗn hợp X chứa chất A (C 5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH
vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm
2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin bậc I (no, đơn chức, đồng đẳng kế
tiếp) có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp Y.
5.2. Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với acrilonitrin
(CH2=CH–CN). Đốt cháy hoàn toàn cao su buna-N với lượng không khí vừa đủ, sau đó đưa hỗn hợp
sau phản ứng về 136,5oC thu được hỗn hợp khí và hơi Y chứa 14,41% CO 2 về thể tích. Tỉ lệ số mắt
xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin trong loại cao su buna-N trên là bao nhiêu?
5.3. Hỗn hợp E gồm X, Y và Z là 3 peptit đều mạch hở (M X > MY > MZ). Đốt cháy 1 mol X hoặc Y
hoặc Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 1 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp
chứa X, Y và 0,16 mol Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 101,04 gam hai muối
của alanin và valin. Biết nX < nY. Phần trăm khối lượng của X trong E là bao nhiêu?
---------------------------HẾT---------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2020-2021
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 08/12/2020
(Đề thi có 2 trang)
Câu 1: (4 điểm)
1.1. Cho 6 dung dịch sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KCl, BaCl2, K2CO3, KHCO3, KHSO4
và NaOH. Chỉ được dùng thêm quỳ tím, hãy nêu cách phân biệt cách dung dịch này bằng
phương pháp hóa học. Viết phương trình ion rút gọn minh họa.
1.2. Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Mg trong 2,4 lít dung dịch HNO3 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc
thu được 1,344 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung
dịch HNO3 ban đầu là 9,12 gam. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng
vừa đủ V ml dung dịch KOH 2M. Tính giá trị của V.
Câu 2: (4 điểm)
2.1. Cho một hidrocacbon no, mạch hở A tác dụng với brom khan (to), chỉ thu được duy nhất một
dẫn xuất B chứa brom có tỉ khối hơi so với không khí là 5,207.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B.
b) Biết C và D là hai đồng phân cấu tạo của B. Đun nóng mỗi chất B, C, D với dung dịch đậm
đặc KOH/C2H5OH thì B không thay đổi, trong khi C và D đều cho cùng một sản phẩm hữu cơ E có
công thức phân tử là C5H10. Oxi hóa E bởi dung dịch KMnO4 trong môi trường axit, thu được sản
phẩm gồm axit axetic và axeton. Xác định công thức cấu tạo của C, D và E.
2.2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở A và B thuộc cùng dãy đồng
đẳng. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa 0,9 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2M, thu được kết
tủa và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 7,56 gam. Sau đó cho dung dịch Ba(OH)2 dư
vào dung dịch vừa thu được thấy kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 37,7 gam. Tỉ
khối hơi của hỗn hợp X đối với H2 nhỏ hơn 20.
a) Xác định dãy đồng đẳng của hai hidrocacbon trên.
b) Cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 20,84 gam kết tủa. Xác
định công thức cấu tạo của A, B và số mol mỗi chất trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn.
Câu 3: (4 điểm)
3.1. Từ metan và metylpropenol cùng các chất vô cơ và điều kiện cần thiết có đủ, viết các phương
trình hóa học điều chế poliisobutilen và thủy tinh hữu cơ (poli(metyl metacrylat)).
3.2. Hỗn hợp X gồm hai este A (hai chức) và B (ba chức), A và B đều mạch hở, thuần chức và đều
chứa liên kết C=C trong phân tử. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn
hợp ancol Y và dung dịch chứa hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đun nóng
Z với vôi tôi xút thu được 1,792 lít hỗn hợp hai khí T (đktc) có tỉ lệ mol 1 : 1 và tỉ khối của T so với
hiđro bằng 7,5. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol Y rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ hết vào
350 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thì thu được 11,82 gam kết tủa trắng (các phản ứng đều xảy ra hoàn
toàn).
a) Tính khối lượng hỗn hợp Z.
b) Xác định công thức cấu tạo thu gọn của A, B và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban
đầu.
Câu 4: (4 điểm)
4.1. Cho các chất: metylamin, phenylamin, amoniac, o-metylphenylamin, đimetylamin, natri
hiđroxit. Sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ của các chất trên. Giải thích.
4.2. Cho lượng dư dung dịch HCl và dung dịch NaOH lần lượt tác dụng với đipeptit Ala-Glu. Viết
phương trình phản ứng xảy ra (dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn).
4.3. Đốt cháy hoàn toàn 2,09 gam một hợp chất hữu cơ A bằng một lượng không khí vừa đủ thu
được hỗn hợp khí X (gồm CO2, H2O, N2). Dẫn hỗn hợp X đi rất chậm qua bình chứa 48,65 gam dung
dịch H2SO4 98% thu được dung dịch H2SO4 95,354% và 8,176 lít (đktc) hỗn hợp khí Y thoát ra (biết
559
tỉ khối của Y so với He là ). Mặt khác, khi cho 2,09 gam chất A tác dụng vừa đủ với dung dịch
73
NaOH thu được một chất khí Z làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch chứa m gam hỗn hợp T gồm hai
muối (một muối của axit cacboxylic đơn chức và một muối của amino axit dạng NH 2–R–COOH)
(các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn).
a) Lập công thức phân tử của A (biết chất A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản
nhất và trong không khí chứa 20% thể tích khí oxi, 80% thể tích khí nitơ).
b) Viết công thức cấu tạo thu gọn của A, tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp T.
Câu 5: (4 điểm)
5.1. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp hai muối AgNO 3 và
Cu(NO3)2. Phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp chất rắn A gồm hai kim loại và dung dịch B chứa hỗn
hợp ba muối tan. Xác định thành phần các chất trong A và B, viết phương trình phản ứng xảy ra.
5.2. Chia m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg thành hai phần đều nhau.
Phần 1 cho tác dụng với lượng dư khí oxi thu được a gam hỗn hợp hai oxit có khối lượng bằng nhau.
679 a
Phần 2 cho tác dụng với lượng dư halogen X2 thu được gam hỗn hợp muối Y.
272
Xác định halogen X2 và tính phần trăm về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp Y (các phản ứng đều
xảy ra hoàn toàn).
5.3. Điện phân 200 gam dung dịch hỗn hợp gồm CuSO 4 a% và NaCl b% đến khi nước bắt đầu bị
điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại, thu được 1,8928 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch A chứa
hai chất tan có nồng độ phần trăm bằng nhau. Tính a, b và nồng độ phần trăm của các chất tan trong
dung dịch A.
---------------------------HẾT---------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: HÓA HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 22/02/2022
(Đề thi gồm có 3 trang)
Câu 1: (4 điểm)
1.1. Có 5 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 1 trong cách dung dịch sau: NaHSO 4, Ba(HCO3)2,
Ba(OH)2, KHCO3, Na2SO4. Người ta đánh số ngẫu nhiên từng ống nghiệm là X 1, X2, X3, X4, X5 và
tiến hành thí nghiệm cho kết quả như sau:
- Cho dung dịch X1 vào dung dịch X2 thấy vừa tạo kết tủa trắng, vừa có khí thoát ra.
- Cho dung dịch X2 vào các dung dịch X3, X4 đều có kết tủa.
- Cho dung dịch X3 vào X5 có kết tủa.
Xác định các dung dịch X1, X2, X3, X4, X5. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
1.2. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam muối sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn
sau phản ứng đem hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 37,8% thấy nồng độ phần
trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08
gam muối rắn X. Lọc tách muối rắn X, thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là
34,7%. Xác định công thức của muối rắn X.
Câu 2: (4 điểm)
2.1. Các chất A, B, C, D đều mạch hở, có cùng công thức phân tử (C 2H3O)n, là những hợp chất hữu cơ
chỉ chứa một loại nhóm chức. Số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 6. Biết:
- A, B cùng chức, tác dụng được với dung dịch NaOH và với Na kim loại, B có đồng phân hình
học.
- C, D cùng chức, tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 cho Ag kim loại.
- C, D không phản ứng với dung dịch NaOH.
Xác định công thức cấu tạo thu gọn của A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2.2. Hỗn hợp X chứa bốn hidrocacbon đều mạch hở và có công thức dạng CnH4 (n < 4). Đốt cháy 11,92
gam X với oxi vừa đủ thu được 0,86 mol CO2. Trộn 11,92 gam X với 0,24 mol H2, sau đó nung
62
một thời gian (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng . Dẫn Y lần lượt
9
qua bình 1 đựng dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được m gam kết tủa, bình 2 chứa dung dịch brom
dư thấy lượng brom phản ứng là 20,8 gam. Tính giá trị của m.
Câu 3: (4 điểm)
3.1. Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước
cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Sau 9 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml
dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để nguội và quan sát. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích vai trò của dung dịch NaCl bão hòa.
3.2. Chất hữu cơ X mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C 4H6O4. Khi đun X
với dung dịch HCl loãng thu được 2 chất hữu cơ Y và Z (M Y < MZ) đều có phản ứng tráng gương.
Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa.
3.3. Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KOH
đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y thu được 85,3 gam hỗn hợp Z gồm
3 muối và phần hơi chứa 26,4 gam hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp
Z thu được 0,425 mol K2CO3, 1,625 mol CO2 và 0,975 mol H2O.
a) Tìm công thức cấu tạo các este.
b) Từ nhôm cacbua và các chất vô cơ có đủ, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế este có
phân tử khối nhỏ nhất.
Câu 4: (4 điểm)
4.1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều.
- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vừa đủ vào ống nghiệm.
- Bước 3: Cho tiếp lượng vừa đủ dung dịch NaOH loãng và đun nóng.
a) Nêu hiện tượng ở mỗi bước (có giải thích).
b) Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được sau mỗi bước, quỳ tím thay đổi như thế nào? (Có giải
thích)
4.2. Cho các phương trình phản ứng sau:
C9H22O4N2 (A) + NaOH (B) + (C) + (G) + (X)
(B) + 2HCl (D) + (Z)
(E) + HCl (D)
(E) Tơ nilon-6 + (X)
(C) + HCl (I) + (Z)
(I) + (F) Este có mùi chuối chín + (X)
Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, F.
4.3. Hỗn hợp X gồm Gly-Lys và 0,03 mol amino axit Y mạch hở. Cho X tác dụng với dung dịch gồm
0,05 mol NaOH và 0,02 mol KOH đun nóng, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ
với 80 ml dung dịch gồm HCl 1M và H 2SO4 0,5M, thu được dung dịch T chưa 15,29 gam chất tan
đều là muối.
a) Tìm công thức cấu tạo của Y.
b) Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên thu được hỗn hợp khí E. Dẫn hỗn hợp khí E vào 200
ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch F. Hãy cho biết khối lượng dung
dịch F tăng hay giảm so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu.
Câu 5: (4 điểm)
5.1. Thân tàu biển được chế tạo bằng gang, thép. Gang, thép là những hợp kim của sắt, cacbon và một
số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển nên sắt bị ăn
mòn, gây hư hỏng, thiệt hại về mặt kinh tế. Hãy nêu hai phương pháp bảo vệ thân tàu để hạn chế
sự ăn mòn của vỏ tàu khi đi trên biển và giải thích.
5.2. Tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu (sao cho lượng kim loại thay đổi không đáng
kể và phương pháp sử dụng không được trùng lặp). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
5.3. Cho m gam X gồm Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được dung dịch A chỉ chứa các
muối và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm N 2, NO, N2O, NO2, trong đó N2 và NO2 có % thể tích bằng
nhau, tỉ khối của Z so với He bằng 8,375 (không còn sản phẩm khử nào khác). Điện phân dung
dịch A đến khi catot bắt đầu có kim loại bám thì dừng điện phân, thể tích khí thu được ở anot là
0,224 lít (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch E chứa FeCl 3 0,8M và CuCl2 0,6M thì thu được
dung dịch Y và 7,52 gam rắn gồm 2 kim loại. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y thu được 29,07
gam kết tủa.
a) Tính m.
b) Nhúng thanh Mg vào dung dịch E, sau một thời gian lấy thanh Mg ra cân lại thì thấy khối lượng
tăng thêm 1,2 gam. Tính khối lượng Mg đã phản ứng.
---------------------------HẾT---------------------------

You might also like