You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH


NĂM HỌC 2022-2023
ĐỀ THI THỬ Môn: HÓA HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đề thi có 02 trang, 8 câu)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C = 12; Na = 23; Mg = 24; Al =
27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1
1.1 Viết phương trình phản ứng mô tả các hiện tượng sau:
a) Thổi khí hydro sunfua qua dung dịch kali permanganat đã được axit hóa bằng axit sulfuric
thấy dung dịch bị mất màu tím và tạo thành kết tủa vàng.
b) Đồng sunfua không bị hòa tan trong axit clohidric nhưng bị hòa tan bởi axit nitric đậm
đặc, nhiệt độ tạo hỗn hợp khí màu nâu đỏ có khối lượng mol trung bình bằng 50.
1.2 Sục khí clo qua dung dịch kali iotua một thời gian dài, sau đó người ta cho hồ tinh bột
vào thì không thấy xuất hiện màu xanh. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học minh
họa.
Câu 2
Đun nóng m gam hỗn hợp gồm bột kim loại Al và hai oxit sắt trong khí trơ thu được hỗn hợp
rắn X (oxi chiếm 20,216% về khối lượng của X). Chia X thành hai phần.
Phần 1: phản ứng hết với 250 ml dung dịch KOH 1M thu được 0,075 mol khí H 2 và dung
dịch chứa 23,45 gam hai chất tan.
Phần 2: tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y chứa các muối
trung hòa và 0,975 mol khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của S +6). Dung dịch Y hòa tan tối đa
42,3 gam Mg. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m.
Câu 3
Trong tiết hóa, một cậu học sinh nhật được 5 mẫu chứa các chất sau: AlCl 3, HNO3 (loãng),
KI, NaOH, Pb(NO3)2. Nhưng cậu quên không đánh dấu các ống nghiệm. Để xác định thành
phần của mỗi mẫu, cậu bắt đầu chia chúng thành từng cặp và kiểm tra xem liệu có kết tủa tạo
thành khi mỗi cặp được trộn lẫn với nhau không. Kết quả thu được như trong bảng dưới đây:

Kí hiệu “-“ là “không có kết tủa”; “?” là “tùy thuộc vào trình tự đổ hóa chất và
thể tích tương đối của các tác nhân”.
a) Xác định chất nào có trong mỗi ống nghiệm.
b) Viết phương trình phản ứng tạo thành các kết tủa 1-3.
c) Giải thích tại sao sự tạo thành kết tủa trong trường hợp các mẫu 2 và 5 tùy thuộc vào trình
tự trộn [đổ] các dung dịch. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 4
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Biết các hệ số cân bằng đã được cho đủ ở vế phải.


Câu 5
Trong một bình kín thể tích không đổi 2 lít chứa hỗn hợp khí gồm : 0,02 mol CH 4;0,01 mol
C2H4; 0,015 mol C3H6 và 0,02 mol H2. Đun nóng bình với xúc tác Ni ,các anken đều cộng
hidro,với hiệu suất 60%, sau phản ứng giữ bình ở 27,30C,áp suất trong bình là?
Câu 6
Cho hỗn hợp X gồm m gam Fe và 8,1 gam Al vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO 3 a mol/l và
Cu(NO3)2 2a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 67,4 gam chất rắn Z gồm ba kim loại
và dung dịch T. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 19,04 lít khí
SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của
m.
Câu 7
Hỗn hợp A gồm ancol đơn chức mạch hở X, axit cacboxylic hai chức mạch hở Y và Z là sản
phẩm este hóa của X và Y. Cho 0,54 mol A (trong đó số mol của X lớn hơn số mol Y) phản
ứng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được 0,48 mol khí CO2. Mặt khác, cũng 0,54 mol A
phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2,0M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
44,4 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 0,54 mol A thì thu được 44,352 lít khí CO 2 (ở đktc) và
28,08 gam nước. Phần trăm khối lượng của Y trong A là?
Câu 8
Đun nóng 72,8 gam hai ancol đơn chức, kế tiép trong dãy đồng đằng là X và Y (MX < MY),
thu được 0,4 mol anken; 22,7 gam ba ete và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và ete
thu được 2,2 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy lượng ancol dư cần vừa đủ 1,8 mol O 2 thu được
1,7 mol H2O. Khối lượng ancol X tham gia ete hóa là?

You might also like