You are on page 1of 2

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C = 12; Na = 23; Mg = 24; Al =

27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1
Hệ thống dụng cụ dưới đây có thể được sử dụng để điều chế khí nào trong số các khí sau: Cl 2,
O2, HCl, HF, F2, NH3, SO2, H2, C2H4. Giải thích và lập bảng để xác định A, B tương ứng.

Câu 2
Hòa tan lần lượt a gam Mg rồi b gam Fe, c gam oxide sắt X trong H2SO4 loãng dư thu được
1,23 lít khí A (ở 270C, 1 atm) và dung dịch B. Lấy 1/5 dung dịch B cho tác dụng với vừa đủ
với 60 ml dung dịch KMnO4 0,05M, thu được dung dịch C. Biết trong C có 7,274g hỗn hợp
muối trung hòa. Xác định X và các giá trị a, b, c.
Câu 3
Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích etanol (cồn) với 95 thể
tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát
triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một loại xăng E5
có tỉ lệ số mol như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1
mol etanol sinh ra một lượng năng lượng là 1367kJ, 1 mol heptan sinh ra một lượng năng
lượng là 4825 kJ và 1 mol octan sinh ra một lượng năng lượng là 5460 kJ, năng lượng giải
phóng ra có 20% thải vào môi trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ
cần một năng lượng là 37688 kJ. Nếu xe máy chạy với tốc độ trung bình như trên, tính thời
gian để sử dụng hết 3 kg xăng E5.
Câu 4
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch
H2SO4 đặc nóng dư, thu được 13,328 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn
hợp
A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 3,808 lít hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ
khối
so với hiđro là 318/17, dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 162,15 gam muối khan.
Tính m?
Câu 5
Chia 19,92 gam hỗn hợp X gồm metan, propilen, isopren thành hai phần bằng nhau. Đốt
cháy hoàn toàn phần một, thu được H2O và 31,68 gam CO2. Phần hai trộn với 0,3 mol H2 rồi
dẫn qua bột Ni đốt nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro là 13,2. Biết Y làm mất
màu tối đa m gam Br2 trong dung dịch. Tính m.
Câu 6
Kim loại X chỉ có thể khử hợp chất ba-nguyên tử A ở nhiệt độ cực kì cao, thu được đơn chất
B và hợp chất bảy-nguyên tử C. Hỗn hợp nghiền mịn của kim loại Y và hợp chất C bị bắt
cháy tạo thành hợp chất năm-nguyên tử D và kim loại X. Nếu kim loại X phản ứng với đơn
chất E thì tạo thành hợp chất bốn-nguyên tử F, chất này có cùng các nguyên tố như hợp chất
G. Hợp chất G được tạo thành bởi phản ứng của hydrochloric acid với kim loại X. Nếu đơn
chất H tham gia vào quá trình này thì tạo thành các hợp chất F và A. Hợp chất C có thể được
tạo thành dưới các điều kiện nhất định của phản ứng giữa đơn chất X và H, dù rằng thường
thì sản phẩm là hợp chất năm-nguyêntử I. Tất cả các hợp chất đã cho đều là hợp chất lưỡng
nguyên tố (chứa hai nguyên tố). Khối lượng riêng và thể tích mol của kim loại X lần lượt là
7.87 g.cm-3 và 7.09 cm3. mol-1
Ước tính khối lượng mol của kim loại X và xác định kim loại này. Xác định các hợp chất Y,
A – I và tên gọi của chúng.
Câu 7
T là hỗn hợp chứa hai axit đơn chức, một ancol no hai chức và một este hai chức tạo bởi các
axit và ancol trên (tất cả đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 24,16 gam T thu được 0,94 mol
CO2 và 0,68 mol H2O. Mặt khác, cho lượng T trên vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có
0,32 mol Ag xuất hiện. Biết tổng số mol các chất có trong 24,16 gam T là 0,26 mol. Phần
trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn hơn trong T là?
Câu 8
Hỗn hợp X gồm nhiều ancol đơn chức, mạch hở, glixerol (0,02 mol), etylenglicol (0,04 mol).
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,645 mol O2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên
vào bình đựng Na dư thấy có 0,145 mol H 2 thoát ra. Nếu cho lượng X trên vào bình đựng Br2
dư thì thấy có 0,1 mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của m là?

You might also like