You are on page 1of 3

CHÙM THƠ HAIKU NHẬT BẢN

1. Nguồn gốc thơ Haiku

Xuất phát từ Tanka (đoản ca), thể thơ tiêu biểu nhất của Waka-tên gọi chung của
thơ viết bằng tiếng Nhật để phân biệt với Hán thi( về sau, người ta dùng từ Tanka
đồng nhất với Waka). Mỗi bài thơ theo thể Tanka có 31 âm tiết, chia thành 5 dòng
theo nhịp phách 5-7-5-7-7

2. Đặc điểm thơ Haiku

Nghệ thuật: thơ haiku có một cấu trúc NT đặc sắc. Một bài thơ haiku rất ngắn gồm
17 âm tiết và được xếp 3 dòng theo thứ tự 5-7-5 ( theo âm tiếng Nhật)

- Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập

- Các bài thơ haiku thường chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để đọc giả vận
dụng trí tưởng tượng.

Nội dung: - Thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thinê nhiên
bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.

- Thơ haiku hiện đại tuy có những đặc điểm riêng về bút pháp nhưng vãn bảo lưu
một số nguyên tắc qtrong của tư duy và mĩ cảm thơ haiku truyền thống

- Sức sống và sự hấp dẫn của thơ haiku nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều
cảm xúc và suy tưởng.

3. Một vài nét cơ bản về tác giả

MÁT - CHƯ-Ô BA-SÔ( 1644-1694)

• Là một thiền giả thi sĩ của thời Edo, Nhật Bản.

• Là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ haiku,đưa nó trở thành
thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản

• Được phong tước hiệu Sosho(bậc thầy dạy thơ Haikai).

• Tác phẩm nổi tiếng :Du hành bờ Tây, Hành trình Kashima,...

PHƯ-CƯ-MA-XƯ-Y-A CHI-Y-Ô(1703-1775)
- Là người đánh dấu sự hiện diện các tác giả nữ trong truyền thống thơ haiku

- Là một nhà thơ Nhật Bản thời Edo và là một nữ tu Phật giáo

- Được biết đến như là “ một người tiên phong, người đóng vai trò khuyến khích
giao lưu văn hóa quốc tế”

CÔ-BA-Y-SI ÍT-SA(1763-1828)

- Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo

- Ông là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề tài các bài thơ haiku
do chính ông sáng tác

- Ông được xem là 1 trong 4 nhà thơ haiku vĩ đại nhất của Nhật Bản

4. đặc điểm nd,nt trong các tác phẩm

a. VB1: Con quạ

- Hình ảnh trung tâm: con quạ

- Không gian: cành cây khô

- Thời gian: chiều thu

- Mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm với không gian, thời gian của bài có sự
tương đồng với nhau. “Chim quạ” gợi lên sự buồn bã, đen tối. “Cành khô” gợi
khung cảnh u ám, úa tàn. “Chiều thu” gợi lên sự ảm đạm, tịnh mịch. Các hình ảnh
thiên nhiên được tác giả giao hoà tạo nên một bức tranh chiều thiếu sức sống, ảm
đạm.

b. VB2: Hoa triêu nhan

• Hình ảnh” hoa triêu nhan” và “dây gàu” như được lồng vào nhau.Hoa
triêu nhan cuốn vào dây gàu gợi lên sự bền chặt, dài lâu.

• Bài thơ của Chi-y-ô đã với hình ảnh những bông hoa triêu nhan
vương bên giếng, quấn quít bên sợi dây gầu đã vẽ lên một bức tranh
thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống, thể hiện sự bền chặt, dài lâu ở
xung quanh. Thái độ của tác giả vì không muốn động đến sợi dây, làm
ảnh hưởng đến cảnh đẹp mà “xin nước nhà bên” đã cho thấy ý nghĩa
triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: Thiên nhiên
cũng có cái đẹp của riêng mình và con người cần phải trân trọng trước
những vẻ đẹp ấy.

c. VB3: con ốc nhỏ

• Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Phú Sĩ hùng vĩ là hình ảnh
biểu tượng con người sẵn sang chịu khó, cố gắng đến vượt qua để
chạm đến ước mơ của mình

• Hành trình “chậm rì” của con ốc cũng chính là ẩn dụ về hành trình
con người luôn phải cố gắng, nỗ lực qua từng ngày mới chạm được sự
đỉnh cao, điều thành công mình muốn. Để đạt được thành công, không
có con đường nào nhanh chóng hơn so với việc nỗ lực hằng ngày .
Những bước đi chậm sẽ giúp chúng ta tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trên đường đời, và là yếu tố ảnh hưởng dẫn đến thành công.

You might also like