You are on page 1of 23

Mức độ vận dụng cao - Đề 2

Câu 1: Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp H gồm hai este đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng liên
tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin ( MZ >75) cần đúng 1,09 mol O2 thu
được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng H trên cho
tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan
và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là:
A. 38,792 . B. 34,760. C. 31,880 D. 34,312
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch
MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng
và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất.
1. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:
2. Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.
3. Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.
4. Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.
5. Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 3: Este X tạo bởi một α – aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất Y và Z là hai
peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử Y và Z là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp
E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối (của glyxin và
alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2,
sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo
khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp E là
A. 46,05%. B. 8,35%. C. 50,39%. D. 7,23%
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng,
sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch
hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí
CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 24,6 B. 20,5 C. 16,4 D. 32,8
Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung
dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất
lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 8,97 gam
muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc).
Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
A. 85,0 B. 85,5 C. 84,0 D. 83,0
Câu 6: Đốt cháy este 2 chức mạch hở X (được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức, phân tử X
không có quá 5 liên kết π) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng.
Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được m gam chất rắn. Giả trị lớn nhất của m là
A. 28,0. B. 24,8. C. 24,1. D. 26,2.
Câu 7: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với lượng dư dung dịch KOH thì có
tối đa 11,2 gam KOH phản ứng, thu được ancol Y và dung dịch chứa 24,1 gam muối. Đốt cháy
hoàn toàn Y thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của m là
A. 21,2. B. 12,9. C. 20,3. D. 22,1.
Câu 8: X là este 3 chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 2,904 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được
chất hữu cơ Y có khối lượng 1,104 gam và hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic thuộc dãy đồng
đẳng của axit axetic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Cho toàn bộ
lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam
X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?
A. 6,10. B. 5,92. C. 5,04. D. 5,22.
Câu 9: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C
= C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa
đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so
với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ),
thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng.
Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là
A. 8,64 gam. B. 9,72 gam. C. 4,68 gam. D. 8,10 gam.
Câu 10: Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt
cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88
gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng,
thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp 3 muối. Khối lượng của axit cacboxylic trong T là
A. 3,84 gam. B. 3,14 gam. C. 3,90 gam. D. 2,72 gam.
Câu 11: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo
bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 79,8 gam
hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam
H2O.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được
21,6 gam Ag.
Phần 3: Cho phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G.
Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 33. B. 25. C. 38. D. 30.
Câu 12: Để thủy phân hết 7,668 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần
dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của
các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat,
4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với
A. 1,56. B. 1,25. C. 1,63. D. 1,42.
Câu 13: Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế
tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy
37,56 gam E cần dùng 24,864 lít O2 (đktc), thu được 21,6 gam nước. Mặt khác, để phản ứng vừa
đủ với 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường,
ancol T không tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn
hợp E gần nhất với:
A. 55%. B. 40%. C. 50%. D. 45%
Câu 14: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở ( đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi
chất có hai nhóm chức trong số các nhóm –OH; -CHO; -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn
toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối
amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng),
thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là
A. 1,22 B. 1,24 C. 2,98 D. 1,50
Câu 15: Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ X, Y đều mạch hở (MX<MY). Thủy phân hoàn toàn 7,1
gam E bằng dung dịch chứa NaOH vừa đủ. Sau phản ứng, thu được một ancol duy nhất và 7,74
gam hỗn hợp hai muối (gồm muối của một axit hữu cơ đơn chức và muối của Gly). Mặt khác,
đốt cháy hoàn toàn lượng E trên cần 0,325 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,26 mol
CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với
A. 75,6%. B. 24,8%. C. 24,4%. D. 75,2%
Câu 16: X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y
đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 46,32 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 1,92 mol O2. Mặt
khác đun nóng 46,32 gam E cần dùng 660 ml dung dịch KOH 1M, thu được một ancol duy nhất
và hỗn hợp chứa muối kali của hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử H có trong phân tử X và
Y là
A. 16. B. 12. C. 14. D. 18.
Câu 17: Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X, Y là hai axit cacboxylic; Z là ancol no; T là este
đa chức tạo bởi X, Y với Z. Đun nóng 33,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung
dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình
đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15 gam; đồng thời thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Đốt
cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối
lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 56,4. B. 58,9. C. 64,1. D. 65,0.
Câu 18: Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,6
mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 2,25 mol
O2 , thu được 2,1 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 134,7 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu
được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối
lượng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 168,0. B. 167,0. C. 130,0. D. 129,0.
Câu 19: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết π trong
phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và
1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung
dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa
thu được là
A. 43,2 gam. B. 81,0 gam. C. 64,8 gam. D. 108,0 gam.
Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng
vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối Y và một ancol Z. Đun nóng lượng
ancol Z ở trên với axit H2SO4 đặc ở 179oC thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện
thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng
bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.
B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
C. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.
D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.
Câu 21: Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng
hóa hoàn toàn 20,24 gam E cần vừa đủ 140 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai muối có tổng
khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T,
thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 9,72 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 43,0. B. 21,5. C. 20,2. D. 23,1.
Câu 22: Este X đơn chức có tỉ khối so với oxi bằng 2,3125. Đun nóng 10,98 g hỗn hợp E chứa X
và este Y ( chỉ chứa một loại nhóm chức, mạch hở ) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5 M thu
được hỗn hợp Z chứa 2 ancol có cùng số cacbon và hỗn hợp chứa x gam muối A và y gam muối
B ( MA < MB ). Dẫn từ từ toàn bộ Z qua bình đựng Na dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau khi
khí thoát ra hết thì thấy khối lượng bình tăng 5,85 g. Tỉ lệ x : y là
A. 2,5. B. .2,7 C. 2,9 D. 3,1
Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y và Z ( Z có nhiều hơn Y một nguyên
tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m
gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và
một ancol no, đơn chức, mạch hở Q. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa
đủ 1,08 mol O2. Công thức của Z là
A. C5H6O2. B. C5H8O2. C. C4H6O2. D. C4H8O2.
Câu 24: Hỗn hợp E chứa các este đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm
chức gồm este X (CnH2nO2), este Y (CnH2n-2O2) và este Z (CmH2m-4O6). Đun nóng 15,34 gam E
với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T chứa các ancol đều no và 16,84 gam hỗn hợp
các muối. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 8,176 lít khí O2 (ở đktc), thu được CO2 và 7,02 gam
H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
A. 7,80%. B. 6,65%. C. 13,04%. D. 9,04%.
Câu 25: Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y ( MX < MY) càn vừa
đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của
môt axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít khí
CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức của Y là
A. CH3COOC2H5 B. C2H5COOC2H5 C. CH2=CHCOOCH3 D. CH3COOCH3
Câu 26: Hỗn hợp E chứa X là este đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh (phân tử có
hai liên kết π) và Y là peptit mạch hở (tạo bởi hai amino axit có dạng H2N-CnH2n-COOH). Đốt
cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chỉ thu được 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O và 0,06 mol N2.
Nếu lấy m gam hỗn hợp E đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 0,14 mol NaOH
tham gia phản ứng, thu được ancol no Z và m1 gam muối. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Giá trị của m là 10,12. B. Trong phân tử Y có hai gốc Ala.
C. X chiếm 19,76% khối lượng trong E. D. Giá trị của m1 là 14,36.
Câu 27: Hỗn hợp A gồm X là một este của amino axit ( no, chứa 1 – NH2, 1- COOH) và hai
peptit Y, Z đều được tạo từ glyxin và analin ( nY : nZ = 1: 2; tổng số liên kết peptit trong Y và Z
là 5). Cho m gam A tác dụng vừa đủ với 0,55 mol NaOH, thu được dung dịch chứa 3 muối của
amnoaxit ( trong đó có 0,3 mol muối của glyxxin) và 0,05 mol ancol no, đơn chức. Đốt cháy
hoàn toàn m gam A trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,425 mol nước. Phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Số mol của Z là 0,1 mol.
B. Tổng số nguyên tử cacbon trong X là 5.
C. Y là (Gly)2(Ala)2.
D. Số mol nước sinh ra khi đốt cháy Y, Z là 1,1 mol.
Câu 28: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau (
trong đó X có số mol nhỏ nhất). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau
phản ứng hoàn toàn, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp
nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F
phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Cho hỗn hợp M
phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Thành phần phần
trăm về khối lượng của X trong E là
A. 16, 67%. B. 20,00%. C. 13,33%. D. 25,00%.
Câu 29: Chất X (C10H16O4) có mạch cacbon không phân nhánh. Cho a mol X phản ứng hết với
dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2a mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được
chất T có tỉ khối hơi so với Z là 0,7. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất X có tồn tại đồng phân hình học.
B. Chất T làm mất màu nước brom.
C. Đốt cháy 1 mol chất Y thu được 4 mol CO2.
D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1:1.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,36 mol hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở với lượng oxi vừa
đủ, thu được 2,79 mol CO2 và 1,845 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,36 mol X cần
dùng a mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được hỗn hợp Y gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với 855 ml
dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và hỗn hợp Z gồm các muối
của các axit cacboxylic. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,48. B. 0,32. C. 0,36. D. 0,24.
Đáp án
1-A 2-C 3-D 4-A 5-D 6-D 7-A 8-A 9-A 10-B
11-A 12-C 13-A 14-A 15-D 16-C 17-C 18-A 19-D 20-A
21-B 22-C 23-A 24-C 25-A 26-B 27-B 28-A 29-C 30-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án A
Đặt nCO2 = 48x và nH2O = 49x
=> 44.48x + 18.49x + 0,02.28 = 25,56 + 1,09.32
=> x = 0,02 (mol)
=> nCO2 = 0,96 ; nH2O = 0,98
nN2 = 0,02 (mol) => nZ = 2nN2 = 0,04 (mol)
Dễ thấy : nZ = ( nH2O – nCO2 )/ 0,5 => Các este đều no, đơn chức, mạch hở.
Gọi CTTQ 2 este: CnH2nO2: a mol
CTCT của aminoaxit: CmH2m+1NO2: 0,04 (mol)
nCO2 = na + 0,04m = 0,96 (1)
mH = a(14n + 32) + 0,04(14m + 47) = 25,56 (2)
Thế (1) vào (2) => a = 0,32 (mol)
Từ (1) => 8n + m = 24
Do m > 2 => n < 3 => Phải có HCOOCH3 => ancol là CH3OH: 0,32 mol
nKOH pư = a + 0,04 = 0,36 (mol)
=> nKOH bđ = 0,36 + 0,36.20% = 0,432 (mol)
nH2O = nZ = 0,04 (mol)
H + KOH → Muối + CH3OH + H2O
Bảo toàn khối lượng => mRẮN = 38,792 (g)
Câu 2: Đáp án C
26,12 g chatlong

0,1mol E  26 gMOH 26%   CO2  H 2 O
12,88 gY to
 
 8,97 g M 2 CO3
- Chất lỏng thu được sau pư gồm H2O của dung dịch ROH và ancol.
mROH = 7,28 gam; mH2O = 18,72 gam
=> m ancol = 7,4 gam
Sau pư còn MOH dư nên este pư hết.
n ancol = n este = 0,1 mol
=> M ancol = 74 gam: C4H9OH (vì este đơn chức)
7, 28
- nROH  bd   
M  17
8,97
nmuoi    
2M  60
R bảo toàn nên ta có:
n ROH = 2 nmuối
=> M = 39: Kali
n KOH ban đầu = 0,13 mol; n KOH dư = 0,13 - 0,1 = 0,03 mol
=> m muối của este = 12,88 - 0,03 . 56 = 11,2 gam
=> M muối = 112
Muối có công thức là R-COO-K
=> R = 29: C2H5
Vậy este là C2H5COOC4H9 => (2) và (4) sai
 H 2O :
26,12 g 
0,1molC2 H 5 COOC4 H 9 : 0,1mol  C4 H 9 OH
 
 KOH : 0,13mol 12,88 gY  KOH du t CO2  H 2 O
    
 C2 H 5 COOK : 0,1  K 2 CO3 : 0, 065mol
BTNT C: => nCO2 = 0,125mol => V = 3,024 lít => (1) sai
Câu 3: Đáp án D
Đặt a, b là số mol muối GlyNa và AlaNa
=> nN = a + b = 0,35.2
nO2 = 2,25a + 3,75b = 2,22
=> a = 0,27 và b = 0,43
=> m muối = 73,92 và nNaOH = 0,7
Bảo toàn khối lượng => nH2O = 0,21
=> nY + nZ = 0,21 (1)
X là este cùa Glỵ hoặc Ala và ancol T.
Nếu X là NH2-CH(CH3)-COOC2H5
=> nX = nC2H5OH = 0,3
=> Y, Z tạo ra từ 0,27 mol Gly và 0,43 - 0,3 = 0,13 mol Ala
=> Số N trung bình của Y, Z = (0,27 + 0,13)/0,21 = 1,9: Vô lý, loại.
Vậy X là NH2-CH2-COOC3H7
=> nX = nC3H7OH = 0,23
=> Y, Z tạo ra từ 0,27 - 0,23 = 0,04 mol Gly và 0,43 mol Ala
=> Số N trung bình của Y, Z = (0,04 + 0,43)/0,21 = 2,24
=> Y là dipeptit và z là heptapeptit
nN = 2nY + 7nZ = 0,04 + 0,43 (2)
(1)(2) => nY = 0,2 và nZ = 0,01
Y là (Gly)u(Ala)2-u
Z là (Gly)v(Ala)7-v
=> nGly = 0,2u + 0,01v = 0,04
=> 20 u + V = 4
=> u = 0 và v = 4 là nghiệm duy nhất. Vậy:
Y là (Ala)2 (0,2 mol)
Z là (Gly)4(Ala)3 (0,01 mol)
=> %Z = 7,23%
Câu 4: Đáp án A
Do thủy phân X thu được muối natri axetat nên 2 este là este của axit axetic.
nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,6 mol
=> n ancol = nH2O – nCO2 = 0,2 mol
Số C trong mỗi ancol: 0,4/0,2 = 2
Vậy 2 ancol là: CH3CH2OH (x mol) và C2H4(OH)2 (y mol)
x + y = 0,2
46x + 62y = 10,8
=> x = y = 0,1
Este là: CH3COOC2H5 (0,1 mol) và (CH3COO)2C2H4 (0,1 mol)
=> nCH3COONa = 0,3 mol
m = 0,3.82 = 24,6 gam
Câu 5: Đáp án D
28 7, 28
mMOH  26.  7, 28 gam  nMOH  mol
100 M  17
mH2O  26  7, 28  18, 72  nH2O  1, 04 mol

n H2  0,57mol

BTKL: mX  mY  mdd MOH  24, 72  10, 08  26  m  8,8 gam

E là esto no, đơn chức, mạch hở nên X là ancol no, đơn chức, mạch hở ROH
X gồm: H2O (1,04 mol) và ROH trong đó mROH  mX  mH2O  24, 72  18, 72  6gam
H 2O  Na 
 NaOH  0,5H 2
1, 04  0,52
ROH  Na  RONa  0,5H 2
0,1  0,57  0,52  0, 05
6
 M ROH   60  C3 H 8O 
0,1
8,8
ME   88  C4 H 8O2 
0,1
=> E là HCOOC3H7
Y gồm: HCOOM (0,1 mol) và MOH dư (a mol)
8,97
Đốt Y: nM 2CO3  mol
2M  60
7, 28 8.97
BTNT M: 2nM 2CO3   2.  M  39
M  17 2M  60
Y gồm: HCOOK (0,1 mol) và KOH dư (0,03 mol)
%mHCOOK  0,1.84 / 10,8  83,33%
Câu 6: Đáp án D
Goi CTTQ X: Goi CTTQ X : Cn H 2 n  2 2 k O4  k 5

3n  k  3
Cn H 2 n  22 k O4  O2 
to
 nCO2  (n  1  k ) H 2 O
2
5 5 3n  k  3
nCO2  nH 2O  nO2  n  (n  1  k )  .( )
3 3 2
 6(2n  1  k )  5(3n  k  3)  k  21  3n
0  k  5  0  21  3n  5  5,33  n  7
 n  6, k  3
21, 6
X : C6 H 8 O4 , nX   0,15 mol
144
nNaOH>2nX=>NaOH dư, X hết
Để khối lượng chất rắn lớn nhất thì este là
H3COOC-CH2-COOCH=CH2
Khi đó chất rắn gồm: CH2(COONa)2 (0,15 mol) và NaOH dư (0,4 - 0,15.2 = 0,1 mol)
m = 0,15.148+0,1.40 = 26,2 gam
Câu 7: Đáp án A
nKOH = 0,2 mol
Khi đốt Y: nCO2 = 0,4 mol, nH2O = 0,5 mol => ancol no, đơn chức, mạch hở CnH2n+2O
n ancol = nH2O – nCO2 = 0,1 mol
n = 0,4/0,1 = 4 => C4H10O
n ancol < nKOH => trong X có este của phenol (A) và este (B)
nB = n ancol = 0,1 mol
=> nA = (nKOH – nB)/2 = 0,05 mol
nH2O = nA = 0,05
BTKL: mX + mKOH = m muối + m ancol + mH2O => m + 11,2 = 24,1 + 0,1.74 + 0,05.18
=> m = 21,2 gam
Câu 8: Đáp án A
2,904 (g) X + NaOH → 1,104 (g) Y + 3 muối
Y + Na → 0,018 mol H2
=> nOH- ( trong Y) = 2nH2 = 0,036 (mol)
Vì X là este 3 chức => Y là ancol chức => nY = 1/3 nOH- = 0,012 (mol)
=> MY = 1,104/ 0,012 = 92 => Y là glixerol C3H5(OH)3
Gọi CTPT của X: CnH2n-8O6 ( vì X có 5 liên kết pi trong phân tử)
nX = nglixerol = 0,012 (mol) => Mx = 242 (g/mol)
Ta có:14n – 8 + 96 = 242
=> n = 11
Vậy CTPT của X là C11H14O6
Đốt cháy 2,42 (g) C11H14O6 → 11CO2 + 7H2O
0,01 →0,11 → 0,07 (mol)
=> mCO2 + mH2O = 0,11.44 + 0,07.18 = 6,1 (g)
Câu 9: Đáp án A
nE = nNaOH = 0,3 (mol) => nO (E) = 0,6 (mol)
Gọi a, b lần lượt là số mol CO2 và H2O
∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m↓
=> 44a + 18b – 100a = -34,5 (1)
mE = mC + mH + mO
=> 12a + 2b + 0,6.16 = 21,62 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,87 và b = 0,79 (mol)
Số C = nCO2/ nE = 0,87/0,3 = 2,9 => X là HCOOCH3
Vì X, Y đều có 2 liên kết pi trong phân tử nên khi đốt cháy có:
nY + nZ = nCO2 – nH2O = 0,08 (mol)
=> nX = nE – 0,08 = 0,22 (mol)
Vậy nếu đốt Y và Z sẽ thu được: nCO2 = 0,87 – 0,22.2 = 0,43 (mol)
=> Số C trung bình của Y, Z = 0,43/0,08 = 5,375
Y, Z có đồng phân hình học nên Y là: CH3- CH=CH-COOCH3
Do sản phẩm xà phòng hóa chỉ có 2 muối và 2 ancol kế tiếp nên Z là: CH3-CH=CH-
COOC2H5.
Vậy muối có phân tử khối lớn nhất là CH3-CH=CH-COONa : 0,08 mol
=> mmuối = 0,08. 108 = 8,64 (g)
Câu 10: Đáp án B
nO2 = 0,36 mol
nCO2 = 0,32 mol => nC = 0,32 mol
nH2O = 0,16 mol => nH = 0,32 mol
BTNT O: nO = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,32.2 + 0,32 – 0,36.2 = 0,08 mol
=> C:H:O = 0,32:0,32:0,08 = 8:8:2 => C8H8O2
TN2: nNaOH = 0,07 mol
neste = 0,5nO = 0,04 mol
nNaOH/neste = 0,07/0,04 = 1,75 => 1 este của phenol
 A(estecua phenol ) : x  x  y  nE  0, 04  x  0, 03
E  
B : y 2 x  y  nNaOH  0, 07  y  0, 01
 nH2O  x  0,03mol

 HCOOC6 H 4 CH 3  HCOOCH 2 C6 H 5
A(0, 03mol )  ; B(0, 01mol ) 
CH 3COOC6 H 5 C6 H 5 COOCH 3
TH1: HCOOC6 H4CH3 ( A) vaC6 H5COOCH3 ( B)  mmuoi  7,38gam(loai)

TH 2 : CH3COOC6 H5 ( A) vaC6 H5COOCH3 ( B)  mmuoi  7,38gam(loai)

TH 3 : CH3COOC6 H5 ( A) vaHCOOCH2C6 H5 ( B)  mmuoi  6,62gam(thoa man)

 mmuoi axit cacboxylic  mCH 3COONa  mHCOONa  0, 03.82  0, 01.68  3,14 gam

Câu 11: Đáp án A


M có phản ứng tráng gương nên X là HCOOH, (X, Y, Z là các axit no đơn chức), Z là este no
ba chức
Este T có độ bất bão hòa k = 3 nên:
nT = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,05
Quy đổi M thành:
 HCOOH : x
C H (OH ) : 0, 05 m  46 x  92.0, 05  14 y  0,15.18  26, 6
 3 5  x  0, 4
 
3 hh

CH 2 : y nCO2  x  0,15  y  1  y  0, 45
 H 2 O : 0,15

nHCOOH(M) = nAg : 2 = 0,1 mol


=> n(2 axit còn lại) = 0,4 – 0,1 = 0,3 mol
Gọi 2 axit còn lại có công thức CnH2nO2 (n > 2) và ancol là CmH2m+2O3 (m≥3, m nguyên)
Hỗn hợp chứa: HCOOH (0,1 mol); CnH2nO2 (0,3 mol) và CmH2m+2O3 (0,05 mol)
BTNT “C”: 0,1.1 + 0,3n + 0,05m = 1 => 6n + m= 18
Mà n > 2 => m < 6
=> m = 3, 4, 5
TH1: m = 3 => n = 2,5. Muối gồm HCOONa (0,1) và CnH2n-1O2Na (0,3)
=> m rắn = 0,1.68 + 0,3.(14.2,5-1+32+23) = 33,5 gam
TH2: m = 4 => n = 7/3. Muối gồm HCOONa (0,1) và CnH2n-1O2Na (0,3)
=> m rắn = 0,1.68 + 0,3.[14.(7/3)-1+32+23] = 32,8 gam
TH3: m = 5 => n = 13/6. Muối gồm HCOONa (0,1) và CnH2n-1O2Na (0,3)
=> m rắn = 0,1.68 + 0,3.[14.(13/6)-1+32+23] = 32,1 gam
=> 32,1 ≤ m ≤ 33,5
=> m có giá trị gần nhất là 33 gam
Câu 12: Đáp án C
Đốt Y: nCO2 = 0,198 mol, nH2O = 0,176 mol
nCOO = 0,08a mol => nK2CO3 = 0,04a mol, nO(X) = 0,16a
BTNT O: nO(X) + nO(KOH) + nO(O2) = 2nCO2 + nH2O + 3nK2CO3
=> 0,16a + 0,08a + nO(O2) = 0,198.2 + 0,176 + 0,04a.3
=> nO(O2) = 0,572 - 0,12a
BTKL => mX + mKOH + mO(O2) = mCO2 + mH2O + mK2CO3
=> 7,668 + 0,08a.56 + 16(0,572 – 0,12a) = 44.0,198 + 18.0,176 + 0,04a.138
=> a = 1,667
Câu 13: Đáp án A
12,52 g E cần nNaOH = 0,19 (mol)
Đốt 37,56 g E cần nO2= 1,11 (mol) → nH2O = 1,2 (mol)
=> Đốt 12,52 g E cần 0,37 mol O2 → 0,4 mol H2O
Quy đổi hỗn hợp E thành:
CnH2nO2 : 0,19 mol
CmH2m+2O2 : a mol
H2O: - b mol
mE = 0,19 ( 14n + 32) + a( 14m + 34) – 18 = 12,52
nO2 = 0,19 ( 1,5n – 1) + a ( 1,5n – 0,5) = 0,37
nH2O = 0,19n + a( m + 1) –b = 0,4
=> a = 0,05; b = 0,04 và 0,19n + am = 0,39
=> 0,19n + 0,05m = 0,39
=> 19n + 5m = 39
T không tác dụng với Cu(OH)2 nên m ≥ 3. Vì n ≥ 1 nên m = 3 và n = 24/19 là nghiệm duy
nhất.
=> HCOOH ( 0,14) và CH3COOH (0,05)
b = 0,04 => HCOO-C3H6-OOC-CH3: 0,02 mol
=> nHCOOH = 0,14 – 0,02 = 0,12 (mol)
=> %nHCOOH = 60%. (gần nhất với 55%)
Câu 14: Đáp án A
X tráng bạc nên X chứa CHO: nCHO = nAg/2 = 0,01875
nCOONH4 = nNH3 = 0,02 > nCHO => X có chứa nhóm COOH
Ta có các trường hợp sau:
TH1: OHC-CnH2n-CHO và HOOC-CnH2n-COOH
Muối là: CnH2n(COONH4)2 (0,01 mol) => (14n+124)0,01 = 1,86 => n = 4,4 (loại)
TH2: HO-CmH2m-CHO và HO-CmH2m-COOH
Muối là HO-CmH2m-COONH4 (0,02 mol) => (14m+79)0,02 = 1,86 => n = 1
Vậy X gồm: HOCH2CHO (0,01875 mol) và HOCH2COOH (0,00125 mol)
=> m = 0,01875.60 + 0,00125.76 = 1,22 gam
Câu 15: Đáp án D
Nhận xét: Ta thấy khối lượng muối = 7,74 g > 7,1g khối lượng của este => ancol là CH3OH
nE = nCH3OH = nNaOH = x (mol)
Bảo toàn khối lượng: mE + mNaOH = mmuối + mCH3OH
=> 7,1 + 40x = 7,74 + 32x
=> x = 0,08 (mol)
Bảo toàn nguyên tố O cho phản ứng cháy: nO(trong E) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nH2O = 0,08.2 + 2.0,325 – 2. 0,26 = 0,29 (mol)
BTKL cho phản ứng cháy: mE + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2
=> mN2 = 7,1 + 0,325.32 – 0,26.44 – 0,29.18 = 0,84(g)
=> nN2 = 0,84/28 = 0,03 (mol)
=> nNH2-CH2-COONa = 2nN2 = 0,06 (mol)
Gọi muối còn lại có công thức RCOONa
=> nRCOONa = 0,08 – 0,06 = 0,02 (mol) và mRCOONa = 7,74 - nNH2-CH2-COONa = 1,92(g)
=> MRCOONa = 1,92/ 0,02 = 96 => CH3-CH2-COONa
Vậy X là CH3CH2-COOCH3 (0,02) và Y là NH2-CH2-COOCH3 (0,06)
=> % Y= [(0,06. 89): 7,1].100% = 75,2%
Câu 16: Đáp án C
nCOO = nKOH = 0,66 mol => nO(E) = 2nCOO = 1,32 mol
Giả sử CO2 (x mol) H2O (y mol)
*BTNT O => 1,32+1,92.2 = 2x + y (1)
*BTKL => 44x + 18y = 46,32 + 1,92.32 (2)
Giải (1) và (2) => x = 1,86; y = 1,44
nE = nCO2 – nH2O = 1,86 – 1,44 = 0,42 mol
Giả sử E gồm a mol X và b mol Y
a+b = 0,42
a+2b = 2nKOH = 0,66
=> a = 0,18; b = 0,24
=> 0,18n + 0,24m = nCO2 = 1,86 (n, m là số C trong X, Y)
=> n = 5; m = 4
X là C=C-C-COOCH3 (C5H8O2) và Y là (COOCH3)2 (C4H6O4)
Tổng số H là 8+6 = 14
Câu 17: Đáp án C
X, Y đơn chức
Z, T hai chức
*Z + Na:
R(OH)2 → H2
0,25 ← 0,25
m bình tăng = mZ – mH2 => mZ = 15 + 0,25.2 = 15,5 gam => MZ = 15,5/0,25 = 62 => Z là
C2H4(OH)2
*Đốt F:
nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,2 mol; nO(F) = 2nNaOH = 0,8 mol
BTNT O: nH2O = nO(F) + 2nO2 - 3nNa2CO3 – 2nCO2 = 0,8 + 0,7.2 – 0,6.2 – 0,2.3 = 0,4 mol
BTKL => m muối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O – mO2 = 0,2.106 + 0,6.44 + 0,4.18 – 0,7.32 = 32,4
gam
32, 4
RCOONa : 0, 4mol  R  67   R  14
0, 4
Có axit là HCOOH
*E + NaOH: T có dạng là ( RCOO)2 C2 H 4 => MT = (14+44).2+28 = 144
BTKL => mH2O = mE + mNaOH – m muối – mZ = 33,7 + 0,4.40 – 32,4 – 15,5 = 1,8 gam => naxit
= nH2O = 0,1 mol
=> neste = (nNaOH-naxit)/2 = 0,15
=> mT = 0,15.144 = 21,6 gam => %mT = 64,1%
Câu 18: Đáp án A
MX = 3,125.32 = 100 (C5H8O2)
Do E tác dụng với KOH sinh ra hai ancol có cùng số C nên ancol có số C từ 2 trở đi
Số C trung bình = 2,1/0,6 = 3,5
Suy ra một este là HCOOC2H5 (G/s là Y)
Hai ancol là C2H5OH, C2H4(OH)2
=> X là CH2=CH-COOC2H5
Do Z no, mạch hở nên Z là (HCOO)2C2H4
C5 H 8 O2 : x
  O 2:2,25
CO2 : 2,1
*0, 6 mol C3 H 6 O2 : y    BT :H
C H O : z    H 2 O : 4 x  3 y  3z
 4 6 4
 x  y  z  0, 6  x  0, 06
 BT :C 
    5 x  3 y  4 z  2,1   y  0,36
   2 x  2 y  4 z  2, 25.2  2,1.2  4 x  3 y  3 z  z  0,18

BT :O

mE  0,06.100  0,36.74  0,18.118  53,88g

C H COOK : 0, 06
Muoi  2 3  mmuoi  0, 06.110  0, 72.84  67, 08 g
 HCOOK : 0,36  2.0,18  0, 72
* Tỷ lệ:
53,88g E...67,08g muoi
134,7 g E...167,7 g muoi
Câu 19: Đáp án D
C2 H 4O2 : x
  O:2:1,25 CO2 :1,3
0,5molX C4 H 6O4 : y  
C H O : z  H 2O :1,1
 n 2 n2 2

BT :O
 nO X   2nCO2  nH2O  2nO2  1, 2mol

2 x  4 y  2 z  1, 2
  y  0,1
 x  y  z  0,5
Ta thay: nCO2  nH2O  nC4 H6O4  nCn H2 n2O2

1,3  1,1  0,1  nCn H2 n2O2

 nCn H2 n2O2  0,1mol

 nC2 H4O2  0,5  0,1  0,1  0,3mol


BT :C
 0,3.2  0,1.4  0,1n  1,3  n  3  HCOOCH  CH 2 

 HCOOCH 3 : 0,3
  HCOONa : 0, 4
X  COOCH 3 2 : 0,1  NaOH
 
 CH 3 CHO : 0,1
 HCOOCH  CH 2 : 0,1
 nAg  2nHCOONa  2nCH3CHO  1mol  mAg  108 gam

Câu 20: Đáp án A


nancol = nanken = 0,015 mol
nNaOH>nancol => Trong X có 1 axit và 1 este => neste + naxit = nNaOH = 0,04 mol
Giả sử X gồm:
Este CnH2nO2: 0,015 mol
Axit CmH2mO2: 0,025 mol
Khi đốt X => nH2O = nCO2 = a mol
=> m bình tăng = 44a + 18a = 7,75 gam => a = 0,125 mol
BT “C”: 0,015n+0,025m = 0,125 => 3n+5m = 0,125 => n = 5, m = 2 thỏa mãn.
Este là C5H10O2 (0,015 mol)
Axit là C2H4O2 (0,025 mol)
- Xét A: meste = 0,015.102 = 1,53 gam; maxit = 0,025.60 = 1,5 gam
Phần trăm về khối lượng của từng chất là 49,5% và 50,5%
=> A đúng
- Xét B: Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 102 + 60 = 162
=> B sai
- Xét C: Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là meste = 1,53 gam
=> C sai
- Xét D:
+ Axit chỉ có 1 CTCT thỏa mãn là: CH3COOH
+ Este có 2 CTCT thỏa mãn là: CH3COOCH2-CH2-CH3 và CH3COOCH(CH3)-CH3
=> D sai
Câu 21: Đáp án B
Đốt T: nT  nH2O  nCO2  0,54  0,36  0,18 mol

nCO2 0,36 
C2 H 5OH : x
CT    2  T  0,18mol  
nT 0,18 C2 H 4  OH 2 : y

 x  y  nT  0,18  x  0, 08
 
 x  2 y  nNaOH  0, 28  y  0,1

BTKL
 a  mX  mNaOH  mT  20, 24  0, 28.40  0, 08.46  0,1.62  21,56  g 

Câu 22: Đáp án C


MX = 2,3125 . 32 =74 g
X là este đơn chức nên X là CmHnO2 →12m + n= 42 → m= 3 và n =6
X, Y + NaOH → muối + ancol
Z gồm 2 ancol có cùng số C nên Z có C2H5OH và C2H4(OH)2 với X là HCOOC2H5
Đặt nC2H5OH = a mol và nC2H6O2 = b mol
→ a + 2b = nNaOH = 0,15 mol
Z + Na : 2Na +2 C2H5OH → 2C2H5ONa + H2
Na + C2H4(OH)2 → C2H4(ONa)2 + H2
thì mbình tăng = mancol – mH2 =46a + 62b – 2(a/2 + b) =45a + 60b =5,85
Do đó a =0,09 mol và b =0,03 mol
Ta có mE = mX + mY => 10,98 = 0,09.74 + mY → mY =4,32 mol → MY = 4,32 :0,03 =144
Vì X tạo từ C2H4(OH)2 nên X là R(COO)2C2H4 → R + 44.2 + 28 =144→ R = 28 ( C2H4)
Muối A là HCOONa
TH1: Muối B là C2H4(COONa)2 : 0,03 mol → x : y = (0,09.68) : (0,03.162)=1,26 (không có
đáp án )
TH 2: Y tạo 2 muối HCOONa và C2H3COONa . Mỗi muối 0,03 mol
→ muối A : HCOONa :0,12 mol. Muối B : C2H3COONa : 0,03 mol
→ x : y =2,9
Câu 23: Đáp án A
Gọi CTPT của 2 este là RCOOR’: 0,3 (mol) ( vì este đơn chức nên = nKOH)
Lượng O2 dùng để đốt X = lượng O2 để đốt T + ancol
=> nO2 (đốt ancol) = 1,53 – 1,08 = 0,45 (mol)
Gọi CTPT của ancol no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+2O
CnH2n+2O + 1,5nO2 → nCO2 + (n +1)H2O
1 (mol) → 1,5n (mol)
0,3 (mol) → 0,45 (mol)
=> 0,3.1,5n = 0,45 => n = 1
Vậy CT của ancol là CH3OH: 0,3 (mol)
BTKL ta có: mX + mKOH = mmuối + mancol
=> mX = 35,16 + 0,3.32 – 0,3.56 = 27,96 (g)
Gọi a và b là số mol CO2 và H2O khi đốt cháy X

 
BTKL
  m(CO2  H 2O )  44 x  18 y  27,96  1,53.32  x  1,38(mol )
 BTNT :O   )

  2 x  y  0,3.2  1,53.2  y  0,9( mol

Gọi k là độ bất bào hòa của 2 este


Ta có:
nCO2  nH 2O 1,38  0,9
nX   0,3   k  2, 6
k 1 k 1
27,96
M RCOOCH3   93, 2
0,3
 R  44  15  93, 2
 R  34, 2
=> 1 este phải có 3 liên kết pi trong phân tử
=> Z có CTPT là C5H6O2
Câu 24: Đáp án C
8,176 7, 02
nO2   0,365(mol ); nH 2O   0,39(mol )
22, 4 18
T chứa ancol đơn chức : ( a mol)
ancol ba chức ( b mol)
nT = nH2O- nCO2 => nCO2 = 0,39 – a – b (mol)
BTNT O: a + 3b + 0,365.2 = (0,39 –a – b). 2 + 0,39
=> 3a + 5b = 0,44 (1)
BT OH: nNaOH = a + 3b (mol)
BTKL: mT = mE + mNaOH – mmuối
=> mT = 15,34 + (a + 3b).40 – 16,84
=> mT = 40a + 120b – 1,5
BTKL cho phản ứng đốt cháy T
mT + mO2 = mCO2 + mH2O
=> 40a + 120b – 1,5 + 0,635.32 = (0,39 – a – b).44 + 0,39.18
=> 84a + 164b = 14 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,03 và b = 0,07 (mol)
Đặt u và v lần lượt là số C của ancol đơn chức và ancol ba chức
=> ∑ nCO2 = 0,03u + 0,07v = 0,29
=> 3u + 8v = 29
 8
u  1 u 
Vì    3 là nghiệm duy nhất thỏa mãn => CTPT của ancol ba chức là C3H5(OH)3
v  3 v  3

Muối tạo ra từ X,Y là: ACOONa: 0,03 (mol)


Muối tạo ra từ Z là: BCOONa: 0,21 (mol)
=> mmuối = 0,03 ( A + 67) + 0,21 ( B + 67) = 16,84
=> 3A + 21B = 76
B  1

 55 là nghiệm duy nhất
 A  3

=> CTCT của Z là (HCOO)3C3H5


Ta có: mE = 0,03M + 0,07.176 = 15,34 ( Với M là phân tử khối trng bình của X và Y)
302
 M 
3
Do MX = MY + 2 nên Mx = 102 và MY = 100
Vậy CTPT của X: C5H10O2: x (mol)
CTPT của Y : C5H8O2: y (mol)

 n( X Y )  x  y  0, 03
  x  0, 01
  
 m( X Y )  102 x  100 y  3, 02
  y  0, 02

100.0, 02
%C5 H 8O2  .100%  13, 04%
15,34
Câu 25: Đáp án A
nCO2 < nH2O → ancol no hở, đơn chức
=> n ancol = nH2O-nCO2 = 0,1
=>C=nCO2 : nancol = 2 => ancol là C2H6O
Vì nNaOH > nC2H6O → X là axit còn Y là este tạo bởi C2H5OH và axit X
nRCOONa = nNaOH = 0,3 → M = 82 → MR=15 → CH3COONa
→ Y là CH3COOC2H5
Câu 26: Đáp án B
Giả sử Y có k mắt xích
n mắt xích = 2nN2 = 0,12 mol
=> neste = nNaOH – n mắt xích = 0,14 – 0,12 = 0,02 mol
 X : Cn H 2 n2O2 : 0, 02   O2
  nCO2  (n  1) H 2O

 0,12  O2
Y : Cm H 2 m 2k N k Ok 1 :   mCO2  (m  1  0,5k ) H 2O
 k
0,12
nCO2  nH2O  nX  (0,5k  1)nY  0, 04  0, 02  (0,5k  1) k 3
k
 X : Cn H 2 n 2O2 : 0, 02
  nCO2  0, 02n  0, 04m  0,38(n 5; m 7)
Y : Cm H 2 m1 N3O4 : 0, 04

n  5  X : CH 2  C (CH 3 )COOCH3 (0, 02)


 
m  7 Y : (Gly) 2 Ala(0, 04)
* m = 0,02.100 + 0,04.203 = 10,12 (g) => A đúng
* Y chỉ có 1 gốc Ala => B sai
* %mX = 0,02.100/10,12 = 19,76% => C đúng
*nH2O = nY = 0,04 mol; nCH3OH = nX = 0,02 mol
BTKL: m1 = m + mNaOH – mCH3OH – mH2O = 10,12 + 0,14.40 – 0,02.32 – 0,04.18 = 14,36 (g)
=> D đúng
Câu 27: Đáp án B
X là một este của amioaxit (no, chứa 1 –NH2, 1- COOH) + NaOH → 0,05 mol ancol no, đơn
chức
=> X là este no, đơn chức
=> nX = nancol = 0,05 (mol)
Gọi số mol của Y và Z là a và 2a (mol)
Đặt y và z là số mắt xích tương ứng của Y và Z
 mat xich  y  z  5  1  1
 y  z  7
Ta có:   
 nNaOH  0, 05  ay  2az  0,55
 a( y  2 z )  0,5

y z a
2 5 0,5/12
3 4 0,5/11
4 3 0,05
5 2 0,5/9

Dưới đây tính cho trường hợp in đâm. Các trường hợp khác làm tương tự
Y là tetrapeptit ( 0,05 mol) và Z là tripeptit ( 0,1 mol)
nGly = 0,3 (mol) => nAla = nNaOH – nGly – nX = 0,2 (mol)
Y: (Ala)u(Gly)4-u : 0,05 (mol)
Z: (Ala)V(Gly)3-V : 0,1 (mol)
=> nAla = 0,05u + 0,1v = 0,2
=> u + 2v = 4
=> u = 2 và v =1 là nghiệm duy nhất.
Vậy Y là (Gly)2(Ala)2 và Z là (Gly)2(Ala) => C đúng; A đúng
CTPT của Y là C10H18N4O5 : 0,05 và Z là C7H13N3O4: 0,1 (mol)
=> Khi đốt cháy nH2O = 9nY + 6,5nZ = 9. 0,05 + 6,5.0,1 = 1,1 => D đúng
Vậy B sai
Câu 28: Đáp án A
  AgNO
 F 3  Ag : 0, 08mol
1X ,2Y ,3Z  NaOH du 
  AgNO3
E 5,16 g  M 
  Ag : 0, 06mol

F có phản ứng với AgNO3 => trong F phải có muối HCOONa => muối còn lại là
CH3COONa
1 1
nHCOONa  nAg  .0, 08  0, 04(mol )
2 2
4,36  0, 04.68
 nCH3COONa   0, 02(mol )
82
neste   nmuoi  0, 04  0, 02  0, 06( mol )

5,16
 M este   86( g / mol )
0, 06
 CTPT cuaE:C4 H6O2
=> E chưa: CH3COOCH=CH2: 0,02 (mol) ; HCOOR: a (mol) và HCOOR’: b (mol)
=> a + b = 0,06 (1)
M tham gia phản ứng tráng bạc => M chứa anđehit. Có nAg = 0,06 > 2nCH3COOCH=CH2 = 0,04
0, 06  0, 04
=> E chứa 1 este có cấu tạo HCOOC=C-CH3:  0, 01(mol )
2
Este còn lại có cấu tạo HCOOCH=CH-CH3: 0,03 (mol) hoặc HCOOC(CH3)=CH2 : 0,03
(mol)
Vậy X là HCOOCH=CH-CH3
0, 01.86
 %X  .100%  16, 67%
5,16
Câu 29: Đáp án C
Chất X có độ bất bão hòa là: k = (2C + 2 – H):2 = 3
- Khi đun Z với H2SO4 đặc thu được chất T nhẹ hơn Z nên MT = MZ - 18
M T M Z  18
dT / Z    0, 7  M Z  60(C3 H 8O)
MZ MZ

 X :CH  COOC3H8
||
CH  COOC3H8
 Y : NaOOC  CH  CH  COONa
 Z : CH3CH 2CH 2OH

 T : CH 2  CH  CH3
A, B, D, đúng
C sai vì 1 mol Y đốt cháy chỉ thu được 3 mol CO2: C4H2O4Na2 + 3O2 → 3CO2 + H2O +
Na2CO3
Câu 30: Đáp án A
*Đốt cháy 0,36 mol X:
Số C trung bình: 2,79 : 0,36 = 7,75 mol
Gọi công thức chung của este là:
C7,75H2.7,75 + 2 – 2kOx hay C7,75H17,5-2kOx
BTNT “H”: nH(X) = 2nH2O => 0,36(17,5-2k) = 1,845.2 => k = 3,625
*Đun Y với 0,855 mol NaOH: nX = nY = 0,36 mol
nCOO(X) = nCOO(Y) = nNaOH = 0,855 mol
=> Số nhóm COO trung bình của X là: 0,855 : 0,36 = 2,375
=> π(COO) = 2,375
Mặt khác: k = π(COO) + π(gốc hidrocacbon) => π(gốc hidrocacbon) = 3,625 – 2,375 = 1,25
=> a = 1,25.0,36 = 0,45 mol gần nhất với 0,48 mol

You might also like