You are on page 1of 4

PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

TỔ CHỨC GIÁO DỤC PELKI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS


Năm học: 2023-2024
Môn: Hoá Học
Ngày soạn :
BAN CHUYÊN MÔN HOÁ
Câu 1: (2 điểm)
1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho đinh sắt đã làm sạch bề mặt vào ống nghiệm (1). Cho 3 - 4 ml dung dịch HCl loãng vào,
đun nóng nhẹ.

- Bước 2: Đun sôi dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).

- Bước 3: Rót nhanh dung dịch thu được ở bước 1 vào dung dịch NaOH ở bước 2, ghi nhận
ngay màu kết tủa quan sát được.
- Bước 4: Ghi nhận màu kết tủa quan sát được sau 30 - 60 phút thí nghiệm.
Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong bước 1, bước 3, bước 4 .
Nêu mục đích chính của bước 2 .
2. A là một chất khí tồn tại trong khí quyển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa của sinh
vật sống. Một mảnh kim loại magiê cháy trong A thu được một hỗn hợp chất rắn B. Nếu đốt cháy hoàn toàn
chất rắn B trong khí quyển sẽ tạo thành hỗn hợp chất rắn D. Hỗn hợp chất rắn D chỉ thủy phân một phần
trong nước thu được khí E có mùi đặc trưng. Phản ứng giữa A và E trong điều kiện thích hợp và theo tỉ lệ
mol được dùng để sản xuất một loại phân bón hóa học F có 46,67% nitơ về khối lượng. Hãy
xác định các chất từ A đến F và viết các phương trình hóa học xảy ra

Câu 2: (2,0 điểm).


1. Viết các phương trình hóa học của cảc phản ứng xảy ra khi cho:
a) Hỗn hợp chất rắn gồm NaOH và P2O5 có tỉ lệ mol 2 : 1 vào nước dư.
b) 0,5 mol H2SO4. 3SO3 vào dung dịch chứa 4,0 mol KOH
2. Cho hỗn hợp gồm Al2O3, Cu, FeO vào dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và chất rắn
Y. Lọc bỏ chất rắn Y, sau đó cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thu được dung dịch Z và kết
tủa T. Lọc tách kết tủa T, rửa sạch và nung ngoài không khi tới khối lượng không đổi thu được chất rắn M.
Cho khí H2 dư đi qua M nung nóng thu được chất rắn N. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Z thu được kết
tủa Q. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra, biết các phương trình phản ứng trên đều xảy ra hoàn
toàn.
Câu 3:(2,0 điểm).
1, . Cho luồng khí CO dư đi qua một ống sứ chứa m gam bột oxit sắt (Fe xOy) nung nóng cho đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,1 M thu
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS
được 9,85 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan toàn bộ lượng kim loại sắt tạo thành ở trên bằng dung
dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 12,7 gam muối khan. Xác định công thức
của oxit sắt.

2, Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và oxit sắt Fe xOy thu được hỗn hợp
rắn B. Cho B tác dụng dung dịch NaOH dư thu dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H 2.
Cho từ từ dung dịch vào dung dịch C đến khi thu được kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem
nung đến khối lượng không đổi thu 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng hết với dung
dịch H2SO4 đậm đặc, nóng. Sau phản ửng thu được dung dịch E chỉ chứa 1 muối sắt duy nhất và
2,688 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, hiệu suất các
phản úng bằng . Xác định công thức phân tử của oxit sắt và tính m.

Câu 4:(2,0 điểm).


Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat trung hoà của hai kim loại đều thuộc nhóm II trong
bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nung m gam hỗn hợp X một thời gian thu
được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được dung dịch B và V lít khí CO2. Cho V lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch
Ba(OH)2 thu được 9,85 gam gam kết tủa và dung dịch D. Đun nóng dung dịch D thu được tối
đa 9,85 gam kết tủa nữa. Phần dung dịch B đem cô cạn thu được 38,15 gam muối khan
a) Tính m.
b) Biết thêm tỉ lệ khối lượng mol của hai kim loại trong muối ban đầu là 3,425. Xác định tên
hai kim loại và tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.

Câu 5:(2,0 điểm).


Thêm từ từ đến hết V1 lít dung dịch NaOH 0,1
M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 a M, sau đó
thêm từ từ đến hết V2 lít dung dịch HCl 0,1 M
vào hệ. Gọi V là tổng của V1 và V2. Khối lượng
kết tủa trong hệ biến đổi theo V như đồ thị bên.
Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định giá
trị của a, V1 và V2.

Câu 6:(2,0 điểm).


1,Thực hiện các phản ứng hóa học theo chuỗi sau, ghi rõ điều kiện (nếu có).

2) Axit sunfuric có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là nguồn nguyên liệu để
sản xuất phân bón, chế biến dầu mỏ, chất tẩy rửa, chất đẻo, tơ sợi,... Hàng năm, thế giới sản suất gần 200
triệu tấn axit sunfuric. Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuât bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS
liệu chính là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit). Các công đoạn sản xuât axit sunfuric được tóm tắt theo
sơ đồ sau:

a) Viết phương trình hóa học theo sơ đồ trên và tính khối lượng H 2SO4 98% thu được từ 2 tắn lưu huỳnh.
Giả sử rằng: 100% lưu huỳnh bị oxi hóa thành SO2, 98% SO2 chuyển hóa thành SO3 và 95% SO3 chuyển hóa
thành H2SO4.
b) Nêu hiện tượng quan sát được khi cho một ít đường saccarozơ vào đáy cốc rồi thêm tiếp một ít dung dịch
H2SO4 đặc vào. Giải thích.

Câu 7:(2,0 điểm).

Câu 8: (2,0 điểm).

Câu 9: (2,0 điểm).


Câu 10: (2,0 điểm)
(Cho: Na = 23; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; S = 32; O =16; K =39; H = 1; Mg = 24; C = 12; Cl
= 35,5; N =14; Ag = 108)
----------Hết---------
Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD…...............................
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

You might also like