You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022 - 2023

KHÁNH HOÀ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN


Ngày thi: 04/6/2022
ĐỀ SỐ 32
Môn: Hóa học
(Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,00 điểm)
1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho đinh sắt đã làm sạch bề mặt vào ống nghiệm (1) Cho 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng vào, đun
nóng nhẹ.
- Bước 2: Đun sôi 4 – 5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).
- Bước 3: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch thu được ở bước 1 vào dung dịch NaOH ở bước 2, ghi nhận ngay
màu kết tủa quan sát được.
- Bước 4: Ghi nhận màu kết tủa quan sát được sau 30 – 60 phút thí nghiệm.
Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong bước 1, bước 3, bước 4. Nêu
mục đích chính của bước 2.
2. A là một chất khí tồn tại trong khí quyển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa của sinh vật
sống. Một mảnh kim loại magiê cháy trong A thu được một hỗn hợp chất rắn B. Nếu đốt cháy hoàn toàn
chất rắn B trong khi quyển sẽ tạo thành hỗn hợp chất rắn D. Hỗn hợp chất rắn D chỉ thủy phân một phần
trong nước thu được khi E có mùi đặc trưng. Phản ứng giữa A và E trong điều kiện thích hợp và theo tỉ lệ
mol nA : nE = 1 : 2 được dùng để sản xuất một loại phân bón hóa học F có 46,67% nitơ về khối lượng. Hãy
xác định các chất từ A đến F và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2 (2,00 điểm)
1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho:
a) Hỗn hợp chất rắn gồm NaOH và P2O5 có tỉ lệ mol 2 : 1 vào nước dư.
b) 0,5 mol H2SO4.3SO3 vào dung dịch chứa 4,0 mol KOH.
2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết ba lọ chất lỏng riêng biệt sau: rượu etylic nguyên chất, dung
dịch rượu etylic 850 và axit axetic.
3. Cho hỗn hợp gồm Al2O3, Cu, FeO vào dung dịch HSO4 loãng dư thu được dung dịch X và chất rắn Y.
Lọc bỏ chất rắn Y, sau đó cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thu được dung dịch Z và kết
tủa T. Lọc tách kết tủa T, rửa sạch và mang ngoài không khi tới khối lượng không đổi thu được chất rắn M.
Cho khí H2 dư đi qua M nung nóng thu được chất rắn N. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Z thu được
kết tủa Q. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết các phương trình phản ứng trên đều xảy ra hoàn toàn.
Câu 3 (2,00 điểm)
1. Cho 4 hidrocacbon: metan, etilen, axetilen, benzen.
a) Viết công thức cấu tạo 4 hidrocacbon trên.
b) Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) của mỗi hiđrocacbon trên với dung dịch brom, khí oxi.
2. Cho các chất rắn sau: Al2(SO4)3, Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn ngẫu
nhiên (có số mol bằng nhau) trong các chất trên vào nước thu được V ml dung dịch Z. Tiến hành các thí
nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 moi kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH vào V ml dung dịch Z đến khi thu được kết tủa cực đại là n2 mol.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Hãy lập luận tìm các cặp chất thỏa điều kiện trên. Biết các phản ứng xảy ra hoản toàn và n1 < n2 < n3.
Câu 4 (2,00 điểm)
1. Để nghiên cứu tính chất của axit vô cơ X, người ta tiến hành các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch bari clorua 0,1M thấy
vẫn đục.
Thí nghiệm 2: Cho một mẫu kim loại đồng vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch axit X đậm đặc, đun nóng
thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh, có khi mùi hắc thoát ra
Thí nghiệm 3: Cho một ít tinh thể hợp chất Y vào cốc thủy tinh, sau đó nhỏ từ từ 1 đến 2 ml dung dịch axit
X đậm đặc vào cốc. Quan sát hiện tượng thấy: màu trắng của Y chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang
màu nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp, bị bọt khi đẩy lên miệng cốc.
a) Xác định các chất X, Y và viết các phương trình hóa học giải thích hiện tượng trong mỗi thí nghiệm trên.
b) Những thí nghiệm trên chứng minh tính chất gì của X? Nếu thay dung dịch axit X điểm đặc bằng dung
dịch axit X loãng thì hiện tượng các thí nghiệm trên có thay đối không?
2. Nung nóng 15,12 gam kim loại R trong không khí tới khi kim loại phản ứng hết thu được 20,88 gam oxit
M. Hòa tan lượng oxit trên vào dung dịch chứa hỗn hợp HC1 2M và H2SO4 1M với lượng vừa đủ, các phản
ứng không giải phóng chất khí.
a) Viết các phương trình hóa học phản ứng xảy ra. Tính thể tích dung dịch axit phải dùng và tổng số gam
muối tạo thành.
b) Xác định kim loại R và công thức của oxit M.
Câu 5 (2,0 điểm)
1. Trộn 3 oxit kim loại là Fe2O3, CuO và RO (R có hóa trị không đổi) với số mol bằng nhau thu được hỗn
hợp X. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 2,8 gam hỗn hợp X nung nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan
toàn bộ lượng Y vào dung dịch H2SO4, đậm đặc nóng dư, sau khi phản ứng kết thúc thì thấy lượng H2SO4 đã
phản ứng là 0,09 mol và sinh ra khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Viết các phương trình hóa học của phản
ứng xảy ra và xác định kim loại R. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2. Một loại gạo chứa 80% tinh bột được dùng để điều chế rượu etylic theo sơ đồ sau:
1 H %  80%  2 H %  70%
Tinh bột  Glucozơ  Rượu etylic.
Hấp thụ hết lượng CO2 sinh ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,2M (d=1,05 g/ml) thu được dung dịch hỗn hợp
hai muối có tổng nồng độ 1,297%. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng gạo cần dùng.
Cho biết: H = 1; Li = 7; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Br = 80; Ba = 137.

You might also like