You are on page 1of 2

Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó

CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG NĂM 2018


Câu I. (2 điểm)
1. Hình vẽ bên là bộ dụng cụ điều chế một số khí trong
phòng thí nghiệm.
(a) Khí C là khí nào trong số các khí sau: H2, C2H2, SO2,
Cl2, CO và HCl có thể được điều chế bằng bộ dụng cụ hình
bên?
(b) Hãy chọn các chất A và B tương ứng để điều chế các
khí C được chọn và viết các phương trình hóa học tương
ứng.

2. Có 5 lọ đánh số từ 1 đến 5, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, (CH3COO)2Ba, Al2(SO4)3,
NaOH và Ba(OH)2. Biết:
− Rót dung dịch từ lọ 4 vào lọ 3 hoặc lọ 5 đều tạo kết tủa.
− Rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ 2 vào lọ 1 thì có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch trong
suốt.
− Rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ 5 vào lọ 1 thì có kết tủa sau đó kết tủa tan một phần.
Xác định các chất tương ứng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
3. Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa a gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 thu được 1,12
lít khí (đktc) và dung dịch X. Thêm dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch X thu được 20 gam kết tủa. Tính a.
Câu II. (2 điểm)
1. Cho biết A, B, C là các hợp chất vô cơ của natri. Cho dung dịch A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C
thu được các chất khí tương ứng X, Y. Biết X, Y đều tác dụng được với dung dịch kiềm, dX/Y = 16/11. Xác định
các chất A, B, C, X và Y. Viết phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng.
2. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al và FexOy trong điều kiện không có không khí theo phản ứng:
t0
3FexOy + 2yAl ⎯⎯→ 3xFe + yAl2O3, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y. Chia hỗn hợp Y thành 2 phần:
− Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 và còn 5,04 gam chất rắn không tan.
− Phần 2 có khối lượng 14,895 gam, cho phần 2 vào dung dịch HCl dư thu được 4,536 lít H2.
Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
(a) Tìm giá trị của m.
(b) Xác định công thức hóa học của FexOy.
Câu III. (1,5 điểm)
1. Hãy cho biết thành phần chính của thủy tinh. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình sản
xuất thủy tinh từ các nguyên liệu là cát trắng, sôđa và đá vôi.
2. Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
quy định: nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 không khí thì coi như không khí bị ô nhiễm SO2. Khi phân tích
50 lít không khí ở một thành phố thấy có 0,012 mg SO2. Không khí thành phố đó có bị ô nhiễm SO2 hay không?
Vì sao?
3. Chiếu sáng hỗn hợp khí gồm 0,896 lít Cl2 và 1,12 lít H2 (đktc) rồi cho toàn bộ hỗn hợp các chất sau phản ứng
vào dung dịch AgNO3 dư thu được 7,175 gam kết tủa. Một học sinh tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2
là 62,5%. Hãy nêu nhận xét về kết quả này và giải thích.
Câu IV. (2 điểm)
1. (a) Cho 3 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon là X, Y và Z. Biết Y, Z đều làm mất màu dung dịch brom.
Từ Z có thể điều chế axit axetic bằng hai phản ứng. Xác định công thức cấu tạo các chất X, Y và Z. Viết phương
trình hóa học của các phản ứng.
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
(b) Trong phòng thí nghiệm, quá trình điều chế khí Z thường bị lẫn SO2. Để loại bỏ SO2 ra khỏi hỗn hợp khí
gồm Z và SO2, có thể dùng dung dịch chứa chất nào trong các chất (riêng biệt) sau đây: BaCl2, Ca(OH)2, Br2 và
K2SO3? Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng.
2. Hỗn hợp X gồm anken A (CnH2n) và ankin B (CmH2m – 2):
− Biết 0,5 mol hỗn hợp X phản ứng tối đa với 0,8 mol H2.
− Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy bằng dung dịch nước vôi trong thấy có
25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 7,48 gam so với ban đầu. Lọc bỏ kết tủa, thêm tiếp lượng
dư dung dịch KOH vào dung dịch nước lọc thu được thêm 2,5 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử
của A, B và tính m.
Câu V. (2,5 điểm)
1. Tiến hành thí nghiệm về tính tan của các chất như sau:
− Cho 1 ml dầu ăn vào một ống nghiệm có chứa sẵn 1 ml benzen, lắc kĩ rồi để yên. Nêu hiện tượng xảy ra
trong ống nghiệm.
− Tiếp tục nhỏ thêm 1 ml nước cất vào hỗn hợp trên, lắc kĩ rồi để yên. Nêu hiện tượng xảy ra trong ống
nghiệm.
2. (a) Hãy phân biệt 4 gói bột riêng biệt: glucozơ, saccarozơ, bột mì và bột giấy.
(b) Polime X được tạo bởi một loại mắt xích có 38,4% cacbon; 56,8% clo; còn lại là hiđro về khối lượng.
− Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của X. Biết trong mỗi mắt xích chỉ chứa 1 nguyên tử clo.
− Cho biết một số ứng dụng của X trong thực tế.
3. Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic mạch hở có công thức: CnH2n – 1COOH và CmH2m(COOH)2 và một ancol
mạch hở dạng ROH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O. Thực hiện
phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%) thu được hỗn hợp, trong đó khối
lượng các chất hữu cơ là 3,22 gam và chỉ chứa nhóm chức este. Xác định công thức cấu tạo của các axit và ancol
ban đầu.

You might also like