You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ: KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM – TRUNGDUCMK7 - 2020

Câu 1: Dung dịch A chứa hỗn hợp Na2CO3 0,75M và NaHCO3 0,5M. Dung dịch B chứa H2SO4 1M. Tính thể tích khí
CO2 (đktc) thoát ra khi:

a. Đổ rất từ từ 100 ml dung dịch A vào 150 ml dung dịch B.


b. Đổ rất từ từ 200 ml dung dịch A vào 150 ml dung dịch B.
c. Đổ rất từ từ 150 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A.
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt trong các trường hợp sau:

1. Dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH (không dùng thêm hóa chất).
2. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl (không dùng thêm hóa chất).
3. Dung dịch NaOH 0,1M và dung dịch Ba(OH)2 0,1M (chỉ dùng thêm dung dịch HCl và phenolphtalein).
Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:

a. Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
b. Cho từ từ từng giọt dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Câu 4: Cho các chất sau: NO2, Fe3O4, Al2O3.

a) Chất nào tác dụng với nước? Viết phương trình hóa học.
b) Chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng? Viết phương trình hóa học.
c) Chất nào tác dụng với dung dịch NaOH? Viết phương trình hóa học.
Câu 5: Nêu hiện tượng và viết PTHH giải thích cho các hiện tượng trong các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 cho tới dư.
b. Nhỏ từ từ, khuấy đều 20ml dung dịch AlCl3 0,5M vào ống nghiệm đựng 20ml dung dịch NaOH 2M
c. Cho Na vào dung dịch AgNO3.
d. Cho hỗn hợp chất rắn trộn đều gồm Ba(OH)2 và NH4HCO3 vào ống nghiệm đựng nước.
Câu 6: Chỉ dùng thêm một hóa chất, hãy nhận biết 5 chất rắn: Al, FeO, BaO, Al4C3, ZnO đựng trong các lọ riêng biệt.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 7: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng nước vôi trong dư để loại bỏ mỗi khí độc sau đây ra khỏi
không khí bị ô nhiễm: Cl2, SO2, H2S, NO2.
Câu 8: Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 100 ml dung
dịch HCl l,5M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu
được 29,55 gam kết tủa.

1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
2. Tính a.
Câu 9: Khí CO2 có lẫn khí CO và O2. Hãy trình bày phương pháp để thu được khí CO2 tinh khiết.

1|TRUNGDUCMK7
Câu 10: Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu nặng 34,8 gam. Nếu hòa tan hỗn hợp trên bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thì
thoát ra 17,92 lít khí H2 (đktc). Nếu hòa tan hỗn hợp trên bằng axit H2SO4 đặc nóng thì thoát ra 24,64 lit SO2 (đktc).
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 11:
- Cho các dd muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh
sáng màu vàng .
- A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước là muối có gốc axit của
axit mạnh, và giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỉ khối hơi của F so với H2 bằng 22.
- C tác dụng với B cho dd muối tan không màu và khí G không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, làm nhạt
màu dung dịch nước brôm.
- D tác dụng với B thu được kết tủa trắng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng.
Hãy tìm A,B,C ,D,E ,F ,G và viết các PTHH xảy ra.
Câu 12: Viết phương trình phản ứng hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình):

K→K2O → KOH → KCl →KOH→ KHCO3→ K2CO3 → KCl → K .


Câu 13: Chỉ dùng thêm nước và các điều kiện thí nghiệm cần thiết, hãy nêu phương pháp nhận biết 5 gói bột màu
trắng của 5 chất sau: KCl, Ba(HCO3)2 , K2CO3, MgCl2, K2SO4 .

Câu 14: Chỉ được dùng thêm 2 hóa chất tự chọn. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 5 chất bột chứa trong 5
lọ mất nhãn gồm: Mg(OH)2, Al2O3, Ca(NO3)2, Na2CO3, KOH.
Câu 15: Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm BaCO3, CuO NaCl, CaCl2 sao
cho khối lượng không thay đổi.
Câu 16: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Nếu chỉ có dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim
loại nào?

Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng đã xảy ra.

Câu 17: Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp Y gồm Na, Fe và Al vào nước (dư), thu được 0,448 lít khí H2 thoát ra (đktc) và
một lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn này cho phản ứng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được
3,2 gam đồng kim loại và dung dịch A. Tách lấy dung dịch A cho phản ứng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH
để thu được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
chất rắn B.

a) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y.
b) Tính khối lượng chất rắn B.
Câu 18: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH 1,4M, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82
gam kết tủa. Tính giá trị của V?

Câu 19: Hoà tan các chất gồm Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4Cl có cùng số mol vào nước dư được dd A và kết tủa B.
Hỏi dd A và kết tủa B chứa những chất gì? Viết PTHH của các phản ứng để minh hoạ.

2|TRUNGDUCMK7
Câu 20:

3|TRUNGDUCMK7

You might also like