You are on page 1of 6

PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

TỔ CHỨC GIÁO DỤC PELKI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS


Năm học: 2023-2024
Môn: Hoá Học
Ngày soạn :
BAN CHUYÊN MÔN HOÁ
Câu 1: (2,0 điểm).
1.Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên
tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử Ca
tính theo lí thuyết là
2.Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a , Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
c) Cho một ít bột đá vôi nghiền nhỏ vào 5ml dung dịch giấm ăn.
d) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch rượu etylic 400.
Câu 2: (2,0 điểm).
1. Cho 1 gam vụn đồng vào ống silicon chịu nhiệt, nối hai đ ầu ống vào 2 xi-
lanh. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 200 mL. Đốt nóng
đồng để oxygen phản ứng hết với đồng. Tổng thể tích của khí còn lại trong 2
xi-lanh khi ống silicon đã nguội bằng?
2. Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm MgO và MgCO3 trong dung
dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,1 mol khí CO2 . Cho
300 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M vào A thu được 110,6 gam k ết t ủa và 500
ml dung dịch B. Nồng độ mol của dung dịch B bằng?

Câu 3:(2,0 điểm).


1. Hấp thụ hoàn toàn 0,3 mol CO2 vào dung dịch X chứa KOH và K2CO3 thu được dung dịch Y chứa 2
chất tan. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch Y vào 450 ml dung dịch HCl 1M, sau khi kết thúc phản ứng
thu được dung dịch Z và 0,36 mol khí. Mặt khác, nếu cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư
dung dịch Ba(OH)2 thì thu được 118,2 gam kết tủa. Số mol K2CO3 có trong dung dịch X bằng
2. Cho a gam Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc
phản ứng thu được dung dịch C, kết tủa B và 6,72 lít hỗn hợp khí A (đktc) có tỉ khối đối với hiđro là
3,5. Số mol khí H2 trong hỗn hợp khí A bằng?
Câu 4:(2,0 điểm). .
1.Lấy 22,32 gam hỗn hợp A gồm M, MO, MCO3 (M là kim loại) tác dụng hoàn toàn với 161,7 gam
dung dịch H2SO4 80% đặc, nóng, dư thu được dung dịch B và 0,33 mol hỗn hợp khí D gồm CO2
và SO2. Hấp thụ hoàn toàn D vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện 38,4 gam kết tủa. Trung
hòa B bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch G. Làm bay hơi dung dịch G thì thu được 277,5
gam hỗn hợp E gồm Na2SO4.10H2O và muối kết tinh X (tỉ lệ số mol tương ứng là 4:1). Làm
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

khan hoàn toàn E thì còn lại 145,2 gam hỗn hợp muối F. Trong 1 phân tử muối kết tinh X ngậm bao
nhiêu phân tử nước ?
2.Chất khí A rất độc, không màu, không mùi. Cho khí A đi qua ống đựng CuO dư, nung nóng, thì
thu được khí B và chất rắn trong ống chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ. Nếu cho khí A phản ứng
với hơi nước ở nhiệt độ cao thì thu được khí B và khí D. Cho khí D tác dụng với khí N2 thu được
khí E. Trong công nghiệp, chất rắn R được sản xuất bằng cách nén hỗn hợp khí B và khí E. Hòa tan
chất R vào nước thu được dung dịch G. Khi cho G tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra
khí E và kết tủa L. Nếu cho G tác dụng với dung dịch HCl dư thì tạo ra khí B. E là chất nào
Câu 5:(4,0 điểm).
1.Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500 ml dung dịch CuSO4. Sau
một thời gian lấy hai thanh kim loại ra khỏi cốc, lúc đó tất cả đồng thoát ra đều bám hết vào hai
thanh kim loại và khối lượng dung dịch trong cốc bị giảm đi 0,22 gam. Trong dung dịch sau phản
ứng nồng độ mol của ZnSO4 lớn gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4. Thêm dung dịch NaOH dư
vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 14,5 gam chất
rắn. số gam Cu bám lên thanh sắt bằng?
2.Một hỗn hợp X gồm 2 muối sunfit và hiđrosunfit của cùng một kim loại kiềm.
Thực hiện ba thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 21,80 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được
V lít khí A. Biết V lít khí A làm mất màu vừa đủ 150 ml dung dịch Br2 1 M.
Thí nghiệm 2: 54,50 gam X cũng tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1,25M.
Thí nghiệm 3: Cho V lít khí A hấp thụ vào 250 gam dung dịch Ba(OH)2 6,84%. Sau phản ứng thu
được dung dịch B.
Nồng độ phần trăm của dung dịch B bằng?

Câu 6:(2,0 điểm).


1.Chất độc da cam là tên gọi của 1 loại hóa chất mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam gây hệ
lụy nghiêm trọng cho đến ngày hôm nay. Chất độc da cam có màu gì?
2.Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) trong các trường hợp sau:
a) Khi đun nước một thời gian ta thấy dưới đáy ấm có đóng một lớp cặn.
b) Không nên trộn phân đạm urê CO(NH2)2 với vôi để bón cho lúa.
Câu 7:(2,0 điểm).
1. Cho A, B, R, T là những hợp chất vô cơ. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho a mol dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch B, thu được x gam
kết tủa trắng, khí không màu và dung dịch K2SO4.
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

- Thí nghiệm 2: Cho a mol dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch R, thu được y gam
kết tủa trắng.
- Thí nghiệm 3: Cho a mol dung dịch A tác dụng vừa đủ với a mol dung dịch NaOH, thu
được z gam kết tủa trắng và dung dịch T. Hợp chất T kém bền với nhiệt, có ứng dụng trong y học
làm thuốc chữa đau dạ dày.
Biết x + z - y = 133a gam. Xác định công thức hóa học của A, B, R, T.

2. Hãy tìm một chất vô cơ thỏa mãn chất Q trong sơ đồ dưới đây. Xác định các chất A, B, C, X, Y, Z, Q
trong sơ đồ và viết tất cả các phương trình hóa học xảy ra. Biết rằng từ Q có thể điều chế cả A và X bằng
một phản ứng duy nhất.

Câu 8: (2,0 điểm).

1.Hãy chọn 3 dung dịch muối A, B, C (muối trung hòa hoặc muối axit) úng với 3 gốc axit khác
nhau, thỏa các điều kiện dưới đây và viết phương trình hóa học của các phản ứng:
A+ B❑ có kết tủa

B+C ❑ có kết tủa


A+C ❑ có kết tủa và có khí bay ra


2.Hợp chất A là muối khan natri của một axit yếu, kém bền bởi nhiệt, có nhiều ứng dụng trong đời
sống. Tiến hành phân tích các mẫu bằng cách trộn đều A với chất trơ rồi đun nóng đến 400oC để
phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn. Độ giảm khối lượng (%) của các mẫu ứng với khối lượng A
khác nhau đã được ghi lại và kết quả được cho dưới đây:
Hàm lượng A trong mẫu, % 20 50 70 90
Khối lượng mất đi, % 7,38 18,45 25,83 33,21
Sử dụng các dữ kiện trên để xác định công thức của A. Nêu ứng dụng phổ biến của A.

Câu 9: (2,0 điểm).


Cố định cacbon là một công nghệ mấu chốt cho vấn đề giảm thiểu lượng khí thải nhà kính. Một trong số
những công nghệ cố định cacbon tiềm năng chính là vòng lặp Canxi. Công nghệ này giữ cacbon thông qua
chu trình giữa canxi cacbonat và canxi oxit. Canxi cacbonat được sử dụng trong chu trình này thường bắt
nguồn từ đá vôi. Cacbon đioxit sau đó có thể được trữ dưới lòng đất hoặc sử dụng, chẳng hạn như trong quy
trình sản xuất nhiên liệu tổng hợp. Trong vòng lặp Canxi, cacbon đioxit được cố định từ khí thải. Xem sơ đồ
chu trình ở hình 1.
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

a. Viết phương trình phản ứng chính trong buồng


Cacbonat hóa và lò nung vôi.
b. Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất có
trong khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu chứa
tạp chất hiđrosunfua. Trong buồng Cacbonat hóa
xảy ra phản ứng của lưu huỳnh đioxit với canxi cacbonat và khí oxi tạo ra chất rắn X. Lượng chất
rắn X tích lũy tăng dần theo thời gian và làm giảm hiệu suất của toàn bộ quá trình cố định cacbon.
- Viết phương trình phản ứng tạo thành
lưu huỳnh đioxit từ phản ứng đốt cháy
hiđrosunfua.
- Viết phương trình phản ứng tạo thành
chất rắn X trong buồng Cacbonat hoá.
c. Cố định cacbon từ không khí là một quá
trình bắt cacbon đioxit trong không khí.
Tuy nhiên, quá trình này lại khá đắt đỏ và
tốn kém. Xem sơ đồ chu trình ở hình 2.

- Viết phương trình phản ứng trong buồng tiếp xúc không khí, buồng tạo hạt và buồng tôi.
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

Câu 10: (2,0 điểm)

(Cho: Na = 23; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; S = 32; O =16; K =39; H = 1; Mg = 24; C = 12; Cl
= 35,5; N =14; Ag = 108)
----------Hết---------
Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD…...............................
PELKI – Chinh phục kiến thức THCS

You might also like