You are on page 1of 2

BÀI TẬP VIẾT PTHH

Đề chuyên Hóa vào lớp 10 Nghệ An (2022-2023)


Câu 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các quá trình sau:
+ Dùng dung dịch Ca(OH)2 dư để loại bỏ SO2, CO2 trong khí thải công nghiệp.
+ Dùng dung dịch NaHCO3 để rửa vết bỏng do NaOH hoặc H2SO4.
+ Nung đá vôi (CaCO3) dùng để sản xuất vôi.
+ Dùng dung dịch NaOH để hòa tan Al2O3 trong quặng bôxit (trong quá trình sản xuất nhôm).
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
+ Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4.
+ Nung nóng Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Sục CO2 dư vào dung dịch muối natri aluminat.
Câu 2.
1. Cho các sơ đồ phản ứng sau.
X1 + X 2 Na2CO3 + H2O
X3 + H2O X2 + X 4 + H 2
X5 + X 2 X6 + H2O
X6 + CO2 + H2O X7 + X 1
X5 Al + O2
Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 thỏa mãn các sơ đồ trên và viết phương trình hóa học của
phản ứng theo sơ đồ.
2. Chọn các chất X, Y thỏa mãn và viết các phương trình
hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa bên. Biết mỗi mũi tên
ứng với một phản ứng giữa hai chất đã cho trên sơ đồ.

Câu 3.
1. Tiến hành các thí nghiệm: Nhiệt phân KMnO 4 thu được khí A; cho dung dịch HCl đặc vào MnO 2
đun nóng thu được khí B; cho Cu vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu được khí C; cho NH 4HCO3 vào
dung dịch NaOH thu được khí D.
a. Xác định các khí A, B, C, D và viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.
b. Cho các khí A, B, C, D tác dụng với nhau từng đôi một. Viết phương trình hóa học các phản ứng có
thể xảy ra (ghi điều kiện nếu có).
2. Hãy cho biết:
+ Tại sao không nên đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm vào mùa đông ? Viết phương trình
hóa học xảy ra.
+ Ứng dụng dùng để dập tắt các đám cháy dựa vào tính chất nào của CO 2 ? Tuy nhiên không thể dùng
CO2 để dập tắt các đám cháy chứa kim loại mạnh như Mg. Giải thích và viết phương trình hóa học.
Đề chuyên Hóa vào lớp 10 Quảng Ninh (2022-2023)
Câu 1. Cho bốn kim loại X, Y, Z, T. Lần lượt tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho kim loại X vào dung dịch CuSO 4 thu được kết tủa màu xanh lơ và khí
không màu thoát ra.
- Thí nghiệm 2: Cho kim loại Y vào dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều thấy giải phóng
khí không màu.
- Thí nghiệm 3: Cho kim loại Z tác dụng với dung dịch HCl hoặc khí Cl 2 (đun nóng) thu được
hai muối khác nhau.
Cho biết X, Y, Z, T là kim loại nào trong bốn kim loại sau: Na, Al, Cu, Fe? Viết phương trình
hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
Câu 2. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho dung dịch NaHSO 4 tác dụng lần
lượt với từng chất sau: Mg, BaO, Al2O3, NaHCO3.
Đề chuyên Hóa vào lớp 10 Thanh Hóa (2022-2023)
Câu 1. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung
dịch B thu được khí C và dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch Na2CO3, thu được kết tủa E. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định thành phần các chất trong A, B, C, D, E và viết các phương
trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 2. Nung KMnO4 ở nhiệt độ cao, thu được khí A. Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp
KMnO4 trong H2SO4 loãng dư, thu được khí B. Cho sắt (II) sunfua tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
nóng, thu được khí C. Cho FeS2 vào dung dịch HCl, thu được khí D. Cho các khí A, B, C, D lần lượt
tác dụng với nhau từng đôi một (có thể đun nóng hoặc dùng xúc tác thích hợp).
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
Đề chuyên Hóa vào lớp 10 Lai Châu (2022-2023)
Câu 1. Chọn các chất vô cơ phù hợp.
a. Viết 02 phản ứng sản phẩm thu được là muối và nước từ các loại chất khác nhau.
b. Viết 02 phản ứng sản phẩm thu được là một muối từ các loại chất khác nhau.
c. Viết 01 phản ứng mà sản phẩm thu được là muối, khí NO và nước.
d. Viết 01 phản ứng mà sản phẩm thu được là hai muối.
Đề chuyên Hóa vào lớp 10 Hà Nam (2022-2023)
Câu 1. Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
1. Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi bột?
2. Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
3. Vì sao lúc trời nắng to thì không nên bón phân đạm ure cho cây trồng?
4. Khi làm thí nghiệm, nếu do bất cẩn mà bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào tay thì phải dội nước
ngay nhiều lần hoặc cho nước chảy mạnh vào tay khoảng 3-5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch
NaHCO310% (không được rửa bằng xà phòng).
Câu 2. Để nghiên cứu tính chất của axit vô cơ X, người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch axit vô cơ X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 5 ml dung dịch
bariclorua 0,1M thấy có kết tủa trắng xuất hiện.
- Thí nghiệm 2: Cho 1 mẩu kim loại đồng vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch axit vô cơ X đậm đặc,
đun nóng thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh, có khí mùi hắc thoát ra.
- Thí nghiệm 3: Cho 1 ít tinh thể hợp chất Y vào cốc thuỷ tinh, sau đó nhỏ từ từ 1 đến 2 ml dung dịch
axit vô cơ X đậm đặc vào cốc thì thấy màu trắng của Y chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang
màu nâu và cuối cùng thành khối xốp màu đen bị bọt khí đẩy lên miệng cốc.
Xác định axit vô cơ X, hợp chất Y và viết phương trình hoá học giải thích hiện tượng cho mỗi thí
nghiệm trên.
Đề chuyên Hóa vào lớp 10 Bạc Liêu (2022-2023)
Câu 1. Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà
tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất
trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 2. Cho sơ đồ biến hóa:

Đề chuyên Hóa vào lớp 10 Hà Nội (2022-2023)


Câu 1. Cho một hỗn hợp gồm Fe3 O4 , Al 2 O3 và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch B1 và
chất rắn B 2. Cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch B1 thu được dung dịch B 3 và kết tủa B4.
Nung B 4 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B5 . Cho khí H 2 dư đi qua B5 ,
nung nóng, thu được chất rắn B 6. Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Xác định thành phần các chất có trong B1 , B2 , B3 , B 4 , B 5 và B 6.

You might also like