You are on page 1of 5

I.

GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG, VIẾT PTHH


Câu 1 (HSG HÀ TĨNH 10 – 2018): Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau:
a) Ozon oxi hóa dung dịch KI trong môi trường trung tính.
b) Sục khí CO2 qua nước Javel.
c) Cho nước clo qua dung dịch KI dư.
d) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím.
e) Sục clo đến dư vào dung dịch FeBr2.
Câu 2 (30/04/2007 lớp 10 – Đề chính thức): Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra:
a) Ion trong KI bị oxi hóa thành I2 bởi FeCl3, O3; còn I2 oxi hóa được Na2S2O3.
b) Ion bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc, (môi trường axit); còn Br2 lại oxi hóa được P thành axit tương ứng.
c) H2O2 bị khử NaCrO4 (trong môi trường bazơ) và bị oxi hóa trong dung dịch KMnO4 (trong môi trường axit).
Câu 3 (HSG QUẢNG BÌNH 12 – 2011): Hoàn thành PTHH của các phản ứng sau:
a) KI + H2O2 + H2SO4 b) NaCl + NaClO + H2SO4
c) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 d) NaClO + CO2 + H2O
e) CaOCl2 + H2O2 f) KNO2 + H2SO4
g) NaI (r) + H2SO4 đặc, nóng h) COCl2 + NaOH
Câu 5 (30/04/2010 lớp 10 – Đề chính thức): Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:
a) O3 + KI + H2O
b) Cl2 + Br2 + H2O
c) H2O2 + KMnO4 + H2SO4
d) PbS + H2O2
e) Na2S2O3 + AgBr
f) AlCl3 + Na2S + H2O
g) NaI(tinh thể) + H2SO4 (đặc, nóng)
h) KI + FeCl3
Câu 7 (30/04/2014 lớp 10 – Đề chính thức): Hoàn tành các PTHH của các phản ứng sau (trong dung dịch):
a) I2 + 2Na2S2O3 d) H2O2 + KMnO4 + H2SO4
b) Cl2 + 2Na2S2O3 e) Fe3O4 + HI
c) CuCl2 + KI f) AlCl3 + Na2S
Câu 10 (30/04/2016 lớp 10 – Đề chính thức): Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:
a) Cl2 + Na2S2O3 + H2O
b) Na2S2O3 + H2SO4
c) F2 + NaOH(loãng)
d) I2 + KOH
Câu 12 (HSG HÀ TĨNH 10 – 2019): Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a) Để tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại người ta thường dùng clorua vôi.
b) Trong thiên nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng không có hiện tượng tích tụ khí H2S trong không khí.
c) I2 tan rất ít trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, xăng, … và tan trong dung
dịch KI.
d) Ozon dễ hóa lỏng và tan trong nước nhiều hơn oxi.
e) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CF2Cl2 dùng trong công
nghiệp làm lạnh thải vào không khí.
Câu 13 (30/04/2018 lớp 10 – Đề chính thức): Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:
a) NaClO + H2O2
TRÊN ĐƯỜNG ĐẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG
b) I2O5 + CO
c) FeCl3 + H2S
d) KMnO4 + K2SO3 + H2O
Câu 15 (HSG HẢI DƯƠNG 10 – 2019): Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí
nghiệm sau:
a) Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.
b) Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch
muối BaCl2.
c) Dẫn khí ozon vào dung dịch KI (có sẵn vài giọt phenolphtalein).
d) Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch muối CuCl2 (màu xanh).
Câu 16 (30/04/2019 lớp 10 – Đề chính thức): Viết PTHH của các phản ứng trong các thí nghiệm sau:
a) Cho khí Cl2 đi qua huyền phù Na2CO3.10H2O trong CCl4.
b) Cho khí Cl2 đi qua dung dịch Na2CO3 đặc, đun nóng.
c) Đun nóng dd nước Javen. Sau đó, axit hóa dung dịch thu được với dung dịch H2SO4 loãng.
d) Cho khí Cl2 (dư) lội qua dd KI. Sau đó, kiềm hóa và đun nóng dung dịch thu được với KOH.
e) Cho lượng dư dung dịch KI và dung dịch KIO4. Sau đó axit hóa dung dịch thu được với dung dịch H2SO4
loãng.
Câu 17 (HSG HÀ TĨNH 10 – 2019): Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) NaBr + H2SO4 (đặc, nóng)
b) NaClO + PbS
c) F2 + NaOH (loãng, lạnh)
d) FeI2 + Cl2(dư)
e) FeSO4 + H2SO4 + HNO2
f) KMnO4 + H2SO4 + HNO2
Câu 21 (HSG VĨNH PHÚC 10 – 2018): Dự đoán hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu
có) trong các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
b) Sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2.
c) Cho FeCl2 vào dung dịch chứa (H2SO4 loãng, KMnO4) dư.
d) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư).
Câu 2 (HSG HÀ TĨNH 10 – 2016): Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối
A tác dụng với dung dịch H2SO4 1M thấy có vẫn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với
dung dịch H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp
muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A. Xác định các muối A, B, D, công
thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4 (30/04/2008 lớp 10 – Đề chính thức): Trong thiên nhiên, brom có nhiều ở nước biển dưới dạng NaBr.
Công nghiệp hóa học điều chế brom từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển;
- Sục khí clo vào dung dịch mới thu được;
- Dùng không khí lôi cuốn hơi brom tới bảo hòa vào dung dịch Na2CO3;
- Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bão hòa brom, thu hơi brom rồi hóa lỏng.
Hãy viết các phương trình hóa học chính đã xảy ra trong các quá trình trên và cho biết vai trò của H2SO4.

TRÊN ĐƯỜNG ĐẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG
Câu 7 (30/04/2010 lớp 10 – Đề chính thức): Có ba muối A, B, C của cùng kim loại Mg và tạo ra từ cùng một
axit. Cho A, B, C tác dụng với những lượng như nhau của HCl thì có cùng một khí thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng
2 : 4 : 1. Xác định A, B, C và viết các PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 11 (30/04/2011 lớp 10 – Đề chính thức): M là chất rắn có tính oxi hóa mạnh, tan được trong nước. Nhiệt
phân M thu được các sản phẩm P (rắn), Q (rắn), R (khí) cũng là những chất có tính oxi hóa mạnh. Hòa tan P vào
nước, sau đó sục khí clo vào thu được dung dịch chứa M. Nung chảy chất Q với kiềm và có mặt oxi tạo thành chất
P (màu lục). Nếu đun nóng chất rắn Q với axit sunfuric thì thu được chất khí R và một dung dịch có màu hồng của
chất E, biết E là sản phẩm khử của M trong quá trình điều chế clo khi cho M tác dụng với KCl có mặt axit
sunfuric. Biết M, P, Q, E đều chứa cùng một kim loại. Viết các phương trình phản ứng cho các quá trình biến đổi
trên?
Câu 12 (HSG VĨNH PHÚC 10 – 2018): Hòa tan hỗn hợp gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 vào nước được dung dịch X.
Cho X tác dụng với dung dịch Na2S dư, thu được kết tủa Y. Mặt khác, nếu cho một lượng dư H2S tác dụng với X,
thu được kết tủa Z. Xác định các chất có trong Y và Z. Giải thích bằng phương trình hoá học.
Câu 15 (30/04/2011 lớp 10 – Đề chính thức): Chất X ở dạng tinh thể mà trắng có các tính chất sau:
- Đốt X ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng.
- Hòa tan X vào nước thu được dung dịch A. Sục khí SO 2 từ từ qua dung dịch A thấy xuất hiện màu nâu. Nếu
tiếp tục sục SO2 vào thì màu nâu biến mất, thu được dung dịch B. Thêm một ít HNO 3 vào dung dịch B, sau đó
thêm dung dịch AgNO3 dư tạo thành kết tủa màu vàng.
- Măt khác, nếu hòa tan hoàn toàn 0,1 gam X vào nước, thêm dư KI và vài mL H 2SO4 loãng, lúc đó dung dịch
có màu nâu. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng Na 2S2O30,1M đến khi mất màu cần dùng 37,4 mL dung dịch
Na2S2O3.
a) Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn.
b) Tìm công thức phân tử của X.
Câu 25 (30/04 lớp 10 – Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai): Sục khí (A) vào dung dịch (B) ta được chất rắn (C)
màu vàng và dung dịch (D). Sục tiếp khí (A) vào dung dịch (D) không xuất hiện kết tủa nhưng nếu thêm
CH3COONa vào dung dịch (D) rồi mới sục khí (A) vào thì thu được kết tủa màu đen (E). Khí (X) có màu vàng lục
tác dụng với khí (A) tạo ra chất (C) và (F). Nếu khí (X) tác dụng với khí (A) trong nước tạo ra chất (Y) và (F), rồi
thêm BaCl2 vào thấy có kết tủa trắng. (A) tác dụng với dung dịch chứa chất (G) là muối nitrat tạo ra kết tủa (H)
màu đen. Đốt cháy (H) bởi oxi ta được chất lỏng (I) màu trắng bạc.
a) Viết công thức phân tử của (A), (B), (C), (E), (F), (G), (H), (I), (X), (Y) và các chất trong (D).
b) Viết PTHH của các phản ứng đã xảy ra.
III. SƠ ĐỒ, CHUỔI PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Câu 1 (30/04 lớp 10 – Chuyên Thoại Ngọc Hầu): Cho các phương trình phản ứng sau đây:
1) A1 A2 + A3 + A4
2) A1 A2 + A4
3) A3 A2 + A4
4) A1 + Zn + H2SO4 A2 + ZnSO4 + H2O
5) A3 + Zn + H2SO4 A2 + ZnSO4 + H2O
6) A1 + A2 + H2SO4 A5 + NaHSO4 + H2O
7) A5 + NaOH A2 + A6 + H2O
8) A6 A1 + A2
Xác định A1 đến A6, viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Biết:
* Trong điều kiện thường A4; A5 là các chất khí.
TRÊN ĐƯỜNG ĐẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG
* A1 có chứa 21,6% Na theo khối lượng.
* A3 có chứa 18,78% Na theo khối lượng
* A1; A3 là hợp chất của clo.
Cho: Na = 23; Cl = 35,5; H = 1; S = 32; O = 16
Câu 4 (30/04 lớp 10 – Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi): Cho các sơ đồ phản ứng sau:
KMnO4 + HCl khí A FeS + HCl khí B
Na2SO3 + H2SO4 khí C NH4HCO3 + NaOH khí D
A + B + H2O ? A+D ?
B+C ? C + D + H2O ?
Viết PTHH của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ đã cho.
Câu 14 (30/04 lớp 10 – Chuyên Kon Tum): Hãy tìm các chất thích hợp trong các sơ đồ sau và viết các phương
trình phản ứng. Cho biết S là lưu huỳnh, mỗi chữ cái còn lại là một chất.
S+AX S+BY
Y+AX+E X+DZ
X+D+EU+V Y+D+EU+V
Z+EU+V
Câu 16 (30/04/2017 lớp 10 – Hiệp Đức Quảng Nam): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết các
chất ứng với các chữ cái (A), (B),... tương ứng:
(1) FeS2 + khí (A)  chất rắn (B) + khí (D) (2) (D) + khí (E)  chất rắn (F) + H2O
(3) (F) + (A)  (D) (4) (E) + NaOH  (G) + H2O
(5) (G) + NaOH  (H) + H2O (6) (H) + (I)  (K) + (L)
(7) (K) + HCl  (I) + (E) (8) (E) + Cl2 + H2O  ...
Câu 19 (HSG HÀ TĨNH 10 – 2014): Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (mỗi chữ cái
trong ngoặc là một chất):
(A)  (B) + (C) + (D)
(C) + (E)  (G) + (H) + (I)
(A) + (E)  (K) + (G) + (I) + (H)
(K) + (H)  (L) + (I) + (M)
Biết: (D); (I); (M) là các đơn chất ở trạng thái khí trong điều kiện thường, khí (I) có tỉ khối so với khí SO 2 là
1,1094. Để trung hòa dung dịch chứa 2,24 gam (L) cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M.
Câu 3 (HSG HẢI DƯƠNG 10 – 2016): Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi lọ đựng một
trong các dung dịch: HCl, NaHSO4, BaCl2, NaHSO3. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ, người ta tiến hành các thí
nghiệm và thấy hiện tượng như sau:
- Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa;
- Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy có bọt khí không màu, mùi hắc bay ra;
- Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.
Hãy biện luận để xác định hóa chất đựng trong các lọ A, B, C, D. Viết phương trình hóa học của các phản ứng
xảy ra.
Câu 4 (HSG HÀ TĨNH 10 – 2016): Hãy trình bày cách làm sạch các chất sau, viết phương trình phản ứng (nếu
có) để giải thích.
a) HCl bị lẫn H2S. b) H2S bị lẫn HCl.
c) CO2 bị lẫn SO2. d) CO2 bị lẫn CO.
Câu 5 (HSG VĨNH PHÚC 11 – 2017): Có 6 lọ hoá chất bị mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch
sau: NaCl, NaOH, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, BaCl2. Cho đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và chỉ được
TRÊN ĐƯỜNG ĐẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG
dùng thêm thuốc thử là quỳ tím. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương
trình hoá học xảy ra.
Câu 6 (HSG VĨNH PHÚC 11 – 2013): Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 dung dịch
sau: NaCl, NaOH, NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
Câu 7 (HSG YÊN BÁI 11 – 2012): Có ba bình đựng dung dịch mất nhãn: Bình A (KHCO3 và K2CO3), bình B
(KHCO3 và K2SO4), bình C (K2CO3 và K2SO4). Chỉ dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl, nêu cách nhận biết
các bình trên.
Câu 9 (30/04/2017 lớp 11 – Thái Phiên Quảng Nam): Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, hãy phân biệt các dung
dịch đựng trong các bình mất nhãn: Fe(NO3)2, NaOH, AgNO3, NH4NO3, NaNO3.
Câu 10 (30/04/2017 lớp 11 –Quảng Nam): Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 5 dung dịch muối sau chỉ
dùng một thuốc thử: dd NaCl; dd AlCl3; dd FeCl3; dd CuCl2; dd ZnCl2.

TRÊN ĐƯỜNG ĐẪN ĐẾN THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG

You might also like