You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1

BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021


Môn: HÓA HỌC - Lớp 11
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;
P=31; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Ba=137.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm – Mỗi câu 0,25 điểm)


Câu 1: Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit?
A. MgCl2. B. KNO3. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 2: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô
không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaSO3. B. Ca(HCO3)2. C. CaCO3. D. CaCl2.
Câu 4: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 là
A. Cu, NO, O2. B. CuO, NO2, O2. C. CuO, NO, O2. D. Cu, NO2, O2.
Câu 5: Cho dung dịch KOH đến dư vào 500 ml dung dịch NH4Cl 1,0M, đun nóng nhẹ. Sau phản ứng
hoàn toàn thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 33,6. B. 5,6. C. 11,2. D. 22,4.
Câu 6: Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc tan tốt trong nước. Chất X là
A. NH3. B. N2. C. SO2. D. O2.
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?
A. KNO3. B. K2SO4. C. HCl. D. KCl.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử
duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,05.
Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. KNO3. B. KCl. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 10: Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. cacbon. B. kali. C. photpho. D. nitơ.
Câu 11: Để trung hòa 30,0 ml dung dịch HCl 0,1M cần dùng V ml dung dịch KOH 0,15M. Giá trị của
V là
A. 10. B. 30. C. 20. D. 40.
Câu 12: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc
khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. O3. B. H2. C. N2. D. CO.
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,82. B. 39,40. C. 9,85. D. 19,70.
Câu 14: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HCl. B. KNO3. C. NaOH. D. CH3COOH.
Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?
A. Ca(OH)2. B. H2SO4. C. NaCl. D. HCl.
Câu 16: Chất nào sau đây là muối axit?
A. Na2HPO4. B. CuSO4. C. NaNO3. D. Na2CO3.
Câu 17: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. SiO. B. SiO2. C. SiH4. D. Mg2Si.
Câu 18: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H + OH- → H2O?
+

A. CuSO4+ 2KOH → Cu(OH)2↓+ K2SO4. B. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.


C. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O. D. Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + 2H2O.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí
X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
A. NH4Cl + NaOH  → NaCl + NH3+ H2O.
o
t

B. 2Fe + 6H2SO4(đặc) to


→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
C. CaCO3 + 2HCl  → CaCl2 + CO2+ H2O.
D. Cu + 4HNO3(đặc)  → Cu(NO3)2 + 2NO2+ 2H2O.

Câu 20: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản
ứng là
A. 3,36 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.
Câu 21: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ
phòng độc. Chất X là
A. lưu huỳnh. B. đá vôi. C. than hoạt tính. D. thạch cao.
Câu 22: Muối NH4Cl có tên gọi là
A. amoni clorua. B. amoni photphat. C. amoni sunfat. D. amoni nitrat.
Câu 23: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitơ đioxit gây ô nhiễm
không khí. Công thức của nitơ đioxit là
A. N2O. B. NO. C. NO2. D. NH3.
Câu 24: Dung dịch KOH tác dụng với chất nào sau đây tạo ra kết tủa Fe(OH)3?
A. Fe3O4. B. FeCl3. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 25: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
C. NH4H2PO4 và KNO3. D. (NH4)3PO4 và KNO3.
Câu 26: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. NaOH. B. KNO3. C. NaCl. D. KHSO4.
Câu 27: Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm
cách nào sau đây?
A. Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
B. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
C. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.
Câu 28: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HNO3. B. K3PO4. C. KBr. D. HCl.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29. (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện
của phản ứng (nếu có):
C  (1)
→ CO2 
(2)
→ CaCO3  (3)
→ Ca(HCO3)2  (4)
→ CO2 
(5)
→ CO  (6)
→ Fe
Câu 30. (1,5 điểm) Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, sau phản
ứng hoàn toàn thu được dung dịch X.
1. Tính khối lượng mỗi chất tan trong dung dịch X.
2. Cho dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m.
-------- Hết--------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1
BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: HÓA HỌC – Lớp 11
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D D C B C A C D C D C D D D

Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án A A B C A A C A C B A A C A

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29. (1,5 điểm)


(1) C + O2  t0
→ 0,25 điểm
CO2
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 0,25 điểm
(3) CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2 0,25 điểm
(4) t 0
0,25 điểm
Ca(HCO3)2  → CaCO3↓ + CO2 + H2O
(5) t 0
0,25 điểm
CO2 + C  → 2CO
(6) t 0
0,25 điểm
CO + FeO  → Fe + CO2
Câu 30. (1,5 điểm)
nKOH = 0,15 mol; nH3PO4 = 0,1 mol; 0,25 điểm

nKOH/n H3PO4 = 0,15/0,1 = 1,5 => xảy ra 2 phương trình


KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O (1) 0,25 điểm
x ← x → x mol
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O (2)
1. 2y ← y → y mol
Theo bài ra ta có:
x + y = 0,1 x= 0,05 0,25 điểm
2x + y = 0,15 => y= 0,05
=> mKH2PO4 = 0,05. 136 = 6,8 gam
=> mK2HPO4 = 0,05. 174 = 8,7 gam 0,25 điểm
- Vì X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư
2. => kết tủa thu được là Ba3(PO4)2: 0,05 mol 0,5 điểm
=> m = 0,05. 601 = 30,05 gam
Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho đủ số điểm.

You might also like