You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN HÓA HỌC LỚP 11


Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Yếu tố nào sau đây không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác.
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là:
A. Nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. Nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. Nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 3: Cho phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g).
Biểu thức tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên là
[SO3 ]2 [SO3 ]2
A. KC  . B. K C  .
[SO2 ]2 .[O2 ] [SO2 ]2
[SO3 ]2 [SO2 ]2 .[O2 ]
C. KC  . D. KC  .
[O2 ] [SO3 ]2
Câu 4: Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó
A. tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch.
B. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
C. tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch.
D. phản ứng hoá học dừng lại.
Câu 5: Chất nào sau đây là chất không điện li?
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 6: Ở một nhiệt độ nhất định, các dung dịch: NaCl, HCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ mol.
Dung dịch có giá trị pH lớn nhất là
A. HCl. B. NaCl. C. H2SO4. D. NaOH.
Câu 7: Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, để xác định nồng độ dung dịch base chưa biết nồng
độ người ta dùng
A. quỳ tím. B. dung dịch acid mạnh.
C. dung dịch acid đã biết chính xác nồng độ. D. dung dịch phenolphtalein.
Câu 8: Trong khí quyển trái đất, nitrogen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích khí quyển:
A. 15%. B. 78,1%. C. 80%. D. 21%.
Câu 9: Công thức Lewis của phân tử NH3 là
H N H H N H H N H H N H
H H H H
A. B. C. D.

Câu 10: Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ ammonia là chất khử?
A. NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4.
B. 2NH3 + FeSO4 + 2H2O  Fe(OH)2 + (NH4)2SO4.
C. 2NH3 + 3CuO   N2 + 3Cu + 3H2O.
t0

D. NH3 + H2O NH 4 + OH-


Câu 11: Tổng số nguyên tử trong phân tử nitric acid là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 12: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa acid?
A. CH4. B. CO2. C. O2. D. SO2.
Câu 13: HNO3 thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. CuO. C. Ag. D. Na2CO3.
Câu 14: Phát biếu sai là:
A. Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH > 5,6.
B. Hiện tượng phú dưỡng là hiện tượng ao, hồ dư quá nhiều chất dinh dưỡng.
C. Nitric acid tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào.
D. Dung dịch nitric acid 68% được sử dụng để chế tạo thuốc nổ..
Câu 15: Ở điều kiện thường, đơn chất sulfur có màu gì?
A. Màu da cam. B. Màu đỏ. C. Màu đen. D. Màu vàng.
Câu 16: Sulfur dioxide là chất khử trong phản ứng nào sau đây?
A. SO2 + NaOH   NaHSO3
B. SO2 + 2H2S   3S + 2H2O
C. SO2 + NO2  xt
 SO3 + NO
D. SO2 + 2KOH   K2SO3 + H2O
Câu 17: Muối sulfate được dùng sản xuất vật liệu xây dựng là:
A. BaSO4. B. CaSO4. C. MgSO4. D. (NH4)2SO4.
Câu 18: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. HCOOH. B. NaHCO3. C. K2CO3. D. CO2.
Câu 19: Hợp chất nào sau đây có nhóm chức Aldehyde?
A. CH3-OH. B. C6H5-NH2. C. CH3-COOH. D. C2H5-CHO.
Câu 20: Phương pháp thường dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau là:
A. phương pháp chưng cất. B. phương pháp chiết.
C. phương pháp kết tinh. D. phương pháp sắc ký cột.
Câu 21: Rượu thuốc là một bài thuốc trong y học cổ truyền. Hãy cho biết cách ngâm rượu thuốc đã áp
dụng phương pháp tách và tinh chế nào?
A. phương pháp sắc ký cột. B. phương pháp chiết.
C. phương pháp kết tinh. D. phương pháp chưng cất.
Câu 22: Acetaldehyde chứa 2 nguyên tử C, 4 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của
acetaldehyde là
A. CH4O2. B. C2H4. C. C2H4O. D. CH4O.
Câu 23: Cho phổ khối lượng của phenol.
Phân tử khối của phenol là
A. 66.
B. 94.
C. 55.
D. 77.

Câu 24: Chất nào sau đây thuộc cùng dãy đồng đẳng với CH3OH?
A. C2H5OH. B. C2H4. C. CH4. D. CH3COOH.
Câu 25: Chất hữu cơ nào sau đây không thuộc dãy đồng đẳng alkane CnH2n+2?
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C2H4.
Câu 26: Bề mặt đầm lầy thường xuất hiện các bong bóng khí, đó là alkane đơn giản nhất, có tên gọi là:
A. ethane. B. propane. C. butane. D. methane.
Câu 27: Trong các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
A. methane. B. butane. C. propane. D. ethane.
Câu 28: Phản ứng đặc trưng của alkane là
A. phản ứng cracking. B. phản ứng reforming.
C. phản ứng thế. D. phản ứng oxi hoá.
II. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 29: Đất chua là đất có độ pH dưới 6,5. Để cải thiện đất trồng bị chua, người nông dân có thể bổ
sung chất nào trong các chất sau vào đất: CaO, P2O5? Giải thích.
Câu 30: Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử:
a) C4H10 (hợp chất chỉ có liên kết đơn, mạch hở).
b) C4H6 (hợp chất có 1 liên kết ba, mạch hở).
Câu 31: Sulfuric acid được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này
gồm ba giai đoạn chính.
a) Trình bày các giai đoạn sản xuất sulfuric acid.
b) Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn tạo ra SO3, người ta chọn điều kiện phản ứng ở nhiệt độ cao
(450oC – 500oC).
d) Hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1, LỚP 11
I. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
ĐA D C A B A D C C D C A D C A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
ĐA D C B A D A B C B A D D A C

II. TỰ LUẬN: 3 điểm


Đáp án Điểm
Câu 29: (1,0 điểm)

* Đất chua là đất dư acid 0,25


* Để cải thiện đất trồng bị chua người ta bón CaO do: CaO + H2O → Ca(OH)2 0,5
Ca(OH)2 là base, sẽ trung hoà bớt acid trong đất chua, làm tăng pH của đất.
* Không bón P2O5 do: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4. 0,25
H3PO4 là acid, càng làm tăng độ chua của đất.
Câu 30: (1,0 điểm)
a) Đồng phân cấu tạo của C4H10:
CH3 – CH2 – CH2 – CH3
CH3 – CH – CH3 0,5
|
CH3
b) Đồng phân cấu tạo của C4H6 (liên kết ba):
CH3 – CH2 – C ≡ CH
CH3 – C ≡ C – CH3 0,5
Câu 31: (1,0 điểm)
a) Các giai đoạn sản xuất H2SO4: 0,25
(1) Sản xuất SO2:
S + O2   SO2
0
t

4FeS2 + 11O2   2Fe2O3 + 8SO2


0
t

(2) Sản xuất SO3: 0,25


V2 O5 ,450o C

2SO2 + O2  
 2SO3 r Ho298
 198kJ
(3) Sản xuất H2SO4: 0,25
Dùng dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3, thu được oleum (H2SO4.nSO3):
H2SO4 + nSO3  H2SO4.nSO3
Sau đó dùng lượng nước thích hợp pha loãng oleum thu được dung dịch H2SO4 đặc.
H2SO4.nSO3 + nH2O  (n+1)H2SO4
b) Do r Ho298  198kJ nên phản ứng (2) là phản ứng toả nhiệt. 0,25
Tuy nhiên nếu hạ nhiệt độ xuống thấp thì sự chuyển động của các phân tử khí giảm dẫn
đến giảm hiệu suất phản ứng. Do đó, để đạt hiệu suất phản ứng cao, thực nghiệm cho
thấy cần chọn nhiệt độ phản ứng trong khoảng 450oC – 500 oC.

You might also like